Bao Cao

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

BÀI THỰC HÀNH 1

THIẾT BỊ CẤP PHÔI


1. Thời gian thực hành 90 phút
2. Mục đích
- Xây dựng hệ thống điều khiển thuỷ lực cho thiết bị cấp phôi: Thiết bị cấp phôi
cung cấp các phôi chưa gia công vào trạm máy gia công. Khi vận hành van 4/3 giữ trạng
thái, cần piston của xilanh tác dụng kép (1A) sẽ ra vào theo ý muốn của người thợ.

3. Yêu cầu thực hành


- Vận hành xilanh tác dụng kép
- Điều khiển trực tiếp xilanh tác dụng kép
- Sử dụng van đảo chiều 4/3 giữ trạng thái
- Ứng dụng các phần tử để tăng độ an toàn cho mạch
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch thuỷ lực trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các dây thuỷ lực theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử được lựa chọn
- Bật nguồn thuỷ lực bằng van khoá (0V1) và tiến hành kiểm tra chức năng:
- Đo áp suất dịch chuyển, đối áp và thời gian cho hành trình đi ra và hành trình co
về
- So sánh các giá trị đo được
* Bộ cấp nguồn thuỷ lực và bộ chia nguồn thuỷ lực kết hợp van khoá nguồn
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ cấp nguồn thuỷ lực
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia nguồn thuỷ lực (6 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (0V1) ký hiệu van khoá giữ trạng thái điều khiển đóng mở dầu
* Đối tượng điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
* Phần tử điều khiển
Phần tử (1V2) ký hiệu van 4/3 không giữ trạng thái điều khiển xilanh
Phần tử (1V1) ký hiệu van an toàn với áp suất tràn được điều chỉnh trước.
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh ở trạng thái thu về hết.
* Các bước thao tác
Chuẩn bị: Sau khi mạch được lắp ráp và kiểm tra, Bộ nguồn thuỷ lực phải được bật
và áp suất hệ thống được đặt bằng van an toàn từ 30 đến 40 bar. Áp kế được sử dụng để
đo áp suất dịch chuyển và áp suất ngược.
Bước 1: Khi cần gạt của van 4/3 được tác động sang vị trí (+1), cần piston của xy
lanh sẽ tiến ra tới khi cần gạt được tác động trở về vị trí (0) hoặc cần piston chạy chống
lại cữ chặn.
Bước 2: Khi cần gạt được tác động sang vị trí (-1), cần piston trở về vị trí co vào
hết. Trước khi đo áp suất và thời gian, cần piston phải được đi ra và co vào vài lần để đẩy
hết không khí có thể ở trong khoang của cần piston trong trời gian làm các bài tập trước
đó.
Chú ý: Trước khi đo áp suất và thời gian, cần piston phải được đi ra và co vào vài lần để
đẩy hết không khí có thể ở trong khoang của cần piston trong trời gian làm các bài tập
trước đó.
- Khóa nguồn thuỷ lực, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
a, Đánh giá mô hình mô phỏng so với yêu cầu làm việc của thiết bị cấp phôi

- mô hình mô phỏng hoạt động đúng với yêu cầu làm việc của thiết bị cấp phôi
b, So sánh trị số của các áp kế 1Z2, 1Z3. Tại sao lại có sự chênh lệch đó?

- Áp kế 1Z2 và 1Z3 có sự chênh lệch do tổn thất áp suất giữa 2 đường khác nhau
dẫn đến trị số của chúng khác nhau.
BÀI THỰC HÀNH 2
THIẾT BỊ CĂNG BĂNG TẢI
1. Thời gian thực hành 90 phút
2. Mục đích
- Các chi tiết máy được nạp vào lò sấy trên băng tải xích bằng thép. Băng tải phải
được tự điều chỉnh chính xác bằng thiết bị căng xích tải để đảm bảo rằng băng tải không
chạy ra khỏi các trục kéo của nó. Thiết bị này bao gồm một trục thép cố định ở một đầu
và trục di chuyển được ở đầu kia bằng xy lanh tác động kép. Bộ nguồn thuỷ lực phải hoạt
động liên tục. Hệ thống thuỷ lực phải chuyển mạch sang chế độ tuần hoàn (bơm tràn) khi
van điều khiển hướng không được tác động. Trạm giữ gây ra lực tác động ngược lại liên
tục lên xy lanh. Van một chiều điều khiển phụ trợ được sử dụng để ngăn chặn sự trượt cần
piston của xy lanh định vị khi van điều khiển hướng bị dò rỉ dầu.

3. Yêu cầu thực hành


- Vận hành xilanh tác dụng kép
- Điều khiển trực tiếp xilanh tác dụng kép
- Sử dụng van đảo chiều 4/3 giữ trạng thái
- Ứng dụng các phần tử để tăng độ an toàn cho mạch
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch thuỷ lực trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các dây thuỷ lực theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử được lựa chọn
- Bật nguồn thuỷ lực bằng van khoá (0V1) và tiến hành kiểm tra chức năng:
* Bộ cấp nguồn thuỷ lực và bộ chia nguồn thuỷ lực kết hợp van khoá nguồn
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ cấp nguồn thuỷ lực
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia nguồn thuỷ lực (6 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (0V1) ký hiệu van khoá giữ trạng thái điều khiển đóng mở dầu
* Đối tượng điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
* Phần tử điều khiển
Phần tử (1V2) ký hiệu van 4/3 không giữ trạng thái điều khiển xilanh
Phần tử (1V1) (1V4) ký hiệu van an toàn với áp suất tràn được điều chỉnh trước.
Phần tử (1V3) ký hiệu van an một chiều
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh ở trạng thái thu về hết.
* Các bước thao tác
Chuẩn bị: Sau khi mạch được lắp ráp và kiểm tra, Bộ nguồn thuỷ lực phải được bật
và áp suất hệ thống được đặt bằng van an toàn từ 30 đến 40 bar. Áp kế được sử dụng để
đo áp suất dịch chuyển và áp suất ngược.
Tiến hành: Van khoá 0V1 bây giờ có thể mở. Hãy quan sát khi làm điều này, áp kế
1Z1 chỉ sự tụt áp ngay lập tức từ áp suất đặt 40bar xuống gần 10 bar, từ khi vị trí giữa của
van 4/3 1V1 xả dòng chất lỏng về bể dầu. Cần piston có thể đạt được bất cứ vị trí nào
được yầu cầu bằng tác động van 4/3. Khi van này được đưa đến vị trí giữa của nó, cần
piston dừng lại ngay lập tức. Van một chiều ngăn cản cần piston bị đẩy trở lại bởi lực tác
động ngược lại. Do đó muốn thu cần piston về ta cần chỉnh van an toàn sao cho dầu có thể
về bể.
Chú ý:
- Khóa nguồn thuỷ lực, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:

a, Nêu ý nghĩa của van một chiều kết hợp với van an toàn trong mạch.

- Van 1 chiều giúp ngăn cản dòng chất lỏng quay trở lại mạch

- Van an toàn giúp bảo vệ mạch thủy lực khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức (giá
trị định mực được cài đặt sẵn). Khi vượt giá trị an van toàn cho phép phần chất
lỏng ấy trở về bồn chứa

b, So sánh trị số của các áp kế 1Z2, 1Z3. Tại sao lại có sự chênh lệch đó?
- Áp kế 1Z2 và 1Z3 có sự chênh lệch do tổn thất áp suất giữa 2 đường khác nhau
dẫn đến trị số của chúng khác nhau.
BÀI THỰC HÀNH 3
THIẾT BỊ ĐÓNG MỞ CỬA KHO
1. Thời gian thực hành 90 phút
2. Mục đích
- Cửa kho đông lạnh được mở và đóng bằng xy lanh thuỷ lực. Bình tích thuỷ lực
được lắp cho phép cửa đóng mở được trong cả trường hợp hỏng nguồn điện. Van 4/3
được sử dụng để điều khiển xy lanh. Van này có thể được nối theo cách mà nó làm cần
piston đi ra khi van ở vị trí thường. Hệ thống dự phòng cho an toàn cắt mạch để tránh cho
người bị mắc kẹt ở cửa trong trường hợp này không cần thiết. Chức năng ngắt này thông
thường được thực hiện bằng hệ thống điều khiển điện dùng cho hệ thống thuỷ lực.

3. Yêu cầu thực hành


- Trình bày cách sử dụng bình tích thuỷ lực như nguồn công suất
- Trình bày cách sử dụng bình tích thuỷ lực như nguồn động lực cho hành trình đi
ra và co về của xy lanh sau khi bơm đã tắt
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch thuỷ lực trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio với sơ
đồ gợi ý sau:
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các dây thuỷ lực theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử được lựa chọn
- Bật nguồn thuỷ lực bằng van khoá (0V1) và tiến hành kiểm tra chức năng:
* Bộ cấp nguồn thuỷ lực và bộ chia nguồn thuỷ lực kết hợp van khoá nguồn
- Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ cấp nguồn thuỷ lực
- Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia nguồn thuỷ lực (6 đầu nối) (xem thiết kế
mạch).
- Phần tử (0V1) ký hiệu van khoá giữ trạng thái điều khiển đóng mở dầu
* Đối tượng điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
* Phần tử điều khiển
- Phần tử (1V2) ký hiệu van 4/3 cửa P, T thông nhau ở trạng thái không điều khiển
xilanh
- Phần tử (1V1) ký hiệu van an toàn với áp suất tràn được điều chỉnh trước.
- Phần tử (1V2) ký hiệu van một chiều
- Phần tử (1V4) ký hiệu van tiết lưu một chiều
* Bộ tích áp (0T) bao gồm:
- Phần tử (0T1) ký hiệu van 4/3 cần gạt, cửa P,T không thông nhau ở trạng thái
thường
- Phần tử (0T2 ký hiệu van an toàn với áp suất tràn có thể thay đổi được
- Phần tử (0T3) ký hiệu áp kế hiển thị áp suất còn trong bình tích áp
- Phần tử (0T4) ký hiệu bình tích áp
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh ở trạng thái thu về hết.
* Các bước thao tác
Chuẩn bị: Sau khi mạch được lắp ráp và kiểm tra, Bộ nguồn thuỷ lực phải được bật
và áp suất hệ thống được đặt bằng van an toàn từ 30 đến 40 bar. Áp kế được sử dụng để
đo áp suất dịch chuyển và áp suất ngược.
Tiến hành: Đầu tiên bình tích phải được khoá lại và van an toàn 0V1 mở hoàn
toàn. Bây giờ bật bộ nguồn thuỷ lực và đặt áp suất hệ thống đến 50 bar. Bình tích bây giờ
được nạp. Cho phép xy lanh đi ra và co vào vài lần và sau đó tắt bộ nguồn thuỷ lực. Xy
lanh có thể đi ra và co vào vài lần nữa bằng tác động van 4/2 1A. Tiếp theo nó, áp suất
bình tích giảm từ từ, đươc hiển thị bằng áp kế 0V3. Hãy chắc chắn khoá bình tích và xả
áp bình tích trước khi tháo dỡ mạch!
Chú ý:
- Cần phải làm theo hướng dẫn vận hành của bình tích thuỷ lực. Sau khi tắt hệ
thống điều khiển, không được tháo dỡ các phần tử thuỷ lực cho đến khi xả hết áp suất
trong bình tích thuỷ lực và cách ly nó ra khỏi hệ thống điều khiểnbăng van khoá lắp trong.
- Khóa nguồn thuỷ lực, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
a, Nêu nguyên lý hoạt động của bình tích thuỷ lực, kể tên các ứng dụng của nó.

- Bình tích chứa thủy lực khi vận hành, một lượng chất lỏng như: dầu, nhớt,... sẽ đi
vào trong phần vỏ bình, lượng chất lỏng sẽ nóng lên và tăng đến một mức áp suất
nhất định, khiến lượng khí Nitơ bên trong cũng nóng lên, tăng cường độ áp suất và
đẩy lưu lượng của nước mạnh lên

- ứng dụng Tăng tuổi thọ cho máy bơm, tăng cường áp suất
BÀI THỰC HÀNH 4
THIẾT BỊ CĂNG BĂNG TẢI
1. Thời gian thực hành 90 phút
2. Mục đích
- Có vài trạm trên trạm gia công bàn xoay được điều khiển bằng Bộ nguồn thuỷ lực.
Vì các trạm riêng lẻ được bật và ngắt, nó tạo ra áp suất dao động cho toàn mạch thuỷ lực.
Hiệu ứng này sẽ được nghiên cứu trên trạm gia công khoan. Sự thay đổi trong áp suất và
lực kéo được tạo ra trong thời gian khoan phải không ảnh hưởng đến quá trình nạp của
tram khoan. Van tiết lưu được sử dụng để đảm bảo sự hiệu chỉnh trơn tru tốc độ nạp, tron
g khi van an toàn được sử dụng như van giữ đối áp để bù lực kéo.

3. Yêu cầu thực hành


- Làm cho học viên hiểu biết đầy đủ về ứng dụng của van tiết lưu 2 cửa
- Trình bày cách lắp ráp mạch giữ giữ áp suất hồi như thế nào
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch thuỷ lực trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các dây thuỷ lực theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử được lựa chọn
- Bật nguồn thuỷ lực bằng van khoá (0V1) và tiến hành kiểm tra chức năng:
- Hiệu chỉnh và đo áp suất vào, áp suất ra và thời gian dịch chuyển của
xy lanh
- So sánh thời gian hành trình đi ra cho các áp suất vào và ra khác nhau
* Bộ cấp nguồn thuỷ lực và bộ chia nguồn thuỷ lực kết hợp van khoá nguồn
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ cấp nguồn thuỷ lực
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia nguồn thuỷ lực (6 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (0V1) ký hiệu van khoá giữ trạng thái điều khiển đóng mở dầu
* Đối tượng điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
* Phần tử điều khiển
- Phần tử (1V1) ký hiệu van 4/3 cửa P, T thông nhau ở trạng thái không điều khiển
xilanh
- Phần tử (1V2) ký hiệu van một chiều
- Phần tử (1V3) ký hiệu van tiết lưu hai cửa
- Phần tử (1V4) ký hiệu van tiết an toàn
- Phần tử (1V4) ký hiệu van một chiều
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh ở trạng thái thu về hết.
* Các bước thao tác
Chuẩn bị: Sau khi mạch được lắp ráp và kiểm tra, Bộ nguồn thuỷ lực phải được bật
và áp suất hệ thống được đặt bằng van an toàn từ 30 đến 40 bar. Áp kế được sử dụng để
đo áp suất dịch chuyển và áp suất ngược.
Tiến hành: Bây giờ mở van an toàn 1V4 và van khoá 0V2. Mở van tiết lưu khoảng
2 vòng quay sao cho cần piston di chuyển đến vị trí đi ra hết trong khoảng 5 giây, khi van
4/3 được tác động. Không được tiến hành bất kỳ sự thay đổi nào nữa cho thay đổi thiết lập
van tiết lưu. Ngay khi cần piston đạt được vị trí đi ra hết với tác động van 4/3, sử dụng
van an toàn 0V1 để đặt các giá trị trong bảng 1 (kiểm tra nó trên áp kế 1Z1).
Áp suất được chỉ thị trên áp kế 1Z4 phải được đặt trong thời gian hành trình tiến
ra, bằng van an toàn 1V4. Lưu lượng không được đi qua van tiết lưu và van an toàn trong
hướng ngược lại. Hai van một chiều 1V2 và 1V5 được lắp cho phép nó đi vòng qua.
Chú ý:
- Khóa nguồn thuỷ lực, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:

Đo các đại lương sau:

p1Z1 = Ap suất phía trên van tiết lưu

p1Z3 = Ap suất phía sau van tiết lưu

p1Z4 = Ap suất ở van giữ áp suất hồi

t ? = Thời gian hành trình đi ra của xy lanh


a, Dịch chuyển thay đổi như thế nào khi áp suất ở đường vào và đường ra thay
đổi?

- Khi áp suất ở đường vào và đường ra thay đổi sẽ làm cho pittons thay đổi trạng
thái đi ra và đi về giúp bàn gia công xoay
BÀI THỰC HÀNH 5
THIẾT BỊ LẮP RÁP
1. Thời gian thực hành 90 phút
2. Mục đích
- Thiết bị lắp ráp được sử dụng để ép các chi tiết vào với nhau cho gia công khoan.
Xy lanh 1A1 ép phôi chi tiết vào trong thân. Thao tác này có thể được tiến hành chậm
trong tốc độ không đổi. Khi áp suất trong xy lanh 1A1 đã đạt được 20 bar (chi tiết phôi
được ép vào đúng chỗ), một lỗ được khoan thủng qua chi tiết phôi và thân. Máy khoan
được dẫn động bằng động cơ thuỷ lực. Sau nguyên công khoan, máy khoan được tắt và co
vào (1A2). Xy lanh 1A1 chỉ co vào khi mũi khoan đã rút ra khỏi thân chi tiết.

3. Yêu cầu thực hành


- Làm cho sinh viên hiểu biết đầy đủ về mạch tuần tự áp suất.
- Dạy học viên cách vẽ sơ đồ bước-dịch chuyển.
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch thuỷ lực trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio với gợi
ý sau:
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các dây thuỷ lực theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử được lựa chọn
- Bật nguồn thuỷ lực bằng van khoá (0V1) và tiến hành kiểm tra chức năng:
- Hiệu chỉnh và đo áp suất vào, áp suất ra và thời gian dịch chuyển của
xy lanh
- So sánh thời gian hành trình đi ra cho các áp suất vào và ra khác nhau
* Bộ cấp nguồn thuỷ lực và bộ chia nguồn thuỷ lực kết hợp van khoá nguồn
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ cấp nguồn thuỷ lực
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia nguồn thuỷ lực (6 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (0V3) ký hiệu van khoá giữ trạng thái điều khiển đóng mở dầu
* Đối tượng điều khiển
- Phần tử (1A1) ký hiệu xilanh tác động kép
- Phần tử (1A2) ký hiệu động cơ thuỷ lực
* Phần tử điều khiển
- Phần tử (1V1) ký hiệu van 4/3 cửa P, T thông nhau ở trạng thái không điều khiển
xilanh,vận hành tay
- Phần tử (1V2) ký hiệu van một chiều
- Phần tử (1V3) ký hiệu van tiết lưu hai cửa
- Phần tử (1V4) ký hiệu van tiết an toàn
- Phần tử (1V5) ký hiệu van một chiều
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh 1A1 ở trạng thái thu về hết, van 0V3 khoá nguồn cung
cấp vào bộ chia nguồn, động cơ không ở trạng thái hoạt động.
* Các bước thao tác
Chuẩn bị: Trước khi lắp ráp mạch, đặt van tiết lưu đến lưu lượng 1 l/phút. Khi lắp
ráp mạch, hãy chắc chắn rằng các van một chiều được lắp chính xác, nếu không thì áp
suất có thể bị kẹt. Nếu van an toàn có sẵn không đủ, áp suất hệ thống có thể đặt trên van
an toàn của Bộ nguồn thuỷ lực.
Sau khi mạch được lắp ráp và kiểm tra, Bộ nguồn thuỷ lực phải được bật và áp suất
hệ thống được đặt bằng van an toàn từ 30 đến 40 bar.
Tiến hành: Bật bộ nguồn thuỷ lực. Đóng van khoá trong cùng thời gian. Áp suất hệ
thống 50 bar bây giờ có thể đặt bằng van an toàn 0V1. Hai van an toàn khác vẫn đóng.
Khi van 4/3 được tác động, dầu thuỷ lực đầu tiên sẽ chảy vào xy lanh 1A1, và
piston của nó sẽ tiến ra. Động cơ 1A2 sẽ bắt đầu quay chỉ khi van an toàn 1V4 được mở.
Hành trình co về được khởi đầu bằng đảo chiều van 4/3. Động cơ sau đó sẽ dừng
lại. Áp suất sẽ tích luỹ trên van an toàn 1V2. Xy lanh 1A1 sẽ co vào khi the van an toàn
1V2 được mở.
Chú ý:
- Những bước quan trọng trong vận hành như sau:
1. Điều chỉnh trước lưu lượng dầu
2. Lắp ráp mạch đúng kỹ thuật
3. Đóng các van an toàn
4. Kiểm tra mạch
5. Bật bộ nguồn thuỷ lực
6. Hiệu chỉnh các van an toàn trong lúc vận hành mạch điều khiển
- Khóa nguồn thuỷ lực, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển của đối tượng điều khiển trong mạch theo mẫu sau

a, Hãy nêu nhận xét về sơ đồ bước dịch chuyển.


BÀI THỰC HÀNH 6
THIẾT BỊ PHÂN LOẠI CHI TIẾT KIM LOẠI DẬP

1. Thời gian thực hành 90 phút


2. Mục đích
Thông qua vận hành nút ấn trong van khởi động, chi tiết kim loại dập nằm ở vị trí
ngẫu nhiên được phân loại ra và chuyển sang băng chuyền thứ hai. Chuyển động đi ra của
cần piston của xy lanh tác dụng đơn (1A) hết t = 0,4 giây, tốc độ của xilanh được điều
chỉnh thông qua van tiết lưu một chiều. Khi nút ấn được nhả ra, cần piston di chuyển đến
vị trí thu về hết. Áp kế được lắp vào trước và sau van tiết lưu một chiều.

3. Yêu cầu thực hành


- Điều khiển trực tiếp xy lanh tác dụng đơn
- Sử dụng van đảo chiều 3/2
- Nối ống và hiệu chỉnh van tiết lưu một chiều
- Kết nối áp kế
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch khí nén trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các ống dẫn khí theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử đã chọn
- Bật nguồn khí nén bằng van (2S) và tiến hành kiểm tra chức năng.
- Hiệu chỉnh thời gian chuyển động đi ra bằng van tiết lưu một chiều.
- Ghi chép số liệu đọc được từ áp kế trong bước 1 và 2.
* Bộ xử lý khí và bộ chia khí
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ xử lý khí
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia khí (4 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (2S) ký hiệu van 3/2 giữ trạng thái điều khiển đóng mở khí
* Xilanh đơn và van điều khiển 3/2
Phần tử (1S) ký hiệu van 3/2 nút nhấn, thường đóng.
Phần tử (1A) ký hiệu xilanh đơn đẩy phôi
Phần tử (1V) ký hiệu van tiết lưu một chiều
* Đồng hồ báo áp
Phần tử (1Z1), (1Z2) ký hiệu cho đồng hồ báo áp.
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh ở trạng thái thu về hết nhờ lò xo bên trong.
* Các bước thao tác
Bước 1: Bằng tác động van 3/2 (1S), khoang xy lanh (1A) bên phía có cần piston
được cấp áp suất qua van tiết lưu một chiều (1V). Xy lanh tác dụng đơn tiến ra đến vị trí
vươn ra hết. Thời gian cho chuyển động tiến ra được đặt bằng van tiết lưu một chiều
(đồng hồ bấm giây). Hiệu chỉnh điều khiển lưu lượng có thể đảm bảo bằng đai ốc khoá.
Áp kế (1Z1) chỉ thị áp suất hoạt động trong thời gian chuyển động đi ra và khi xy lanh đi
đến điểm dừng ở vị trí ra hết. Mặt khác, đồng hồ (1Z2) chỉ áp suất xây dựng nên trong khi
đi ra. Hơn nữa, sau khi hoàn thành chuyển động đi ra, áp suất tiếp tục tăng lên tới khi đạt
được áp suất làm việc. Nếu nút ấn van (1S) tiếp tục được tác động, xy lanh sẽ dừng ở vị
trí vươn ra hết.
Bước 2: Sau khi nhả van tác động (1S), khí nén trong xy lanh sẽ thoát ra qua van
tiết lưu một chiều (1V) và van 3/2 (1S). Xy lanh trở về vị trí thu về hết.
Chú ý:
- Nếu nút ấn (1S) được ấn nhanh, cần piston (1A) đi ra chỉ một phần của hành trình
và trở về ngay lập tức.
- Khóa nguồn khí nén, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
a, Nêu nguyên lý làm việc của van tiết lưu một chiều. Đối với yều cầu đề bài đưa
ra thì ta cần điều chỉnh áp suất dòng khí ở giá trị là bao nhiêu
- Van 1 chiều thủy lực có nguyên lý làm việc dựa trên lưu lượng dòng chảy đi qua
va phụ thuộc vào sự thay đổi của tiết diện. Khi tiết diện càng nhỏ với độ chênh áp
càng lớn thì lưu lượng qua van sẽ càng nhỏ
b, Từ các số liệu thu được qua áp kế và đồng hồ bấm giây, hãy vẽ sơ đồ biểu thì mối quan
hệ giữa áp suất khí và tốc độ xilanh. Nêu nhận xét về biểu đồ trên?
c, So sánh mô hình mô phỏng (trên máy tính) và mô hình làm việc thực(trên bộ thí
nghiệm) của thiết bị phn loại chi tiết kim loại dập.
- Mô hình mô phỏng và mô hình làm việc thực tế hoạt động tương tự nhau
- Các phần tử hoạt động tốt với nhau
BÀI THỰC HÀNH 7
THIẾT BỊ DI CHUYỂN THẲNG ĐỨNG CHO THAN BÁNH

1. Thời gian thực hành 90 phút


2. Mục đích
Với sự trợ giúp của điểm chuyển dịch thẳng đứng, những bánh than mềm (than non)
sẽ được chuyển đến băng chuyền cao hơn hay thấp hơn tuỳ theo sự lự chọn. Nơi đến của
băng trượt có khớp xoay (lên cao hơn hoặc thấp hơn) được quyết định bởi van có công tắc
xoay chọn. Chuyển động lên phía trên của xilanh tác dụng kép (1A) đến được vị trí trong
t1 = 3 giây; chuyển động xuống phía dưới trong t1 = 2,5 giây. Áp suất của cả 2 phía
piston được biểu thị. Ở vị trí ban đầu, xilanh chiếm vị trí thu vềhết.

3. Yêu cầu thực hành


- Điều khiển gián tiếp xilanh tác dụng kép
- Vận hành van 5/2 điều khiển đơn với lò xo hồi
- Kết hợp các van 3/2 công tắc xoay chọn để điều khiển van 5/2
- Điều chỉnh tốc độ của xilanh thông qua van tiết lưu một chiều.

4. Nội dung thực hành


- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch khí nén trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các ống dẫn khí theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử đã chọn
- Bật nguồn khí nén bằng van (2S) và tiến hành kiểm tra chức năng:
- Hiệu chỉnh thời gian chuyển động đi ra bằng van tiết lưu một chiều
- Ghi chép số liệu đọc được từ áp kế trong bước 1 và 2
* Bộ xử lý khí và bộ chia khí
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ xử lý khí
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia khí (4 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (2S) ký hiệu van 3/2 giữ trạng thái điều khiển đóng mở khí
* Xilanh tác động kép và van điều khiển
Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
Phần tử (1S) ký hiệu van 3/2 công tắc xoay chọn
Phần tử (1V1) ký hiệu van khí 5/2 tác động đơn
Phần tử (1V2) (1V3) ký hiệu van tiết lưu một chiều
* Đồng hồ báo áp
Phần tử (1Z1), (1Z2) ký hiệu cho đồng hồ báo áp.
* Vị trí ban đầu
Ở vị trí ban đầu, khoang xilanh bên phía cần piston được cấp khí qua van 5/2
(1V1). Ở bên phía đối diện của piston khí được xả. Xilanh ở vị trí thu về hết. Áp kế (1Z2)
chỉ áp suất làm việc.
* Các bước thao tác
Bước 1: Nếu công tắc xoay chọn của van 3/2 hồi bằng lò xo (1S) được đảo chiều,
khí qua van 3/2 làm đảo chiều van 5/2(1V1) tác động đơn do đó khí từ nguồn đi qua van
5/2 tới phần khoang trống của xilanh (1A) làm cho xilanh di chuyển từ từ ra phía trước và
giữ ở vị trí vươn ra hết. Tốc độ đi ra được xác định bằng van tiết lưu một chiều (1V3) ở
phía bên cần piston của xy lanh. Piston được giữ giữa hai đệm khí, vì vậy hành trình chậm
có thể thực hiện được (điều khiển khí xả). Quan sát hai áp kế (1Z1) và (1Z2).
Bước 2: Công tắc xoay chọn đảo chiều lần nữa, khí không tác động lên van 5/2
nữa, làm cho van 5/2 trở về vị trí ban đầu nhờ lò xo hồi, luồng khí chuyển sang khoang
bên kia của xilanh và làm cho xilanh co vào. Tốc độ hành trình thu về được xác định bằng
van tiết lưu một chiều (1V2). Quan sát hai áp kế (1Z1) và (1Z2).
Chú ý:
- Bằng đảo chiều công tắc xoay chọn (1S) trong khoảng thời gian đi ra hoặc thu về
sẽ làm chuyển động bị đảo chiều ngay lập tức.
- Khóa nguồn khí nén, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:

a, Nêu nguyên lý làm việc của xilanh tác động kép

- Nguyên lý làm việc của xi lanh tác động kép: xi lanh tác động kép có 2 đường áp
suất vào. Khi có sự chênh lệch áp suất từ 1 phía sẽ làm cho phía kia co lại giúp xi
lanh hình thành quá trình đi ra và thu về

b, Đánh giá mô hình mô phỏng so với yêu cầu làm việc của thiết bị

- Mô hình mô phỏng đáp ứng được với yêu cầu của thiết bị.

c, So sánh mô hình mô phỏng và mô hình làm việc thực thiết bị

- Mô hình mô phỏng làm việc tương tự như thiết bị làm việc thực tế, đảm bảo đầy đủ
các yêu cầu đề bài đưa ra
BÀI THỰC HÀNH 8
THIẾT BỊ UỐN MÉP TÔN

1. Thời gian thực hành 90 phút


2. Mục đích
Vận hành hai van đồng nhất bằng nút ấn làm cho dụng cụ tạo dáng của thiết bị uốn
mép tôn chuyển động mạnh xuống dưới và uốn phía rìa mép của tấm tôn phẳng có mặt cắt
ngang 40 x 5 mm. Nếu cả hai - hoặc chỉ một - nút ấn được nhả ra, xilanh tác dụng kép
(1A) từ từ trở về vị trí ban đầu. Áp suất xilanh được chỉ thị.

3.

Yêu cầu thực hành


- Điều khiển gián tiếp xilanh tác dụng kép
- Vận hành van 5/2 điều khiển đơn với lò xo hồi
- Kết hợp các van 3/2 nút nhấn thường đóng thay thế van song áp (cổng VÀ)
- Nhận biết rằng phần tử điều khiển cuối cùng có thể chi phối thông qua nối logic
AND
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch khí nén trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các ống dẫn khí theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử đã cho
- Bật nguồn khí nén bằng van (2S) và tiến hành kiểm tra chức năng:
* Bộ xử lý khí và bộ chia khí
Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ xử lý khí
Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia khí (4 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
Phần tử (2S) ký hiệu van 3/2 giữ trạng thái điều khiển đóng mở khí
* Xilanh tác động kép và van các điều khiển
Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
Phần tử (1S1), (1S2) ký hiệu van 3/2 nút ấn, thường đóng
Phần tử (1V2) ký hiệu van khí 5/2 tác động đơn
Phần tử (1V3) ký hiệu van tiết lưu một chiều
Phần tử (1V2) ký hiệu van xả nhanh
* Đồng hồ báo áp
Phần tử (1Z1), (1Z2) ký hiệu cho đồng hồ báo áp.
* Vị trí ban đầu
Vị trí ban đầu của xilanh ở trạng thái thu về hết.
* Các bước thao tác
Bước 1: Nếu cả hai van (1S1) và (1S2) cùng bị tác động, áp suất sẽ tác động lên
cửa ra của van song áp (1V1). Van 5/2 (1V2) đảo chiều. Khoang không có cần piston của
xilanh (1A) được cấp nguồn khí nén không bị hạn chế qua van tiết lưu một chiều (1V3).
Xilanh di chuyển đến vị trí vươn ra hết. Vì khoang bên phía cần piston được thoát khí
nhanh qua van xả nhanh (1V4), chuyển động của xilanh rất nhanh. Nếu cả hai van (1S1)
và (1S2) vẫn bị tác động, xilanh giữ ở vị trí vươn ra hết.
Bước 2: Nếu ít nhất một trong hai van nút ấn (1S1) hoặc (1S2) được nhả ra, van
công suất (1V2) sẽ không được cấp áp suất nữa. Van sẽ đảo chiều bằng lò xo. Cơ cấu
chấp hành di chuyển về vị trí ban đầu của nó với trạng thái hạn chế lưu lượng (1V3).
Chú ý: Khóa nguồn khí nén, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
a, Tại sao đối với đề bài trên ta phải dùng mạch điều khiển gián tiếp 2 điều kiện?
– Mạch điều khiển gián tiếp giúp giảm ngu hiểm cho người vận hành trong máy trên.

b, Nêu nguyên lý của mạch logic AND?


- Mạch AND giúp nhận tín hiệu động thời thì mới truyền tín hiệu lên trên. Trong
trường hợp này sử dụng mạch điều khiển and giúp dảm bảo an toàn cho người vận
hành
BÀI THỰC HÀNH 9
MÁY ĐÁNH DẤU

1. Thời gian thực hành 90 phút


2. Mục đích
Những thanh đo kiểm tra khoảng 3 hoặc 5 mét được đánh dấu đỏ với khoảng chia độ
cách đều 200 mm. Có thể chọn một trong hai nút ấn để khởi động chuyển động đi ra của
thanh đo qua xy lanh (1A) mà đường hí xả của nó được tiết lưu. ành trình chạy không
cũng được tiến hành bằng nút ấn, chỉ thực hiện được khi xy lanh tác dụng kép (1A) đã đạt
được vị trí đi ra cuối cùng.

3. Yêu cầu thực hành


- Điều khiển gián tiếp xy lanh tác dụng kép
- Vận hành van 5/2 điều khiển kép
- Kết hợp các phần tử để nối thành mạch logic VÀ
- Ứng dụng van cần đẩy con lăn 3/2 và van 3/2 nút nhấn.
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch khí nén trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các ống dẫn khí theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử được lựa chọn
- Bật nguồn khí nén bằng van (2S) và tiến hành kiểm tra chức năng:
* Bộ xử lý khí và bộ chia khí
- Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ xử lý khí
- Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia khí (4 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
- Phần tử (2S) ký hiệu van 3/2 giữ trạng thái điều khiển đóng mở khí
* Xilanh tác động kép và van các điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
- Phần tử (1S1), (1S2) ký hiệu van 3/2 nút ấn, thường đóng
- Phần tử (1S3) ký hiệu van 3/2 con lăn cần đẩy
- Phần tử (1V1) ký hiệu van khí 5/2 tác động kép
- Phần tử (1V2) ký hiệu van tiết lưu một chiều
* Vị trí ban đầu
Ở vị trí ban đầu, cần piston của xy lanh (1A) giữ vị trí thu về hết. Van 5/2
tác động gián tiếp hai trạng thái (1V1) với bộ nhớ cấp nguồn khí nén cho
khoang có cần piston và xả khí bên trong khoang không có cần piston.
* Các bước thao tác
Bước 1: Nếu van 3/2 nút ấn (1S1) được tác động, van nhớ (1V3) đảo chiều và cần
piston đi ra từ từ với tiết lưu khí xả (1V4) – thanh đo kiểm tra được đẩy ra phía trước. Ở
vị trí vươn ra hết, cần pis-ton tác động lên van cần đẩy con lăn (1S1) bằng cam di động.
Nếu không có nút ấn nào bị tác động, xy lanh giữ mãi ở vị trí vươn ra hết.
Bước 2: Sau khi nhấn nút ấn của van 3/2 tác động trực tiếp (1S2) cho hành trình
trở về, van nhớ (1V3) đảo chiều – cần piston thu về rất nhanh.
Chú ý:
- Sự khởi đầu của hành trình trở về thông qua nút ấn (1S2) chỉ được bắt đầu khi vị
trí vươn ra hết đã đạt được và van cần đẩy con lăn (1S3) được tác động. Nếu có tín hiệu
đối nghịch ở van 5/2 (1V3), hành trình trở về không thể thực hiện được. - Khóa nguồn
khí nén, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo trạng thái ban đầu
trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
a, Nêu tác dụng của van tiết lưu một chiều trong mạch khí nén.
- Loại van này cho phép chúng ta có thể điều chỉnh được lưu lượng của đi
qua van và kiều khiển cho chất lỏng chỉ chảy theo 1 chiều duy nhất. Điều này giúp
ngăn chặn việc chất lỏng chảy ngược về làm hỏng hóc thiết bị

b, Đánh giá mô hình mô phỏng so với kết quả thực tế thu được.

- Kết quả thực tế ta thu được tương tự như kết quả được mô phỏng trên mô hình mô
phỏng.
BÀI THỰC HÀNH 10
THIẾT BỊ TÁCH CHI TIẾT TRỤC TRÒN
1. Thời gian thực hành 90 phút
2. Mục đích
Xy lanh tác dụng kép (1A) đưa chốt tròn của xy lanh đến thiết bị đo. Các chốt được
tách ra bởi chuyển động đi ra và co vào liên tục. Chuyển động dao động có thể khởi động
bằng van có công tắc xoay chọn, thiết lập thời gian chu kỳ t4 = 2.0 giây.

3. Yêu cầu thực hành


- Điều khiển gián tiếp xy lanh tác dụng kép bằng van hai trạng thái (có nhớ).
- Ứng dụng van 5/2 hai trạng thái điều khiển khí nén.
- Sử dụng van rơle thời gian thường đóng.
- Thiết kế và xây dựng hệ thống điều khiển với chuyển động tiến lùi liên tục (chu
kỳ liên tục)
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu
- Vẽ sơ đồ mạch khí nén trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống
- So sánh với lời giải đề xuất
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các ống dẫn khí theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử đã chọn
- Bật nguồn khí nén bằng van (2S) và tiến hành kiểm tra chức năng:
- Hiệu chỉnh thời gian hành trình bằng van tiết lưu một chiều
* Bộ xử lý khí và bộ chia khí
- Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ xử lý khí
- Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia khí (4 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
- Phần tử (2S) ký hiệu van 3/2 giữ trạng thái điều khiển đóng mở khí
* Xilanh tác động kép và van các điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động kép
- Phần tử (1S1), (1S2) ký hiệu van 3/2 nút ấn, thường đóng
- Phần tử (1S3) ký hiệu van 3/2 con lăn cần đẩy
- Phần tử (1V1) ký hiệu van khí 5/2 tác động kép
- Phần tử (1V2) ký hiệu van tiết lưu một chiều
* Vị trí ban đầu
Ở vị trí ban đầu, cần piston của xy lanh (1A) giữ vị trí thu về hết. Van 5/2
tác động gián tiếp hai trạng thái (1V1) với bộ nhớ cấp nguồn khí nén cho
khoang có cần piston và xả khí bên trong khoang không có cần piston.
* Các bước thao tác
Bước 1: Nếu van 3/2 nút ấn (1S1) được tác động, van nhớ (1V3) đảo chiều và cần
piston đi ra từ từ với tiết lưu khí xả (1V4) – thanh đo kiểm tra được đẩy ra phía trước. Ở
vị trí vươn ra hết, cần pis-ton tác động lên van cần đẩy con lăn (1S1) bằng cam di động.
Nếu không có nút ấn nào bị tác động, xy lanh giữ mãi ở vị trí vươn ra hết.
Bước 2: Sau khi nhấn nút ấn của van 3/2 tác động trực tiếp (1S2) cho hành trình
trở về, van nhớ (1V3) đảo chiều – cần piston thu về rất nhanh.
Chú ý:
- Sự khởi đầu của hành trình trở về thông qua nút ấn (1S2) chỉ được bắt đầu khi vị
trí vươn ra hết đã đạt được và van cần đẩy con lăn (1S3) được tác động. Nếu có tín hiệu
đối nghịch ở van 5/2 (1V3), hành trình trở về không thể thực hiện được. - Khóa nguồn
khí nén, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo trạng thái ban đầu
trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:
a, Nêu nguyên lý hoạt động của van 5/2 điều khiển khí 2 tín hiệu.
- Khi van nằm ở trạng thái bình thường hay còn gọi là ở trạng thái van đóng thì cửa
số 1 sẽ được thiết kế thông với cửa số 2. Trong khi đó thì cửa số 4 sẽ được thông
với cửa số 5. Nhưng khi van được cấp khí nén khiến cho van nằm trong tình trạng
được mơ hoàn toàn thì sẽ có sự thay đổi bắt đầu từ cửa số 1 và số 4. Ở đây sẽ xảy
ra hiện tượng đảo chiều và khiến cho cửa số 1 thông với cửa số 4. Trong khi đó thì
cửa số 2 thông với cửa số 3. Riêng cửa số 5 sẽ bị chặn lại

b, Đánh giá mô hình mô phỏng so với kết quả thực tế thu được.
- Kết quả thực tế thu được tương tự như kết quả được mô phỏng trên mô hình
BÀI THỰC HÀNH 11
THIẾT BỊ ĐỔI HƯỚNG CHI TIẾT

1. Thời gian thực hành 90 phút


2. Mục đích
Bằng sự lựa chọn của người thợ phôi kim loại được nạp tới máy 1 hoặc 2 từ băng
chuyền. Sau khi ác động nhanh vào nút ấn xy lanh tác dụng đơn (1A) đi ra với tiết lưu và
giữ trạng thái ở đó cho đến khi phôi đã chuyển sang băng chuyền bên cạnh. Van điều
khiển tác dụng đơn với xy lanh hồi được dùng như phần tử điều khiển cuối cùng. Sự ghi
nhớ tín hiệu được thực hiện thông qua mạch khí nén tự khoá với “ngắt trội”.

3. Yêu cầu thực hành


- Điều khiển gián tiếp xy lanh tác dụng đơn
- Điều khiển dòng khí cấp và xả của xy lanh tác dụng đơn
- Phát triển và xây dựng mạch tự khoá bằng “trạng thái ngắt trội” (hoặc
“trạng thái đóng trội”)
- Vận dụng sáng tạo các cách đấu nối để tạo thêm các thiết bị tương đương.
4. Nội dung thực hành
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phần tử được lựa chọn.
- Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển ở dạng đơn giản không có đường tín hiệu.
- Vẽ sơ đồ mạch khí nén trên máy tính bằng phần mềm Automation Studio.
- Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống.
- So sánh với lời giải đề xuất.
- Lựa chọn các phần tử trong bộ thí nghiệm.
- Nối các ống dẫn khí theo sơ đồ mạch đã thiết kế theo các phần tử đã chọn.
- Bật nguồn khí nén bằng van (2S) và tiến hành kiểm tra chức năng:
- Hiệu chỉnh thời gian hành trình bằng van tiết lưu một chiều
* Bộ xử lý khí và bộ chia khí
- Phần tử (0Z1) ký hiệu cho bộ xử lý khí
- Phần tử (0Z2) đại diện cho bộ chia khí (4 đầu nối) (xem thiết kế mạch).
- Phần tử (2S) ký hiệu van 3/2 công tắc xoay chọn giữ trạng thái điều khiển đóng
mở khí
* Xilanh tác động đơn và van các điều khiển
- Phần tử (1A) ký hiệu xilanh tác động đơn
- Phần tử (1S1)ký hiệu van 3/2 nút ấn, thường đóng
- Phần tử (1S2) ký hiệu van 3/2 công tắc xoay chọn
- Phần tử (1V1) ký hiệu van logic HOẶC (OR)
- Phần tử (1V2) ký hiệu van 5/2 điều khiển khí một tín hiệu
- Phần tử (1V3) ký hiệu van 5/2 điều khiển khí hai tín hiệu
- Phần tử (1V4, 1V5) ký hiệu van tiết lưu một chiều.
*Mạch tự khoá
Nhóm các van (1S1), (1S2), (1V1) và (1V2) lắp ráp thành mạch tự khóa. Kích hoạt
nút ấn (1S1) gây nên sự liên tục tín hiệu ở cửa ra của van (1V2). Khi van 3/2 thường mở
(1S2) bị tác động, mạch tự khoá bị phá vỡ. Xuất hiện tín hiệu không ở van ra (1V2). Nếu
cả hai van (1S1) và (1S2) đều bị tác động( không ở vị trí ban đầu), tín hiệu không cũng
xuất hiện ở cửa ra. (RS flip-flop hoạt động ngắt trội).
* Vị trí ban đầu
Ở vị trí ban đầu, cần piston của xy lanh (1A) giữ vị trí thu về hết nhờ lò xo hồi.
Van 5/2 tác động gián tiếp hai trạng thái (1V2) với bộ nhớ không cấp nguồn khí nén cho
piston.
* Các bước thao tác
Bước 1: Nếu van 3/2 nút ấn (1S1) được tác động, xy lanh tác động đơn (1A) vươn
ra với tiết lưu (1V5). Sự tự khoá của mạch làm cho xilanh giữ nguyên ở vị trí vươn ra hết.
Bước 2: Sau khi tác động lên van 3/2 thường mở (1S2), xy lanh co vào với tiết lưu
(1V4). Mạch tự khoá bị xoá. Lò xo hồi đẩy piston về vị trí co vào hết.
Chú ý:
- Khóa nguồn khí nén, tháo dỡ hệ thống đã thiết lập và đặt các phần tử trở lại theo
trạng thái ban đầu trước khi thực hành.
5. Nhận xét, đánh giá:

a, Nêu nguyên lý hoạt động của van 5/2 điều khiển khí 1 tín hiệu?

- Khi van nằm ở trạng thái bình thường hay còn gọi là ở trạng thái van đóng
thì cửa số 1 sẽ được thiết kế thông với cửa số 2. Trong khi đó thì cửa số 4 sẽ được
thông với cửa số 5. Nhưng khi van được cấp khí nén khiến cho van nằm trong tình
trạng được mơ hoàn toàn thì sẽ có sự thay đổi bắt đầu từ cửa số 1 và số 4. Ở đây sẽ
xảy ra hiện tượng đảo chiều và khiến cho cửa số 1 thông với cửa số 4. Trong khi
đó thì cửa số 2 thông với cửa số 3. Riêng cửa số 5 sẽ bị chặn lại
b, Tại sao phải dùng mạch tự khoá? Nêu đặc điểm của mạch tự khoá?

- Mạch tự khóa giúp đảm bảo áp suất trong mạch.


- Khi chất lỏng chảy từ cửa A qua cửa B khóa thực hiện theo nguyên lý van 1
chiều. Nhưng để chất lỏng chảy từ cửa B qua cửa A cần có tín hiệu điều khiển tác
động vào cửa X

You might also like