Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 94

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 2

Đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định mua sản phẩm
máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn Quận Cầu
Giấy-TP. Hà Nội

Nhóm: 3
Lớp học phần: 232_BMKT3911_01
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Hồng Vân

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ......................................................................................6
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................7
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG VÀ THƯƠNG HIỆU KANGAROO. . .8
1.1. Phân tích ngành hàng máy lọc nước.........................................................................8
1.2. Phân tích tình thế doanh nghiệp Kangaroo...........................................................10
1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp.................................................................................10
1.2.2. Phân tích SWOT của Kangaroo...........................................................................12
1.3. Tổng quan về sản phẩm máy lọc nước của Kangaroo...........................................15
1.3.1. Giới thiệu chung về sản phẩm máy lọc nước của thương hiệu Kangaroo...........15
1.3.2. Thực trạng sản phẩm máy lọc nước Kangaroo tại Việt Nam...............................23
PHẦN II. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÁCH HÀNG VÀ QUYẾT ĐỊNH
MUA SẢN PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG.....................................................................28
2.1. Khái niệm khách hàng và phân loại khách hàng...................................................28
2.1.1. Khái niệm khách hàng..........................................................................................28
2.1.2. Phân loại khách hàng...........................................................................................28
2.2. Khái niệm hành vi khách hàng................................................................................28
2.3. Quyết định mua sản phẩm của khách hàng...........................................................29
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng................................34
PHẦN III: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...............37
3.1. Tổng quan nghiên cứu..............................................................................................37
3.1.1. Nghiên cứu trong nước........................................................................................37
3.1.2. Nghiên cứu nước ngoài........................................................................................39
3.2. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................................41
3.3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................42
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.............................................................................42
3.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..................................................................................42
3.4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................42
3.4.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát..............................................................................42
3.4.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể....................................................................................43
3.5. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................43
2
3.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................................44
3.7. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................44
3.8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................46
3.8.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................46
3.8.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................46
3.9. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................48
3.9.1. Phương pháp chọn mẫu........................................................................................48
3.9.2. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................48
3.9.3. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................54
3.10. Kết cấu của bài........................................................................................................54
3.11. Lập kế hoạch thảo luận..........................................................................................55
3.11.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................55
3.11.2. Thời gian biểu tiến hành nghiên cứu..................................................................55
3.11.3. Xác định lợi ích của nghiên cứu.........................................................................56
3.12. Kế hoạch thực hiện.................................................................................................57
3.12.1. Lịch trình nghiên cứu.........................................................................................57
3.12.2. Phân công nhiệm vụ...........................................................................................58
3.12.3. Bảng theo dõi hoạt động của thành viên............................................................61
PHẦN IV: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN..........................................................62
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu..............................................................................62
4.1.1 Mô tả mẫu.............................................................................................................62
4.1.2 Đặc điểm cá nhân của đáp viên.............................................................................62
4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.........................65
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước
Kangaroo........................................................................................................................65
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo giá cả của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo 66
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Giá trị của thương hiệu Kangaroo...................67
4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Các chương trình xúc tiến...............................68
4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo trách nhiệm xã hội...........................................69
4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính sẵn có của sản phẩm...............................70
4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của
Kangaroo”......................................................................................................................71

3
4.3. Kiểm định giá trị thang đo (EFA)...........................................................................72
4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập........................................................72
4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc..........................................................76
4.4 Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy.............................................................77
4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson....................................................................77
4.4.2. Phân tích hồi quy đa biến.....................................................................................78
PHẦN V: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................83
5.1. Kết quả nghiên cứu...................................................................................................83
5.2.Một số thành công và hạn chế của đề tài nghiên cứu.............................................85
5.2.1. Một số thành công chính của nghiên cứu.............................................................85
5.2.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu..............................................................................85
5.3. Khuyến nghị phát triển............................................................................................86
5.4. Các khó khăn khi thực hiện đề tài nghiên cứu.......................................................89
KẾT LUẬN.......................................................................................................................91

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân tích SWOT của Kangaroo....................................................................12
Bảng 1.2. Công dụng chi tiết từng lõi máy lọc nước Kangaroo...................................17
Bảng 1.3. Các đối thủ cạnh tranh của Kangaroo..........................................................24
Bảng 3.1. Bảng thu thập dữ liệu.....................................................................................46
Bảng 3.2. Lịch trình nghiên cứu.....................................................................................57
Bảng 3.3. Phân công nhiệm vụ........................................................................................58
Bảng 3.4. Theo dõi và đánh giá thành viên....................................................................61
Bảng 4.1 Giới tính của mẫu nghiên cứu.........................................................................62
Bảng 4.2. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu..........................................................................62
Bảng 4.3. Thu nhập trung bình của mẫu nghiên cứu..................................................63
Bảng 4.4. Độ nhận diện sản phẩm của mẫu nghiên cứu..............................................64
Bảng 4.5. Việc mua máy lọc nước Kangaroo của mẫu nghiên cứu.............................64
Bảng 4.6 Khu vực của mẫu nghiên cứu.........................................................................65
Bảng 4.7. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Chất lượng”..........................66
Bảng 4.8. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Giá cả”..................................67
Bảng 4.9. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Giá trị của thương hiệu”.....68
Bảng 4.10. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Các chương trình xúc tiến”
...........................................................................................................................................69
Bảng 4.11. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Trách nhiệm xã hội”..........70
Bảng 4.12. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Tính sẵn có”.......................71
Bảng 4.13 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Quyết định mua”................72
Bảng 4.14. Kiểm định KMO and Bartlett's Test cho biến độc lập..............................73
Bảng 4.15. Kết quả giá trị phương sai trích giải thích cho các biến độc lập..............74
Bảng 4.16. Bảng ma trận xoay kết quả phân tích nhân tố của các biến độc lập........74
Bảng 4.17. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc.............................76
Bảng 4.18. Phương sai trích............................................................................................76
Bảng 4.19. Hệ số tương quan Person.............................................................................77
Bảng 4.20. Model Summary cho phân tích hồi quy......................................................78
Bảng 4.21. Kiểm định ANOVA.......................................................................................79
Bảng 4.22. Coefficients cho phân tích hồi quy..............................................................79

5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Mô hình hành vi ra quyết định mua hàng...................................................30
Hình 2. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.......34
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................44
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu............................................................................44
Hình 3. 3. Thời gian biểu tiến hành nghiên cứu............................................................56
Hình 4.1. Biểu đồ Histogram..........................................................................................80
Hình 4.2. Biểu đồ Normal P-P Plot................................................................................81
Hình 4.3. Biểu đồ Scatter Plot.........................................................................................81
Hình 5. 1. Mô hình nghiên cứu mới sau khi kiểm định giả thuyết..............................84

6
MỞ ĐẦU

Hiện nay, thị trường công nghệ gia dụng tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực
máy lọc nước, đang trải qua một giai đoạn phát triển sôi động. Người tiêu dùng ở mọi cấp
độ từ thành thị đến nông thôn đều chú trọng đến việc sử dụng các thiết bị gia dụng thông
minh và tiện ích, và máy lọc nước không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, tại Quận Cầu Giấy,
một trong những khu vực sầm uất của thủ đô Hà Nội, nhu cầu sử dụng máy lọc nước
Kangaroo - một trong những thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này, đang ngày càng
tăng cao.

Để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy lọc
nước Kangaroo của người tiêu dùng tại Quận Cầu Giấy, việc nghiên cứu là cần thiết.
Nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích hành vi, nhận thức của người tiêu dùng đối với
thương hiệu Kangaroo, cũng như sẽ phản ánh mối quan hệ, sự đa dạng và phức tạp của
những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua.

Bằng cách tiếp cận những thông tin này, nghiên cứu sẽ giúp cung cấp cái nhìn
tổng quan và chi tiết về hành vi mua hàng của người tiêu dùng tại Quận Cầu Giấy đối với
sản phẩm máy lọc nước Kangaroo. Điều này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm này hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của thị trường địa phương, từ đó có thể
điều chỉnh chiến lược kinh doanh và marketing một cách hiệu quả, đồng thời cung cấp
những sản phẩm phù hợp và đáp ứng tốt nhất cho người tiêu dùng.

7
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG VÀ THƯƠNG HIỆU
KANGAROO

1.1. Phân tích ngành hàng máy lọc nước

Theo báo cáo từ BlueWeave Consulting, quy mô thị trường máy lọc nước tại Việt
Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm) là
9,53%, đạt giá trị 254,30 triệu USD vào năm 2029. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi
nhu cầu ngày càng tăng của người dùng về nguồn nước sạch để bảo vệ sức khỏe trong bối
cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm (Báo Thanh Niên, 2024).
Theo nghiên cứu của Nielsen, sau hàng loạt sự cố ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nguồn nước, đặc biệt là sự cố nước máy Hà Nội nhiễm dầu thải vào năm 2019, sức khỏe
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Máy lọc nước trở
thành nhu cầu cơ bản như đồ gia dụng trong gia đình hay trong căn bếp của các bà nội trợ
để bảo vệ sức khỏe.
Máy lọc nước không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày mà còn cung cấp cho
cơ thể các khoáng chất có lợi, giúp cân bằng độ pH của nước uống, tăng cường sức đề
kháng và làm đẹp làn da. Ngoài ra, những sản phẩm đáp ứng được xu hướng sử dụng
bình đựng nước cá nhân, cho phép bạn sử dụng nước sạch thay vì mua nước tinh khiết
trong chai nhựa.
Ô nhiễm nước khiến nhiều gia đình chấp nhận đầu tư máy lọc nước để phục vụ
nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Theo phân tích của Buzzmetrics Social
Listening về ý kiến của người sử dụng từ tháng 9/2016 đến 2/2017, 49% khách hàng
phản hồi tích cực sau khi dùng máy lọc nước và 43% khách hàng cân nhắc sẽ sử dụng
loại sản phẩm này. Chất lượng nước sau lọc và yên tâm về sức khỏe là hai yếu tố khiến
người dùng hài lòng về máy lọc nước.
Nhu cầu sử dụng máy lọc nước tăng trong những năm gần đây đã tạo đà cho thị
trường này phát triển. Báo cáo "Thị trường máy lọc nước Việt Nam theo kỹ thuật, doanh

8
số, dự báo và cơ hội cạnh tranh 2011 - 2021" của TechSci Research cũng đưa ra dự báo
tích cực về sức tăng trưởng lên đến 12,4% trong giai đoạn 2016-2021.
Theo ghi nhận tại hệ thống bán lẻ Điện máy Xanh, chỉ trong vài tháng cuối năm
2023, doanh số của ngành hàng máy lọc nước đã tăng trưởng tới 22% và tăng 13% doanh
thu so với những thời điểm khác trong năm. Trong đó, máy lọc nước RO tăng 27% và
máy lọc nước nóng lạnh tăng 16% (Báo Thanh Niên, 2024).
Số liệu thống kê chưa đầy đủ từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), toàn thị trường đang có hơn 400 thương hiệu máy lọc nước, cả hàng nội địa và
nhập khẩu với đủ các loại thương hiệu có xuất xứ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Italia. Trong đó phổ biến nhất là các nhãn hàng như: Kangaroo, Karofi, Sunhouse,
Feroli, Huyndai…
Sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp khiến thị trường máy lọc nước ngày càng
sôi động và cạnh tranh khốc liệt cả về thương hiệu, thị phần và chất lượng sản phẩm.
Điều này khiến các hãng buộc phải đưa ra "chiêu" để cạnh tranh và giành khách hàng.
Với sự bùng nổ của công nghệ, nhiều doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất
các dòng máy thông minh với các tính năng đa dạng. Một số hãng công bố máy có thể lọc
95-98% lượng chất rắn hòa tan trong nước, trang bị cảm biến, bộ điều kiển thông minh,
cảnh báo rò rỉ nước, thậm chí nhiều hãng còn tung ra thị trường dòng máy lọc nước RO,
có thể loại bỏ virus amip và thạch tín, bổ sung thêm dưỡng chất cho nước. Nhờ chạy theo
nhu cầu khách hàng, nhiều doanh nghiệp bán hàng chục nghìn sản phẩm, mang về doanh
thu cả trăm tỷ đồng.
Nhờ đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhiều doanh nghiệp bán hàng chục nghìn sản
phẩm, mang về doanh thu cả trăm tỷ đồng. Chẳng hạn, kết quả kinh doanh năm 2020 của
Karofi tăng đến 40% so với năm 2019 trong tình hình dịch phức tạp, cán mốc 7.200 điểm
bán.
Đánh giá thị trường máy lọc nước ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển,
nhiều "ông lớn" nước ngoài cũng đang nhắm vào thị trường béo bở này như thương hiệu
Coway (Hàn Quốc), Geyser (Nga), Ohido (Malaysia)...
9
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị còn chi mạnh tay cho các chiến lược marketing, quảng
bá sản phẩm rầm rộ. Các chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng độc, lạ được đưa ra
để hút khách mới và tăng doanh số.
Hiện nay, đa phần các nhà sản xuất, phân phối máy lọc nước trên thị trường đều sử
dụng các chương trình giảm giá, tặng quà, miễn phí giao hàng trong bán kính cụ thể và
miễn phí lắp đặt... để thu hút khách hàng mới. Về chính sách hậu mãi, các hãng chủ yếu
tập trung bảo hành thiết bị trong thời gian 6-12 tháng nếu gặp sự cố hoặc lỗi.

1.2. Phân tích tình thế doanh nghiệp Kangaroo

1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp


Kangaroo là thương hiệu Việt Nam của Tập Đoàn Kangaroo - chính là công ty Cổ
Phần tập đoàn điện lạnh điện máy Việt Úc, thành lập năm 2003. Xuyên suốt trong 17
năm, định hướng kinh doanh tập trung đã giúp Kangaroo tạo nên nhiều dấu ấn rực rỡ.
Kangaroo đã được nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước vinh danh với nhiều giải
thưởng cao quý như Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Doanh Nghiệp bền vững, Top 10
nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam,…
Kangaroo trở thành doanh nghiệp đầu ngành phục vụ sức khỏe và tiện nghi cuộc
sống thông qua những cải tiến hữu ích từ công nghệ lọc nước, thiết bị nhà bếp, hàng gia
dụng tới các thiết bị điện tiêu dùng khác, cung cấp ra thị trường gần 700 models sản
phẩm thuộc nhiều nhóm hàng
với các dòng sản phẩm chính như:
 Gia dụng
 Nhà bếp
 Thiết bị vệ sinh
 Điện lạnh
 Sản phẩm nhập khẩu
 Thiết bị vệ sinh
 Điện lạnh
10
 Sản phẩm nhập khẩu
Được thành lập từ năm 2003 bởi hai người Việt Nam trẻ tuổi. Xuyên suốt trong 20
năm, định hướng kinh doanh tập trung đã giúp KANGAROO tạo nên nhiều dấu ấn thành
công rực rỡ, trở thành doanh nghiệp đầu ngành phục vụ sức khỏe và tiện nghi cuộc sống
thông qua những cải tiến hữu ích từ máy lọc nước, hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp, năng
lượng tới các thiết bị điện tiêu dùng khác.
Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn Gia dụng hàng đầu Đông Nam Á, năm 2021
KANGAROO đã bắt tay liên doanh cùng Tập đoàn NORITZ – Tập đoàn Gia dụng hàng
đầu Nhật Bản với hơn 70 năm kinh nghiệm – nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế.
Đặt trụ sở chính tại Hà Nội với hơn 2.000 nhân sự trên toàn quốc, KANGAROO
duy trì hệ thống hơn 40.000 điểm kinh doanh, 8 chi nhánh trong và ngoài nước, 2 nhà
máy tại Việt Nam, 1 nhà máy tại Myanmar, 2 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ,
cung cấp ra thị trường gần 700 models sản phẩm.
Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu khu vực và quan điểm bền vững
“Cùng nhau phát triển”, KANGAROO đã đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển
sản xuất nhằm tạo ra các giá trị mới trong xã hội.
Với sự cố gắng và nỗ lực đó, Kangaroo đã vươn lên và đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Cụ thể:
 Năm 2012 đánh dấu bước đột phá lớn khi chiếc máy lọc nước được Bộ Y tế chứng
nhận có khả năng loại bỏ amip ăn não người, loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong nước
đang khiến cho người dân lo lắng.
 Kangaroo liên tiếp 3 năm liền lọt vào "Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam"
( 2010-2012).
 Sao vàng Đất Việt năm 2013.
 Doanh nhân trẻ xuất sắc Asean năm 2015.
 Doanh nghiệp bền vững năm 2016.
 Thương hiệu gia dụng Việt xuất sắc năm 2021
11
1.2.2. Phân tích SWOT của Kangaroo
Bảng 1.1. Phân tích SWOT của Kangaroo
S - Thương hiệu mạnh: Kangaroo là một trong những thương hiệu lâu đời và
(Điểm uy tín nhất trong ngành máy lọc nước Việt Nam. Được thành lập từ năm 1997,
mạnh) Kangaroo đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường với hơn 25 năm kinh
nghiệm. Thương hiệu Kangaroo được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và
đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và uy tín thương
hiệu.
- Sản phẩm đa dạng: Kangaroo cung cấp nhiều dòng sản phẩm máy lọc nước
khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Kangaroo có nhiều
dòng sản phẩm máy lọc nước RO, máy lọc nước nóng lạnh,máy lọc nước tích
hợp, máy lọc nước cho gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện,... Các sản
phẩm của Kangaroo được thiết kế hiện đại, sang trọng, phù hợp với nhiều
không gian khác nhau.
- Giá cả hợp lý: Kangaroo có mức giá cạnh tranh so với các thương hiệu khác
trên thị trường. Kangaroo luôn hướng đến việc cung cấp cho người tiêu dùng
những sản phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý. Kangaroo thường xuyên
có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng.
- Mạng lưới phân phối rộng khắp: Kangaroo có hệ thống phân phối rộng
khắp cả nước, giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng. Kangaroo có
hơn 1000 đại lý bán hàng trên toàn quốc. Sản phẩm Kangaroo cũng được bán
trên các kênh thương mại điện tử uy tín như Shopee, Lazada, Tiki,...
 Dịch vụ khách hàng tốt: Kangaroo được đánh giá cao về dịch vụ
khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp. Kangaroo có đội ngũ nhân viên
tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Kangaroo có chính sách bảo hành,
bảo dưỡng sản phẩm tốt. Kangaroo có hệ thống chăm sóc khách hàng
đa kênh, giúp khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần hỗ trợ.

12
W - Thiếu đổi mới: Kangaroo vẫn tập trung vào các dòng sản phẩm truyền
(Điểm thống, chưa có nhiều đột phá về công nghệ. Trong khi các đối thủ cạnh tranh
yếu) đang tung ra nhiều sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến, Kangaroo vẫn chưa
có nhiều đột phá trong lĩnh vực này. Việc thiếu đổi mới có thể khiến Kangaroo
mất đi vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Kênh bán hàng chủ yếu qua đại lý: Kangaroo chưa chú trọng vào việc phát
triển kênh bán hàng trực tuyến. Trong thời đại công nghệ số, việc bán hàng
trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Kangaroo vẫn chủ yếu bán
hàng qua đại lý, dẫn đến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chưa hiệu quả.
Việc tập trung vào kênh bán hàng truyền thống có thể khiến Kangaroo bỏ lỡ
cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng trên thị trường trực tuyến.
- Marketing chưa hiệu quả: Kangaroo cần có chiến lược marketing hiệu quả
hơn để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hoạt động marketing của Kangaroo
chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút khách hàng. Kangaroo cần có chiến
lược marketing phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Kangaroo
cần sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm.
O - Nhu cầu sử dụng máy lọc nước ngày càng tăng: Nhu cầu sử dụng máy lọc
(Cơ hội) nước ngày càng tăng cao do nguồn nước ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Nhu cầu sử dụng máy lọc nước tăng trưởng bình quân 15-20% mỗi năm. Thị
trường máy lọc nước Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong những năm
tới.
- Thị trường máy lọc nước khu vực Đông Nam Á tiềm năng: Thị trường
máy lọc nước khu vực Đông Nam Á đang có tiềm năng phát triển lớn. Các
nước Đông Nam Á có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng, nhu cầu sử dụng máy lọc nước ngày càng cao. Kangaroo có thể mở rộng
thị trường sang các nước Đông Nam Á để

13
T - Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh
(Thách Số lượng doanh nghiệp tham gia đông: Ngành máy lọc nước Việt Nam có
thức) nhiều doanh nghiệp tham gia, từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ
và lẻ.Các doanh nghiệp lớn như Sunhouse, Karofi, Kangaroo, Eureka,
Coway,... có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp và thương
hiệu uy tín. Các doanh nghiệp nhỏ và lẻ thường có giá thành sản phẩm thấp
hơn, thu hút khách hàng có thu nhập thấp.
Sản phẩm đa dạng: Các doanh nghiệp liên tục tung ra các sản phẩm mới với
nhiều tính năng, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
Chiến lược giá và marketing đa dạng: Các doanh nghiệp áp dụng nhiều
chiến lược giá và marketing khác nhau để thu hút khách hàng, tạo ra sự cạnh
tranh gay gắt trong ngành.
- Ảnh hưởng bởi giá cả nguyên vật liệu: Giá cả nguyên vật liệu tăng có thể
ảnh hưởng đến lợi nhuận của Kangaroo. Giá cả nguyên vật liệu biến động
thường xuyên có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Kangaroo cần có giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả để hạn chế
ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu.
- Tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Các sản
phẩm giả, nhái thường có giá thành rẻ hơn, mẫu mã giống hệt sản phẩm chính
hãng, khiến người tiêu dùng khó phân biệt.. Việc sử dụng máy lọc nước giả,
nhái có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và gây ra nhiều hệ lụy
nghiêm trọng. Đặc biệt là nó sẽ tác động đến:
 Uy tín của Kangaroo bị ảnh hưởng.
 Doanh thu và lợi nhuận của Kangaroo bị ảnh hưởng.
 Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

14
=> Đánh giá chung: tập đoàn Kangaroo đang có đi đúng lộ trình phát triển của mình, và
có tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, Kangaroo cần giải quyết những khó
khăn, điểm yếu để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với các thương hiệu khác trên thị
trường hiện nay.

1.3. Tổng quan về sản phẩm máy lọc nước của Kangaroo

1.3.1. Giới thiệu chung về sản phẩm máy lọc nước của thương hiệu Kangaroo
1.3.1.1. Đặc điểm sản phẩm
Máy lọc nước Kangaroo sở hữu vẻ ngoài tối giản nhưng không kém phần sang
trọng và tinh tế góp phần tô điểm cho không gian sử dụng thêm nổi bật, bắt mắt.
Kangaroo tối ưu máy lọc nước của mình với thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cho nhiều không
gian.
Sản phẩm có đa dạng các loại máy như: máy lọc nước có nóng lạnh, máy lọc nước
Hydrogen, máy lọc nước nhiễm mặn lợ,... Đồng thời, máy lọc nước Kangaroo còn có các
kiểu lắp đặt như: lắp âm, để bàn và tủ đứng thích hợp dùng trong gia đình, văn phòng,
công ty, nhà hàng,… Máy lọc nước Kangaroo có thiết kế sang trọng với 2 màu đen trắng
hiện đại, kiểu dáng gọn gàng, mềm mại tiết kiệm diện tích, làm đẹp không gian dùng.

15
Máy lọc nước Kangaroo sang trọng và hiện đại

Màng lọc R.O Filmtec hiện đại của Mỹ


Máy lọc nước Kangaroo sử dụng màng lọc R.O Filmtec hiện đại của Mỹ giúp lọc
nhanh, lọc hiệu quả cặn bẩn và vi khuẩn, cho nước đầu ra tinh khiết. Đồng thời, màn lọc
này còn giúp máy cung cấp nước sạch, không tạp chất, thêm nhiều khoáng chất, mang lại
độ ngọt tự nhiên. Máy lọc nước RO Hydrogen Kangaroo KG100HD2 8 lõi được tích hợp
màng lọc RO giúp loại bỏ tốt chất rắn, vi khuẩn,...

16
Màng lọc R.O Filmtec hiện đại của Mỹ

Hệ thống màng lọc 10 lõi lọc an toàn


Kangaroo trang bị cho máy lọc nước màng lọc 10 lõi lọc, giúp lọc sạch nước an toàn, tinh
khiết, loại bỏ các các vi khuẩn, virus hay các tạp chất có hại trong nước. Đặc biệt hơn,
các lõi lọc của máy còn cung cấp Hydrogen, khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe người
dùng. Máy lọc nước RO nóng nguội lạnh Kangaroo KG10A3 10 lõi trang bị 10 cấp lọc
nước tạo ra nguồn nước sạch và đầy đủ khoáng chất

17
Hệ thống màng lọc 10 lõi lọc an toàn

Công dụng chi tiết của từng lõi như sau:


Bảng 1.2. Công dụng chi tiết từng lõi máy lọc nước Kangaroo
Lõi lọc Công dụng

Lõi PP 5 micron Được làm từ các sợi PP giúp loại bỏ tạp chất, cặn bẩn kích thước
lớn hơn 5 micron (có thể nhìn thấy), tăng thời gian sử dụng cho các
lõi kế tiếp.
Lõi than hoạt Cấu tạo từ than hoạt tính dạng xốp, loại bỏ Clo, hấp thụ chất hữu cơ
tính dư thừa, các chất khí gây mùi trong nước, kim loại nặng, thuốc trừ
sâu, chất gây mùi và các chất oxy hóa gây hỏng màng RO.
Lõi lọc PP 1 Có cấu tạo từ sợi PP tạo khe hở 1 micromet, nhằm lọc cặn, bùn đất,
micron rong rêu và rỉ sét có kích thước lớn hơn hoặc bằng 1 micromet, giúp

18
bảo vệ màng RO
Màng lọc RO 50 Được sản xuất tại Mỹ, tạo khe hở 0.0001 micromet giúp lọc sạch ở
GPD cấp độ phân tử các ion kim loại nặng, amoni, asen, các chất hữu cơ,
vi khuẩn, virus,... làm cho nước trở nên tinh khiết như nước cất.
Lõi Nano Silver Chứa than hoạt tính dạng xốp nén tích hợp vật liệu Nano Bạc giúp
diệt khuẩn đến 99.99%, khử mùi, cân bằng pH, tạo khoáng và vị
ngọt tự nhiên cho nước.
Lõi Ceramic Cấu tạo bởi các hạt gốm siêu nhỏ có chức năng chia tách các phân
tử nước để tăng lượng oxy, giúp tế bào cơ thể dễ dàng hấp thụ, tăng
quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa khô da và làm chậm quá trình
lão hóa.
Lõi Alkaline Tạo ra nước kiềm tính, trung hòa axit dư thừa, sản sinh các ion
canxi, cân bằng độ pH an toàn với cơ thể, tạo khoáng và vị ngọt tự
nhiên cho nước.
Lõi Mineral Được sản xuất từ đá Maifan có chức năng bổ sung các khoáng chất
thiết yếu cho cơ thể, làm mềm nước, giúp nước ngon hơn.
Lõi Tạo điện giải cho nước giúp giải độc cơ thể, tăng cường đề kháng,
ORP(Hydrogen) phát triển các mô tế bào, diệt các gốc tự do, chống lão hóa, ngăn
ngừa các bệnh mãn tính.
Lõi Nano Carbon Phòng tránh vi khuẩn phát sinh và tái nhiễm trong nước, loại bỏ bùn
cát, mùi hôi, chất độc hại giúp cung cấp nước sạch, tinh khiết và tạo
vị ngọt.

Tích hợp nhiều tính năng thông minh


Để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, giữ an toàn cao và mang đến sự tiện dụng, máy
lọc nước Kangaroo đã tích hợp nhiều tính năng thông minh như:

19
 Hệ thống làm lạnh bằng chip điện tử: Làm tăng khả năng làm lạnh nước nhanh
chóng, ổn định, tiết kiệm thời gian, nhiệt độ nước được làm lạnh sâu khoảng 5 - 7
độ C giúp giải khát sảng khoái những mùa nóng bức.
 Công nghệ kháng khuẩn Nano Carbon: Đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch, tinh
khiết, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus, loại bỏ mùi hôi và các chất gây
hại sức khỏe.
 Tạo nước Hydrogen: Cung cấp nước giàu Hydrogen, tạo khoáng cho nước tinh
khiết, nước điện giải Hydrogen giúp phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa hình thành các
gốc tự do và chống oxy hóa.
 Tạo nước kiềm (Alkaline): Máy có khả năng trung hòa axit dư thừa, tạo nước kiềm
tính và bổ sung ion canxi tăng cường sức khỏe.

Máy lọc nước RO không vỏ Kangaroo KG110 9 lõi

Máy lọc nước RO không vỏ Kangaroo KG110 9 lõi có khả năng tạo nước kiềm
trung hòa axit cho cơ thể

20
 Ngừng hoạt động khi nước đầy bình: Khi cung cấp đủ nguồn nước vào bình
chứa, máy sẽ tự động ngừng cung cấp nước, đảm bảo nước không bị tràn ra ngoài,
gây hư hỏng thiết bị và sử dụng an toàn hơn.
 Chế độ cút nối nhanh dễ dàng thay lõi: Sau thời gian sử dụng, bạn dễ dàng thay
thế các lõi lọc ngay tại nhà nhờ các cút nối nhanh, mang đến sự tiện lợi cao.
 Tự động xả nước thải: Phần nước thải sẽ được máy tự động xả ra ngoài, không
cần đến sự can thiệp của người dùng, tiết kiệm thời gian và sử dụng dễ dàng hơn.

Máy lọc nước RO Kangaroo Hydrogen KGRP09HQ 9 lõi có khả năng tự động xả
nước thải, ngừng hoạt động khi nước đầy bình, tại nước kiềm trung hòa axit,...

Giá cả phù hợp với hầu hết người dùng


Máy lọc nước Kangaroo có giá thành dao động từ 5 - 15 triệu đồng (cập nhật
14/10/2022, có thể thay đổi theo thời gian). Nhìn chung, đây là mức giá hợp lý, phù hợp
với hầu hết người dùng.

21
 Từ 5 - 7 triệu: Máy lọc nước Kangaroo sở hữu kiểu dáng lắp âm và tủ đứng gọn
gàng, dung tích bình chứa khoảng 8 lít, bổ sung Hydrogen hoặc khoáng chất, khả
năng lọc khoảng 10 - 12 lít/giờ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước.
 Từ 7 triệu trở lên: Máy lọc nước Kangaroo có nóng lạnh, kiểu dáng tủ đứng hoặc
để bàn được thiết kế đẳng cấp, thời thượng, dung tích bình chứa 8 lít trở lên, lọc
được 18 - 20 lít/giờ, vừa tạo Hydrogen chống oxy hóa vừa bổ sung khoáng chất có
lợi.
Máy lọc nước Kangaroo trang bị càng nhiều công nghệ hiện đại, khả năng lọc mạnh mẽ
và đi kèm nhiều tiện ích thì sẽ có giá thành càng cao. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ
trước khi mua để lựa chọn máy lọc nước phù hợp nhất nhé!

Máy lọc nước RO Kangaroo KG99A VTU 9 lõi có giá 6.090.000 đồng (cập nhật
23/04/2023, có thể thay đổi theo thời gian)

Đa dạng các chính sách bảo hành


Khi mua máy lọc nước Kangaroo tại các đại lý phân phối chính thức, mỗi khách
hàng sẽ nhận được những chính sách hấp dẫn như:
22
 Cam kết 100% chính hãng.
 Bảo hành chính hãng 1 - 2 năm, có người đến tận nhà (Tùy sản phẩm).
 Lắp đặt miễn phí lúc giao hàng.
 Hư gì đổi nấy 12 tháng tận nhà (miễn phí tháng đầu).
 Giao hàng tận nơi miễn phí, nhanh chóng.
 Bảo hành dễ dàng bằng số điện thoại.
1.3.1.2. Đánh giá về ưu và nhược điểm của sản phẩm
A) Ưu điểm
 Hiệu suất lọc cao: Máy lọc nước Kangaroo sử dụng công nghệ lọc RO (Reverse
Osmosis - thẩm thấu ngược) để loại bỏ hầu hết các tạp chất, vi khuẩn và virus có
trong nước, giúp nước được lọc sạch và an toàn cho sức khỏe.
 Thiết kế đẹp, tiện dụng: Máy lọc nước Kangaroo có thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm
không gian, dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Bên cạnh đó, máy còn được trang bị màn
hình LED hiển thị trạng thái lọc nước, báo hiệu thay lõi lọc và khả năng tự động
ngắt khi bồn chứa đầy.
 Tiết kiệm chi phí: Với máy lọc nước Kangaroo, bạn không cần phải mua nước
đóng chai hay mua lõi lọc thường xuyên như các loại máy lọc khác. Máy lọc nước
Kangaroo có khả năng tái sử dụng lõi lọc và chi phí bảo trì cũng rất thấp.
 Tính năng tùy chọn: Ngoài công nghệ lọc RO, máy lọc nước Kangaroo còn có
các tính năng lọc khác như lọc bằng tia cực tím (UV) để diệt khuẩn, hoặc lọc bằng
than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hóa học độc hại.

23
Máy lọc nước RO nóng nguội lạnh Kangaroo KG10A3 10 lõi được trang bị 10 lõi lọc
cùng màng RO 50 GPD loại bỏ đến 99,9% vi khuẩn
B) Nhược điểm
 Thời gian lọc chậm: Máy lọc nước Kangaroo cần một thời gian lọc khá lâu để sản
xuất nước sạch, thường từ 30 phút đến 1 giờ cho một bồn nước lớn. Do đó, đây
không phải là một giải pháp tối ưu cho những người đang muốn sử dụng nước
ngay lập tức.
 Đòi hỏi bảo trì định kỳ: Máy lọc nước Kangaroo cần phải được bảo trì định kỳ,
bao gồm việc thay thế lõi lọc và vệ sinh máy để đảm bảo hiệu suất lọc nước tốt
nhất. Việc không bảo trì định kỳ có thể dẫn đến việc lọc nước không đạt chất
lượng hoặc máy bị hư hỏng.
=> Đánh giá chung: Sản phẩm máy lọc nước của Kangaroo với những ưu điểm
trên sẽ rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng nhờ: tính hiện đại, tiện dụng và
an toàn cho sức khỏe.
1.3.2. Thực trạng sản phẩm máy lọc nước Kangaroo tại Việt Nam
1.3.2.1. Các đối thủ cạnh tranh chính của thương hiệu
24
Bảng 1.3. Các đối thủ cạnh tranh của Kangaroo

Thương Đặc điểm Các sản phẩm nổi


hiệu bật

Karofi - Lợi thế: Karofi có nhiều sản phẩm đa dạng, chất Máy lọc nước RO
lượng cao và giá cả hợp lý. Karofi cũng có hệ thống Karofi, Máy lọc
phân phối rộng khắp và dịch vụ khách hàng tốt. nước nóng lạnh
- Nhược điểm: Giá thành sản phẩm của Karofi cao Karofi.
hơn so với một số đối thủ cạnh tranh khác.

Sunhouse - Lợi thế: Sunhouse là thương hiệu uy tín trong ngành Máy lọc nước RO
hàng gia dụng và được người tiêu dùng Việt Nam tin Sunhouse, Máy lọc
tưởng. Sunhouse có nhiều sản phẩm máy lọc nước giá nước nóng lạnh
rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người. Sunhouse Sunhouse.
cũng có hệ thống phân phối rộng khắp và dịch vụ
khách hàng tốt.
- Nhược điểm: Chất lượng sản phẩm của Sunhouse
không được đánh giá cao bằng Karofi và Kangaroo.

Daikiosan - Lợi thế: Daikiosan là thương hiệu máy lọc nước có Máy lọc nước RO
giá thành cạnh tranh. Daikiosan cũng có nhiều sản Daikiosan, Máy lọc
phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng nước nóng lạnh
khách hàng. Daikiosan có hệ thống phân phối rộng Daikiosan.
khắp và dịch vụ khách hàng tốt.
- Nhược điểm: Thương hiệu Daikiosan chưa được
biết đến rộng rãi như Karofi và Kangaroo.

25
Coway - Lợi thế: Coway là thương hiệu máy lọc nước Hàn Máy lọc nước RO
Quốc với thiết kế hiện đại và sang trọng. Coway cung Coway, Máy lọc
cấp dịch vụ cho thuê máy lọc nước, giúp khách hàng nước nóng lạnh
tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Coway có dịch vụ Coway.
khách hàng tốt.
- Nhược điểm: Giá thành sản phẩm của Coway cao
hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Coway chỉ
cung cấp dịch vụ cho thuê máy lọc nước, không bán
sản phẩm.

A.O - Lợi thế: A.O. Smith là thương hiệu máy lọc nước Máy lọc nước RO
Smith Mỹ với công nghệ tiên tiến. A.O. Smith có nhiều sản A.O. Smith, Máy
phẩm cao cấp, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng lọc nước nóng lạnh
khó tính. A.O. Smith có dịch vụ khách hàng tốt. A.O. Smith.
- Nhược điểm: Giá thành sản phẩm của A.O. Smith
rất cao. A.O. Smith có hệ thống phân phối chưa rộng
khắp.

=> Các đối thủ cạnh tranh của thương hiệu máy lọc nước Kangaroo đều rất mạnh
và có nhiều lợi thế phát triển.
1.3.2.2. Thị phần của sản phẩm
Từ nhiều năm trở lại đây, khi nhu cầu mua sắm các sản máy lọc nước tăng lên thì
thương hiệu máy lọc nước Hydrogen Kangaroo vẫn tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế
dẫn đầu ngành hàng máy lọc nước tại thị trường Việt Nam với vị trí giữ vững thị phần số
1 Việt Nam trong 5 năm liên tiếp.

26
Số liệu này được lấy từ báo cáo mới nhất cuối năm 2021 của Techsci Research,
công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu công bố, Máy lọc nước Hydrogen của Kangaroo
giữ vị trí số 1 thị phần tại Việt Nam trong 5 năm liên tiếp (2017 – 2021).
Theo báo cáo “Thị trường máy lọc nước toàn cầu, xu hướng và dự báo 2017 –
2027” của Techsci Research, Kangaroo chiếm 100% thị phần Việt Nam vào năm đầu ra
mắt, và liên tục giữ vị thế số 1 thị phần tại Việt Nam trong dòng máy lọc nước Hydrogen.
Nhận định chung về thị trường máy lọc nước Hydrogen, báo cáo cho rằng thị
trường sẽ có khả năng tăng mại trong giai đoạn sắp tới do ý thức về sức khỏe của người
dùng ngày càng tăng, đặc biệt là ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
Bên cạnh đó, việc các hãng sản xuất liên tục đưa ra các công nghệ mới, cải tiến
mẫu mã và mở rộng danh mục sản phẩm giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn
hơn. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật bản đều là các thị trường có sản
lượng tiêu thụ máy lọc nước Hydrogen lớn.
Có mặt tại thị trường Việt Nam, máy lọc nước Hydrogen Kangaroo đã tạo nên một
kỷ nguyên mới của máy lọc nước tại Việt Nam. Từ đó tới nay, dòng máy lọc nước này
liên tục được nâng cấp từ kiểu dáng, tính năng đến chất lượng.
Đây cũng là dòng sản phẩm được áp dụng công nghệ Hydrogen độc quyền từ bằng
sáng chế khoa học của Kangaroo, được công nhận là sản phẩm khoa học và công nghệ
Việt Nam, là 1 trong các sáng chế giúp Kangaoo lọt top 10 doanh nghiệp có nhiều bằng
sáng chế nhất Việt Nam và trở thành máy lọc nước được yêu thích nhất Techaward 2020,
thương hiệu Gia dụng Việt xuất sắc nhất Techaward 2021.
Đại diện Kangaroo – Nhà sản xuất hàng đầu về máy lọc nước cho hay, xu hướng
mua các thiết bị chăm sóc sức khỏe chủ động tăng rõ rệt sau Covid-19. Kangaroo ghi
nhận sự gia tăng nhu cầu đối với các dòng máy lọc nước, không chỉ lọc mà còn tạo ra
nguồn nước tốt cho sức khỏe, mức tăng trưởng trung bình 20% năm. Tuy nhiên, dung
lượng thị trường còn rất lớn, tỷ lệ người dùng máy lọc nước tại Việt Nam còn thấp so với
tổng dân số.

27
Năm 2018, máy lọc nước Hydrogen Kangaroo được cấp bản quyền sáng chế. Tập
đoàn Kangaroo được công nhận là 1 trong số ít các doanh nghiệp khoa học và công nghệ
tại Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia, bước chuyển mình này cũng khẳng định tầm nhìn
chiến lược, đầu tư vào khoa học, nghiên cứu và ứng dụng của Kangaroo và tuyên ngôn
“chỉ kinh doanh những sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng” của doanh nghiệp.Mặc dù đối
đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường, tuy nhiên sản phẩm của Kangaroo
vẫn đứng đầu dòng máy lọc nước.
Và để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến cho sản phẩm máy lọc nước được
yêu thích đến vậy thì nhóm 3 chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của thương hiệu
Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn Quận Cầu Giấy-TP. Hà Nội”.

28
PHẦN II. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÁCH HÀNG VÀ
QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG

2.1. Khái niệm khách hàng và phân loại khách hàng

2.1.1. Khái niệm khách hàng


Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, “Người tiêu dùng là các cá nhân thực hiện giao
dịch vì mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và gia đình”.
Theo hiệp hội Marketing Mỹ, “Người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu
dùng hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ nào đó. Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua
hoặc ra quyết định như là người tiêu dùng cuối cùng”.
2.1.2. Phân loại khách hàng
Theo quan điểm của Philip Kotler (2015), khách hàng được chia thành năm nhóm
sau:
 Khách hàng là người tiêu dùng: Là những cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và
dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
 Khách hàng là các nhà sản xuất: Là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng
chúng trong quá trình sản xuất.
 Khách hàng là nhà buôn bán trung gian: Là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để
sau đó bán lại kiếm lời.
 Khách hàng là các cơ quan nhà nước: Những tổ chức nhà nước mua hàng và dịch
vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa
và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
 Khách hàng quốc tế: Khách hàng quốc tế là những người mua hàng ở nước ngoài
bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan nhà nước
ở ngoài nước.

2.2. Khái niệm hành vi khách hàng

29
Bennett (1988) định nghĩa “hành vi khách hàng là sự tương tác năng động của các
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người
thay đổi cuộc sống của họ”. Theo đó, “hành vi tiêu dùng là toàn bộ các hoạt động liên
quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản
phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm các quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các
hành động đó” (Engel và cộng sự, 1993).
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Hành vi khách hàng là sự tác động qua lại
giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua
sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay “hành vi tiêu dùng là một tiến
trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại
bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích luỹ, nhằm thoả
mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”. [Solomon Michael – Consumer Behavior, 1992].
Trong tài liệu này, chúng tôi sử dụng khái niệm hành vi tiêu dùng theo Philip
Kotler: “Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các
quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”.

2.3. Quyết định mua sản phẩm của khách hàng

Theo giáo trình Nghiên cứu Marketing Trường Đại học Thương mại, quyết định
mua sản phẩm của khách hàng là một quá trình phức tạp nhằm đưa ra quyết định khách
hàng có lựa chọn và mua sản phẩm của doanh nghiệp hay không.
Philip Kotler và Sidney Levy nhận định, quyết định mua của người tiêu dùng dựa
trên những nền tảng cơ bản bao gồm: yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố mang tính
chất tâm lý. Quyết định mua liên quan đến một chuỗi các lựa chọn được hình thành bởi
người tiêu dùng trước khi mua hàng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng như địa điểm
mua, nhãn hiệu mong muốn, mẫu mã, số lượng, thời gian mua chi phí và phương thức
thanh toán (theo Hanayasha năm 2018). Chi tiết hơn về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng (theo giáo trình Nghiên cứu Marketing trường Kinh Tế Quốc Dân):
30
1. Nhu cầu và mong muốn của khách hàng:
Khách hàng mua hàng vì họ có nhu cầu hoặc mong muốn được đáp ứng. Dựa vào
tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu có thể là nhu cầu cơ bản, như nhu cầu ăn uống, may mặc
hay nhu cầu cao cấp hơn như nhu cầu thể hiện bản thân, được xã hội chấp nhận. Mong
muốn là sự mong mỏi của khách hàng về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể có thể đáp
ứng nhu cầu của họ.
2. Thông tin của khách hàng:
Khách hàng sẽ thu thập thông tin về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, thương hiệu...
trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Nguồn thông tin của khách hàng có thể đến từ
nhiều kênh khác nhau, như quảng cáo, truyền miệng, đánh giá sản phẩm...
3. Thuyết phục của nhà tiếp thị:
Nhà tiếp thị có thể sử dụng các công cụ và chiến lược marketing để tác động đến
quyết định mua hàng của khách hàng. Các công cụ marketing phổ biến bao gồm quảng
cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp...
4. Các yếu tố cá nhân của khách hàng:
Các yếu tố cá nhân của khách hàng, như tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,
lối sống... cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
5. Các yếu tố môi trường:
Các yếu tố môi trường, như kinh tế, xã hội, văn hóa... cũng có thể tác động đến
quyết định mua hàng của khách hàng.
Theo Philip Kotler, quá trình ra quyết định mua của khách hàng thường bao gồm 5
giai đoạn như sau:
Hình 2. 1. Mô hình hành vi ra quyết định mua hàng

31
Nguồn: Giáo trình Hành vi mua người tiêu dùng - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bước 1: Nhận biết nhu cầu/Ý thức vấn đề
Bắt đầu từ khi người tiêu dùng cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và
tình trạng mong muốn và hình thành lên nhu cầu. Nguyên nhân của sự hình thành nhu
cầu này đó là do người tiêu dùng chịu những tác nhân kích thích từ bên trong hoặc từ bên
ngoài.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý tìm hiểu: những hoàn cảnh làm nhu
cầu nảy sinh, đó là những nhu cầu gì, cái gì làm nhu cầu xuất hiện, nhu cầu đó hướng tới
hàng hóa/dịch vụ nào để thỏa mãn; mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải tìm kiếm các

32
kích thích marketing phù hợp có khả năng có thể gợi mở, khêu gợi nhu cầu, thúc đẩy nhu
cầu trở thành động lực (ham muốn).
Bước 2: Tìm kiếm thông tin
Ngay khi nhu cầu đã xuất hiện, một phản ứng thường trực của người tiêu dùng đó
là đi tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu. Mục đích tìm kiếm
thêm thông tin là để hiểu rõ hơn về sản phẩm/thương hiệu, hoạt động cung ứng của các
doanh nghiệp và liên quan tới các phương án lựa chọn của khách hàng và giảm rủi ro
trong mua sắm, tiêu dùng.
Mức độ tìm kiếm thông tin như thế nào đối với từng nhu cầu của từng người khác
nhau là khác nhau: có thể là chỉ chú ý hơn tới các thông tin liên quan tới nhu cầu, hay
tham khảo, tìm kiếm thông tin một cách ráo riết theo nhiều cách và nhiều nguồn khác
nhau.
Các nguồn thông tin tùy từng tính chất hàng hóa & dịch vụ, khách hàng có thể
chọn 1 hoặc 1 vài nguồn thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hoặc không mua
hàng, từ cá nhân (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, người quen…); thông tin thương mại
(quảng cáo, thông qua người bán hàng, bao bì, triển lãm); thông tin phổ thông (phương
tiện thông tin đại chúng, các tổ chức nghiên cứu…); kinh nghiệm thực tế (dùng thử, sờ
mó, nghiên cứu…); mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin này phụ thuộc vào tính
chất của sản phẩm và đặc tính của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần chú ý: Phải đưa nhãn hiệu, hàng hóa của doanh nghiệp vào hệ
thống mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có thể và dễ tiếp cận nhất; Tìm hiểu
mục đích, tìm kiếm thông tin của khách hàng; Các loại thông tin mà khách hàng cần và
loại thông tin giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định sẽ mua sản phẩm; Xác định kênh
truyền thông và xây dựng chương trình truyền thông đảm bảo thông tin dễ dàng tới với
người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng giải mã thông điệp đúng với nội dung khách
hàng mong muốn.
Bước 3: Đánh giá các giải pháp

33
Sau khi tìm kiếm đầy đủ thông tin về các sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp
có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và người tiêu dùng sẽ hình thành được
một tập hợp các nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu có những đặc trưng điển hình khác nhau và
khách hàng đánh giá các phương án để chọn ra phương án mà người tiêu dùng cho là tối
ưu nhất, phù hợp với họ nhất. Đây được coi là quá trình sắp xếp các “giá trị” của các tiêu
chí đánh giá về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
Doanh nghiệp cần: Nghiên cứu mức độ quan trọng, quan niệm của khách hàng về
các tiêu chí: quan niệm về chất lượng, so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ
cạnh tranh dựa trên quan điểm của người tiêu dùng; Đưa ra các chương trình truyền thông
để củng cố niềm tin của khách hàng.
Bước 4: Quyết định mua
Sau khi đánh giá các phương án mà khách hàng đã hình thành lên 1 danh sách xếp
hạng các phương án và hình thành ý định mua. Tuy nhiên, từ chỗ có ý định mua đến chỗ
quyết định mua khách hàng còn chịu ảnh hưởng bởi 1 số tác động khác có thể làm thay
đổi ý định của khách hàng: thái độ của những người có khả năng tác động đến quyết định
của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ khách hàng định mua, …
Doanh nghiệp làm marketing cần phát hiện ra những vấn đề cản trở quyết định
mua của khách hàng và tìm giải pháp xử lý, khắc phục những cản trở đó.
Bước 5: Hành vi sau mua
Hành vi sau mua là tập hợp các cảm xúc, thái độ, quan điểm và hành động của
người tiêu dùng khi họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đánh giá sau khi mua liên quan trực tiếp tới mức độ hài lòng của khách hàng sau
khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp: hài lòng hay không hài lòng. Có 3 khả
năng xảy ra:
 Khả năng 1: Nếu những tính năng sử dụng của sản phẩm không tương xứng với
kỳ vọng của khách hàng thì họ sẽ không hài lòng.
 Khả năng 2: Nếu tính năng đó đáp ứng được kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng.
 Khả năng 3: Nếu nó vượt quá sự mong đợi của khách hàng thì họ sẽ rất hài lòng.
34
Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định mua vào
lần sau. Các nhà tiếp thị cần hiểu rõ quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng để
có thể xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo giáo trình Marketing trường Đại học Thương mại, một số yếu tố cụ thể có
thể tác động đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng:
1. Giá cả
Giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách
hàng. Khách hàng thường sẽ lựa chọn sản phẩm có giá cả phù hợp với khả năng chi trả
của họ.
2. Chất lượng
Chất lượng là một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua
hàng của khách hàng. Khách hàng thường sẽ lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, đáp
ứng được nhu cầu của họ.
3. Thương hiệu
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận biết và lựa chọn sản
phẩm. Một thương hiệu uy tín sẽ tạo được sự tin tưởng và thu hút được nhiều khách hàng.
4. Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và có thiện cảm với
thương hiệu. Điều này có thể thúc đẩy khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai.
5. Trải nghiệm mua hàng
Trải nghiệm mua hàng tốt sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt về thương hiệu và
sản phẩm. Điều này có thể thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng

“Quá trình mua của khách hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa, xã hội, cá nhân
và đặc điểm tâm lý”. (Kotler P.Wong V, Saunders J, Armstrong G (2005)). (Thủy,
2020).

35
Hình 2. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Nguồn: Kotler P.Wong V, Saunders J, Amstrong G (2005)


Yếu tố văn hóa là “thiết lập các giá trị cơ bản, sự nhận thức, mong muốn và hành
vi học được từ thành viên trong xã hội, gia đình và các hướng dẫn quan trọng khác”.
Với mỗi nền văn hóa có tồn tại nhiều nhóm văn hóa như dân tộc, tôn giáo, chủng tộc và
giai cấp xã hội cùng chia sẻ giá trị, lợi ích và hành vi tương tự như các chuyên gia,
thương gia, quản lý, giám sát. (Thủy, 2020).
Các yếu tố xã hội: bao gồm các nhóm nhỏ như gia đình, bạn bè, vai trò xã hội. Các
nhóm này có tác dụng trực tiếp vào hành vi của mọi người. Trong một số trường hợp
khách hàng bị ảnh hưởng bởi thông việc tiếp xúc và thảo luận trực tiếp hoặc tham mưu
chiêu gián tiếp. Ý kiến người lãnh đạo trong một xã hội luôn luôn rất có hiệu quả trong
việc tạo ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (Kotler P.Wong V, Saunders J, Armstrong G
(2005)). (Thủy, 2020).
Yếu tố cá nhân là những đặc điểm của người mua chẳng hạn như tuổi tác, nghề
nghiệp, phong cách cuộc sống, tình hình kinh tế, cá tính, giai đoạn vòng đời và quan niệm
sống ảnh hưởng của người mua quyết định. (Thủy, 2020)
Yếu tố tâm lý là những thuộc tính mà một cá nhân có được thông qua kinh
nghiệm, quá khứ của mình như niềm tin, thái độ, nhận thức, động lực và học tập có ảnh

36
hưởng đến quyết định của người mua. (Kotler P.Wong V, Saunders J, Amstrong G
(2005). (Thủy, 2020)
Các yếu tố này tác động đến khách hàng có những phản ứng không giống nhau.
Các quyết định mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của người này không thể giống
với các quyết định mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của người khác do ảnh
hưởng của môi trường văn hóa, xã hội, đặc điểm bản thân và sự thúc đẩy tâm lý cá nhân.
(Thủy, 2020).

37
PHẦN III: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN

3.1. Tổng quan nghiên cứu

3.1.1. Nghiên cứu trong nước


3.1.1.1. Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2018)
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua máy lọc nước của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội,thấy được các tiêu chí
nào mà khách hàng thường cân nhắc để lựa chọn sản phẩm máy lọc nước, hiểu rõ quá
trình lựa chọn và đưa ra quyết định mua của người tiêu dùng. Qua đó giúp các công ty
kinh doanh sản phẩm máy lọc nước có thể sử dụng biển số sản phẩm một cách hiệu quả
và nâng cao kết quả kinh doanh của mình
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình lý thuyết về mô hình ra quyết định
mua của người tiêu dùng và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách
hàng. Nghiên cứu với 5 biến số độc lập (có tác động thuận chiều đến quyết định mua của
khách hàng): Chất lượng sản phẩm, Giá cả, Thương hiệu, Thiết kế và Dịch vụ khách
hàng. Khảo sát được thực hiện bởi 300 người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 - Nghiên cứu định
tính sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp thảo luận trực tiếp với 10 khách hàng (n-10)
có sử dụng máy lọc nước theo nội dung xoay quanh chủ đề về hành vi tiêu dùng sản
phẩm này. Sau đó, hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp sẽ tiến hành nghiên cứu định
lượng chính thức. Giai đoạn 2 - Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng
kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 100 khách hàng (n-100) có sử dụng
sản phẩm máy lọc nước thông qua phỏng vấn xác suất và kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện.
Sau khi thu thập các dữ liệu sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.
Theo kết quả thống kê phân tích cho thấy có tất cả các nhân tố đưa ra đều tác động
thuận chiều đến quyết định chọn mua của người tiêu dùng Hà Nội với sản phẩm máy lọc

38
nước. Trong đó 3 yếu tố về Chất lượng, Giá cả và Thương hiệu là 3 yếu tố ảnh hưởng
mạnh nhất đến quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của người tiêu dùng Hà Nội.
3.1.1.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga, Trường Đại học Bạc Liêu (2020)
Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm máy lọc nước của người dân tại thành phố Bạc Liêu. Qua đó hướng tới
nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm này của người tiêu dùng trên cả nước và đề xuất
hàm ý quản trị giúp nâng cao quyết định mua sản phẩm tại thành phố này. Khảo sát được
thực hiện với 250 người dân bằng bảng câu hỏi.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở Thuyết hành động hợp lý (TRA) và
Thuyết hành vi dự định (TPB), từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất với 4 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của người dân thành phố Bạc Liêu là:
Thương hiệu, Chất lượng sản phẩm, Giá cả sản phẩm, Hoạt động chiêu thị.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính sơ bộ kết hợp với phương
pháp định lượng chính thức. Đối với phương pháp định tính, Nhóm tiến hành phỏng vấn
nhóm điển hình 15 người dân đã sử dụng sản phẩm máy lọc nước. Từ đó thảo luận nhóm
để khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
máy lọc nước và tiến hành phát triển thang đo các yếu tố đó cũng như tháng đo quyết
định mua hàng.
Đối với phương pháp định lượng, Nhóm tiến hành khảo sát người dân thành phố
Bạc Liêu thông qua form khảo sát (Google form). Phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ
mẫu là 235. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo likert 5 mức độ. Kết quả
khảo sát được nhập liệu và chạy SPSS phiên bản 20.0. Nhóm sẽ tiến hành kiểm định độ
tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích tương quan hồi quy sau đó kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống
kê.
Theo kết quả thống kê phân tích, 4 nhóm yếu tố bao gồm: Nhận thức về chất
lượng nước, Nhu cầu sử dụng nước sạch, Khả năng tài chính và Ảnh hưởng của truyền
thông, trong đó yếu tố “khả năng tài chính” có ảnh hưởng lớn nhất.
39
3.1.1.3. Nghiên cứu của nhóm tác giả trường Đại học Công nghệ TP.HCM (2022)
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua máy lọc nước RO của sinh viên tại TP.HCM.
Nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào nền tảng tri thức liên quan đến quyết
định mua sản phẩm máy lọc nước RO của sinh viên tại TP.HCM mà còn cung cấp một số
hàm ý thực tế rất hữu ích cho các doanh nghiệp. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này,
các công ty có thể tìm ra các giải pháp để cải thiện doanh thu bán hàng của họ và xác
định các cách mới để tiếp cận khách hàng thông qua khảo sát 200 sinh viên bằng bảng
câu hỏi
Nghiên cứu đã được tiến hành để đo lường mức độ của 4 yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của sinh viên tại Tp.HCM gồm: Giá cả, Chất
lượng nước, Thương hiệu và Tính năng sản phẩm.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính phục vụ phân
tích mô hình và giả thuyết được đề xuất. Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi trực tuyến
gồm 25 biến quan sát được sử dụng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận
tiện và quả cầu tuyết, và thu thập được 205 quan sát.
Những người được hỏi là sinh viên tại các trường Đại học Tp.HCM gồm trường
Đại học Ngân hàng, trường Đại học Quốc tế và trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học
Quốc gia Tp.HCM. Những người tham gia phỏng vấn biết rõ về mục đích của nghiên cứu
này và việc sử dụng dữ liệu thu thập được.
Sau đó, cuộc khảo sát trực tuyến, được gửi đến họ thông qua các nền tảng truyền
thông xã hội như Facebook và Zalo. Dữ liệu được thu thập trong một tháng trong năm
2021 với tổng cộng 205 quan sát. Tuy nhiên, chỉ có 200 trong số 205 là đủ tiêu chuẩn để
được phân tích với tỉ lệ hồi đáp là 92%.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng cả 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy
lọc nước RO của sinh viên .
3.1.2. Nghiên cứu nước ngoài
3.1.2.1. Nghiên cứu của Abdullah et al. (2015)
40
Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua máy lọc nước của người tiêu dùng ở Malaysia. Hơn nữa, nội dung của bài nghiên
cứu này sẽ là tổng quan các tài liệu thảo luận về các biến liên quan và mối quan hệ giữa
chúng, sau đó mô tả chi tiết về phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu. Tiếp
theo, việc phân tích kết quả nghiên cứu sẽ được giải thích trước khi thảo luận về tóm tắt
kết quả, hàm ý và khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai.
Nghiên cứu tiến hành dựa trên dựa mô hình ra quyết định mua của người tiêu dùng
của Kotler và Armstrong (2010). Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung vào việc đổi mới
sản phẩm có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc mọi người quyết định mua loại sản
phẩm máy lọc nước nào. Từ đó, dựa vào những cơ sở lý thuyết và công trình nghiên cứu
đã có 5 yếu tố sau. 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy lọc nước là: Chất
lượng nước, Giá cả, Thương hiệu, Thiết kế và Dịch vụ khách hàng.
Nghiên cứu xác định đối tượng mục tiêu của nghiên cứu này là người dân của
Malaysia. Kỹ thuật đó đã được chọn để có được kết quả rộng hơn. tác giả cho rằng lấy
mẫu thuận tiện là kỹ thuật đơn giản nhất. Bằng cách sử dụng kỹ thuật phi xác suất này, sẽ
có nhiều người trả lời có thể tham gia vào cuộc khảo sát hơn và nó cho phép các nhà
nghiên cứu thu được cỡ mẫu lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Theo Malhotra (2010), cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu thị trường phải là 200 đến
500. Do đó, có 400 mẫu được thu thập từ cuộc khảo sát. Bảng câu hỏi được sử dụng để
tiến hành khảo sát. Ở khu vực đó, việc tìm kiếm cũng như yêu cầu người trả lời điền và
gửi lại bảng câu hỏi tương đối dễ dàng. Ngoài ra, còn tránh được những sai sót trong
phản hồi của người trả lời. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tuần thứ 5 của tháng 10 cho
đến tuần đầu tiên của tháng 11 năm 2015. Bảng câu hỏi được phát ra bao gồm 16 câu và
người trả lời phải chọn một trong năm câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng cả 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy
lọc nước của người dân Malaysia.
3.1.2.2. Nghiên cứu của Singh et al. (2018)

41
Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích một số các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi mua máy lọc nước của người dân ở Ấn Độ.
Nghiên cứu tiến hành dựa trên dựa mô hình ra quyết định mua của người tiêu dùng
của Kotler và Armstrong (2010). Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung vào việc đổi mới
sản phẩm có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc mọi người quyết định mua loại sản
phẩm máy lọc nước nào. Từ đó, dựa vào những cơ sở lý thuyết và công trình nghiên cứu
đã có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua máy lọc nước là: Nhận thức về chất
lượng nước, Nhu cầu sử dụng nước sạch, Khả năng tài chính và Ảnh hưởng của truyền
thông. Nghiên cứu được thực hiện ở hơn 300 người dân bằng bảng câu hỏi.
Kết quả, nghiên cứu này chỉ ra rằng cả 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua
máy lọc nước của người dân Malaysia.

3.1.2.3. Nghiên cứu của Li et al. (2021)


Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua máy lọc nước RO của người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Nghiên cứu tiến hành dựa trên dựa mô hình ra quyết định mua của người tiêu dùng
của Kotler và Armstrong (2010). Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung vào việc đổi mới
sản phẩm có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc mọi người quyết định mua loại sản
phẩm máy lọc nước nào. Từ đó, dựa vào những cơ sở lý thuyết và công trình nghiên cứu
đã có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy lọc nước RO của người tiêu
dùng là: Giá cả, Chất lượng nước, Thương hiệu và Tính năng sản phẩm. Nghiên cứu
được thực hiện ở hơn 250 người dân bằng bảng câu hỏi.
Kết quả, nghiên cứu này chỉ ra rằng cả 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định
mua máy lọc nước của người dân Malaysia.

3.2. Vấn đề nghiên cứu

42
Vấn đề nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết
định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn Quận Cầu
Giấy-TP. Hà Nội.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy lọc nước
của thương hiệu Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy-
Hà Nội.
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với quyết định mua sản phẩm
máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy- Hà
Nội.

3.3. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát


Đề tài hướng đến mục tiêu chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết
định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu
Giấy - Hà Nội để từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các hoạt động marketing của
Tập đoàn Kangaroo (Công ty CP Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc) nhằm tối ưu
hoạt động marketing qua đó hướng đến đạt được các mục tiêu dài hạn hơn của doanh
nghiệp.
3.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Từ đó, mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định như sau:
 Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua của khách hàng thông qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và
ngoài nước.
 Thứ hai, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm máy lọc
nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
 Thứ ba, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến với quyết định mua sản
phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy -
Hà Nội.
43
 Thứ tư, đánh giá chung về hiện trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp và
đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động này.

3.4. Câu hỏi nghiên cứu

3.4.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát


Với bối cảnh như trên, nhóm đã xác định vấn đề nghiên cứu là “Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu
dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội”. Từ đây nhóm đặt ra một số câu hỏi nghiên
cứu để hiểu rõ hơn vấn đề.
3.4.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Câu hỏi 1 - Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có ảnh hưởng đến
quyết định mua máy lọc nước Kangaroo của người trả lời?
Câu hỏi 2 - Giá cả của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có ảnh hưởng đến quyết
định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người trả lời?
Câu hỏi 3 - Những giá trị của thương hiệu Kangaroo có tạo nên ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người trả lời?
Câu hỏi 4 - Các chương trình xúc tiến có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội hay
không?
Câu hỏi 5 - Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm máy
lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội hay không?
Câu hỏi 6 - Tính sẵn có của sản phẩm có ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm
máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội hay
không?

3.5. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1 - Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có ảnh hưởng
đến quyết định mua máy lọc nước Kangaroo của người trả lời.

44
Giả thuyết 2 - Giá cả của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người trả lời.
Giả thuyết 3 - Những giá trị của thương hiệu Kangaroo có tạo nên ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người trả lời.
Giả thuyết 4 - Các chương trình xúc tiến có ảnh hưởng đến quyết định mua sản
phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Giả thuyết 5 - Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm máy
lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Giả thuyết 6 - Tính sẵn có của sản phẩm có ảnh hưởng tới quyết định mua sản
phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.

3.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.7. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước ở sơ đồ sau:

45
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

(Nguồn: nghiên cứu của nhóm tác giả)

 Bước thứ nhất: Xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề nghị có 6
yếu tố, gồm chất lượng của sản phẩm, giá cả, chương trình xúc tiến, giá trị thương
hiệu, trách nhiệm xã hội và tính sẵn có đóng vai trò là các yếu tố độc lập; sự hài
lòng đóng vai trò là yếu tố phụ thuộc.
 Bước thứ hai: Nghiên cứu định lượng: Khảo sát được thực hiện nhằm thu thập ý
kiến của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội. Cỡ mẫu dự kiến là
trong khoảng 360 đáp viên.Các kĩ thuật được sử dụng gồm: Đánh giá giá trị thang
đo Cronbach Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Kiểm định mô hình lý
thuyết thông qua phân tích hồi quy.

46
 Bước thứ ba: Đưa ra kết luận, hàm ý quản trị và đề xuất kiến nghị. Dựa trên kết
quả đã thu thập được từ những nghiên cứu trước đó, tác giả đưa ra kết luận về mối
quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng đề xuất một
số kiến nghị nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo.

3.8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.8.1. Đối tượng nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy
lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy, tp Hà Nội.
 Khách thể nghiên cứu: người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy, tp Hà Nội.
3.8.2. Phạm vi nghiên cứu
A) Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong 2,5 tháng, từ ngày 15/01/2024
đến 01/04/2024
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin về thực trạng tiêu dùng máy lọc nước Kangaroo,
về quyết định lựa và tiêu dùng sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng
thông qua sách báo, tạp chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan…
- Dữ liệu sơ cấp: Nhóm tiến hành thực hiện khảo sát dựa trên kỹ thuật phỏng vấn bằng
bảng câu hỏi online thông qua biểu mẫu Google với thang đo Likert 5 mức độ. Biểu mẫu
bao gồm các yếu tố phục vụ cho nghiên cứu và một số thông tin cá nhân của người tham
gia khảo sát.
Bảng 3.1. Bảng thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp

Form khảo sát 0. Nghiên cứu trong nước:


nghiên cứu do
- Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Kinh tế
nhóm tự thực hiện
Quốc dân (2018)

Mục đích: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy

47
lọc nước của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội.
Phương pháp: Khảo sát 300 người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi.
Kết quả: 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy lọc
nước là: Chất lượng nước, Giá cả, Thương hiệu, Thiết kế và Dịch vụ
khách hàng. Trong đó, Chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga, Trường Đại học Bạc
Liêu (2020)
Mục đích: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy lọc
nước của người dân tại thành phố Bạc Liêu.
Phương pháp: Khảo sát 250 người dân bằng bảng câu hỏi.
Kết quả: 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua máy lọc nước
là: Nhận thức về chất lượng nước, Nhu cầu sử dụng nước sạch, Khả
năng tài chính và Ảnh hưởng của truyền thông.
- Nghiên cứu của nhóm tác giả trường Đại học Công nghệ
TP.HCM (2022)
Mục đích: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy
lọc nước RO của sinh viên tại TP.HCM.
Phương pháp: Khảo sát 200 sinh viên bằng bảng câu hỏi.
Kết quả: 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy lọc
nước RO của sinh viên là: Giá cả, Chất lượng nước, Thương hiệu và
Tính năng sản phẩm.

b) Nghiên cứu nước ngoài:

- Nghiên cứu của Abdullah et al. (2015)


Mục đích: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy
lọc nước của người tiêu dùng ở Malaysia.
Phương pháp: Khảo sát 400 người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi.

48
Kết quả: 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy lọc
nước là: Chất lượng nước, Giá cả, Thương hiệu, Thiết kế và Dịch vụ
khách hàng.
- Nghiên cứu của Singh et al. (2018)
Mục đích: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy lọc
nước của người dân ở Ấn Độ.
Phương pháp: Khảo sát 300 người dân bằng bảng câu hỏi.
Kết quả: 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua máy lọc nước
là: Nhận thức về chất lượng nước, Nhu cầu sử dụng nước sạch, Khả
năng tài chính và Ảnh hưởng của truyền thông.
- Nghiên cứu của Li et al. (2021)
Mục đích: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy
lọc nước RO của người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Phương pháp: Khảo sát 250 người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi.
Kết quả: 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua máy lọc
nước RO của người tiêu dùng là: Giá cả, Chất lượng nước, Thương
hiệu và Tính năng sản phẩm.

B) Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội.
C) Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã
hội.

3.9. Phương pháp nghiên cứu

3.9.1. Phương pháp chọn mẫu

49
Nhóm tiến hành chọn mẫu nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Nhóm tiến
hành khảo sát tại các địa điểm trung tâm thương mại, siêu thị điện máy, các cửa hàng
điện tử,...trên địa bàn Cầu Giấy - Hà Nội như các cửa hàng Điện máy xanh trên địa bàn,
Vincom, Big C,.... Nhóm sẽ tiến hành thu thập thông tin khảo sát đối với các đối tượng
nhóm bắt gặp tại các địa điểm trên.
3.9.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
A) Dữ liệu thứ cấp
Nhóm tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ các đề tài nghiên cứu trước đó để tham
khảo về tư liệu đã được phân tích và nghiên cứu. Nhóm cũng tiến hành thu thập, tìm hiểu
thêm thông tin về ngành hàng, hoạt động kinh doanh về sản phẩm máy lọc nước
Kangaroo thông qua website, các sàn thương mại điện tử, báo cáo kinh doanh của doanh
nghiệp, các bài báo, tạp chí thương mại có liên quan.
B) Dữ liệu sơ cấp
Để hiểu được rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định mua sản phẩm máy lọc
nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn Quận Cầu Giấy-TP. Hà Nội, nhóm tiến
hành thực hiện: Quan sát hành vi mua của khách hàng tại các siêu thị điện máy, thực hiện
một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi định lượng, thảo luận nhóm online và offline giữa
các thành viên trong nhóm nhằm đưa ra được các yếu tố nào là có ảnh hưởng lớn nhất,
cũng như là hiểu rõ hành vi của từng tệp đối tượng người tiêu dùng.
Đối với phương thức khảo sát thông qua bảng hỏi, nhóm nghiên cứu tìm đến các
đối tượng nghiên cứu mục tiêu rồi tiến hành khảo sát, phiếu khảo sát có thể được gửi
online và phiếu điền khi gặp vấn viên tại các địa điểm mua sắm lựa chọn máy lọc nước,
các siêu thị… Phiếu khảo sát lấy số lượng 360 vấn viên.

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN
PHẨM MÁY LỌC NƯỚC KANGAROO CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI

50
Kính chào anh/chị,
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thị trường đang thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng
trên địa bàn quận Cầu Giấy - Tp. Hà Nội, chúng tôi xin phép được sử dụng câu trả lời
của quý anh/chị đáp vấn cho quá trình phân tích nghiên cứu. Chúng tôi xin cam đoan
mọi thông tin của anh/chị sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Xin trân trọng cảm ơn anh/chị vì đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu.

(Câu hỏi phân loại)

PL1 Anh/chị có biết đến sản phẩm máy lọc nước của Kangaroo không? Có
Không

PL2 Anh/chị đã từng mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo chưa? Đã từng
Chưa từng

PL3 Anh/chị có sống trên bàn quận Cầu Giấy - Tp. Hà Nội không? Có
Không

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý hay không đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của quý vấn viên. Đối với mỗi phát
biểu, quý vấn viên vui lòng đánh dấu X vào một trong số các ô từ 1 đến 5:
Trong đó:
1. Rất không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung lập
4. Đồng ý
5. Rất đồng ý

51
Mức độ đồng
Các phát biểu ý
Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo. 1 2 3 4 5

CL1 Chất lượng của máy lọc nước Kangaroo phù hợp với giá thành.

CL2 Máy lọc nước Kangaroo có chất lượng tốt, sử dụng bền tốt.

CL3 Máy lọc nước Kangaroo lọc ra nguồn nước có chất lượng tốt.

CL4 Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định hàng đầu khi lựa chọn
sản phẩm.

Giá cả của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo 1 2 3 4 5

G1 Máy lọc nước Kangaroo có giá thành tốt hơn so sánh các loại máy
lọc nước cùng phân khúc với công năng tương tự nhau.
G2 Tôi thấy giá của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo là hợp lý.

G3 tôi vẫn lựa chọn sản phẩm máy lọc nước Kangaroo dù giá thành
cao hơn các thương hiệu khác
G4 Tôi thấy sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có thể thanh toán với
nhiều phương thức đa dạng (Mobile Banking, tiền mặt, ví điện
tử,...)
Giá trị của thương hiệu Kangaroo 1 2 3 4 5

52
TH1 Tôi mua sản phẩm có thương hiệu Kangaroo vì được đánh giá là
thương hiệu công nghệ nhập khẩu (Nhật Bản).

TH2 Tôi mua sản phẩm theo thương hiệu Kangaroo vì độ phổ biến cao.

TH3 Tôi mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo với giá trị thương hiệu
cao vì đảm bảo uy tín.

TH4 Tôi dễ dàng phân biệt được thương hiệu Kangaroo so với thương
hiệu sản phẩm khác

Các chương trình xúc tiến 1 2 3 4 5

XT1 Tôi chọn mua máy lọc nước Kangaroo vì thường xuyên có
voucher giảm giá.

XT2 Tôi thường mua máy lọc nước Kangaroo vào những ngày lễ để có
ưu đãi.

XT3 Tôi mua máy lọc nước Kangaroo vì những dịch vụ đi kèm.

XT4 Tôi mua máy nước Kangaroo vì các chương trình hậu mãi tốt.

Trách nhiệm xã hội 1 2 3 4 5

TN1 Tôi là người quan tâm đến sức khỏe bản thân.

TN2 Tôi là người quan tâm đến sức khỏe gia đình.

53
TN3 Tôi cân nhắc về vấn đề nước sinh hoạt được đảm bảo

TN4 Tôi thấy Kangaroo tham gia nhiều chương trình hỗ trợ thiện
nguyện

Tính sẵn có của sản phẩm 1 2 3 4 5

SC1 Tôi lựa chọn sản phẩm Kangaroo vì dễ tìm thấy tại các cửa hàng
vật lý trên thị trường.

SC2 Tôi lựa chọn sản phẩm máy lọc nước Kangaroo vì gần nhà phân
phối để thuận tiện bảo dưỡng, sửa chữa.

SC3 Tôi lựa chọn sản phẩm máy lọc nước Kangaroo vì sản phẩm sẵn
có trong kho khi cần mua.

SC4 Tôi lựa chọn sản phẩm Kangaroo vì dễ tìm thấy tại các cửa hàng
trực tuyến.

Quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của Kangaroo 1 2 3 4 5

QĐ Tôi luôn mua máy lọc nước của Kangaroo và các sản phẩm khác
1 của thương hiệu

QĐ Tôi hài lòng về sản phẩm máy lọc nước của Kangaroo
2
QĐ Tôi sẽ giới thiệu mọi người dùng sản phẩm máy lọc nước
3 Kangaroo

THÔNG TIN CHUNG


54
Q1 Giới tính của anh/chị là? Nam
Nữ
Khác

Q2 Vui lòng cho biết độ tuổi của anh/chị? 20 - 25


26 - 30
31 trở lên

Q3 Thu nhập của anh/chị khoảng bao nhiêu trong một - Dưới 7 triệu đồng/
tháng? tháng
-7 - 15 triệu đồng/ tháng
- 15 triệu đồng trở lên

Xin cảm ơn anh/chị đã tham gia khảo sát!

3.9.3. Phương pháp phân tích dữ liệu


Với bảng khảo sát thu được từ các vấn viên, nhóm tiến hành phân tích dữ liệu. Để
hiểu được các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng, nhóm
quyết định sử dụng phương pháp phân tích: Hồi quy tuyến tính (Sử dụng để dự đoán một
biến phụ thuộc dựa trên một hoặc nhiều biến độc lập). Nhóm sử dụng các công cụ như:
 Kiểm định t-test: Sử dụng để so sánh trung bình của hai nhóm dữ liệu.
 Phân tích ANOVA: Sử dụng để so sánh trung bình của ba nhóm dữ liệu hoặc
nhiều hơn.
 SPSS: Phần mềm thống kê chuyên dụng cho các phân tích phức tạp hơn.

3.10. Kết cấu của bài

Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung nghiên cứu của đề tài được bố cục thành 5 chương lớn như sau:
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản
phẩm máy lọc nước của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.
55
Phần 2: Tóm lược một số cơ sở lý thuyết về khách hàng và quyết định mua sản
phẩm của khách hàng
Phần 3: Tổng quan về ngành hàng và đề xuất mô hình nghiên cứu
Phần 4: Báo cáo kết quả thực hiện
Phần 5: Báo cáo kết quả nghiên cứu

3.11. Lập kế hoạch thảo luận

3.11.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu


A) Kích thước mẫu
Theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) về kích thước mẫu
dự kiến, trong một bài nghiên cứu thì tối thiểu kích thước mẫu sẽ cần gấp 5 lần tổng số
biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho một bài nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân
tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Công thức là n = 5*m, trong đó m là số lượng câu hỏi
trong bài.
Với đề tài trên, m = 27 suy ra n= 5*27 = 135. Như vậy, trong nghiên cứu này,
nhóm cần xác định cỡ mẫu cần đạt được theo đúng nguyên tắc của Comrey & Lee (1992)
là 135 mẫu.
B) Phương pháp chọn mẫu
Nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu
mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào
mẫu nghiên cứu. Việc chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc
vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người nghiên cứu nên kết quả thường mang tính chủ
quan.
Lựa chọn mẫu thuận tiện: Người điều tra có thể chọn những phần tử có thể tiếp cận được
đến cho khi đủ kích thước mẫu đã yêu cầu. Với đề tài trên thì người điều tra sẽ cần khảo
sát trong phạm vi Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
3.11.2. Thời gian biểu tiến hành nghiên cứu

56
Từ thời điểm bắt đầu đến kết thúc là trong khoảng 12 tuần, nhóm đã thực hiện hoạt
động nghiên cứu để hoàn thành đề tài khảo sát này. Và để đạt được đúng mục tiêu, nhóm
đã xây dựng thời gian biểu nghiên cứu tổng quan cho từng nội dung như sau:
Hình 3. 3. Thời gian biểu tiến hành nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã bám sát vào kế hoạch và thời gian đề ra để đưa ra kết quả
trong hoạt động nghiên cứu cũng như đáp ứng được các nội dung của đề tài thảo luận đã
được phân công.
3.11.3. Xác định lợi ích của nghiên cứu
A) Đối với nhóm nghiên cứu
 Hoàn thành nhiệm vụ thảo luận.
 Tích lũy thêm nguồn tài liệu tham khảo về vấn đề nghiên cứu.
 Tích lũy thêm kiến thức về vấn đề nghiên cứu.
 Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng.
B) Đối với doanh nghiệp Kangaroo
 Đưa ra góc nhìn thực tế về quyết định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm
máy lọc nước Kangaroo trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
 Đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing của doanh nghiệp
trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
C) Đối với cộng đồng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam
57
Có thêm công trình nghiên cứu thực tế, thiết thực trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

3.12. Kế hoạch thực hiện

3.12.1. Lịch trình nghiên cứu


Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm 3 phần chính: Mở bài, nội dung và kết luận.
Trong đó, nội dung bao gồm 4 phần chính là:
 Xác định vấn đề nghiên cứu, bao gồm: Phân tích ngành hàng máy lọc nước, phân
tích tình thế doanh nghiệp và vấn đề nghiên cứu
 Kế hoạch thực hiện, bao gồm: Mục tiêu nghiên cứu (Mục tiêu ngắn hạn và mục
tiêu dài hạn), câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (Phương pháp thu thập
dữ liệu: Khảo sát và phương pháp phân tích dữ liệu), đối tượng nghiên cứu và kế
hoạch nghiên cứu.
 Báo cáo kết quả thực hiện, bao gồm: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và kiểm
định giả thuyết.
 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu, kết luận và khuyến nghị (Tóm
tắt kết quả nghiên cứu, khuyến khích cho doanh nghiệp, các khó khăn).
Dựa trên cấu trúc bài nghiên cứu trên, quá trình nghiên cứu sẽ có lịch trình khác
nhau. Phần 1: Xác định vấn đề nghiên cứu cần được hoàn thành sớm nhất để phục vụ cho
các phần sau có cơ sở phân tích. Tiếp theo đó là phần 2: Kế hoạch thực hiện, đây sẽ là
phần chính dựa trên phần 1 để xác định các nội dung bên trong. Một khi phần 2 hoàn
thành sẽ tiếp tục là các phần 3 và phần 4 để hoàn thiện bài nghiên cứu. Dưới đây sẽ là
lịch trình cụ thể:
Bảng 3.2. Lịch trình nghiên cứu

Nội dung Thời gian thực hiện

Phần 1: Xác định vấn đề nghiên cứu 8/03/2024

Phần 2: Kế hoạch thực hiện 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 22/03/2024

58
2.2. Câu hỏi nghiên cứu

2.3. Giả thuyết nghiên cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Đối tượng nghiên cứu

2.6. Kế hoạch thực hiện

Phần 3: Báo cáo kết quả thực hiện 30/03/2024

Phần 4: Báo cáo kết quả nghiên cứu 30/03/2024

3.12.2. Phân công nhiệm vụ


Từ lịch trình nêu trên, mỗi một cá nhân sẽ đảm nhận từng phần khác nhau để đảm
bảo tiến độ và chất lượng bài nghiên cứu. Với phần nội dung chính sẽ phân tích thành
từng mục nhỏ và được phân chia được cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Phân công nhiệm vụ
OUTLINE BÀI TL: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu Số Người
dùng trên địa bàn Quận Cầu Giấy-TP. Hà Nội. lượng nhận
Mục lục
1 Hàn Thanh
A. MỞ BÀI Giang

B. NỘI PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ 1.1. Phân tích ngành hàng


DUNG NGÀNH HÀNG máy lọc nước
1.2 .Phân tích tình thế
doanh nghiệp Kangaroo
1.3. Tổng quan về sản 1 Mai Hương

59
phẩm máy lọc nước của
Kangaroo
2.1. Khái niệm khách hàng
và phân loại khách hàng
Giang
2.2. Khái niệm hành vi
khách hàng
PHẦN II. MỘT SỐ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT
2.3. Quyết định mua sản
phẩm của khách hàng
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua của
khách hàng
Nguyễn
1
3.1. Tổng quan nghiên cứu Ánh Đông
3.2. Vấn đề nghiên cứu
3.3.Mục tiêu nghiên cứu
3.4. Câu hỏi nghiên cứu
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
Ma Ngọc
3.6.Mô hình nghiên cứu đề 1
Hải
PHẦN III: TỔNG QUAN xuất
NGHIÊN CỨU VÀ KẾ 3.7.Quy trình nghiên cứu
HOẠCH THỰC HIỆN
3.8. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu
3.9. Phương pháp nghiên Văn Thị
cứu 1 Hương
3.10. Kết cấu của bài Giang

3.11. Lập kế hoạch thảo


luận
PHẦN IV: BÁO CÁO KẾT 4.1 Thống kê mô tả mẫu 1 Vũ Văn
QUẢ THỰC HIỆN nghiên cứu Dương

60
4.2 Phân tích độ tin cậy
của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha
4.3. Kiểm định giá trị
thang đo (EFA)
4.4 Kiểm định giả thuyết
và phân tích hồi quy
5.1. Kết quả nghiên cứu
5.2.Một số thành công và
Nguyễn Thị
hạn chế của đề tài nghiên 1
Hảo
PHẦN V: BÁO CÁO KẾT cứu
QUẢ NGHIÊN CỨU 5.3. Khuyến nghị phát triển

5.4. Các khó khăn khi thực


hiện đề tài nghiên cứu Lê Quỳnh
1 Hương
Giang

C. KẾT LUẬN

3.12.3. Bảng theo dõi hoạt động của thành viên

61
Bảng 3.4. Theo dõi và đánh giá thành viên

62
PHẦN IV: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.1 Mô tả mẫu
Theo kích thước mẫu đã được xác định ở mục trước là 360. Do đó, để đảm bảo độ
tin cậy và tính đại diện của mẫu nghiên cứu 361 bảng câu hỏi được phát ra.
Theo thực tế, kết quả thu về cả 361 phiếu hợp lệ (100%) do đó ta lấy cỡ mẫu là 361 sử
dụng làm dữ liệu phân tích.
4.1.2 Đặc điểm cá nhân của đáp viên
Bảng 4.1 Giới tính của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Bảng thống kê mô tả tần số về đặc điểm giới tính cho thấy, trong số 361 người
tham gia trả lời câu hỏi có tới trên 63% là nữ và gần 40% là nam.

Bảng 4.2. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu

63
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Trong đó, đa số người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 20 đến 25 tuổi chiếm
54.3%, đối với độ tuổi 26 đến 30 tuổi là 26.6%, còn lại số lượng người tham gia khảo sát
trên 31 tuổi chiếm 19.1%.
Việc người tham gia khảo sát từ 20-25 chiếm tới tận 54.3% mẫu nghiên cứu là do
nhóm nghiên cứu dễ tiếp cận với tập khách hàng này hơn so với nhóm khách hàng lớn
tuổi. Hơn nữa, đây là độ tuổi có nhu cầu lớn sống tự lập, tách khỏi gia đình. Họ tự chủ
trong việc chăm sóc bản thân và mong muốn có nguồn nước sạch để sử dụng hàng ngày.

Bảng 4.3. Thu nhập trung bình của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Về thu nhập của các đáp viên, có tới 37.7% đáp viên thu nhập dưới 7 triệu
đồng/tháng, có 33.5 %( 121 phiếu) đáp viên có thu nhập từ 7-15 triệu đồng/tháng, còn lại
28.8%( 104 phiếu) đáp viên có thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng.

64
Bảng 4.4. Độ nhận diện sản phẩm của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Bảng trên cho thấy 100% đáp viên đều biết đến thương hiệu máy lọc nước
Kangaroo. Đây là một con số vô cùng ấn tượng nhưng quá bất ngờ đối với nhóm nghiên
cứu khi Kangaroo là một thương hiệu lâu đời và uy tín: Kangaroo được thành lập từ năm
2003, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp máy lọc nước.
Kangaroo khẳng định vị thế thương hiệu Việt Nam hàng đầu, nhận được nhiều giải
thưởng uy tín như "Top 10 Thương hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao", "Sản phẩm
tin cậy, dịch vụ uy tín", … Qua đây cũng thể hiện Kangaroo đã có những chiến lược
marketing vô cùng thành công và hiệu quả từ đó giúp cho thương hiệu có độ nhận diện
cao trên thị trường.

Bảng 4.5. Việc mua máy lọc nước Kangaroo của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)

65
Ta thấy, 100% các đáp viên đã từng mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo. Điều
này dễ hiểu do nhóm nghiên cứu chỉ lựa chọn các khách hàng từng sử máy lọc nước
Kangaroo để thực hiện hoạt động nghiên cứu.

Bảng 4.6 Khu vực của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Do nhóm đang Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định mua sản
phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn Quận Cầu Giấy-TP. Hà
Nội vì vậy nhóm lựa chọn 100% đáp viên đang sinh sống trên địa bàn Quận Cầu Giấy để
phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước
Kangaroo
Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước
Kangaroo của thang đo được thể hiện trong các bảng kết quả phân tích dưới đây.
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “CL - Chất lượng của sản phẩm máy lọc
nước Kangaroo” là 0,761 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan biến
tổng của các biến quan sát CL1 = 0,568; CL2 = 0,659; CL3 = 0,492; CL4 = 0,549; đều
lớn hơn 0,3. Vì vậy, các biến quan sát CL1, CL2, CL3, CL4 đều được chấp nhận và sẽ
được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

66
Bảng 4.7. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Chất lượng”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo giá cả của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “GC - Giá cả của sản phẩm máy lọc nước
Kangaroo” là 0.806 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan biến tổng
của các biến quan sát G1 = 0.518; G2 = 0.648; G3= 0.651; G4= 0.697 đều lớn hơn 0,3.
Vì vậy, các biến quan sát G1, G2, G3,G4 đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.

67
Bảng 4.8. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Giá cả”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Giá trị của thương hiệu Kangaroo
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “TH - Giá trị của thương hiệu Kangaroo”
là 0.814 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan biến tổng của các biến
quan sát TH1= 0.657; TH2= 0.627; TH3= 0.709; TH4= 0.578 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy,
các biến quan sát TH1, TH2, TH3, TH4 đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.

68
Bảng 4.9. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Giá trị của thương hiệu”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Các chương trình xúc tiến
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “XT - Các chương trình xúc tiến ” là
0.827 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan biến tổng của các biến
quan sát XT1= 0.646; XT2= 0.589; XT3= 0.685; XT4= 0.693 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy,
các biến quan sát trên đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố
tiếp theo.

69
Bảng 4.10. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Các chương trình xúc tiến”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo trách nhiệm xã hội
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “TN - Trách nhiệm xã hội ” là 0.744 > 0,6
nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát TN1=
0.51; TN2= 0.619; TN3= 0.617; TN4= 0.443 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, các biến quan sát
trên đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

70
Bảng 4.11. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Trách nhiệm xã hội”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính sẵn có của sản phẩm
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “SC - Tính sẵn có ” là 0.8 > 0,6 nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát SC1= 0.66;
SC2= 0.553; SC3= 0.63; SC4= 0.617 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, các biến quan sát trên đều
được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

71
Bảng 4.12. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Tính sẵn có”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Quyết định mua sản phẩm máy lọc nước của
Kangaroo”
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo “QĐ - quyết định mua sản phẩm máy lọc
nước của Kangaroo ” là 0.746 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát QĐ1= 0.5; QĐ2= 0.71; QĐ3= 0.522 đều lớn hơn 0,3. Vì
vậy, các biến quan sát trên đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân
tố tiếp theo.

72
Bảng 4.13 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Quyết định mua”

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)

4.3. Kiểm định giá trị thang đo (EFA)

4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập
A) Hệ số KMO và kiểm định Bartlett
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem xét sự
thích hợp của phân tích nhân tố.

73
Bảng 4.14. Kiểm định KMO and Bartlett's Test cho biến độc lập

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Theo lý thuyết, hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên (0,5
≤ KMO ≤ 1). Từ số liệu xử lý, hệ số KMO = 0,772 đã thỏa mãn điều kiện của kiểm định
(0,5 ≤ KMO ≤ 1). Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích
hợp.
Mức ý nghĩa Sig. trong kiểm định Bartlett là Sig. = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu
nghiên nghiên cứu thu thập được dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp, chứng
tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
B) Phương sai trích

74
Bảng 4.15. Kết quả giá trị phương sai trích giải thích cho các biến độc lập

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Từ bảng này, ta thấy kết quả của tổng phương sai trích được ghi nhận 65.411% >
50%, khi đó có thể phát biểu rằng các nhân tố trong nghiên cứu được giải thích được
65.411% sự biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Chứng tỏ mô hình EFA phù hợp.
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố
trong phân EFA. Từ số liệu xử liệu, trị số Eigenvalue là 1,57 > 1 đạt yêu cầu. Như vậy ta
trích được 5 nhân tố đạt yêu cầu trong kiểm định mang thông tin tóm tắt tốt nhất và 5
nhân tố này cô đọng được 65,411% biến thiên các biến quan sát.
C) Ma trận xoay nhân tố

75
Bảng 4.16. Bảng ma trận xoay kết quả phân tích nhân tố của các biến độc lập

76
77
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Từ kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến độc lập của ma trận xoay các
nhân tố bảng trên cho thấy: hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều
thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải giữa các nhân
tố thỏa mãn đều lớn hơn 0,3. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về các biến đo
lường tương ứng cho từng nhân tố.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy 24 biến quan sát được gom
thành 6 nhân tố, có hệ số tải giá trị đều lớn hơn 0,5 nên thỏa mãn các kiểm định tiếp theo.
4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.17. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS
26.0)
Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) = 0.601 thỏa mãn (0.5 ≤ KMO ≤ 1)
Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity: Sig. = .000 < 0.05 cho thấy phân tích nhân
tố là phù hợp.

Bảng 4.18. Phương sai trích

78
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS
26.0)
Giá trị Eigenvalue = 1.994 > 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt
thông
tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 66.478% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Như vậy, nhân tố được trích cô đọng được 66.478% biến thiên với các biến quan sát.

4.4 Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy

4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson


Bảng 4.19. Hệ số tương quan Person

79
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS
26.0)
Từ kết quả phân tích Pearson cho thấy, có sự tương quan khá yếu giữa các biến
độc lập Giá trị thương hiệu (TH), Các chương trình xúc tiến (XT) với biến phụ thuộc
quyết định mua (QĐ) với hệ số Sig có giá trị < 0,05 và các giá trị hệ số tương quan
Pearson <0.3.
Với giá trị Sig lần lượt là 0.593; 0.754; 0.212; 0.119 đểu lớn 0.05, ta nghi ngờ các biến
độc lập: chất lượng của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo( CL), giá cả (GC), trách nhiệm

80
xã hội (TN), tính sẵn có (SC) không có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc
quyết định mua (QĐ).
4.4.2. Phân tích hồi quy đa biến
Bảng 4.20. Model Summary cho phân tích hồi quy

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS
26.0)
Bảng Model Summary cho kết quả R2 (R Square) và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R
Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.086 cho
thấy 4 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 8.6% sự biến thiên của biến phụ
thuộc, còn lại 91.4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin – Watson để kiểm định sự tương quan
của các sai số kề nhau. Giá trị Durbin Watson = 1.792, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên
không xảy ra sự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).

Bảng 4.21. Kiểm định ANOVA

81
Bảng ANOVA cho kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô
hình hồi quy. Giá trị sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, do đó, kết quả mô hình hồi quy
tuyến tính là phù hợp.

Bảng 4.22. Coefficients cho phân tích hồi quy

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Từ bảng trên có thể thấy, hệ số Sig của biến độc lập TH nhỏ hơn 0.05, do đó, biến
độc lập này có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Còn biến độc lập CL, GC, XT, TN,
SC có sig. > 0.05 nên biến này không chứng minh được sự tác động đến biến phụ thuộc.
Như vậy, chỉ có biến Giá trị thương hiệu có tác động ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo. Mà hệ số Beta có giá trị âm nên biến Giá trị
thương hiệu có tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc.

82
Ta có phương trình hệ số hồi quy chuẩn hoá như sau: QĐ= -0.297TH + e
hay
Quyết định mua sản phẩm= -0.297 * Giá trị của thương hiệu + e
Hình 4.1. Biểu đồ Histogram

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Từ biểu đồ trên ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu
đồ tần số. Đường cong dạng hình chuông phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn.
Giá trị trung bình. Mean gần bằng 0 (đoạn này sửa hộ t t ko đọc được), độ lệch chuẩn là
0.992 gần bằng 1, như vậy có thể nói: Phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó kết luận
rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.2. Biểu đồ Normal P-P Plot

83
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Ngoài biểu đồ Histogram ta cũng có thể nhận diện sự vi phạm giả định phần dư
chuẩn hóa bằng biểu đồ P-P Plot. Với đồ thị P-P Plot trên, các chấm tròn tập trung thành
dạng một đường chéo sẽ không vi phạm giả định hồi quy về phân phối chuẩn phần dư.
Cụ thể các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành một đường chéo
cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm.

Hình 4.3. Biểu đồ Scatter Plot

84
(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm trích xuất từ SPSS 26.0)
Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính. Biểu đồ phân tán giữa các
phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp dò tìm dữ liệu hiện tại có vi phạm
giả định tuyến tính hay không.
Các điểm phân vị phân tán ngẫu nhiên và tập trung xung quanh đường tung độ 0
do vậy giả định quan hệ tuyến tính không vi phạm.

85
PHẦN V: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Kết quả nghiên cứu

Như nhóm đã trình bày ở chương , có sáu giả thuyết được đặt ra về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua máy lọc nước Kanggu Của người tiêu dùng trên địa bàn quận
Cầu Giấy, Hà Nội , và sau quá trình kiểm định thì nhóm đã đưa ra được những kết quả
đánh giá như sau :
Giả thuyết 1 (CL): Chất lượng của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có ảnh
hưởng đến quyết định mua máy lọc nước Kangaroo của người trả lời.
Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0.23 , Sig.(β1) = 0.67 > 0.05 không đạt yêu cầu nên giả
thuyết CL bị bác bỏ.
Giả thuyết 2 (G): Giá cả của sản phẩm máy lọc nước Kangaroo có ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người trả lời.
Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = -0.30, Sig.(β2) = 0.557 > 0.05 không đạt yêu cầu nên
giả thuyết G bị bác bỏ.
Giả thuyết 3 (TH): Những giá trị của thương hiệu Kangaroo có tạo nên ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người trả lời.
Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β3 = - 0.297, Sig.(β3) = 0.000 > 0.05 đạt yêu cầu nên giả
thuyết TH được chấp nhận. Nói cách khác, á trị của thương hiệu Kangaroo là chỉ số dự
báo có ý nghĩa, ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua của người tiêu dùng trong địa bàn
quận Cầu Giấy.
Giả thuyết 4 (XT): Các chương trình xúc tiến có ảnh hưởng đến quyết định mua
sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà
Nội.
Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β4 = -0.35, Sig.(β4) = 0.524 > 0.05 không đạt yêu cầu nên
giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Giả thuyết 5 (TN): Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm
máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
86
Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β5 = -0.11, Sig.(β5) = 0.843 > 0.05 không đạt yêu cầu nên
giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Giả thuyết 6 (SC): Tính sẵn có của sản phẩm có ảnh hưởng tới quyết định mua sản
phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β6 = -0.22, Sig.(β2) = 0.686 > 0.05 không đạt yêu cầu nên
giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Như vậy, sau quá trình phân tích dữ liệu, nhóm đã tìm ra được 1 giả thuyết nghiên cứu
ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó là giả thuyết :
Những giá trị của thương hiệu Kangaroo kí hiệu là TH

Hình 5. 1. Mô hình nghiên cứu mới sau khi kiểm định giả thuyết

Đối với yếu tố Thương hiệu sản phẩm, kết quả phân tích khẳng định yếu tố Những
giá trị của thương hiệu Kangaroo là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến quyết định mua của
khách hàng. Điều này có nghĩa, thương hiệu nước máy lọc nước càng nổi tiếng và được
nhiều người biết đến và tin tưởng thì càng củng cố quyết định mua của người tiêu dùng.
Đối với sản phẩm máy lọc nước Kangaroo nói riêng và các sản phẩm máy lọc nước nói
chung, khi một thương hiệu lớn ra mắt một sản phẩm mới thường thu hút sự quan tâm từ
phía người tiêu dùng. Người mua thường có niềm tin tự động rằng sản phẩm từ một
thương hiệu lớn sẽ có chất lượng tương xứng với giá tiền, từ đó thôi thúc họ lựa chọn và
mua sản phẩm.

87
Điều này hoàn toàn phù hợp với một thương hiệu lớn như Kangaroo, bởi vì
Kangaroo là một thương hiệu gia dụng lâu đời và được biết đến với sự uy tín tại Việt
Nam, với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành. Sự tin tưởng của người tiêu dùng được
xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm vượt trội, giá cả hợp lý và dịch vụ khách hàng
chuyên nghiệp. Đã có nhiều giải thưởng trong và ngoài nước đã ghi nhận sự xuất sắc của
Kangaroo, đồng thời củng cố uy tín và chất lượng của thương hiệu này trên thị trường.

5.2.Một số thành công và hạn chế của đề tài nghiên cứu

5.2.1. Một số thành công chính của nghiên cứu


Các thang đo đã được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự
phù hợp với mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này đem lại một ý nghĩa thực tiễn cho sản
phẩm máy lọc nước của doanh nghiệp Kangaroo.
Đa số người điền phiếu khảo sát chọn mua máy lọc nước vì giá trị thương hiệu của
sản phẩm. Điều này cho thấy LaVie đã thành công trong việc xây dựng uy tín và đưa
thương hiệu của mình đứng vững trong thị trường. Các phương án duy trì liên tục những
sáng kiến bảo vệ môi trường, hoạt động thiện nguyện, xây dựng cộng đồng cũng giúp
LaVie để lại ấn tượng tốt và thu hút thêm nhiều khách hàng có lối sống xanh đến với
doanh nghiệp.
Như vậy, kết quả của bài nghiên cứu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố
ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng
trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội đó là giá trị thương hiệu sản phẩm. Từ đó đề xuất
cho doanh nghiệp Kangaroo nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh máy
lọc nước khác nói chung các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm một cách tốt nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng chính là một công trình, một
nguồn tham khảo cho các nghiên cứu khác trong tương lai, khơi mở hướng đi mới cho
các công trình nghiên cứu khác, làm phong phú thêm kho tài liệu tham khảo và tri thức
của xã hội.
5.2.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu
88
Mỗi một nghiên cứu sẽ có một số hạn chế riêng để có thể tìm ra kết quả và đưa ra
kết luận hoàn hảo nhất. Nghiên cứu này cũng có một số hạn chế và rào cản như sau:
 Nghiên cứu chỉ thực hiện cho khách hàng đã mua sắm sản phẩm máy lọc nước của
thương hiệu Kangaroo nên tính đại diện không cao, khó mang tính tổng quát để áp
dụng cho các sản phẩm, dịch vụ khách mà thương hiệu Kangaroo đang tiến hành
kinh doanh
 Chỉ theo nghiên cứu những khách hàng sống tại khu vực Cầu Giấy, TP. Hà Nội đã
sử dụng sản phẩm máy lọc nước Kangaroo vì thế sẽ có những hạn chế trong việc
nghiên cứu các khách hàng tại các khu vực khác, thị trường khác mà Kangaroo
đang hoạt động
 Những giới hạn về thời gian cũng tạo ra hạn chế trong nghiên cứu. Nghiên cứu
này bị hạn chế bởi quy mô và nguồn lực dự kiến yêu cầu thực hiện nhiều hơn
những gì đã đề xuất;
 Cách chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện, vì vậy tính đại diện sẽ
không cao;
 Còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm của khách hàng tại khu vực Cầu Giấy khi mua sắm sản phẩm máy lọc
nước Kangaroo mà nghiên cứu chưa đề cập đến. Đó cũng chính là gợi ý cho
những nghiên cứu tiếp theo.
 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp khảo sát trực
tuyến, do đó có thể có sai sót do tính chủ quan của người tham gia khảo sát.
 Phân tích dữ liệu: Việc phân tích dữ liệu có thể chưa đầy đủ và chi tiết, cần có
thêm nhiều nghiên cứu để có được kết quả chính xác hơn.
 Do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, nên bài nghiên cứu của nhóm
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Đây sẽ là những hạn chế lớn mà nhóm sẽ cố
gắng cải thiện trong thời gian sắp tới khi thực hiện các nghiên cứu khác.

5.3. Khuyến nghị phát triển


89
Với các kết luận của phần “báo cáo kết quả thực hiện”, nhóm đã tìm ra được 3
biến độc lập ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm máy
lọc nước Kangaroo là biến Giá trị thương hiệu. Dựa vào những thông tin này, nhóm
nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đề xuất đối với hoạt động Marketing của máy lọc
nước Kangaroo tại khu vực Cầu Giấy (TP.Hà Nội) theo mô hình 4P như sau:
A) Sản phẩm (Product)
Thứ nhất, Kangaroo nên đa dạng hóa danh mục sản phẩm máy lọc nước để đáp
ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Kangaroo nên phát triển các dòng máy lọc
nước có công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu lọc nước cao cấp như: máy lọc nước RO,
máy lọc nước nano, máy lọc nước kiềm. Thêm vào đó, thương hiệu cần phát triển các
dòng máy lọc nước giá rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng bình dân.Cuối cùng là
tập trung phát triển các dòng máy lọc nước có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với không gian
nhà bếp hiện đại.
Thứ hai, Kangaroo cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm
bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Thông qua việc: sử dụng linh kiện chính hãng, chất
lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại và cần thường xuyên kiểm tra
chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Thứ ba, Kangaroo nên cải tiến tính năng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng
ngày càng cao của người tiêu dùng bằng việc tích hợp thêm các tính năng hữu ích như:
cảnh báo thay lõi lọc, tự động sục rửa màng lọc, kết nối với điện thoại thông minh và cải
thiện hiệu suất lọc nước để đảm bảo nguồn nước sạch, tinh khiết.
Thứ tư, Kangaroo cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình so với các sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, độc quyền,
cải thiện sản phẩm bằng việc thiết kế sản phẩm đẹp mắt, sang trọng và cung cấp dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt nhất.
B) Giá cả (Price)
Thứ nhất, Kangaroo cần áp dụng chiến lược giá cả cạnh tranh để thu hút khách
hàng thông qua phân tích giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, xác định giá
90
bán phù hợp với chất lượng sản phẩm và khả năng chi trả của người tiêu dùng và áp dụng
các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Thứ hai, Kangaroo nên cung cấp nhiều lựa chọn giá cả cho sản phẩm của mình để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng bằng cách phát triển các dòng máy lọc
nước với mức giá khác nhau và cung cấp các chương trình trả góp để giúp khách hàng dễ
dàng mua sản phẩm.
Thứ ba, Kangaroo cần chú trọng vào giá trị sản phẩm thay vì chỉ tập trung vào giá
cả. Và thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm thông qua nêu bật những lợi ích mà
sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng về chất
lượng sản phẩm của Kangaroo.
C) Phân phối (Place)
Thứ nhất, Kangaroo cần mở rộng kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người
tiêu dùng một cách dễ dàng nhất bằng cách tăng cường phân phối sản phẩm qua các hệ
thống siêu thị, cửa hàng điện máy trên toàn quốc, phát triển kênh bán hàng trực tuyến và
hợp tác với các nhà bán lẻ trực tuyến uy tín như Shopee, Lazada, Tiki..
Thứ hai, Kangaroo cần đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm trên thị trường để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý và tăng
cường giao hàng tận nơi cho khách hàng.
D) Xúc tiến (Promotion)
Về Quảng cáo, Kangaroo đang làm rất tốt các kênh quảng cáo với website,
Facebook, TikTok, truyền hình... nên Kangaroo cần duy trì và phát triển nội dung cho các
kênh quảng cáo này hơn nữa. Bởi quảng cáo của Kangaroo vẫn còn thiếu sự nổi bật và
chưa tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bên cạnh đó, Kangaroo cũng nên tăng
cường các động truyền thông tại điểm bán, như trưng bày sản phẩm, sampling... tại siêu
thị, hội chợ, trường đại học... để tiếp cận trực tiếp với khách hàng và gia tăng độ nhận
diện thương hiệu.
Thứ nhất, Kangaroo cần thực hiện các chương trình khuyến mãi thường xuyên để
thu hút khách hàng bằng cách giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, tặng quà khuyến mãi cho
91
khách hàng và tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng. Đồng thời, Kangaroo
cần đưa ra đánh giá và điều chỉnh tần suất các đợt giảm giá, khuyến mãi và gia tăng tính
đột phá của mỗi đợt. Bởi rất nhiều chương trình diễn ra trong ngắn hạn và thiếu sáng tạo
nên khó ghi nhớ và khó kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Kangaroo có thể tổ
chức các chương trình khuyến mãi dài hạn, như tích điểm đổi quà, mua 1 tặng 1... và sáng
tạo các món quà độc đáo theo các dịp đặc biệt trong năm, thay đổi hình thức khuyến mãi
như tặng sản phẩm mới, giảm giá theo hóa đơn... tạo sự mới mẻ và hấp dẫn để kích thích
mua sắm.
Thứ hai, Kangaroo cần quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả để tiếp cận khách
hàng tiềm năng bằng việc sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như: truyền hình, báo
chí, radio và sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến để đảm bảo khả năng tiếp cận với
các khách hàng mục tiêu.

5.4. Các khó khăn khi thực hiện đề tài nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
sản phẩm máy lọc nước Kangaroo tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã đối
mặt với một số khó khăn sau:
 Thu thập dữ liệu từ cá nhân: Một trong những thách thức lớn nhất là việc thu thập
dữ liệu. Việc tiếp cận và thu thập thông tin từ người tiêu dùng tại quận Cầu Giấy
gặp phải khó khăn do sự không muốn tham gia nghiên cứu, không muốn chia sẻ
thông tin cá nhân hoặc do thời gian hạn chế của họ. Chính vì thế một phần dẫn tới
việc các thành viên phải tiếp cận tới nhiều người hơn và thông tin có thể không
hoàn chỉnh, chưa chính xác, gây ra sự không chắc chắn hoàn toàn trong quá trình
phân tích.
 Thu thập dữ liệu từ doanh nghiệp: Các thành viên gặp khó khăn trong tiếp cận
thông tin từ phía các doanh nghiệp bởi họ không muốn tiết lộ thông tin chi tiết về
chiến lược kinh doanh hoặc về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
họ do lý do cạnh tranh và bảo mật thông tin.
92
 Thời gian và nguồn lực hạn chế: Việc thu thập dữ liệu, phân tích và viết báo cáo
đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực. Đặc biệt là khi nghiên cứu được thực
hiện trong một khoảng thời gian ngắn, việc quản lý thời gian trở thành một thách
thức lớn. Ngoài ra nguồn lực chưa đủ lớn để thực hiện nghiên cứu một cách nhanh
chóng, toàn diện và chính xác.
 Khó khăn trong việc xác định yếu tố ảnh hưởng chính: Việc xác định các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng gặp khó khăn do sự phức tạp và
đa dạng của hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Bài nghiên cứu xác định được
có 6 yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo
của người tiêu dùng trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, tuy nhiên có
nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng mà lại không được xem xét.
 Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự chú ý và
kỹ năng phân tích cao để trích xuất thông tin quan trọng và có ý nghĩa từ đó.
 Tính chất đa chiều của dữ liệu: Dữ liệu thu thập được bao gồm nhiều biến số và
yếu tố, từ chất lượng sản phẩm đến giá cả, thương hiệu, và các yếu tố xã hội khác.
Phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số này đòi hỏi kỹ năng phân tích
thống kê và mô hình hóa phức tạp.
 Độ tin cậy của dữ liệu: Dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
như tính thành thật, động lực, sự thiên vị từ phía người tham gia nghiên cứu. Việc
kiểm tra và đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu là quan trọng để tránh những sai lệch
và hiểu nhầm trong quá trình phân tích nhưng cũng gây ra khó khăn cho các thành
viên khi phải tiến hành lọc lại 1 số dữ liệu không có độ tin cậy.
 Biểu đồ hóa và trình bày dữ liệu: Sau khi phân tích, việc biểu đồ hóa và trình bày
dữ liệu một cách rõ ràng và dễ hiểu là thách thức. Điều này đòi hỏi các thành viên
phải có kỹ năng trình bày để truyền đạt thông điệp chính xác và hiệu quả từ các
kết quả phân tích.

93
KẾT LUẬN
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua sản phẩm máy lọc nước Kangaroo của người tiêu dùng tại quận Cầu Giấy, Hà
Nội. Kết quả cho thấy rằng có sự đa dạng và phức tạp trong quyết định mua hàng của
người tiêu dùng, không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất mà phụ thuộc vào sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau.
Chất lượng sản phẩm, giá cả, giá trị thương hiệu, chương trình xúc tiến, trách
nhiệm xã hội và tính sẵn có của sản phẩm đều đóng vai trò quan trọng trong quyết định
mua hàng của người tiêu dùng. Sự hiểu biết và sự nhạy cảm đối với các yếu tố này có thể
giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa
ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đồng thời, bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc nắm bắt
được đặc điểm địa phương và tình hình thị trường cụ thể. Việc tùy chỉnh chiến lược kinh
doanh sao cho phù hợp với ngữ cảnh địa phương sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội thành
công và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Tóm lại, việc hiểu và đánh giá đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng của người tiêu dùng là rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp,
đặc biệt là trong ngữ cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

94

You might also like