Câu hỏi ôn tập KTCT Mác-Lênin (ĐHH)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

Câu hỏi 1: Phân tích đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính
trị Mác - Lênin.

Câu hỏi 2: Thế nào là hàng hóa ? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa.

Câu hỏi 3: Phân tích lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa.

Câu hỏi 4: Trình bày nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị.
Câu hỏi 5: Sức lao động là gì ? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
*Khái niệm sức lao động:
- Sức lđ hay năng lực lđ là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ
thể, trong một con người đang sống và người đó đem ra để vận dụng trong khi sx tạo ra
gtr sử dụng nào đó.
- Tuy nhiên ko phải sức lđ nào cx là hàng hoá, sức lđ trở thành hàng hoá khi có những
điều kiện nhất định, đó là:
+ Thứ nhất, người lđ được tự do về thân thể
+ Thứ hai, người lđ ko có đủ tư liệu sx cần thiết để tự kết hợp với sức lđ của bản
thân để sx tạo ra hàng hoá buôn bán, họ buộc phải bán sức lđ
*Hai thuộc tính của hàng hoá sức lđ:
-Gtr:
+ Gtr của hàng hoá sức ld cũng do thời gian lao động xh cần thiết để sx và tái sx
sức lđ quyết định
+ Gtr của hàng hoá sức lđ được đo lường gián tiếp thông qua lượng gtr của các tư
liệu sinh hoạt cần thiết để sx và tái sx sức lđ.
+ Cấu thành gt của hàng hoá sức lđ bao gồm: gtr của tư liệu sinh hoạt cần thiết
( vật chất và tinh thần) để sx và tái sx sức lđ, phí tổn đào tạo người lao động, gtr của tư
liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lđ.
-Gtr sử dụng:
+Cũng giống như các hàng hoá khác, hàng hoá sức lđ đều có công dụng là thoả
mãn nhu cầu của ng mua hàng.
+ Tuy nhiên có điểm khác với các hàng hoá khác là gtr sử dụng của hàng hoá sức
lđ chỉ được thể hiện ra trong qt tiêu dùng sức lđ, tức là trong qtr lđ của người công nhân
+ Hàng hoá sức lđ là hàng hoá đặc biệt, nó mang yếu tố về tinh thần và yếu tố về
lịch sử. Gtr sử dụng của hàng hoá sức lđ có tính năng đặc biệt khác với các hàng hoá
thông thường là khi sử dụng nó, ko những gtr của nó được bảo tồn mà còn tạo ra một
lượng gtr lớn hơn gtr của bản thân nó
+ Gtr sử dụng của hàng hoá sức lđ là chìa khoá chỉ ra nguồn gốc của gtr lớn hơn
đó là do đâu mà có
Câu hỏi 6: Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Để có nhiều gtr thặng dư thì cần có những ppsx nhất định, C.Mác chỉ ra nhà
tư bản đã sử dụng 2 phương pháp chủ yếu đó là: ppsxgtr thặng dư tuyệt đối và
ppsxgtr thặng dư tương đối.
*Phương pháp sx gtr thặng dư tuyệt đối:
- Gtr thặng dư tuyệt đối là gtr thặng dư có được do kéo dài ngày lao động vượt quá
thời gian lđ tất yếu, trong khi năng suất lđ, gtr sức lđ và thời gian lđ tất yếu ko thay
đổ.Vd:
- Trong nền kte thị trường, để có nhiều gtr thặng dư những người mua hàng hoá sức
lđ luôn tìm đủ mọi cách để kéo dài ngày lđ hoặc tăng cường độ lđ. Trong khi đó
ngày lđ lại bị g.hạn bởi ngày tự nhiên ( 24h) và bị g.hạn bởi những hđ sinh lý của
ng lđ ( thời gian ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, phục hồi sức ld, giải trí…) nên ngày lđ ko
thể kéo dài bằng ngày tự nhiên và tăng cường độ lđ vượt ra vô tận quá sức chịu
đựng của ng lđ. Trong phạm vi g.hạn nói trên, độ dài ngày lđ là đại lượng ko cố
định và có nhiều mức khác nhau. Do đó độ dài ngày lao động được quy định bởi
các công nhân đấu tranh đòi rút ngắn ngày lđ. Cuộc đấu tranh của gcap công nhân
và gcap tư bản dựa trên cơ sở sự tương quan lực lượng ở từng gđoạn lịch sử khác
nhau quyết định nên. Và cuộc đấu tranh của gcap công nhân đã quyết định độ dài
ngày lđ tiêu chuẩn là 8 tiếng một ngày đã kéo dài hàng ngàn thế kỷ. Như vậy, về
mặt kinh tế, độ dài ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng
không thể vượt quá sức chịu đựng về thể chất và tinh thần của người lao động.
- Trong gđoạn CNTB bắt đầu phát triển, kỹ thuật còn kém thì phương pháp chủ yếu
được các nhà tư bản sdung là ppsxgtr thặng dư tuyệt đối.
*Phương pháp sx gtr thặng dư tương đối:
- Gtr thặng dư tương đối là gtr thặng dư có được nhờ việc rút ngắn thời gian ld tất
yếu, do đó kéo dài thời gian lđ thặng dư trong khi ngày ld ko thay đổi hoặc thậm
chí rút ngắn. Vd:
- Để hạ thấp gtr sức lđ cần phải giảm gtr của các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần
thiết để tái sx sức lđ thông qua việc tăng năng suất lđ của các ngành sx ra tư liệu
sinh hoạt và các ngành sx ra tư liệu sx để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó. Việc cải
tạo, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất ld, giảm gtr cá biệt thấp hơn so với gtr của xh
đã giúp thu lại gtr thặng dư tương đối vượt trội hơn so với các người sx khác, đó
gọi là gtr thặng dư siêu ngạch. Gtr thặng dư siêu ngạch là gtr thặng dư có được nhờ
tăng năng suất lđ cá biệt, làm cho gtr lđ cá biệt của hàng hoá thấp hơn so với gtr thị
thường. Gtr thặng dư siêu ngạch nếu xét trên từng xí nghiệp thì chỉ là hiện tượng
tạm thời còn xét trên phạm vi xh tư bản thì nó luôn tồn tại. Gtr thặng dư siêu ngạch
còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ để các nhà tư bản đẩy mạnh, tăng cường đổi
mới, cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất lđ. Gtr thặng dư siêu ngạch chỉ là một hình
thức biến tướng của gt thặng dư tương đối, bởi chúng có những đặc điểm giống và
khác nhau như sau: Về mặt giống nhau thì cả hay đều dựa trên cơ sở tăng năng suất
lao động. Còn về mặt khác nhau thì gtr thặng dư tương đối dựa vào việc tăng năng
suất lđ xh còn gtr thặng dư siêu ngạch lại dựa vào việc tăng năng suất lđ cá biệt. Gtr
thặng dư tương đối có được do giảm gtr ld xh còn gtr thặng dư siêu ngạch có được
do giảm gtr lđ cá biệt thấp hơn gtr xh. Gtr thặng dư tương đối hầu hết do các nhà tư
bản nắm và thu lợi còn gtr thặng dư siêu ngạch thì chỉ do các nhà tư bản có cải tiến
về kỹ thuật, có kỹ thuật tiên tiến thu được, nắm giữ.
- Trong gđoạn CNTB đã phát triển mạnh mẽ, có cãi tiến lớn về mặt kỹ thuật thì pp
sdung chủ yếu của các nhà tư bản đó là ppsxgtr thặng dư tương đối.

Câu hỏi 7: Thế nào là tích lũy tư bản ? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quy mô tích lũy tư bản.

* Tích luỹ tư bản:

-Khái niệm: tích luỹ tư bản là tư bản hoá gtr thặng dư

-Bản chất: bản chất của tích luỹ tư bản là qtrinh tái sx mở rộng TBCN thông qua
việc biến một phần gtr thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sx kinh
doanh bằng việc mua thêm hàng hoá sức ld, mở mang nhà xưởng, mua nguyên vật
liệu, đầu tư, trang bị thêm thiết máy móc thiết bị.

-Nguồn gốc: Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là gtr thặng dư.

* Những ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản:

- Thứ nhất, nâng cao tỷ suất gtr thặng dư

+ Tỷ suất gtr thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề tăng quy mô gtr thặng dư, do đó tạo
điều kiện tăng quy mô tích luỹ tư bản
+ Để nâng cao tỷ suất gtr thặng dư các nhà tư bản ngoài sử dụng ppsxgtr
thặng dư tuyệt đối và ppsxgtr thặng dư tương đối thì còn có thể sd biện pháp cắt
xén bớt tiền công, tăng ca kíp..

- Thứ hai, nâng cao năng suất lđ

+ NSLD tăng lên thì kéo theo giá cả tư liệu sx và tư liệu tiêu dùng sẽ giảm.
Sự giảm này dẫn đến lượng gtr thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể
chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sx và sức lđ phụ thêm nhiều hơn trước

- Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc

+ Sdung hiệu quả máy móc là sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng. Trong đó tư bản sử dụng là khối lượng gtr những tư liệu ld mà toàn bộ
quy mô hiện vật của chúng đều được hoạt động trong qtr sx sản phẩm. Còn tư bản
tiêu dùng là phần gtr những tư liệu ld ấy được chuyển vào sp theo từng chu kì dưới
dạng khấu hao.

+ trong qt sx, tư liệu lđ ( máy móc, thiết bị ) tham gia toàn bộ vào qtr sx,
nhưng gtr của giảm dần bị khấu hao từng phần. hệ quả, mặc dù đã bị mất dần gtr
nhưng tính năng hoạt động của máy móc vẫn giữ nguyên như cũ và được xem như
là sự phục vụ không công. Máy móc càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa tư bản sd
và tư bản tiêu dùng càng lớn

- Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước

+ khối lượng tư bản đầu tư càng lớn làm cho khối lg gtr thặng dư càng lớn,
tạo tiền đề tăng quy mô tích luỹ ( trong đk trình độ bóc lột ko tđổi)

+đại lg của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn tạo đk
cho khối lg gtr thặng dư thu đc càng nhiều ,càng tạo đk tăng thêm quy mô tích luỹ
tư bản
Câu hỏi 8: Thế nào là tích tụ tư bản và tập trung tư bản ? Phân tích sự giống
nhau và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Nêu ý nghĩa của
việc nghiên cứu vấn đề này.

* Khái niệm:

- Tích tự tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng việc tư bản hoá gtr
thặng dư trong xí nghiệp nào đó, đây là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản. Vd: Tư
bản A: năm 1 quy mô 100000$, năm 2 quy mô 150000$, năm 3 quy mô 200000$

- Tập trung tư bản là sự tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng việc hợp nhất các tư
bản cá biệt có sẳn trong xh lại thành tư bản cá biệt lớn hơn. Vd: Tư bản A 100000$
+ tư bản B 100000$ + tư bản C 100000 = Tư bản D 300000$

* Sự giống nhau và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản

- Giống nhau:

+ đều tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt. từ đó làm cho sức mạnh của các
nhà tư bản tăng thêm, nhà tư bản thu có thể thu được gtr thặng dư

+ đều tăng cường sự bốc lộ của các nhà tư bản với lao động làm thuê, tăng sự
thống trị của gcap tư sản với gcap vô sản

- Khác nhau

+ Về mặt nguồn gốc: tích tụ tư bản có nguồn gốc từ gtr thặng dư còn tập
trung tư bản thì có nguồn gốc từ các nhà tư bản sẵn có trong xh

+ Về mặt quy mô: tích tụ tư bản ko chỉ làm tăng quy mô của các tư bản cá
biệt và cả quy mô của tư bản xh còn tập trung tư bản chỉ tăng quy mô của tư bản cá
biệt lớn hơn ban đầu
+ Về mặt giới hạn: tích tụ tư bản có g.hạn hẹp hơn, nó bị ràng buộc, phụ
thuộc bởi khối lg gtr thặng dư thu đc ở từng thời điểm khác nhau. Còn tập trung tư
bản thì có g.hạn rộng hơn, vì nó là sự sát nhập các nhà tư bản nhỏ thành tư bản lớn
hơn

+ Về mặt quan hệ: tích tụ tư bản phản ánh quan hệ trực tiếp giữa gcap công
nhân và gcap tư bản còn tập trung tư bản chỉ phản ánh quan hệ nội bộ, quan hệ giữa
các nhà tư bản với nhau.

* Ý nghĩa

+ Tích tụ và tập trung tư bản đều là con đg làm cho quy mô vốn tăng lên

+ Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sx tư bản chủ
nghĩa, giúp xd các xí nghiệp lớn, tăng nhanh quy mô tư bản để cải tiến kỹ thuật,
ứng dụng thành tựu KHKT- CN mới, tăng NSLD để giành lợi thế cạnh tranh.

+ Đối với nc ta cần hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế có quy mô
lớn để hội nhập với nền kinh tế thế giới, đây là đk và tiền đề để thúc đẩy CNH
HĐH
Câu hỏi 9: Thế nào là lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ? Phân tích các nhân tổ ảnh
hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.
* Lợi nhuận
- Giữa gtr hàng hoá và chi phí sx tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoản chênh
lệnh, nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản ko những bù đắp đủ chi phí ững trc mà
còn thu về được một số tiền lời ngang bằng vơi gtr thặng dư. Số tiền này đgl lợi
nhuận và đc kí hiệu là p. Vậy, p là phần chênh lệch giữa gtr hàng hoá và chi phí sản
suất tư bản chủ nghĩa
- Bản chất của p là gtr thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra, được quan niệm là
con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước
- p được tính bằng công thức p=G-k . Trong đó G là gtr hàng hoá, k là chi phí sản
xuất
* Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận là tỉ số tính theo % giữa lợi nhuậnvới toàn bộ tư bản ứng trước
- Tỷ suất lợi nhuận đc kí hiệu là p’, đc tính theo công thức
P’=p/c+v .100%
- P’ phản ánh mức doanh lợi của đầu tư tư bản
* Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất gtr thặng dư (m’)
+ m’ càng tăng thì p’ cx càng lớn và ngược lại => qhe tỷ lệ thuận
+ ví dụ : k=100 USD , c/v= 4/1 , n=1
Nếu m’=100% thì 80c +20v+ 20m’ => p’= 20%
Nếu m’ = 200% thì 80c+20v+ 40m’ =>p’=40%
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v)
+ trong đk m’ ko thay đổi thì c/v càng tăng thì p’ càng nhỏ và ngược lại =>
qhe tỷ lệ nghịch
+ ví dụ: k=100 USD , c/v= 4/1, n=1
Nếu c/v = 7/3 thì 70c+30v+30m => 30%
Nếu c/v = 8/2 thì 80c+20v+20m => 20%
Như vậy c/v tăng từ 7/3 lên 8/2 thì p’ giảm từ 30% xg 20%
- Tốc độ chu chuyển của tư bản (n)
+ n của tư bản càng tăng thì tầng suất sản sinh ra gtr thặng dưa của tư bản
ứng trước càng tăng gấp nhiều lần, gtr thặng dư theo đó tăg thì p’ cũng tăng => qh
tỷ lệ thuận
+ ví dụ: k=100 USD, c/v = 4/1 , m’ =100%, n tăng từ 1 vòng lên 2 vòng thì
p’ tăng tương ứng từ 20% lên 40%
Nếu n= 1 vòng/năm thì 80c+ 20v+ 20m.1 => 20%
Nếu n = 2 vòng / năm thì 80c +20v + 20m.2 => 40 %
- Tiết kiệm tư bản bất biến
+ trong điều kiện m’ và tư bản bất biến ko thay đổi thì tư bản bất biến càng
nhỏ thì p’ càng lớn => qh tỷ lệ nghịc
+ ví dụ: k= 100 USD , c/v = 4/1 , m’ = 100 %
Trước khi tiết kiệm : 80c+ 20v+ 20m => p’=20%
Sau khi tiết kiệm : 70 c + 30 v+ 30 m => p’ 30%

Câu hỏi 10: Nêu tên các đặc điểm cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư
bản. Phân tích đặc điểm: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.
Câu hỏi 11: Phân tích khái niệm và tính tất yếu khách quan của việc phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Câu hỏi 12: Phân tích khái niệm và tính tất yếu khách quan của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Câu hỏi 13: Phân tích khái niệm và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam.
Câu hỏi 14: Phân tích nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.

You might also like