1.thuyet Minh de Cuong O&M AN HÀ

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 38

QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA

CHỮA HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

I. CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG


 QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình.
 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình
xây dựng.
 Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây
dựng.
 Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/22/2006 của Bộ xây dựng về hướng dẫn công
tác bảo trì công trình xây dựng.
 TCVN 3890-2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang
bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
 TCVN 3254-1989 An toàn cháy - Yêu cầu chung.
 TCVN 3255-1986 An toàn nổ - Yêu cầu chung.
 TCVN 5279-1990 An toàn nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung.
 TCVN 5303:1990 An toàn cháy - thuật ngữ và định nghĩa.
 TCVN 4879:1989 Phòng cháy - dấu hiệu an toàn.
 TCVN 5053:1990 Màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn.
 TCVN 6103:1990 Phòng cháy chữa cháy- Thuật ngữ - Khống chế khói.
 TCVN 9310-3:2012 Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phát hiện cháy và báo động
cháy.
 TCVN 9310-8:2012 Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dùng cho
phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.
 TCVN 5040:1990 Nhóm thiết bị phòng cháy chữa cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ
dùng trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kĩ thuật.
 TCVN 7568-14: 2015 Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo
dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung quanh tòa nhà.
 TCVN 7568-15: 2015 Hệ thống báo cháy – Phần 8: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng
cảm biến khói và cảm biến nhiệt.
 TCVN 5760-1993 Hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
 TCVN 7161 - 13:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ
thống - Phần 13: chất chữa cháy IG-100.
 TCVN 7026:2013 Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu
tạo.
 TCVN 7027:2013 Bình chữa cháy có bánh xe – Tính năng và cấu tạo.
 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa
cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
 TCVN 7435-2:2004 Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa
cháy. Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng.

II. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH, SỬ DỤNG

1
1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục đích của phần này là gì? Thực hiện các công tác vận hành, sử dụng nhằm đáp ứng
các tiêu chí kỹ thuật theo các Qui chuẩn, qui phạm, tiêu chuẩn hiện hành đang áp dụng
và đảm bảo chức năng hoạt động của thiết bị hệ thống.
2. Hệ thống chữa cháy Sprinkler
2.1. Thông số kỹ thuật:
- Máy bơm chính động cơ điện có thông số: Q= 68l/s, H= 95m; P= 90kw
- Máy bơm dự phòng động cơ điện có thông số: Q= 68l/s, H= 95m; P= 90kw
- Máy bơm bù áp động cơ điện có thông số: Q= 1.5l/s, H= 105m; P= 4,2kw
2.2. Hướng dẫn vận hành hệ bơm Sprinkler:

Hình ảnh tủ điều khiển bơm chữa cháy


Tủ điều khiển bơm được thiết kế để vận hành ở hai chế độ làm việc khác nhau:
- Chế độ điều khiển bằng tay (Man): Điều khiển hoạt động của các bơm bằng các công
tắc Chạy/ Dừng trên mặt tủ.
- Chế độ chạy tự động (Auto): các bơm làm việc theo tín hiệu áp suất trên đường ống đưa
về.
a. Chế độ hoạt động bằng tay (Man):
* Bơm bù áp : Chuyển công tắc chuyển mạch Auto/Man sang vị trí MAN
 Ấn nút START để bơm chạy.
 Ấn nút STOP để dừng.
* Bơm điện chính: Chuyển công tắc chuyển mạch Auto/Man sang vị trí MAN
 Ấn nút START để bơm chạy.
 Ấn nút STOP để dừng.
* Bơm điện dự phòng: Chuyển công tắc chuyển mạch Auto/Man sang vị trí MAN
 Ấn nút START để bơm chạy.
 Ấn nút STOP để dừng.
2
b. Chế độ điều khiển máy bơm tự động: Tủ điều khiển máy bơm chạy hoặc dừng thông
qua tín hiệu của công tắc áp lực.
- Đối với máy bơm bù áp lực: trong hệ thống luôn duy trì áp lực 8 at khi áp suất trong hệ
thống giảm xuống dưới 6 at thì máy bơm bù áp sẽ hoạt động , khi nào hệ thống đạt đủ 8 at
bơm sẽ tự động dừng.
- Đối với máy bơm điện chính: trong hệ thống giảm xuống dưới 4 at thì máy bơm điện 1
sẽ hoạt động, khi nào hệ thống đạt đủ 8 at bơm sẽ tự động dừng.
- Đối với máy bơm dự phòng: trong hệ thống giảm xuống dưới 2 at thì máy bơm điện 2 sẽ
hoạt động, khi nào hệ thống đạt đủ 8 at bơm sẽ tự động dừng.
- Các chỉ số áp lực nước được hiển thị thông qua đồng hồ áp lực nằm trên bình tích áp
của hệ Drencher.

3
2.3. Hệ thống đầu phun nước chữa cháy
a) Khi xảy ra cháy:
- Hệ thống phun nước chữa cháy hoạt động dựa trên sự khởi động tự động của đầu phun
sprinkler.
- Khi có cháy nhiệt độ sẽ tăng lên 68oC, đầu phun sẽ tự nổ tạo thành đầu phun hở, nước
phun ra dập tắt lửa trong vùng bảo vệ của nó.

4
- Van giám sát và công tắc dòng chảy tại zone (có chứa đầu phun bị nổ) gởi tín hiệu đến
tủ điều khiển báo cháy
- Chuông báo cháy tầng hầm reo
- Chuông nước alarm valve tại Block A tầng hầm reo
- Công tắc áp suất tại bình tích áp hệ Sprinkler sẽ gởi tín hiệu đến tủ điều khiển bơm
Sprinkler. Đồng hồ áp lực tại bình tích áp có chỉ số giảm xuống dưới 6 bar thì hệ bơm
hoạt động cho tới khi áp đạt 8 bar thì tự động dừng.
b) Thao tác cài đặt lại hệ thống khi đám cháy được dập tắt
- Đóng van bướm D100 ngăn nước vào tầng
- Mở van xả tầng DN25 cho đến khi hết nước trong tầng
- Khi nước trong tầng đã hết, tháo đầu phun bị vỡ và thay đầu phun mới
- Đóng van xả tầng DN25
- Mở van bướm giám sát D100 cho nước vào tầng
- Thiết lập lại tủ điều khiển báo cháy
- Vệ sinh, khắc phục sự cố.

Đường vào tầng điển hình


- Bảng hướng dẫn cài đặt trạng thái làm việc của các van bướm giám sát tại các tầng:
TT Tên thiết bị Kí hiệu Vị trí Trạng thái
I Van bướm tín hiệu Trục kỹ thuật chữa cháy tầng
giám sát DN100 hầm đến tầng 9
Tầng hầm
1 Van bướm zone H1 VH1 Zone X1X4-Y3Y6 Thường mở
2 Van bướm zone H2 VH2 Zone X1X4-Y6Y11 Thường mở
3 Van bướm zone H3 VH3 Zone X4X8-Y8Y11 Thường mở
4 Van bướm zone H4 VH4 Zone X10X13-Y3Y8 Thường mở
5 Van bướm zone H5 VH5 Zone X8X13 -Y8Y11 Thường mở
6 Van bướm zone H6 VH6 Zone X7X10-Y4Y8 Thường mở
Tầng 1
7 Van bướm zone 1.1 V1A1 Zone X1X3-Y1Y5 Thường mở
8 Van bướm zone 1.2 V1A2 Zone X3X7- Y1Y5 Thường mở
9 Van bướm zone 1.3 V1A3 Zone X3X6-Y5Y11 Thường mở
10 Van bướm zone 1.4 V1B1 Zone X9X14-Y1Y4 Thường mở
11 Van bướm zone 1.5 V1B2 Zone X6X13 -Y4Y7 Thường mở
12 Van bướm zone 1.6 V1B3 Zone X9X12-Y5Y11 Thường mở
Tầng 2
13 Van bướm zone 2.1 V2A1 X1X4-Y1Y5.5 Thường mở
5
14 Van bướm zone 2.2 V2A2 X3.5X6.5- Y1Y5 Thường mở
15 Van bướm zone 2.3 V2A3 X3X6-Y5Y11 Thường mở
16 Van bướm zone 2.4 V2B1 X11X14-Y1Y5.5 Thường mở
17 Van bướm zone 2.5 V2B2 X6.5X11 –Y1Y4 Thường mở
18 Van bướm zone 2.6 V2B3 X9X12-Y5Y11 Thường mở
Tầng 3
19 Van bướm zone 3.1 V3A1 X1X3.5-Y1Y5.5 Thường mở
20 Van bướm zone 3.2 V3A2 X3.5X6.5- Y1Y5 Thường mở
21 Van bướm zone 3.3 V3A3 X5X9-Y4Y6 Thường mở
22 Van bướm zone 3.4 V3A4 X3X6-Y5Y11 Thường mở
23 Van bướm zone 3.5 V3B1 X11X14-Y1Y5.5 Thường mở
24 Van bướm zone 3.6 V3B2 X6.5X11 –Y1Y4 Thường mở
25 Van bướm zone 3.7 V3B3 X9X12-Y5Y11 Thường mở
Tầng 4
26 Van bướm zone 4A V4A Block A Thường mở
27 Van bướm zone 4B V4B Block B Thường mở
Tầng 5
28 Van bướm zone 5A V5A Block A Thường mở
29 Van bướm zone 5B V5B Block B Thường mở
Tầng 6
30 Van bướm zone 6A V6A Block A Thường mở
31 Van bướm zone 6B V6B Block B Thường mở
Tầng 7
32 Van bướm zone 7A V7A Block A Thường mở
33 Van bướm zone 7B V7B Block B Thường mở
Tầng 8
34 Van bướm zone 8A V8A Block A Thường mở
35 Van bướm zone 8B V8B Block B Thường mở
Tầng 9
36 Van bướm zone 9A V9A Block A Thường mở
37 Van bướm zone 9B V9B Block B Thường mở
II Alamvalve DN150 Trục kỹ thuật chữa cháy tầng
1 Van cụm H-3 block A ALVHA Tại PKT hầm, cho cụm Thường mở
(HA) blockA tầng hầm đến 3
2 Van cụm H-3 Khối đế ALVHĐA Tại PKT hầm, cho cụm khối Thường mở
block A (HĐA) đế blockA tầng hầm-3
3 Van cụm H-3 block B ALVHB Tại PKT hầm, cho cụm Thường mở
(HB) block B tầng hầm đến 3
4 Van cụm H-3 Khối đế ALVHĐB Tại PKT hầm, cho cụm khối Thường mở
block B (HĐB) đế block B tầng hầm-3
5 Van cụm 4-6 block A ALV4A Trục KT chữa cháy tầng 4A Thường mở
6 Van cụm 4-6 block B ALV4B Trục KT chữa cháy tầng 4B Thường mở
7 Van cụm 7-9 block A ALV7A Trục KT chữa cháy tầng 7A Thường mở
8 Van cụm 7-9 block B ALV7B Trục KT chữa cháy tầng 7B Thường mở
III Van bướm tín hiệu Trục KT chữa cháy tầng
giám sát DN150
6
1 Van bướm (HA) VHA Lắp trước Alarmvalve HA Thường mở
2 Van bướm (HĐA) VHĐA Lắp trước Alarmvale HĐA Thường mở
3 Van bướm (HB) VHB Lắp trước Alarmvalve HB Thường mở
4 Van bướm (HĐB) VHĐB Lắp trước Alarmvale HĐB Thường mở

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VAN THEO TUYẾN ỐNG CHỮA CHÁY SPRINKLER


BLOCK A BLOCK B
V9A TẦNG 9 ALV7A ALV7B TẦNG 9 V9B
(V7A) (V7B)
V8A TẦNG 8 TẦNG 8 V8B
V7A TẦNG 7 TẦNG 7 V7B
V6A TẦNG 6 ALV4A ALV4B TẦNG 6 V6B
V5A TẦNG 5 (V4A) BƠM CHỮA CHÁY (V4B) TẦNG 5 V5B
V4A TẦNG 4 HỆ PRINKLER TẦNG 4 V4B
V3A4
V3A3 TẦNG 3 TẦNG 3 V3B3
V3A2 V3B2
V3A1 V3B1
V2A3 ALVH2 ALVH4( V2B3
V2A2 TẦNG 2 (VH2) VH4) TẦNG 2 V2B2
V2A1 V2B1
V1A3 V1B3
V1A2 TẦNG 1 TẦNG 1 V1B2
V1A1 V1B1
VHA3 TẦNG ALVH1 ALVH3( TẦNG VHB3
VHA2 HẦM (VH1) VH3) HẦM VHB2
VHA1 VHB1
- Cách kí hiệu:
+ V H A 1: van bướm tầng hầm block A zone số 1
+ ALV H 3: alarm valve tầng hầm cụm số 3
- Ghi chú: Tại mỗi zone có 1 van bướm DN100 (thường mở), 1 van khóa xả DN25
(thường đóng), 1 công tắc dòng chảy, 1 mắt nước DN25.
2.4. Hướng dẫn sử dụng vòi phun nước chữa cháy vách tường (02 người thực hiện)

Hộp liên hợp chữa cháy vách tường


- Khi phát hiện đám cháy tại khu vực của tòa nhà, một người lấy vòi từ tủ chữa cháy
vách tường gần nhất, rải cuộn vòi ra hướng về phía đám cháy sao cho vòi không bị xoắn.
7
Lấy 1 đầu gần lắp vào van góc, lấy lăng phun lắp vào đầu vòi còn và cầm lăng phun
chạy nhanh về phía đám cháy.
- Người kia mở van góc tại tủ, đồng thời kiểm soát nước ra và vòi không bị xoắn hay gấp
khúc.
- Hướng nước vào đám cháy và phun cho đến khi đám cháy được dập tắt hẳn.
- Sau khi đám cháy được dập tắt, chúng ta đóng van góc lại (tất cả các van góc luôn ở
trạng thái thường đóng).
- Dọn vệ sinh do nước, tháo vòi ra để khô, cuộn vòi đặt lại vị trí ban đầu.
2.5. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Ngoài ra, trong trường hợp đám cháy nhỏ, chúng ta sử dụng bình chữa cháy xách tay
phù hợp. Tùy theo vật liệu gây cháy mà chúng ta sử dụng bình khí CO2, hay bình bột
MFZL4.
a) Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2
 Khi phát hiện có hỏa hoạn, đưa bình tới gần đám cháy, giật chốt hãm.
 Hướng bình vào ngọn lửa, sao cho loa phun càng gần gốc lửa càng tốt.
 Lấy tay bóp van để khí trong bình tự phun ra dập lửa nhanh nhất.

Một số chú ý khi sử dụng bình cứu hỏa CO2


 Đọc kỹ hướng dẫn để hiểu được tính năng cũng như tác dụng của từng loại bình để
bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
 Trong quá trình phun phải đứng ở đầu hướng gió tránh bị khí tạt lại người mình.
 Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
 Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục
trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài,
 cháy to hơn.
 Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà
chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
 Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
 Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
 Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải
chọn đầu hướng gió.
 Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
 Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù
lối thoát ra sau khi phun.

Cách bảo quản bình chữa cháy khí CO2


 Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở
nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu
van an toàn không hoạt động.
 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của
bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
 Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu
thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.

8
Bình khí CO2 Bình bột

b) Cách sử dụng bình chữa cháy bột


Đối với bình chữa cháy bột thì có 2 loại là bình chữa cháy mini và bình chữa cháy khối
lượng to có xe đẩy.
Đối với loại xách tay:

 Chuyển bình tới gần địa điểm cháy.


 Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZL).
 Giật chốt hãm kẹp chì.
 Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
 Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
 Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
 Khi khí yếu thì tiến lại gần và đá loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

9
Đối với bình xe đẩy:

 Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc
lửa.
 Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
 Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Một số chú ý khi sử dụng bình chữa cháy bột:

 Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các
đám cháy cho phù hợp.
 Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy
trong).
10
 Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
 Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục
trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
 Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà
chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
 Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
 Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

3. Hệ thống chữa cháy màn ngăn cháy Drencher


3.1 Thông số kỹ thuật:
- Máy bơm chính động cơ điện có thông số: Q= 80l/s, H= 105m, P= 132kw
- Máy bơm dự phòng động cơ điện có thông số: Q= 80l/s, H= 105m, P= 132kw
- Máy bơm bù áp động cơ điện có thông số: Q= 1.5l/s, H= 105m; P= 4,6kw
3.2 Hướng dẫn vận hành hệ bơm màn ngăn Drencher

Hình ảnh tủ điều khiển bơm chữa cháy


Tủ điều khiển bơm được thiết kế để vận hành ở hai chế độ làm việc khác nhau:
- Chế độ điều khiển bằng tay (Man): Điều khiển hoạt động của các bơm bằng các công
tắc Chạy/ Dừng trên mặt tủ.
- Chế độ chạy tự động (Auto): các bơm làm việc theo tín hiệu áp suất trên đường ống đưa
về.
a. Chế độ hoạt động bằng tay:
* Bơm bù áp : Chuyển công tắc chuyển mạch Auto/Man sang vị trí MAN
 Ấn nút START để bơm chạy.
 Ấn nút STOP để dừng.
* Bơm điện chính: Chuyển công tắc chuyển mạch Auto/Man sang vị trí MAN
 Ấn nút START để bơm chạy.
 Ấn nút STOP để dừng.
* Bơm điện dự phòng: Chuyển công tắc chuyển mạch Auto/Man sang vị trí MAN
11
 Ấn nút START để bơm chạy.
 Ấn nút STOP để dừng.
b. Chế độ điều khiển máy bơm tự động: Tủ điều khiển máy bơm chạy hoặc dừng thông
qua tín hiệu của công tắc áp lực.
- Đối với máy bơm bù áp lực: trong hệ thống luôn duy trì áp lực 8 at khi áp suất trong hệ
thống giảm xuống dưới 6 at thì máy bơm bù áp sẽ hoạt động , khi nào hệ thống đạt đủ 8 at
bơm sẽ tự động dừng.
- Đối với máy bơm điện chính: trong hệ thống giảm xuống dưới 4 at thì máy bơm điện 1
sẽ hoạt động, khi nào hệ thống đạt đủ 8 at bơm sẽ tự động dừng.
- Đối với máy bơm dự phòng: trong hệ thống giảm xuống dưới 2 at thì máy bơm điện 2 sẽ
hoạt động, khi nào hệ thống đạt đủ 8 at bơm sẽ tự động dừng.
- Các chỉ số áp lực nước được hiển thị thông qua đồng hồ áp lực nằm trên bình tích áp
của hệ Drencher.
3.3 Hướng dẫn sử dụng hệ thống màn ngăn cháy – van Dluge valve

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ Drencher


Ghi chú:
+ Tín hiệu 1: đầu báo khói/ nhiệt/ nút ấn/công tắc dòng chảy
+ Tín hiệu 2: đầu báo khói/ nhiệt/ nút ấn/công tắc dòng chảy
+ Hai tín hiệu phải khác loại nhau thì van xả tràn mới mở. Ví dụ: tín hiệu 1 là công tắc
dòng chảy thì tín hiệu 2 là đầu báo khói/ nhiệt/ nút ấn và ngược lại.

12
Nguyên lý hoạt động của hệ thống Drencher
- Khi có cháy, đầu báo khói được kích hoạt, chuông báo tầng hầm reo. Van tràn ngập
nhận được tín hiệu 1
- Tiếp tục khi tủ trung tâm nhận đủ 2 tín hiệu, điều khiển mở van điện từ (16) mở, áp
trong buồng van giảm, mở van tràn ngập ở khu vực này, nước tràn qua đầu phun
Drencher tạo thành bức tường nước, ngăn lửa không lan rộng ra các khu vực còn lại đảm
bảo việc thoát hiểm, cô lập đám cháy và chữa cháy nhanh hơn.
- Hệ bơm Drencher luôn ở chế độ tự động để cung cấp nước liên tục khi có cháy.
- Sau khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn, chúng ta khắc phục sự cố và reset hệ thống
Drencher như sau:
+ Thiết lập lại tủ điều khiển báo cháy để đóng van điện từ (6)
+ Mở lại van khóa số (5) để dẫn nước vào buồng màn (thường mở) nước có áp làm đóng
van tràn ngập trở lại trạng thái ban đầu
+ Mở van xả (16) cho nước đường ra chảy hết, sau đó đóng lại. Lúc này hệ thống trở lại
trạng thái làm việc như ban đầu.
- Hệ thống Drencher được đặt trong tình trạng sẵn sàng hoạt động
TT Tên thiết bị Kí hiệu Vị trí Trạng thái
1 Van tràn ngập D100 DV1 Khu vực máy tầng hầm Thường đóng
X7X8-Y8Y11
2 Van tràn ngập D80 DV2 Hành lang X10X11-Y7Y8 Thường đóng
3 Van tràn ngập D80 DV3 Hành lang X4X5-Y4Y5 Thường đóng
4 Van tràn ngập D80 DV4 Hành lang X7X8-Y4Y5 Thường đóng
*Ghi chú: Tại mỗi van tràn ngập có 2 van bướm giám sát thường mở, chỉ đóng lại khi
bảo hành, sửa chữa.
4. Hệ thống chữa cháy bằng khí Ni tơ
4.1. Thông số kỹ thuật
a) Trung tâm báo cháy
Tủ trung tâm báo cháy và điều khiển xả khí đươc lắp đặt ở bệnh viện 175 là loại tủ có
nhiều kênh , trong đó mỗi kênh được sử dụng để giám sát 1 khu vực cũng như điều khiển
quá trình xả khí , khi tủ nhận được tín hiệu báo cháy từ 1 khu vực bất kì ( khu vực đó
13
phải nằm trong phạm vi có thiết bị báo cháy và chữa cháy khí n2) , vị trí của khu vực đó
sẽ được hiển thị chính xác trên màn hình điều khiển của tủ , sau đó các thiết bị cảnh báo
sẽ hoạt động ( loa , còi ) và sau 1 khoảng thời gian đếm ngược là 25s thì tủ sẽ kích hoạt
quá trình điều khiển xả khí.( thời gian đếm ngược có thể cài đặt tùy theo nhu cầu của
đơn vị sử dụng.
Hiện tại có tổng cộng 4 tủ trung tâm xả khí đặt đặt ở các vị trí khác nhau trong tòa
nhà : tầng hầm có 1 tủ , tầng 1 có 2 tủ và tầng 3 có 1 tủ.
Tủ trung tâm báo cháy và điều khiển xả khí được chạy bằng dòng điện có điện áp là 24v
và được nuôi cũng như duy trì bằng 1 tủ cấp nguồn riêng, đảm bảo cho việc duy trì sự ổn
định của hệ thống khi có sự cố mất điện.

Hình dáng tủ trung tâm báo cháy điều khiển xả khí


Chức năng các phím được hiển thị trên mặt tủ:
POWER SUPPLY : đèn báo xanh hiển thị nguồn vào của tủ
SWITCH OPERATION : đèn báo đỏ hiển thị đang có tín hiệu báo cháy
ACTUATING LINETROUBLE : đèn báo vàng hiển thị lỗi đường dây tín hiệu
EARTH FAULT : đèn báo vàng hiển thị lỗi tiếp đất
DETECTOR LINEFAULT : đèn báo vàng hiển thị lỗi thiết bị
ZONE ALARM SILENCE : tắt tiếng chuông tại khu vực có báo động
MAIN ALARM SILENCE : tắt tiếng chuông tại tủ điều khiển xả khí
RESER : reset lại toàn bộ hệ thống
MANUAL/AUTO CHANGEOVER: chế độ hệ thống sang bằng tay hoặc tự động.
b) Đầu báo khói thường
- Có đèn LED hiển thị trên thân đầu báo
- Vật liệu: Polycarbonate chịu lực và chịu nhiệt mức cao
- Tấm lọc côn trùng và bụi hiệu quả, đặc tính thu khói độ nhậy cao không chịu tác động
do sự thay đổi về gió và luồng không khí
- Điện áp tiêu chuẩn: 24VDC
- Điện áp hoạt động: 14.5 ~ 30VDC
- Dòng hoạt động: 24μA (giám sát), 65mA (báo cháy)
- Nhiệt độ môi trường: -10 ~ +50°C
14
- Độ ẩm môi trường: 98% (tại +60°C)

Hình ảnh đầu báo khói thường


c) Đầu báo nhiệt thường
- Có đèn LED hiển thị trên thân đầu báo
- Vật liệu: Polycarbonate chịu lực và chịu nhiệt mức cao
- Điện áp khi báo động : 30 VDC – 50 mA max
- Nhiệt độ cố định :70 độ C
- Nhiệt độ nơi lắp đặt :20 độ C
- Sức chịu nhiệt : 125% cao hơn ngưỡng nhiệt độ kích hoạt của nó
- Thời gian cảm ứng : khoảng 107 s

Hình ảnh đầu báo nhiệt thường


d) Loa , bảng cảnh báo xả khí
Có tác dụng báo động và truyền tín hiệu cảnh báo đến trực tiếp cho con người khi có
lệnh báo cháy phát ra từ tủ trung tâm.
- Điện áp làm việc: 24VDC
- Dòng làm việc (Từ nguồn 24V DC):dòng tĩnh 10mA, dòng kích hoạt: 160mA
15
- Dòng từ loop: dòng tĩnh 0.8mA, dòng khi kích hoạt 6mA
- Nhiệt độ làm việc: -10°C to +50°C
- Chu kì chớp: 20x180/phút
- Cường độ âm thanh: 90DB tại khoản cách 1m
- Độ ẩm: 95%

Hình ảnh loa báo cháy Hình ảnh bảng cảnh báo xả khí
e) Nút nhấn xả khí, nút nhấn tạm dừng xả khí
Nút nhấn xả khí, nút nhấn tạm dừng xả khí lắp đặt trước cửa phòng nơi dễ nhìn
thấy, đông người qua lại. Khi phát hiện có đám cháy người ta có thể ấn nút kích hoạt xả
khí trực tiếp hoặc ấn nút tạm dừng xả khỉ.
- Điện áp và dòng điện làm việc 30VDC – 75mA
- Dải điện áp làm việc cho phép 15V  30VDC
- Nhiệt độ làm việc: -100C  + 500 C
- Độ ẩm môi trường: 90%
Nút nhấn này có 2 chế độ làm việc là chế độ tự động và chế độ bằng tay , ta có
thể điều chỉnh giữa 2 chế độ bằng cách dùng chìa khóa xoay sang bên trái (bằng tay)
hoặc bên phải (tự động)

16
Hình ảnh nút ấn xả khí , dừng xả khí
f) Đầu phun xả khí N2: (đầu phun hở)

g) Các thiết bị trong phòng đặt bình khí N2


- Bình đựng khí N2
- Hộp đựng bình kích 1 lít
- Van chọn vùng
- Van an toàn 2 chiều
- Van đầu bình
- Ống đồng và phụ kiện kết nối từ bình kích, van chọn vùng, bình đựng khí N2
- Hệ đường ống thép đúc DN100, DN80, DN65, DN50, DN40, DN32, DN25 d ẫn khí t ừ bình khí
N2 đến đầu phun xả khí.

17
Hình ảnh Phòng đựng bình khí N2

18
4.2. Nguyên lí hoạt động và cách thức vận hành hệ thống báo cháy N2

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy Ni tơ


a. Chế độ tự động :
Trong mỗi 1 khu vực được sự giám sát của thiết bị báo cháy khí N2 thường có 2 loại
thiết bị báo cháy khác nhau đó là đầu báo khói và đầu báo nhiệt , điều này giúp tăng tính
xác thực việc nhận biết dấu hiệu của một vụ cháy thực sự qua đó tủ trung tâm có thể điều
khiển quá trình xả khí 1 cách chính xác hơn.
Khi có 1 tín hiệu báo cháy của 1 loại đầu báo nào đó ( có thể từ đầu báo nhiêt hoặc
khói) tủ trung tâm sẽ nhận tín hiệu từ đầu báo đó và xuất ra 1 tín hiệu đến loa báo của khu
vực đó nhằm mục đích sơ tán người dân bằng giọng nói phát qua loa.
Khi có tín hiệu của loại đầu báo thứ 2 lúc này thời gian đếm ngược được cài đặt trên tủ
mặc định là 25s bắt đầu kích hoạt ( thời gian đếm ngược có thể cài đặt lại tùy thuộc vào
đơn vị sử dụng)

19
Vị trí cài đặt mốc thời gian đếm ngược
Sau khi hết thời gian đếm ngược tủ trung tâm sẽ phát 1 tín hiệu đến ‘’van kích’’được đặt tại
phòng khí .

Hình ảnh van kích được lắp vào bình mồi


Lúc này quá trình xả khí được diễn ra ,một thiết bị được đặt trong phòng khí là ‘’ công
tắc áp suất ‘’ sẽ giám sát được việc khí được truyền qua đường ống dẫn khí và truyền tín hiệu đó về
tủ trung tâm , tủ trung tâm sau khi tiếp nhận tín hiệu s ẽ phát ra 1 tín hi ệu đ ến b ảng c ảnh báo x ả khí
nhằm thông báo cho người ở ngoài biết trong khu vực hiện đang được chữa cháy bằng khí N2

20
Hình ảnh công tắc áp suất Hình ảnh bảng cảnh báo xả khí
Về phía tủ trung tâm ở trạng thái bình thường sẽ chỉ sáng đèn AC th ống báo ngu ồn vào và đèn hi ển
thị trạng thái chế độ tự động và bằng tay của từng khu vực.

Hình ảnh tủ trung tâm ở trạng thái bình thường


Khi có tín hiệu báo cháy tại khu vực nào thì lập t ức ô hi ển th ị c ủa khu v ực đó s ẽ sáng màu đ ỏ và
khi bắt đầu diễn ra quá trình đếm ngược để xả khí thì ô hiển thị đó sẽ nhấp nháy liên tục.

21
Hình ảnh tủ trung tâm ở trạng thái đang có cháy
b.Chế độ bằng tay :
Khi muốn chuyển từ chế độ này qua chế độ khác ta có thể dùng 2 cách
+ Cách 1 : sử dụng chiều khóa cắm vào vị trí chuyển chế độ trên mặt tủ trung tâm , dùng
cách này ta có thể chuyển được 1 lúc tất cả các khu vực.
+ cách 2: sử dụng chìa khóa cắm vào vị trí chuyển chế độ ở các nút ấn xả khí được đặt
trước các khu vực .Dùng cách này có thể tùy ý đặt chế độ tự động hay bằng tay tùy theo
nhu cầu của người sử dụng ( có thể khu vực này để tự động khu vực khác để bằng tay )
 Khi chuyển chế độ khu vực nào thì tại tủ trung tâm và mặt nút ấn xả khí sẽ hiển thị
đèn báo cho ta biết trạng thái.
Đối với chế độ bằng tay ta vận hành như sau :
 Chỉ sử dụng chế độ bằng tay chỉ khi phát hiện ra vụ cháy thật sự
Bước 1 : mở cánh cửa che nút ấn xả khí ra, lúc này tủ trung tâm s ẽ nh ận tín hi ệu và phát tín hi ệu c ảnh
báo đến loa của khu vực đó

22
Bước 2 : ấn vào chữ PRESS HERE để kính nhựa bị đẩy vào trong , sau đó ấn vào nút đên ở bên trong ,
ngay lập tức thời gian đếm ngược ở tủ trung tâm bắt đầu kích hoạt hết thời giân sẽ bắt đầu diễn ra quá
trình xả khí

Trong quá trình đếm ngược nếu cỏ thể xử lí vụ cháy bằng phương pháp khác mà mu ốn d ừng quá trình
xả khí thì ta có thể ấn vào nút ấn dừng xả khí ( nút EMERGENCY STOP, khi đó toàn b ộ h ệ th ống tr ở l ại
trạng thái bình thường .

 LƯU Ý : ở trạng thái tự động hay bằng tay nếu có tác nhân gây cháy dẫn đến quá
trình đếm ngược để chuẩn bị xả khí được kích hoạt vân còn tồn tại thì khi ta ấn nút

23
ấn dừng xả khí cũng chỉ reset lại thời gian đếm ngược chứ ko thể tắt được hệ thống
không cho xả khí .Cụ thể là : khi thời gian đếm ngược còn 10 s nếu ta ân nút ấn
dừng xả khi thì thời gian đếm ngược sẽ quay trở lại từ 25 s và sẽ bắt đầu lại đếm
cho đến khi hết tác nhân gây cháy.
5. Hệ thống chữa cháy Foam
5.1. Thông số kỹ thuật
a) Trung tâm điều khiển từ xa: đặt tại phòng điều khiển chống cháy thuộc tầng hầm
gồm có:
- Hộp điều khiển từ xa chữa cháy sân bay
- Bàn điều khiển hệ thống camera sân bay, màn hình theo dõi
- Hệ thống dây tín hiệu điều khiển từ bàn điều khiển lên monitor tại sân bay

Hình ảnh hộp điều khiển lăng phun


b)Bồn FOAM chữa cháy HD Fire: đặt tại tầng mái bên dưới sân bay

24
Bồn chứa FOAM trong hệ thống chữa cháy
- Đây là bồn chứa hóa chất Foam kết hợp với bộ trộn Foam là 1 hệ thống gồm có bồn
chứa Foam là 1 bồn áp lực bên trong ( là 1 túi cao su dày chứa Foam) sử dụng áp lực của
nước để bóp túi cao su và đẩy Foam ra ngoài và đi vào bộ trộn Foam.
Bồn chứa hóa chất này được sản xuất từ thép, thiết kế theo tiêu chuẩn của ASME. Áp
suất làm việc tối đa của bồn Foam là 12 bar (175 PSI). Bồn chứa được thiết kế chân để
tạo điều kiện thuận lợi trong việc lắp đặt bồn trên cùng 1 mặt phẳng. Đi kèm với bốn
chứa đó là những phụ kiện như: van, túi cao su đã được lắp đặt sẵn bên trong, bộ trọn và
các van nạp/xả hóa chất, xả nước và van thông hơi.
c) Bộ trộn Foam HD Fire
- Bộ trộn Foam có chức năng điều chỉnh lượng Foam kết hợp với dòng nước chảy theo
tỷ lệ nhất định để tạo nên dung tịch Foam như đã thiết kế. Với hệ thống bồn Foam chữa
cháy này không cần phải sử dụng thêm máy bơm Foam để đưa hóa chất vào bộ trộn.

Bộ trộn trong hệ thống chữa cháy Foam

25
- Bộ trộn là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống chữa cháy Foam. Thiết bị để điều
chỉnh tỉ lệ trộn hóa chất Foam và nước để tạo nên dung dịch bọt Foam để chữa cháy.
d) Bộ lăng phun chữa cháy Foam: đặt tại hai đầu sân bay

Hình ảnh lăng phun Foam


- Lăng phun được điều khiển bằng điện thông qua bàn điêu khiển
e) Van điện từ DN100: để mở nước có áp từ hệ Sprinkler vào hệ thống Foam được đặt
cạnh bình chứa Foam.
5.2. Hướng dẫn vận hành hệ thống

Hình ảnh hệ thống chữa cháy Foam

26
Khi tiếp nhận thông tin cháy tại sân bay, nhân viên đội chữa cháy tại chỗ báo cho người
khác có mặt tại sân bay, đồng thời có mặt tại bàn điều khiển chữa cháy Foam thực hiện
các bước sau:
- Bước 1: Bấm nút nguồn màu đỏ (Power) trên bàn điều khiển.
- Bước 2:Theo dõi qua màn hình camera theo dõi sân bay, dùng 4 nút điều chỉnh
hướng để điều chỉnh moniter vào đúng vị trí cần phun Foam.
- Bước 3: Nhấn nút mở van (Valve) điện, nước có áp sẽ đi vào buồng trộn, đẩy chất
tạo bọt Foam ra buồng trộn kết hợp với nước tại thành hỗn hợp chữa cháy. Hỗn hợp này
thành bọt Foam sẽ theo đường ống tự động phun ra về hướng đã định sẵn.
- Bước 4: Sau khi đám cháy được dập tắt, nhấn nút Power tắt nguồn hệ thống.
Hoàn thành chu trình vận hành chữa cháy bằng Foam.
III. BẢO HÀNH BẢO TRÌ, SỬA CHỮA HỆ THỐNG
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Hiện nay hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà được đầu tư xây dựng hiện đại,
đồng bộ, có giá trị lớn nhằm bảo vệ an toàn cho con người và tài sản. Do đó việc thực
hiện công tác bảo hành, bảo trì thường xuyên cho hệ thống PCCC là hết sức quan
trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, tin cậy và kéo dài tuổi thọ sự dụng của
hệ thống
- Thực hiện các công tác bảo hành bảo trì nhằm kiểm tra kiểm soát tình trạng hoạt
động của các thiết bị phải đáp ứng được chỉ tiêu kỹ thuật, chức năng hoạt động. Phát
hiện sớm các sự cố, hư hỏng của thiết bị để khắc phục không làm gián đoạn quá trình
làm việc của hệ thống.
2. Phạm vi công việc:

+ Bảo hành, bảo trì hệ thống PCCC bao gồm các nội dung sau:
- Hệ thống chữa cháy nước
- Hệ thống chữa cháy Nitơ
- Hệ thống chữa cháy Foam
+ Thời gian bảo hành, bảo trì theo đơn vị tính: Hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định
(hoặc khuyến cáo) của nhà sản xuất đối với từng thiết bị (hoặc cụm thiết bị)
+ Đơn vị thực hiện công tác bảo hành, bảo trì được tiến hành chủ động hoặc bị động
- Bảo hành, bảo trì chủ động: Thực hiện theo quy định về thời gian được định sẵn
- Bảo hành, bảo trì bị động: Thực hiện do tình thế cấp thiết vì sự cố của hệ thống, đơn vị
thực hiện bảo trì, bảo hành sẽ phải có mặt tại hiện trường để xác định nguyên nhân và đưa
ra giải pháp khắc phục trong thời gian tối đa 48 giờ kể từ khi nhận được thông tin về sự cố
hệ thống.
+ Công tác bảo trì, bảo dưỡng phải được thực hiện theo đúng quy trình của nhà sản xuất
và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành do nhà nước Việt nam quy định
+ Đơn vị thực hiện công tác bảo hành, bảo trì có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, đào tạo
vận hành hệ thống PCCC cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình
3. Phương án bảo hành, bảo trì
Quy trình bảo hành, bảo trì và thay thế phụ tùng được tuân theo chuẩn mực của nhà
sản xuất ban hành.
Thời gian và chính sách bảo hành, bảo trì
- Công ty cam kết thực hiện nghiêm túc việc bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và các
dịch vụ kèm theo cho hệ thống.
- Thời gian bảo hành hệ thống được tính kể từ ngày ký biên bản đưa hệ thống
PCCC vào sử dụng phục vụ cho tòa nhà.
27
- Thời gian bảo trì, bảo dưỡng được tính kể từ khi ký kết hợp đồng bảo trì, bảo
dưỡng hệ thống.
- Các thông tin này nhằm thông tin đến khách hàng về dịch vụ hậu mãi cho công
trình do Công ty bảo trì, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị hỏng.
- Trong thời gian bảo trì, bảo dưỡng Công ty sẽ tổ chức đào tạo, chuyển giao toàn
bộ tài liệu, các bước tiến hành kỹ thuật về việc vận hành và bảo trì cho khách hàng khi
công trình được đưa vào sử dụng.
- Chúng tôi sẽ thực hiện sửa chữa, thay thế hỏng hóc khi có sự cố bất thường trong
thời gian bảo hành bảo trì, tuy nhiên bên sử dụng phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn vận
hành hệ thống do Công ty chúng tôi cung cấp.
- Các điều kiện chung :
Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng bảo trì tất cả các hư hỏng xảy ra cần được kiểm
tra, báo cáo phân tích nguyên nhân và ngăn ngừa lặp lại hư hỏng.

Lịch bảo trì hệ thống:


* Hàng tháng (do bộ phận kỹ thuật toàn nhà thực hiện :
+ Đo và ghi nhận tình trạng làm việc của hệ thống.
+ Kiểm tra độ nhạy kích hoạt của hệ thống.
+ Làm vệ sinh thiết bị của hệ thống, kiểm tra tất cả các khả năng làm việc của hệ
thống, đo dòng làm việc định mức của các thiết bị.
* Những công việc thực hiện hàng quý (do bộ phận kỹ thuật toàn nhà thực hiện) :
+ Bao gồm các mục thực hiện hàng tháng.
+ Kiểm tra kết nối liên động và khả năng kết nối giữa các hệ thống với nhau.
+ Kiểm tra chất lượng hệ thống cáp tín hiệu, tiếp đất, độ rung, độ chống nhiễu…
Ghi nhận các tình trạng báo cáo tình hình và có biện pháp xử lý.
Phương án bảo trì :
1. Kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống chữa cháy nước bao gồm :
- Tủ điều khiển hệ bơm chữa cháy Sprinkler, tủ điều khiển hệ bơm Drencher
- Các loại van chữa cháy
- Các đầu phun chữa cháy
- Đường ống dẫn
2. Kiểm tra trạng thái hoạt động hệ chữa cháy khí Ni tơ
- Tủ trung tâm điều khiển xả khí
- Các đầu báo khói, nhiệt, nút ấn xả khí, bảng đèn cảnh báo, loa thông báo
- Dây dẫn tín hiệu
- Van chọn vùng, bình kích, công tác áp suất
- Bình chứa N2
3. Kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống chữa cháy Foam :
- Bàn điều khiển
- Lăng phun foam
- Bình chứa Foam,
- Hệ thống đường ống dẫn gió
- Hệ thống van (van điện từ DN100, van vào, van ra, van xả khí)
Từ các hạng mục bảo dưỡng trên chúng tôi đưa ra bảng kiểm tra trạng thái của hệ
thống phòng cháy chữa cháy như sau:

Tình
Thiết bị, cụm Ghi
STT Công việc thực hiện trạng
thiết bị kiểm tra chú
sau bảo
28
trì
- Làm vệ sinh mặt tủ
- Kiểm tra thông tin hiển thị trên màn hình
1 Tủ trung tâm báo - Kiểm tra sự hoạt động của các phím điềukhiển
xả khí N2 - Kiểm tra ắc qui, kích hoạt thử thời gian chạy
khi mất nguồn Hoạt
động ổn
- Kiểm tra sự kích hoạt của các hệ thống loa
định
thông báo, đèn cảnh báo
- Kích hoạt đầu báo cháy khói ở chế độ không có
người trực
Kiểm tra đầu báo - Kích hoạt đầu báo cháy nhiệt ở chế độ không
2 cháy, loa thông có người trực
báo, đèn cảnh báo, - Kích hoạt kiểm tra nhận dạng nút ấn báo cháy Hoạt
nút ấn xả khí và - Kiểm tra tính năng thời gian trễ động ổn
dừng xả khí - Nhận dạng, kiểm tra chế độ có và không có định
người trực
- Kiểm tra trạng thái đèn hiển thị trên tủ
- Kiểm tra sự hoạt động của các nút ấn ON,OFF
Tủ điều khiển - Kiểm tra hệ thống điều khiển quạt ở 2 chế độ
bơm hệ thống AUTO và MANUAL Hoạt
3 Sprinkler và tủ - Kiểm tra điểm tiếp xúc của đấu nối trong tủ động ổn
điều khiển bơm hệ -Kiểm tra tình trạng của các thiết bị trong tủ như: định
thống Drencher Aptomat, rơ le nhiệt, khởi động từ
- Kiểm tra tiếng kêu của bơm trong thời gian
khởi động và làm việc
- Kiểm tra độ chống giật, chống rung của máy
Các bơm chữa bơm khi điều khiển ở 2 chế độ AUTO và Hoạt
4 cháy MANUAL động ổn
-Kiểm tra các bơm (đầu mở và các ổ trục các đầu định
nối đường ống hút, đẩy…), làm sạch và bôi dầu
mỡ cho trục bơm.
- Kiểm tra rọ hút, van y lọc, van an toàn, đồng hồ
đo lưu lượng van khóa đường hút, đường đẩy và
các van bướm giám sát vào tầng lắp đặt trên hệ
5 Kiểm tra hệ thống thống.
ống dẫn nước và - Kiểm tra độ nhạy kích hoạt của các van bướm
các các van chữa giám sát, công tắc dòng chảy, công tắc áp suất. Hoạt
cháy - Xem xét tăng cường khả năng chống gỉ của hệ động ổn
thống ống dẫn, thay và sửa chữa những chi tiết định
hỏng.
- Làm vệ sinh mặt bàn điều khiển
- Kiểm tra sự hoạt động của các phím điều khiển
và lăng phun
- Kiểm tra mực Foam trong bình thông qua thước
Hệ thống chữa thăm Hoạt
6 cháy Foam - Kiểm tra sự kích hoạt của van điện từ động ổn

29
- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van trên định
bình

30
PHỤ LỤC BẢO HÀNH, BẢO TRÌ HỆ THỐNG
SỔ THEO DÕI PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỔ THEO DÕI
HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Tên cơ sở:
Bệnh viện Quân Y 175 / BQP
Địa chỉ:
786 Nguyễn Kiệm, P3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: ……………………………….. Số Fax:
……………………………………..
Lập sổ ngày ……. Tháng ………. Năm …………….
Người lập sổ: ………………………………………………………………………………..
Người phụ trách công tác PCCC, thông gió, thoát nạn:
…………………………………………………

(Trang bìa)

BẢNG TỔNG HỢP


THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
(Trang 2, 3, …)

Ngày, tháng, Tình trạng kỹ thuật


Đơn
Số năm (kiểm tra Loại phương tiện, hệ thống Ký, mã Số
vị Đạt yêu Không đạt
TT hoặc đưa vào sử PCCC hiệu lượng
tính cầu yêu cầu
dụng)
I Hệ chữa cháy N2
1 Tủ trung tâm xả khí
2 Đầu báo cháy khói thường
3 Đầu báo cháy nhiệt thường

31
4 Bảng đèn cảnh báo xả khí
5 Nút ấn xả và dừng xả khí
6 Loa thông báo
Các loại van N2 (van chọn
7 vùng, van an toàn, van đầu
bình)
8 Bình chứa khí N2
9 Bình kích 1 lít N2
10 Các ống đồng dẫn khí
Hệ thống ống thép dẫn khí và
11
dây dẫn tín hiệu điện
12 Đầu phun khí N2
II Hệ chữa cháy nước
13 Bơm chữa cháy các loại
14 Tủ điều khiển bơm
Van các loại (van khóa, van
15 bướm giám sát, alarm vale,
Dluge valve
Hệ thống đường ống nước
16
chữa cháy
III Hệ chữa cháy Foam
17 Bình chứa Foam
18 Bàn điều khiển
19 Lăng phun Foam
Hệ thống dây dẫn tín hiệu
20
điện

32
BẢNG THEO DÕI
TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT TỪNG LOẠI THIẾT BỊ HỆ THỐNG PHÒNG
CHÁY CHỮA CHÁY
(Trang tiếp theo … đến hết)
Phương Người, cơ
Số Ngày, tháng Kết Ghi
Nội dung và kết quả kiểm tra pháp kiểm quan kiểm Ký tên
TT kiểm tra luận chú
tra tra

I Hệ chữa cháy N2
1 Tủ trung tâm xả khí
2 Đầu báo cháy khói thường
3 Đầu báo cháy nhiệt thường
4 Bảng đèn cảnh báo xả khí
5 Nút ấn xả và dừng xả khí
6 Loa thông báo
Các loại van N2 (van chọn
7 vùng, van an toàn, van đầu
bình)
8 Bình chứa khí N2
9 Bình kích 1 lít N2
10 Các ống đồng dẫn khí
Hệ thống ống thép dẫn khí và
11
dây dẫn tín hiệu điện
12 Đầu phun khí N2
II Hệ chữa cháy nước
13 Bơm chữa cháy các loại
14 Tủ điều khiển bơm
Van các loại (van khóa, van
15 bướm giám sát, alarm vale,
Dluge valve
Hệ thống đường ống nước
16
chữa cháy
III Hệ chữa cháy Foam
17 Bình chứa Foam
18 Bàn điều khiển
19 Lăng phun Foam
Hệ thống dây dẫn tín hiệu
20
điện

33
BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT CÔNG VIỆC BẢO TRÌ CỦA HỆ THỐNG PCCC
Stt CÔNG VIỆC Đvt LỊCH BẢO TRÌ Ghi chú
HÀNG HÀNG 3
I Hệ thống chữa cháy khí N2 HÀNG TUẦN HÀNG QUÝ HÀNG NĂM
THÁNG THÁNG
Trực Công Trực Côn Trực Công Trực Công Trực Công
1 Bảo dưỡng tủ trung tâm xả khí tủ
quan cụ quan g cụ quan cụ quan cụ quan cụ

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các bộ


phận cấu thành tủ: chassis, card CPU của hệ
thống
- Kiểm tra và sửa lỗi cable tín hiệu truyền
thông giữa các card, giữa các tủ nối mạng với
nhau
- Kiểm tra ắc quy và tính ổn định của nguồn
Việc kiểm
nuôi hệ thống
tra bằng
- Kiểm tra chế độ toàn hệ thống
mắt thường
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị trường trong
X X X X X X X X X hàng tuần
hệ thống: đầu báo, nút ấn dừng xả khí, bảng
cần có
đèn cảnh báo, loa thông báo, … bằng hiện thị
report cụ
trên tủ
thể.
- Kiểm tra hoạt động và sửa lỗi các cable tín
hiệu kênh báo cháy về tủ
- Đo độ cách điện của từng tuyến cáp
- Thay thế thiết bị hỏng và chỉnh sửa lại
- Bấm đầu code dây, thu dọn vệ sinh
- Test thử và kiểm tra lại toàn bộ công việc
- Viết báo cáo trạng thái thiết bị

2 Kiểm tra kênh thiết bị Loop


Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường dây trên
kênh (Sửa lỗi Ngắn mạch, chập mạch, ground
fault…). Đối với hệ
Kiểm tra hoạt động của các thiết bị báo cháy X X X X X X báo cháy
gửi về địa chỉ
Vệ sinh, chỉnh lại dây kênh sau khi sửa chữa.
Viết báo cáo tình trạng thiết bị
4 Bảo dưỡng đầu báo khói thường kèm đế bộ

34
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của đầu báo
X
và đáp ứng khi kích hoạt
- Tháo đầu báo ra khỏi đế, kiểm tra dây tín
hiệu vào và ra của đầu báo
- Làm vệ sinh đầu báo và đế
X X X X X
- Đấu nối dây tín hiệu vào đế đầu báo và lắp
đầu báo lên đế
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
- Test thử, kiểm tra toàn bộ công việc
5 Bảo dưỡng đầu báo nhiệt thường kèm đế bộ
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của đầu báo
và đáp ứng khi kích hoạt
- Tháo đầu báo ra khỏi đế, kiểm tra dây tín
hiệu vào và ra của đầu báo
- Làm vệ sinh đầu báo và đế
X X X X X X
- Đấu nối dây tín hiệu vào đế đầu báo và lắp
đầu báo lên đế
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
- Test thử, kiểm tra toàn bộ công việc
6 Nút ấn dừng xả khí N2 cái
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của nút ấn nhờ
các LED hiển thị và đáp ứng khi kích hoạt
- Kiểm tra dây tín hiệu vào ra của nút ấn Đối với hệ
X X X X X X X X
- Làm vệ sinh module, thu dọn báo cháy
- Xác lập số liệu địa chỉ
- Test thử, kiểm tra toàn bộ công việc

7 Bảng đèn cảnh báo xả khí cái


- Kiểm tra tính hoạt động của thiết bị.
- Khả năng cảnh báo, bằng kích hoạt
- Đo mức tín hiệu đầu dây nguồn đa ra X X X X X X
- Vệ sinh thiết bị và thu dọn
- Test thử, kiểm tra toàn bộ công việc
8 Loa thông báo cái

35
- Kiểm tra tính hoạt động của thiết bị.
- Khả năng cảnh báo, bằng kích hoạt
- Đo mức tín hiệu đầu dây nguồn đa ra X X X X X X
- Vệ sinh thiết bị và thu dọn
- Test thử, kiểm tra toàn bộ công việc

9 Bảo dưỡng tủ nguồn phụ Tủ

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết


bị cấu thành tủ
- Kiểm tra mạch nạp ắc quy cho tủ
- Kiểm tra các chức năng của các chân cấp
nguồn và Switch chỉnh nguồn cấp của tủ X X X X X X
- Đo, kiểm tra tiếp xúc và sửa lỗi dây cấp
nguồn tới thiết bị trường
- Kiểm tra toàn bộ công việc
- Thu dọn, vệ sinh

10 Hệ thống dây dẫn có liên quan HT

Đo cách điện từng tuyến cáp


Đo sự hoạt động liền mạch của từng tuyến cáp
X X X X X X
bằng thiết bị chuyên dụng
Vệ sinh thiết bị
10 Kho chứa bình khí N2 HT

Đo áp suất khí trong bình


Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van khóa
Kiểm tra các ống đồng có bị móp méo do va X X X X X X
đập không
Vệ sinh thiết bị

11 Training giải đáp thắc mắc khi sử dụng HT

- Hướng dẫn sử dụng chung về hệ thống


- Thông tin về chức năng , cách thức vận hành
của từng thiết bị Đợt X
- Vận hành khi có cảnh báo, thao tác trên tủ,
- Giải đáp thắc mắc trong quá trình vận hành’

36
II Hệ thống chữa cháy nước
1 Bơm chữa cháy các loại cái
X
Việc kiểm
Kiểm tra hệ thống làm mát động cơ (chạy
tra bằng
Kiểm tra hệ thống bôi trơn thử)
X mắt thường
Kiểm tra cách điện động cơ
(chạy X X X X hàng tuần
Kiểm tra sự hoạt động của quạt
thử) cần có
Vệ sinh quạt
report cụ
thể.

2 Tủ điều khiển bơm các loại cái


Việc kiểm
Kiểm tra hoạt động của hệ thống
tra bằng
- Kiểm tra cáp tín hiệu toàn bộ hệ thống
mắt thường
- Kiểm tra chế độ toàn hệ thống
X X X X X X hàng tuần
- Đo độ cách điện của từng tuyến cáp
cần có
- Thu dọn, vệ sinh
report cụ
- Xác lập số liệu
thể.
3 Van các loại cái
- Kiểm tra hoạt động
- Siết lại các đai ốc X X X X X X X
- Vệ sinh van
4 Hệ thống đường ống dẫn nước HT
- Kiểm tra xem có bị rò gỉ không
X X X X X X
- Đánh gỉ, sơn lại các vị trí bị oxi hóa
III Hệ thống chữa cháy Foam
- Kiểm tra trạng thái hoạt động các nút ấn trên
bàn điều khiển kết hợp kiểm tra lăng phun,
van điện từ
- Kiểm tra lượng Foam trong bình thông qua
thước thăm X X X X X X
- Kiểm tra đường dây tín hiệu
- Vệ sinh hệ thống
- Xác lập số liệu
- Test thử, kiểm tra toàn bộ công việc

37
IV. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY, THÔNG GIÓ, HÚT KHÓI
1. Hệ thống chữa cháy khí Ni tơ
* Công việc hàng ngày:
+ Kiểm tra trạng thái bên ngoài của hệ thống.
+ Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bắt đầu từ chuông, đèn báo cháy.
+ Kiểm tra sự làm việc của hệ thống theo trạng thái đứt, chập dây.
+ Làm sạch thiết bị, tủ trung tâm.
+ Kiểm tra khả năng làm việc của tủ trung tâm.
* Công việc hàng tháng:
+ Kiểm tra điện áp ở các đường dây.
+ Kiểm tra trạng thái của các tín hiệu báo động.
+ Kiểm tra trạng thái của nguồn cung cấp năng lượng.
* Công việc hàng năm:
+ Đo điện trở của các đường dây liên lạc.
2. Hệ thống chữa cháy nước
Kiểm tra bơm chữa cháy : chạy thử bơm, bằng trực quan, công tắc áp lực, đồng hồ áp
đánh giá sự hoạt động ổn định của hệ bơm
3. Các lỗi thông thường xảy ra.
+ Báo giả, đầu báo bẩn, đầu báo bụi, đầu báo ẩm.
+ Cách khắc phục:
- Tháo đầu báo bị bụi, bẩn, vệ sinh lại đầu báo.
- Kiểm tra tủ trung tâm điều khiển xả khí xem có tình trạng báo lỗi hay không. Sau đó
thực hiện Reset lại tủ trung tâm điều khiển xả khí đưa hệ thống hoạt động trở lại bình
thường.
Trong trường hợp không khắc phục được cần báo lại đơn vị thi công:
Công ty CP Tổng công ty An Hà Hanagashi theo đường dây nóng:
Đ/c Đào Trọng Linh: 0343125321 – Trưởng bộ phận bảo trì bảo dưỡng

You might also like