Nguyễn Công Trứ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Công Trứ - tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn; ông là người yêu nước

thưong dân, tài năng nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn học, kinh tế đến chính trị và quân sự và là
người có nhân cách đáng quý trọng. Tính cách của ông tự do, phóng túng, có cá tính, có bản lĩnh, ngông
ngạo. Các sáng tác của NCT chủ yếu bằng chữ Nôm ở nhiều thể loại: hát nói, thơ, phú,…tập trung vào ba
chủ đề chính: chí nam nhi, triết lý sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc. Trong đó, hát nói được coi là thể
loại mà nhà thơ yêu thích nhất khi ông là người đầu tiên thành công đưa hát nói thành thể loại văn học
dân tộc. Sáng tác hát nói của ông thể hiện cốt cách của một tài tử cá tính, dám vượt lên khỏi những quy
tắc lễ giao phong kiến thông thường, “Bài ca ngất ngưởng” chính là một tác phẩm như thế. “Bài ca ngất
ngưởng như một lời tự thuật về cuộc đời từ lúc làm quan cho đến khi về hưu, khẳng định tài năng công
danh; qua đó thể hiện niềm tự hào cũng như bộc lộ phong cách sống phóng khoảng, vượt ra khỏi vòng
kiềm toả của NCT.

Được NCT sáng tác vào khoảng năm 1848, khi ông cáo quan về hưu, sống cuộc sống an nhàn,
“Bài ca ngất ngưởng” chính là sự tổng kết về cuộc đời của một con người, một nhân cách không giống ai
từ lúc làm quan cho đến khi về hưu, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài thơ
được viết ở thể hát nói, thuộc loại hát nói dôi khổ ( hát nói biến cách). Hát nói ( ca trù) là thể thơ nửa hát
nửa nói, có tính chất kể chuyện, phá cách so với thơ Đường luật, xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng cuối
TK XVI. Nhân đề “ngất ngưởng” của bài thơ được nhắc đi nhắc lại 4 lần. “Ngất ngưởng” là một từ láy
tượng hình với nghĩa đen chỉ một người- vật nào đó có chiều cao cao hơn so vớ người khác, sự vất đó
chông chênh, bất ổn định, nghiêng ngả trực đổ những lại không đổ. Bên cạnh đó nó còn hàm ý chỉ tư thế,
thái độ sống khác người, tự coi mình hơn người, thể hiện phong cách sống tự do không theo khuôn khổ.
Nhan đề đã khẳng định thái độ sống dựa trên sự nhận thức rõ về tài năng, cá tính của bản thân.
 6 câu đầu:
Trước hết, sự ngất ngưởng khi làm quan đã đưọc tác giả thể hiện rõ qua 6 câu thơ đầu bài thoe.
NCT đã mở đầu bài thơ bằng câu thơ chữ Hán mang tính tuyên ngôn, thể hiện chí làm trai:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”.
NCT đề cao vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với đất trời, ông luôn quan niệm rằng mọi việc trong đất
trời, vũ trụ này đều là phận sự của mình. Câu thơ chữ Hán đề cao vai trò của kẻ sĩ, thể hiện tư tưởng tiến
bộ, vượt ra ngoài khuôn khổ để khẳng định mình, vô cùng cá tính. Nhà thơ tự cho rằng mình có vai trò
quan trọng sánh ngang với trời đất, mội việc trong trời đất ông đều có thể nhúng tay vào.

Sự tài giỏi ấy càng làm ông thêm tự tin, kiêu hãnh:


“ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”.
Cách xưng tên “ônh Hi Văn” - gọi dích danh tên tuổi của mình đã thể hiện sự tự tin đầy kiêu hãnh
của tác giả, ông tự cho mình là “tài bộ”, tự khẳng định tài năng của bản thân. Cụm từ “Đã vào
lồng” cho thấy NCT coi việc làm quan như là bị giam hãm ở trong lồng, mất đi sự tự do, vô cùng tù
túng, gò bó. Thế nhưng ông vẫn tự nguyện dấn thân làm quan, không phải là để kiếm công danh
mà để thể hiện trách nhiệm của một kẻ sĩ, đem tài năng và sự nhiệt huyết của mình để cống hiến
cho nhân dân, đất nước.

Nhà thơ tự ý thức được tài năng của mình, ông biết mình là người vô cùng tài giỏi:
“ Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ Đại tướng
. Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.
NCT vô cùng tài năng, xuất chúng, ông sở hưu cho mình cả tài văn chương: thi thủ khoa lẫn tài dùng
binh: thao lược. Khoa danh vị của ông hơn nguời, thay đổi chức vị liên tục: từ Tham tán - chức quan
trông coi việc quân dưới quyền viên tướng, đến Tổng đốc- chức quan đứng đầu bộ máy cai trị của một
tỉnh, rồi Phủ doãn- chức quan đứng dầu một tỉnh, và Đại tướng- chức quan đứng đầu trong quân đội. Ông
là một người văn võ song toàn, hào khí anh hungf không kém cạnh ai. Phong cách chơi ngông của ông
dựa trên tài năng và thành công sự nghiệp; đằng sau sự khoe khoang công danh ấy là sự ý thức rõ ràng về
tài năng của bản thân.
 Nghệ thuật:
- Nhiều ngôn từ chữ Hán mang sắc thái trang trọng
- Điệp ngữ, liệt kê  nhất mạnh tài năng, danh vị nhấn mạnh nhân cách con người
- Cách xưung tên, phô danh  thái độ tự tin, khinh đời, coi mk hơn người  pc chơi
ngông dựa trên tài năng và sự nghiệp.
 10 câu tiếp
Khi về hưu, NCT cũng thể hiện sự ngất ngưởng của mình, sự ngất ngưởng ấy được thể hiện rõ
qua mười câu thơ tiếp theo. Về hưu rồi, NCT thường làm những hành động kì lạ, có phần trái khoáy;
những việc làm ấy đã thể hiện rõ phong cách sống tự do, phóng túng, ngông ngạo của ông:
“Độ môn cải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
. Kìa núi nọ phau phau mây trắng
. Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
. Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì
. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.
Thay vì cuỡi ngựa, nhà thơ đã cưỡi bò vàng và đeo đạc ngựa cho bò vàng, không những vậy mà ông còn
đề thơ vào mo cau rồi che phần dưới đuôi của bò; việc làm này ngụ ý chế giễu những kẻ đời thích rêu rao,
thị phi. Về hưu rồi, NCT từ một “tay kiếm cung” tài ba xuất chúng chuyển đổi cuộc đời sang “từ bi”, tận
hưởng cuộc sống an nhàn, đi thăm thú du ngoạn cảnh đẹp khắo đất nước “núi nọ trắng phau phau”.
Không dừng lại ở đó, ông len chùa còn mang theo cả cô đẩu “gót tiên đủng đỉnh”; chùa vốn là nơi linh
thiêng, không vướng bụi trần, việc mang đào hát lên chùa với nhiều người được coi là tối kị và không
được phép; nhưng với một NCT ngông ngạo, cá tính thì lại khác, đến bụt cũng nực cười vì việc làm của
ông. Việc làm của ông thật kì lạ, có phần trái khoáy, đôi khi trêu ngươi người khác; đây chính là sự ngất
ngưởng, coi mình hơn người dựa vào tài năng của mình. Thi nhân cũng thể hiện rõ quan niệm sống
nhàn nhã, tự do của mình khi về hưu:
“ Được mất dương dương người thái thượng
. khen chê phơi phới ngọn đông phong
. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
. Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Các từ ngữ “ca”,”tửu”,”cắc”, “tùng” cho thấy cuộc sống vui tươi, thú vị; điệp từ “ khi lặp lại bốn
lần đã tạo nên sự vui vẻ triền miên cho người đọc. Nhà thơ không phải Phật, không phái Tiên, sống
không vướng bụi, thoát tục, không giống ai. Được mất, khen chê ở đời, nhà thơ đều không bận tâm,
vẫn vui phơi phới như người thái thượng, mọi đàm tếu thị phi đều bỏ ngoài tai. Đây là quan niệm
sống hết mình với cuộc đời, làm điều mà mình thích, khinh đời, coi mình hơn người.
 3 câu cuối:
kết lại bài thơ là sự tổng kết lại cuộc đời của NCT:
“ Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn Phú
. Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
. Trong chiều ai ngất ngưởng như ông”.
Nhà thơ đã sử dụng một loại các điển cố, ví mình nang hàng với các vị tướng Trung Quốc tài năng, hiển
hách nhằm đề cao tài năng cũng như khẳng định sự trung thành của mình (vẹn đạo sơ chung). Câu thơ
cuối khẳng định NCT là một bề tôi trung quân ái quốc, thể hiện sự tự hào về lối sống thẳng thắn không
khôm lưng quỳ gối. Câu thơ cuối như một lời khẳng định và thách thức cả triều đình rằng trong triều
không có ai bằng ông về cả tài năng lẫn nhân cách.

Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” đã thể hiện một quan điểm sống đầy mới lạ, táo bạo mà ở đó, con người
không bị ràng buộc bởi những lễ giáo phức tạp, mà được tự do, được sống đúng với bản thân, sống đúng
với cá tính của mình. Đọc bài thơ, ta thấy thêm cảm phục những người nam nhi đã cống hiến hết mình
cho đất nước trong thời kì phong kiến, cũng thấy trân trọng thêm thái độ và tinh thần của tác giả đối với
cuộc đời.

You might also like