Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên : Đàm Hoàng Phương Thảo

MSSV: 2311710090
Lớp: TRI114 2.6

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


 Mối liên hệ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
 Có nhiều loại liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung nhất. Đây là đối tượng
nghiên cứu của phép biện chứng
 Mối liên hệ phổ biến: là mối liên hệ chung nhất giữa các sự vật, hiện tượng
của toàn bộ thế giới khách quan (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy).
VD: mối liên hệ cha con, mối liên hệ giữa cung và cầu.
*Tính chất của sự phổ biến
 Tính khách quan
ví dụ : Một cái cây muốn tồn tại phát triển thì có mối liên hệ với nước, ánh sáng,
độ ẩm, không khí và chính trong bản thân cái cây cũng có mối liên hệ với nhau qua
quá trình trao đổi chất và những cái mối liên hệ ấy thì không do con người tạo nên.
Nếu cái cây ấy tách rời ra khỏi những mối liên hệ ấy thì cây không thể phát triển
không vận động, không tồn tại
 Tính phổ biến
Ví dụ: Trong tự nhiên thì động vật và thực vật có mối liên hệ với nhau, trong nền
kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục ở một địa phương hay quốc gia đều có
mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau
 Tính đa dạng phong phú
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con người và tự nhiên thì khác nhau, hay động vật với
động vật cũng khác nhau, hay là mối liên hệ chính trị kinh tế của mỗi nước khác
nhau thì khác nhau.

2. Nguyên lý về sự phát triển


 Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao
hơn.
 Phân biệt phát triển với vận động: Khái niệm vận động rộng hơn khái niệm
phát triển.
Vận động có nhiều khuynh hướng khác nhau, có vận động theo chiều hướng đi lên,
có vận động thụt lùi, có vận động theo vòng tuần hoàn, khép kín. Nhưng chỉ có vận
động tiến lên mới được coi là phát triển. Như vậy, phát triển không phải là bản
thân sự vận động. Phát triển là một trường hợp của vận động, đó là sự vận động đi
lên, làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ thay thế cái cũ, cái lạc hậu
*Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có
con người nhưng nó vẫn phát triển.
- Tính phổ biến
VD 1: sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội cộng sản nguyên thủy ->
chiếm hữu nô lệ -> phong kiến ->tư bản chủ nghĩa -> cộng sản chủ nghĩa
2. Sự phát triển của cơ thể con người từ bé tới khi trưởng thành, sự phát triển
của động thực vật…)
- Tính kế thừa
Ví dụ:
1. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là kế thừa của các thành tựu đã có của chế độ
trước đó mà trực tiếp là của tư bản chủ nghĩa
2. hình thành được đường lối, tư tưởng HCM đã được kế thừa ít nhiều từ
văn hóa Phương Đông và Phương Tây.
3. Sự ra đời của học thuyết Mác dựa trên 3 tiên đề lý luận
- Tính đa dạng, phong phú: sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực nhưng mỗi sự
vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau tính đa dạng phụ thuộc
vào không gian, thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó…
Ví dụ: 1. Sự phát triển nền kinh tế của 2 quốc gia khác nhau là khác nhau hoàn
toàn hay sự phát triển của 1 quốc ra từ thế kỉ này sang thế kỉ khác cũng khác nhau
2. đứa trẻ khác nhau về điều kiện sống, phương pháp giáo dục sẽ có tư duy, nhận
thức hoàn toàn khác nhau
3. Động vật dù có cùng 1 mẹ sinh ra nhưng lớn lên trong môi trường khác nhau
cũng có sự phát triển khác nhau…
Ngoài ra có cả tính phức tạp: phát triển không theo một đường lối thẳng
tắp đơn giản, không theo vòng tròn khép kín, mà nó biển hiện phức tạp,
có khi quanh co theo đường xoắn ốc)

You might also like