Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BỘ TƯ PHÁP

Trường Đại học Luật Hà Nội

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2

NHÓM 3
LỚP 4731 - N05.TL1
Lê Kiều Oanh - 473115
Phương Đức Hiếu - 473116
Đoàn Vũ Khánh Hương - 473117
Vũ Hà Bảo Châu - 473118
Đỗ Minh Duyên - 473119
Lê Vân Quỳnh - 473123

HÀ NỘI, 5/2024
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 3 LỚP 4731
Tiến độ thực
hiện (đúng Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết
hạn)
ST luận
Họ và tên MSSV Công việc thực hiện Đóng
T Tham Xếp
Khôn Trung Tích cực góp
Có Không Tốt gia loại
g tốt Bình sôi nổi nhiều ý
đầy đủ
tưởng

Đoàn Vũ Khánh - Nhóm trưởng


1 473117 - Viết mở, kết x x x x x A
Hương
- Câu 1

Phương Đức
2 473116 - Câu 3 x x x x x A
Hiếu

Vũ Hà Bảo - Câu 4
3 473118 - Powerpoint x x x x x A
Châu

4 Đỗ Minh Duyên 473119 - Câu 3 x x x x x A


- Powerpoint
- Câu 2
Lê Vân Quỳnh
5 473123 - Tổng hợp bài x x x x x A

6 Lê Kiều Oanh 473115 - Câu 4 x x x x x A


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2024

Nhóm trưởng
ĐỀ BÀI
TM2-N1 (Tác giả: Ths Phạm Thị Huyền)
Ngày 3/5/2023, Công ty cổ phần (CTCP) Hoàng Gia và Công ty trách
nhiệm hữu hạn (CTTNHH) Đồng Phát ký hợp đồng mua bán số 01/HĐMB
với nội dung:
- CTCP Hoàng Gia bán cho CTTNHH Đồng Phát 1 tấn gạo
- Giá thỏa thuận: 26.000 đồng/1kg
- Thời gian giao hàng: từ ngày 01/06/2023 - 03/06/2023
- Địa điểm giao hàng: tại kho của CTTNHH Đồng Phát
1. Đến ngày 01/06/2023, CTCP Hoàng Gia giao hàng, tuy nhiên qua
kiểm tra, CTTNHH Đồng Phát xác định một phần số hàng không đảm bảo
chất lượng; cụ thể gạo bị lẫn tạp chất nhiều, đồng thời độ ẩm của gạo không
đúng tiêu chuẩn chất lượng mà hai bên thoả thuận. CTTNHH Đồng Phát đã từ
chối nhận hàng, yêu cầu hủy hợp đồng và buộc CTCP Hoàng Gia chịu phạt vi
phạm. Tuy nhiên, CTCP Hoàng Gia không chấp nhận mà chỉ đồng ý giao lại
số gạo không đảm bảo chất lượng trên.
Bằng quy định pháp luật liên quan, hãy nêu cách thức giải quyết tình
huống trên?
2. Trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh,
hai bên sẽ nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trong trường
hợp không thương lượng, hòa giải được, tranh chấp sẽ được giải quyết tại
Trung tâm Trọng tài thương mại Đông Dương (ITAC)". Khi tranh chấp phát
sinh, các bên đã khởi kiện tại ITAC mà không thông qua thương lượng, hòa
giải.
Hỏi: Trung tâm Trọng tài thương mại Đông Dương (ITAC) có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên không? Tại sao?
3. Với lý do tại thời điểm ký hợp đồng, đại diện của CTTNHH Đồng
Phát là ông Nguyễn Văn Đồng là Giám đốc công ty nhưng không phải người
đại diện theo pháp luật công ty. Văn bản ủy quyền giữa ông Phát - Chủ tịch
Hội đồng thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty
cho ông Đồng chỉ có thời hạn đến ngày 30/04/2023. Do đó, CTTNHH Đồng
Phát yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMB vô hiệu.
Hãy nhận xét về yêu cầu của CTTNHH Đồng Phát?
4. Để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ hàng hóa, giới thiệu hàng hóa của
mình đến người tiêu dùng, CTCP Hoàng Gia dự định tham gia Hội chợ triển
lãm nông nghiệp quốc tế - AgroViet 2023; đồng thời thực hiện một số hoạt
động khuyến mại đi kèm.
Hãy tư vấn thủ tục để CTCP Hoàng Gia thực hiện dự định của mình?
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
Câu 1:............................................................................................................2
Câu 2:............................................................................................................4
Câu 3:............................................................................................................5
Câu 4:............................................................................................................7
KẾT LUẬN....................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................15
DANH MỤC VIẾT TẮT

CTCP Công ty cổ phần


CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
HĐMB Hợp đồng mua bán
NĐ-CP Nghị định-Chính Phủ
BTC Ban tổ chức
BLDS Bộ luật Dân sự
PTNT Phát triển nông thôn
MỞ ĐẦU
Hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa là một hợp đồng khá phổ biến
trong quá trình giao lưu thương mại giữa các bên. Hợp đồng này là một thỏa
thuận giữa hai bên, người mua và người bán, về việc mua bán hàng hóa cụ thể
với các điều khoản và điều kiện nhất định. Giao dịch thương mại diễn ra có
được thuận lợi hay không phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của hợp đồng
thương mại về mua bán hàng hóa. Tuy nhiên khi tham gia giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa, nhiều chủ thể vẫn chưa hiểu rõ về các nguyên tắc và nghĩa
vụ dẫn đến sai sót khi thực hiện. Vì vậy, pháp luật về hợp đồng đặc biệt là
hợp đồng mua bán hàng hóa là một vấn đề cần thiết và đáng quan tâm trong
thời buổi hiện nay. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin phép chọn đề
một.

1
NỘI DUNG

Câu 1:
Đến ngày 01/06/2023, CTCP Hoàng Gia giao hàng, tuy nhiên qua
kiểm tra, CTTNHH Đồng Phát xác định một phần số hàng không đảm bảo
chất lượng; cụ thể gạo bị lẫn tạp chất nhiều, đồng thời độ ẩm của gạo
không đúng tiêu chuẩn chất lượng mà hai bên thoả thuận. CTTNHH Đồng
Phát đã từ chối nhận hàng, yêu cầu hủy hợp đồng và buộc CTCP Hoàng
Gia chịu phạt vi phạm. Tuy nhiên, CTCP Hoàng Gia không chấp nhận mà
chỉ đồng ý giao lại số gạo không đảm bảo chất lượng trên.
Bằng quy định pháp luật liên quan, hãy nêu cách thức giải quyết
tình huống trên?
TRẢ LỜI:
Căn cứ pháp lý: điều 39 Luật Thương mại 2005, khoản 4 điều 312,
khoản 3 điều 314, điều 302, điều 304 Luật Thương mại 2005.
Việc CTCP Hoàng Gia giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa
thuận trong Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 39. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng:
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là
không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá
cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên
bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán
đã giao cho bên mua;

2
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại
hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá
trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với
hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều trên, CTCP Hoàng Gia vận chuyển
hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gạo bị lẫn tạp chất nhiều, đồng thời độ
ẩm của gạo không đúng tiêu chuẩn chất lượng như đã thỏa thuận ban đầu với
với CTTNHH Đồng Phát.
Trong trường hợp này, CTTNHH Đồng Phát có quyền từ chối nhận
hàng1 và vì CTCP Hoàng Gia vi phạm về chất lượng hàng hóa theo thỏa thuận
nên CTTNHH Đồng Phát có quyền đơn phương hủy hợp đồng dựa theo quy
định tại khoản 4 điều 312 về hủy bỏ hợp đồng của Luật Thương mại 2005:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này,
chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ
hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 điều 314 Luật Thương mại 2005
về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng: “Bên bị vi phạm có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này”, quy định tại Điều 302
về bồi thường thiệt hại và Điều 304 về nghĩa vụ chứng minh tổn thất thì
CTTNHH Đồng Phát có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi công ty
chứng minh được mức độ tổn thất do hành vi vi phạm của CTCP Hoàng Gia
gây ra và khoản lợi trực tiếp mà công ty Đồng Phát đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm của công ty Hoàng Gia.
Như vậy, trong trường hợp này CTTNHH Đồng Phát có quyền từ chối
nhận hàng, hủy hợp đồng và nhận được mức bồi thường phù hợp. CTCP

1
Khoản 2 điều 39 Luật Thương mại 2005.
3
Hoàng Gia ngoài việc giao lại số gạo không đảm bảo chất lượng trên thì phải
chịu phạt vi phạm và bồi thường cho bên CTTNHH Đồng Phát mức vi phạm
theo Luật định.

Câu 2:
Trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh,
hai bên sẽ nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trong
trường hợp không thương lượng, hòa giải được, tranh chấp sẽ được giải
quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại Đông Dương (ITAC)". Khi
tranh chấp phát sinh, các bên đã khởi kiện tại ITAC mà không thông qua
thương lượng, hòa giải.
Hỏi: Trung tâm Trọng tài thương mại Đông Dương (ITAC) có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên không? Tại sao?
TRẢ LỜI:
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010,
khoản 1 điều 5 Luật Trọng Tài thương mại 2010, điều 16 Luật Trọng tài
Thương mại 2010.
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các
bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương
mại”. Nhìn chung, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất
tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để
giải quyết các tranh chấp thương mại. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự
thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Cũng theo Khoản 1 Điều 5 Luật
Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu
các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài là tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh
chấp thương mại và phải có thỏa thuận trọng tài. Nếu thiếu một trong hai điều

4
kiện trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương
mại.
Ở đây, có thể thấy rằng trong hợp đồng của công ty CTCP Hoàng Gia
và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Phát đã có thỏa thuận lựa chọn trọng
tài để giải quyết tranh chấp về thương mại giữa hai bên.
Về hình thức của thỏa thuận trọng tài được quy định trong khoản 1 điều
16 Luật Trọng tài Thương mại 2010: “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác
lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức
thỏa thuận riêng” Ta thấy trong hợp đồng của Công ty cổ phần Hoàng Gia và
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Phát đã có thỏa thuận riêng về việc lựa
chọn Trung tâm Trọng tài thương mại Đông Dương (ITAC) để giải quyết
tranh chấp khi mà thương lượng và hòa giải không thể giải quyết được. Căn
cứ vào các đặc điểm về hình thức của thỏa thuận trọng tài được quy định
trong điều 16 Luật trọng tài Thương mại 2020 thì việc các bên không thông
qua thương lượng và hòa giải trước khi được đưa ra cho trọng tài thương mại
giải quyết không làm thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Không có quy định pháp
luật nào về vấn đề không thương lượng và hòa giải ở trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, hai bên là Công ty cổ phần Hoàng Gia và Công ty trách nhiệm
hữu hạn Đồng Phát đã tự thống nhất thỏa thuận ngoài hợp đồng rằng khởi
kiện tại Trung tâm Trọng tài thương mại Đông Dương (ITAC) thay vì giải
quyết thông qua thương lượng và hòa giải. Vậy nên Trung tâm Trọng tài
thương mại Đông Dương (ITAC) vẫn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
giữa Công ty cổ phần Hoàng Gia và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Phát.

Câu 3:
Với lý do tại thời điểm ký hợp đồng, đại diện của CTTNHH Đồng
Phát là ông Nguyễn Văn Đồng là Giám đốc công ty nhưng không phải
người đại diện theo pháp luật công ty. Văn bản ủy quyền giữa ông Phát -
Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật

5
của công ty cho ông Đồng chỉ có thời hạn đến ngày 30/04/2023. Do đó,
CTTNHH Đồng Phát yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán hàng hóa số
01/HĐMB vô hiệu.
Hãy nhận xét về yêu cầu của CTTNHH Đồng Phát?
Yêu cầu của Công ty TNHH Đồng Phát về việc tuyên bố hợp đồng
mua bán hàng hóa số 01/HĐMB vô hiệu là có căn cứ pháp luật.
TRẢ LỜI:
Căn cứ pháp lý
- Điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định.”

- Điều 122 BLDS 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều
117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định
khác.”

- Điểm a, Khoản 3 Điều 140 BLDS 2015:


“3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;”
Theo đề bài, đại diện ký kết hợp đồng của công ty TNHH Đồng Phát là
ông Nguyễn Văn Đồng. Ông Đồng là giám đốc công ty nhưng không phải là
6
người đại diện theo pháp luật của công ty 2. Chính vì vậy, về nguyên tắc ông
Đồng không có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán này. Đồng thời, giữa
ông Phát - chủ tịch Hội đồng thành viên công ty đồng thời là người đại diện
theo pháp luật của công ty và ông Đồng có một văn bản ủy quyền có thời hạn
đến ngày 30/4/2023. Xét thời điểm ký hợp đồng của hai công ty là ngày
3/5/2023, căn cứ vào điểm a khoản 3 điều 140 BLDS 2015 về thời hạn đại
diện thì đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp thời hạn ủy quyền
đã hết. Chính vì vậy, kể từ ngày 1/5/2023, ông Đồng không còn có thẩm
quyền ký hợp đồng mua bán của công ty TNHH Đồng Phát, bao gồm cả hợp
đồng 01/HĐMB.
Hợp đồng mua bán bản chất là một giao dịch dân sự, bởi vậy, để hợp
đồng mua bán có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 điều 117 BLDS. Theo đó, để giao
dịch dân sự có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ 4 điều kiện, bao gồm về chủ thể
tham gia, về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự; điều kiện về sự tự
nguyện khi xác lập giao dịch; điều kiện về hình thức của giao dịch. Nếu như
thiếu một trong các điều kiện này thì giao dịch dân sự đương nhiên hoặc có
thể bị coi là vô hiệu3.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 122 BLDS 2015 quy định về Giao
dịch dân sự vô hiệu, gắn vào tình huống trên, hợp đồng mua bán 01/HĐMB
đã không đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự, trong đó
“pháp nhân tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện của mình 4”.
Như vậy, ông Phát vừa không phải là người đại diện theo pháp luật của công
ty, vừa không còn là người đại diện theo ủy quyền của ông Phát cho nên hợp
đồng này sẽ vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể.

2
Theo đề bài, ông Nguyễn Văn Đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty
3
Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, tr187
4
Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, tr187
7
Câu 4:
Để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ hàng hóa, giới thiệu hàng hóa của
mình đến người tiêu dùng, CTCP Hoàng Gia dự định tham gia Hội chợ
triển lãm nông nghiệp quốc tế - AgroViet 2023; đồng thời thực hiện một số
hoạt động khuyến mại đi kèm.
Hãy tư vấn thủ tục để CTCP Hoàng Gia thực hiện dự định của
mình?
TRẢ LỜI:
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại:
“8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật,
giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại”.
- Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
“1. Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến
mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực
hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức
quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều
10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này”.
- Khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP
Tư vấn thủ tục:
1. Thủ tục tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế - AgroViet
2023
a. Điều kiện về đối tượng và mặt hàng tham gia hội chợ, triển lãm
Xét điều kiện về đối tượng tham gia hội chợ triển lãm, khoản 1 Điều
131 Luật Thương mại 2005 có quy định: “Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh
của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về
hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh
dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện”. Trước tiên, CTCP Hoàng

8
Gia là một thương nhân Việt Nam nên hoàn toàn đáp ứng điều kiện để tham
gia hội chợ triển lãm.
Xét điều kiện về mặt hàng tham gia hội chợ triển lãm, khoản 1 Điều
134 Luật Thương mại 2005 có quy định về hàng hoá, dịch vụ không được
phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm: “a) Hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông
theo quy định của pháp luật; b) Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước
ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;”.
Mặt hàng mà CTCP Hoàng Gia dự định đăng ký tham gia hội chợ triển lãm là
gạo, hoàn toàn được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
b. Điều kiện và thủ tục tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc
tế - AgroViet 2023
Mặc dù đã đáp ứng đủ điều kiện để tham gia hội chợ triển lãm, tuy
nhiên, mỗi hội chợ, triển lãm lại có những quy định về đối tượng tham gia,
sản phẩm tham gia và trình tự, thủ tục tham gia khác nhau. Chính vì vậy,
muốn tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế - AgroViet 2023,
CTCP Hoàng Gia cần phải đáp ứng đủ những quy định và tuân theo thủ tục
mà hội chợ triển lãm này đưa ra.
Xét về đối tượng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế
AgroViet 2023, đối tượng tham gia hội chợ triển lãm này bao gồm:
- Các quốc gia, tổ chức, công ty nước ngoài, công ty liên doanh.
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Xúc tiến đầu tư các tỉnh thành
phố, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu,…
- Các đơn vị, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước có sản phẩm, hàng hóa
đảm bảo chất lượng theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngành phụ trợ, dịch vụ phục vụ
nông nghiệp.
- Các Hiệp hội ngành hàng, Hợp tác xã,…
9
- Các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản
- Các chủ thể sản phẩm OCOP (4 – 5 sao)5
- Các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống.
Xét thấy, CTCP Hoàng Gia là một doanh nghiệp trong nước. Song để đáp ứng
đầy đủ điều kiện về đối tượng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế
- AgroViet 2023, CTCP Hoàng Gia còn phải đảm bảo rằng sản phẩm, hàng
hóa của mình phải đảm bảo chất lượng theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Xét về sản phẩm tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế -
AgroViet 2023, sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm này bao gồm:
- Nông sản, thực phẩm an toàn: Gạo đặc sản, rau quả, chè, cà phê, hạt
điều…
- Các mặt hàng lương thực, thực phẩm: bánh kẹo, bánh chưng, giò, nem,
nấm hương, măng khô…
- Các mặt hàng thủy, hải sản chế biến và tươi sống: tôm sú, cá thu, cá ngừ
đại dương, chả mực, chả cá,…
- Gia vị: nước mắm, hạt tiêu, quế, hồi, thảo quả;…
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: sơn mài, gốm sứ, đồ đồng, tơ lụa, đồ gỗ.
- Sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 – 5 sao.
- Máy móc, vật tư, thiết bị, ngành phụ trợ, dịch vụ phục vụ sản xuất, chế
biến, đóng gói, bao bì, bảo quản nông lâm sản và thủy sản.
- Giống cây trồng, vật nuôi.
- Mô hình sản xuất, công trình khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn
Ở đây, CTCP Hoàng Gia mong muốn tham gia AgroViet 2023 để đẩy
mạnh khả năng tiêu thụ gạo, giới thiệu mặt hàng gạo của mình đến người tiêu
dùng. Mặt hàng gạo này hoàn toàn đáp ứng tiêu chí là nông sản, thực phẩm.
Tuy nhiên, để đưa được mặt hàng tham gia hội chợ triển lãm AgroViet 2023,

5
Căn cứ Quyết định 148/QĐ-TTg, sản phẩm OCOP gồm 6 nhóm chính sau: Nhóm thực phẩm, Nhóm đồ
uống, Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, Nhóm thủ công mỹ nghệ, Nhóm sinh vật cảnh, Nhóm sản
phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/ điểm du lịch
10
CTCP Hoàng Gia còn phải đảm bảo thêm tiêu chí về tính an toàn thực phẩm
của mặt hàng gạo mà mình kinh doanh. Bên cạnh đó, CTCP Hoàng Gia còn
phải cung cấp đầy đủ cho Ban tổ chức các giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn
thực phẩm, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, xác nhận phù hợp quy
định an toàn thực phẩm… hoặc các giấy tờ tương đương về mặt hàng gạo
tham gia hội chợ triển lãm.
Xét về thủ tục tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế
AgroViet 2023, CTCP Hoàng Gia cần thực hiện những bước đăng ký như sau:
- Bước 1: CTCP Hoàng Gia cần lựa chọn một trong 2 hình thức tham gia
sau: (1) Thuê gian hàng tiêu chuẩn 3m x 3m x 2,5m (cao) loại 1 mặt
thoáng hoặc 2 mặt thoáng; (2) Thuê đất trống trong nhà hoặc đất trống
ngoài trời có mái che (tối thiểu 18m2) để tự trang trí, dàn dựng gian hàng
đặc biệt (thông báo với BTC để bố trí lịch thi công ít nhất trước khai mạc 5
ngày).
- Bước 2: CTCP Hoàng Gia cần cử đại diện liên hệ với đại diện Ban tổ chức
thông qua số điện thoại hoặc email để được hướng dẫn chi tiết cũng như
chọn vị trí gian hàng/đất trống
- Bước 3: CTCP Hoàng Gia cần hoàn thành Bản đăng ký gian hàng/đất
trống và Bản đăng ký thông tin in catalogue miễn phí theo mẫu của Ban tổ
chức cung cấp
- Bước 4: CTCP Hoàng Gia cần cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm
gạo kèm theo đầy đủ các giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,
giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, xác nhận phù hợp quy định an
toàn thực phẩm hoặc các giấy tờ tương đương (sản phẩm là thiết bị vật tư
nông nghiệp và các sản phẩm khác thì phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ
chứng nhận chất lượng, giấy tờ xuất xứ hàng hóa…) cho Ban tổ chức’
- Bước 5: CTCP Hoàng Gia gửi bản đăng ký cho Ban tổ chức qua
email/zalo và đường bưu điện/dịch vụ chuyển phát nhanh để Ban tổ chức
căn cứ làm hợp đồng và chuẩn bị các thủ tục liên quan.
11
- Bước 6: CTCP Hoàng Gia cần thanh toán 50% phí thuê gian hàng/đất
trống ngay sau khi nhận được “xác nhận đăng ký” của Ban tổ chức, 50%
phí còn lại sẽ nộp cho Ban tổ chức khi nhận bàn giao gian hàng/đất trống
trước ngày khai mạc Agroviet 2023 (BTC khuyến khích thanh toán phí
thuê gian hàng/đất trống 100% ngay sau khi nhận được xác nhận đăng ký).
Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu sử dụng điện công suất cao hơn (các thiết bị
ngoài điện chiếu sáng gian hàng đã được BTC lắp đặt) và đường điện ưu
tiên 24/24 thì phải thông báo với BTC và trả thêm phí theo công suất của
thiết bị hoặc theo chỉ số thực tế tiêu thụ điện với mức giá do BTC quy
định.
2. Thủ tục thực hiện một số hoạt động khuyến mãi
Đầu tiên, CTCP Hoàng Gia cần đưa ra thông báo trước khi thực hiện
chương trình khuyến mại theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ - CP.
Các chương trình khuyến mại thực hiện thủ tục thông báo trước khi thực hiện
chương trình khuyến mại như sau:
- Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật,
giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại;
- Ngoài ra, công ty cũng đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách
hàng dùng thử không phải trả tiền;
- Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
- Khuyến mại bằng hình thức giảm giá;
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ;
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các
hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương);
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên. Việc tặng thưởng cho
khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà

12
khách hàng thực hiện thể hiện dưới 3 hình thức là thẻ khách hàng, phiếu
ghi nhận và các hình thức khác.
Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03
ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (căn cứ theo ngày nhận ghi trên
vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp
gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong
trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư
điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp
qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
Công ty có thể lựa chọn 1 trong 4 cách thông báo sau:
- Nộp 01 hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi
tổ chức khuyến mại;
- Nộp 01 hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ
chức khuyến mại;
- Nộp 01 hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản
scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương
nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố;
- Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp.
Hồ sơ thông báo bao gồm 01 thông báo thực hiện khuyến mại ban hành
kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

13
14
KẾT LUẬN
Có thể thấy hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam ta hiện nay. Khi sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt thì hình thức hợp đồng bằng lời nói
dần dần được thay thế bằng hợp đồng với hình thức văn bản bởi hình thức
hợp đồng bằng văn bản là chứng cứ pháp lý vững chắc không chỉ trong quan
hệ giữa chủ thể trong hợp đồng mà còn đối với quan hệ giữa chủ thể hợp đồng
với cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi ký kết và thực hiện hợp
đồng có rất nhiều rủi ro phát sinh vì vậy rất cần có sự điều chỉnh của các văn
bản pháp luật chuyên ngành để có thể kiểm soát và phòng tránh những rủi ro
pháp lý này nhằm nâng cao lợi ích kinh tế đạt được từ giao kết hợp đồng
thương mại nói riêng và hiệu quả thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa từ
các công ty, doanh nghiệp nói chung.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản pháp luật:
- Luật Thương mại 2005
- Luật Trọng tài thương mại 2010
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương
mại về hoạt động xúc tiến thương mại
2. Sách, báo, tạp chí:
- Nguyễn Minh Tuấn chủ biên (2016), “Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự
2015”
3. Website:
- Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế 2023, “Đối tượng & Sản phẩm tham
gia Agroviet 2023”, https://agroviet.com.vn/doi-tuong-san-pham-tham-
gia-agroviet-2022-2/, truy cập ngày 10/05/2024.
- Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế 2023, “Hướng dẫn đăng ký tham gia
Agroviet 2023”, https://agroviet.com.vn/huong-dan-dang-ky-tham-gia-
agroviet-2022-2/, truy cập ngày 10/05/2024.

16

You might also like