Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÓNG PHÙ HOA

Phương Mỹ Chi
Nhóm 7:

Bài viết
Chẳng biết từ bao giờ những trang văn, trang thơ, câu chuyện vốn dĩ chỉ là
những con chữ nằm yên giấc trên các trang giấy, nay lại trở thành nguồn cảm
hứng bất tận trong thế giới âm nhạc. Những giai điệu trầm bổng, những nốt nhạc
du dương đã làm sống lại những tác phẩm văn học tưởng chừng như đã lãng
quên. Và đấy cũng là cách mà Phương Mỹ Chi đã làm nên ca khúc "Bóng Phù
Hoa". Một ca khúc không chỉ đem đến cho thính, khán giả nói chung một sản
phẩm âm nhạc chất lượng mà con đem đến cho những người yêu văn chương nói
riêng ấn tượng sâu sắc.

Bóng phù hoa - một trong chuỗi mười ca khúc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học
trong album "Vũ trụ cò bay" của ca sĩ Phương Mỹ Chi. Lời ca khúc đã chuyển
tải được nội dung chính của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ. Tác giả đã mô tả một câu chuyện tình yêu đầy bi kịch và đau đớn,
khiến người nghe cảm nhận được những cung bậc tình cảm phức tạp. Bài hát
cũng thể hiện sự tưởng tượng và sáng tạo của tác giả trong việc xây dựng câu
chuyện và lời bài hát. Ngoài ra, "Bóng Phù Hoa" còn gây ấn tượng với người
nghe bởi giai điệu và phần nhạc được sắp xếp một cách tinh tế. Những giai điệu
và âm nhạc trong bài hát tạo nên một không gian âm nhạc độc đáo, khiến người
nghe bị cuốn hút và lắng đọng.

Mở đầu bài hát là giai điệu chậm rãi mà da diết, có phần thê lương vô thức đưa
người nghe vào một không gian có phần buồn bã, nặng nề. Càng về sau càng lên
cao, nhạc bắt đầu dồn dập, giọng hát Phương Mỹ Chi lên cao thể hiện rõ Vũ
Nương đã không kìm nổi cảm xúc, nàng bắt đầu trách và đau. Lời ngân da diết
như tiếng kêu thấu trời cho nỗi oan không ai thấu tỏ của mình. Cuối cùng, giọng
hát nữ ca sĩ lại càng day dứt, càng mãnh liệt như lời oán than cuối cùng gửi cho
trời cao:

"Đêm nghe tiếng kinh cầu bên sông


Thoáng nao lòng, sương khuya vắng lặng
Trâm rơi, liễu phai tàn
Chơi vơi, én xa đàn
Buông lơi vỡ tan một bóng hình

Hạt ngọc dần buông rơi trên khoé mắt


Tiếc trâm hoa vàng nổi trôi Hoàng Giang
Đoạn trường tình ta giờ như giấc chiêm bao
Hoài thương nhớ thôn làng
Nhờ chim đậu cành Nam

Phù hoa một kiếp trông chồng


Chàng mang nặng chí tang bồng
Ngàn đêm gối chăn, lạnh lùng đợi mong
Nằm mơ ngày tháng tương phùng
Ngờ đâu xa cách muôn trùng
Mộng xưa vỡ hai, sao ngang trái
Một bóng hình"

Lời nhạc Bóng phù hoa cũng hết sức tinh túy. "Trâm rơi, liễu phai", "én xa
đàn", "trâm hoa vàng" là những từ được Phương Mỹ Chi vận dụng sáng tạo từ
nguyên tác gốc là câu nói của Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông: "Nay
đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc
tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn
có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa." Mượn câu từ từ lời nói trăn trối của Vũ
Nương trước khi chết xuyên suốt bài hát làm ca khúc này luôn nhuốm một màu
bi kịch. Không có một từ nào nói về nỗi oan nhưng nghe lời ca ta cứ như cảm
được sự uất ức, đau khổ của nàng. Lời hát của ca khúc đã phản ánh hiện thực xã
hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, phản ánh số phận của người phụ
nữ phải chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch.
Không chỉ thế bài hát "Bống phù hoa" còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của
người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương, một người phụ nữ thùy
mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng.

Ca khúc còn mang tới sự mới lạ qua cách lồng ghép đoạn "tụng kinh" hay còn
được khán giả gọi là đoạn " đồng dao" vào trong bài hát .

"Sự đời nước mắt soi gương


Còn thương phải nói hết thương tỏ lời
Chuyện người con gái Nam Xương
Vỡ tan mối tình vì một bóng hình"

Tuy chỉ là bốn câu hát ngắn nhưng tác giả đã nêu lên được nỗi oan ức, thống
khổ của Vũ Nương, số phận của Vũ Nương cũng chính là số phận bi đát của
những người phụ nữ thời phong kiến. Số phận ấy mong manh như ngọn nến
trước gió, chỉ vì “một bóng hình” mà phụt tắt. Vũ Nương, Thúy Kiều… và biết
bao số phân thật buồn thảm phụ nữ vẫn mãi đi vào ngõ tối.

You might also like