Bài tập hình vẽ thí nghiệm thực tiễn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI GIẢNG NGÀY 26.08.

20221 – LỚP : THỨ 2, THỨ 5

Câu 1 : 1. Tìm 4 chất rắn thích hợp để khi mỗi chất tác dụng trực tiếp với dung dịch HCl sinh ra
khí Cl2. Viết các phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện của các phản ứng đó (nếu có).

2. Cho hỗn hợp bột gồm: CuCl2, AlCl3. Trình bày phương pháp hóa học, viết các phương trình
phản ứng để điều chế kim loại Al, Cu riêng biệt.

3. Có 5 dung dịch chứa trong 5 lọ riêng biệt gồm các chất: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH
được đánh số bất kì 1, 2, 3, 4, 5. Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
- Chất ở lọ 1 tác dụng với chất ở lọ 2 cho khí bay lên, và tác dụng với chất ở lọ 4 tạo thành kết
tủa.
- Chất ở lọ 2 cho kết tủa trắng với chất ở lọ 4 và lọ 5.
Hãy cho biết tên chất ứng với từng lọ 1, 2, 3, 4, 5. Giải thích và viết phương trình hóa học minh
họa.

Câu 3: 1. Cho các kim loại A,B,C,D. Biết rằng:


- Hỗn hợp kim loại A,B có thể tan trong nước dư.
- Hỗn hợp kim loại C,D chỉ tan một phần trong dung dịch HCl dư ( phản ứng xảy ra hoàn
toàn).
- Kim loại A có thể đẩy kim loại C nhưng không đẩy được kim loại D ra khỏi dung dịch
muối.
Xác định A,B,C,D. Biết chúng là những kim loại trong số các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe,
Cu. Giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Có 5 dung dịch gồm: Na2CO3, BaCl2, NaHSO4, Mg(HCO3)2 và K3PO4 được đựng trong 5 lọ
riêng biệt (mỗi lọ chỉ chứa 1 dung dịch) được đánh số từ 1 đến 5 không theo thứ tự trên. Xác định
các chất trong mỗi lọ và viết PTHH xảy ra (nếu có). Biết rằng:
- Dung dịch trong lọ 1 tạo kết tủa trắng với dung dịch trong lọ 3, 4.
- Dung dịch trong lọ 2 tạo khí không màu, không mùi với dung dịch trong các lọ 1, 3.
- Dung dịch trong lọ 3 tạo kết tủa trắng với dung dịch trong lọ 1, 5.
- Dung dịch trong lọ 4 tạo kết tủa với dung dịch trong lọ 1, 5.
Câu 4.
1. Tiến hành thí nghiệm với dung dịch của từng muối X, Y, Z ta thấy các hiện tượng được ghi
dưới bảng sau: Biết MX + Mz = 249; Mx + My = 225; Mz + My = 316

Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng


X hoặc Y Tác dụng với HCl dư Đều có khi bay ra
Y hoặc Z Tác dụng với dung dịch NaOH dư Đều có chất kết tủa
X Tác dụng với dung dịch NaOH dư, Có khí bay ra
đun nóng
Z Tác dụng với dung dịch HCl dư Có kết tủa

2. Cho từ từ đến dư dung dịch bari hiđroxit lần lượt vào các dung dịch : magie clorua, sắt (III)
clorua, nhôm sunfat, amoni cacbonat. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của các
phản ứng (nếu có) để giải thích hiện tượng đó.
3. Chỉ được dung thêm hai thuốc thử (tự chọn) để phân biệt các chất bột sau: magie oxit,
điphotpho pentaoxxit, bari oxit, natri sunfat, nhôm oxit. Viết phương trình hóa học của các phản
ứng xảy ra (nếu có).
Câu 5: Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu
có):
a) Cho từ từ dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào ống nghiệm chứa dd HCl.
b) Cho mẫu nhôm vào ống nghiệm chứa H2SO4 98% ở điều kiện thường.
c) Cho từ từ dd HCl vào ống nghiệm chứa dd Na2CO3 và NaHCO3.
d) Cho từ từ dd AlCl3 tới dư vào ống nghiệm chưá dd NaOH và ngược lại
e) Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dd Fe2(SO4)3
f) Cho lá đồng vào ống nghiệm chứa dd HCl, sau đó sục khí O2 dư vào dung dịch.
g) Cho từ từ đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2.
Câu 6:
1. Trong phòng thí nghiệm, 3 khí X, Y, Z được điều chế và thu như hình vẽ dưới đây:

H2O

Thu khí X Thu khí Y Thu khí Z


Viết phương trình hóa học điều chế các khí trên và giải thích.
2. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
b. Có thể dùng dung dịch kiềm để thay thế nước Brom hay không? Tại sao
3. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO 2 rắn và dung dịch axit
HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi
lần lượt:
a) Đóng khóa K ; b) Mở khóa K
4. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ

Biết các khí có cùng số mol. Nghiêng ống nghiệm để nước ở nhánh A chảy hết sang nhánh B. Xác
định thành phần của chất khí sau phản ứng
5. Hai bình như nhau, bình X chứa 0,5 lít axit clohiđric 2M, bình Y chứa 0,5 lít axit axetic 2M,
được bịt kín bởi 2 bóng cao su như nhau. Hai mẩu Mg khối lượng như nhau được thả xuống
cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) đ ược thể hiện như ở
hình dưới đây:

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm trên.


Câu 8 Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ dưới đây

1. Nêu hiện tượng quan sát được và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 hoặc Fe2(SO4)3 có hiện tượng gì xảy ra?
Câu 9 . Cho thí nghiệm như
hình vẽ bên.
a. Viết các PTHH xảy ra trong
thí nghiệm.
b. Chọn 5 chất khác thay cho
KMnO4 mà vẫn điều chế được
Cl2. Viết các PTHH.
c. Nếu chẳng may khí Cl2 bị rò rỉ
ra ngoài không khí thì em sẽ
dùng hóa chất nào để loại bỏ khí
Cl2. Viết phương trình phản ứng.
Câu 10 : Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau, với X là một trong các chất NaHCO 3, KClO3,
KMnO4, KNO3, Ca(HCO3)2, C6H12O6.

Quan sát thấy dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục. Vậy chất rắn X có thể là những chất nào? Viết
phương trình phản ứng.
Câu 11. Cho 3 thí nghiệm sau:
(1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl3.
Trong mỗi thí nghiệm, số mol ion Fe3+ biến đổi tương ứng với đồ thị nào sau đây? Giải thích?

Fe3+ Fe3+ Fe3+

t t t
(a) (b) (c)

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ ở hình vẽ bên có thể dùng để điều chế những chất
khí nào trong số các khí sau: Cl 2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4? Giải thích. Mỗi khí điều chế
được, hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp để viết phản ứng điều chế chất khí đó.

Câu 13. Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ:
Bình cầu chứa khí A có cắm ống dẫn khí vào chất lỏng B. Khi mở khóa K, chất lỏng B phun vào
bình cầu. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và xác định khí A là khí nào trong các khí sau đây: H 2,
N2, CH4, C2H2, NH3, HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2,CH3NH2 khi chất lỏng B là H2O, dung dịch NaOH.
Câu 13: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: O 2 SO2; NH3;
HCl , chúng được úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm được mô tả bằng
hình vẽ sau:

Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích dựa vào độ tan.
Câu 14: Thực hiện thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại như sau: cho 4 đinh sắt vào 4 ống nghiệm
(như hình vẽ bên dưới), ống A chứa nước sôi và một lớp dầu trên bề mặt; ống B chứa nước muối
(NaCl); ống C chứa không khí; ống D chứa không khí, một ít bột CaCl 2và đậy kín. Sau thời gian
một tuần, lấy các đinh sắt ra và quan sát.

a) Hãy cho biết mức độ gỉ của đinh sắt và giải thích.


b) Từ thí nghiệm này, nêu các điều kiện cần thiết cho sự gỉ sắt xảy ra.
Câu 15: Cho sơ đồ điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm:

1. Từ hình vẽ trên, hãy cho biết:


a. Tên các dụng cụ thí nghiệm đã đánh số trong hình vẽ.
b. Chỉ ra hai chất có thể là X trong sơ đồ trên, viết phương trình phản ứng minh họa.
c. Giải thích tại sao trong thí nghiệm trên?
- Khí O2 lại được thu bằng phương pháp đẩy nước.
- Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.
2. Trong thí nghiệm trên, nếu nung m gam KMnO 4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ
khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H 2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí
nghiệm là: nhiệt độ khí trong bình là 27,30C; áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg;
thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm 3; chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong
bình cầu là 6,8cm; áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg .Biết khối lượng riêng của Hg là
13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3 .Hãy tính m.

Câu 16:
1. Trong phòng thí nghiệm lắp đặt bộ dụng cụ điều chế khí như hình vẽ dưới đây:
Chất lỏng A

Chất khí C

Chất rắn B

Bộ dụng cụ trên có thể dùng để điều chế khí nào trong các khí sau: NH 3, O2, CO2, H2S. Với
mỗi khí C thỏa mãn hãy chọn cặp chất A, B phù hợp và viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Hãy lựa chọn chất thích hợp để làm khô từng khí NH3, O2, CO2, H2S có lẫn hơi nước.
Câu 17: Axit clohidric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể người và
động vật. Trong dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng 0,001 đến 0,01 mol/l
(có độ pH tương ứng là 3 và 2). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho
các phản ứng thủy phân các chất gluxit và protein thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể
hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh dạ
dày cho con người. Khi trong dịch dạ dày nồng độ axit nhỏ hơn 0,001 mol/l (pH>3) sẽ gây bệnh
khó tiêu, ngược lại nếu nồng độ lớn hơn 0,01 mol/l (pH<2) sẽ gây ợ chua.
1) Axit clohidric có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?
2) Một loại sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày có chứa muối NaHCO 3. Theo em sản phẩm này
dùng được cho người mắc bệnh khó tiêu hay ợ chua? Giải thích.
3) Nước chanh đường có tác dụng giải nhiệt, tốt cho cơ thể. Nước chanh có dùng được cho người
mắc bệnh đau dạ dày không? Giải thích.

Câu 18: Thuốc nổ đen đã được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỷ trước khi
người Châu Âu biết đến thuốc nổ.
1) Hãy cho biết thành phần hóa học của thuốc nổ đen và phản ứng hóa học chủ yếu xảy ra khi đốt
cháy loại thuốc nổ này.
2) Giải thích công thức kinh nghiệm sau: “Nhất đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm” trong
chế tạo thuốc nổ.

You might also like