Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: Ô TÔ ĐIỆN VÀ HYBRID

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHÂN TÍCH HỆ THỐNG


TRUYỀN LỰC HỖN HỢP XE HYBRID

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


Th.S Đoàn Nguyễn Uyên Minh Lương Hoàng Thiên
MSSV: 202082
Lớp: DH20OTO07

Cần Thơ, tháng 3 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ TỔNG ĐIỂM GHI CHÚ


SINH VIÊN SINH VIÊN
Bằng số Bằng chữ

Lương Hoàng 202082


Thiên

Cần thơ, tháng …năm …


Giảng viên hướng dẫn

i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, trước khi bắt đầu đề tài, em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn
tới ban giám hiệu Trường Đại học Nam Cần Thơ, khoa Cơ Khí Động Lực đã tạo điều kiện
cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đoàn Nguyễn Uyên Minh, người
đã tận tâm hướng dẫn, góp ý và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ sự dìu
dắt của thầy mà em đã có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Trong quá trình làm và
hoàn thành bài tiểu luận còn nhiều sai sót mong thầy hướng dẫn và chỉ ra điểm sai để tụi em
tiếp thu, khắc phục bài tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này do còn hạn
chế về mặt kiến thức nên em không thể tránh khỏi việc sai sót trong quá trình làm bài. Mong
thầy bỏ qua và góp ý để em tiếp thu và khắc phục.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đoàn Nguyễn Uyên Minh đã giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài này.

ii
MỤC LỤC
TÓM TẮT..................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài:..................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................1
Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................1
Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HỖN HỢP XE
HYBRID.............................................................................................................................2
1.1 Hệ thống truyền lực hỗn hợp là gì?...............................................................2
1.2 Phân loại hệ thống truyền lực hỗn hợp:........................................................3
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HỖN HỢP.................4
2.1 Hệ thống truyền lực hỗn hợp:........................................................................4
2.2 Phân tích cấu trúc của hệ thống:...................................................................4
2.3 Các thành phần chính của hệ thống:.............................................................5
2.4 Nguyên lý hoạt động:......................................................................................6
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG: 10
3.1 Ưu, nhược điểm của hệ thống hỗn hợp:......................................................10
3.2 Ưu điểm..........................................................................................................10
3.3 Nhược điểm....................................................................................................11
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HỖN HỢP...12
4.1 Ô tô hybrid.....................................................................................................12
4.2 Xe điện hybrid...............................................................................................13
4.3 Các ứng dụng khác của hệ thống truyền lực hỗn hợp...............................14
4.3.1 Xe tải:......................................................................................................14
4.3.2 Xe buýt:..................................................................................................14
4.3.3 Tàu thuyền:.............................................................................................14

iii
4.3.4 Máy móc xây dựng:................................................................................14
4.4.5 Máy phát điện:.......................................................................................15
CHƯƠNG V: THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
HỖN HỢP.........................................................................................................................15
5.1 Nhu cầu về xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường của xã
hội:.................................................................................................................................15
5.2 Sự phát triển của công nghệ pin:.................................................................15
5.3. Sự hỗ trợ của chính phủ:.............................................................................15
5.4 Giá thành cao:...............................................................................................15
5.5 .Hạ tầng hạn chế:..........................................................................................15
5.6. Nhận thức của người tiêu dùng:.................................................................15
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................16
6.1 Kết luận..........................................................................................................16
6.2 Khuyến nghị...................................................................................................16

iv
TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài:
Do nhu cầu cấp bách về giải pháp giao thông tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải
như biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nhu cầu sử dụng
nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh
hưởng đến an ninh năng lượng cho nên lựa chọn xe hybrid với hệ thống truyền lực hỗn
hợp là giải pháp tiềm năng bởi vì sự tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải hiệu quả so với
xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho
người sử dụng và xã hội.
Về tính mới mẻ và sáng tạo thì hệ thống truyền lực hỗn hợp là công nghệ tiên tiến
với nhiều cải tiến so với hệ thống truyền thống. Phân tích hệ thống này giúp hiểu rõ
nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và tiềm năng phát triển. Đề tài có thể khai thác
nhiều hướng nghiên cứu mới mẻ và sáng tạo, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí
tuệ nhân tạo, học máy, v.v. Ngoài ra còn mang lại tính ứng dụng thực tiễn cao như kết
quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thiết kế, chế tạo và vận hành xe hybrid hiệu quả hơn.
Góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xe hybrid tại Việt Nam. Nâng cao nhận
thức của cộng đồng về lợi ích của xe hybrid và khuyến khích sử dụng phương tiện giao
thông xanh.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nắm vững kiến thức, tìm hiểu phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đưa ra giải
pháp tối ưu của hệ thống truyền lực hỗn hợp xe hybrid.
Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đánh giá hiệu quả hoạt động, ưu nhược
điểm, xác định cá xu hướng phát triển.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng nhiều phương pháp như phân tích, lý thuyết, sơ đồ và tham khảo tài liệu từ
các website về Hybrid.

1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HỖN HỢP XE
HYBRID
1.1 Hệ thống truyền lực hỗn hợp là gì?
Hệ thống truyền lực hỗn hợp trên ô tô hybrid là sự kết hợp giữa động cơ đốt
trong và động cơ điện, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu so với xe sử
dụng động cơ đốt trong, kết hợp cả 2 cấu trúc nối tiếp và song song. Hệ thống này tận
dụng những ưu điểm của cả 2 hệ thống và khắc phục được những nhược điểm. Hiện
nay, đây là loại hệ thống được ưu tiên áp dụng trong việc sản xuất xe ô tô hybrid.

Sơ đồ hệ thống truyền lực hỗn hợp


Mô hình hoạt động của xe dùng hệ thống truyền lực hỗn hợp trên xe ô tô hybrid:
Xe chỉ có thể chạy bằng xăng, không cần phải nạp điện lại.
Nếu điện ắc quy giảm xuống thì động cơ sẽ dẫn động máy phát và nạp lại điện
cho ắc quy
Xe có thể dẫn động được khi đèn chỉ báo READY sang.
Động cơ sẽ ngừng hoạt động khi dừng xe để cải thiện tính tiết kiệm nhiên liệu.
Động cơ khởi động tự động sau khi xe khởi hành.

2
1.2 Phân loại hệ thống truyền lực hỗn hợp:
Hệ thống song song (Parallel): Kết hợp cả động cơ đốt trong và động cơ điện để
cung cấp công suất cho xe.

Hệ thống nối tiếp (Serial): Sử dụng động cơ điện để tạo ra công suất, từ đó điều
khiển động cơ đốt trong để di chuyển xe.

Hệ thống nối tiếp- song song (Serial- parallel): Sử dụng cả động cơ đốt trong và
động cơ điện để cung cấp công suất cho xe.

3
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HỖN HỢP
2.1 Hệ thống truyền lực hỗn hợp:
Kết hợp ưu điểm của hệ thống hybrid nối tiếp và song song.
ICE và EV có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp.
Hiệu quả nhiên liệu cao và linh hoạt.
Phức tạp và đắt đỏ nhất trong ba loại.
2.2 Phân tích cấu trúc của hệ thống:
Thân thiện với môi trường: Hệ thống truyền lực hỗn hợp thường kết hợp giữa
động cơ đốt trong và động cơ điện, giảm thiểu khí thải và tiêu tốn nhiên liệu.

4
Kết hợp cụm pin năng lượng: Hệ thống thường tích hợp cụm pin lithium-ion để
lưu trữ năng lượng, thúc đẩy hiệu suất năng lượng gốc.

2.3 Các thành phần chính của hệ thống:


Động cơ đốt trong: Phần này bao gồm động cơ xăng hoặc dầu diesel, và có thể
cùng với hệ thống khởi động.
Động cơ điện: Bao gồm motor điện và ắc quy, đảm bảo việc tiết kiệm năng
lượng và giảm khí thải.
Bộ pin: Lưu trữ năng lượng điện được tạo ra bởi động cơ điện hoặc phanh tái
sinh.
Bộ điều khiển điện tử: Quản lý hoạt động của hệ thống hybrid, bao gồm việc
điều khiển động cơ đốt trong, động cơ điện và bộ pin.
Hệ thống truyền động: Thành phần này chịu trách nhiệm truyền lực từ động cơ
đến bánh xe.
Hộp số: có chức năng điều chỉnh tốc độ và mô-men xoắn từ động cơ đến bánh
xe.
Bộ truyền động cầu: truyền lực từ hộp số đến bánh xe
Hệ thống điều khiển: Điều chỉnh việc chuyển đổi giữa chạy bằng động cơ
xăng/diesel và chạy bằng điện.

5
Bộ điều khiển động cơ: điều khiển hoạt động của động cơ ICE và EV.
Bộ chia tải: điều phối sự phân chia công suất giữa động cơ ICE và EV.
Bộ quản lý pin: điều khiển việc nạp và xả pin.

2.4 Nguyên lý hoạt động:


Hệ thống truyền lực hỗn hợp kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện.
Điều này cho phép xe hybrid vận hành ở công suất tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu.
Công nghệ regenerative braking trích xuất năng lượng từ phanh và dùng nó để
sạc pin, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống truyền lực.
Tích hợp động cơ điện: Động cơ điện hỗ trợ hoạt động của động cơ đốt trong ở
các tình huống yêu cầu năng lượng cao.
Vận hành dựa trên tải: Hệ thống tự động điều chỉnh việc chuyển đổi giữa động
cơ đốt trong và động cơ điện dựa trên tải trên xe.
Tích hợp hệ thống tái tạo năng lượng: Khả năng tái tạo năng lượng qua phanh
hồi phục, giúp tối đa hóa hiệu suất tiêu tốn năng lượng.

6
Bộ chia công suất:
MG1 có nhiệm vụ nạp điện trở lại cho ắc quy điện áp cao đồng thời cấp điện
năng để dẫn động cho MG2. MG1 hoạt động như một mô tơ để khởi động động cơ
chính của xe đồng thời điều khiển tỷ số truyền của bộ truyền bánh răng hành tinh gần
giồng như 1 CVT.
MG2 có nhiệm vụ dẫn động cho các bánh xe chủ động tiến hoặc lùi xe. Trong
suốt quá trình giảm tốc và phanh xe, MG2 hoạt động như một máy phát và hấp thu
động năng (còn gọi là quá trình hãm tái sinh năng lượng) chuyển hóa thành điện năng
để nạp lại cho ắc quy điện áp cao.

Chế độ chạy êm: Motor lớn, còn được gọi là MG2 nhận điện năng từ acquy HV
để tạo ra momen làm quay vành răng bao, truyền công suất đến các bánh xe.
Động năng của vành răng bao làm quay 4 bánh răng hành tinh. Nếu MG1 ở
trung tâm được giữ lại cần giữ 4 bánh răng hành tinh sẽ quay làm quay động cơ, thực
tế MG1 quay tự do, như vậy các bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh quay tự do
quanh trục của nó.

7
Chế độ tăng tốc: Khi xe tăng tốc, cả motor lớn và động cơ nhiệt đều tham gia
cung cấp động năng cho các bánh xe. Motor nhỏ cũng tham gia chuyển động quay với
vai trò là một máy phát. Nó tạo ra điện năng và ngay lập tức cho motor lớn MG2 tiêu
thụ.

Chế độ thấp ổn định: Chế độ này tương tự “Tăng tốc”, nhưng cần ít năng lượng
hơn. Số vòng quay của động cơ nhiệt giảm xuống đến lúc các bánh răng hành tinh
quay theo chiều ngược lại. Quá trình này tiếp tục cho đến khi tốc độ của xe giảm
xuống thấp hơn 42 MPH, lúc này động cơ nhiệt sẽ ngừng hoạt động và hệ thống
chuyển sang chế độ “Thả trôi”.

8
Sơ đồ mạch điều khiển
Các thành phần của hệ thống :
- Hộp số lai, bao gồm MG1, MG2 và Bộ bánh răng hành tinh
- Động cơ 1NZ−FXE - Bộ biến tần bao gồm một bộ biến tần, một bộ chuyển đổi
tăng áp, một
- Bộ chuyển đổi DC-DC và bộ biến tần A/C - HV ECU thu thập thông tin từ các
cảm biến và gửi kết quả tính toán tới ECM, cụm biến tần, ECU ắc quy và ECU điều
khiển trượt để điều khiển hệ thống hybrid.
- Cảm biến vị trí dịch chuyển
- Cảm biến vị trí bàn đạp ga, chuyển đổi góc ga thành tín hiệu điện
- ECU điều khiển trượt điều khiển phanh tái tạo
- ECM

9
- Pin HV
- ECU ắc quy, theo dõi tình trạng sạc của HV pin và điều khiển hoạt động của
quạt làm mát
- Service Plug, tắt mạch điện
- SMR (Rơle chính hệ thống) kết nối và ngắt kết nối mạch điện cao thế
- Pin phụ, lưu trữ 12V DC để điều khiển xe.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG:
3.1 Ưu, nhược điểm của hệ thống hỗn hợp:
Hệ thống truyền lực hỗn hợp xe hybrid có nhiều ưu điểm như tiết kiệm nhiên
liệu, giảm khí thải, vận hành êm ái. Tuy nhiên, xe hybrid cũng có một số nhược điểm
như giá thành cao, cấu tạo phức tạp, trọng lượng nặng.
3.2 Ưu điểm
Tiết kiệm nhiên liệu: Hệ thống truyền lực hỗn hợp giảm thiểu sự tiêu tốn nhiên
liệu, giúp bảo vệ môi trường.
Âm thanh vận hành yên tĩnh: Động cơ điện làm giảm tiếng ồn và rung lắc, tạo
trải nghiệm lái xe êm dịu và thoải mái.
Tác động ít đến môi trường: Giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường, thích
hợp với xu hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.


Cung cấp tính năng "start-stop" tự nhẹ nhàng.
Cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử trên xe an toàn.
Ít tiêu tốn nhiên liệu trong các điều kiện giao thông đô thị.

10
Giảm 50% tiêu thụ nhiên liệu so với ô tô sử dụng động cơ đốt trong thông
thường.
Nguyên nhân hệ thống truyền lực hỗn hợp trên ô tô Hybrid tiết kiệm nhiên liệu
50% so với ô tô sử dụng động cơ đốt trong thông thường vì:
Tận dụng năng lượng tái sinh.
Khởi động và di chuyển ở tốc độ thấp bằng động cơ điện.
Động cơ đốt trong tắt khi xe dừng.
Sử dụng động cơ đốt trong ở hiệu suất tối ưu.
Thiết kế theo kiểu khí động học, lốp xe, cách lái xe…
Đạt được việc giảm 80% khí thải so với các ô tô truyền thống.
Động cơ điện tận dụng năng lượng một cách hiệu quả, đạt hiệu suất 75%.

3.3 Nhược điểm


Cấu trúc phức tạp: kết hợp 2 động cơ xăng và điện, pin, bộ điều khiển, bộ biến
mô, đòi hỏi kỹ thuật cao.

11
Chi phí sản xuất cao: như pin, động cơ điện, bộ điều khiển đều có giá thành cao,
khiến giá xe hybrid cao hơn.
Bảo dưỡng phức tạp: đòi hỏi quy trình bảo dưỡng chuyên biệt, kỹ thuật cao và
cần thay thế như pin.
Trọng lượng nặng: ảnh hưởng đến hiệu suất nhiên liệu, khả năng vận hành của
xe.
Khả năng di chuyển có giới hạn: di chuyển trong phạm vi ngắn cần động cơ
xăng để tiếp tục vận hành, hạ tầng trạm sạc chưa phát triển mạnh.

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HỖN HỢP
4.1 Ô tô hybrid
Tiết kiệm nhiên liệu: Hệ thống hybrid cho phép sử dụng động cơ điện ở tốc độ
thấp, nơi động cơ đốt trong hoạt động kém hiệu quả nhất.
Hệ thống phanh tái sinh giúp chuyển đổi năng lượng từ phanh thành điện năng,
nạp lại cho ắc quy.
Giảm khí thải: Hệ thống hybrid giúp giảm lượng khí thải CO2 và các chất ô
nhiễm khác.
Xe hybrid có thể chạy hoàn toàn bằng điện ở tốc độ thấp, giúp giảm ô nhiễm
tiếng ồn.
Tăng hiệu suất: Hệ thống hybrid có thể cung cấp thêm công suất khi cần thiết,
ví dụ như khi tăng tốc hoặc leo dốc.
Hệ thống hybrid giúp cải thiện khả năng xử lý và độ ổn định của xe.
Ứng dụng đa năng: Hệ thống hybrid có thể được sử dụng cho nhiều loại xe
khác nhau, từ xe du lịch đến xe tải và xe buýt.

12
Hệ thống hybrid ngày càng phổ biến và được nhiều nhà sản xuất ô tô áp dụng.
Giảm ô nhiễm âm thanh: Với việc sử dụng động cơ điện, xe hybrid hoạt động
yên tĩnh hơn so với xe thông thường. Điều này giảm tiếng ồn và ô nhiễm âm thanh
trong môi trường.
4.2 Xe điện hybrid
Tiết kiệm nhiên liệu: HEV có thể tiết kiệm nhiên liệu từ 20% đến 30% so với
xe chạy bằng động cơ đốt trong truyền thống.
Giảm khí thải: HEV thải ra ít khí thải CO2 và các chất ô nhiễm khác hơn so với
xe chạy bằng động cơ đốt trong.
Hoạt động êm ái: HEV hoạt động êm ái hơn so với xe chạy bằng động cơ đốt
trong, đặc biệt là khi khởi động và chạy ở tốc độ thấp.
Tăng hiệu suất: HEV có thể tận dụng năng lượng tái tạo từ phanh để nạp pin,
giúp tăng hiệu suất tổng thể của xe.
Dễ lái: HEV dễ lái hơn so với xe điện hoàn toàn (EV) vì không cần lo lắng về
phạm vi hoạt động.
Phù hợp với nhiều điều kiện: HEV phù hợp với nhiều điều kiện lái xe khác
nhau, từ di chuyển trong thành phố đến di chuyển trên đường cao tốc.
Có nhiều lựa chọn: Có nhiều mẫu xe HEV khác nhau trên thị trường, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Hạ tầng phát triển: Hạ tầng trạm sạc cho xe điện ngày càng phát triển, giúp
việc sử dụng HEV thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, HEV cũng có một số nhược điểm như:
Giá thành cao: HEV thường có giá thành cao hơn so với xe chạy bằng động cơ
đốt trong.
Cấu tạo phức tạp: HEV có cấu tạo phức tạp hơn so với xe chạy bằng động cơ
đốt trong, do đó chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cũng cao hơn.
Trọng lượng nặng: HEV có trọng lượng nặng hơn so với xe chạy bằng động cơ
đốt trong, do đó hiệu suất vận hành có thể bị ảnh hưởng.
Phạm vi hoạt động bằng điện giới hạn: Phạm vi hoạt động bằng điện của HEV
giới hạn bởi dung lượng pin, do đó người lái cần phải nạp điện thường xuyên.

13
Nhìn chung, HEV là một lựa chọn tốt cho những người muốn tiết kiệm nhiên
liệu, giảm khí thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần cân
nhắc những nhược điểm của HEV trước khi quyết định mua xe.
Ứng dụng thực tế:
HEV được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Xe du lịch: HEV là lựa chọn phổ biến cho các gia đình, đặc biệt là những gia
đình thường xuyên di chuyển trong thành phố.
Xe tải: HEV được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong thành phố và trên
đường cao tốc.
Xe buýt: HEV được sử dụng để vận chuyển hành khách trong thành phố.
Xe taxi: HEV được sử dụng để cung cấp dịch vụ taxi.
HEV góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu khí thải nhà
kính.
Tương lai:
HEV được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Các nhà sản xuất ô tô
đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển HEV để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
HEV sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô điện.
4.3 Các ứng dụng khác của hệ thống truyền lực hỗn hợp
4.3.1 Xe tải:
Xe tải hạng nhẹ và hạng trung: Hệ thống hybrid có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu
và giảm khí thải, đặc biệt khi di chuyển trong thành phố với tốc độ thấp và thường
xuyên dừng/khởi động.
Xe tải hạng nặng: Hệ thống hybrid có thể hỗ trợ động cơ đốt trong khi tăng tốc
hoặc leo dốc, giúp cải thiện hiệu suất và giảm tiêu hao nhiên liệu.
4.3.2 Xe buýt:
Xe buýt nội thành: Hệ thống hybrid giúp giảm tiếng ồn và khí thải, mang lại lợi
ích cho môi trường và sức khỏe người dân.
Xe buýt liên tỉnh: Hệ thống hybrid giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng phạm vi hoạt
động, phù hợp cho những chuyến đi dài.

14
4.3.3 Tàu thuyền:
Tàu du lịch: Hệ thống hybrid giúp giảm tiếng ồn và rung động, mang lại trải
nghiệm êm ái hơn cho hành khách.
Tàu chở hàng: Hệ thống hybrid giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải, góp
phần bảo vệ môi trường biển.
4.3.4 Máy móc xây dựng:
Máy xúc: Hệ thống hybrid giúp giảm tiếng ồn và khí thải, đồng thời cải thiện
hiệu suất và độ chính xác của máy móc.
Máy ủi: Hệ thống hybrid giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng hiệu suất, phù hợp cho
các công việc đòi hỏi sức mạnh lớn.
4.4.5 Máy phát điện:
Máy phát điện dự phòng: Hệ thống hybrid giúp giảm tiếng ồn và khí thải, đảm
bảo nguồn điện dự phòng an toàn và thân thiện với môi trường.
Máy phát điện di động: Hệ thống hybrid giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng phạm
vi hoạt động, phù hợp cho những khu vực không có nguồn điện lưới.
CHƯƠNG V: THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
HỖN HỢP
5.1 Nhu cầu về xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường của xã hội:
Nhu cầu về xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường đang tăng lên do
lo ngại về biến đổi khí hậu và giá nhiên liệu tăng cao. HSH là một giải pháp lý tưởng
để đáp ứng nhu cầu này.
5.2 Sự phát triển của công nghệ pin:
Công nghệ pin đang phát triển nhanh chóng, giúp giảm chi phí và tăng phạm vi
hoạt động của xe điện. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của HSH, vì động cơ điện
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này.
5.3. Sự hỗ trợ của chính phủ:
Nhiều chính phủ đang đưa ra các ưu đãi và khuyến khích để thúc đẩy việc sử
dụng xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Điều này sẽ giúp hệ thống
truyền lực hỗn hợp trở nên cạnh tranh hơn so với xe chạy bằng động cơ đốt trong
truyền thống.
Tuy nhiên, cũng có một số thách thức cần phải thay đổi trước khi có thể đạt được
tiềm năng đầy đủ của mình. Một số thách thức bao gồm:

15
5.4 Giá thành cao:
Hiện có giá thành cao hơn so với xe chạy bằng động cơ đốt trong truyền thống.
5.5 .Hạ tầng hạn chế:
Hạ tầng cho xe điện, chẳng hạn như trạm sạc, vẫn còn hạn chế ở nhiều nơi trên
thế giới.
5.6. Nhận thức của người tiêu dùng:
Nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết nhiều về hệ thống truyền lực hỗn hợp và
những lợi ích của nó.
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Hệ thống truyền lực hỗn hợp là một công nghệ đầy tiềm năng cho ngành vận tải.
So với hệ thống truyền thống, hệ thống truyền lực hỗn hợp mang lại nhiều lợi ích như:
Hiệu suất vận hành cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.
Khả năng vận hành linh hoạt và êm ái hơn.
Tăng cường khả năng di chuyển trong môi trường đô thị.
Hệ thống truyền lực hỗn hợp là một giải pháp công nghệ tiên tiến mang lại nhiều
lợi ích cho môi trường, xã hội và kinh tế. Với những ưu điểm vượt trội, hệ thống
hybrid được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hệ thống truyền lực hỗn hợp là công nghệ tiên tiến với nhiều cải tiến so với hệ
thống truyền thống.
Phân tích hệ thống này giúp hiểu rõ nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và tiềm
năng phát triển.
Đề tài có thể khai thác nhiều hướng nghiên cứu mới mẻ và sáng tạo, ứng dụng
các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, học máy, v.v.
Nhìn chung, hệ thống truyền lực hỗn hợp được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ
trong những năm tới. Nhờ những ưu điểm về tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải và
hiệu suất vận hành, hệ thống sẽ trở thành một lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng
trong tương lai.

16
Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế như chi phí cao và phức tạp về mặt kỹ thuật.
6.2 Khuyến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển HTS để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và
đơn giản hóa thiết kế. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cần được triển khai để thúc đẩy
việc áp dụng HTS trong các phương tiện giao thông.
Qua bài tiểu luận này đã giúp cho em hiểu được thêm về lý thuyết cũng như kiến
thức về đề tài hệ thông truyền lực hỗn hợp như nguyên lý hoạt động, cấu tạo và ưu
nhược điểm của hệ thống. Cũng như giúp em củng cộ lại kiến thức trước khi đi thực
tập và cho tương lai sau này.
Trong quá trình thực hiện, em cũng đã tham khảo, tìm hiểu và thu thập những tài
liệu mà hãng công bố, và các tài liệu tham khảo được trên mạng để đảm bảo tính thực
tiền, chính xác của đề tài.
Do thời gian có hạn cũng như nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế nên em chưa
nghiên cứu chuyên sâu vào toàn bộ hệ thống điện thân xe. Nếu có thời gian, em sẽ tiếp
tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu chi tiết hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học Sao Đỏ. (2021, December 30). Hệ thống truyền lực ô tô hybrid hỗn hợp.
Khoa ô tô, trường Đại học Sao Đỏ. Retrieved March 23, 2024, from
http://oto.saodo.edu.vn/tin-moi/he-thong-truyen-luc-o-to-hybrid-hon-hop-432.html
Đại học Sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh. (2009). Hệ thống truyền lực trên ô tô.
TOYOTA. (n.d.). Toyota Việt Nam | Trang thông tin chính thức của hãng xe Toyota.
Retrieved March 23, 2024, from https://www.toyota.com.vn/
Duy Phạm. (n.d.). Xe hybrid: Cấu tạo, ưu nhược điểm, lưu ý khi sử dụng. Dân Chơi Ô
Tô. Retrieved March 23, 2024, from https://danchoioto.vn/xe-hybrid/

You might also like