Việt Bắc - Tố Hữu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

NGỮ VĂN 12

BY NGUYEN THI QUYNH


IG: quynhhh.05
Việt Bắc - Tố Hữu
I. KIẾN THỨC CHUNG
a. Tác giả
Tố Hữu (1920 - 2000) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
Ông vào Đảng năm 18 tuổi
-> Sự nghiệp thơ ca găn liền với sự nghiệp cách mạng, là “Lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam”
b. Tác phẩm
*Hoàn cảnh ra đời:
Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954, hiệp định Giơ - ne - vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền
Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng CNXH (một trang sử mới của đất nước được mở ra)
Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến (trong đó có tác giả Tố Hữu) từ căn
cứ miền núi về miền xuôi (chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến)
Nhân sự kiện có tính lịch sử này thì Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “ Việt Bắc” (đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp)
*Thể thơ: thể thơ truyền thống của dân tộc - lục bát, gồm 150 câu
*Nội dung
Tái hiện những kỉ niệm cách mạng, kháng chiến (khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Bắc trong kháng chiến
chống Pháp
+ Thiên nhiên Việt Bắc vừa nên thơ vừa trữ tình, hùng vĩ, tráng lệ
+ Con người Việt Bắc hăng say lao động, sâu nặng ân tình với cách mạng, kháng chiến
Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước, ca ngợi công lao của Đảng và Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp
Thể hiện tình cảm của Tố Hữu đối với quê hương Cách mạng Việt Bắc: yêu mến, găn bó, tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc,
đất nước
-> Việt Bắc là khúc hùng ca, tình ca về cách mạng, kháng chiến, về những con người trong kháng chiến chống Pháp
*Nghệ thuật
Sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc; thơ lục bát
Cách xưng hô “ta - mình” “mình - ta” thân mật, gần gũi, đậm phong vị ca dao
Lời đối đáp trữ tình của ca dao Việt Nam
Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào như âm hưởng, lời ru
Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, cường điệu, điệp,....
Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng sinh động, hấp dẫn,...
Đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Nghệ thuật đậm tính dân tộc
II. LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:
“ Mình đi mình có nhớ ta
....
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
Hướng dẫn cách làm:
*Mở bài:
CÁCH 1:
“Nghệ thuật bao giờ cũng tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà). Phải chăng, tác phẩm nghệ
thuật chính là cầi nối để tác giả bộc lộ cảm xúc và bạn đọc từ đó đồng cảm ,thấu hiểu, sẻ chia. Tố Hữu cũng đã mượn trang thơ “Việt
Bắc” để bộc lộ tâm tư của mình. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ:
“Mình đi mình có nhớ ta
...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Đoạn thơ diễn tả khung cảnh chia li và tâm trạng của kẻ ở người đi. Đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu.
CÁCH 2:
Biêlinxki đã từng nói: “ Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu
thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và nhân loại”. Tố Hữu chính là một đại biểu xuất sắc
của thời đại mình, là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông luôn gắn bó, song hành và phản ánh
chân thật các chặng đường gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đi đến thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Tháng 10/1954,
Trung ương Đảng chuẩn bị dời Việt Bắc để tiếp quản thủ đô. Đây là thời điểm lịch sử rất nhạy cảm có tính chất bước ngoặt đối với đời
sống chính trị, tình cảm tư tưởng của dân tộc, cộng đồng. Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị đã cất lên tiếng thơ kịp thời để nhắn nhủ
đạo lí cách mạng. Bài thơ Việt Bắc ra đời trong hoành cảnh như thế. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ diễn tả khung cảnh chia li
cùng tâm trạng của kẻ ở người đi đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật thơ của ông.
CÁCH 3:
Có một nhà thơ từng tâm sự: “Tôi phải lòng đất nước và nhân dân của mình, đã viết về đất nước, về nhân dân của mình như nói với
người đàn bà mình yêu”. Có một nhà thơ cũng từng khẳng định: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình” và gắn cả cuộc đời mình
với cuộc đời cách mạng và không ai khác ngoài Tố Hữu. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất
nhiều áng thơ hay, một trong số đó không thể không nhắc tới là bài thơ “Việt Bắc”. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ diễn tả
khung cảnh chia li cùng tâm trạng của kẻ ở người đi đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật thơ của ông.

GIỚI THIỆU CHUNG:


Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là những vấn đề chính trị, hồ thơ đó luôn hướng tới “cái ta” chung với lẽ
sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của dân tộc. Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình, nhà thơ đã đưa thơ trữ tình chính trị lên
đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong tho Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn đề tình cảm,
cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương mến. “Việt Bắc” của Tố
Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10/1954. Sau
chiến thắng Điện Biên Phủ các cơ quan chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Sự kiện thời sự có tính lịch sử này đã gợi cảm xúc sáng
tạo cho nhà thơ viết “Việt Bắc”. Bài thơ in trong tập thơ cùng tên.

*Thân bài:
LUẬN ĐIỂM 1:
Nhà thơ đã chọn hình thức thể hiện là lối đối đáp của ca dao, dân ca nhưng nếu trong ca dao, dân ca là đối đáp giữa những đôi lứa
yêu nhau thì bài thơ là lời đối đáp giữa người đi là những người cán bộ cách mạng miền xuôi với người ở là người dân Việt bắc. Hình
thức đối đáp làm cho bài thơ mang âm hưởng của những bài hát giao duyên vừa đắm thắm, thiết tha vừa sâu nặng nghĩa tình.
Thơ ca về chia li, tiễn biệt thường chất chứa buồn đau, sầu muộn:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hay:
“Cùng trông lại lại chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
(Chinh phụ ngâm)
Nhưng trong “VB” Tố Hữu đã thể hiện những sắc điệu mới bởi bài thơ được sáng tác trong ngày chiến thắng, chia tay để rồi gặp lại, cả
người đi và người ở lại đều hướng đến một viễn cảnh tươi đẹp của đất nước. Điều này cũng cho thấy Tố Hữu luôn là nhà thơ của lẽ
sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn. Thơ ông không đi vào những tình cảm cá nhân, riêng tư mà chỉ hướng đến những cảm xúc lịch sử
của lòng người, của thời đại. Khúc ca về cuộc chia tay của nhân dân Việt Bắc với cán bộ về xuôi đã minh chứng cho điều Xuân Diệu
nói: “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình”.
Kết cấu đối đáp được thể hiện rõ ngay từ tám câu thơ đầu tiên của bài thơ. Người ta đã có lý khi nói thơ Tố Hữu là thứ thơ “đốt
cháy trái trái tim để trở thành trí tuệ”. Với ý tưởng trữ tình hóa sự kiệ chính trị cũng như đời sống chính trị của đất nước, viết “Việt
Bắc”, Tố Hữu đã sáng tạo nên một tứ cấu rất độc đáo - khúc hát đối đáp trong một cuộc chia tay giữa người ở và người về xuôi để khơi
gợi những kỉ niệm găn bó trong những ngày kháng chiến gian khổ mà vẻ vang:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Mở đầu bài thơ là lời nhắn nhủ gợi khắc của đồng bào chiến khu. Lời nhắn nhủ chứa chan yêu thương, nhung nhớ, phảng phất
không khí li biệt của những đôi lứa từng in dấu trong ca dao, dân ca, giao duyên, giã bạn.
Xưng hô một cách mộc mạc giản dị thân thiết: “ta - mình”. Đó là cách xưng hô quen thuộc của những lứa đôi mà ta thấy trong lối
nói của người Việt xưa. Nhắc tới “mình - ta” là nhớ tới:
“Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Là không thể quên:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ”
Với cách xưng hô “ta - mình” dường như Tố Hữu đã đem tất cả kí ức yêu thương tình nghĩa để phổ vào cuộc chia tay giữa cán bộ
kháng chiến với đồng bào VB. Cuộc chia tay lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại bỗng ùa về trong dáng dấp của cuộc biệt ly giữa những
đôi lứa yêu nhau. Điệu thơ, lời thơ vừa xao xuyến, bâng khuâng vừa da diết, khắc khoải. Tác giả đã đặt hai từ “mình - ta” ở vị trí đầu và
cuối câu tạo cảm giác xa xôi, cách biệt.
Điệp từ “nhớ” láy đi láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không” vang lên day dứt khôn nguôi.
Cuộc ân tình cách mạng đã hóa thành hàng loạt lời hỏi vang lên dồn dập như nhắc nhở, khơi gợi tình cảm tốt đẹp của quân dân,
cách mạng và kháng chiến. Tình cảm ấy của người ở lại còn được nhà thơ nhắc đến trong đoạn thơ:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng
Phố đông có nhớ bảng làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng”
Lời người ở lại khơi gợi lại theo thời gian găn bó trong suốt mười lăm năm
Câu hỏi vang ngọt ngào, khéo léo “mười lăm năm” cách mạng gian khổ hào hùng, cảnh và người VB gắn bó nghĩa tình với những
người kháng chiến
Bốn từ “thiết tha mặn nồng” cho thấy tình cảm giữa VB và cán bộ thật thủy chung, sâu nặng, keo sơn bền chặt. Hỏi không chỉ để
nhắn nhủ ngườ đi mà đây cũng là cách để người ở lại bày tỏ tình cảm của mình. Không biết ra về mình có nhớ không, còn ta không thể
nào quên những ngày tháng ấy
Lời người ở lại còn gợi nhớ cả không gian Việt Bắc qua các hình ảnh chỉ thiên nhiên như cây, núi, sông, nguồn. Ra về rồi, thấy cây
hãy nhớ đến núi rừng chiến khu, nhìn sông hãy nhớ đến suối nguồn VB. Cách gợi nhắc như lời dặn dò kín đáo mà chân thành. VB là
cội nguồn Cách mạng, “Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa”, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến.
Câu thơ này là sự vận dụng linhn hoạt và tài tình cuacr nhà thơ Tố Hữu với câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. Phải chăng
người ở lại muốn khẳng định có những ngày tháng gian khổ ở VB mới có ngày chiến thắng về ta, để hôm nay mình được về thủ đô Hà
Nội. Nên dù có đi đâu về đâu hãy nhớ đến mảnh đất VB, cái nôi của Cách mạng làm nên chiến thắng, là cội nguồn của dân tộc. Đó là
đạo lý làm người, là truyền thống văn hóa của người VN. Qua đó nhà thơ cũng nhắc nhớ các thế hệ con cháu phải biết hướng về gốc
gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hhải
=> Bốn câu thơ như một bài ca dao đầy chất trữ tình thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người ở lại, của VB thủy chung với Cách
mạng. Tố Hữu đã chọn được cách nói để khơi nguồn cho cảm xúc, mạch thơ trong những câu mở đầu này cứ thế tuôn chảy suốt bài
thơ.

LUẬN ĐIỂM 2:
Nằm trong mạch hát đối đáp, bài thơ đã dùng đúng bốn dòng thơ để diễn tả tâm trạng của người về xuôi tạo nên sự tương xứng
của lòng ngời về xuôi với VB, tương xứng với sự thủy chung của VB. Ở đây như có sự nhớ thương đáp lại sự nhớ thương, tha thiết đáp
lại tha thiết, cái nhịp không nỡ rời chân đáp lại cái mặn nồng của người ở lại:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
Đáp lại lời nhắn nhủ tha thiết của đồng bào VB là sự im lặng mà cõi lòng bồi hồi xúc động: “Tiếng ai tha thiết bên cồn”. Kẻ ở, người
đi thực sự tâm đầu, ý hợp, trái tim có lẽ đã hòa chung một nhịp nên mới có sự thấu hiểu đồng điệu như vậy. Đại từ phiếm chỉ “ai” được
dùng thật khéo léo. Nó gợi nhắc bao áng ca dao, dân ca da diết, nhớ thương, nhung nhớ:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
Hay:
“Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong với đầy”
Tâm trạng người đi được biểu đạt một cách cảm động:
“Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”
Bằng việc sử dụng từ láy gần gũi, quen thuộc: “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” đặc tả chính xác tâm trạng vấn vương. Đặc biệt,
Tố Hữu thực sự là nhà thơ tài năng trong việc khai thác tối đa sự phong phú, uyển chuyển của ngôn ngữ dân tộc. Nếu như ở trên, trong
lời người ở lại, nỗi niềm của người về xuôi trong kỉ niệm “tha thiết”, thì ở đây tác giả để cho người về đồng vọng lại trong nỗi nhớ “thiết
tha” tiếng ai. Nỗi nhớ đó day dứt, cào xé tâm can người đi khiến ruột gan cồn cào, nung nấu.
Ai đó cũng đã diễn tả thật hay tâm trạng ấy của người ra đi “Bước đi một bước lâu lâu lại dừng”. Nghệ thuật tiểu đối kết hợp với
đảo ngữ vừa tạo chất nhạc, chất thơ ngọt bgafo, vừa nhấn mạnh vào tâm tư với nhiều cảm xúc rối bời trong lòng người ra đi. Khúc thơ
đầu khép lại một cảnh chia tay đầy bịn rịn:
“Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Nhớ về Việt bắc, nỗi nhớ dừng lại ở đối tượng đầu tiên là con người nơi đây, Hình ảnh “áo chàm” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đồng
bào “Việt Bắc” vì người Việt Bắc thường mặc áo chàm. Màu chàm là màu đơn sơ, chân thực, không lòe loẹt mà giản dị, chân phương.
Màu chàm không chỉ gợi nhớ dáng vẻ con người VB nà còn gợi nhớ về tính cách VB. Họ - những con người giản dị, chân thành trong
cuộc sống hàng ngày cũng là những con người bình lặng nhưng kiên cường trong chiến đấu như màu áo chàm kia.
Đỉnh điểm của nỗi nhớ dừng lại ở hành động: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Thay bằng nhịp điệu trôi chảy ở nững câu trên
là nhịp điệu ngập ngừng kết hợp với hình thức câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng cuối câu thể hiện sự xúc động không nói nên lời của
người cán bộ giã từ VB về xuôi. Ngôn ngữ bàn tay nóng ấm gắn với trái tim đầy xúc động. Phút chia tay ngắn ngủi, tưởng rằng nói gì
cũng là thiếu sót, là chưa đủ. Trái tim muốn cất lời nhưng đành chôn chặt trong xúc động nghẹn ngào. Biết nói gì đây? Cái nắm tay
siết chặt như đã nói hộ bao điều muốn nói

LUẬN ĐIỂM 3: Đánh giá nội dung và nghệ thuật


Bằng thể thơ lục bát êm dịu, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, đậm chất ca dao, dân ca, giọng điệu thơ
ngọt ngào, truyền cảm, đặc biệt thể hiện qua việc sử dụng cặp từ “mình - ta” thân mật cùng với các biện pháp tu từ như điệp từ, hoán
dụ, tiểu đối,... đoạn thơ đã trở thành một khúc trữ tình sâu lắng thể hiện tình cảm son sắc, thủy chung giữa người đi và kẻ ở, giữa
những người cán bộ cách mạng miền xuôi và nhân dân VB. Tình cảm trong sáng ấy là tình cảm cách mạng tiêu biểu cho chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp là cội nguồn sức mạnh để VB trở thành quê hương cách
mạng, cội nguồn chiến thắng.

LUẬN ĐIỂM 4: Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Đoạn thơ tiêu biểu cho pong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Yếu tố trữ tình chính trị, âm hưởng ca dao, dân ca, tính dân tộc đậm đà
Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung son sắt giữa người ra đi và người ở lại. Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ
cách mạng về xuôi với VB
Tính dân tộc đậm đà của thoq Tố Hữu cũng được thể hiện thành công trong đoạn thơ từ cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp
nghệ thuật đến thể thơ lục bát truyền thống

*Kết bài:
“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp trên đời trở thành bất tử”. Dù thời gian có tấp nập chảy trôi, bao đời người dâu bể. Công việc
của nó là phủ bụi, xóa nhòa tất cả những gì là văn chương, nghệ thuật thì bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu vẫn sống mãi trong
lòng độc giả.

ĐỀ 2: Cho đoạn thơ sau:


“Mình đi có nhớ những ngày
.....
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét tính dân trong thơ Tố Hữu

*Mở bài:
“Nghệ thuật bao giờ cũng tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà). Phải chăng, tác phẩm
nghệ thuật chính là cầi nối để tác giả bộc lộ cảm xúc và bạn đọc từ đó đồng cảm ,thấu hiểu, sẻ chia. Tố Hữu cũng đã mượn trang thơ
“Việt Bắc” để bộc lộ tâm tư của mình. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ:
Mình đi có nhớ những ngày
.....
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”
Đó là lời gợi nhắc của người ở lại về ân tình cách mạng thông qua đó giúp ta thấy được tính dân tộc của đoạn thơ.

GIỚI THIỆU CHUNG:


Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là những vấn đề chính trị, hồ thơ đó luôn hướng tới “cái ta” chung với lẽ
sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của dân tộc. Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình, nhà thơ đã đưa thơ trữ tình chính trị lên
đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong tho Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn đề tình cảm,
cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương mến. “Việt Bắc” của
Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10/1954. Sau
chiến thắng Điện Biên Phủ các cơ quan chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Sự kiện thời sự có tính lịch sử này đã gợi cảm xúc sáng
tạo cho nhà thơ viết “Việt Bắc”. Bài thơ in trong tập thơ cùng tên.

*Thân bài:
LUẬN ĐIỂM 1:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
Lời thơ nhẹ nhàng đưa ta vào một miền không gian lung linh trong tâm tưởng người ở lại. Trong những tháng ngày chiến đấu
gian khổ ấy, đồng bào VB đã cưu mang những cán bộ kháng chiến, sự cưu mang ấy thật trọn vẹn, lớn lao. Hình thức lặp “mình đi”’
“mình về”, “có nhớ ” đặt trong hàng loạt câu hỏi khiến đoạn thơ tràn dầy cảm xúc, gợi nhớ về những ki niệm đẹp đầy tự hào và yêu
thương. Những kỉ niệm ngọt ngào sẽ là sợi dây kết nồi người cán bộ kháng chiến với đồng bào sâu nặng nghĩa tình. Qua lời của người
ở lại, những ki niệm hiện lên như một thước phim quay chậm in dấu đậm nét tất cả những gì đáng nhớ nhất.
Hình ảnh ẩn dụ “mưa nguồn, suối lũ, mây mù” nhằm miêu tả thời tiết Việt Bắc thật khắc nghiệt. Cách nói tăng tiến "những mây
cùng mù" càng nhấn mạnh khung cảnh hoang sơ, dầy thử thách với người cán bộ cách mạng. Nhưng cũng từ buổi ấy, nhân dân và cán
bộ đã cùng nhau đồng cam, cộng khổ, gắn bó chia sẽ cùng nhau "miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai". "Mối thù nặng vai" là hình
ảnh hoán dụ có tác dụng vật chất hóa, cụ thể hóa mối thù sâu nặng của nhân dân đối với bè lũ cướp nước và bán nước. Nghệ thuật đối
lập giữa miếng cơm nhỏ bé với mối thù to lớn đè nặng trên vai đã nâng cao tầm vóc con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp. Với ý chí quyết tâm, người Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Chỉ với bốn dòng thơ, Tố Hữu đã gợi lại cả một miền kí ức thân thương chất chứa lòng người. Lời thơ man mác buồn, giọng thơ
ngọt ngào như lời hát, lời ru. Những hình ảnh được Tố Hữu lựa chọn gọi hình, gợi cảm, khiến câu thơ trở nên có linh hồn.

"Mình về rừng núi nhớ ai


Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son."
Nghệ thuật hoán dụ “rừng núi nhớ ai”, người ở lại đã lấy nỗi buồn của núi rừng để thổ lộ thầm kín nỗi buồn của mình trong
niềm vui chung đất nước được giải phóng. Người ở lại còn khéo léo bày tỏ tình cảm chân thành, mộc mạc của mình qua hình ảnh
trám bùi, măng mai vốn sản vật của núi rừng Việt Bắc. Đây là các món ăn thường nhật của cán bộ kháng chiến, cũng được Hồ Chí
Minh nhắc đến trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó":
"Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
Cách nói "Trám bùi để rụng măng mai để già" toát lên nỗi bùi ngùi thương nhớ. Cấu trúc câu "để rụng.... để già" gợi lên hình ảnh
thiên nhiên núi rừng buồn bã, hiu quạnh, trống vắng đến mênh mông vì thiếu vắng bóng dáng người cán bộ. Nhìn chung, việc mượn
các hình ảnh thiên nhiên để giãi bày tình cảm đã thể hiện tình cảm nhớ thương, cảm giác lẻ loi, trống vắng đến thần thờ, ngẩn ngơ của
người ở lại. Mình về ta nhớ và nỗi lòng của con người lan tỏa cả ra thiên nhiên,cảnh vật khiến cả núi rừng dường như cũng ngẩn ngơ, trống
trải, buồn bã đến lạ thường. Nỗi nhớ hướng về "những nhà", những con người Việt Bắc: "Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son". Câu thơ sử
dụng phép đảo ngữ, đưa "hắt hiu" lên đầu câu tạo thành hai vế tương phản: "Hắt hiu lau xám" là để chỉ nỗi buồn trống vắng, hiu hắt
của núi rừng; vừa có ý chỉ những ngôi nhà của những con người áo chàm dân dã, bình dị; cũng là ẩn dụ cho sự nghèo khổ của đồng
bào Việt Bắc. Vế sau nhấn mạnh phẩm chất người Việt Bắc: "đậm đà lòng son". Đó là tấm lòng nhân dân thủy chung, đậm đà luôn
hướng về Cách mạng; luôn hi sinh, nhường cơm, sẻ áo cho bộ đội. Chính những công sức của Việt Bắc và tấm lòng son đậm đà ấy đã
góp phần không nhỏ để làm nên chiến thắng Điện Biên "nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng" và "lừng lẫy năm châu chấn động địa
cầu"

LUẬN ĐIỂM 2:
"Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa."
Lời người ở lại gợi nhắc lại những ngày còn là Việt Minh kháng Nhật, là những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến, người ở
lại mong người về xuôi nhớ ghi những thời khắc lịch sử ấy, bởi "mình - ta" đã gắn bó với nhau từ khi đó để làm nên chiến thắng hôm
nay. Ở đoạn thơ 12 câu này cặp từ “mình - ta” được lặp đi lặp lại 8 lần. Trong đó, mười câu thơ đầu của đoạn thơ "mình" chỉ người ra đi
nhưng đến câu thơ "Mình đi, mình có nhớ mình" thì từ “mình” chỉ cả người đi và kẻ ở. “Mình với ta” chuyển hóa, tuy hai mà một thể
hiện tình cảm gắn bó, mặn nồng. Điệp từ “nhớ” và hình ảnh liệt kê: Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa nhằm nhắc nhở người cán
bộ cách mạng luôn nhớ đến cội nguồn, nhớ đại điểm thành lập quân đội đầu tiên của nước ta đó là cây đa Tân Trào. Nhớ đình Hồng
Thái là nơi hội họp quốc dân lần đầu khai sinh ra chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười mấy năm với biết ba kỉ niệm ân tình, từng chia sẻ mọi cay
đắng ngọt vùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định tình cảm thủy chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện
ân tình cách mạng được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng tình tình đôi lứa. Diễn biến tâm trạng được tổ chức theo lối đối đáp
quen thuộc của ca dao dân ca, mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà annh hùng.
LUẬN ĐIỂM 3:
"- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu..."
Sự tinh tế một lần nữa được nhấn mạnh khi người ra đi cảm nhận sâu sắc nỗi lòng người ở lại và đang hòa nhịp nhớ thương cùng
Việt Bắc. Cách so sánh "bao nhiêu- bấy nhiêu" mang đậm màu sắc ca dao và tô đậm nghĩa tình son sắt. Sự tương đồng này rất lớn lao,
không thể đong đếm được. Thêm vào đó, hai từ "mặn mà- đinh ninh" khiến tình cảm càng thêm sâu nặng. Câu thơ “Mình đi mình lại
nhớ mình” như một lời khẳng định không bao giờ đánh mất những tình cảm quý giá một thời đã qua. Sự hoán đổi vị trí “mình - ta”
thể hiện tình cảm quấn quýt, hòa quyện, gắn bó, sâu nặng, bền chặt; đồng thời củng cố niềm tin cho người ở lại.

LUẬN ĐIỂM 4: Đánh giá ND và NT


Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu
cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ
"mình - ta" cùng nhiều yếu tố gợi ra âm hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những lời đối thoại và cả
độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình. Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ
thương day dứt khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đầm thắm.

LUẬN ĐIỂM 5: Tính dân tộc trong thơ TH


Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được biểu hiện ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đề tài là những sự kiện xảy ra trong
lịch sử dân tộc, những hiện tượng chính trị của dân tộc. Chủ đề ca ngợi lòng yêu nước, khẳng định ý thức, tinh thần dân tộc. Nhân
vật là những con người điển hình, biểu hiện tập trung tâm lí, tính cách của cả một dân tộc... đó chính là những yếu tô nội dung in
đậm tính dân tộc trong một tác phẩm văn học. Tác phâm ấy còn phải biêu hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và
cách tân, dân tộc và hiện đại khi sử dụng linh hoạt những yếu tố hình thức như thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh. Tố Hữu vận dụng sáng
tạo thể thơ lục bát, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, đại từ nhân xưng mình - ta, chất liệu văn hóa dân gian, hình ảnh, từ ngữ đậm
đà phong vị dân gian.

*Kết bài:
"Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp trên đời trở thành bất tử". Dù thời gian có tấp nập chảy trôi, bao đời người dâu bể. Công việc
của nó là phủ bụi, là xóa nhòa tất cả những gì là văn chương, nghệ thuật thì bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ “Tố Hữu vẫn còn sống mãi
trong lòng độc giả.

ĐỀ 3: Cho đoạn thơ sau:


"Nhớ gì như nhớ người yêu
[...]
Chày đêm nên cối đều đều suối sa"
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về nỗi nhớ và tình cảm của nhà thơ với Việt Bắc.

*Mở bài:
"Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà). Phải chăng tác phẩm
nghệ thuật chính là cầu nối để tác giả bộc lộ cảm xúc và từ đó bạn đọc có thể đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia. Tố Hữu cũng đã mượn
trang thơ "Việt Bắc" để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ:
"Nhớ gì như nhớ người yêu
[...]
Chày đêm nên cối đều đều suối sa"
Đoạn thơ là sự thổ lộ, giãi bày tình cảm của người ra đi với người ở lại. Đồng thời cho thấy nỗi nhớ và tình cảm của nhà thơ với Việt Bắc

GIỚI THIỆU CHUNG:


Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là những vấn đề chính trị, hồn thơ đó luôn hướng tới "cái ta" chung với lẽ
sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng. Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Nhà thơ đã đưa thơ trữ
tình chính trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những
vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương
mến. "Việt Bắc" của Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác
vào tháng 10 - 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà
Nội. Sự kiện thời sự có tính lịch sử này đã gợi xúc cảm sáng tạo cho nhà thơ viết Việt Bắc. Bài thơ in trong tập thơ cùng tên.

*Thân bài:
LUẬN ĐIỂM 1:
Nhà thơ đã chọn hình thức thể hiện là lối đối đáp của ca dao dân ca nhưng nếu trong ca dao, dân ca là đối đáp giữa đôi lứa yêu
nhau thì bài thơ là lời đối đáp giữa người đi là những người cán bộ cách mạng miền xuôi với người ở là người dân Việt Bắc. Hình thức
đối đáp làm cho bài thơ mang âm hưởng của những bài hát giao duyên vừa đằm thắm, thiết tha vừa sâu nặng nghĩa tình.
Nếu như đoạn thơ trước nói về nỗi lòng kẻ ở người đi, tái hiện cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn rồi sau đó người ở lại đã hỏi và
gợi nhắc người ra đi hãy nhớ về 15 năm gắn bó, nhớ về những ngày tháng gian khổ mà nghĩa tình thì đoạn thơ này đến lượt người ra
đi thổ lộ, giãi bày tình cảm của mình.
LUẬN CỨ 1:
Đoạn thơ ghi lại những kỉ niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt, kháng chiến tuy thiếuthốn, gian khổ mà sâu nặng nghĩa tình.
Điệp từ “nhớ” được lặp lại liên tiếp, vang lên suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ như một điệp khúc, phổ âm hưởng nỗi bâng khuâng, da
diết, nhungnhớ cho toàn bộ đoạn thơ. Và sau nỗi nhớ ấy, các hình ảnh về cuộc sống, con người hiện lên chân thực, xúc động.
“Nhớ gì như nhớ người yêu”
Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả nỗi nhớ về một mảnh đất như nỗi nhớ người yêu, một mối quan hệ chính trị
lại giống như một tình yêu đôi lứa.
Nỗi nhớ người yêu là nỗi nhớ có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi có khi bồn chồn, bối rối, bổi hổi, bồi hồi, mãnh liệt và thường trực...
Nỗi nhớ Việt Bắc và người Việt Bắc phải chăng hàm chứa mọi cung bậc cảm xúc ấy. Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu đã thể hiện
được tìnhcảm rất sâu đậm của người đi. Vì vậy, cảnh và người phút chốc lại trở về vơi đầy trong tâm trí người đi.

LUẬN CỨ 2:
“Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy”
Trong nỗi nhớ của người ra đi thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật đẹp , thơ mộng và trữ tình. Đó là vầng trăng mới lên, lấp ló nơi
đầu núi, là ánh nắng dịu nhẹ trải vàng cả núi rừng vànương rẫy trong buổi chiều tà. Các hình ảnh thiên nhiên ấy còn gợi hình ảnh con
người ViệtBắc trong những khoảnh khắc đẹp, gợi những đêm trăng hò hẹn, những buổi chiều lao độngtrên nương rẫy.
Nỗi nhớ không chỉ trải dài theo thời gian “trăng lên – nắng chiều – sớm – khuya” mà còntrải rộng khắp không gian: Bản khói cùng
sương – bếp lửa – rừng nứa – bờ tre – ngòi Thia – sông Đáy – suối Lê... Nghệ thuật liệt kê đã tái hiện nỗi nhớ vơi đầy của người cán bộ
khángchiến đồng thời khắc họa được vẻ đẹp của quê hương Việt Bắc. Những đồi tre bát ngát, những dòng suối mát trong, con sông
hiền hòa, những bếp lửa ấp iu nồng đượm, tất cả cứ in sâu trong nỗi nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là
rưng rưng baokỉ niệm, đong đầy bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê có lẽ khôngđơn thuần chỉ là những địa
danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm, cảm xúc. Có thể nói mỗi thời gian, không gian này với người về xuôi đều lung linh kỉ niệm, cham
chứa yêu thương.
Câu thơ "Sớm khuya bếp lửa người thương đi về" là một điểm nhấn của nỗi nhớ với sự xuất hiện của hình ảnh con người Việt Bắc.
Hai chữ "người thương" thật hay, đó là những con người gắn bó với nhau bằng tình sâu nghĩa đậm. "Người thương" ấy là những ai? Đó
có thể là người em liên lạc "Sớm bản Na chiều em qua bản Bắc, mười năm tròn không mất một nh gih ư ng thể là naư hãnh du kích
mớt "Chiếc án nâu suốt mót dời tá Tíán", Từng hời con tàu" Chế Lan Viên cũng đã từng nói đến. Họ là những người đã cưu mang, đùm
bọc, che chở cán bộ kháng chiến, là những người mà cán bộ kháng chiến coi như máu thịt, như gia đình. Hai chữ "người thương" vì vậy
mà chất chứa biết bao ân tình của người về xuôi.
Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng với nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), các tên địa danh ngòi Thia, sông Đáy,
suối Lê và tiểu đối đều góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng, tạo nên
chất nhạc chất họa mê li, say đắm cho khổ thơ.
LUẬN CỨ 3:
“Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đăng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Hai câu thơ đầu đã khái quát và khẳng định được tình cảm của người ra đi, ta về là ta luôn nhớ. Cụm từ "đắng cay ngọt bùi" là ẩn
dụ, trong đó "đắng cay" là ẩn dụ cho những gian khổ, vất vả; "ngọt bùi" tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc. Trong nỗi nhớ của người
ra đi có những kỉ niệm về những ngày tháng khó khăn, gian khổ những cũng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, có niềm vui chiến thắng, có
hạnh phúc tình yêu.
Nếu hai câu thơ trước có ý nghĩa khái quát, thì hai câu sau đã cụ thể hóa những đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống kháng chiến.
Bao nhiêu gian khổ đã cùng nhau nếm trải như thiên nhiên khắc nghiệt, thiếu thốn kham khổ về vật chất, giặc đến giặc lùng... Khó
khăn gian khổ lại làm người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc yêu thương, đùm bọc nhau hơn.
Nghệ thuật đảo ngữ với từ "Thương nhau" được đặt lên đầu cặp lục bát cho thấy đó là căn nguyên, cội nguồn để dẫn đến những hành
động nhường cơm, sẻ áo. Các động từ "chia", "sẻ", "đắp cùng" thể hiện những hành động đầy ân nghĩa của người Việt Bắc, làm người ra
đi mãi ghi nhớ, khắc sâu.

LUẬN ĐIỂM 2:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy xúc động với hình ảnh "người mẹ nắng
cháy lưng/ địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô". Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không
ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm
sắc son của đồng bào dân tộc đối với cách mạng.
Hình ảnh những người mẹ tuyệt vời, kì diệu trong những cuộc kháng chiến còn được gặp lại trong bài thơ "Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm:
“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng"
Chính người mẹ Việt Bắc, những người mẹ Việt Nam anh hùng với tình mẫu tử và tình cảm cách mạng thiêng liêng đã góp phần
to lớn làm nên chiến thắng của dân tộc, trở thành những nhân vật lịch sử trong các cuộc kháng chiến vĩ đại.
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”.
Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc, người cán bộ cách mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở
Việt Bắc. Đó là kỷ niệm với những lớp học bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày
tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp yêu thương với tiếng hát, tiếng ca vang dội cả núi rừng. Cho dù kháng chiến
gian lao, còn nhiều thiếu thốn nhưng đồng bào cùng cán bộ chiến sĩ Việt Bắc luôn tâm niệm đánh giặc ngoại xâm và đánh cả giặc dốt.
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Trong nỗi nhớ của người ra đi còn có những âm thanh quen thuộc, bình dị, thân thương là âm thanh tiềng mõ tiềng chày vang lên
giữa núi rừng Việt Bắc.
Đó là tiếng mõ trâu buối chiều trở về bản làng, là tiếng chày nhịp nhàng của cồi giã gạo bên suối. Mỗi một âm thanh lại gợi mở
bức họa bình dị mà thơ mộng. Những âm thanh của cuộc sống lao động thường ngày, khi sống cùng có lẽ chăng mấy ai để ý, nhớ
nhung, nhưng khi xa rồi thì những âm thanh ấy lại khiên con người bôi hôi, xao xuyên, thôn thức. Lời thơ dứt mà những âm thanh ấy
cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc. Từ láy "đều đều" không chỉ thế hiện âm thanh đều đều của tiếng mõ tiếng chày
vào các buối chiều và vào ban đêm hòa quện giữa âm thanh của rừng núi mà còn thế hiện nhịp sống đều đều, êm ả thanh bình trên
chiến khu.
LUẬN ĐIỂM 3: Đánh giá ND và NT
Cả đoạn thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội
nguồn sâu xa từ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của
dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh hùng,
bất khuất, nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

LUẬN ĐIỂM 4: Nhận xét về nỗi nhớ và tình cảm của nhà thơ với VB
Đoạn thơ đã thể hiện nỗi nhớ về Việt Bắc. Nỗi nhớ ấy khổ điển ta cho hết, tha thiết và thể hiện tình cảm sâu nặng. Nỗi nhớ găn
liền với từng cảnh vật, những địa danh quen thuộc bình dị mà cũng rất nên thơ. Đó là nỗi nhớ rõ ràng, cụ thể, sống động: "bản khói
cùng sương", "trăng lên đầu núi", "nắng chiều", "rừng nứa bờ trẻ", "ngòi Thia, sông Đáy", "suối Lê" ....Trong cảnh thấp thoáng bóng dáng
con người Việt Bắc thân thương cần mẫn, chịu thương chịu khó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cưu mang cán bộ, bộ đội trong
những ngày kháng chiến đầy gian khổ, thiếu thốn.
Cảnh và người Việt Bắc, những ngày tháng ở Việt Bắc trở thành kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí
người cán bộ khi trở về xuôi. Nhìn chung, qua nỗi nhớ, nhà thơ đã tái hiện lại một giai đoạn kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ,
thiếu thốn nhưng chất chứa ân tình. Đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ là lời ngợi ca, tri ân Việt Bắc, là khúc hùng ca, bản tình ca về
cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Qua đó tác giả thể hiện lòng biết ơn, tình cảm thủy chung đối với con người Việt Bắc.
Đoạn thơ góp phần làm nổi bật phong cách thơ Tố Hữu và bồi đắp những tình cảm đẹp cho người đọc về tình quân dân trong quá khứ
và hiện tại, nhắc nhở lòng biết ơn cội nguồn...
*Kết bài:
"Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp trên đời trở thành bất tử". Dù thời gian có tấp nập chảy trôi, bao đời người dâu bể. Công việc
của nó là phủ bụi, là xóa nhòa tất cả những gì là văn chương, nghệ thuật thì bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ “Tố Hữu vẫn còn sống mãi
trong lòng độc giả.

ĐỀ 4: Cho đoạn thơ sau:


“Ta về mình có nhớ ta
......
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Cảm nhận đoạn thơ trên. Nhận xét tính dân tộc của bài thơ

*Mở bài:
"Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà). Phải chăng tác phẩm
nghệ thuật chính là cầu nối để tác giả bộc lộ cảm xúc và từ đó bạn đọc có thể đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia. Tố Hữu cũng đã mượn
trang thơ "Việt Bắc" để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ:
“Ta về mình có nhớ ta
......
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp bức tranh tứ bình qua mỗi mùa. Từ đó ta thấy được tính dân tộc của bài thơ
GIỚI THIỆU CHUNG:
Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là những vấn đề chính trị, hồn thơ đó luôn hướng tới "cái ta" chung với lẽ
sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng. Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Nhà thơ đã đưa thơ trữ
tình chính trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những
vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương
mến. "Việt Bắc" của Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào
tháng 10 - 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
Sự kiện thời sự có tính lịch sử này đã gợi xúc cảm sáng tạo cho nhà thơ viết Việt Bắc. Bài thơ in trong tập thơ cùng tên.

*Thân bài:
Hai câu đầu:
Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại.
Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình đề từ đó giãi bày tâm tư, nỗi
nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Bilinxki hoàn toàn chính xác khi cho rằng "thơ trước hết chính là cuộc đời và sau đó mới là nghệ thuật". Tố Hữu thật tinh tế khi
mượn thơ để tái vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên bốn mùa : Xuân - Hạ - Thu - Đông ở Việt Bắc. Mở đầu đoạn thơ là cảm xúc nhớ
nhung khôn nguôi của người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
Tác giả thật khéo lêo khi mở đầu đoạn thơ bằng một câu hỏi tu từ bâng khuâng thấm vào hồn người và cảnh vật. Vẫn là cách xưng
hô "ta - mình" ngọt ngào trong ca dao, dân ca gợi nhiều cảm xúc. "Ta" chỉ người đi, "mình" chỉ người ở lại. Điệp từ "ta" được nhắc lại
bốn lần cùng với từ "hoa" cho thấy người về mang theo nỗi nhớ "những hoa cùng người". "Hoa" tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên
nhiên Việt Bắc, còn "người" là vẻ đẹp của con người lao động Việt Bắc. Hai đối tượng ấy luôn hòa quyện, gắn bó quấn quýt bên nhau.
Bức tranh mùa đông:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nềnxanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối
(màu đỏ hoa chuối gợiliên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùađông) và màu vàng của những đốm
nắng.
“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người
lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.
Đến với tám câu sau, ta thấy bên cạnh một câu nói về nỗi nhớ thiên nhiên, tiếp đến làcâu thơ bộc lộ nỗi nhớ con người. Qua 4 cặp
lục bát, nhà thơ cho ta thấy được bộ tứ bìnhđặc sắc của núi rừng VB. Tuy nhiên khác với bộ tứ bình truyền thống tả theo trình tự:
xuân, hạ, thu đông, thì bốn mùa của Việt Bắc lại hiện ra không theo trì
Bức tranh mùa đông càng sống động hơn khi có sự xuất hiện của con người đang laođộng “dao gài thắt lưng” lên núi làm nương,
phát rẫy sản xuất lương thực cung cấp chokháng chiến. Hình ảnh người lao động hiện lên giữa khung cảnh núi rừng thật khỏe khoắn,
hăng say, tỏa sáng trong từng câu chữ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Qua câu thơấy cho ta thấy một tư thế rất đẹp của con
người đó là làm chủ lao động, làm chủ thiênnhiên đất trời:
“Núi rừng đây là của chúng ta
Trời xanh đây là của chúng ta”
(Nguyễn Đình Thi).
Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi . Có thể nói, giữa sự hoang sơheo hút, giữa đất trời và rừng núi mênh mông,
không ai khác con người trở thành linh hồncủa bức tranh mùa đông VB.
Hình ảnh con người trong hai câu thơ không chỉ mang vẻ đẹp sử thi, tiêu biểu cho con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Pháp mà còn gợi lên phẩm chất tốt đẹpcủa người Việt Bắc cũng là phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịuthương,
chịu khó.

Bức tranh mùa xuân:


“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngậpkhông gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi
xuân về.
Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ ngườiđan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”:
hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.
Nếu mùa đông Việt Bắc có những lúc chói chang, ấm áp trong ánh nắng vàng thì thiênnhiên mùa xuân lại được miêu tả trong
một gam màu dịu mát. Bao trùm lên cảnh vật mùaxuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ. Động từ “nở” cho
thấy mứcđộ sinh sôi, trù phú của loài hoa tinh khiết này đang ở độ căng tràn sức sống. Việt Bắc khi xuân về, màu trắng dường như lấn
át tất cả mọi màu xanh của lá, và làm bừng sáng cả khurừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của hoa mơ. Đây không
phải là lần đầutiên Tố Hữu viết về màu trắng ấy, năm 1941 Việt Bắc cũng đón Bác Hồ trong màu sắc hoa mơ:
“Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ”
Cách dùng từ tài hoa của Tố Hữu làm ta nhớ tới câu thơ tả mùa xuân của đại thi hào Nguyễn Du:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Trên nền thiên nhiên đó, hình ảnh người lao động chuốt từng sợi giang rất nhịp nhàng, khoan thai. Động từ chuốt là làm cho thật nhẵn
sợi giang để đan nón. Hai từ chuốt và từnggợi tả đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu thương chịu khó của người đan nón. Trước thiên
nhiêntươi đẹp, con người cũng tài hoa không kém. Những bàn tay khéo léo, nhẹ nhàng của con người trong lao động càng gợi nên bức
tranh hài hòa. Không biết thiên nhiên làm nền để con người xuất hiện tài hoa hay chính con người điểm tô để có bức tranh mùa xuân vùng cao Việt Bắc tinh
tế như vậy. Chỉ biết rằng, đó là bức tranh đẹp ngỡ ngàng.
Bức tranh mùa hạ:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngộtchuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”.
“Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trântrọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái
háimăng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.
Có thể nói bức tranh cảnh vật mùa hè là bức tranh gợi cảm nhất. Bởi vì nếu như trong bức tranh của hai mùa đông và xuân chỉ gắn với những
đường nét và màu sắc thì đến bức tranhmùa hè, tác giả đã đánh thức thêm giác quan mới.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Mùa hè càng trở nên gợi cảm hơn với hình ảnh cô em gái hái măng một mình. Cách gọi "Côem gái" thể hiện rõ cách sử dụng ngôn từ rất tinh tế của
Tố Hữu thể hiện rõ sự gần gũi, thânthương, trìu mến. Cô gái Việt Bắc hái măng một mình trong rừng không gợi sự cô đơn, lẻ loi bởi vì cô hái măng
để nuôi cán bộ, nuôi bộ đội thể hiện tình cảm sâu nặng của người Việt Bắc với người cán bộ cách mạng miền xuôi, thể hiện tình quân dân thắm
thiết. Bởi vậy nên khi cán bộ về xuôi, cả rừng núi dường như cũng ngẩn ngơ: “Trám bùi để rụng, măng mai để già”.
Bức tranh mùa thu:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.
Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủychung, nặng ân tình.
=> Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu. Đây là cảnh đêm thật phù hợp với khúc hát giao duyêntrong thời điểm chia tay giã bạn. Nếu như bức tranh
mùa hè được đánh giá là gợi cảm nhấtthì bức tranh mùa thu lại thơ mộng và được miêu tả bằng cách thức khác biệt nhất. Bức tranhcảnh vật không
được miêu tả vào ban ngày mà được miêu tả vào ban đêm, không được miêutả qua màu sắc mà gắn với vẻ đẹp của ánh trăng, con người không xuất hiện
qua công việclao động mà xuất hiện qua tiếng hát.
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Khác với cái sôi động náo nhiệt của mùa hè, thiên nhiên mùa thu hiện lên thật thanhbình, yên ả. Vẻ đẹp ấy được tạo nên từ ánh trăng thu. Nếu
trăng Việt Bắc trong thơ Bác Hồmang vẻ đẹp “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, thì trăng trong thơ Tố Hữu lại là “trăngrọi hòa bình”. Chữ “rọi” rất
hay, nó diễn tả được ánh trăng tràn ngập cả không gian bao la. Đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng
bản làngViệt Bắc. Giữa bao la ánh trăng vàng dịu mát ấy lại vang lên tiếng hát nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng
bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủychung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc, của núi rừng của tình cảm mườilăm năm gắn bó
thiết tha mặn nồng, gợi cho người đi lẫn độc giả những rung động sâu sắc vềtình yêu quê hương đất nước, tình yêu tổ quốc.
=> Đoạn thơ trên là một bức tranh tứ bình đặc sắc của núi rừng Việt Bắc . Tuy nhiên , nếu như trong truyền thống , các bộ tứ bình miêu tả
ngoại cảnh được kết cấu theo trình tự xuân , hạ , thu , đông thì bốn mùa của Việt Bắc hiện lên qua hai thời điểm quá khứ và hiện tại qua ấn
tượng con người . Mùa đông , xuân , hạ là những cảnh tượng trong hoài niệm về quá khứ khi thời gian đã sàng lọc để kí ức người ra đi chỉ
lưu giữ lại những ấn tượng sâu sắc nhất về thiên nhiên và con người Việt Bắc . Mùa thu là bức tranh cuối cùng , mùa thu không chỉ là cảnh
sắc thiên nhiên thơ mộng mà còn là mùa thu hòa bình hiện tại , mùa thu chia li với bao vấn vương , thương nhớ . Thiên nhiên Việt Bắc hiện
lên bình dị , gần gũi , mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng , khi rực rỡ , chói chang , khi dịu mát , hài hòa , khi là gam màu nóng , khi là gam màu lạnh
. Ở đó , thiên nhiên và con người hòa quyện , quấn quýt , làm nền cho nhau cùng xuất hiện . Tất cả đ ã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến
luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi .

ĐÁNH GIÁ ND VÀ NT:


Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, với truyền thống tinh thần,
tình cảm, đạo lí của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ViệtBắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng âm
áp tình người, vẻ đẹp củalịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.
Về nghệ thuật: Kế thừa xuất sắc thơ ca dân tộc: thể thơ lục bát. Bài thơ sử dụngcách nói "mình – ta" và lối đối đáp của ca dao dân ca. Sử dụng các biện
pháp tu từ so sánh, nhân hoá, phép điệp…. Phát huy nhạc điệu qua việc láy vần, phối thanh.

NHẬN XÉT TÍNH DÂN TỘC CỦA BÀI THƠ


Bức tranh tứ bình đẹp, mỗi mùa có màu sắc, cảnh vật riêng.
Người dân Việt Bắc luôn trong tư thế làm chủ thiên nhiên, cần cù laođộng, góp sức mình vào cuộc kháng chiến.
Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu chophong cách thơ Trữ tình – chính luận của Tố Hữu.

*Kết bài:
"Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp trên đời trở thành bất tử". Dù thời gian có tấp nập chảy trôi, bao đời người dâu bể. Công việc của nó là phủ bụi,
là xóa nhòa tất cả những gì là văn chương, nghệ thuật thì bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ “Tố Hữu vẫn còn sống mãi trong lòng độc giả.
ĐỀ 5: Cho đoạn thơ sau:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà”
Cảm nhận đoạn thơ trên. Nhận xét tính sử thi của đoạn thơ

*Mở bài
"Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà). Phải chăng tác phẩm
nghệ thuật chính là cầu nối để tác giả bộc lộ cảm xúc và từ đó bạn đọc có thể đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia. Tố Hữu cũng đã mượn trang
thơ "Việt Bắc" để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình. Ấn tượng nhất với người đọc là đoạn thơ:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà”
Đoạn thơ thể hiện không khí hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời nói lên niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân
tộc đông thời ta thây được tính sử thi của đoạn thơ

GIỚI THIỆU CHUNG:


Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là những vấn đề chính trị, hồn thơ đó luôn hướng tới "cái ta" chung với lẽ
sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng. Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Nhà thơ đã đưa thơ trữ
tình chính trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn
đề của tình cảm, cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương mến.
"Việt Bắc" của Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng
10 - 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Sự kiện
thời sự có tính lịch sử này đã gợi xúc cảm sáng tạo cho nhà thơ viết Việt Bắc. Bài thơ in trong tập thơ " Việt Bắc".

*Thân bài:
Nếu như các đoạn thơ trước của bài thơ đã thể hiện nghĩa tình trong khángchiến giữa những người cán bộ cách mạng miền xuôi
với nhân dân Việt Bắctrong suốt 15 thì đoạn thơ này lời người đi đã làm sống lại khí thế chiến đấu vàchiến thắng của quân và dân
ta trên chiến khu Việt Bắc từ những ngày đầu giankhổ đến khi chiến thắng về ta.
Đoạn thơ thể hiện cảm hứng sử thi đậm nét khi tái hiện khí thế dũng mãnh, cảnh tượng hào hùng, sôi nổi của quân và dân ta
trong chiến đấu. Từ đó cangợi chiến thắng, thể hiện niềm tự hào dân tộc. "Việt Bắc" vì thế không chỉ làbản tình ca mà còn trở
thành bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Phá
Luận cứ 1: 2 câu đầu
Những ngày kháng chiến trên chiến khu Việt Bắc là những ngày tháng đầy gian khổ. Nhữngngày đầu ấy quân và dân ta không chỉ
phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt là mưanguồn, suối lũ, mây mù, với điều kiện sinh hoạt vật chất vô cùng thiếu thốn
chỉ có miếng cơmchấm muối, chia sẻ với nhau từng củ sắn, bát cơm, cùng đắp chăn làm từ vỏ cây sui... mà còncó cả những ngày
giặc đến giặc lùng.
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”
"Giặc đến" là thời điểm nguy kịch, "giặc lùng" là cảnh nguy biến, hoảng loạn, tan tác, loạnlạc. Cảnh giặc đến gây bao tang thương đã
được nhà thơ Hoàng Cầm khắc họa:
“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tà
Ruộng ta khô Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
Hiện thực của những ngày đầu ta yếu, địch mạnh ấy cũng giống như khi Lê Lợi mới gây dựng khởi nghĩa Lam Sơn được Nguyễn
Trãi viết trong "Bình Ngô đại cáo":
"Ta đây!
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình."
Nghệ thuật chiến tranh du kích là phải dựa vào là phải dựa vào địa hình hiểm trở, rừng núi để đánh giặc. Bởi vậy mà núi đá, rừng
cây cũng tham gia đánh giặc. Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp, hiền hòa trong bức tranh tứ bình nay bỗng trở thành những chiến sĩ thực
thụ trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Luận cứ 2: 2 câu tiếp
“Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Núi đá tham gia đánh giặc: Những dãy núi trùng điệp dàn trải như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm che chở bộ đội, dân quân,
du kích,… Tư thế hiên ngang kiêu hùng của những vách núi làm cho kẻ thù bất lực.
Rừng cây cũng tham gia đánh giặc: Rừng cây vừa bao vây quân thù, vừa chở che bộ đội. Rừng núi vốn là những vật vô tri, song dưới
con mắt của nhà thơ, trong cuộc kháng chiến trường kì toàn dân, toàn diện cũng trở nên có ý chí, có tình người. Chúng cùng quân
dân ta tham gia chiến đấu và trở thànhđồng đội với quân và dân ta trong cuộc chiến. Với nghệ thuật nhân hóa, Tố Hữu đã biên
núi rừng, thiên nhiên thành những người lính anh dũng kiên cường.
* Luận cứ 3: 2 câu tiếp
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
Bốn mặt sương mù: Khung cảnh chiến đấu vừa hào hùng vừa thơ mộng, đất trời bao la chìm trong sương mù dày đặc. Màn sương
ấy như che chở cho quân ta và cản bước quân thù.
"Cả chiến khu một lòng": Cả núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng chung một nhịp đập trái tim. Tất cả đang hướng về cuộc chiến
đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương yêu dấu. Cụm từ này đã nhấn mạnh tình đoàn kết quân dân, sự gắn bó
giữa con người và thiên nhiên. Tất cả bừng lên ngọn lửa căm hờn, ngọn lừa hừng hực tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
Qua những câu thơ này, Tố Hữu thế hiện lòng tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta. Khi Tổ quốc, quê hương cần, tất cả thiên nhiên và
con người đều sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh. Ngay từ những ngày đầu vất vả, gian khổ nhất khí thế chiến đấu của quân và dân
ta trên chiến khu Việt Bắc đã cao ngất trời, không khác gì khí thế của quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Ba quân tì hổ khí thôn ngưu”
(Múa giáo non sông trải mấy thâu - Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
* Luận cứ 4: 4 câu tiếp
“Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng, nhớ sang Nhị Hà”
Câu thơ "Ai về ai có nhớ không?": Đại từ "'ai" lặp lại 2 lần, tuy phiếm chỉ nhưng kết hợp thành "'ai về" rõ ràng là chỉ người đi. Cả
câu thơ là một câu hỏi. Câu hỏi ấy cũng không phải để được trả lời mà là một câu hỏi tu từ để cho thấy người ra đi đang tự nhìn
vào lòng mình và sử dụng câu hỏi như một cây cầu nối để dẫn dắt vào nỗi nhớ về những trận đánh, chiến thắng.
Với quyết tâm đánh giặc, cả chiến khu từ thiên nhiên đến con người đều một lòng chiến đấu nên ta đã có những trận đánh,
những chiến thắng bước đầu.
Điệp từ "nhớ" được lặp lại 4 lần trong 4 câu thơ khẳng định sâu sắc nỗi nhớ niềm thương của người cán bộ về xuôi. Cũng trong 4
câu thơ, nhà thơ còn sử dụng nhiều tên địa danh. Nhưng đó không phải những địa danh đơn thuân mà là những địa danh diễn ra
những trận đánh, những chiến thắng của quân và dân ta. Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ "Tây Tiến" cũng nhắc đến rất nhiều
tên địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Mai Châu, Pha Luông, Mường Hịch...
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Những tên địa danh ấy gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ về một thời Tây Tiến. Nhưng ở đây, các địa
danh trong thơ Tố Hữu không chỉ gợi niềm thương, nỗi nhớ mà còn là niềm tự hào chiến thăng. Đoạn thơ là lời khẳng định đầy tự
hào rằng ta vẫn có thể chiến đấu và chiến thắng trong những ngày đầu khó khăn, gian khổ nhất.
Luận điểm 3: Đánh giá NT và ND
Thể thơ lục bát được tác giả phô diễn với những tình cảm, tư tưởng mới mẻ vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai
điệu phong phú cho bài thơ. Nhiêu biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét
cách tân. Đặc biệt, đáng chú ý trong bài thơ là âm hưởng rất hùng tráng khi miêu tả cuộc ra quân vĩ đại của dân tộc. Có thể nói
"Việt Bắc" là thơ trữ tình chính trị và đoạn thơ này mang đầy cảm hứng anh hùng ca, đậm màu sắc sử thi lãng mạn.
Luận điểm 4: Nhận xét
Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam 1945 - 1975 là thể hiện rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Chất sử thi trong văn học thường được thể hiện khi nó tập trung phản ánh những vân đê có ý nghĩa sông còn của đất nước: Tố
quốc còn hay mất, tự do hay no lẹ. Nhân vật chính là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; găn bó sô
phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu. Giọng điệu sử thi là giọng ngợi ca, trang trọng và
đẹp tráng lệ, hào hùng.
Trong thơ Tố Hữu thường thấy những sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thường thể hiện chủ yếu, đồng thời cũng đề cập
những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và mang tính chất toàn dân. Thơ Tố Hữu thương có các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và
thời đại. Sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thường thể hiện chủ yếu, đồng thời cũng đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch
sử và mang tính chất toàn dân. Trong đó Việt Bắc là bản tổng kết bằng thơ, là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ ra đời nhân sự kiện lớn có tính lịch sử của thời đại, thể hiện tình cảm cách mạng sâu sắc giữa những người cán bộ cách
mạng miền xuôi với người dân Việt Bắc và căn cứ địa cách mạng.
Chính điểm nhìn nghệ thuật mang tính sử thi của nhà thơ đã nâng các nhân vật trữ tình trong bài thơ thành những con người
nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc mà ở đây là hình ảnh người cán bộ cách mạng miền xuôi, người dân Việt Bắc,
hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng chiến đấu hỉ sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, là đoàn dân công
ra chiến trường.
Ngoài ra, tính sử thi trong đoạn thơ còn được thể hiện qua một hồn thơ luôn hướng tới cái ta chung, âm điệu hào
hùng, dồn dập tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo cho thơ Tố Hữu: tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

*Kết bài:
"Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp trên đời trở thành bất tử". Dù thời gian có tấp nập chảy trôi, bao đời người dâu bể.
Công việc của nó là phủ bụi, là xóa nhòa tất cả những gì là văn chương, nghệ thuật thì bài thơ "Việt Bắc" vẫn còn sống mãi
trong lòng độc giả

You might also like