Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

II.

Thiết bị khuấy trộn trong công nghiệp


1. Tổng quát
Quá trình khuấy trộn là các thao tác hoạt động chung trong kỹ thuật xử lý
quy trình công nghiệp. Mục tiêu chính của các quá trình này là làm cho một
hệ thống vật lý không đồng nhất trở nên đồng nhất bằng cách sử dụng các
thao tác.Khuấy trộn trong công nghiệp có thể được thực hiện theo mẻ, gọi đó
là trộn động. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng công nghiệp sử dụng máy trộn tĩnh,
tức là thiết bị được cố định. Ngày nay, máy trộn tĩnh được sử dụng cho nhiều
ứng dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, chẳng hạn
như công nghiệp dược phẩm, hóa chất, nông nghiệp và thực phẩm, ….. Các
ứng dụng khác có thể gồm nhiều quá trình hóa học khác nhau, ví dụ như xử
lý nước thải. Máy trộn tĩnh cũng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy
lọc dầu và khí đốt, ví dụ như để khử muối trong dầu thô. Một ví dụ khác về
quá trình trộn trong hóa học là sản xuất polyme, trong đó máy trộn được sử
dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng trùng hợp.
Quá trình khuấy nhằm mục đích:
- Tạo ra các hệ đồng nhất từ các thể tích lỏng -lỏng, -khí, -rắn có tính chất
thành phần khác nhau: dung dịch, nhũ tương, huyền phù, hệ bọt, …
- Tăng cường quá trình trao đổi nhiệt.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất bao gồm quá trình chuyển khối và quá
trình hóa học.
Ba loại quá trình điển hiện này thực hiện với các hệ đồng thể và dị thể khác
nhau như hệ lỏng -lỏng , lỏng-rắn, lỏng-khí, trong các loại hình thiết bị rất
đa dạng như thiết bị phản ứng, trao đổi nhiệt, tạo nhũ tương và tạo huyền
phù.
Các thiết bị khuấy trộn là những thiết bị sử dụng năng lượng cơ học của cơ
cấu khuấy trộn để làm đồng đều các hỗn hợp đồng thể hoặc dị thể để tăng
cường các quá trình chuyển nhiệt, chuyển khối và phản ứng hóa học, đồng
thời tạo ra các hệ nhũ tương, huyền phù và hệ bọt. do đó các thiết bị khuấy
trộn góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất của các hệ thống máy và
thiết bị công nghệ. Ngoài ta các thiết bị khuấy trộn còn có vai trò quyết định
trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều, phù hợp với
tiêu chuẩn kỹ thuật và tạo ra các sản phẩm có chất lượng đặc biệt. Chính vì
thế mà thiết bị khuấy trộn được dung nhiều trong công nghệ hóa học, môi
trường, thực phẩm, được phẩm, luyện kim, vật liệu xây dựng, công nghệ chế
biến nông lâm sản, công nghệ khai thác mỏ và nhiều ngành công nghệ khác.
2. Cấu tạo và phân loại
Có rất nhiều kiểu máy khuấy vì cấu trúc của thiết bị khuấy được xác định
không chỉ bằng kiểu và cấu trúc của cơ cấu khuấy mà còn bằng kiểu thùng.
Cả thùng khuấy lẫn cơ cấu khuấy đều có ảnh hưởng đến quyết định đến quá
trình làm việc của máy khuấy.
2.1. Cơ cấu khuấy
Cơ cấu khuấy được chia làm hai loại là nhanh và chậm. Loại nhanh
gồm cơ cấu tuabin, chân vịt và các kiểu cơ cấu chuyên dùng, thí dụ
loại đĩa, loại bản, v.v… Tùy thuộc vào hình dạng cánh quạt và
phương pháp xếp đặt mà các cơ cấu khuấy này có thể tạo thành các
dòng lỏng hướng kính (hay còn gọi là hướng tâm), hướng trục và
hướng trục-kính. Loại chậm gồm các loại khuấy cơ bản, tấm, mỏ neo
và khung. Chúng chủ yếu tạo ra dòng lỏng vòng ( dòng chảy tiếp
tuyến ), có nghĩa là chất lỏng quay qua trục thiết bị. Trong nhóm này
có cả cơ cấu khuấy băng và cơ cấu khuấy vít tải.
Người ta đã xác định được rằng, độ nhớt là một tham số vật lý đóng
vai trò quan trọng trong khi lựa chọn cơ cấu khuấy. Nói chung thường
dùng cơ cấu khuấy vận tốc cao để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt
thấp và sử dụng cơ cấu khuấy quay chậm để khuấy trộn chất lỏng có
độ nhớt cao. Một số cơ quấy như sau:
a) Cơ cấu khuấy tuabin hở
Cơ cấu khuấy thẳng, phân bố hướng kính, đơn giản nhất và có hiệu
suất cao, các cánh có thể gắn vào các đĩa tròn bằng cách hàn hoặc
bằng bulông.

Hình 1: Cơ cấu khuấy tua bin hở

b) Cơ cấu khuấy tuabin kín


Cơ cấu khuấy tuabin kín (giống roto bơm ly tâm) hình thành nhóm
riêng biệt của cơ cấu khuấy tuabin. Chúng được tạo ra từ các tấm thép
hàn hoặc bằng phương pháp đúc. Cơ cấu này có thể phối hợp với thiết
bị định hướng là cành cố định với các cánh cong tương ứng. thiết bị
tạo ra dòng lỏng hướng kính do đó không cần tấm chắn.

c) Cơ cấu khuấy chân vịt

Hình 3: Cơ cấu khuấy chân vịt

Cho hiệu suất cao nhất trong trường hợp cần dòng lỏng tuần hoàn
trong thiết bị khi chi phí năng lượng cơ học nhỏ nhất . Thường được
sử dụng để phân tán khí vào chất lỏng.
d) Cơ cấu khuấy bản (mái chèo) và tấm

Hình 4: Cơ cấy khuấy bản (mái chèo) và tấm

Cơ cấu khuấy bản là cơ cấu khuấy quay chậm và có 2 cánh. Đây là cơ


cấu đơn giản , dễ chế tạo nên giá thành thấp nhưng cường độ khuấy
thấp, hiệu quả khuấy trộn cũng thấp và không thể dung để khuấy các
chất lỏng phân lớp.
e) Cơ cấu khuấy mỏ neo và cơ cấu khuấy khung

Hình 5: 6 Cơ cấu khuấy mở neo và cơ cấu khuấy khung

Cơ cấu khuấy mỏ neo và cơ cấu khuấy khung được sử dụng để khuấy


chất lỏng có độ nhớt cao.
2.2. Thùng khuấy
Thùng khuấy thường có dạng hình trụ với đáy nắp phẳng hoặc lồi,
thường thùng đặt thẳng đứng, ít khi đạt nằm ngang. Nếu quá trình
thực hiện dưới áp suất thường, các hóa chất không độc, cháy, nổ, thì
dung loại thùng hở với các đáy phẳng, nón. Khi cần tiến hành quá
trình dưới áp suất dương hoặc âm (chân không) hoặc các hóa chất
độc, cháy, noor, thì cần dùng các thùng kín. Các thùng có thể có bộ
phận gia nhiệt, bộ phận sục khí hoặc có thể có các tấm chắn hoặc tấm
ngăn để tăng cường quá trình khuấy trộn. các thùng khuấy trộn hoạt
động liên tục để thực hiện quá trình trích ly hoặc quá trình hòa tan
thường có nhiều cách khuấy đặt nối tiếp nhau.

Hình 6: Các dạng thùng khuấy trong thiết bị khuấy trộn


Ta còn có thể phân loại các dạng thùng khuấy dựa vào số ngăn của
thùng
1. Thùng khuấy một ngăn: Loại thùng này được sử dụng nhiều để
thực các quá trình hóa học do môi trường khấy đi vào phía dưới đáy
thùng được khuấy trộn mãnh liệt nhờ cơ cấu khuấy có ứng suất cắt rát
lớn.
2. Thùng khuấy hai ngăn: Các thùng này được dùng để thực hiện
các phản ứng hóa học, các quá trình trích ly, quá trình hấp thụ (hệ khí-
lỏng).
3. Thùng khuấy nhiều ngắn có tấm chắn hoặc không có tấm chắn:
Các thùng khuấy loại này dùng để thực hiện quá trình trích ly lỏng-
lỏng, lỏng-rắn, quá trình hòa tan rắn-lỏng và các quá trình hóa học dị
thể cần thời gian phản ứng lớn.

Hình 7: Phân loại thùng khuấy theo ngăn

3. Nguyên lý và ứng dụng


3.1. Thiết bị khuấy trộn hình chữ V (Máy trộn chữ V)
Hình 8: Cấu tạo của máy trộn hình chữ V

Nguyên lý hoạt động: Cấu trúc máy trộn hình chữ V được thiết kế rất đặc biệt,
có chức năng trộn đều các loại nguyên liệu. Thùng trộn chữ V được làm từ thép
không rỉ, cả trong và ngoài thùng đều sáng bóng, dễ dàng vệ sinh.
Trên bồn chữ V có 2 cửa dẫn nguyên liệu cần trộn. Sau khi trộn, xoay van
nằm dưới đáy bồn để lấy thành phẩm. Bạn có thể điều chỉnh lượng bột theo số
lượng mà mình cần tới.
Trong quá trình trộn, bồn chứa hoạt động xoay vòng lên và xuống, giúp cho
nguyên liệu được trộn lẫn vào nhau. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần, theo chu
kỳ được cài đặt sẵn nên hiệu quả sẽ đạt được tối đa, bột được phân tán và chuyển
động đều, hòa lẫn vào nhau một cách đồng nhất. Nhờ cấu tạo đặc trưng của máy và
hoạt động xoay vòng nên trong suốt quá trình trộn cũng như sau khi chiết rót thành
phẩm, nguyên liệu không bị tích tụ lại trong máy. Để thay đổi chiều xoay của máy
trộn bột hóa chất thực phẩm thì chỉ cần xoay tay gạt là được.
Ứng dụng: Máy trộn hình chữ V được dùng để trộn các nguyên liệu hạt dạng
nhỏ, khối hay các nguyên liệu có chứa một lượng nước nhất định thuộc ngành
dược phẩm, thực phẩm, hóa chất và các ngành công nghiệp khác.
3.2. Thiết bị khuấy trộn dạng đứng

Hình 9:Thiết bị khuấy trộn dạng đứng

Ứng dụng: Máy trộn đứng là thiết bị thích hợp cho khuấy trộn dạng chất lỏng.
Máy dùng để khuấy trộn (nhũ hóa, gia nhiệt) các nguyên liệu dạng lỏng sệt, khó
hòa tan với nhau. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi phổ biến trong ngành thực
phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, hóa chất,….; Công nghiệp đồ uống giải khát:
rượu vang, nước trái cây, đồ uống có cồn,…; Công nghiệp thực phẩm: dầu, giấm,
mù tạt, nước sốt,…; Công nghiệp hóa chất: axit, chất tẩy rửa,….; Công nghiệp hóa
mỹ phẩm: kem face, lotion, dầu gội, sữa tắm,….; Công nghiệp dược phẩm: nhũ
tương, xà phòng nước,….; Công nghiệp nhẹ,….
3.3. Thiết bị khuấy trộn có cơ cấu dạng vít tải
Cấu tạo: Thiết bị khuấy trộn có cơ cấu dạng vít tải có cấu tạo thân hình tròn
bên trên phần giữa là hình phễu cuối cùng là hình lăng trụ bên trong có trục vít là
phần quan trong nhất của máy trộn vì nó quyết định năng suất và chất lượng thành
phẩm,bên ngoài trục vít là nòng ống hình trụ giúp trục vít tải nguyên liệu hình
thẳng đứng và phun trào lên để trộn, bốn chân trụ vững chắc giúp máy trộn không
bị rung lắc trong hoá trình vận hành,motor là bộ phần quan trọng thứ 2 sau trục vít
motor khoẻ giúp cho máy trộn vận hành tốt ,đạt năng suất cao & ko bị đứng máy
trong quá trình trộn.
Ứng dụng: máy trộn có cơ cấu dạng vít tải dung để trộn nguyên liệu có độ ẩm
thấp (đối với thùng ngang thì dùng cho nguyên liệu có độ ẩm cao hơn ).

Hình 10:Thiết bị khuấy trộn có cơ cấu dạng vít tải


3.4. Thiết bị khuấy trộn hình lục giác

Hình 11: Thiết bị khuấy trộn hình lục giác

Cấu tạo: Thiết bị khuấy trộn hình lục giác bao gồm thùng trộn hình lục giác,
cơ cấu kín, khung máy, truyền động giảm tốc và cánh khuấy
Ứng dụng: Vì máy không có góc chết, không có lắng dòng trong quá trình làm
việc, nguyên liệu được đồng nhất nhanh dẫn tới được sử dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp thực phẩm hóa chất, dược phẩm và một số ngành công nghiệp
khác.
3.5. Thiết bị khuấy trộn hai trục
Hình 12:Thiết bị khuấy trộn hai trục

Ứng dụng: Thiết bị khuấy trộn hai trục được thiết kế chuyên dụng để trộn các
loại nguyên liệu dạng bột khô. Máy dạng bồn nằm, có cánh đảo, tốc độ cao, đáp
ứng được yêu cầu pha trộn các loại vật liệu dạng bột có tỷ lệ và độ mịn khác nhau.

You might also like