Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Quách Toàn Thắng


Mã số học viên: 22C56064

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN E VÀ G


CỦA CAO CHLOROFORM LÁ CÂY MAI VÀNG
(OCHNA INTEGERRIMA)

Ngành: Hóa học


Mã số ngành: 8440112

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Họ tên:…………………………

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng Hai, năm 2024


Mục lục
1. Tổng quan về cây mai vàng: ....................................................................................1
1.1. Nguồn gốc – phân bố: .......................................................................................1
1.2. Phân loại mai vàng tại Việt Nam: .....................................................................2
1.3. Đặc điểm cấu tạo cây mai vàng: .......................................................................2
1.4. Công dụng trong y học cổ truyền của cây mai vàng ........................................3
1.5. Tình hình nghiên cứu về cây mai vàng:............................................................3
1.5.1. Về thành phần hóa học: .............................................................................3
1.5.2. Về hoạt tính sinh học:................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................10
3. Nội dung và phạm vi của nghiên cứu: ...................................................................11
4. Các phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................12
4.1. Quy trình: ........................................................................................................12
4.2. Trích cao tổng ethanol: ...................................................................................12
4.3. Trích cao phân đoạn: ......................................................................................13
4.4. Phương pháp cô quay và thu hồi dung môi: ...................................................13
4.5. Sắc ký điều chế: ..............................................................................................13
4.6. Phương pháp hiện vết lớp mỏng: ....................................................................13
4.7. Các phương pháp xác định cấu trúc hóa học: .................................................13
5. Hóa chất sử dụng: ..................................................................................................14
6. Nơi thực hiện đề tài: ..............................................................................................14
7. Thời gian dự kiến: .................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................16
1. Tổng quan về cây mai vàng:
1.1. Nguồn gốc – phân bố:

Phân loại thực vật học của họ Mai (Ochnaceae) được xác định như sau:
Giới: Plantae
Ngành: Tracheophyta
Lớp: Magnolopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Ochnaceae
Hầu hết các cây thuộc họ Ochnaceae
chủ yếu là các cây gỗ, cây bụi, có một số ít là
cây thân thảo, được tìm thấy và phổ biến ở
vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới phân bố rộng
rãi ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, và Nam
Mỹ 1. Họ Ochnaceae có khoảng 26 – 35 chi
Hình 1: Mai vàng thuộc họ Ochnaceae. và 495 – 600 loài, tùy hệ thống phân loại 2.
Cây mai vàng ở Việt Nam thuộc chi Ochna của họ Ochnaceae, có tên khoa học là
Ochna integerrima, loài này phân bố trong tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng dãy
Trường Sơn và các tỉnh từ miền Trung, điển hình là Đà Nẵng, đến đồng bằng Sông Cửu
Long 3. Ở vùng phía bắc Việt Nam, O. integerrima
được phát hiện từ rất lâu ở vùng núi Yên Tử, Quảng
Ninh. Với sức sống mãnh liệt, bền bỉ, cây mai tại
chân núi Yên Tử có độ tuổi ước tính lên đến 700
năm, cũng là thời điểm Phật hoàng Trần Nhân
Tông về đất thiêng này để tu hành (1285 – 1288)
nên có khả năng mai vàng nơi đây là do Trần Nhân
Tông phát động gieo trồng4. Nghiên cứu về nguồn
gốc gene loài mai Yên Tử cho thấy chúng cùng loài
với mai vàng miền Nam Việt Nam5. Hình 2: Mai cổ thụ núi Yên Tử.

1
1.2. Phân loại mai vàng tại Việt Nam:
Các loài mai phân bố ở Việt Nam chủ yếu là mai
vàng (Ochna integerrima) và mai tứ quý (Ochna
serrulata), tên gọi của các loài mai ở địa phương, đơn giản

a) Hoa mai vàng chỉ là được người dân phân loại dựa theo vùng miền hoặc
hình thái của hoa, những tính trạng về hình thái này bị
thay đổi chủ yếu là vì thổ nhưỡng và khí hậu. Tính tới thời
điểm hiện tại thì Việt Nam có hơn 18 tên gọi khác nhau
về loài mai vàng, mai tứ quý.

1.3. Đặc điểm cấu tạo cây mai vàng:


b) Hoa mai núi
Mặc dù mai vàng thường được nhắc đến vào những
dịp xuân, nhưng các loài cây mai vàng họ Ochnaceae đều
là giống cây lâu năm, là họ cây kiểng dễ trồng có thể sống
hàng trăm năm và không quá kén chọn về khí hậu hay thổ
c) hoa mai tứ quý. nhưỡng. Thực nghiệm cho thấy trong môi trường đất cát
Hình 3: Một số loài hoa mai pha, đất sét, đất phù sa vẫn tạo điều kiện cho mai phát triển
khác nhau ở Việt Nam. tốt. Đó cũng là một trong những lý do mai vàng trở thành
một loài cây truyền thống của Việt Nam.
Rễ: Mai vàng có bộ rễ cọc, có thể cắm sâu 2 – 3 m dưới đất. Sự phân bố của rễ cây
phụ thuộc vào điều kiện thổ dưỡng và hình thức nhân giống.
Thân: Thân gỗ, cao, trong tự nhiên có thể cao tới 30 m, như
cây mai cổ thụ tại núi Yên Tử.
Lá: Lá có phiến bầu dục, dai, không lông, gân phụ vào
khoảng 8 – 10 cặp, bìa có răng thấp, cuống lá dài 4 – 7 mm.
Quả: Quả nhân cứng, giòn, không lông, quả chắc, một đế hoa
thường có 8 -10 quả, mỗi quả chỉ mang 1 hạt.
Hoa: Hoa mai có cọng dài, màu vàng tươi, dễ rụng khi có gió
thổi. Mỗi loại mai sẽ có đặc điểm hình dạng hoa khác nhau. Hoa cây
mai vàng (tên khoa học Ochna integerrima) có 5 cánh, các loại mai Hình 4: Quả mai.

2
vàng mọc vùng núi Tây Nguyên có thể có 12 – 18 cánh nên còn được gọi là mai núi. Hoa
cây mai tứ quý (tên khoa học Ochna atropurpurea hoặc Ochna serrulata) đặc trưng của
vùng Nam Bộ, có khả năng nở hai lần trên cùng một đóa, lần đầu cánh vàng, lần sau cánh
mang màu đỏ 3.
1.4. Công dụng trong y học cổ truyền của cây mai vàng
Ngoài công dụng làm cây cảnh trưng bày, vì có hoa vàng và quả xanh, đúng với tiêu
chuẩn về may mắn và tài lộc ở văn hóa phương đông, cây mai vàng còn được ứng dụng làm
thuốc chữa bệnh, hỗ trợ tiêu hóa trong một vài vị thuốc dân gian. Nghiên cứu của Phạm
Hoàng Hộ đã nêu lên trong tác phẩm Cây cỏ miền Nam Việt Nam, trong đó vỏ cây được
miêu tả là có vị đắng và có tác dụng kích thích tiêu hóa 6. Ngoài ra, trong dân gian, vỏ cây
mai còn được dùng để ngâm rượu để uống giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện những bài công bố về
kết quả tách chiết và thử nghiệm hoạt tính sinh học của một số loài cây họ Ochnaceae.
1.5. Tình hình nghiên cứu về cây mai vàng:
1.5.1. Về thành phần hóa học:
Khảo sát về nguồn gốc sinh học của các loài mai vàng và thành phần hóa học của
chúng tại Việt Nam vẫn còn rất hiếm. Mãi tới năm 2018 với bài nghiên cứu của Đặng Hoàng
Trang thì thông tin xác nhận đại đa số các loài mai từ khắp các vùng miền Việt Nam vẫn
được xếp chung vào một loài (Ochna integerrima) dựa trên phương pháp giải trình tự DNA
mới được công bố chính thức 5.
Mặt khác, các bài nghiên cứu của Việt Nam từ trước đến nay về loài cây mai vàng
Ochna integerrima đều mang hướng ứng dụng sinh học là chính,7 chưa có sự đầu tư về
nghiên cứu thành phần hóa học cũng như dược tính của các loài cây mai. Trên thế giới đã
bắt đầu có những bài nghiên cứu kỹ về thành phần hóa học, khả năng tách chiết, và thử
nghiệm hoạt tính sinh học của một số loài thuộc họ Ochnaceae ở phân đoạn cao ethyl
acetate. Theo những công bố này, thành phần hóa học của các cây họ Ochnaceae bao gồm
chủ yếu là các chất thuộc nhóm flavonoid.

3
Các hợp chất flavonoid nhóm flavone
Bảng 1: Các hợp chất nhóm flavone
STT Tên chất Bộ phận

1 Vitexin Lá, cành8

Hình 1: Cấu trúc hợp chất 1


Các hợp chất flavonoid nhóm flavonol
Bảng 2: Các hợp chất nhóm flavonol

STT Tên chất Bộ phận

2 6-𝛾, 𝛾-Dimethylallylkaempferol 7-O-𝛽-D-glucoside Lá, cành8

3 6-𝛾, 𝛾-Dimethylallylquercetin 7-O-𝛽-D-glucoside Lá, cành8

6-(3-Hydroxy-3-methylbutyl)quercetin 7-O-𝛽-D-
4 Lá, cành8
glucoside

2 R1 = R2 = H

3 R1 = R2 = OH

4 R1 = R2 = OH

Hình 2: Cấu trúc hợp chất 2-4

4
Các hợp chất flavonoid nhóm flavanonol
Bảng 3: Các hợp chất nhóm flavanonol

STT Tên chất Bộ phận

5 5,7,3,4-Tetrahydroxy-6-𝛾, 𝛾-dimethylallylflavanonol Lá9

5,7,3,4-Tetrahydroxy-6-𝛾, 𝛾-dimethylallylflavanonol 7-
6 Lá9
O-𝛽-glucoside
6-𝛾, 𝛾-Dimethylallyldihydrokaempferol 7-O-𝛽-D-
7 Lá, cành8
glucoside
6-(3-Hydroxy-3-methylbutyl)taxifolin 7-O-𝛽-D-
8 Lá, cành8
glucoside

9 6-𝛾, 𝛾-Dimethylallyltaxifolin 7-O-𝛽-D-glucoside Lá, cành8,9

5R=H
6 R = Glc

7 R1 = R2 = H

8 R1 = R2 = OH

9 R1 = R2 = OH
Hình 3: Cấu trúc hợp chất 5-9

5
Các hợp chất flavonoid nhóm isoflavone
Bảng 4: Các hợp chất nhóm isoflavone
STT Tên chất Bộ phận

10 Irisolone Thân10
Thân, vỏ rễ, rễ,
11 Irisolone methyl ether
lá, cành8,10
Thân, vỏ rễ, rễ,
12 Iriskumaonin methyl ether
lá, cành8,10

13 Squarrosin Thân10

14 7,4-Dihydroxy-5-methoxyisoflavone Thân, rễ10

15 Gerontoisoflavone A Thân10

10 R1 = H R2 = H R3 = CH3
11 R1 = CH3 R2 = OCH3 R3 = CH3
12 R1 = CH3 R2 = OCH3 R3 = CH3
13 R1 = CH3 R2 = OCH3 R3 = H

14 15

Hình 4: Cấu trúc hợp chất 10-15


Các hợp chất biflavonoid không chứa khung chalcone
Bảng 5: Các hợp chất không chứa khung chalcone
STT Tên chất Bộ phận

16 Ochnaflavone Lá, cành8,10

17 7-O-methylochnaflavone Lá, cành8,10

6
18 2,3-Dihydroochnaflavone Lá 10

19 2,3-Dihydroochnaflavone-7-O-methyl ether Lá, cành8,10

20 3,3-Di(7,4-dihydroxylflavanone-3-yl) Vỏ thân11

21 3,3-Di(7,4-dihydroxylflavanone-3-yl) Vỏ thân11

16 R = OH
17 R = OCH3

18 R = OH
19 R = OCH3

20 21

Hình 5: Cấu trúc hợp chất 16-21

7
Các hợp chất biflavonoid chứa khung chalcone
Bảng 6: Các hợp chất chứa khung chalcone
STT Tên chất Bộ phận

Vỏ thân, rễ, vỏ
22 6-Hydroxylophirone B
rễ12

23 6-Hydroxylophirone B 4-O-𝛽-glucoside Vỏ thân12


Vỏ thân, rễ, vỏ
24 Lophirone C
rễ12
3-(2,4-Dihydroxybenzoyl)-4,6-dihydroxy-2-(4-
Vỏ thân, rễ, vỏ
25 hydroxyphenyl)-1-benzofuran-7-yl 2-(4-hydroxyphenyl)
rễ12
ethenyl ketone
3-(2,4-Dihydroxybenzoyl)-2,3-dihydro-4,6-dihydroxy-2-
26 (4-hydroxyphenyl)-1-benzofuran- Vỏ thân, vỏ rễ 12
7-yl 2-(4-hydroxyphenyl) ethenyl ketone
Vỏ thân, rễ, vỏ
27 Lophirone A
rễ12
Vỏ thân, rễ, vỏ
28 Calodenone
rễ12

22 R = OH
23 R = OGlc

8
24

25 26

27 R = OH
28 R = OCH3

Hình 6: Cấu trúc hợp chất 22-28


Qua các tài liệu về phân lập và xác định thành phần hóa học của 28 hợp chất có trong
cây Mai Ochna integerrima, có thể thấy loài Mai này chứa phần lớn các hợp chất flavonoid.
Bên cạnh những chất đã được xác định trước đó, thì có sự xuất hiện của hợp chất 16-21 có
tính đặc trưng cho chi Ochna có thể được dùng để làm chất định danh cho các cây thuộc
chi Ochna.
1.5.2. Về hoạt tính sinh học:
Có nhiều tín hiệu tích cực trong việc đánh giá hoạt tính sinh học của cây mai vàng,
ngoài những nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học đơn giản như kháng oxid hóa hay
9
kháng enzyme α-glucosidase, thì còn có những công bố cho thấy mai vàng có những hoạt
tính vô cùng thú vị như:
Hoạt tính chống sốt rét: Hợp chất 20, 21 (là đồng phân của nhau) được cô lập từ
phương pháp HPLC, Chikara Ichino và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm hoạt
tính chống sốt rét (với chủng K1 và FCR3 của loài Plasmodium falciparum) trên mô hình
in vitro của dịch cao chiết ethanol từ vỏ ngoài của cây mai vàng. Cho thấy, hợp chất 20 có
khả năng ức chế tốt hơn gấp 80 lần so với cao chiết ethanol vỏ ngoài, 60 lần so với chất 21,
và tương đương khi so với các chất đối chứng dương. Ngoài ra chất này còn có độ chọn lọc
rất cao khi xét về khả năng gây độc trên tết bào MRC-5 ở người. Hợp chất 20 thu được từ
vỏ ngoài của cây Mai có tiềm năng để tiếp tục nghiên cứu trên mô hình in vivo để có thể
ứng dụng trong đời sống con người11.
Hoạt tính kháng virus HIV-1: Năm 2007, Vichai Reutrakul và các cộng sự tiến hành
thử hoạt tính kháng virus HIV-1 của hợp chất 1, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 17, 19. Kết quả cho thấy
hợp chất 17, 19 có kết quả về hoạt tính tốt hơn các hợp chất còn lại, cao hơn so với đối
chứng dương fagaronine; với đối chứng dương nevirapine thì hợp chất 17 có kết quả xấp
xỉ, và hợp chất 19 có kết quả cao hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mai vàng, một loài hoa truyền thống của dân gian Việt Nam, hoa mai từ cổ chí kim
được xem là một loài hoa quý, có giá trị lớn trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Những nhành mai thon mảnh ngày tết còn giúp duy trì và giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp của
dân tộc ta được hình thành từ rất lâu đời.
Tuy nhiên, vì kích thích ra hoa cho cây mai vàng, hằng năm có một lượng lớn lá mai
được cắt bỏ vào khoảng giữa tháng Chạp âm lịch và những chiếc lá sau khi cắt bỏ thường
bị vứt đi một cách hoang phí hay chỉ dùng để ủ phân xanh. Và cũng vì vậy, quá trình thực
nghiệm đã được diễn ra nhằm nghiên cứu thành phần hóa học trong lá mai với mong muốn
chúng sẽ trở thành một nguồn cung cấp các hợp chất hóa học có dược tính mạnh, có thể
dùng để bào chế dược phẩm.
Hiện nay chỉ có vài nghiên cứu được thực hiện trên cây mai vàng (Ochna
integerrima), nhưng cũng đã có những tín hiệu khả quan khi lá mai có các hoạt tính mạnh
trong kháng oxy hóa, kháng sốt rét,…
10
Từ những điều trên đã cho thấy được, việc nghiên cứu trên mai vàng đã có tính cấp
thiết, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn lần lượt được thể hiện qua các câu hỏi sau:
- “Hoạt tính chữa trị?”: Các công dụng nhân gian của mai vàng cũng chỉ là kinh
nghiệm, chưa có kiểm chứng của cơ sở khoa học. Tuy vậy, người dân vẫn dùng những liều
“thuốc quý” này trong sinh hoạt. Điều này thể hiện tính cấp thiết của đề tài, đánh giá thực
hư công dụng của các loại rượu mai vàng.
- “Hoạt chất chữa trị?”: Qua việc nghiên cứu theo hướng hợp chất thiên nhiên sẽ
trả lời được liệu cao đó có mang những hợp chất có hoạt tính hay không, hoặc là hoạt tính
đó là do tính cộng hợp của các hợp chất. Lý tưởng chung của nghiên cứu về hợp chất thiên
nhiên chính là tìm được những hợp chất có hoạt tính mạnh, hay những hợp chất mới chưa
được công bố, đó là ý nghĩa lý luận và tính mới của đề tài.
- “Tăng giá trị giống thực vật địa phương?”: Tận dụng nguồn lực từ “rác” của cây
mai vàng (lá), giúp tăng thu nhập cho người trồng, bên cạnh đó quan trọng hơn hết là cô
lập những hoạt chất có lợi, giúp hỗ trợ sức khỏe và chữa trị bệnh lý cho con người, đó là ý
nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nhằm góp phần cho quá trình nghiên cứu hợp chất thiên nhiên nói chung và cây mai
vàng nói riêng, ở đây đề tài được chọn để nghiên cứu và tiến hành dưới tên “Khảo sát
thành phần hóa học phân đoạn E và G của cao chloroform lá cây mai vàng (Ochna
integerrima)”.
3. Nội dung và phạm vi của nghiên cứu:
Đúng với tên đề tài “Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn E và G của cao
chloroform lá cây mai vàng (Ochna integerrima)”, đề tài nghiên cứu tập trung vào việc
tìm kiếm hợp chất thiên nhiên có trong hai phân đoạn E và G cao chloroform của cây mai
vàng, nhằm khảo sát thêm sự có mặt của hợp chất thiên nhiên trong cao này, do các công
bố chủ yếu đề cập các hợp chất thiên nhiên được tìm thấy là ở cao ethyl acetate.
Ngoài việc khảo sát thành phần hóa học, nghiên cứu mong muốn được mở rộng hơn
là khảo sát những hoạt tính sinh học của những hợp chất đã cô lập được trong quá trình
nghiên cứu.

11
4. Các phương pháp nghiên cứu:
4.1. Quy trình:
Nguồn lá mai vàng được thu thập từ một vườn mai tết tại huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2018 (đầu tháng Chạp âm lịch). Sau đó được phơi khô
và cắt thành từng mảnh nhỏ 2 – 3 cm.
Quy trình cô lập hợp chất thiên nhiên nói chung đều xoay quanh theo thứ tự: trích
mẫu tổng bằng methanol hay ethanol, tiến hành trích lỏng – lỏng, tiến hành sắc ký điều chế
và biện giải cấu trúc.
Và quy trình này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Hợp chất tự nhiên, Tòa A,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 5: Sơ đồ quy trình cô lập hợp chất thiên nhiên.

4.2. Trích cao tổng ethanol:


Mẫu lá tươi thu thập được, phơi khô, xay nhỏ và trích bằng ethanol công nghiệp.
Nhằm trích được một lượng lớn mẫu trong thời gian ngắn, quá trình ly trích sử dụng hệ
thống li trích và hệ thống cô đặc trong công nghiệp, hai hệ thống này được đặt tại phòng
G107, tòa G, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Linh Trung,
Thủ Đức.

12
4.3. Trích cao phân đoạn:
Từ cao tổng ethanol, tiến hành trích lỏng – lỏng với dung môi n-hexane, chloroform
và ethyl acetate, nhằm thu được ba cao hữu cơ có độ phân cực tăng dần. Dịch sau khi trích
sẽ được cô quay áp suất kém để thu hồi dung môi.
4.4. Phương pháp cô quay và thu hồi dung môi:
Phương pháp cô đặc được sử dụng ở đây là sử dụng hệ thống cô quay thu hồi dung
môi ở áp suất kém:
- Dung dịch mẫu sẽ cô quay liên tục cho đến khi cô đặc lại và đổ ra dụng cụ chứa
để đuổi hết dung môi còn lại.
- Dung môi thu hồi được tiến hành ngâm muối sodium sulfate (Na2SO4) để loại
nước và tái sử dụng dung môi.
4.5. Sắc ký điều chế:
Các phương pháp sắc ký phục vụ cho quá trình nghiên cứu là sắc ký lỏng gồm: sắc
ký cột và sắc lớp mỏng.
Sắc ký điều chế là điều không thể thiếu của mọi phòng thí nghiệm hợp chất thiên
nhiên. Quá trình sắc ký sẽ tách được từ một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất thành những phân
đoạn tính chất tương tự, và lặp lại nhiều lần như vậy, ta sẽ được hợp chất tinh sạch.
4.6. Phương pháp hiện vết lớp mỏng:
Lớp mỏng được hiện vết bằng hai phương pháp:
- Hiện vết bằng đèn tử ngoại (UV): Lớp mỏng sau khi được sắc ký, sẽ được soi ở
bước sóng 356 và 254 nm.
- Hiện vết bằng dung dịch vanillin: Lớp mỏng sau khi được soi dưới đèn UV, sẽ
được hiện vết bằng thuốc thử vanillin.
4.7. Các phương pháp xác định cấu trúc hóa học:
Việc phân tích cấu trúc dựa vào phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), gồm: phổ
proton (1H-NMR), phổ đồng vị carbon (13C-NMR), các phổ hai chiều (như HMBC, HSQC
và NOSEY). Các hợp chất cô lập được đo trên máy cộng hưởng từ hạt nhân BRUKER
AVANCE 500 MHz tại phòng phân tích trung tâm trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia TPHCM.

13
5. Hóa chất sử dụng:
- n-Hexane được chưng cất thu ở nhiệt độ 69 oC (Trung Quốc).
- Chloroform được chưng cất thu ở nhiệt độ 61-62 oC (Trung Quốc).
- Ethyl acetate được chưng cất thu ở nhiệt độ 78 oC (Trung Quốc).
- Methanol được chưng cất thu ở nhiệt độ 64 oC (Trung Quốc).
- Ethanol công nghiệp (cồn 96o, Trung Quốc).
- Acetone được chưng cất thu ở nhiệt độ 56 oC (Trung Quốc).
- Silica gel sắc ký cột pha thường 40-63 µm (Scharlau GE0048, Tây Ban Nha).
- Silica gel sắc ký lớp mỏng pha thường (TLC Silica gel 60 F254, Merck, Đức).
- Nhựa AB8, Chemical Reagent (Trung Quốc).
- Thuốc thử hiện vết 2% vanillin trong dung dịch ethanol và 5% sulfuric acid đậm
đặc (w:v:v), hơ nóng.
6. Nơi thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện tại hai cơ sở của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với công việc sau:
- Ly trích và cô đặc mẫu tại: phòng G107, tòa G, trường Đại học Khoa học Tự
Nhiên, ĐHQG-HCM , cơ sở Linh Trung, Thành phố Thủ Đức. Đã định dạng: Tiếng Việt
Đã định dạng: Tiếng Việt
- Xử lý mẫu và phân lập hợp chất thiên nhiên tại: phòng thí nghiệm bộ môn Hóa
Hữu cơ, Tòa A, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM, cơ sở Nguyễn Văn Cừ, Đã định dạng: Tiếng Việt
Đã định dạng: Tiếng Việt
Thành phố Hồ Chí Minh.

14
7. Thời gian dự kiến:

Thời gian
Công việc
12/2022
9/2022 10/2022 11/2022 4/2024 5 – 6/2024 6/2024
- 4/2024
Xử lý, ly trích
và cô đặc mẫu
Thực hiện khóa
luận tốt nghiệp
Bảo vệ khóa
luận tốt nghiệp
Thực hiện luận
văn tốt nghiệp
Xử lý kết quả,
viết luận văn tốt
nghiệp
Tham khảo ý
kiến giảng viên
và sửa lỗi
Bảo vệ luận văn
tốt nghiệp
Dự kiến hay đang
Đã hoàn thành
tiến hành

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rendle AB. The Classification of Flowering Plants. 117: 583–584; 1926.
doi:10.1038/117583a0

2. Schneider J V., Bissiengou P, Amaral M do CE, et al. Phylogenetics, ancestral state


reconstruction, and a new infrafamilial classification of the pantropical Ochnaceae
(Medusagynaceae, Ochnaceae s.str., Quiinaceae) based on five DNA regions.
Molecular Phylogenetics and Evolution. 78(1): 199–214; 2014.
doi:10.1016/j.ympev.2014.05.018

3. Vương HT. Kỹ Thuật Trồng và Tạo Dáng Mai. Nhà xuất bản Đồng Nai: 8–9; 2005,
Đồng Nai.

4. Đăng H. Từ cành mai vàng trong giấc mộng Phật hoàng... Báo Quảng Ninh điện tử.
Online published 2023. Accessed December 24, 2023. https://baoquangninh.vn/tu-
canh-mai-vang-trong-giac-mong-phat-hoang-2330566.html

5. Trang DH, Dong D Van, Chung BH, Gioi DH, Khanh TD. Identification of
Vietnamese Ochna integerrima;(Lour.) Merr Species Based on Ribosomal DNA
Internal Transcribed Spacer Sequence. International Letters of Natural Sciences. 68:
9–18; 2018. doi:10.18052/www.scipress.com/ilns.68.9

6. Phạm HH. Cây Cỏ Việt Nam - Tập 1. Nhà xuất bản Trẻ: 411; 1999, Thành phố Hồ
Chí Minh.

7. Thị H, Nguyên C, Hà PN, Nhã NT. Thiết lập qui trình nhân giống in vitro cây mai
vàng (Ochna integerrima (Lour .) Merr.). Tạp chí khoa học và công nghệ. 6: 28–32.
Published online 2019:

8. Reutrakul V, Ningnuek N, Pohmakotr M, et al. Anti HIV-1 flavonoid glycosides from


Ochna integerrima. Planta Med. 73(7): 683–688; 2007. doi:10.1055/s-2007-981538

9. Likhitwitayawuid K, Rungserichai R, Ruangrungsi N, Phadungcharoen T.


Flavonoids from Ochna integerrima. Phytochemistry. 56(4): 353–357; 2001.
doi:10.1016/S0031-9422(00)00409-X
16
10. Likhitwitayawuid K, Kaewamatawong R, Ruangrungsi N. Mono- and biflavonoids
of Ochna integerrima. Biochem Syst Ecol. 33(5): 527–536; 2005.
doi:10.1016/j.bse.2004.10.014

11. Ichino C, Kiyohara H, Soonthornchareonnon N, et al. Antimalarial activity of


biflavonoids from Ochna integerrima. Planta Med. 72(7): 611–614; 2006.
doi:10.1055/s-2006-931569

12. Kaewamatawong R, Likhitwitayawuid K, Ruangrungsi N, Takayama H, Kitajima M,


Aimi N. Novel biflavonoids from the stem bark of Ochna integerrima. J Nat Prod.
65(7): 1027–1029; 2002. doi:10.1021/np010630u

17

You might also like