M C Đ Cô Đơn C A SV ĐHQGTPHCM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế

THÚC ĐẨY SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI TRƯỜNG HỌC


về Tâm lý học trường học lần thứ 7

MỨC ĐỘ CÔ ĐƠN CỦA SINH VIÊN CÁC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Thanh Huy, Cao Ngọc Hồng Nhung, Nguyễn Hoàng Anh Thư
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Email: nnth1951999@gmail.com

Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện với sinh viên các trường đại học tại Khu Đô thị Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 6 trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học
Quốc tế. Kết quả nghiên cứu đối với 401 sinh viên tham gia khảo sát cho thấy, mức độ
cô đơn của sinh viên cao, 92,27% sinh viên tham gia khảo sát có mức độ cô đơn cao
và không có sự tương quan giữa mức độ cô đơn và các biến nhân khẩu học.
Từ khóa: sinh viên, mức độ cô đơn
LONELINESS OF UNIVERSITY STUDENTS IN HO CHI MINH CITY
NATIONAL UNIVERSITY CAMPUS
Abstract
Research conducted with university students in Ho Chi Minh City National
University Urban Area, including 6 schools: University of Social Sciences and
Humanities, University of Science and Technology, University of Science Nature,
University of Information Technology, University of Economics and Law,
International University. Research results for 401 students participating in the survey
show that the loneliness level of students is high, 92.27% of students participating in
the survey have a high level of loneliness and there is no correlation between the level
of loneliness and the level of loneliness. loneliness and demographic variables.
Keywords: student, loneliness level

- 406 -
Proceedings
The 7th International Conference on School Psychology PROMOTING MENTAL WELL-BEING IN SCHOOLS

I. MỞ ĐẦU
Nghiên cứu về những vấn đề trong tâm lý học sinh, sinh viên luôn là chủ đề có ý
nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Các vấn đề tâm lý không được giải tỏa và
không có biện pháp cải thiện có thể dẫn đến nhiều hành vi đáng tiếc. Một nghiên cứu
cho thấy, hành vi toan tự sát ở vị thành niên bắt nguồn từ một số nguyên căn về thiếu
sự ủng hộ và đồng hành, thiếu vắng sự ủng hộ và lắng nghe từ cha mẹ, dẫn đến việc vị
thành niên cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình của mình (Giang Thiên Vũ và
cộng sự, 2023). Cô đơn ở lứa tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên có thể là nguyên
nhân của những quyết định bồng bột và sai lầm. Cô đơn được định nghĩa rằng việc
một người không có khả năng tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, là cảm giác tiêu cực
và khó chịu, là cảm giác chủ quan và tiêu cực liên quan đến các quan hệ xã hội bị thiếu
hụt, là sự mất kết nối hoặc cô lập (Tiwari, 2013). Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự cô đơn
của sinh viên trong thực tế hoặc trong một hoàn cảnh nhất định. Trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19, một nghiên cứu thông qua nền tảng WhatsApp và Facebook đã thực
hiện để khảo sát 1057 thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi ở 6 quốc gia Trung Đông cho
thấy trải nghiệm cô đơn phổ biến cao trong đại dịch, dẫn đến trầm cảm và suy giảm sự
hài lòng cuộc sống của giới trẻ (Omari và cộng sự, 2023). Tại Việt Nam, nhiều công
trình nghiên cứu chỉ ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Việc bùng nổ về công nghệ
và mạng xã hội đã thay đổi nhanh chóng hành vi sử dụng của con người, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc giao tiếp kết nối xã hội và tư duy người dùng. Do đó, vấn đề đặt ra
cần tìm hiểu về mức độ cô đơn của thanh thiếu niên, sinh viên tại Việt Nam, từ đó có
những đề xuất can thiệp và hỗ trợ tâm lý phù hợp. Nghiên cứu này thực hiện trên sinh
viên các trường đại học tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để
tìm hiểu sâu về mức độ cô đơn của đối tượng sinh viên trong một phạm vi nhất định,
làm cơ sở cho những mô hình hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong tương lai.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
1.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thu được 416 câu trả lời, trong đó 401 câu trả lời phù hợp để đưa vào
phần mềm thống kê xử lý. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo kiểu xác suất, chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản (Simple random sampling). Khách thể phải đảm bảo tối thiểu hai
(02) tiêu chí: (1) hiện đang là sinh viên đang theo học tại 6 trường đại học thuộc khối
Đại học Quốc gia TPHCM trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; và (2) tự nguyện
tham gia nghiên cứu.

- 407 -
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
THÚC ĐẨY SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI TRƯỜNG HỌC
về Tâm lý học trường học lần thứ 7

Bảng 1: Đặc điểm mẫu khảo sát


Đặc điểm khách thể Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 224 55.9
1 Giới
Nữ 177 44.1
Năm 1 68 17.0
Năm 2 76 19.0
Năm 3 77 19.2
2 Niên khóa
Năm 4 79 19.7
Năm 5 43 10.7
Năm 6 58 14.5
Tình trạng Một mình 228 56.9
3
sinh sống Với người khác 173 43.1
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
64 16.0
Nhân văn
Trường Đại học Bách Khoa 80 20.0
4 Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 85 21.2
Trường Đại học Công nghệ Thông tin 61 15.2
Trường Đại hoc Kinh tế - Luật 50 12.5
Trường Đại học Quốc tế 61 15.2
Tổng cộng 401 100
Trong số 401 sinh viên tham gia khảo sát, có 224 nam (55.9%) và 177 nữ
(44.1%). Sinh viên năm 2, năm 3 chiêm số lượng lớn khách thể. Trong tổng số sinh
viên, có hơn một nửa sinh viên đang sống một mình (56.9%) cao hơn so với sinh viên
đang sinh sống chung với người khác.
Phân phối tần suất sinh viên giữa các trường gồm có: 64 sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, 80 sinh viên Trường Đại học Bách Khoa, 85 sinh viên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 61 sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin,
50 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật và 61 sinh viên Trường Đại học Quốc tế.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu định lượng cắt ngang. Công cụ chính được sử dụng là khảo sát
bằng bảng hỏi và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học SPSS thế hệ 25.

- 408 -
Proceedings
The 7th International Conference on School Psychology PROMOTING MENTAL WELL-BEING IN SCHOOLS

Nghiên cứu sử dụng “Thang đo mức độ cô đơn” (UCLA III). Thang đo với 20
mục (item) trong đó 11 item theo hướng tiêu cực (cô đơn) và 9 item theo hướng tích
cực (không cô đơn), các item tích cực được tính điểm ngược lại. Thang đo được tính
điểm trên Likert 4 mức độ từ 1- Không bao giờ đến 4- Rất thường xuyên. Tổng điểm
của thang đo dao động từ 20 đến 80, trong đó tổng điểm dưới 28 được xem là không
cô đơn hoặc cô đơn thấp, từ 28 đến 43 được xem là mức độ cô đơn trung bình tổng
điểm lớn hơn 43 được xem là cô đơn cao. Trong mẫu thanh thiếu niên Việt Nam,
thang đo này đã được thích ứng sử dụng bởi Nguyễn Thị Diễm My và cộng sự có độ
tin cậy tốt với α = 0.8.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Biểu hiện mức độ cô đơn của sinh viên các trường đại học tại Khu Đô thị
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2 trình bày tần suất các biểu hiện về mức độ cô đơn của sinh viên các
trường đại học tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát
trên 401 sinh viên cho thấy mức độ cô đơn ở nhóm sinh viên tham gia khảo sát thuộc
mức độ cao.
Bảng 2: Bảng tần suất mức độ cô đơn của sinh viên các trường tại Khu Đô thị Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Mục đánh giá ĐTB

1. Cảm thấy rằng mình “đồng điệu” với những người xung quanh 2.66
2. Cảm thấy bản thân thiếu những người bạn đồng hành 2.59
3. Cảm thấy rằng không có ai ở bên để động viên, an ủi 2.53
4. Cảm thấy cô đơn 2.55
5. Cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm bạn 2.63
6. Cảm thấy mình có nhiều điểm chung với mọi người xung quanh 2.53
7. Cảm thấy rằng bản thân không thân thiết được lâu với bất kỳ ai 2.55
8. Cảm thấy không thể chia sẻ sở thích của mình với người xung quanh 2.56
9. Cảm thấy rằng mình hướng ngoại và thân thiện 2.57
10. Cảm thấy mình gần gũi với mọi người 2.50
11. Cảm thấy mình bị bỏ rơi 2.57
12. Cảm thấy những mối quan hệ xung quanh không đủ bền chặt và ý nghĩa 2.56
13. Cảm thấy không ai thực sự hiểu mình 2.53

- 409 -
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
THÚC ĐẨY SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI TRƯỜNG HỌC
về Tâm lý học trường học lần thứ 7

14. Cảm thấy cô độc giữa mọi người 2.65


15. Có thể tìm thấy được người đồng hành khi bạn muốn 2.38
16. Cảm thấy rằng có những người thực sự hiểu bạn 2.43
17. Cảm thấy xấu hổ và nhút nhát 2.54
18. Cảm thấy rằng những người xung quanh không quan tâm đến mình 2.68
19. Cảm thấy có nhiều người để nói chuyện 2.51
20. Cảm thấy có người ở bên để động viên, an ủi 2.50
Tổng cộng 51.02
Thang mức độ cô đơn UCLA loneliness scale version 3 của Russell (1996) được
thích ứng sử dụng bởi Nguyễn Thị Diễm My khi đo với 401 sinh viên các trường đại
học tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho ra điểm trung bình
là 51.02 ứng với mức độ cô đơn cao.
Bảng 3: Tỷ lệ cô đơn ở sinh viên

Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ (%)

Thấp 0 0

Vừa phải 32 7.73

Cao 369 92.27

Tổng cộng 401 100

Theo Bảng 3: Tỷ lệ cô đơn ở sinh viên, trong tổng số 401 câu trả lời thu được,
không có sinh viên có mức độ cô đơn thấp, có 32 sinh viên (7.73%) có mức độ cô đơn
trung bình và 369 sinh viên (92.27%) có mức độ cô đơn cao. Có thể thấy sinh viên
tham gia khảo sát tại các trường đại học tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh có số lượng lớn cô đơn.
Cũng trong nghiên cứu về mức độ cô đơn và sự đau khổ tâm lý của Hồ Thị Trúc
Quỳnh ở thanh thiếu niên tại Thừa Thiên - Huế. Tỷ lệ thanh thiếu niên ở mẫu nghiên
cứu có các biểu hiện của cô đơn cao là 64.5%. Điều này giải thích cho sư khác biệt ở
đặc điểm khách thể, mức độ cô đơn cao ở thanh thiếu niên (đối tượng khảo sát là học
sinh lớp 10, 11, 12) thấp hơn mức độ cô đơn cao ở sinh viên. Sinh viên là đối tượng
đặc thù khi là giai đoạn chuyển tiếp từ việc sống chung với gia đình và sống tự lập.
Sinh viên có những va chạm cuộc sống và đòi hỏi tính tự giác cao hơn, các vấn đề
cũng tương đối phức tạp so với học sinh trung học phổ thông. Do đó, trong nghiên cứu
- 410 -
Proceedings
The 7th International Conference on School Psychology PROMOTING MENTAL WELL-BEING IN SCHOOLS

này khi khảo sát mức độ cô đơn của sinh viên thuộc Khu Đô thị Đại học Quốc gia
TPHCM lại có kết quả cao như đã trình bày.
2.2. Sự khác biệt về mức độ cô đơn của sinh viên các trường đại học tại Khu
Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giữa các biến nhân khẩu
Bảng 4: Sự khác biệt về mức độ cô đơn giữa nam và nữ

Sig. 95% Confidence Interval


Mean Std. Error of the Difference
F Sig. t df (2-
Difference Difference
tailed) Lower Upper
Equal variances
.016 .900 -.102 399 .919 -.00244 .02387 -.04937 .04449
assumed
Equal variances
-.102 379.075 .918 -.00244 .02385 -.04934 .04446
not assumed

Sig của levene' test lớn hơn 0.05 do đó Phương sai không có sự khác biệt. Sig
kiểm định t bằng 0.919 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác
biệt trung bình về mức độ cô đơn giữa các giới tính khác nhau.
Bảng 5: Sự khác biệt về mức độ cô đơn giữa các niên khóa

STT Đặc điểm khách thể N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
1 Năm 1 68 2.4926 .22696 .02752
2 Năm 2 76 2.5309 .25547 .02930
3 Năm 3 77 2.5182 .21914 .02497
4 Năm 4 79 2.5323 .25039 .02817
5 Năm 5 43 2.6000 .24689 .03765
6 Năm 6 58 2.5293 .21845 .02868
Tổng cộng 401 2.5294 .23708 .01184

Sum of Mean
df F Sig.
Squares Square
Between Groups .317 5 .063 1.129 .344
Mức độ cô
Within Groups 22.166 395 .056
đơn
Total 22.483 400
Sig kiểm định F bằng 0.344 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có
sự khác biệt trung bình giữa sinh viên các năm về mức độ cô đơn.

- 411 -
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
THÚC ĐẨY SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI TRƯỜNG HỌC
về Tâm lý học trường học lần thứ 7

Tương tự, không có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên sống một mình so với
nhóm sinh viên sống cùng người khác và không có sự khác biệt giữa sinh viên các
trường đại học tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
III. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện mức độ cô đơn ở sinh viên các trường
đại học tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ trung bình đến
cao chiếm 100% tổng số sinh viên tham gia khảo sát, không có sinh viên nào có mức
độ cô đơn thấp. Trong đó, tỷ lệ sinh viên có mức độ cô đơn cao chiếm 92,27%
(369/401 sinh viên tham gia khảo sát). Kết quả này là con số đáng báo động cho tình
trạng cô đơn ở mỗi sinh viên.
Khi đối chiếu mức độ cô đơn với các biến nhân khẩu học, chúng tôi nhận thấy
không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa mức độ cô đơn và các biến nhân
khẩu: giới, niên khóa, tình trạng sinh sống, trường đại học. Điều này chứng minh vấn
đề cô đơn của sinh viên không bị tác động bởi giới tính, niên khóa học, tình trạng sinh
sống hoặc trường đại học của chính sinh viên đó. Do đó, khi tìm hiểu và đề xuất các
chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên tại Khu Đô thị Đại học Quốc
gia TPHCM, không có sự phân biệt giữa các biến nhân khẩu, bất cứ sinh viên nào
cũng có thể rơi vào tình trạng cô đơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Al Omari O, Al Sabei S, Al Rawajfah O, et al. (2023). Prevalence and Predictors of
Loneliness Among Youth During the Time of COVID-19: A Multinational
Study. Journal of the American Psychiatric Nurses Association. 29(3):204-214.
doi:10.1177/10783903211017640
Russell D.W., (1996). UCLA Loneliness Scale (Version 3): Reliability, Validity, and
Factor Structure. Journal of Personality Assessment, 66 (1), 20 - 40.
doi.org/10.1207/s15327752jpa6601_2
Tiwari S. (2013). Loneliness: A disease?. Indian Journal of Psychiatry. Vol. 55 (4).
P. 320.
Vũ, G. T., Sơn, H. V., & Lộc, S. V. (2023). Phân tích đặc điểm tâm lý của hành vi toan
tự sát ở vị thành niên: Nghiên cứu một số trường hợp tại khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Khoa học, 20(4), 579.

- 412 -

You might also like