câu hỏi f

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1 : Sự cạnh tranh giữa những người lao động ảnh hưởng gì tới giá trị hàng hóa

sức lao động?


Khi có sự cạnh tranh giữa người lao động, đặc biệt là trong những ngành nghề có nhiều ứng viên,
người lao động cần phải nỗ lực để nâng cao chất lượng, kỹ năng, và chuyên môn của mình( Người lao
động đạt được giá trị cao hơn thông qua sự cạnh tranh này. Sự cạnh tranh cũng khuyến khích người lao
động phát triển khả năng chuyển đổi và thích ứng nhanh chóng với biến động của thị trường lao động.
Những người có khả năng chuyển đổi linh hoạt sẽ dễ dàng thích ứng với nhu cầu mới và duy trì hoặc
tăng giá trị của mình.

Câu 2 : Nếu nhà tư bản trả đúng giá trị sức lao động cho người công nhân thì họ có còn giá trị thặng dư
nữa không? Và nhà tư bản có bị coi là bóc lột nữa không?
Ta thấy rằng giá trị giá trị của hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của toàn bộ tư liệu sinh hoạt
dùng để tái sản xuất sức lao động của người công nhân và con cái anh ta. Nhà tư bản trả công cho
người công nhân tối thiểu phải đủ để tái sản xuất sức lao động. Khi đó tiền công là tư bản khả biến.
Bên cạnh đó, sức lao động là hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng có thể tạo ra giá trị
thặng dư có giá trị sử dụng lớn hơn nó. Vì vậy, khi nhà tư bản trả công đúng với giá trị sức lao động thì
vẫn thu được GTTD. Điều đó cho thấy tư bản vẫn bóc lột GTTD của người công nhân.

Câu 3: Một công ty chuyên lắp ráp xe đạp để bán. Công ty phải mua nguyên vật liệu và các phụ tùng ở
điều kiện cung vượt cầu (mua thấp hơn giá trị). Sau đó họ lắp ráp xe đạp xong bán đi với giá bằng chi
phí sản xuất, vậy công ty lắp xe đạp có bóc lột công nhân hay không?
Trong quá trình sản xuất, người tư bản sẽ phải bỏ tiền ra để đầu tư. Một là đầu tư máy móc, thiết bị,...
Hai là mua hàng hóa sức lao động. Sau quá trình sản xuất nhà tư bản sẽ thu được giá trị của hàng hóa.
Ở đây GTTD sinh ra từ hàng hóa sức lao động chứ không phải từ máy móc, thiết bị. Từ đó ta thấy dù
công ty có mua nguyên liệu phụ tùng thấp hơn giá trị thì điều này cũng không liên quan đến việc bóc
lột giá trị thặng dư

Câu 4 : Từ nội dung lý luận về hàng hóa sức lao động, hãy nêu giải pháp để nâng cao chất lượng của
hàng hóa sức lao động Việt Nam trên thị trường sức lao động.
-Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về mọi trình độ tay nghề về mọi mặt cho người lao động, tạo cho họ
tính tự giác, sáng tạo trong lao động. Đồng thời tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đó với nhiều hình
thức khác nhau.
- Cần giáo dục cho mọi người thái độ yêu quý, tự giác, kỉ luật lao động, loại bỏ thói lười biếng ỷ lại và
khuyến khích mọi người chủ động tìm tòi việc làm cho mình.
- Cần chú trọng đến công tác chăm lo các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người lao động, chú
trọng đến chính sách tiền lương và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
- Thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động bằng việc phát triển hệ thống thông tin, giới thiệu việc
làm, tăng cường, củng cố nâng cao quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động. - Hoàn thiện
hệ thống pháp luật và bộ máy quản lí có hiệu quả hơn, thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh
tế, cụ thể, giảm tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Câu 5 : Thách thức và Cơ Hội trong thời đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa của hàng hoá sức lao
động ?
1.Thách Thức:
-Mất Việc Do Tự Động Hóa: Sự tiến bộ về tự động hóa có thể dẫn đến mất việc làm cho nhiều người
lao động trong ngành sản xuất.
-Áp Lực Tăng Cường Sự Cạnh Tranh Toàn Cầu: Toàn cầu hóa tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, đặc
biệt là từ nguồn nhân lực giá rẻ ở các quốc gia đang phát triển. Người lao động ở các nước phát triển có
thể phải đối mặt với sự cạnh tranh với lao động từ các quốc gia có chi phí lao động thấp.
-Khả Năng Chênh Lệch Về Kỹ Năng và Trình Độ: Nguy cơ chênh lệch về kỹ năng và trình độ giữa các
công nhân, đặc biệt là giữa công nhân không có kỹ năng đặc biệt và những người có kỹ năng cao, có
thể tăng lên.
2.Cơ Hội:
-Tăng Cường Hiệu Suất và Năng Suất: Công nghiệp hóa và tự động hóa có thể tăng cường hiệu
suất ,năng suất trong quá trình sản xuất hàng hoá sức lao động và tối ưu hóa chi phí và cung cấp sản
phẩm với chất lượng cao hơn.
-Thị Trường Toàn Cầu Mở Rộng: Toàn cầu hóa mở ra cơ hội để tiếp cận thị trường toàn cầu và mở
rộng quy mô kinh doanh.
-Cơ Hội Đào Tạo và Phát Triển Kỹ Năng: Thách thức về chênh lệch kỹ năng cũng tạo ra cơ hội để đào
tạo và phát triển kỹ năng cho lao động. Chính phủ và doanh nghiệp có thể đầu tư vào chương trình đào
tạo để làm cho lao động trở nên có kỹ năng cao và đáp ứng được yêu cầu thị trường.
-Chính Sách Lao Động và Bảo Vệ Người Lao Động: Chính phủ có thể thúc đẩy các chính sách để đảm
bảo quyền lợi và điều kiện làm việc công bằng cho người lao động.
-Tạo Ra Cơ Hội cho Ngành Nghề Mới: Thời đại công nghiệp hóa có thể tạo ra cơ hội cho sự đổi mới
và sự xuất hiện của các ngành nghề mới.

Câu 6: Nếu một quốc gia chỉ xoay quanh sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư thì xã hội và
kinh tế có phát triển như thế nào?
Về kinh tế: tạo ra một lượng lớn giá trị thặng dư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia, giúp
tăng thu nhập, cải thiện đời sống
Tạo ra nhiều thì có thể tích lũy GTTD có thể dùng để đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công
Tạo nhiều việc làm: tạo ra nhiều việc làm, nhiều ngành nghề mới tạo ra cơ hội, điều kiện
cho người lao động tiếp cận, tăng thu nhập cá nhân
Về xã hội: Nếu không chú ý cân nhắc phát triển công bằng, bền vững và không có những chính sách về
quyền lợi để hỗ trợ và bảo vệ người lao động thì sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, mất cân bằng xã hội,
phân chia giàu-nghèo sâu sắc, mất an toàn trong lao động, công nhân bị bóc lột nặng nề. Việc sản xuất
sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm, sức khỏe người lao động bị ảnh
hưởng.
Câu 7 : Nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị mới và thuộc về nhà tư bản. Điều này
có tạo ra sự bất công cho người lao động hay không?
- Nhà tư bản và người chỗ sức lao động thực hiện mua bán hàng hóa sức lao động với thỏa thuận về
thời gian làm việc, điều kiện làm việc và mức tiền công. Hai bên làm đúng những thỏa thuận như đã
cam kết. Nhà tư bản thu được giá trị thặng dư là hợp lý và không có mất công gì đối với người bán sức
lao động.
-Max cũng từng viết giá trị do việc tiêu dùng sức lao động trong một ngày tạo ra sẽ gấp đôi giá trị hằng
ngày của bản thân sức lao động đó tình hình ấy chỉ là một điều may mắn đặc biệt cho người mua chứ
không phải là một sự bất công đối với người bán
Đúng, nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động để tạo ra giá trị mới thông qua quá trình sản xuất. Giá
trị thặng dư là sự khác biệt giữa giá trị lao động mà người lao động tạo ra và mức lương mà họ nhận
được. Giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản và là nguồn lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, quan điểm về sự
bất công này có thể khác nhau. Một số người cho rằng việc nhà tư bản sở hữu giá trị thặng dư là hợp lý
vì họ đầu tư vốn và họ cũng cung cấp việc làm và cơ hội phát triển kinh tế

Câu 8: Phân tích tại sao nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị (nguyên tắc ngang giá) và
không có sự bất công cho người bán mà vẫn được coi là bóc lột sức lao động làm thuê?
- Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư phải dựa trên nguyên tắc mua bán, trao đổi hàng hóa. Những
quy luật chung của trao đổi hàng hóa không hề vi phạm, vật ngang giá được trao đổi với vật ngang giá,
với tư cách là người mua, nhà tư bản đã mua từng hàng hóa theo đúng giá trị của nó.
- Mặt khác, nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó và
thuộc về nhà tư bản, điều này không mất công gì cho người bán - người lao động, nhưng điều kiện làm
việc gọi là hợp pháp đến giữa thế kỷ 19 đồng nghĩa với sự bóc lột sức lao động
+Trẻ em 9 tuổi đã vào công xưởng làm việc thay vì đến trường
+ Ngày lao động: Luật công xưởng nước Anh 1833 (15h/ngày), 1847-1848 (12h/ngày), 1850
(10h/ngày). đến năm 1886 mới áp dụng ngày làm việc 08h đầu tiên tại Hoa Kỳ
+ Tiền công rẻ mạt, giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản
Một số lý do giải thích tại sao nhà tư bản có thể mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị và vẫn được
xem là bóc lột sức lao động làm thuê theo giá trị thặng dư bao gồm:
1. Nhà tư bản sở hữu các phương tiện sản xuất và có quyền kiểm soát quy trình sản xuất. Họ có thể
quyết định cách thức tổ chức công việc, thời gian làm việc và điều kiện lao động. Điều này có thể dẫn
đến việc áp đặt áp lực và khả năng kiểm soát lợi nhuận, gây ra sự bất công cho người lao động.
2. Người lao động thường không có quyền đàm phán mạnh mẽ về mức lương và điều kiện làm việc.
Họ thường phải chấp nhận mức lương được đề xuất bởi nhà tuyển dụng và không có sự lựa chọn thay
thế. Điều này có thể dẫn đến việc người lao động không nhận được giá trị công bằng cho sức lao động
của mình.
3. Sự khác biệt về quyền lợi và quyền sở hữu: Trong một hệ thống tư bản, nhà tư bản sở hữu các
phương tiện sản xuất và có quyền lợi kinh tế cao hơn so với người lao động. Điều này có thể dẫn đến
việc sự khác biệt về quyền lợi và quyền sở hữu, khiến người lao động cảm thấy bị bóc lột và không
công bằng.
4. Sự chênh lệch về quyền lực: Nhà tư bản thường có quyền lực và ảnh hưởng lớn hơn so với người lao
động. Điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch về quyền lực trong quan hệ lao động, khiến người lao
động khó có thể bảo vệ quyền lợi và đòi hỏi công bằng
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nô lệ có được coi là hàng hóa sức lao động không? Giải thích.

Nô lệ không được coi là hàng hóa sức lao động vì đã vi phạm điều kiện 1 đó là người lao động được tự
do về thân thể, nghĩa là phải do chính họ bán sức lao động của mình nhưng trong xã hội chiếm hữu nô
lệ, mạng sống, sức lao động của người nô lệ thuộc về chủ nô, nên họ không có quyền tự bán sức lao
động ( làm thuê) cho bất kỳ ai họ muốn.
Câu 9: Việc áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất sẽ giảm thời gian lao động tất yếu tăng sản xuất giá
trị thặng dư. Như vậy, có thể nói rằng, thiết bị máy móc đó tạo ra giá trị thặng dư không? Vì sao?
Máy móc không tạo ra giá trị thặng dư
Vì: bản thân máy móc chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong xã hội, nó được chế tạo, sản xuất, điều
khiển bởi con người nhằm mục đích giảm thời gian lao động tất yếu, giảm chi phí lao động và tăng
hiệu suất sản xuất. Từ đó, giúp tạo ra nhiều giá trị thặng dư. Nếu tách ra khỏi người lao động máy móc
cũng không thể hoạt động được và không thể tạo ra giá trị. Bản thân nó không tự tạo ra GTTD, là điều
kiện cần thiết để cho quá trình sản xuất GTTD diến ra dễ dàng
Câu 10: Những nước phát triển trên thế giới đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư như thế
nào để họ có thể giàu lên nhanh chóng như vậy?
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Những nước này đã tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như đường
cao tốc, bến cảng, sân bay, hệ thống điện, nước và viễn thông. Điều này giúp tạo thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh, giao thương và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Nâng cao năng lực sản xuất: Những nước phát triển đã tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất
của mình để tiếp cận các thị trường quốc tế. Điều này thường được thực hiện thông qua việc đầu tư vào
công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị thặng dư.
Đẩy mạnh xuất khẩu: Những nước phát triển thường áp dụng chiến lược xuất khẩu để tăng trưởng kinh
tế. Bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư vào công nghiệp chế biến và gia công, họ có thể tạo
ra giá trị thặng dư lớn từ việc tiêu thụ nhu cầu của thị trường quốc tế.
Hỗ trợ đối tác kinh tế: Các nước phát triển rất chú trọng vào việc hỗ trợ đối tác kinh tế như đầu tư trực
tiếp nước ngoài, phát triển quan hệ thương mại, và hợp tác với các công ty đa quốc gia để tận dụng tri
thức và công nghệ tiên tiến từ các nước khác.
Tuy nhiên, việc giàu lên nhanh chóng không chỉ phụ thuộc vào việc áp dụng phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như chính sách kinh tế, giáo dục, đổi mới công
nghệ, hạ tầng xã hội và văn hóa kinh doanh và con người.

You might also like