Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Phần 1: Toán Học Trung Học Phổ Thông

Toán 10
 Đại Số
1. Mệnh Đề - Tập Hợp
2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
3. Phương trình và Hệ phương trình
4. Bất đẳng thức và Bất phương trình
5. Thống Kê
6. Cung và góc lượng giác , công thức lượng giác
 Hình Học
1. Vectơ
2. Tích vô hướng của 2 vector và ứng dụng
3. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Toán 11
 Đại Số & Giải Tích
1. Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
2. Tổ hợp và Xác suất
3. Dãy số, Cấp số cộng, cấp số nhân
4. Giới Hạn
5. Đạo Hàm
 Hình Học
1. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
2. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.Quan hệ vuông góc
3. Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
Toán 12
 Đại số
1. Ứng dụng của Đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số
2. Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ. Hàm số Logarit
3. Nguyên Hàm và Tích Phân
4. Số Phức
 Hình Học
1. Khối Đa Diện
2. Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu
3. Phương pháp tọa độ trong không gian

Sự khác nhau giữa toán học Sơ Cấp và Toán Cao Cấp ?


 Việc khám phá ra phép tính Vi – Tích phân đã khai sinh ra Toán Cao Cấp
 Cơ sở để phân chia Toán Sơ Cấp và Toán Cao Cấp là ở đối tượng nghiên cứu
của nó. Chứ không phải ở việc “Khó” hay “Dễ”.
 Toán Sơ Cấp: Nghiên cứu các đại lượng bất biến, sử dụng các phương pháp
đặc biệt để khảo sát bài toán.
 Toán Cao Cấp: Nghiên cứu các đại lượng biến thiên, sử dụng các phương
pháp tổng quát để khảo sát bài toán.
Toán cao cấp A1, A2, A3 là chương trình toán đại cương dành cho sinh viên các nhóm
ngành toán và nhóm ngành thuộc khối kỹ thuật.
Nội dung toán cao cấp A1, A3: Chủ yếu là phép tính vi phân của hàm một biến hoặc
nhiều biến. Nội dung toán cao cấp A2: Là các Cấu trúc đại số và Đại số tuyến tính.

GIẢI TÍCH
Nghiên cứu về các khái niệm giới hạn, đạo hàm, tích phân... Nó có vai trò chủ đạo trong
giáo dục đại học hiện nay.

Phép toán cơ bản của giải tích là "phép lấy giới hạn". Để nghiên cứu giới hạn của một
dãy số, hàm số,... ta phải "đo" được "độ xa gần" giữa các đối tượng cần xét giới hạn đó.
Do vậy, những khái niệm như là mêtric, tôpô được tạo ra để mô tả một cách chính xác,
đầy đủ việc đo độ xa, gần ấy. Các yếu tố được nghiên cứu trong giải tích thường mang
tính chất "động" hơn là tính chất "tĩnh" như trong đại số.

 Tập hợp và ánh xạ


 Số Thực
Giải Tích A1
 Dãy số và chuỗi số thực
(Cơ sở và vi tích
 Hàm số liên tục
phân)
 Đạo hàm
 Tích phân Riemann

 Không gian Metric, không gian định chuẩn và Rn


 Hàm liên tục
 Vi phân hàm nhiều biến
Giải Tích A2  Cực trị hàm nhiều biến
 Chuỗi số
 Chuỗi số trên không gian định chuẩn
 Chuỗi lũy thừa

 Tích phân bội


Giải Tích A3  Tích phân đường
 Tích phân mặt

 Phương trình vi phân cấp 1


 Phương trình vi phân cấp cao
Giải Tích A4
 Hệ thống phương trình vi phân cấp 1
Giải Tích Hàm (Functional analysis)
Giải tích hàm là một ngành của giải tích toán học nghiên cứu các không gian vector được
trang bị thêm một cấu trúc tôpô phù hợp và các toán tử tuyến tính liên tục giữa chúng
 Không gian Mêtric
 Không gian Banach
 Ánh xạ tuyến tính
 Không gian Hilbert
 Phổ của toán tử Compac
 Không gian vector Tôpô

Giải Tích Phi Tuyến (Nonlinear functional analysis)


Các phương pháp thông dụng trong giải tích phi tuyến: Nguyên lý ánh xạ co, bậc tôpô
của các trường vectơ compac, các định lý điểm bất động, tính vi phân trong không gian
vô hạn chiều.
 Định lý ánh xạ co
 Phương pháp Compắc
 Tính vi phân trong không gian định chuẩn
Giải Tích Số (Numerical Analysis)
Giải tích số là ngành nghiên cứu về thuật toán sử dụng các số xấp xỉ đối với hàm liên tục.Một trong những
bản ghi chép toán học sớm nhất về giải tích số là một bản ghi Babylon YBC 7289, trong đó nêu một phép
tính xấp xỉ , độ dài đường chéo của hình vuông đơn vị.
 Lý thuyết sai số
 Xấp xỉ tốt nhất
 Xấp xỉ hàm bằng đa thức nội suy
 Tính gần đúng đạo hàm và tích phân
 Giải phương trình phi tuyến
 Giải hệ phương trình đại số tuyến tính
 Giải gần đúng phương trình vi phân

Giải Tích Phức/Lý thuyết hàm biến phức (Complex Analysis/Theory of functions of a complex variable)
Nghiên cứu các hệ hàm số một hay nhiều biến và các biến số đều là số phức. Nó được
ứng dụng trong các ngành như Lý thuyết số, Toán ứng dụng cũng như trong vật
lý(hydrodynamics, thermodynamics, electrical engineering).

Giải Tích Thực (Real Analysis)


Là một phân ngành của giải tích làm việc với các hàm số xác định trên một tập và lấy giá
trị trên trường số thực. Nó nghiên cứu các khái niệm dãy, giới hạn, tính liên tục của hàm
số, vi phân và tích phân trên trường số thực và các dãy hàm thực, các khái niệm phức tạp
hơn như lý thuyết độ đo và tích phân Lebesgue. Môn học này cũng phát triển các khái
niệm hiện đại như hàm suy rộng (generalized function).

Hình Học Giải Tích (Hình học tọa độ hay hình học Descartes)
Là môn học thuộc hình học sử dụng những nguyên lý của đại số. Thường sử dụng hệ tọa
độ Descartes cho những phương trình theo mặt phẳng, đường, đường cong, và đường
tròn, nhiều khi có hai hay ba chiều đo. Theo một số người, hình học giải tích là nguồn
gốc của toán học hiện đại.
Ngoài ra còn có một số môn của Giải Tích trình độ M.s như: Giải Tích Ngẫu Nhiên
Giải Tích Đa Trị, Giải Tích Tiệm Cận, Giải Tích Lồi, Giải Tích Trên Đa Tạp,Giải Tích
Vi Phân, Lý Thuyết Hàm Giải Tích, Hình Học Giải Tích Phức, Hình Học Giải Tích
Thực.

ĐẠI SỐ
Là một ngành toán học nghiên cứu một cách trừu tượng hệ thống số đếm và các phép tính
giữa chúng, bao gồm cả một số chủ đề cao cấp như lý thuyết nhóm, vành, trường, lý
thuyết bất biến ...
Đại số được xem như là ngành toán học mở rộng hóa và trừu tượng hóa của bộ môn số
học.
Đại số giảng dạy trong trường phổ thông chủ yếu liên quan đến các phép tính trên số
thực, các hàm số, phương trình và đồ thị sơ cấp. Các nhà toán học gọi môn này là đại số
sơ cấp.
Đại số sơ cấp
Môn học này nghiên cứu thuộc tính của các phép tính trên số thực, sử dụng các ký hiệu
thế chỗ để biểu diễn các hằng số và biến số, vận dụng các quy tắc biến đổi các biểu thức
toán học và các phương trình chứa những ký hiệu này.
 Hàm Số
 Phương trình - Hệ phương trình
 Bất đẳng thức - Bất phương trình
 Phương trình, bất phương trình vô tỉ
 Phương trình, bất phương trình mũ
 Phương trình, bất phương trình Logarit
 Phương trình, bất phương trình Lượng Giác
Đại số đại cương(Tiếp cận với những kí hiệu và tính toán hình thức)
Trong môn học này các cấu trúc đại số như nhóm, vành, trường được định nghĩa như các
tiên đề và được nghiên cứu.
 Nhóm
 Vành
 Trường
 Vành đa thức
 Môđun và đại số
Đại số tuyến tính (Linear Algebra)
Môn học này nghiên cứu các thuộc tính đặc trung của không gian vectơ.
 Không gian Vector
 Định thức
 Ma trận
 Ánh xạ tuyến tính
 Hệ phương trình tuyến tính
 Không gian vector Euclide và dạng toàn phương
Đại số giao hoán (Commutative Algebra)
Trang bị cho sinh viên chuyên ngành Đại số những kiến thức về: Vành giao hoán, iđêan
nguyên tố, iđêan tối đại, môđun trên vành giao hoán, vành và môđun Noether, định lý cơ
sở Hilbert, phân tích nguyên sơ, vành và môđun các thương, các định lý đẳng cấu.

Đại số trừu tượng (Abstract Algebra)


Đại số trừu tượng là một ngành toán học liên quan đến việc nghiên cứu các cấu trúc đại
số như nhóm, vành (toán học), trường, hay các cấu trúc tổng quát khác. Thuật ngữ đại số
trừu tượng được sử dụng để phân biệt với đại số sơ cấp hay "đại số phổ thông", trong đó
người ta giảng dạy các quy tắc chính xác để biến đổi các công thức và các biểu thức toán
học đối với số thực và số phức, và biến số. Đại số trừu tượng trong thời gian nửa đầu của
thế kỷ 20 được biết đến như là đại số hiện đại.

Đại số không giao hoán


Đại số đồng điều
Đại số máy tính
Hình học đại số
Lý thuyết số
Toán Rời Rạc
Toán học rời rạc (Discrete Mthematics) là tên chung của nhiều ngành toán học có đối
tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc, các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện
khoa học máy tính làm thành cơ sở toán học của khoa học máy tính. Nó còn được gọi là
toán học dành cho máy tính. Người ta thường kể đến trong toán học rời rạc lý thuyết tổ
hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.

Lý thuyết tổ hợp Lý thuyết tính toán Mật mã học Lý thuyết đồ thị


HÌNH HỌC
Hình học là ngành toán học nghiên cứu liên hệ không gian. Dùng kinh nghiệm, hay có lẽ
bằng trực giác, người ta nhận ra không gian theo những đặc điểm cơ bản, thuộc hình học
gọi là hệ tiên đề. Hệ tiên đề bao gồm các khái niệm nguyên thủy không định nghĩa và các
tiên đề (còn được gọi là các định đề) không chứng minh quy định mối quan hệ giữa các
khái niệm ấy.
Hình học Euclid
Hệ tiên đề hình học đầu tiên được tập hợp hệ thống và công bố trong tác phẩm Cơ
sở của Euclid. Hệ tiên đề này lấy mô hình từ không gian vật lý theo nhận thức của thời
đó. Các khái niệm nguyên thuỷ trong hệ tiên đề này là điểm,đường thẳng và mặt phẳng.
Từ ba khái niệm cơ bản này và một số rất ít các tiên đề, Euclid đã xây dựng thành nội
dung toàn bộ môn hình học ở phổ thông hiện nay, mà sau này các nhà toán học gọi là
hình học Euclid.
Tuy nhiên, các tiên đề/định đề và một số khái niệm do Euclid xây dựng chưa đủ chặt chẽ
do chưa có sự hoàn thiện về lý thuyết tập hợp. Sau này David Hilbert đã hoàn chỉnh lại
thành một hệ tiên đề chặt chẽ và hoàn chỉnh. Môn hình học dạy trong chương trình phổ
thông hiện nay thường chia ra hình học phẳng và hình học không gian.
Hình học là một trong những môn học xuất hiện khá sớm. Hàng ngàn năm trước Công
nguyên, con người đã phải đo đạc các thửa ruộng, đong thóc gạo khi thu hoạch, xây dựng
những kim tự tháp khổng lồ. Môn hình học lúc đầu ra đời có ý nghĩa là là một khoa học
về đo đạc. Nhưng rồi, con người không phải chỉ cần đo đất, mà cần nghiên cứu nhiều
điều phức tạp hơn. Tuy nhiên, hình học chỉ trở thành môn khoa học thực sự khi con
người nêu lên các tính chất hình học bằng con đường suy diễn chặt chẽ, chứ không phải
từ đo đạc trực tiếp.

Hình học phi Euclid là bộ môn hình học dựa trên cơ sở phủ nhận ít nhất một trong số
những tiên đề Euclid. Hình học phi Euclid được bắt đầu bằng những công trình nghiên
cứu của Lobachevsky (được Lobachevsky gọi là hình học trừu tượng) và phát triển
bởi Bolyai, Gauss, Riemann.
Hình học phi Euclid là cơ sở toán học cho lý thuyết tương đối của Albert Einstein, thông
qua việc đề cập đến độ cong hình học của không gian nhiều chiều.

Hình học fractal


Fractal là một thuật ngữ do nhà Toán học Mandelbrot đưa ra khi ông khảo sát những hình
hoặc những hiện tượng trong thiên nhiên không có đặc trưng về độ dài. Mandelbrot là
nhà toán học vĩ đại của thế kỷ 20. Ông nó rằng: “Các đám mây không phải là hình cầu,
các ngọn núi không phải là hình nón”. Theo ông Fractal là chỉ những đối tượng hình học
có hình dáng ghồ ghề, không trơn nhẵn trong thiên nhiên. Cụ thể hơn đó là những vật thể
có tính đối xứng sắp xếp trong một phạm vi nhất định, có nghĩa là khi ta chia một vật thể
fractal, với hình dáng ghồ ghề, gãy góc ra thành những phần nhỏ thì nó vẫn có được đặc
tính đối xứng trong một cấu trúc tưởng như hỗn đoạn. Hình dáng các đám mây, đường đi
của các tia chớp là những ví dụ mà ta dễ nhìn thấy được.
Rất nhiều người, khi có dịp làm quen với hình học fractal đã nhanh chóng thích thú có
khi đến say mê, bởi nhiều lý do: Một là, hình học fractal ra đời và phát triển với nhiều ý
tưởng mới lạ, độc đáo, gợi cho ta một cách nhìn thiên nhiên khác với cách nhìn quá quen
thuộc do hình học Euclid đưa lại từ mấy nghìn năm nay. Hai là, hình học fractal thường
được xây dựng với quy tắc khá đơn giản, nhưng đưa đến những hình ảnh rất lạ mắt, rất
đẹp. Ba là, hình học fractal có nhiều ứng dụng phong phú, đa dạng, có khi rất bất ngờ vào
rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các ngành xây dựng, khai thác dầu khí, chế tạo dụng cụ
chính xác… đến sinh lý học, ngôn ngữ học, âm nhạc. Bốn là, hình học fractal là một
ngành toán học cao cấp, hiện đại nhưng một số ý tưởng của nó, một số kết quả đơn giản
của nó có thể trình bày thích hợp cho đông đảo người đọc.
Hình học Euclid được giới thiệu ở trường trung học với việc khảo sát các hình đa
giác, hình tròn, hình đa diện, hình cầu, hình nón…Hơn hai nghìn năm qua hình học
Euclid đã có tác dụng to lớn đối với nền văn minh nhân loại, từ việc đo đạc ruộng đất đến
vẽ đồ án xây dựng nhà cửa, chế tạo vật dụng và máy móc, từ việc mô tả quỹ đạo của các
hành tinh trong hệ mặt trời đến mô tả cấu trúc của nguyên tử. Tuy nhiên, qua hình học
Euclid ta nhìn mọi vật dưới dạng “đều đặn”, ”trơn nhẵn”. Với những hình dạng trong
hình học Euclid ta không thể hình dung và mô tả được nhiều vật thể rất quen thuộc xung
quanh như quả núi, bờ biển, đám mây, nhiều bộ phận trong cơ thể như mạch máu… là
những vật cụ thể cực kỳ không đều đặn không trơn nhẵn mà rất xù xì, gồ ghề. Một ví dụ
đơn giản: bờ biển đảo Phú Quốc dài bao nhiêu? Ta không thể có được câu trả lời. Nếu
dùng cách đo hình học quen thuộc dù thước đo có nhỏ bao nhiêu đi nữa ta cũng đã bỏ qua
những lồi lõm giữa hai đầu của thước đo ấy, nhất là chỗ bờ đá nhấp nhô. Và với thước đo
càng nhỏ ta có chiều dài càng lớn và có thể là… vô cùng lớn.

Hình học vi phân


Hình học vi phân là một nhánh của toán học sử dụng các công cụ và phương pháp
của phép tính vi phân và tích phân cũng như đại số tuyến tính và đại số đa tuyến để
nghiên cứu các vấn đề của hình học.
Lý thuyết về các đường cong trong mặt phẳng và không gian cũng như về các mặt
cong trong không gian Euclid ba chiều đã trở thành cơ sở và cho sự phát triển ban đầu
của hình học vi phân vào thế kỷ thứ 18 và 19. Cuối thế kỷ thứ 19, hình học vi phân đã
phát triển thành một lĩnh vực nghiên cứu những cấu trúc hình học tổng quát trên các đa
tạp khả vi. Nó cũng có liên hệ mật thiết với ngành tôpô vi phân, và là một khía cạnh hình
học của lĩnh vực phương trình vi phân. Chứng minh của Grigori Perelman về giả thuyết
Poincaré sử dụng kĩ thuật dòng Ricci cho thấy sức mạnh của cách tiếp cận theo phương
pháp hình học vi phân trong các câu hỏi và vấn đề của tôpô học và làm nổi bật vai trò
quan trọng của các phương pháp giải tích.Hình học vi phân các mặt cong cũng đã thể
hiện được nhiều ý tưởng chìa khóa và các đặc trưng kĩ thuật của lĩnh vực hình học vi
phân.
Lịch sử phát triển
Hình học vi phân đã được phát triển từ các nghiên cứu của Gaspard Monge và Carl
Friedrich Gauss trong thời gian đầu thế kỷ 19. Trong thời gian này, toán học vẫn còn
được nảy sinh mạnh mẽ từ các nhu cầu thực tiễn, và những kết quả quan trọng của toán
học đã được đem ứng dụng cho việc đo vẽ bản đồ, định hướng trong hàng hải và khảo
sát. Chúng được phát triển từ phương pháp hình chiếu bản đồ, đường trắc địa và độ cong
Gauss. Cũng từ đây Gauss đã chú ý tới vấn đề tổng các góc trong một tam giác cầu không
bằng 180 độ, và từ đó ông đã có những ý tưởng về hình học phi Euclid, trở thành những
nhà tiên phong trong lĩnh vực hình học vi phân. Sau đó những đóng góp quan trọng cho
lĩnh vực này đã được các nhà toán học bao gồm Bernhard Riemann,Elwin Bruno
Christoffel , và Gregorio Ricci-Curbastro đưa ra vào cuối thế kỷ 19. Những nghiên cứu
này đã được tập hợp và hệ thống hóa lại vào cuối thế kỷ 19 bởi các nhà toán học Jean
Gaston Darboux và Luigi Bianchi.[1]
Các ứng dụng của hình học vi phân
Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng của hình học vi phân trong toán học và khoa
học:
 Trong Vật lý học, có ba ứng dụng chính là:
 Hình học vi phân là công cụ cơ bản trong việc nghiên cứu thuyết tương đối
tổng quát của Einstein[2]. Theo lý thuyết này, vũ trụ là một đa tạp trơn
được trang bị cùng với metric giả-Riemann, cho phép miêu tả được độ
cong của không thời gian. Áp dụng độ cong không thời gian là một việc
không thể thiếu trong việc xác định vị trí của các vệ tinh nhân tạo quay
xung quanh Trái Đất như hệ GPS. Hình học vi phân cũng là một công cụ
không thể thiếu trong nghiên cứu thấu kính hấp dẫn và lỗ đen.
 Các dạng vi phân rất có ích trong nghiên cứu điện từ học.
 Hình học vi phân được áp dụng trong cả cơ học Lagrange và cơ học
Hamilton. Đặc biệt các đa tạp Symplectic có thể dùng để nghiên cứu
những hệ Hamilton.
 Trong kinh tế học, hình học vi phân có ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế lượng[3].
 Áp dụng hình học vi phân vào mô hình hình học (bao gồm đồ họa máy tính)
và thiết kế hình học trên máy tính làm đơn giản hóa các đối tượng hình học.
 Trong kĩ thuật, nó được áp dụng để giải quyết các vấn đề trong xử lý tín hiệu
số[4] và trong lý thuyết đàn hồi.
 Trong xác suất, thống kê, và lý thuyết thông tin, chúng ta có thể giải thích nhiều
cấu trúc khác nhau bằng các đa tạp Riemann, và nó là công cụ chủ yếu của hình
học thông tin(information geometry), đặc biệt thông qua metric thông tin Fisher.
 Trong địa chất cấu tạo, hình học vi phân được sử dụng để phân tích và miêu tả các
cấu trúc địa tầng.
 Trong trực quan máy tính (computer vision), hình học vi phân được sử dụng để
phân tích các hình dạng.[5]

Hình học Riemann


Hình học Riemann là một nhánh của hình học vi phân nghiên cứu các đa tạp Riemann, đa
tạp trơn với metric Riemann hay với một tích trong (inner product) trên không gian tiếp
tuyếntại mỗi điểm mà các điểm này thay đổi trơn từ điểm này sang điểm khác. Điều này
cho các kết quả đặc biệt như khái niệm cục bộ về góc, độ dài cung, diện tích mặt, và thể
tích. Từ các khái niệm này một vài đại lượng toàn cục được dẫn ra bằng cách tích
phân các thành phần cục bộ.
Hình học Riemann bắt nguồn từ tầm nhìn của Bernhard Riemann trong một bài giảng của
ông Über die Hypothesen, welche der Geometrie zu Grunde liegen (tiếng Việt: Về các
giả thuyết trong đó hình học là cơ sở). Nó là một sự tổng quát trừu tượng và rộng lớn
của hình học vi phân các mặt cong trong R3. Quá trình phát triển hình học Riemann đã
tổng hợp rất nhiều kết quả khác nhau trong hình học của các mặt và mối quan hệ của
các đường trắc địa trên các mặt, các kĩ thuật của nó được ứng dụng để nghiên cứu các đa
tạp khả vi trong không gian nhiều chiều. Hình học Riemann cũng được áp dụng
trong thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein, có tác động tích cực đến lý thuyết
nhóm và lý thuyết biểu diễn, cũng như là giải tích toàn cục, và là động lực để phát triển tô
pô đại số và tô pô vi phân.

Nhóm Lie
Trong toán học, một nhóm Lie, được đặt tên theo nhà toán học người Na Uy là Sophus
Lie (IPA pronunciation: [liː], đọc như là "Lee"), là một nhóm (group) cũng là một đa tạp
khả vi (trơn) (differentiable manifold), với tính chất là phép toán nhóm tương thích
với cấu trúc khả vi. Nhóm Lie đại diện cho lý thuyết phát triển nhất của các đối xứng liên
tục. Điều này đã làm nhóm Lie trở thành một công cụ gần như cho tất cả các ngành toán
học hiện đại, và vật lý lý thuyết hiện đại, đặc biệt là trong lý thuyết hạt cơ bản.
Vì nhóm Lie là một đa tạp khả vi, nó có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng giải tích
vi phân (differential calculus), điều này không làm được với các nhóm topo tổng quát
hơn. Một trong những ý tưởng chính trong lý thuyết về nhóm Lie, đề xuất bởi Sophus
Lie, là thay thế cấu trúc toàn cục, nhóm, bằng một phiên bản mang tính địa phương của
nó hay còn gọi là phiên bản đã được làm tuyến tính hóa, mà Lie gọi là một nhóm cực
nhỏ. Phiên bản này bây giờ được biết đến như là đại số Lie.
Nhóm Lie đã cung cấp một phương tiện tự nhiên để phân tích các đối xứng liên tục của
các phương trình vi phân (lý thuyết Picard-Vessiot), trong một cách thức như các nhóm
hoán vị(permutation group) được sử dụng trong lý thuyết Galois để phân tích các đối
xứng rời rạc của các phương trình đại số.

Lý rôn, lagrang, Boxano-cosi

You might also like