Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TỔNG ÔN LÝ THUYẾT HỌC KÌ 2- LUYỆN ĐỀ THI KHẢO SÁT CUỐI KÌ 2- HÓA 12

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II


TRẮC NGHIỆM: 32 CÂU
Mức độ nhận thức Tổng
Sốcâu
Nội dung Đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TT
kiến thức kiến thức Thời Thời Thời Thời
Số Số
Số CH gian gian gian Số CH gian
CH CH
(phút) (phút) (phút) (phút)

1 Kim loại
kiềm và
2 hợp chất 2 1 1* 4

Chương 6: Kim loại


kiềm thổ
Kim loại 2 2 1* 1** 6
và hợp
kiềm. Kim
chất
loại kiềm
thổ. Nhôm Nhôm và
hợp chất
3 3 1 1* 1** 6
của
nhôm

4 Sắt 2 2 1* 5
Chương 7:
Sắt và một Hợp chất
5 3 2 2* 1** 8
số kim loại của sắt
quan trọng
Crom và
6 hợp chất 2 2
của crom
Tổng
hợp kiến
8 1** 1
thức vô

Tổng
14 8 6 4 32

Tỉ lệ % 43,75% 25% 18,75 % 12,5%


100%

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 1
Câu 1. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Cu và Ag. B. Na và Fe. C. Al và Mg. D. Mg và Zn.
Câu 2. Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. MgCl2 B. CuSO4 C. FeCl3 D. AgNO3
Câu 3. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. RO2. B. RO. C. R2O. D. R2O3.
Câu 4. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Fe. B. Al. C. K. D. Mg.
Câu 5. Cho bột Fe tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch X và giải phóng khí H2. Cũng cho
bột Fe với khí Cl2 dư thì thu được chất rắn Y. Cho biết chất X, Y lần lượt là

1/18
A. FeCl, FeCl2 B. FeCl2, FeCl2 C. FeCl3, FeCl2 D. FeCl2, FeCl3
Câu 6. Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. nước vôi trong. B. giấm ăn.
C. dung dịch muối ăn. D. ancol etylic
Câu 7. Công thức hóa học của sắt (III) nitrat là
A. FeCl3. B. Fe2(SO4)3. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2.
Câu 8. Kim loại Al có tính khử mạnh, nhưng những đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày vẫn được làm
bằng nhôm là do:
A. Trên bề mặt của các vật này có lớp màng oxit nhôm Al2O3 bền vững bảo vệ.
B. Al bị thụ động hoá .
C. Có lớp Al(OH)3 không tan trong nước bảo vệ.
D. Al không tác dụng với O2 trong không khí.
Câu 9. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.
Câu 10. Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH?
A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
Câu 11. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá.
Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. nicotin. B. moocphin. C. cafein. D. aspirin.
Câu 12. Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với khí Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho
tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z.
Vậy X là kim loại nào sau đây?
A. Zn B. Al C. Fe D. Mg
Câu 13. Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 thì vừa thu được kết tủa và vừa có
khí thoát ra?
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. HCl. D. H2SO4.
Câu 14. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+. B. Na+. C. Mg2+. D. Ag+.
Câu 15. Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng có tính vĩnh cửu?
A. NaNO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. HCl.
Câu 16. Crom tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng), thu được sản phẩm là
A. Cr2S3. B. CrS3. C. CrSO4. D. Cr2(SO4)3
Câu 17. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al B. Fe C. K D. Ba
Câu 18. Kim loại kiềm thổ nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Sr B. Ca C. Be D. Ba
Câu 19. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là
A. manhetit B. pirit. C. Xiđehit D. hematit
Câu 20. Phèn chua là hoá chất được dùng nhiều trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy,
2/18
chất làm cầm màu trong nhuộm vải và làm trong nước đục . Công thức hoá học của phèn chua là:
A. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)2.12H2O
C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O D. KAl(SO4)2.24H2O
Câu 21. Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một
cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. CaCl2. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
Câu 22. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit nào sau đây?
A. BaO B. Fe2O3. C. K2O. D. MgO.
Câu 23. Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
dùng để hàn đường ray tàu hỏa . Kim loại X là
A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 24. Cho dung dịch chứa 0,02 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16 B. 7,9 C. 5,74 D. 3.24

Câu 25. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 32 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho
toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là
A. 16. B. 15. C. 30. D. 60.

Câu 26. Hỗn hợp bột kim loại X và bột oxit của kim loại Y khi xảy ra phản ứng sẽ tự toả nhiệt với hiệu
ứng nhiệt của phản ứng rất lớn, nâng nhiệt độ của hệ đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại Y vào khoảng
35000C. Phần oxit của kim loại X nổi thành xỉ trên bề mặt kim loại Y lỏng. Người ta lợi dụng phản ứng
này để thực hiện quá trình hàn kim loại, nhất là đầu nối của các thanh ray trên đường ray xe lửa. Kim
loại X và oxit của kim loại Y lần lượt là:
A. Al và Fe2O3 B. Al và MgO C. Mg và Al2O3 D. Fe và Al2O3
Câu 27. Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa
nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 12,8 gam B. 8,2 gam C. 9,6 gam. D. 6,4 gam

Câu 28. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát
ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. B. 1,12. C. 4,48. D. 6,72.

Câu 29. Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
3/18
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 30. Hoà tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Giá trị
của m là
A. 11,2. B. 8,4. C. 5,6. D. 2,8.

Câu 31. Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể
tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít.

Câu 32. Cho sơ đồ chuyển hóa:

NaOH Z NaOH E CaCO3


Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa
học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaHCO3, CaCl2. B. CO2, CaCl2.
C. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. D. NaHCO3, Ca(OH)2.
Câu 33. Hoà tan 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24
lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 2,0 lít B. 4,2 lít C. 4,0 lít D. 5,0 lít

Câu 34. Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3(nung nóng), thu được
m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ hỗn hợp khí X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9
gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,92 B. 3,75 C. 2,48 D. 3,88

Câu 35. Để hoà tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần dùng tối thiểu 50 ml dung dịch NaOH 0,2M. Giá trị của
m là
A. 1,02 gam. B. 0,51 gam. C. 1,53 gam. D. 2,04 gam.

4/18
Câu 36. Cho dung dịch H2SO4 loãng dư vào sắt (III) hydroxit Fe(OH)3, phản ứng tạo ra muối nào sau
đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO3. C. FeS2. D. FeS.
Câu 37. Nung nóng hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn thu
được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và thu được
16,8 gam phần không tan Z. Mặt khác, nếu hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch axit chứa hỗn hợp
HCl 1M và H2SO4 0,5M thì cần V lít dung dịch axit. Giá trị của V là
A. 1,0. B. 0,9. C. 1,5. D. 1,2.

Câu 38. Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X phản
ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:
A. 40ml B. 20ml C. 80ml D. 60ml

Câu 39. Hỗn hợp X gồm 4,48 gam Fe, 4,8 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều
kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác
dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4x mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH
dư, thu được x mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,51. B. 4,05. C. 5,40. D. 4,86.

Câu 40: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06 M
và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 1,182. B. 3,904. C. 2,364. D. 1,97.

5/18
ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 2
Câu 1. Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch
H2SO4 loãng là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 2. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
B. kết tủa màu trắng hơi xanh.
C. kết tủa màu xanh lam.
D. kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 3. Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân
dung dịch (điện cực trơ) là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 4. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có công thức
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước . Chất X được gọi là
A. muối ăn. B. thạch cao. C. vôi sống. D. phèn chua .
Câu 5. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. RO. B. R2O3. C. R2O. D. RO2.
Câu 6. Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al2O3. B. FeCO3. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 7. Cho 16,8 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 6,4 gam. B. 6,8 gam. C. 12,0 gam. D. 17,6 gam.

Câu 8. Chất có khả năng làm mềm tính cứng tạm thời, lẫn tính cứng vĩnh cửu của nước cứng là
A. NaCl. B. Na2CO3 C. HCl. D. Ca(OH)2
Câu 9. Dãy gồm hai chất có tính oxi hoá, không có tính khử là
A. FeO, Fe2O3. B. Fe(OH)2, FeO.
C. Fe(NO3)2, FeCl3. D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2,+3,+6.
B. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
C. CrO3 là oxi axit.
D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
Câu 11. Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây ?
A. Cr2O3. B. Cr(OH)3. C. Na2CrO4. D. NaCrO2.
Câu 12. Hêmatit là một trong những quặng quan trọng của sắt. Thành phần chính của quặng hêmatit là

6/18
A. FeCO3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 13. Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2CO3. B. KNO3. C. NaCl. D. KCl.
Câu 14. Để khử ion Cu trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
2+

A. K B. Fe C. Na D. Ba
Câu 15. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung
dịch HNO3 thấy có khí màu vàng nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy
có kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là
A. manhetit Fe3O4 B. xiđerit FeCO3 C. pirit sắt FeS2 D. hematit đỏ Fe2O3

Câu 16. Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ
bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào
sau đây?
A. NaCl. B. KOH. C. Ca(OH)2. D. HCl.
Câu 17. Ở một số địa phương, khi sử dụng nước giếng, khi mới bơm lên thì nước trong nhưng để lâu thì
có mùi tanh và khi giặt quần áo thì lại thấy quần áo bị ngả màu vàng, thậm chí một số nguồn nước có
sẵn màu ngả vàng. Đó là dấu hiệu cho biết nước đã bị nhiễm sắt. Màu vàng của các mẫu nước trên là do
hợp chất nào có trong nước tạo nên?
A. các muối của Fe3+. B. FeO.
C. Fe3O4. D. các muối của Fe2+.
Câu 18. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. H2 + CuO   Cu + H2O. B. Fe + ZnSO4 (dung dịch) 
 FeSO4 +Zn.
o
t

C. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) 


 CuCl2 + 2FeCl2. D. 2Na + 2H2O   2NaOH + H2.
Câu 19. Hòa tan một lượng FexOy bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Biết X vừa có
khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4 , vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Xác định
CTPT của oxit sắt
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. FeO hoặc Fe2O3
Câu 20. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư. B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.
Câu 21. Hòa tan m gam bột Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X
phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của m là:
A. 8,4 gam B. 5,6 gam C. 11,2 gam D. 28 gam

Câu 22. Nhúng thanh Fe vào 20 ml dung dịch CuSO4 1M, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ lượng
Cu tạo ra đều bám vào thanh Fe, khối lượng thanh Fe sẽ thay đổi như thế nào ?
A. tăng 0,16 gam. B. giảm 0,08 gam. C. giảm 0,16 gam. D. tăng 1,6 gam.

7/18
Câu 23. Để hoà tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần dùng tối thiểu 20 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của
m là
A. 1,53. B. 0,51. C. 1,02. D. 2,04.

Câu 24. Dung dịch X gồm 0,2 mol K+; 0,3 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,5 mol Cl- và x mol Y2-. Cô cạn
dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
A. SO42- và 68,45. B. CO32- và 90,3. C. CO32- và 126,3. D. SO42- và 169,5.

Câu 25: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Đá vôi (CaCO3).
C. Vôi sống (CaO). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 26: Cho các chất: Na, Na 2SO4 , Na 2 CO3 , NaHCO3 . Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 27: Cho các chất: NaOH, Na, K, KHCO3 . Số chất tác dụng với dung dịch HCl tạo ra chất khí là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 28: Cho các chất: KCl, Al, NaHCO3 ,CO2 , Al  OH 3  . Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 29. (QG.16): Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al. B. Li. C. Ca. D. Mg.
Câu 30. [MH2 - 2020] Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Cu. B. Na. C. Mg. D. Al
Câu 31. (QG.19 - 204). Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất
lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 32. (QG.19 - 201). Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Al.
Câu 33. [MH1 - 2020] Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Ag. B. Na. C. Mg. D. Al.
Câu 34. [MH - 2021] Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện
phân nóng chảy?
A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe.

8/18
Câu 35. [QG.21 - 201] Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm
mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit là
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 36. Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn
được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Kim loại M là
A. Al. B. Ca. C. Zn. D. Mg.

Câu 37. Cho 20 gam hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3 vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Fe2O3 trong X là
A. 4,0 gam. B. 6,0 gam. C. 9,2 gam. D. 8,0 gam.

Câu 38. Sục 1,12 lít khí CO2(đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được
là:
A. 5,91 gam B. 78,8 gam C. 98,5 gam D. 19,7 gam

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 3,25 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 0,56. B. 2,80. C. 1,12. D. 2,24.

Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và
CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít
khí (đktc). Giá trị của m là
A. 25,75. B. 16,55. C. 23,42 . D. 28,20.

Câu 41: Thông thường khi bị gãy tay, chân người ta phải bó bột lại vậy họ đã dùng hoá chất nào ?
A. CaSO4 B. CaSO4.2H2O C.2CaSO4.H2O D.CaCO3

9/18
Câu 42: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhúng dây thép vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hoá học.
B. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.
C. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O.
D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm hoàn toàn trong dầu hoả.
Câu 43: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3) tan hết trong nước dư.
(b) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.
(c) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục.
(d) Kim loại Cu oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch.
(e) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 44: (Trích đề thi 2022)Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + Ba(OH)2 → Y + Z (2) X + T → MgCl2 + Z
(3) MgCl2 + Ba(OH)2 → Y + T
Các chất X, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. MgSO4, NaCl. B. MgSO4, BaCl2. C. MgSO4, HCl. D. MgO, HCl.
Câu 45: Thực hiện các phản ứng sau:
1 X  CO2  Y  2 2X  CO2  Z  H2O
 3 Y  T  Q  X  H 2O  4 2Y  T  Q  Z  2H 2O
Hai chất X và T tương ứng là:
A. Ca  OH 2 , NaOH B. Ca  OH 2 , Na 2CO3
C. NaOH, NaHCO3 D. NaOH, Ca  OH 2
Câu 46: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết
tủa. Chất X là
A. AlCl3 B. CaCO3 C. BaCl2 D. Ca(HCO3)2
Câu 47: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X
là khí nào sau đây?
A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2.
Câu 48: ’’Nước đá khô’’ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và
khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.
Câu 49. (Đề minh họa 2019) Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào
dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác
nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,65. B. 7,45. C. 6,25. D. 3,45.

Câu 50. (QG - 2018): Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư,
thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 2,7 gam. B. 5,1 gam. C. 5,4 gam. D. 10,2 gam.

10/18
Câu 51. Đốt cháy 2,72 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 3,2 gam hỗn hợp X chỉ gồm các
oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư
vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4 gam chất rắn.
Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 10,80 gam. B. 31,57 gam. C. 32,11 gam. D. 19,41 gam.

Câu 52. Nhỏ từ từ hết 100 ml dung dịch chứa K2CO3 2M và KHCO3 3M vào 200 ml dung dịch HCl 2,1
M thu được khí CO2 (đktc). Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 2M và
Ba(OH)2 0,8M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 11,82 gam B. 31,52 gam C. 15,76 gam D. 27,58 gam

Câu 53. Cho các phát biểu sau:


a) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag.
b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu.
c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 thì thu được dung dịch chứa 2 muối.
d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
e) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
f) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 54: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.
(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

11/18
Câu 55: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư.
(b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ tương ứng 2:1) vào H2O dư.
(c) Cho Ag vào dung dịch HCl dư.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4 dư.
Số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn chỉ tạo ra dung dịch trong suốt là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 56. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2.
(d) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 57. Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
(c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;
(d) Cho kim loại K vào lượng dư dung dịch CuSO4;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 58. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
(g) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 59: Cho 33,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Cu, CuO vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được
1,6 gam chất rắn, 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu
được 0,56 lít khí NO (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 173,2 gam B. 154,3 gam C. 143,5 gam D. 165,1 gam

12/18
Câu 60: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khí
(đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử
duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,56. B. 58,88. C. 50,24. D. 52,40.

Câu 61: Cho 26,96 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu vào 400 ml dung dịch HCl 2M, thu được
dung dịch Y và còn lại m gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thì thu được
1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 120,2 gam kết tủa . Phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là
A. 7,68. B. 5,76. C. 5,12. D. 6,4.

Câu 62: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố sắt chiếm 52,5% khối lượng). Cho m
gam X tác dụng với 84 ml dung dịch HCl 2M (dư) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO
(sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 28,32 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,1. B. 8,8. C. 6,4. D. 8,0

13/18
Câu 63. Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeCO3. Nung 42,8 gam E trong bình kín chứa 0,05 mol
khí O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,1 mol khí CO2. Hòa tan hết X trong dung dịch
HCl nồng độ 7,3% thu được 6,72 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3
dư vào Y thu được 244,1 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ
phần trăm của FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,05%. B. 6,87%. C. 3,03%. D. 3,44%.

Ghi nhớ:
nHNO3  4nNO  2nNO2  10nN2O  12nN2  10nNH   2nO2  2nH2  2nCO2  nOH   nHCO   4nSO2  8nS
4 3 3

(nếu có)
Nếu chất khí hay ion nào không có thì không có mặt trong biểu thức trên.
------ HẾT ------
ĐỀ TỰ LUYỆN THÊM
Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.
Câu 2: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản
ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và
KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 66,98. B. 39,40. C. 47,28. D. 59,10.

14/18
Câu 3. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những
hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2, MgCl2.
C. CaSO4, MgCl2. D. Mg(HCO3)2, CaCl2.
Câu 4. Dùng lượng vừa đủ chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Ca(HCO3)2. B. CaCl2. C. Ca(NO3)2. D. Ca(OH)2.
Câu 5. Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Na2CO3. B. CaCl2. C. KCl. D. Ca(OH)2.
Câu 6. Để hoà tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần dùng tối thiểu 20 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m
A. 1,02 gam. B. 0,51 gam. C. 1,53 gam. D. 2,04 gam.

Câu 7. [QG.20 - 203] Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. KNO3 C. NaCl. D. Na3PO4.
Câu 8. Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước?
A. Muối ăn. B. Cồn. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 9. Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Saukhi phản
ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam
kết tủa . Giá trị của m là
A. 14,35 B. 11,48 C. 17,22 D. 22,96

Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(c) Cho hỗn hợp Na2O và Al ( tỉ lệ mol 2: 3) vào nước dư.
(d) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Đun nóng dung dịch gồm CaCl2 và NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm có chất kết tủa tạo thành là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

15/18
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO (trong
đó oxi chiếm 6,79% về khối lượng hỗn hợp). Cho 23,56
gam X vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và
dung dịch Y. Sục khí CO2 vào Y, sự phụ thuộc khối
lượng kết tủa và số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị
sau:

Giá trị của V là


A. 4,032. B. 3,136. C. 2,688. D. 3,584.

Câu 12. Dẫn 0,2 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,31 mol hỗn hợp
X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X qua dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và x mol Ba(OH)2, sau phản
ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết Y vào 100 ml
dung dịch HCl 0,5M thu được 0,01 mol khí CO2. Giá trị của m là
A. 11,82. B. 17,73. C. 9,85. D. 5,91.

SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2022 - 2023
TRƯỜNG THPT BUÔN HỒ MÔN: HÓA HỌC - Khối lớp 12
(Đề kiểm tra có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 247


Cho biết nguyên tử khối M của :
Na = 23; K = 39; Li =7; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Ag = 108; Cu = 64;
S = 32;C = 12; P = 31;N =14; H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Mn=55; Cr =52

Câu 1. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là
A. Fe B. Al. C. Au. D. Cu.
Câu 2. Crom tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng), thu được sản phẩm là
A. Cr2S3. B. CrS3. C. CrSO4. D. Cr2(SO4)3
Câu 3. Số oxi hóa đặc trưng của crom trong các hợp chất là
A. +2; +4; +6 . B. +2; +3; +6 . C. +2; +3; +4 . D. +2; +3; +5 .
Câu 4. Trong hợp chất, kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là
A. +2. B. +3. C. +6. D. +1.
16/18
Câu 5. Công thức crom (III) oxit là
A. Cr2(SO4)3. B. CrO3. C. Cr2O3. D. CrO.
Câu 6. Kim loại nào sau đây được gọi là kim loại kiềm thổ?
A. Na . B. Ca . C. Li. D. Al.
Câu 7. Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ca(OH)2 B. NaOH C. Al(OH)3. D. Ba(OH)2
Câu 8. Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
dùng để hàn đường ray tàu hỏa . Kim loại X là
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 9. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. CuSO4.
Câu 10. Tác nhân chủ yếu gây “Hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào
sau đây?
A. H2. B. O2. C. CO2 D. N2.
Câu 11. Có các phản ứng sau: Fe + HCl 
 X + H2 (1)
Fe + Cl2   Y
o
t
(2)
X, Y lần lượt là
A. FeCl2, FeCl2 B. FeCl3, FeCl2 C. FeCl2, FeCl3 D. FeCl, FeCl2
Câu 12. Cấu hình electron của Fe là
A. [Ar]4s23d6. B. [Ar]3d74s1. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d64s2.
Câu 13. Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. KCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 14. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. Mg. B. BaO. C. Ca(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 15. Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?
A. CaO. B. Na2O. C. Fe2O3. D. K2O.
Câu 16. Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe. D. Fe3O4.
Câu 17. Sắt (Fe) có thể tan trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl2. B. MgCl2. C. FeCl3. D. AlCl3.
Câu 18. Cho dung dịch H2SO4 loãng dư vào sắt (III) hydroxit Fe(OH)3, phản ứng tạo ra muối nào sau
đây?
A. FeSO3. B. FeS2. C. Fe2(SO4)3. D. FeS.
Câu 19. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng tinh thể muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi

A. boxit. B. thạch cao sống. C. thạch cao nung. D. đá vôi.
Câu 20. Sắt (II) hiđroxit là chất rắn màu trắng hơi xanh, bị hóa nâu đỏ trong không khí ẩm. Công thức
của sắt (II) hiđroxit là
A. Fe3O4. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe(OH)2.
Câu 21. Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
A. 2,7 gam. B. 6,0 gam. C. 4,0 gam. D. 8,0 gam.
Câu 22. Để hoà tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần dùng tối thiểu 50 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của
m là
17/18
A. 1,02 gam. B. 1,53 gam. C. 2,04 gam. D. 2,55 gam.
Câu 23. Cho 16,8 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 6,4 gam. B. 6,8 gam. C. 17,6 gam. D. 12,0 gam.
Câu 24. Dung dịch X gồm 0,3 mol K ; 0,6 mol Mg ; 0,3 mol Na ; 0,6 mol Cl và a mol Y2-. Cô cạn
+ 2+ + -

dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
A. SO42- và 169,5. B. SO42- và 111,9. C. CO32- và 126,3. D. CO32- và 90,3.
Câu 25. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho
toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là
A. 30. B. 15. C. 16. D. 10.
Câu 26. Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch HCl dư, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V
lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch NaOH dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị của m

A. 5,4 B. 4,5 C. 6,75 D. 2,7
Câu 28. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2x (mol/lít) tác dụng với 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 x
(mol/lít). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho d u n g d ị c h
HCl đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 28,7 gam. B. 43,05 gam C. 22,96 gam. D. 40,18 gam.
Câu 29. Hòa tan 1,12 gam bột Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X
phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của V là:
A. 150ml B. 40 ml C. 100ml D. 50 ml
Câu 30. Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các
oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư
vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn.
Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 32,65 gam. B. 10,80 gam. C. 32,11 gam. D. 31,57 gam.
Câu 31. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2.
(d) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 32. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều
kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác
dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH
dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,40. B. 7,02. C. 3,51. D. 4,05.
------ HẾT ------
18/18

You might also like