Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM

----------

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI

BAO BÌ THỦY TINH VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CÓ
GAS

MÔN: BAO GÓI THỰC PHẨM

GVHD: Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn

Nhóm: 2
THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
Trần Hồ Anh Duy 21035781 - Quy trình sản xuất bao bì thủy tinh (Sơ đồ
quy trình và thuyết trình quy trình).
Trần Thị Kim Uyên 21050221 - Quy trình sản xuất nước ngọt có gas
- Quy trình chiết rót vào chai
Dương Thùy Vương 21043121 - Ảnh hưởng của của bao bì thủy tinh trong sản
xuất nước ngọt có gas
Nguyễn Thị Thanh 21045361 - Các sản phẩm dùng bao bì thủy tinh
Xuân - Tiêu chuẩn của bao bì thủy tinh
Lưu Khả Vy 21037171 - Giới thiệu về vật liệu thủy tinh.
- Giới thiệu về sơ lược về bao bì thủy tinh.

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
I. Tìm hiểu vật liệu sử dụng sản xuất bao bì...................................................................6
1. Giới thiệu về vật liệu thủy tinh................................................................................6
2. Đặc tính chung của thủy tinh...................................................................................6
3. Phân loại thủy tinh vô cơ.........................................................................................7
4. Giới thiệu sơ lược về bao bì thủy tinh.....................................................................8
4.1 Nguyên liệu và phối liệu trong sản xuất thủy tinh bao bì trong công nghiệp
thực phẩm.................................................................................................................8
4.2 Tính chất vật lý và hóa học của bao bì thủy tinh.............................................12
4.3 Độ bền hóa học................................................................................................14
4.4 Ưu và nhược điểm bao bì thủy tinh.................................................................15
4.5. Các loại sản phẩm sử dụng bao bì thủy tinh...................................................17
5. Quy trình sản xuất bao bì thủy tinh.......................................................................18
5.1 Sơ đồ khối........................................................................................................18
5.2 Thuyết minh quy trình.....................................................................................18
5.3 Các dạng khuyết tật cần tránh..........................................................................22
5.4 Nắp bao bì thủy tinh.........................................................................................22
6. Tiêu chuẩn vật liệu thủy tinh.................................................................................25
II. Ứng dụng của bao bì thủy tinh trong sản xuất nước giải khát có gas......................26
1. Quy trình sản xuất nước ngọt có gas.....................................................................26
2. Quy trình chiết rót nước giải khát có gas..............................................................28
2.1 Thuyết minh quy trình chiết/rót nước ngọt có gas...........................................28
2.2 Thiết bị.............................................................................................................30
3. Ảnh hưởng của bao bì thủy tinh đến sản xuất nước giải khát có gas....................32
3.1 Bảo quản nước giải khát có gas tránh khỏi các mối nguy hại.........................32
3.2 Quy trình tái chế bao bì thủy tinh....................................................................33
III. Kết luận...................................................................................................................34
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................36

3
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1:Công nghệ tạo hình sản phẩm thủy tinh...........................................................17
Hình 2:Các loại miệng cơ bản của chai thân trụ thẳng cao cổ.....................................20
Hình 3:Cấu tạo miệng ren và nắp ren...........................................................................20
Hình 4:Phương pháp đóng kín chai miện.....................................................................21
Hình 5:Loại bao bì bao bì thủy tinh có miệng loại B...................................................21
Hình 6: Loại bao bì thủy tinh có miệng loại C.............................................................22
Hình 7: Nắp có một đường ren.....................................................................................22
Hình 8:Máy chiết/rót đóng nắp chai thủy tinh..............................................................27

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1:Thành phần hóa học của thủy tinh.....................................................................7
Bảng 2:Hàm lượng sắt cho phép trong các loại thủy tinh theo công dụng ....................9
Bảng 3:Các chất nhuộm màu .........................................................................................9

4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, bao bì được sử dụng phổ biến với mục đích chứa đựng các loại hàng hóa
thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra. Bao bì có tác
dụng bảo vệ chất lượng hàng hóa từ cuối khâu sản xuất, đến trao đổi thương mại và
cuối cùng là đến tay người tiêu dùng, mang lại trật tự, hiệu quả kinh tế và nâng cao
tính bền vững của nguyên liệu.Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm thực hiện sẽ
giới thiệu và phân tích vật liệu sử dụng trong sản xuất bao bì thủy tinh và ứng dụng
trong sản xuất nước giải khát có gas, cụ thể là: vật liệu cấu thành, sơ lược về bao bì
thủy tinh, các sản phẩm sử dụng bao bì thủy tinh, quy trình sản xuất bao bì thủy tinh
cũng như các tiêu chuẩn xoay quanh loại bao bì này; cuối cùng là phân tích các ảnh
hưởng của bao bì thủy tinh đối với sản phẩm nước giải khát có gas và quy trình sử
dụng của bao bì thủy tinh trong ngành công nghiệp sản xuất nước ngọt có gas.

5
I. Tìm hiểu vật liệu sử dụng sản xuất bao bì

1. Giới thiệu về vật liệu thủy tinh

- Vật liệu thủy tinh, hay còn gọi là kính hay kiếng, là một dạng chất rắn vô định hình,
có thành phần chủ yếu là silicat (SiO2). Thủy tinh thường mang đặc điểm trong suốt và
có thể được điều chỉnh tính chất thông qua việc thêm vào các tạp chất khác [2].

- Năm 1550 TCN, vật liệu thủy tinh được phát hiện và những chai lọ thủy tinh màu
được chế tạo, đến năm 1200 sau Công nguyên người ta còn dùng thủy tinh làm chất
men phủ lên bề mặt các sản phẩm gốm sứ; con người ta đã khắc vẽ trên khuôn đúc để
tạo ra vật dụng bằng thủy tinh có hình ảnh [2].

- Đặc điểm của những chai lọ thế kỷ 17 và 18 là có cấu tạo đặc trưng để phân biệt nhà
sản xuất và các sản phẩm chứa bên trong, đồng thời giúp người sử dụng nhận biết
những biến đổi bất thường của thực phẩm thông qua lớp thủy tinh trong suốt; chính vì
vậy điểm này là biện pháp an toàn đầu tiên cho người sử dụng; chiếc máy đúc chai tự
động đầu tiên bằng phương pháp ly tâm được sản xuất lần đầu tiên năm 1889 [2].

- Từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, nền khoa học kỹ thuất thế giới tiến bộ và phổ biến
nhanh nên giá thành sản phẩm thủy tinh đã hạ xuống thấp; cũng trong thời kỳ này,
xuất hiện yêu cầu sản xuất chai thủy tinh đựng rượu Wisky và các thức uống khác, đó
chính là tác nhân đã đưa công nghệ sản xuất thủy tinh đạt đỉnh cao [2].

- Thủy tinh được sử dụng phổ biến trong xây dựng, làm đồ chứa như lọ,chai, chén,cốc,
ly, tách; trong quang học như lăng kính, gương, sợi cáp quang;kỹ thuật điện tử như
bóng đèn, màn hình, chất cách điện [3], bình lọ phản ứng trong công nghiệp hóa chất,
xương, răng nhân tạo trong y học [4],[5], vật liệu trang trí…

2. Đặc tính chung của thủy tinh

Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat; trước đây,
thủy tinh là từ gọi chung cho những hợp chất hóa học dạng thủy tinh hay chính là cấu
trúc vô định hình [2].

6
Vật chất vô cơ thường tồn tại dưới các dạng:

-Dạng khí: gồm tập hợp các phần tử như O 2, N2, CO2, H2, Cl2, F2, SO2…,hoặc khí ion
hóa plasma, hoặc dạng hơi nước; dạng lỏng như: Br2, Hg,…[2].

-Dạng rắn tinh thể: như các dạng muối kết tinh, có các hạt tinh thể rời rạc, kích thước
tùy vào điều kiện kết tinh [2].

-Dạng rắn vô định hình: còn gọi là dạng thủy tinh có thể gặp ở dạng hạt, dạng màng,
gel, hoặc đóng rắn thành khối. Trạng thái thủy tinh thường là trạng thái đặc trưng của
hợp chất vô cơ, được xem là trạng thái trung gian của dạng kết tinh và dạng lỏng có
đặc tính: trong suốt, cứng giòn ở nhiệt độ thường [2].

 Tính chất đặc trưng của thủy tinh [2]:


-Gia nhiệt đến 300oC thủy tinh mềm dần.

-Gia nhiệt gần đến 1000oC linh động, chuyển sang dạng lỏng.

-Độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng.

-Độ nhớt sẽ tăng dần đến cực đại và mất cả tính linh động khi đưa về nhiệt độ thường.

-Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ.

-Thủy tinh có tính đẳng hướng: xét theo mọi hướng thì cấu trúc thủy tinh đồng nhất
như nhau, do đó ứng suất theo mọi hướng xuất hiện trong khối thủy tinh xem như
tương đương nhau.

3. Phân loại thủy tinh vô cơ [2]

- Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các
nguyên tố thuộc nhóm V,VI của bảng phân loại tuần hoàn như: S,P, Se, As,..

- Thủy tinh oxyt: gồm các phân tử oxyt axit, oxyt bazo hay oxit lưỡng tính tồn tại ở
nhiệt độ thường dưới dạng rắn vô định hình như: B2O3, SiO2, GeO2, P2O5,…

- Thủy tinh silicat: có thành phần chính là oxyt lưỡng tính SiO 2 chiếm đa phần trong
cát biển, có công dụng rất lớn trong đời sống, chính là vật liệu làm chai lọ chứa đựng
thực phẩm như các:

7
-Chai nước giải khát có gas, bia, rượu, nước quả ép;

-Lọ đựng rau quả, dầm giấm…,ví dụ: boroalumino silicat, natri, kali, canxi,…

4. Giới thiệu sơ lược về bao bì thủy tinh

4.1 Nguyên liệu và phối liệu trong sản xuất thủy tinh bao bì trong công nghiệp
thực phẩm [2]
Thành phần hóa học Hàm lượng (%)
SiO2 71.36
TiO2 0.05
Al2O3 1.69
Fe2O3 0.289
CaO 11.43
MgO 0.66
BaO 0.03
Na2O 13.06
K2O 0.3
Mn 0.06
Cr2O3 0.236
NiO 0.004
2+
Fe (khoáng) 0.037
Bảng 1:Thành phần hóa học của thủy tinh [6]
Nguyên liệu sản xuất thủy tinh là các hợp chất vô cơ được sản xuất từ quặng, mỏ như:
các oxyt kim loại lưỡng tính, oxyt kiềm và oxyt kiềm thổ, trong đó SiO 2 là một thành
phần chính, chiếm tỷ lệ cao nhất [2].

Chất phụ gia: các oxyt kim loại hiếm như Au, Ag, Cu, Cs, V, Pb,… nhằm hỗ trợ kỹ
thuật chế tạo, được sử dụng với hàm lượng nhỏ hoặc rất nhỏ để khử bọt, khử màu,
nhuộm màu, bền màu hoặc làm đục thủy tinh [2].

Trong thực tế, nguyên liệu để sản xuất thủy tinh bao gồm: cát, muối carbonat như đá
vôi CaCO3 , muối Na2CO3, một số các oxyt tinh khiết đã được tinh chế, cùng với phế
liệu thủy tinh có tỷ lệ phù hợp để chế tạo chai lọ làm bao bì thực phẩm [2].

a.Nguyên liệu chính


SiO2

8
Đây chính là thành phần chính của đa số thủy tinh công nghiệp, trong đó SiO 2 chiếm
55÷75%. Thủy tinh silicat bền cơ, nhiệt, hóa. Thủy tinh silicat thuần khiết còn được
gọi là thạch anh có tính chiết quang cao, rất quý và được nấu ở nhiệt độ rất cao [2].

Nguồn lấy SiO2 chính là cát biển thô, trong đó có thể lẫn chất bẩn thải trong biển.
Ngoài SiO2 ra trong thủy tinh công nghiệp còn có Al 2O3, CaO, MgO, Na2O, K2O,… là
thành phần cần được điều chỉnh. Bên cạnh đó có thể có các oxyt nhuộm màu, các oxyt
ảnh hưởng đên độ chiết quang của thủy tinh như: Fe2O3, MnO2, TiO2, Cr2O3, V2O5 [2].

Yêu cầu cát nấu thủy tinh phải có hàm lượng SiO 2 cao, hàm lượng tạp chất sắt rất nhỏ
(0.012÷0.3%), do Fe2O3 làm cho thủy tinh có màu vàng, FeO làm thủy tinh có màu
xanh. Kích thước của hạt cát phải nhỏ (0,1÷8mm), nếu kích thước hạt lớn thì sẽ khó
chế tạo thủy tinh chất lượng cao do cát có trạng thái nóng chảy không đồng đều. Hạt
cát tròn, trơn và không có khía cạnh sẽ rất thuận tiện để sản xuất thủy tinh chất lượng
cao [2].

Ở Việt Nam có những nơi có cát tốt (gọi là cát thạch anh) như: Cát Bà, Phả Lại,
Quảng Bình, Đà Nẵng.

Oxyt kali (K2O)

Được cho vào thủy tinh dưới dạng K2CO3, tạo cho thủy tinh vẻ bóng sáng bề mặt nên
K2O được xem là phụ gia để sản xuất thủy tinh cao cấp như pha lê, thủy tinh màu,
thuỷ tinh quang học, thủy tinh dùng trong phân tích hóa học và thủy tinh kĩ thuật [2].

Oxyt canxi (CaO)

Được nguồn cung cấp từ đá vôi, đá phấn (có thể chứa oxyt sắt). CaO là một trong
những thành phần cơ bản của thủy tinh. CaO giúp cho quá trình nấu, khử bọt và còn
làm cho thủy tinh có độ bền hóa học cao [2].

Oxyt bari (BaO)

BaO tạo cho thủy tinh có vẻ ngoài sáng bóng, trọng lượng riêng tăng cao, do đó BaO
là phụ gia để sản xuất thủy tinh quang học và rút ngắn thời gian nấu [2].

Oxyt kẽm (ZnO)

9
Làm giảm hệ số giãn nở nhiệt của thủy tinh, tạo tính bền nhiệt, bền hóa học và làm
đục thủy tinh [2].

Oxyt boric (B2O3)

Oxyt boric được cung cấp từ nguồn acid boric (H2BO3), Borat Na2B4O7.10H2O (hàn
the) hay từ quặng asarit 2MgO.B2O3.H2O [2].

Nếu cho B2O3 thay thế Na2O thì hệ số giãn nở nhiệt giảm tạo nên thủy tinh bền nhiệt,
bền hóa tăng lên, ngoài ra B2O3 còn khử bọt tốt, giúp rút ngắn quá trình nấu. B 2O3 cần
thiết cho thủy tinh quang học, kỹ thuật và một số thủy tinh đặc biệt [2].

Oxyt nhôm (Al2O3)

Để sản xuất thủy tinh alumino silicat cao cấp. Loại thủy tinh alumino silicat và các
thủy tinh khác có hàm lượng Al2O3 5%, từ nguồn các oxyt nhôm kỹ thuật
(Al2O3>99%) và Hydroxide nhôm Al2O3.3H2O (65,3% Al2O3 và 34,7% H2O). Al2O3
tác động làm giảm hệ số giãn nở của thủy tinh nên làm tăng bền cơ, bền nhiệt và bền
hóa học [3].

Tuy nhiên nó lại kéo dài thời gian nấu thủy tinh, khử bọt chậm, độ nhớt tăng và làm
thủy tinh đóng rắn nhanh.

Oxyt natri (Na2O)

Ảnh hưởng lớn trong sản xuất thủy tinh công nghiệp, hàm lượng Na 2O cao sẽ làm
giảm tính bền nhiệt, bền cơ, bền hóa và càng giảm tính dẫn điện của thủy tinh. Bên
cạnh đó, Na2O có tác dụng hạ nhiệt độ nấu, do đó thủy tinh dễ bị bọt. Na 2O được cung
cấp từ muối Na2CO3 và Na2SO4 [2].

Ngoài ra, nếu có các oxyt photpho (P2O5), các hợp chất flour, antimon, thiếc, chúng có
thể gây đục thủy tinh.

b. Nguyên liệu phụ


Chất nhuộm màu thuỷ tinh gồm chất nhuộm màu phân tử hoặc nhuộm màu khuếch
tán; chất nhuộm màu phân tử sẽ không gây thay đổi tính chất của thuỷ tinh, cho màu
ổn định và trong suốt đối với tất cả các quá trình gia nhiệt sử dụng thuỷ tinh. Chất

10
nhuộm màu dạng keo khuếch tán sẽ cho thuỷ tinh có màu thay đổi theo sự gia nhiệt
(sau quá trình chế tạo), thuỷ tinh có màu đục cũng thay đổi tuỳ vào độ phân tán, kích
thước hạt keo, màu, chế độ gia công thuỷ tinh [2].

Thuỷ tinh có thể được nhuộm màu bởi các phụ gia FeS, Fe 2O3 làm cho thuỷ tinh có
màu từ vàng chuyển sang màu vàng hung [2].Theo số liệu của Viện Hàn lâm Khoa
học CHLB Nga, lượng oxyt sắt cho phép sử dụng trong các loại thuỷ tinh như sau:
Bảng 2:Hàm lượng sắt cho phép trong các loại thủy tinh theo công dụng [2]
Thủy tinh Hàm lượng oxyt sắt (%)
Thủy tinh quang học (pha lê) 0.012
Thủy tinh y tế 0.2
Kính cửa 0.1
Bát đĩa cao cấp 0.025
Chai lọ thủy tinh đục 0.3

 Chất nhuộm màu dạng keo khuếch tán


- Hợp chất selen: để nhuộm thủy tinh thành đỏ và hồng hàm lượng Se khoảng 0,05 –
0,2%; hợp chất vàng (Au) có thể nhuộm màu cho thuỷ tinh từ hồng đến đỏ để tạo ngọc
có thể thêm hàm lượng thiếc 0,01 – 0,02%; hợp chất bạc (AgNO 3) có thể nhuộm thuỷ

tinh thành màu vàng; hợp chất đồng (Cu2O) tạo ra màu đỏ cho thuỷ tinh, nhưng trong
môi trường có tính oxy hoá thì tạo màu xanh [2].
Bảng 3:Các chất nhuộm màu [2]
Chất nhuộm màu phân tử Màu sắc thủy tinh
Mn (Mn2O3) Tím
Co Xanh
Cr (Cr2O3,K2Cr2O7) Lục vàng
Ni Không rõ ràng, tùy hàm lượng và thành
phần thủy tinh (cho màu khói,tím đỏ)
Fe2+ Vàng,hung, Fe3+ cho màu xanh lá cây
Cu Xanh lam

 Các chất oxy hóa, có tác dụng khử bọt


-Chất oxy hoá: muối nitrat, các hợp chất asenic, MnO 2, sẽ phóng thích O2 trong quá
trình nấu thuỷ tinh ở nhiệt độ cao 400 – 925 oC. Hỗn hợp chất oxy hoá thường dùng
như asenic As2O3 (0,3%) và KNO3 (1,0 – 1,5%) cũng là chất khử bọt cho quá trình
nấu thuỷ tinh. Các chất khử bọt khác có thể dùng là: muối flourur và muối

11
ammonium, bên cạnh đó CeO2 phân huỷ thành CeO và O2 là chất chống sự biến màu,

hay sự phai màu của thuỷ tinh, rất hiệu quả [2].

-Chất khử: cacbon (C) từ nguồn mạt cưa, than đá, muối natri,kali hoặc SnO, SnCl 2
thường được dùng để loại nguyên tố oxy từ các oxyt kim loại [2].
-Các chất rút ngắn quá trình nấu giúp rút ngắn 10 – 15% thời gian nấu thuỷ tinh khi
thêm vào một lượng nhỏ các hợp chất flo, muối sunfat, NaCl, B 2O3, BaO, muối nitrat
[2].

4.2 Tính chất vật lý và hóa học của bao bì thủy tinh

4.2.1 Khả năng bền cơ và bền nhiệt


 Độ bền cơ [6]
-Khả năng bền cơ học và bền nhiệt của chai lọ thủy tinh có sự liên quan mật thiết, và
bị ảnh hưởng bởi thành phần nguyên liệu, công nghệ chế tạo và cấu tạo hình dạng.
Chai lọ thủy tinh chứa thực phẩm, đóng kín, có thể bị vỡ không do va chạm cơ học mà
do nhiệt độ như:

+Dưới tác động của sự chênh lệch nhiệt độ vượt mức giới hạn do chiết rót thực phẩm
hoặc thanh trùng thì chai sẽ phát sinh ứng lực lớn do dãn nở nhiệt gây vỡ chai.

+Do nhiệt độ tăng cao gây nên sự chênh lệch áp suất rất lớn giữa bên trong và bên
ngoài chai lọ đóng kín, tạo ứng lực vượt mức giới hạn, làm vỡ chai.

-Những loại chai lọ miệng rộng, thường có cổ chai ngắn (thấp), miệng chai nối ngay
với thân chai, loại này để đựng những thực phẩm dạng past, hoặc dạng hỗn hợp rắn
lòng (cái và nước), để dễ dàng cho sản phẩm vào khi chiết rót và lấy ra khi người tiêu
dùng sử dụng. Loại chai này không chịu tác động lớn của lực cơ học khi chiết rót.

Loại chai được chiết rót chất lỏng: như chai dựng TP lông ở điều kiện yếm khí bằng
cách rút chân không hoặc bơm khí trơ thường chịu tác động mạnh của lực cơ học như
sau:

12
+Khi SP đóng chai được yếm khí bằng áp suất dư của khí CO, hoặc N, thì áp lực tác
động lên thành phía bên trong chai cùng có điểm xuất phát từ đường trục của thân trụ
của chai

+Khi SP được yếm khí bằng cách rút chân không thì áp lực không khí tác động lên
thành chai phía bên ngoài, có phương thẳng góc với trục chai. Các lực này giao nhau
tại trục của thân trụ chai và chúng tự triệt tiêu lẫn nhau.

+Lực kéo và lực nén xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài thành chai khi chai được
chiết chất lỏng nóng hoặc lạnh.

+Trọng lực của chất lỏng tác động lên tâm điểm mặt đáy chai khi rót chất lỏng.

+Lực tác động lên cổ chai khi đóng nút chai.

+Lực va chạm cơ học tác động lên thành chai.

-Do đó, để đảm bảo chai được bền dưới tác động của các lực tác động trong quá trình
chiết rót TP, đóng nắp, thanh trùng, chai thường được cấu trúc như sau:

+Độ dày thành chai và đáy chai đồng đều.

+Thân trụ thẳng, tiết diện tròn.

+Đáy là một mặt cầu lồi.

+Cổ chai phía bên trong có dạng mặt cầu lồi tròn xoay, và độ cong của cổ chai không
thay đổi đột ngột.

 Độ bền nhiệt [6]


Nếu rót dung dịch vào bao bì thủy tinh giữa chúng không chênh lệch quá 70 oC,
nếu không có thể làm vỡ chai vì sự tương tác giữa lực nén và lực kéo.

Thiết kế chai:

o Thân trụ thẳng đáy tròn.


o Cổ và thân chai không được giảm nhanh sự chênh lệch đường kính.

4.2.2 Tính chất quang học của thủy tinh [6]

13
Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh sáng và phản
xạ ánh sáng: Thạch anh có khả năng hấp thụ các loại tia có bước sóng λ =150÷ 600nm.

Kim loại Fe lẫn vào các sản phẩm thủy tỉnh sẽ ngăn cản sự truyền xuyên qua của tia tử
ngoại (UV) và tia hồng ngoại (IR). Do đó có thể điều chỉnh sự hấp thu các loại tia và
ánh sáng qua thủy tinh bằng cách thêm vào các chất tạo màu như: oxyt kim loại, hợp
chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, các oxyt kim loại khác.

Thủy tỉnh có chứa hỗn hợp của các oxyt kim loại như cobalt (Co) nickel (Ni),
chromium (Cr), sắt (Fe) đều có thể ngăn cản sự xuyên qua của ánh sáng khả kiến, tia
tử ngoại hoặc tia hồng ngoại, do đó ngăn được tác động của ánh sáng và tia vào thực
phẩm).

Hiệp hội Dược học Mỹ đã định nghĩa các bao bì thủy tinh cản quang là loại chỉ cho
xuyên qua khoảng 10% các tia và ánh sáng có bước sóng khoảng 290÷450nm qua
thành dày trung bình khoảng 1mm. Loại thủy tinh amber và thủy tỉnh xanh lá cây là
thủy tỉnh cản quang rất tốt, được ứng dụng làm chai đựng bia, rượu vang làm chai lọ
đựng các loại thực phẩm, dược phẩm để tránh sự hư hông vitamin hoặc một số dược
chất, hoạt chất sinh học.

Thủy tinh có khuynh hướng hóa sắm đen dưới năng lượng của bức xạ mạnh như trong
trường hợp chiếu xạ thực phẩm. Tia bức xạ có thể gây nên sự thay thế, dịch chuyển
điện tử trong mạng cấu trúc, làm thay đổi hóa trị tạo nên đa hóa trị đối với các oxyt
kim loại, gây màu cục bộ khác nhau ở các vùng hoặc có thể làm tăng sự hấp thụ ánh
sáng thường.

Bảo vệ thủy tinh mang màu: màu của thủy tinh có thể bị giảm theo thời gian sử dụng,
do đó một lượng CeO, (bị khử thành Ce 2O, bởi các loại tia bức xạ), được cho vào
khoảng 1,5% để cải thiện tính giảm màu của thủy tinh màu nhưng giá thành sẽ tăng
cao.

4.3 Độ bền hóa học [6]


Độ bền hóa học của thủy tinh là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp
xúc với thủy tinh. Độ bền hóa học tùy thuộc thành phần nguyên liệu ban đầu và điều

14
kiện của môi trường tiếp xúc với thủy tinh. Thủy tinh có các thành phần như: TiO ₂,
Cr2O3, Al2O3 thì bền trong môi trường axit cũng như trong môi trường kiềm.

 Môi trường nước và axit


Môi trường này có tính ăn mòn thủy tinh do thành phần H phân ly từ axit sẽ đến nhận
điện tử của các kim loại kiềm, kiểm thổ, tạo thành khí H ₂, và các ion kim loại kiềm,
kiềm thổ bị khuếch tán vào môi trường, tạo nên các lỗ hỏng trong mạng cấu trúc bề
mặt của thủy tinh:

2H+ + 2 Na→ H 02+ 2Na

Quá trình ăn mòn này xảy ra rất chậm ở nhiệt độ thường, dừng lại khi không còn H+
trong môi trường hoặc khi tất cả kim loại kiềm, kiềm thổ ở bể mặt của thủy tinh bị
chuyển thành ion và khuếch tán vào môi trường, còn lại các nguyên tử Si trên bề mặt
của thủy tinh.

Sự ăn mòn này thường không thể nhận biết bằng cảm quan, chỉ qua thời gian rất dài
thì tạo cho thủy tinh, mất vẻ sáng bóng, ảnh hưởng đến tính chất truyền ánh sáng.
Thủy tinh kiểm thổ bị ăn mòn bởi môi trường axit ở mức độ kém hơn so với thủy tinh
kiểm.

Axit flourhydric HF đậm đặc ăn mòn thủy tinh rất mạnh, so với tất cả các loại axit vô
cơ có tính oxy hóa cao như H2SO4.

Môi trường kiềm: Môi trường kiểm có thể ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với
môi trường axit, khi đó mạng lưới SiO 4, bị ăn mòn dần, tạo nên những vết khuyết rõ
ràng hơn so với trường hợp của axit (do Na + có thể nhận điện tử của các kim loại khác
đứng sau Na trong dãy hoạt động hóa học).

Nhiệt độ môi trường ăn mòn càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh hơn, nếu bề
mặt thủy tinh có vết trầy xước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.

4.4 Ưu và nhược điểm bao bì thủy tinh

 Ưu điểm [5],[6]
-Nguồn nguyên liệu cát trắng tự nhiên phong phú ở bờ biển.

15
-Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường.

-Được tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa an toàn vệ sinh.

- Chịu ăn mòn rất tốt, trơ hoá học ngoại trừ NaOH, HF, không mùi.

-Có hình dạng cố định, có khả năng chịu được áp suất nên bên trong.

-Vật liệu hầu như không thấm khí, hơi.

-Vật liệu cho ánh sáng đi qua, có thể kiểm soát sự ngăn sáng bằng cách dùng màu sắc
thích hợp cho bao bì.Vật liệu cho vi sóng xuyên qua. Có thể nấu bằng là microwave.

-Tạo hình bằng cách thổi khuôn có tính đa dạng, nhiều kiểu trang trí, nhiều kiểu nắp
đậy. Nắp đây có thể làm bằng sắt, nhôm, nắp đóng nắp vận với plastic, liege (đàn hồi
tốt, kín, chịu ẩm tốt)

-Chai lọ thủy tinh không bị ăn mòn bởi pH của thực phẩm.

-Tính cứng vững cao, không bị biến dạng khi chứa đựng thực phẩm ở điều kiện chân
không hay áp suất cao của khí trơ.

-Có thể vẽ, sơn logo hay thương hiệu của công ty hoặc tạo đấu hiệu nổi trên thành
chai như trường hợp của một số chai rượu, bia, nước ngọt.

 Nhược điểm [5],[6]


-Dẫn nhiệt rất kém và hệ số dãn nở nhiệt thấp: Do đó không thích hợp với những sản
phẩm cần gia nhiệt, hay tiệt trùng trong thời gian ngắn, với tốc độ truyền nhiệt cao.

-Vật liệu nắp khác vật liệu chai lọ, có thể dùng nắp bằng vật liệu thép, nhôm, plastic
HDPE hoặc PP: các vật liệu plastic này có độ giãn nở nhiệt cao hơn thủy tinh, do đó
khi gia nhiệt nhanh hoặc tiệt trùng có thể gây hở bao bì, hư hỏng sản phẩm.

-Có thể bị vỡ do va chạm cơ học mạnh.

-Chai lọ tái sử dụng càng nhiều lần càng giảm tính bền cơ, do đó có thể bể vỡ bất kỳ
trong quá trình chiết rót, đóng nắp, gia nhiệt, thanh trùng.

- Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm được chứa dựng bên trong, tỷ
trọng của thủy tinh: 2,6÷2,65.

16
-Bị ăn mòn hóa học bởi axit HF ở nồng độ cao, hoặc bởi dung dịch NaOH ở nồng độ
cao và nhiệt độ khá cao (60-80°C) như khi rửa chai lọ tái sử dụng nhiều lần.

- Phải dán nhãn giấy, plastic lên chai lọ theo quy định quốc gia.

-Những mảnh và thuỷ tinh có thể gây hại đến người công nhân trong sản xuất đồng
thời miễn thuỷ tinh trong thực phẩm rất nguy hiểm và khó phát hiện.

-Trọng lượng nặng, chi phí cao khi vận chuyển.

 So sánh với bao bì khác


Nội dung so sánh Bao bì thủy tinh Bao bì plastic Bao bì kim loại
Khối lượng Nặng nhất, bất tiện Nhẹ nhất, thuận lợi Nặng hơn bao bì nhựa,
trong vận chuyển cho vận chuyển nhẹ hơn bao bì thủy
tinh
Khả năng dẫn nhiệt Kém Kém Tốt
Chống ánh sáng Kém vì trong suốt Kém vì dễ bị xuyên Tốt
thấu
Khả năng chịu nhiệt Dễ vỡ do chịu Dễ phân hủy Tương đối tốt
nhiệt
Độ ăn mòn bề mặt Ăn mòn ít, bề mặt Ăn mòn ít, bề mặt Ăn mòn nhiều, bề mặt
bóng, trong suốt tương đối bóng tráng thiếc, có lớp
vecni
Độ kín Tốt Tương đối tốt Tốt vì chai làm toàn
kim loại, không bị lão
hóa theo thời gian

4.5. Các loại sản phẩm sử dụng bao bì thủy tinh


- Thuỷ tinh trơ về mặt hóa học đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, cả thực phẩm
lỏng và thực phẩm rắn, bao bì thuỷ tinh còn có khả năng không thấm nước và kín khí,
vì vậy nó giúp giữ cho thực phẩm và đồ uống luôn tươi ngon và bảo quản được các
chất dinh dưỡng bên trong; ngoài ra, bao bì thuỷ tinh có lợi thế khác biệt so với các
loại bao bì khác là có thể cho người mua nhìn thấy sản phẩm bên trong như là trái cây
và rau chế biến [7].
- Thuỷ tinh có tính ổn định nhiệt, làm cho nó phù hợp để rót nóng, tiệt trùng và thanh
trùng. Bao bì thuỷ tinh là loại tối ưu để lưu giữ hương vị; thuỷ tinh là vật liệu có độ
tinh khiết cao, không phản ứng và ít bị ăn mòn hoá học bởi môi trường axit và môi
trường kiềm, nên có thể được tái sử dụng vô hạn [7].

17
- Với những tính chất có lợi như vậy, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm được
đóng gói bằng bao bì thuỷ tinh như: cà phê hoà tan, gia vị, thức ăn trẻ em đã qua chế
biến, các sản phẩm từ sữa, mứt jam, trái cây chế biến, siro, rau, cá và các sản phẩm
thịt, mù tạt; ngoài ra, chai thuỷ tinh được sử dụng rộng rãi cho bia, rượu vang, rượu
mạnh, rượu mùi, nước ngọt và nước khoáng [7].
 Một vài sản phẩm đóng gói bằng bao bì thủy tinh trên thi trường:
- Nước khoáng lavie
- Nước ngọt có ga: Cocacola, Pepsi
- Bia: Heineken, Tiger, Saigon
- Nước trái cây, mật ong, …
- Nước mắm, tương ớt, …

18
5. Quy trình sản xuất bao bì thủy tinh

5.1 Sơ đồ khối [2]

5.2 Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu là cát biển trắng, cần có độ hạt đồng đều, hàm lượng SiO 2 , các oxyt kim
loại và hàm lượng Fe2+, Fe3+ đáp ứng yêu cầu theo từng loại thủy tinh.Nếu nguyên liệu
có độ hạt và thành phần không phù hợp thì có thể gây khuyết tật cho sản phẩm thủy
tinh [2].

 Rửa- chà xát

19
Cát được rửa và chà xát trong môi trường nước, để tách rời những hạt cát dính vào
nhau, công đoạn này loại được một số tạp chất lẫn trong nguyên liệu như muối NaCl
và một số tạp chất dạng huyền phù [2].

 Phân loại theo kích thước hạt

Cát sau khi chà xát, rửa sấy khô, được qua hệ thống rây để phân loại, nhằm thu nhận
hạt cát nấu thủy tinh có kích thước hạt từ 0.1-0.8mm, giúp quá trình nấu thủy tinh
được dễ dàng; do độ hạt đổng đều, để ổn định thời gian và nhiệt độ nấu theo ngưỡng
đã định trước [2].

 Phân ly điện từ

Nguyên liệu cát có thể chứa hàm lượng oxyt sắt (FeO, Fe 2O3 hoặc FeS ) với liều lượng
cao hơn giới hạn cho phép trong sản xuất thủy tinh sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chiết
quang, cũng như tạo màu không mong muốn cho thủy tinh.Do đó, oxyt sắt được loại
đi bằng phương pháp điện từ [2].

 Nung

Nung cát nguyên liệu ở 700-800oC để đốt cháy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ còn sót
trong nguyên liệu (thải ra CO2 và nước) [2].

 Nấu thủy tinh

-Các loại muối carbonat của một số kim loại như Na,K,Ca,Mg,Al,được nghiền nhỏ đạt
kích thước hạt khoảng 0.1-0.8mm,sấy khô,phân loại kích thước,phân ly điện từ và
được phối trộn ở tỉ lệ thích hợp với cát đã được nung để đưa vào quá trình nấu thủy
tinh [2] .

- Chất phụ gia-xử lý: có thể là chất chất màu, chất tạo đục, chất chống phai màu của
thủy tinh, chất oxy hóa hoặc chất khử bọt.Các chất phụ gia được loại tạp chất, nghiền,
phân loại kích thước hạt từ <0.8mm, được phối trộn ở những hàm lượng phù hợp với
nguyên liệu chính trước quá trình nấu thủy tinh [2].

Giai đoạn nấu có ảnh hưởng đến chất lượng của thủy tinh, khối nguyên liệu được gia
nhiệt đến 1400-1500oC để nấu chảy tạo thủy tinh, tùy theo thành phần nguyên liệu.

20
Nếu thành phần nguyên liệu có kim loại Na cao thì sẽ giảm nhiệt độ nóng chảy của
khối nguyên liệu xuống 1100-1200oC [2].

Đây chính là quá trình nóng chảy của SiO2, tạo cấu trúc đồng nhất giữa oxit silic và
các kim loại kiềm, kiềm thổ hoặc kim loại lưỡng tính có mặt trong khối nguyên
liệu.Trong quá trình nấu xảy ra sự tạo liên kết mới, sắp xếp lại cấu trúc, chuyển SiO 2
thành SiO4, có dạng khối tứ diện đều, nguyên tử Si nằm tại tâm và nguyên tử oxy phân
bố ở bốn đỉnh của khối tứ diện [2].

Trong quá trình nấu thủy tinh, có sự tham gia của nguyên tố carbon (C) để khử oxy từ
các oxit kim loại (trừ SiO2) tạo khí CO, CO2 và thoát ra khỏi khối thủy tinh. Nếu nhiệt
độ nấu thủy tinh được hạ thấp (<1400 oC) do thêm một số phụ gia hoặc hàm lượng Na
cao khiến thời gian nấu thủy tinh diễn ra ngắn, tiêu hao năng lượng thấp nhưng quá
trình khử bọt (khí CO và CO2) xảy ra không triệt để, tạo bọt khí trong khối thủy tinh,
gây ra khuyết tật cho thành phẩm [2].

 Tạo hình thủy tinh [2]


- Thủy tinh tạo hình bằng phương pháp đùn thổi hoặc ly tâm thổi với áp lực cao.

Sơ đồ công nghệ tạo hình sản phẩm chai lọ thủy tinh, gồm các giai đoạn từ 1-7

21
Hình 1:Công nghệ tạo hình sản phẩm thủy tinh
- Đầu tiên ở khuôn (1), thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ >1200 oC từ lò nấu, được
rót khuôn theo khối lượng đã định trước phù hợp với cấu trúc tạo hình sơ bộ
trong khuôn .
- Một dòng khí nén đi từ phía dưới khuôn (2) thổi nén thành hình dạng sơ bộ (3)
và (4).
- Sau đó chai thủy tinh sẽ tiếp tục tạo hình ở giai đoạn này bằng áp lực của dòng
khí nén hoặc dùng lực ly tâm để phân bố lại khối thủy tinh như hình (5), tạo
thành chai có độ dày thành chai đồng nhất trong khuôn (6), và tạo nên sản
phẩm có hình dạng theo yêu cầu (7).
 Phủ nóng

Phủ bột SnO2 nóng lên bề mặt sản phẩm sau khi tạo hình để bảo vệ bề mặt sản phẩm
thủy tinh, không bị nứt ra do sự nguội nhanh của chúng trong không khí và bột SnO 2
cũng được dùng để đánh bóng bề mặt thủy tinh [2].

 Ủ, tôi thủy tinh

Sau khi tạo hình, sản phẩm được ủ hoặc tôi để thay đổi ứng suất nội sinh ra trong quá
trình tạo hình, nhằm làm tăng độ bền của thủy tinh khi sử dụng [2].

-Ủ thủy tinh: sản phẩm thủy tinh sau khi tạo hình đạt nhiệt độ khoảng 700-800 oC,
được phủ nóng, được làm nguội xuống nhiệt độ 300 oC, sau đó lại được gia nhiệt đến
700oC và được làm nguội chậm đến nhiệt độ thường, nhằm để giảm ứng suất nội ở
thành trong và thành ngoài của chai lọ thủy tinh, tạo cho thủy tinh có độ bền cơ học
cao và khả năng chịu được sự chênh lệch nhiệt độ là 70oC trong quá trình thanh trùng,
làm lạnh hoặc chiết rót dịch nóng,lạnh [2].

-Tôi thủy tinh: thủy tinh sau khi được tạo hình, phủ nóng và làm nguội đến 300 oC thì
được gia nhiệt đến nhiệt độ 700 oC và được làm nguội nhanh để tăng ứng suất bên
trong thành chai lọ và tạo ứng suất đồng đều trong cả sản phẩm. Sản phẩm thủy tinh
tôi chịu được sự chênh lệch nhiệt độ cao đến 270 oC (thủy tinh không tôi chỉ có thể
chịu được chênh lệch nhiệt độ là 70oC). Sản phẩm thủy tinh tôi bị vỡ sẽ tạo thành
những mảnh vỡ vụn không sắc cạnh, được dùng để chế tạo các loại kính đảm bảo an

22
toàn cho người sử dụng trong trường hợp nó bị vỡ như: dùng làm kính ô tô, một số
loại chai lọ, chén đĩa cao cấp và thủy tinh chịu nhiệt [2].

5.3 Các dạng khuyết tật cần tránh

Chất lượng thủy tinh được đánh giá bởi độ đồng nhất hóa học (từ đó dẫn đến sự đồng
nhất về vật lý), sự có mặt các thành phần lạ không đồng nhất gọi là khuyết tật của thủy
tinh. Tùy theo các nguyên nhân khác nhau tạo nên khuyết tật khác nhau về hình dạng,
đặc tính hóa lý, và làm giảm chất lượng thủy tinh. Khi sản phẩm đã bị khuyết tật thì
không thể khắc phục mà cần phải loại bỏ [2].
a. Khuyết tật dạng bọt khí
Bọt khí có nhiều kích thước khác nhau, không màu, trong suốt; khuyết tật dạng này là
do thành phần phối liệu không thích hợp hoặc kích thước hạt cát không đồng đều hoặc
do chế độ nấu thủy tinh không hợp lý như nhiệt độ thấp hoặc thời gian khử bọt ngắn
khiến cho khí tạo ra trong quá trình khử các oxyt không thể thoát khỏi thủy tinh một
cách hoàn toàn [2].
b. Khuyết tật dạng thủy tinh
Các khuyết tật dạng này do thành phần nguyên liệu không thích hợp với chế độ nấu
với thủy tinh vì khác về mật độ, độ chiết suất, độ nhớt, sức căng bề mặt. Những thành
phần lạ này sẽ tạo dạng vân, dạng sợi trong khối thủy tinh, gây giảm độ đồng nhất,
giảm tính bền cơ học, bền nhiệt của thủy tinh thành phẩm [2].
c. Khuyết tật dạng tinh thể
Khuyết tật dạng tinh thể tạo thành trong quá trình phối liệu trong nguyên liệu có
những thành phần không phản ứng, không nóng chảy nằm lại trong thủy tinh; do chế
độ nhiệt không thích hợp và thời gian nấu ngắn tạo nên những đốm, vết đục của các
oxit không hòa tan, không đồng thể với thủy tinh [2].

5.4 Nắp bao bì thủy tinh

Để đảm bảo sản phẩm được đóng kín và bảo quản thực phẩm thì nắp chai là thứ không
thể thiếu trong các loại chai thủy tinh. Có nhiều loại cũng như nhiều tên gọi để gọi
chúng ví dụ như nắp (che phủ miệng chai), nút (nằm bên trong miệng chai) hay một số

23
khác lại gọi là đệm,… Nhưng nó đều có cùng một chức năng đó là bảo vệ sản phẩm
và khiến cho sản phẩm dễ dàng trong vận chuyển và tiêu thụ [2].

Hình 2:Các loại miệng cơ bản của chai thân trụ thẳng cao cổ
Các loại nắp đều được thiết kế dựa trên sự thích hợp của chai thủy tinh, tính chất, cấu
tạo, cũng như giá trị sản phẩm được chứa bên trong
- Loại A: Nắp loại A có cấu tạo ren tương ứng với miệng chai. Các loại nước
thường đựng trong loại chai có miệng loại A thường là những loại không có áp
lực khí như khí CO2, hoặc các sản phẩm rượu màu có độ cồn 40 (chỉ có áp lực
riêng phần của ethanol) [2].
Các loại nắp cho loại A có thể được tạo từ nhiều loại nguyên liệu như nhôm, thiếc có
phủ sơn và có thêm miếng đệm plastic nhằm làm đảm bảo độ kín. Thêm nữa là đối với
những sản phẩm sử dụng loại này thường cần thêm nút đệm (đậy miệng chai trước khi
đậy nắp), thường làm từ HDPE để sau khi đậy nắp miệng nắp đệm sẽ áp sát vào lớp
đệm của nắp thiếc, tạo độ kín khít hoàn toàn [2].

Hình 3:Cấu tạo miệng ren và nắp ren

24
- Loại B: Thường được dùng để đựng các loại rượu vang hay champagne, các
loại nước có áp lực CO2 cao, các loại nước có thời hạn sử dụng lâu, nên là cấu
tạo miệng chai loại B khá dày để khi đậy bằng các loại nút bấc (bằng gỗ bần),
loại nút có hình trụ tròn hoặc mũ nấm, dài khoảng 4cm, thì có thể đậy kín được
[2].
Loại nút bằng gỗ này có tính đàn hồi cao vì vậy mà miệng chai được đậy kín (nút sẽ bị
nhô lên một chút cỡ 1.5cm). Bên ngoài sẽ có dây thép để buộc lại giúp cho việc chịu
được áp lực bên trong chai như các khí CO 2. Ngoài cùng của nắp sẽ được bọc lớp giấy
nhôm áp sát miệng và bao phủ dây thép bên trong.

Hình 4:Phương pháp đóng kín chai miện

Hình 5:Loại bao bì bao bì thủy tinh có miệng loại B


- Loại C: Nắp của chai loại C là loại nắp mũ (hay còn gọi là nắp mũ miện), là
loại nắp bằng thiếc và có lớp đệm bằng cao su, nên miệng chai loại này có
thành miệng dày và có gờ. Như vậy mới có thể áp chặt khít nắp vào miệng, nắp
sẽ được dập trên miệng chai bởi lực cơ học và tạo gợn sóng xung quanh [2].
Các sản phẩm sử dụng loại C hầu hết là các sản phẩm nước giải khát có gas, những
sản phẩm được tiêu thụ nhanh, nó không giống như loại B là được dùng để bảo
quản trong thời gian dài.

25
Hình 6: Loại bao bì thủy tinh có miệng loại C
Ngoài 3 loại nút chai cơ bản trên, thì số mẫu được sản xuất theo nguyên tắc A được
vặn vào và tiệt trùng bằng loại nắp thép vặn xuống, giống như loại chai cổ rộng dùng
để đựng rau củ quả sẽ được thực hiện.

Hình 7: Nắp có một đường ren

6. Tiêu chuẩn vật liệu thủy tinh

TT Chỉ tiêu kiểm tra Mức tối đa


1 Lòng nông phẳng
Dùng để chứa đựng và đun,nấu
Cadmi (mg/dm2) 0.07
Chì (mg/dm2) 0.8
2 Lòng sâu
2.1 Dùng để chứa dựng
2.1.1 Dung tích nhỏ hơn 600 ml
Cadmi (mg/l) 0.5
Chì (mg/l) 1.5
2.1.2 Dung tích trong khoảng từ 600ml đến dưới 3.000ml
Cadmi (mg/l) 0.25
Chì (mg/l) 0.75

26
2.1.3 Dung tích lớn hơn hoặc bằng 3.000 ml
Cadmi (mg/l) 0.25
Chì (mg/l) 0.5
2.2 Dùng để đun,nấu
Cadmi (mg/l) 0.05
Chì (mg/l) 0.5
3 Cốc, chén
Cadmi (mg/l) 0.25
Chì (mg/l) 0.5

Bảng:Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì,dụng cụ làm bằng thủy tinh (QCVN 12-
4:2015/BYT) [8]

 Ghi chú:

Đơn vị tính:

-mg/l của dung dịch chiết đối với dụng cụ, bao bì

-mg/dm2 của diện tích bề mặt tiếp xúc đối với bao bì, dụng cụ.

Mặt khác, chai thủy tinh sử dụng nắp dập (mũ miện) được quy định kích thước kỹ
thuật cụ thể đối với cổ chai (26mm tính từ đỉnh chai) tại TCVN 11552:2016 được dựa
trên kích thước quy ước đối với cùng loại chai của Trung tâm Kỹ thuật quốc tế về
Chai và Bao bì (TCVN/TC63, 2016).

II. Ứng dụng của bao bì thủy tinh trong sản xuất nước giải khát có gas

1. Quy trình sản xuất nước ngọt có gas [10]

Phụ gia

Đường,n
Syrup trắng Syrup tổng hợp
ước

27
Nước sản xuất

Nước ngọt
Làm lạnh

Nước Xử lý Nạp CO2

Nước ngọt có CO2

Chai Chiết chai

Xử lý nhiệt

Kiểm tra

In dãn

Đóng gói

Sản
phẩm

28
2. Quy trình chiết rót nước giải khát có gas [11]
Bán thành phẩm
Bao bì thủy tinh
Bao bì thủy tinh

Chiết/rót
Chuyển lên băng
tải
Chuyển lên băng
tải
Rửa

Đóng nắp

Chuyển lên
băng tải Dán nhãn

Đóng thùng

Thành
phẩm

2.1 Thuyết minh quy trình chiết/rót nước ngọt có gas


Từ khâu cấp bao bì thủy tinh, được đưa vào hệ thống băng tải
 Rửa [11]
Đầu tiên được cho đi qua hệ thống rửa vệ sinh.Bao bì thủy tinh dùng trong
hệ thống đóng gói thường là dạng thành phẩm, nên tại công đoạn này chỉ qua súc rửa
để làm sạch bụi. Nếu chai không đạt yêu cầu thì loại bỏ khỏi dây chuyền hoặc xử lý
lại để sử dụng lần sau. Chai đạt yêu cầu được chuyển đến máy chiết rót nhờ băng
tải.Tại đây nước ngọt có gas sẽ được chiết vào chai theo nguyên tắc đẳng áp.

 Chiết/rót [11]

29
Tới vị trí chiết/rót, chúng sẽ dừng chính xác nhờ bộ cảm biến, để đảm bảo tính chính
xác hơn nữa, có thể bố trí các cơ cấu cơ khí để để kẹp giữ.Tốc độ rót cao và thời gian
mỗi lần rót là như nhau, tổng thời gian để nâng hạ van và rót vật liệu chỉ mất 2-3 giây.

Khi sản phẩm đạt được mức quy định, băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nắp.

 Đóng nắp: bao gồm cơ cấu cấp nắp chai và đóng nút [11].
- Đóng nắp bằng cơ cho loại bao bì thủy tinh cấu tạo thành miệng dày & có gờ được
đậy bằng nấp thiếc có lớp lót đệm là loại nắp đóng không cần vặn: cơ cấu đóng có thể
là xi lanh thủy khí với nút dập, cần phải tác động một lực khá lớn để ép và xiết các
khía răng cưa vào miệng nắp sao cho kín tuyệt đối. Cơ cấu đóng nắp dạng này thường
dùng hệ thống khí nén hoặc thủy lực, khi đóng nắp chai xi lanh sẽ hạ xuống, nhờ vào
lực ép của xi lanh giúp cho nắp chai được xoắn chặt hơn khi thực hiện việc đóng nắp,
cục vặn nắp được thiết kế vừa với nắp chai. giúp cho nắp vào ngay được miệng chai,
bên trong cục vặn nắp có một lớp cao su giúp việc xoay nắp tạo thêm nhiều ma sát.

- Chai sau khi đã được xiết nắp theo bộ phận băng truyền chuyển chai đến khu
vực kiểm tra nút chai. Cũng tương tự như việc kiểm tra vỏ chai sau khi rửa,
công việc này được thực hiện thủ công nhờ sự trợ giúp của đèn chiếu sáng và
một gương phản chiếu. Công nhân sẽ loại bỏ các chai có nắp bị hỏng.

- Sau khi kiểm tra nút chai xong chai được chuyển qua máy phun mực dán nhãn,
in date bằng hệ thống băng tải để hoàn thiện sản phẩm.

 Dán nhãn [11]


-Đây có thể coi là công đoạn đơn giản nhất trong hệ thống đóng gói.Cơ cấu bôi keo
dính được gắn ngay trên băng tải,bao bì chuyển động quay tròn do lực tì của cơ cấu
bôi keo.Tương tự với cơ cấu cấp nhãn, sau khi bôi keo,quay tròn,cuốn băng giấy nhãn
1 vòngquanh.
-Công đoạn cuối cùng là kiểm tra và đóng thùng sản phẩm: công đoạn kiểm tra bao
gồm một loạt các cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm (đủ định mức, đóng nắp,
dán nhãn đạt yêu cầu…) sau khi kiểm tra sẽ qua cơ cấu phân loại, 1 tay gạt sẽ loại bỏ
sang một băng tải khác. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ qua công đoạn đóng thùng
được xếp thành khối nhờ các tay máy quạt và nâng hạ. Như vây toàn bộ quy trình

30
công nghệ đóng gói được tự động hoàn toàn với đầu vào là nguyên liệu và bao bì
rỗng, đầu ra là sản phẩm có thể đem bán trực tiếp.

2.2 Thiết bị

Hình 8:Máy chiết/rót đóng nắp chai thủy tinh


 Cấu tạo của hệ thống máy chiết rót đóng nắp chai thủy tinh [11]
Hệ thống máy chiết rót và đóng nắp chai thủy tinh được cấu tạo từ 1 máy tải
và tráng rửa chai, 01 máy chiết và đóng nắp chai, 01 bộ phận thay đổi loại chai, băng
tải plastic và 1 bạn tập hợp sản phẩm.

+ Máy tải và tráng rửa chai: Với trọng lượng 500kg với mức tiêu thụ điện năng
mỗi giờ vào khoảng 1,5kw 380v. Những chiếc chai thủy tinh có thể tích từ 30-200ml
sẽ được đưa tới chiếc máy tải và tráng rửa này, tại đây chúng sẽ được tráng rửa sạch
sẽ cả trong lẫn ngoài trước khi đưa tới bộ phận chiết rót. Trung bình máy có thể tải và
tráng rửa từ 30-100 chai mỗi phút. Tính theo giờ thì sẽ được khoảng từ 1800-6000
chai. Tuy nhiên đây là công suất hoạt động đòi hỏi phải có những điều kiện đảm bảo
theo yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra.

+ Máy chiết và đóng nắp chai: Sau khi những chai thủy tinh có thể tích từ 30-
200ml được tráng rửa sạch sẽ chúng sẽ được đưa tới máy chiết. Tại đây với 4 đầu
chiết rót sẽ chiết đầy dung dịch vào chai. Những chiếc chai thủy tinh đã được chiết

31
đầy sẽ được chuyển đến bộ phận đóng nắp chai. Với 1 đầu đóng nắp thì mỗi phút có
thể đóng được từ 20 đến 40 chai

+ Bộ phận thay đổi loại chai: Để giúp cho các cơ sở sản xuất có thể đa dạng
sản phẩm nên công ty cổ phần Machinex Việt Nam có cung cấp thêm bộ phận thay
đổi loại chai . Với chiếc máy này thì quý khách có thể sản xuất được nhiều cỡ chai
thủy tinh hơn so với các loại máy thông thường khác.

+ Băng tải plastic là một thành phần không thể thiếu của hệ thống máy chiết
rót. Tùy thuộc vào diện tích mặt bằng lắp đặt mà quý khách có thể sử dụng hệ thống
băng tải dài hay ngắn, thẳng hay đường cong. Để biết được chính xác thì cần xem xét
diện tích mặt bằng thực tế nhà máy sản xuất của quý khách để chọn diện tích

+ Máy dán nhãn tự động: Chiếc máy này sẽ được kết nối với máy chiết rót và
đóng nắp chai qua hệ thống băng tải plastic. Tại đây các tem nhãn sẽ được gắn lên
chai thủy tinh, công suất trung bình của máy sẽ dán được từ 40 đến 100 chai mỗi phút.

+ Bàn tập hợp sản phẩm: Là nơi tập kết các chai thủy tinh lại trước khi mà cho
vào đóng thùng hoặc đóng log để đưa tới tay người tiêu dùng

*Tính ưu việt của thiết bị [11]


-Độ tin cậy và tính nhất quán, đảm bảo chính xác đồng đều

-Điều khiển đơn giản, dễ dàng

-Nâng cấp công suất dễ dàng theo nhu cầu sản xuất

-Tiết kiệm chi phi sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh

-Vận hàng đơn giản

-Dễ vệ sinh đảm bảo tuổi thọ máy

-Tự động dịch chuyển chai và dồn chai thủy tinh sát vào nhau, tự động tráng
rửa chai thủy tinh, tự động chiết rót, tự động đóng nắp chai thủy tinh.

32
3. Ảnh hưởng của bao bì thủy tinh đến sản xuất nước giải khát có gas

3.1 Bảo quản nước giải khát có gas tránh khỏi các mối nguy hại

a. Nhiệt độ [12]
Dưới sự tăng giảm nhiệt độ mạnh và đột ngột từ môi trường sẽ làm cho các chất có
trong nước có gas bị biến đổi cấu trúc, kèm theo các tính chất tự nhiên bị mất đi, các
hiện tượng kèm theo bao gồm:

-Độ hòa tan của một số chất tan giảm tạo ra các vệt lơ lững làm đục dung dịch

- Mất hoạt tính của một số chất

- Chất lượng cảm quan bị suy giảm

Nhờ vào khả năng dẫn nhiệt kém, bao bì thủy tinh silicat giúp dung dịch bên trong
duy trì được nhiệt độ ổn định hơn trong một số trường hợp, tránh các biến đổi xấu làm
ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối.

b. Hương vị [12]
-Bao bì thủy tinh là loại tối ưu để lưu giữ hương vị bảo quản. Khi bạn uống nước ngọt
có gas từ chai thủy tinh, bạn sẽ thích hương vị tinh khiết của nước ngọt có gas.

- Theo Risch, thủy tinh là chất trơ nhất được sử dụng để làm chai đựng Coca-Cola.
Nói cách khác, nó không tương tác với Coca-Cola và biến đổi hương vị nguyên bản
của loại nước giải khát này.

c. Đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm cho con người [12]
- Thủy tinh là vật liệu có độ tinh khiết cao, không phản ứng, ít bị ăn mòn hóa học bởi
môi trường acid và môi trường kiềm với sản phẩm nước ngọt có gas và có thể được tái
sử dụng vô thời hạn.

- Nó không bị ố vàng hoặc lưu lại mùi hôi.

- Nên rất tốt khi con người sử dụng không cần lo ngại về bao bì thủy tinh gây ảnh
hưởng đến chất lượng của nước ngọt có gas.

33
- Bao bì thủy tinh không thấm nước vì vậy nó giúp giữ cho nước ngọt có gas luôn tươi
ngon và bảo quản hàm lượng vitamin, khoáng chất.

-Nó dễ dàng để làm sạch, khử trùng, tái sử dụng nhiều lần, giảm nguyên liệu đầu vào
và tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất

- Thủy tinh là cơ sở để nhận biết hàng ngàn thương hiệu thành công và chất lượng.

d. Hỗ trợ quá trình thanh trùng


Quá trình chiết rót, đóng nắp của bia được thực hiện trong điều kiện đẳng áp, đa số
các doanh nghiệp sử dụng bao bì thủy tinh để chuẩn bị cho quá trình thanh trùng.Vì
nhựa không bền/biến dạng trong chế độ thanh trùng ở nhiệt độ cao, các doanh nghiệp
có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng một loại nhựa bền hơn nhưng vật
liệu này sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao [13].

e. Một số hạn chế của bao bì thủy tinh đối với sản phẩm nước giải khát có
gas
- Dẫn nhiệt kém: Khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột sẽ gây vỡ, nên sẽ gây khó khăn
trong quá trình vận chuyển, công kềnh.

- Khối lượng bao bì thủy tinh nặng, gây cản trở quá trình vận chuyển.

- Quá trình in nhãn khá khó khăn, vì không thể in trực tiếp lên bao bì mà dán nhãn dán
lên.

- Ánh sáng có thể xuyên qua bao bì ảnh hưởng chất lượng sản phẩm nhất là làm thay
đổi màu của thực phẩm, vì vậy người ta đã dùng thủy tinh amber và thủy tinh có màu
xanh lá cây, nó có tác dụng cản quang tốt [12].

3.2 Quy trình tái chế bao bì thủy tinh

Đối với xã hội hiện tại, ở Việt Nam & trên thế giới đang kêu gọi bảo vệ môi trường
hạn chế sử dụng đồ nhựa, một vài công ty cải tiến sử dụng bao bì thủy tinh để đóng
gói sản phẩm & thu hồi bao bì thủy tinh đã qua sử dụng để tái chế lại.

34
III. Kết luận

Thế giới ngày càng phát triển nên thị trường càng được mở rộng, các sản phẩm thực
phẩm đa dạng đòi hỏi khả năng phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các doanh nghiệp
sản xuất bao bì, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng. Trong đó không
thể thiếu vắng sự có mặt của bao bì thủy tinh vì thủy tinh là vật liệu thân thiện với môi
trường dễ dàng tái sử dụng. Bao bì thủy tinh có đặc tính trơ với các thành phần hóa
học của thực, do đó sẽ không làm biển đổi chất lượng và giá trị cảm quan của sản
phẩm. Đối với nước giải khát có gas, bao bì thủy tinh còn có khả năng ổn định chất
lượng nhờ vào đặc tính truyền nhiệt kém cũng như hấp thụ ánh sáng (đối với một số
loại thủy tinh màu), giữ vững màu sắc đặc trưng tránh các biến đổi không mong
muốn.

35
Ngoài ra, với nhiều thiết kế khác nhau, bao bì thủy tinh còn có thể góp phần gia tăng
tính thẩm mỹ cho các sản phẩm nước có gas khác, kích thích nhu cầu tiêu thụ của
người tiêu dùng.

Quy mô thị trường bao bì thủy tinh ước tính đạt 82,06 tỷ USD vào năm 2023 và dự
kiến sẽ đạt 99,31 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3.89% trong
giai đoạn dự báo (2023-2028).

36
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M.W.Barsoum,” Fundamentals of ceramics”, CRC Press, 2019.

[2] Đống Thị Anh Đào, “Kỹ thuật bao bì thực phẩm”, NXB Đại học Quốc Gia Thành
phố Hồ Chí Minh, 2020.

[3] M.B.Wolf,” Technical Approach to Glass”, New York: Elsevier,1990.

[4] R. Van Noort and M. Barbour,” Introduction to dental materials-E-book”, Elsevier


Health Sciences, 2014.

[5] M.Rahamann, “Bioactive glass in tissue engineering”, Acta Biomaterialia,2011.

[6] Đỗ Văn Chương, “Phụ gia và bao bì thực phẩm”, Nhà xuất bản Lao Động,2010.

[7] P.Grayhurst and P.J.Girling,” Packaging of Food in Glass Containers”, Wiley-


Blackwell,2011

[8] Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành QCVN 12-4:2015/BYT, Viện An toàn


Thực phẩm.<http://www.fsi.org.vn/van-ban-phap-ly/1003_3242/thong-tu-so-
352015tt-byt-ban-hanh-qcvn-12-42015byt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-ve-sinh-
an-toan-doi-voi-bao-bi-dung-cu-lam-bang-thuy-tinh-gom-su-va-trang-men-tiep-xuc-
truc-tiep-voi-thuc-pham.html >. [Ngày truy cập: 16/02/2024].
[9] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11552:2016 (ISO 12821:2013) về Bao bì thủy tinh -
Phần cổ chai 26 H 180 để dập nắp - Các kích thước, Bộ Khoa học và Công
Nghệ,2016.
[10] Lê Văn Việt Mẫn (chủ biên), Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh
Nguyệt và Trần Thị Thu Trà, “Công nghệ chế biến thực phẩm”, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia, 2011.
[11] Đỗ Kim Long( chủ biên), “Giáo trình Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm”,
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm.

[12] Linh Thùy, “Ảnh hưởng của từng loại bao bì đến chất lượng sản phẩm”,2021.

[13] Annon, “International Bottler and Packer”,1982.

37
38
39

You might also like