Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CHƯƠNG TIM MẠCH

Câu 1: Thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng giãn cả động mạch và tĩnh mạch
A. Hydralazin B. Diazoxid C. Minoxidil D. Natri nitroprusid

Câu 2: Thuốc kìm giao cảm tác động ngoại vi


A. Methyldopa B. Trimethaphan C. Reserpin D. Clonidin

Câu 3: Nhóm thuốc được phối hợp với nhau trong điều trị tăng huyết áp
A. ACEI, chẹn β B. ACEI, chẹn α C. ACEI, ARB D. ACEI, lợi tiểu

Câu 4: Tạo phức gây thiếu Zn là tác dụng phụ của thuốc
A. Diltiazem B. Aliskiren C. Peridopril D. Methyldopa

Câu 5: Cấu trúc dưới đây là của nhóm hạ huyết áp

A. ARB B. CCB C. ACEI D. Chẹn β

Câu 6: Captopril được định tính bằng phản ứng với Paladiclorid cho ra màu cam nhờ cấu trúc

A. -C=O B. -SH C. N bậc 3 D. -COOH

Câu 7: Tác dụng phụ của nhóm ACEI


A. Đái tháo đường B. Suy tim C. Thiếu Zn D. Co thắt phế quản

Câu 8: Phương pháp định tính Enalapril

A. Phổ IR: 1640 và 1720 cm-1 B. Thuốc thử marquis


C. Phổ UV: 278 nm D. Oxy hóa với KMnO4

Câu 9: Propanolol được định lượng theo phương pháp


A. Đo phổ UV B. Acid - base môi trường khan
C. Phương pháp iodid - iodat D. Phương pháp oxy hóa - khử

Câu 10: Labetolol được phân loại theo cấu trúc

A. Diphenylalkylamin B. Aryloxypropanolamin
C. Aryloxybutanolamin D. Phenylethanolamin

Câu 11: Chống chỉ định của nhóm chẹn beta


A. Hạ kali huyết B. Ho khan C. Phù mạch D. Đái tháo đường

Câu 12: Phát biểu ĐÚNG về vai trò của các nhóm cấu trúc trong phân tử Nifedipin

A.
Nhóm NO2 có thể bị khử hóa thành NH2 rồi tham gia phản ứng diazo hóa
B.
Nhóm -COOCH3 có thể bị thủy phân
C.
Nhóm =NH có thể phóng thích H nên phân tử có tính acid
D.
Br có thể thế vào vị trí para, ứng dụng trong định lượng

Câu 13: Nifedipin được định tính bằng phản ứng diazo hóa nhờ cấu trúc

A. -NO2 B. -NH- C. -CO D. -COO-

Câu 14: Diltiazem được phân loại theo cấu trúc


A. Diphenylalkylamin B. Benzothiazepin C. Dihydropyridin D.
Phenylethanolamin

Câu 15: Ion calci gây co mạch khi gắn lên protein
A. Calmodulin B. Calcidiol C. Calmolazin D. Calcitriol

Câu 16: Thuốc chẹn beta ưu tiên chọn lựa trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ
A. Propanolol B. Metoprolol C. Pidolol D. Nadolol

Câu 17: Nguyên tắc “không ngừng thuốc đột ngột” được dùng cho thuốc
A. Nitrat hữu cơ B. Isoprenalin C. Adrenalin D. Noradrenalin

Câu 18: Quinidin có tác dụng


A. Kháng β-adrenergic B. Kích thích β-adrenergic
C. Kháng cholinergic D. Kích thích cholinergic

Câu 19: Procainamid được định lượng theo phương pháp

A. Acid - base môi trường nước B. Acid - base môi trường khan
C. Diazo hóa D. Đo phổ UV

Câu 20: Nhóm thuốc phối hợp với CCB làm giảm tác dụng phù ngoại vi của CCB
A. ACEI B. Giãn mạch trực tiếp C. Chẹn beta D. Chẹn alpha

CHƯƠNG VITAMIN
Câu 1: Cấu trúc của vitamin B1 bao gồm
A. Nhân triazol B. Cầu nối methyl C. Nhân pyrimidin D. Nhân imidazol

Câu 2: Phát biểu không đúng về liên quan cấu trúc và tác dụng của vitamin E

A. Dây nhánh chứa 13 carbon cho hoạt tính mạnh nhất


B. Thay dây nhánh bằng vòng thì tăng hoạt tính
C. Nhóm -OH ở vị trí 6 có thể ở dạng tự do hoặc được ester hóa
D. R1 = R2 = R3 = -CH3 cho tác dụng mạnh nhất

Câu 3: Nhóm -OH ở vị trí 6 trong phân tử vitamin E

A. Dễ bị oxy hóa B. Dễ tạo muối với AgNO3


C. Dễ bị khử D. Dễ tạo phức với FeCl3

Câu 4: Dạng caroten thủy phân cho được 2 phân tử vitamin A


A. Alpha B. Gamma C. Bêta D. Delta

Câu 5: Da có ái lực với khoáng


A. S, Se, Zn B. S, Fe, Co C. Se, Cu, Mg D. Fe, Co, Mn

Câu 6: Thuốc chống đông không phải là dẫn xuất coumarin


A. Wafarin B. Ticlomarol C. Acenocoumarin D. Heparin

Câu 7: Tiền vitamin D2


A. Ergosterol B. Dehydro-7-cholesterol
C. Dihydro-22,23-ergosterol D. Dehydro-7-stigmasterol

Câu 8: Vitamin K2
A. Phytomenadion B. Farnoquinon C. Menadion D. Menadiol

Câu 9: Cấu trúc α - tocopherol

A. R1=CH3 ,R2=CH3, R3= CH3 B. R1= CH3, R2= H, R3= CH3


C. R1= CH3, R2= CH3, R3= H D. R1= CH3, R2= H, R3 = H

Câu 10: Vitamin K là dẫn xuất của nhân


A. Coumarol B. Pyridin C. Chroman D. Naphtoquinon -
1,4

Câu 11: Kháng vitamin B1


A.

B.

C.

D.

Câu 12: Dạng vitamin A có tác dụng phân chia tế bào


A. Retinol B. Retinal C. Retinoic acid D. Arotinoid

Câu 13: Dạng vitamin A chữa rối loạn sừng hóa, mụn trứng cá
A.

B.

C.

D.
Câu 14: Ester retinol tạo thành từ các acid béo ăn được chủ yếu
A. Acid acetic B. Acid lactic C. Acid linoleic D. Acid oleic

Câu 15: Nhân β - ionon của vitamin A

A. Không cần thiết cho hoạt tính của vitamin A có thể cắt bỏ
B. Bỏ đi nhóm methyl ở vị trí 6 hoạt tính giảm
C. Nối đôi 7-8 không cần thiết
D. Thêm nối đôi ở 3-4 hoạt tính tăng lên

Câu 16: Trong mạch nhánh vitamin A, ester hóa ở vị trí nào cho chế phẩm bền vững

A. Nhóm alcol bậc nhất B. Nhóm CH3 nhánh


C. Carbon vị trí 11 D. Nối đôi vị trí 7-8

Câu 17: Trong phản ứng Carr và Price định tính vitamin A, đo quang ở bước sóng
A. 254nm B. 278nm C. 365nm D. 587nm

Câu 18: Vitamin D3 được điều chế bằng cách chiếu tia tử ngoại vào
A. Ergocalciferol B. Ergosterol
C. Dehydro-7-cholesterol D. Dihydro-22,23-ergosterol

Câu 19: Cấu trúc R của vitamin D2

A. B.
C. D.

Câu 20: Đặc điểm trong cấu trúc của vitamin D


A. Vòng B đóng
B. Vòng D có thể 6 cạnh
C. Nối đôi phải ở vị trí 5-6,7-8,10-19 nhưng khi thay đổi vị trí vẫn còn tác dụng
D. Nhân cyclopentanoperhydrophenatren: 17C, 4 vòng A, B, C, D

CHƯƠNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG


Câu 1: Theo dược điển Việt nam V, strychin sulfat được định lượng bằng dung dịch acid
percloric 0,1N (CĐ) trong hỗn hợp acid acetic khan (TT) và anhydrid acetic (TT). Điểm kết thúc
được xác định bằng phương pháp chuẩn độ đo thế hoặc bằng chỉ thị xanh malachit (TT). Cho
biết phản ứng định lượng là
A. Phản ứng acid-base B. Phản ứng oxy hóa-khử
C. Phản ứng tạo tủa D. Phản ứng tạo phức

Câu 2: Cấu trúc hóa học sau đây của hoạt chất nào

A. Theobromin B. Theophyllin C. Clobenzorex D. Amphetamin

Câu 3: Bổ sung tên hóa chất (?) trong phương trình phản ứng sau

A. Me2SO4 B. CH3OH C. CH3COOH D. CH3Br

Câu 4: Sự biến đổi làm tăng tác dụng của morphin


A. Methyl hóa OH phenol B. Demethyl hóa nhóm amin bậc III
C. Methyl hóa nhóm amin bậc III D. Oxy hóa nhóm OH alcol

Câu 5: Opioid mang nhóm phenethyl trên N bậc III


A. Fentanyl B. Meperidin C. Buprenorphin D. Naltrexon

Câu 6: Dẫn chất bão hòa nối đôi 7-8 và oxy hóa OH alcol thành ceton của morphin
A. Oxymorphon B. Hydromorphon C. Diamorphin D. Apomorphin
Câu 7: So sánh tác dụng giảm đau của các dẫn xuất meperidin
A. Alfentanyl < fentanyl < sufentanyl B. Fentanyl < sufentanyl < alfentanyl
C. Sufentanyl < alfentanyl < fentanyl D. Fentanyl < alfentanyl < sufentanyl

Câu 8: Alkaloid trong nhựa thuốc phiện KHÔNG có khung morphinan


A. Morphin B. Codein C. Thebain D. Papaverin

Câu 9: Dựa trên SAR của các opioid, hãy so sánh hiệu lực giảm đau của các opioid sau đây

(1) (2) (3) (4) (5)

A. (3) < (2) < (4) < (5) < (1) B. (4) < (5) < (3) < (1) < (2)
C. (5) < (2) < (1) < (4) < (3) D. (2) < (1) < (5) < (3) < (4)

Câu 10: Cấu trúc của thuốc chống trầm cảm doxepin
A. Dibenzoazepin B. Dibenzocycloheptadien
C. Dibenzoxepin D. Dibenzooxazepin

Câu 11: Điều kiện cần và đủ để định tính tranylcypromin sulfat


A. IR B. Điểm chảy và UV
C. UV và IR D. IR và phản ứng của ion sulfat

Câu 12: Có thể phân biệt cafein với theophyllin và theobromin bằng các thuốc thử sau, ngoại trừ
A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch CoCl2
C. Thuốc thử Mayer D. Phản ứng Murexide

Câu 13: Fentanyl là thuốc mê loại

A. Barbiturat B. Benzodiazepin C. Opioid D. Dẫn xuất halogen


Câu 14: Tính chất nào KHÔNG đúng với halothan
A. Là chất lỏng bay hơi mạnh B. Có thể gây hoại tử gan
C. Gây cháy nổ nguy hiểm D. Hiện nay vẫn còn sử dụng

Câu 15: Đây là công thức của thuốc mê nào

A. Clorazepat dikali B. Flunitrazepam C. Fentanyl D. Propofol

Câu 16: Thuốc kích thích thần kinh trung ương tác động ưu tiên trên vỏ não là
A. Camphor B. Amphetamin C. Brucin D. Niketamid

Câu 17: Tác nhân X là

A. Fe/HCl B. HNO3 C. H2/Zn D. LiAlH4

Câu 18: Chọn chỉ định phù hợp


A. Giải độc thuốc ngủ strychnin
B. Hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn trong hồi sức cấp cứu amphetamin
C. Chống ngủ gà cafein
D. Chống suy nhược cơ niketamid

Câu 19: Chất này có tên là

A. Genostrychnin B. Acid strychninic C. Strychnidin D. Strychnal

Câu 20: Halothan là dẫn xuất của


A. Buthan B. Propan C. Ethan D. Methan

CHƯƠNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH


Câu 1: Cấu trúc chung của các chất tương đồng acetylcholin
A. Nhóm acyloxy - cầu hydrocarrbon - nhóm amoni bậc 4
B. Nhóm phenyloxy - cầu disulfid - nhóm amoni bậc 4
C. Nhóm acyloxy - cầu disulfid - nhóm amin tự do
D. Nhóm benzyloxy - cầu hydrocarbon - nhóm amoni bậc 4

Câu 2: Đặc điểm thuốc kháng acetylcholinesterase thuận nghịch


A. Có thể là chất nền, không phản ứng với acetylcholinesterase
B. Gắn với acetylcholinesterase với ái lực mạnh hơn acetylcholin nhưng không phản ứng với
enzym như chất nền
C. Gắn với acetylcholinesterase, phản ứng với acetylcholinesterase nhưng không có khả năng
thủy phân tái tạo
D. Là chất nền, gắn với acetylcholinesterase với ái lực mạnh hơn nhưng không có khả năng tái
tạo

Câu 3: X là nhóm nào sẽ làm cho phân tử có hoạt tính kháng cholinergic mạnh nhất

A. CH2 B. Ether C. NH D. Ester

Câu 4: Cấu trúc nào của chất dưới đây ảnh hưởng đến tính không bền trong dung dịch

A. Vòng lacton dễ bị oxy hóa B. Nhiều C bất đối


C. Có chứa dị vòng D. Có 2 vòng 5 cạnh

Câu 5: Chọn điều kiện cần và đủ để định tính acetylcholin clorid


(1) Phổ IR
(2) Điểm chảy
(3) Phổ UV
(4) Phản ứng của ion clorid
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (4) D. (3) và (4)

Câu 6: Các chất chủ vận muscarinic có cấu trúc


A. Tương đồng acetylcholin B. Tương đồng acetylcholin và pilocarpin
C. Arylcarbamat và các chất tương đồng D. Aminoalcolester

Câu 7: Chất đối vận muscarinic

A.

B.

C.

D.

Câu 8: Thuốc cường giao cảm nhóm phenylethylamin có hoạt tính tốt trên cả α và β, nhưng dễ bị
COMT phân hủy khi R4 là

A. 2 nhóm OH (3’ , 4’) B. H C. OH (3’) D. 2 nhóm OH (3’ ,


5’)

Câu 9: Hoàn thành phát biểu “Nhóm amin của thuốc cường giao cảm nhóm phenylethylamin cách
vòng thơm ….(1)….carbon là cần thiết, hoạt tính …(2)… theo số bậc N”
A. (1) = 2; (2) = giảm B. (1) = 3; (2) = giảm
C. (1) = 2; (2) = tăng D. (1) = 3; (2) = tăng

Câu 10: Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt giữa adrenalin và nor-adrenalin
A.
FeCl3/NH4OH
B.
I2, pH 3,5
C.
Tạo muối naphthoquinon sulfonat, sau đó cho phản ứng với muối amoni bậc 4
D.
TT Fehling

Câu 11: Thuốc tê có cấu trúc p-amino benzoic acid (PABA)


A. Mepivacain B. Bupivacain C. Lidocain D. Procain

Câu 12: Cấu trúc của Cocain . Phát biểu sai về liên

quan giữa cấu trúc cocain và tác dụng gây tê (SAR)


A. Nhóm carboxymethyl không ảnh hưởng đến tác dụng gây tê
B. Nhóm amin cần thiết cho tác dụng và là phần thân nước trong phân tử
C. Nhân trophan không cần thiết cho tác động
D. Phần thân nước liên quan nhiều đến tác động gây tê nhưng an toàn

Câu 13: Mục đích khi thêm nhóm thế trên dây nhánh của chuỗi trung gian trong thuốc tê
A. Tăng tác động B. Tăng thời gian tác động
C. Giảm độc tính D. Tăng pKa

Câu 14: Phương pháp định lượng thuốc tế nhóm amoniester


A. Môi trường khan B. Đo nitrit C. Complexon D. Oxy hóa - khử

Câu 15: Phân loại theo cấu trúc hóa học, lidocain thuốc nhóm dẫn chất
A. Amin B. Amid C. Ether D. Ester

Câu 16: Tên các enzym liên quan đến sự tổng hợp acetylcholine
A. Acetylcholinesterase B. Choline acetyltransferase
C. Acetylcholine synthase D. Acetylcholine ligase

Câu 17: Thuốc có cấu trúc nào sau đây là chất chủ vận cholinergic có hoạt tính ổn định nhất
A. Cấu trúc A B. Cấu trúc B C. Cấu trúc C D. Cấu trúc D

Câu 18: Acetylcholine bị bất hoạt bởi enzym acetylcholinesterase bởi phản ứng
A. Thủy phân ester B. Khử C. Oxy hóa D. Loại methyl trên N

Câu 19: Cho các chất tương đồng với physotigmin (C). B khó bị thủy phân hơn A. Nhóm chức
nào liên quan

A. Nhóm urethane (hay carbamat) B. Nhóm dimethylamin


C. Vòng thơm D. Ion amminmonium bậc 4

Câu 20: Cấu trúc sau là một chất khởi nguồn (lead compound) để tổng hợp các thuốc khác
A. Tubocurarine B. Curare C. Suxamethonium D. Pancuronium

CHƯƠNG HORMON
Câu 1: Hormon của tuyến yên hướng vỏ thượng thận
A. ACTH B. Corticoid C. TSH D. CRH

Câu 2: Định tính iod trong thyroxin bằng cách


A. Cho tác dụng với AgNO3 B. Cho tác dụng với hồ tinh bột
- D. Đun nóng để iod thăng hoa
C. Chuyển thành iod vô cơ rồi định tính ion I

Câu 3: Nguyên liệu tổng hợp corticoid là acid deoxycholic có nguồn gốc từ
A. Mía dò B. Acid mật C. Dầu đậu nành D. Tinh dầu bắp

Câu 4: Đây là công thức của

A. Hydrocortison B. Betamethason C. Aldosteron D. Corticosteron

Câu 5: Phát biểu đúng về các corticoid bán tổng hợp (GC: glucocorticoid; MC:
mineralocorticoid)
A. Gắn methyl vào C6 làm tăng MC mạnh hơn so với GC
B. Thêm nối đôi vào C1-2 làm giảm GC
C. Chuyển C=O thành C-OH làm giảm hoạt tính
D. Gắn fluoro vào C9 làm tăng GC, MC còn tăng mạnh hơn nhiều lần
Câu 6: Thuốc hạ đường huyết này thuộc nhóm

A. Sulfonyl ure B. Glinid C. Thiazolidindion (TZD) D. Biguanid

Câu 7: Loài vật nào có insulin với trình tự acid amin giống người nhất
A. Heo B. Bò C. Cừu D. Ngựa

Câu 8: 1 mg insulin tương đương


A. 20 IU B. 32 IU C. 22 IU D. 28 IU

Câu 9: Các sulfonylurea thế hệ 2 đều có R' là

A. Một vòng no 6-7 cạnh B. p-(β-arylcarboxyamidoethyl)


C. Mạch thẳng hydrocarbon 3-6 C D. Halogen

Câu 10: Vòng A của corticoid cho tính chất


(1) Phổ UV, (2) Phản ứng màu với hydrazid, (3) Phản ứng với H2SO4 đặc, (4) Phản ứng với
thuốc thử Tollens

A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (4), (1)

Câu 11: Hãy so sánh tác dụng glucocorticoid của các corticoid sau đây từ mạnh đến yếu
A. (2) > (3) > (1) > (4) B. (3) > (1) > (2) > (4) C. (4) > (1) > (3) > (2) D. (1) > (4) > (2) >
(3)

Câu 12: Tính khử mạnh của các corticoid được giải thích bởi cấu trúc

A. Chức ceton ở C3 của vòng A B. Nhóm -OH ở C11 của vòng C


C. Nhóm -OH ở C21 của vòng D D. Dây β-cetol ở C17 của vòng D

Câu 13: Vòng C của corticoid có tính chất


A. Phản ứng tạo hydrazid B. Phản ứng màu với H2SO4
C. Tham gia phản ứng khử D. Cho phản ứng của ion Florid

Câu 14: Cho cấu trúc chung của các hormon giáp. Góc tạo thành giữa 2 vòng ở cầu ether
oxygen là

A. 45o B. 180o C. 90o D. 120o

Câu 15: Dẫn chất nào sau đây được sử dụng chủ yếu cho tác dụng kháng giáp
A. Guanidin B. Thioure C. Anilin D. Polyphenol
Câu 16: Hormon giáp là dẫn xuất chứa iod của acid amin nào
A. Tyrosin B. Valin C. Asparagin D. Leucin

Câu 17: Betamethason là đồng phân của corticoid nào sau đây
A. Triamcinolon B. Beclomethason C. Dexamethason D. Clobetasol

Câu 18: Sự halogen hóa ở C9 của hydrocortison không dẫn đến các tác dụng sau
A. Tăng tác dụng kháng viêm B. Tăng tác dụng glucocorticoid
C. Giảm tác dụng mineralocorticoid D. Tăng tác dụng nâng đường huyết

Câu 19: Phương pháp điều chế corticoid hiện nay là


A. Bán tổng hợp từ steroid thiên nhiên B. Tổng hợp toàn phần
C. Chiết xuất từ tủy thượng thận D. Chiết xuất từ mô thần kinh

Câu 20: Thuốc nào tác động chính trên quá trình tân tạo đường
A. Insulin B. Meformin C. Acarbose D. Ciglitazon

You might also like