Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 13 tháng 6 năm 2023

VĂN BẢN Ý KIẾN


(Về việc giải quyết vụ án)

Kính gửi: Hội đồng xét xử - Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Tôi tên: Lê Việt Danh


Thẻ Luật sư số: 15336/LS thuộc Công ty Luật TNHH Nhất Tín LNT -
Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên hệ: Số 06 đường Nguyễn Du, phường Quang Vinh, Tp. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tôi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Huỳnh Thị Hồng Hoa
– bị bị đơn trong vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số 71/2023/TLPT – DS về việc
“Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” với nguyên đơn là bà Trần Thị Kim mà Tòa
án nhân dân tỉnh Đồng Nai đang thụ lý giải quyết.
Nay bằng văn bản này tôi xin gửi đến Quý cấp quan điểm của mình
về việc giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
(1) Theo đơn khởi kiện ngày 06/07/2020 (BL1), Bản tự khai ngày
09/10/2020, Bản tự khai ngày 18/08/2022 của nguyên đơn bà Trần Thị Kim;
Đơn yêu cầu độc lập ngày 06/05/2021, Bản tự khai ngày 11/11/2020 của Người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Bùi Thị Ngọc Quý và tại phiên tòa, cả
Nguyên đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều trình bày thống nhất
một nôi dung, cụ thể “Thông qua mối quan hệ làm ăn, chúng tôi (Phan Thị
Ngọc Quý, Trần Thị Kim) và bà Huỳnh Thị Hồng quen biết nhau. Bà Hoa nhiều
lần vay tiền của chúng tôi để làm ăn với lãi suất thỏa thuận tất các khoản vay
các bên mặc định với nhau là 3%/tháng… Có những khoản bà Hoa đã thanh
toán có những khoản chưa thanh toán cho chúng tôi. Vì vậy, đến ngày
19/05/2019, chúng tôi và bà Hoa đã ký văn bản để thống nhất số nợ của bà
Hoa với chúng tôi. Theo đó, tính đến ngày 19/05/2019, bà Hoa còn nợ chúng
tôi số tiền 1.450.000.000 Đồng…”. Căn cứ theo nội dung trình bày nêu trên của
nguyên đơn thì nội dung vụ án là bà Kim và bà Quý cho bà Hoa vay tiền nhiều

1
lần, mặc định lãi suất của mỗi lần vay là 3%/tháng nên ngày 19/05/2019, bà
Hoa, bà Quý và bà Kim mới thống nhất số tiền nợ và lãi suất 3%/tháng tổng
cộng số tiền 1.450.000.000 Đồng. Vì vậy, có đầy đủ căn cứ để khẳng định theo
lời khai của nguyên đơn thì số tiền 1.450.000.000 Đồng (800.000.000 Đồng của
bà Kim và 650.000.000 Đồng của bà Quý) mà bà Kim và bà Quý yêu cầu Tòa
án buộc bà Hoa trả lại là không phải số tiền gốc mà bà Kim và bà Quý cho bà
Hoa vay mà bao gồm số tiền gốc và số tiền lãi 3%/tháng tổng cộng mới là
1.450.000.000 Đồng.
Mặt khác, xét nội dung văn bản ngày 19/05/2019 (BL số 6) mà bà Kim và
Quý nộp cho Tòa án làm căn cứ khởi kiện, thể hiện “Số tiền Chị Hoa nợ
1.450.000.000 Đồng … Hôm nay chị Hoa ký chuyển nhượng 1,7 mẫu đất mặt
tiền đường nhựa … và thanh toán số tiền còn lại là 350.000.000 Đồng”. Rõ
ràng, cả nguyên đơn và người liên quan đều trình bày là trước ngày 19/05/2019,
có cho bà Hoa vay tiền nhiều lần với lãi suất mặc định là 3%/tháng cho tất cả
các khoản vay. Nếu cho rằng số tiền 1.450.000.000 Đồng là số tiền gốc mà bà
Kim và bà Quý cho bà Hoa vay, thì tại sao bà Kim, bà Quý chỉ buộc bà Hoa
phải trả lại số tiền 1.450.000.000 Đồng, bao gồm 1,7 mẫu đất trị giá
1.100.000.000 Đồng và 350.000.000 Đồng tiền trả còn lại, trong khi đó, nếu cho
vay các bên thỏa thuận lãi thì phải yêu cầu trả lãi theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, theo lẽ thông thường, chúng ta chỉ có thể xác định được tổng
số tiền đã cho vay dựa trên từng lần cho vay tiền. Ở đây, bà Kim và bà Quý trình
bày là cho bà Hoa vay tiền nhiều lần, vì có nhiều khoản vay khác nhau và có
những khoản vay bà Hoa đã thanh toán. Tuy nhiên, bà Kim và bà Quý không
đưa ra được tài liệu chứng cứ chứng minh cho từng lần vay hoặc trình bày được
số tiền cụ thể từng lần đưa tiền cho bà Hoa vay. Thế nhưng, bà Kim và bà Quý
lại khẳng định được tổng số tiền gốc đã đưa cho vay là 1.450.000.000 Đồng là
hoàn toàn vô lý. Do đó, có căn cứ vững chắc để khẳng định số tiền
1.450.000.000 Đồng mà Kim và bà Quý yêu cầu bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi
3%/ tháng.
Tại bản án cấp sơ thẩm số 51/2022/DS-ST, cấp sơ thẩm buộc bà Hoa phải
trả lại cho bà Kim và bà Quý số tiền 1.450.000.000 đồng là trái quy định của
pháp luật. Theo khoản 1 Điều 468. Bộ luật dân sự 2015 quy định “1. Lãi suất
vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi
suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ

2
trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…. Trường hợp lãi suất theo
thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi
suất vượt quá không có hiệu lực”. Theo quy định này thì các bên trong hợp
đồng vay chỉ được quyền thỏa thuận mức lãi suất tối đa là 20%/năm (xấp xỉ
1,67%/ tháng) trên khoản tiền vay. Như vậy, Cấp sơ thẩm buộc bà Hoa phải trả
1.450.000.000 bao gồm tiền gốc và tiền lãi 3%/tháng có nghĩa là công nhận sự
thỏa thuận trái pháp luật của các bên về lãi suất trong hợp đồng vay.
Theo Đơn khởi kiện, các bản tự khai và tại Phiên Tòa, bà Kim và bà Quý
đều trình bày rằng “Vì có nhiều khoản vay khác nhau và có những khoản vay đã
thanh toán”. Nếu cho rằng, bà Hoa có vay tiền của bà Kim và bà Quý thì bà Hoa
đã trả cho bà Quý một số tiền bao gồm tiền gốc và tiền lãi với lãi suất là
3%/tháng. Tại Điều 9 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP quy định “Hợp đồng
vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi
quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn
được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ
lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất,
lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền
nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ
hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay”. Như vậy, căn cứ theo quy định này và
lời trình bày của bà Kim và bà Quý, thì bà Hoa đã trả cho bà Kim và bà Quý số
tiền vượt mức lãi suất quy định. Đáng lý ra, Nếu Bản án sơ thẩm khi chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan buộc
bà Hoa phải trả cho bà Kim, bà Quý số tiền 1.450.000.000 Đồng, thì cấp sơ
thẩm phải xác định số tiền gốc mà bà Kim, bà Quý đã cho bà Hoa vay là bao
nhiêu, số tiền lãi là bao nhiêu, số tiền bà Hoa đã trả là bao nhiêu, phần nào vượt
quá để cấn trừ vào số tiền gốc mà bà Hoa đã vay mới bảo đảm đúng quy định
theo BLDS 2015 và nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP. Ngoài ra, theo bà Kim
và bà Quý trình bày là cho bà Hoa vay tiền nhiều lần trước năm 2019, nhưng
cấp sơ thẩm không làm rõ trước năm 2019 là thời điểm trước ngày 01/01/2017
(thời điểm áp dụng BLDS 2005) hay từ ngày 1/01/2017 đến năm 2019 (thời
điểm áp dụng BLDS 2015) vì mức lãi suất của hai bộ luật này là hoàn toàn khác
nhau, cụ thể BLDS 2005 là “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không
được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối

3
với loại cho vay tương ứng” còn lãi suất của BLDS 2015 là “không vượt quá
20%/năm”.
Vì các lẽ trên có đầy đủ căn cứ để khẳng định, Bản án dân sự sơ thẩm số
51/2022/DS-ST buộc bà Hoa phải trả cho bà Kim và bà Quý số tiền
1.450.000.000 Đồng và khoản tiền lãi chậm trả là trái quy định của Bộ luật dân
sự 2015 và Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP. Cấp sơ thẩm đã sai lầm nghiêm
trọng cơ bản nhất về việc áp dụng pháp luật, dẫn đến sai lầm trong việc giải
quyết vụ án gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoa. Ngoài ra,
việc thu thập tài liệu chứng cứ, chứng minh của cấp sơ thẩm không được thực
hiện một cách đầy đủ để làm rõ khoản tiền 1.450.000.000 đồng bao gồm tiền
gốc cho vay là bao nhiêu, tiền lãi 3%/tháng là bao nhiêu, số tiền bà Hoa đã trả là
bao nhiêu, phần nào vượt quá để cấn trừ vào số tiền gốc mà bà Hoa đã vay…vv
mà tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay Hội đồng xét xử không thể thực hiện bổ
sung và làm rõ được các vấn đề này. Vì vậy, cần phải hủy án giao cho Tòa án
nhân huyện Xuân Lộc giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
(2) Xem xét toàn bộ hồ sơ tài liệu chứng cứ có trong vụ án, thì thấy rằng
bà Kim và bà Quý chỉ căn cứ vào Văn bản được lập ngày 19/05/2019 để yêu cầu
Tòa án buộc bà Hoa phải trả lại cho bà Kim, bà Quý số tiền 1.450.000.000
Đồng, ngoài ra không còn tài liệu, chứng cứ nào khác. Tuy nhiên, xuyên suốt
quá trình giải quyết vụ án, bà Hoa không thừa nhận chữ ký và chữ viết tại Văn
bản ngày 19/05/2019 là chữ ký của bà Hoa, đồng thời bà Hoa không thừa nhận
việc có vay tiền của bà Kim và bà Quý.
Xét Văn bản ngày 19/05/2019, thì thấy rằng đây là giấy viết tay không
được Văn phòng công chứng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Vì vậy, những tình tiết sự kiện trong Văn bản ngày 19/05/2019 không phải là
những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo điểm c khoản 1 Điều 92 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015 “1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải
chứng minh: c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được
công chứng, chứng thực hợp pháp;”. Rõ ràng, khi bà Hoa không thừa nhận có
vay tiên bà Kim, bà Quý và không thừa nhận chữ ký và chữ viết tại Văn bản
ngày 19/05/2019 là của bà Hoa thì bà Kim hoặc bà Quý phải có nghĩa vụ chứng
minh, bằng việc giám định chữ ký để xác định chữ ký và chữ viết tại mục ký tên
là của bà Hoa, vì theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 đã quy định rất rõ “1.

4
Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải
thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm lại quy kết nghĩa
vụ chứng minh cho bà Hoa, buộc bà Hoa phải chứng minh chữ ký trong giấy tay
không phải của bà Hoa và bà Hoa phải là người yêu cầu giám định. Đồng nghĩa
cấp sơ thẩm xác định sự kiện, tình tiết được ghi nhận trong Văn bản ngày
19/05/2019 là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Việc xác định sự kiện,
sự việc trong giấy viết tay là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh là trái
quy định của BLTTDS 2015 và vi phạm nghiêm trọng cơ bản nhất về nghĩa vụ
chứng minh được BLTTDS 2015 dẫn đến nhận định không có căn cứ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quyền lợi của bà Hoa.
Mặt khác, Cấp sơ thẩm cho rằng “bà Hoa không yêu cầu giám định chữ ký,
chữ viết và không cung cấp chứng cứ chứng minh nên không cơ sở để khẳng
định, bà Kim và bà Quý đã giả mạo chữ ký, chữ viết của bà Hoa. Do đó có đủ
cơ sở khẳng định bà Hoa có nợ bà Kim, bà Quý số tiền 1.450.000.000 Đồng” là
nhận định một cách phiến diện, chủ quan gây bất lợi cho bà Hoa. Rõ ràng, việc
bà Hoa không cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh bà Hoa không phải
là căn cứ thuyết phục để phủ nhận cho việc bà Kim và bà Quý không thể giả chữ
ký và chứ viết của bà Hoa. Như đã phân tích trên, nghĩa vụ chứng minh chữ ký
và chữ viết họ tên tại Văn bản ngày 19/05/2019 là của bà Hoa thuộc về bà Quý
và bà Kim mà không phải là của bà Hoa nên bà Kim, bà Quý phải là người giám
định chữ ký, chữ viết.
Về mẫu chữ ký so sánh, thì tại Bản tự khai ngày 02/03/2021 (BL số 2) mà
bà Hoa nộp cho Tòa án sơ thẩm thì có đầy đủ chữ ký và chữ viết (tự tay bà Hoa
viết) của bà Hoa và Tòa án hoàn toàn có đủ chữ ký và chữ viết của bà Hoa để
làm mẫu só sánh giám định chữ ký. Vậy nên, việc Tòa án cho rằng bà Hoa
không cung cấp chứng cứ, chứng minh để làm mẫu so sánh là không đúng. Qua
làm việc với bà Hoa và làm việc tại cấp phúc thẩm, tôi được hiểu là cấp sơ thẩm
đang yêu cầu bà Hoa phải cung cấp mẫu chữ ký, được bà Hoa ký và viết vào
năm 2019. Tuy nhiên, theo Luật giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bổ sung
năm 2020 không có quy định nào yêu cầu khi giám định chữ ký thì mẫu so sánh
phải là chữ ký tại thời điểm ký trên mẫu cần giám định mà chỉ cần có chữ ký và
chữ viết để so sánh. Mặt khác, nếu năm 2019, bà Hoa không giao dịch, không
thực hiện thủ tục hành chính…vv thì làm sao có chữ ký được cơ quan có thẩm

5
quyền xác nhận để cung cấp cho Tòa án. Thế nên, việc yêu cầu cung cấp chữ ký
vào thời điểm năm 2019 để làm mẫu so sánh của Tòa án là bất khả thi và trái
pháp luật.
Do đó, Bản án sơ thẩm số 51 căn cứ vào việc đánh giá chứng cứ sai lầm
của mình, áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chứng minh không đúng và căn cứ vào
việc bà Hoa không cung cấp được mẫu chữ ký của mình được ký vào năm 2019
để nhận định bà Hoa có nợ bà Kim và bà Quý 1.450.000.000 Đồng là thiếu căn
cứ, không khách quan, mang tính quy chụp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoa.
Từ những phân tích trên, có đầy đủ cơ sở để khẳng định, Bản án số
51/2022/DS-ST chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Kim và bà Quý, buộc bà
Hoa phải trả cho bà Kim và Quý số tiền 1.450.000.000 đồng và lãi suất chậm trả
là không có cơ sở, chưa đúng với các tình tiết khách quan của vụ án. Như đã
phân tích ở trên thì Cấp sơ thẩm đã có những sai sót và Tòa án cấp phúc thẩm
không thể khắc phục. Căn cứ theo Điều 310 Bộ Luật tố tụng dân sự, tôi kính đề
nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm số 51/2022/DS-ST ngày
30/09/2022 về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” và chuyển hồ sơ vụ án
cho Tòa án huyện Xuân Lộc giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm cho đúng
pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự.
Trên đây là toàn bộ quan điểm của tôi về việc giải quyết vụ án.
Trân trọng./.

Nơi nhận: Người ý kiến


-Như kính gửi;
-VKSND tỉnh Đồng Nai.

Luật sư Lê Việt Danh

You might also like