Nghị luận mê muội thần tượng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đề 1: Mê muội thần tượng

Yêu thích thần tượng đã và vẫn đang là một vấn đề nóng hổi trong xã hội hiện nay. Bàn về vấn đề này, co
ý kiến cho rằng “ Mê muội thần tượng không phải là một điều xấu”, và em hoàn toàn phản đối ý kiến
này

Trước nhất, ta cần phải biết: Mê muội thần tượng là gì? Mê muội là thích, ngưỡng mộ, tôn sùng thứ gì
đó quá mức, khiến cho ta không còn ý thức được phải, trái; đúng, sai. Còn thần tượng, có thể là bất cứ
người nào được quan tâm bằng sự ngưỡng mộ, yêu mến và sùng bái. Và trong trường hợp của bài viết
này, nó có nghĩa là những ca sĩ, diễn viên, mc… Vậy từ đây, ta biết được, “mê muội thần tượng” có nghĩa
là quá yêu thích những người nổi tiếng một cách thái quá, khiến cho mụ mị đầu óc, điên cuồng, loạn trí.
Biểu hiện của vấn đề này có thể được nhìn thấy rõ ràng trong xã hội, nhất là trong thời đại Internet và
mạng xã hội phát triển bùng nổ như hiện nay. Hãy thử nhớ lại xem, đã bao giờ bạn tự bắt gặp chính bản
thân mình, hay những người thân quen của mình sẵn sàng gọi thần tượng là “vợ”, “chồng”, và cũng sẵn
sàng trở thành những “anh hùng bàn phím” để “combat”, chửi nhau trên mạng xã hội chỉ để bảo vệ
những người “vợ”; “chồng” ảo này chưa? Hay đã bao giờ bạn tự hỏi, từ khi nào mà hình ảnh đu rào, ngủ
lại ở sân bay để đón thần tượng, hoặc hình ảnh người ta bỏ hàng đống tiền vào những album, đĩa CD
hoặc những chiếc thẻ của thần tượng trở nên quen thuộc, như thể chúng là một điều hiển nhiên như
thế với ta chưa? Ngoài những biểu hiện nói trên, ta cũng không khó để bắt gặp, từ trẻ đến già, ai ai cũng
“hóng drama”, “update”, cập nhật thông tin liên tục, ngay cả trong giờ học, giờ làm cũng chực chờ thần
tượng có động thái mới. Thế mới thấy, mê muội thần tượng đã và đang là con sâu, thâm nhập, ăn sâu
vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đây là một vấn đề cấp bách và cần thiết phải được giải quyết.
Nó đi bên cạnh ta hàng ngày và quen thuộc với ta đến nỗi, như em đã nói ở trên, trở thành một điều tất
lẽ dĩ ngẫu, một điều mà tuy rằng ai cũng biết, nhưng không ai còn để ý đến việc khắc phục vấn đề này
mà thay vào đó, là học cách sống chung với nó.

Vậy, việc mê muội thần tượng có những tác hại gì đến con người chúng ta và đến xã hội nói chung? Đầu
tiên, hẳn phải kể đến tác động xấu của nó đến với đời sống tài chính, tiền bạc của con người ta. Hâm mộ
và mua đồ dùng, đi xem các buổi biển diễn của thần tượng, nhất là thần tượng nước ngoài, có thể tốn
của ta một số tiền khổng lồ. Cụ thể hơn, một chiếc đĩa CD của nghệ sĩ Âu-Mĩ có thể lên tới 500 nghìn
đồng một chiếc, một chiếc đĩa than thì lên đến hàng triệu đồng hay một chiếc vé đến buổi biểu diễn của
thần tượng thì lên đến năm, mười triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu. Như chiếc thẻ ảnh của nam ca sĩ
JungKook thuộc nhóm BTS, cái đắt nhất có thể lên tới 64 triệu đồng, dù vậy, nhiều người vẫn sẵn sàng
săn đón chúng. Một ví dụ cho tác hại này, chính là cô gái học lớp 7 tên Trà My tại một trường nhỏ tại
Thanh Hóa, nhà nghèo và thậm chí còn không đủ tiền để cho cô đi học, tuy gia cảnh như vậy, thế nhưng,
khi nhận được học bổng trị giá năm triệu đồng của trường cô đang theo học, Trà My không cho phép mẹ
dành cho việc học tập mà dành năm triệu ấy để lên Hà Nội xem buổi hòa nhạc của BlackPink. Thế nên,
tuy không phải ai hâm mộ thần tượng cũng dành tiền để theo đuổi thần tượng, nhưng văn hóa mê muội
thần tượng này đã và đang tốn của những cá nhân riêng lẻ một số tiền rất lớn, và gián tiếp tạo cho
người trẻ thói quen chi tiêu không biết kiểm soát, vung tiền qua cửa sổ, không biết tiết kiệm. Thứ hai,
mê muội thần tượng ảnh hưởng rất nhiều đến thần kinh của người hâm mộ đó. Như đã nói, đúng với
định nghĩa, mê muội thần tượng khiến cho đầu óc ta mụ mị, không còn phân biệt được phải, trái; đúng,
sai. Cũng chính vì lí do này mà dễ dẫn đến các hành động quá khích, thậm chí đi quá giới hạn đạo đức.
Đến đây, ta lại lấy nam nghệ sĩ Jungkook của nhóm nhạc BTS ra để làm ví dụ, khi trong năm vừa qua, anh
đã 3 lần phải đổi số điện thoại vì hàng chục cuộc gọi đến số của cậu, cũng như gặp stress vì bị theo dõi,
bám đuôi đến tận cửa nhà. Đến mức cậu phải lên tiếng cầu xin trên mạng xã hội. Hay một ví dụ khác,
ngay ở Việt Nam thôi, một vài năm trước đã có “trào lưu” tự tử, tuyệt thực… chỉ để bố mẹ đồng ý cho
hâm mộ thần tượng. Vậy mới thấy, việc đánh mất lí trí vào tay những người thần tượng, những người
mà thậm chí mình sẽ chẳng bao giờ gặp mặt được ngoài đời là rất dại dột và chẳng hay ho gì để có thể
xem là một “trào lưu” cả. Và cuối cùng, mê muội thần tượng không những chỉ ảnh hưởng đến một
người hâm mộ nào nói riêng, mà nó còn ảnh hưởng đến mỹ quan công cộng. Văn hóa thần tượng Kpop
nói riêng, hoặc mê muội thần tượng nói chung đã và đang tạo ra một tiêu chuẩn về vẻ đẹp phi thực tế,
khiến cho vấn nạn miệt thị ngoại hình, hay body shaming càng ngày càng lên ngôi. Nào con gái thì phải
có ba vòng hoàn hảo, eo “nhỏ như kiến”, khuôn mặt vline, đôi mắt to tròn… Tất cả đều là các tiêu chuẩn
về vẻ đẹp của phụ nữ hiện đại mà thế giới thần tượng đang gây dựng nên. Cứ hễ một thần tượng nào
không đúng với tiêu chuẩn này, liền bị miệt thị nặng nề, bị nói những lời khó nghe,.. Từ đây, ta có thể
thấy, mê muội thần tượng đang góp phần tạo ra một thế giới, xã hội, một thế hệ trẻ đọc hại, đú đởn,
chạy theo các tiêu chuẩn ảo, những bộ mặt ảo mà thần tượng muốn cho họ thấy.

Nhưng nói thế không có nghĩa là hâm mộ thần tượng là một thứ hoàn toàn xấu. Vì vốn dĩ, hâm mộ thần
tượng và mê muội thần tượng là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Văn hóa thần tượng, ngay từ đầu là thứ
để giúp con người ta tốt lên. Nó không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần, giải trí mà còn là động lực
để các bạn trẻ phấn đấu, noi gương làm những điều có ích. Chính những người thần tượng, những
người có phẩm chất tốt, có thể đem đến năng lượng tích cực, niềm yêu tin cuộc sống lại là niềm động
lực cho người hâm cố gắng vượt qua hoàn cảnh, vượt qua chính mình mỗi ngày, trở thành một con
người tốt hơn. Trong chiến dịch Love Myself (Yêu bản thân) của BTS, họ và những người hâm mộ của họ
đã hợp tác với rất nhiều tổ chức, rất nhiều cá nhân với mục đích lan truyền thông điệp yêu thương chính
bản thân mình, cũng như gây quỹ thiện nguyện với tất cả số tiền thu được từ album và đồ của nhóm, tài
trợ cho chiến dịch xóa bỏ bạo lực của UNICEF- ENDViolent. Đến nay, quỹ này đã ủng hộ được 9 tỷ won
Hàn Quốc- gần 170 tỷ Việt Nam đồng. Vậy nên, hâm mộ thần tượng không phải xấu, mà chính sự thái
quá của vài cá nhân đã khiến nó biến dạng, trở thành “thảm họa của giới trẻ” trong mắt cánh truyền
thông và những người có tuổi.

Riêng về phần em- là một người hâm mộ thần tượng, luôn ý thức được bản thân mình, giữ lấy ý trí trong
quá trình hâm mộ. Cũng như tích cực tham gia thiện nguyện dưới tên của Fandom/Fanclub… Và em
thiết nghĩ rằng, mỗi người chúng ta cũng nên làm như vậy nếu ta có thần tượng, thay vì đánh mất bản
thân và làm những việc không đúng vơi thuần phong mỹ tục. Ta cần phải tự nhận thức được tác hại của
vấn đề này và biết cách làm chủ nó, chứ không để nó làm chủ mình. Còn đối với xã hội nói chung, cần
phải tuyên truyền về vấn đề này, cũng như giáo dục con em ngay từ khi chúng còn nhỏ. Tất cả những
điều này, hãy hướng đến một xã hội nơi mà con người ta hâm mộ thần tượng một cách văn minh chứ
không phải thiếu ý thức và điên cuồng, loạn thần.

You might also like