Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây là hai mặt của đời
sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội
cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm giải thích sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng
những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư tưởng hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền,
trong Lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác đã khẳng định: “không
thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi
là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó,
mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt
vật chất”.
 Thứ nhất vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện
qua
+) Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong
xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt
chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết
định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư
tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc
thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ
thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
VD: Trong xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy do cơ sở hạ tầng không có đối kháng về lợi ích
kinh tế nên kiến trúc thượng tầng xã hội thời đó chưa có nhà nước pháp luật. Tuy nhiên, khi
xã hội có sự đối kháng về lợi ích kinh tế của giai cấp tất yếu KTTT phải có nhà nước pháp
luật để bảo vệ lợi ích kinh tế chính trị của giai cấp thống trị.
+) Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá
trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này
sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế
– xã hội.
VD: Cơ sở hạ tầng phong kiến biến đổi thì KTTT phong kiến cũng phải biến đổi theo. CSHT
phong kiến biến đổi thành tư bản thì những quan điểm chính trị pháp quyền cùng với những
thiết chế xã hội như Nhà nước Đảng phái thời phong kiến cũng biến đổi tương ứng.
+) Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất
phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng
với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật.
VD: CSHT biến đổi từ phong kiến sang tư bản thì Nhà nước chế độ pháp luật cũng biến đổi
theo để bảo vệ lợi ích tư bản (không duy trì theo chế độ pháp luật nhà nước cũ tại chế độ cũ
bảo vệ quyền lợi của phong kiến).

You might also like