BT3 23C56018 Nguyễn Nhật Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

23C56018 – Nguyễn Nhật Anh

Câu 1:

- Nhat-Anh Nguyen
1
Faculty of Chemistry, University of Science.
2
Vietnam National University of Ho Chi Minh City, VietNam

- Để là tác giả đầu của bài công bố này, bản thân phải là người thực hiện chính đề tài nghiên cứu, là
người chịu trách nhiệm chính và viết bài công bố khoa học cho bài báo.

- Để tránh đạo văn, cần phải trích nguồn bất kì lời trích, chú giải đầy đủ chi tiết cụ thể. Để chuẩn bị
cho vấn đề này thì cần phải ghi chép liệt kê cẩn thận các tài liệu tham khảo đã và đang sử dụng
trong quá trình viết báo, đồng thời phải truy tìm các bài báo gốc có trong phần giới thiệu khi đang
đọc các bài báo khác mà bản thân đang quan tâm.

Câu 2:

a) Bản tóm tắt LATS của các tác giả đều là các NCS viết luận văn tiến sĩ sau khi được quét bằng
phần mềm đạo văn Turnitin đã cho thấy kết quả chỉ số giống với các tài liệu khác quá cao. Thấp
nhất là 34% và cao nhất là 57%. Trong đó luận án tiến sĩ của NCS Phan Thị Kim được cho là khá
nhiều nội dung (57%) được Turnitin xác định là trùng lặp. Ví dụ:

1. Gần như toàn bộ nội dung từ giữa trang 6 đến gần hết trang 7 (hơn 550 từ) sao chép gần nguyên
văn từ luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện
nay”

2. Toàn bộ mục “2.1.2. Cơ sở văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo” (hơn 250 từ, trang 13) chép nguyên
văn từ mục “2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn“, khóa luận tốt nghiệp năm 2013 (trang 26) của sinh
viên Ngô Thị Hằng.

b) Các nghi vấn trên là hợp lý. Bởi các bài viết của các nghiên cứu sinh có dộ trùng lặp cao.

Câu 3:

GIỚI THIỆU

Với tính chất là một kim loại quý, vàng đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh của con người
xuyên suốt các thời kì lịch sử, ngay khi ở kích thước vật liệu khối hay ở kích thước nano. Ví dụ điển
hình của việc phát minh ra vật liệu nano vàng từ rất sớm đó là chiếc cốc Lycurgus ở thế kỉ IV, chiếc
cốc nhìn thấy màu đỏ khi ánh sáng đi xuyên qua thành cốc hoặc thấy màu xanh khi nhìn ánh sáng
phản xạ trên cốc. Ở thời điểm đó, hiện tượng này chưa được giải thích theo khoa học một cách rõ
23C56018 – Nguyễn Nhật Anh
ràng. Đến khoảng 150 năm về trước, những công trình nghiên cứu về vàng mới bắt đầu được tiến
hành bởi các nhà tiên phong như Faraday [1] và Mie [2], kết quả đã lập ra những nguyên tắc cơ bản
trong tổng hợp hệ keo nano vàng theo phương pháp hóa học được sử dụng cho đến ngày nay. Kể từ
đó, rất nhiều công trình được thực hiện nhằm tối ưu hóa phương pháp chế tạo, kiểm soát kích thước,
hình dạng và sự đồng nhất của hạt nano vàng. Giống như những vật liệu nano kim loại khác, hạt
nano kim loại vàng cũng có những tính chất quan trọng đó là hiệu ứng kích thước và hiệu ứng bề
mặt. Với các tính chất đặc biệt này, hạt nano vàng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực [3], bao
gồm:

- Xúc tác: làm xúc tác chọn lọc cho các phản ứng hữu cơ, có trong mặt nạ phòng độc khí CO, thay
thế một phần các kim loại xúc tác đắt tiền và khó tìm khác...

- Cảm biến: giúp phát hiện một số kim loại nặng như Pb, Cd, As...

- Sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử.

- Sinh học, y học: mở ra hướng đi mới trong việc phát hiện và điều trị ung thư.

Trong những lĩnh vực trên, sinh học và y học ứng dụng hạt nano vàng đang nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà hóa học, sinh học, y dược học. Nguyên tắc ứng dụng hạt nano vàng trong đánh dấu tế
bào như sau: hạt nano vàng được gắn kết với kháng thể đặc hiệu kháng tế bào ung thư, sau đó gắn
lên mẫu bệnh có tế bào ung thư. Nhờ liên kết kháng nguyên-kháng thể đặc hiệu mà hạt nano vàng
gắn lên bề mặt của tế bào. Chiếu ánh sáng lên tế bào thì do khả năng tán xạ mạnh của hạt nano vàng
mà các tế bào ung thư sẽ được phân biệt với các tế bào thường không có khả năng tán xạ. Dưới ánh
sáng hiển vi trường tối, các tế bào này phát sáng rất mạnh, khác biệt hẳn với các tế bào khi không có
hạt nano vàng gắn kết [4]. Phương pháp này giúp phát hiện tế bào ung thư từ rất sớm, hỗ trợ tích
cực trong việc điều trị ung thư về sau. Ngoài ra, với đặc tính an toàn với cơ thể, dễ dàng đào thải và
khả năng tương thích tốt với tế bào sinh học, nano vàng còn được sử dụng để dẫn truyền thuốc vào
đúng tế bào ung thư, làm biến đổi gene tế bào ung thư và ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng của
tế bào ung thư, góp phần tiêu diệt tế bào ung thư [5].

Hạt nano vàng hình cầu được quan tâm nhiều nhất, có lịch sử phát triển lâu dài nhất, do đó những
quy trình tốt nhất về tổng hợp nano vàng hạt cầu đang được tối ưu hóa và sử dụng cho đến hiện nay.
Phương pháp cơ bản tổng hợp nano vàng hạt cầu được gọi là “phương pháp Turkevich” giới thiệu
vào năm 1951, phương pháp này sử dụng sodium citrate làm chất khử và chất ổn định, tổng hợp
được nano vàng hạt cầu kích thước khoảng 15nm [6]. Năm 1994, Brust Schiffrin sử dụng phương
pháp khử chế tạo nano vàng hình cầu trong pha nước – toluene với thiol làm chất ổn định,
23C56018 – Nguyễn Nhật Anh
tetraoctylammonium bromide (TOAB) là tác nhân chuyển pha [7]. Frens và cộng sự đăng tải công
trình nghiên cứu sâu vào năm 1973 hoàn thiện phương pháp Turkevich, Kimling và cộng sự phát
triển công trình đó lên một mức cao hơn nữa vào năm 2006[8]. Cho đến nay, quy trình chế tạo hạt
nano vàng dạng hình cầu ngày càng được hoàn thiện và sử dụng những tiền chất ban đầu khác nhau
để tổng hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Faraday Michael, The Bakerian Lecture. —Experimental relations of gold (and other metals) to
light Phil. Trans. R. Soc London, 147, 145–181, 1857.

[2] Mie, G . Beiträge zur Optik trüber Medien, speziell kolloidaler Metallösungen. Annalen Der
Physik, 330 (3), 377–445, 1908.

[3] W. K. Ng Vanessa, Romain Berti, Frédéric Lesage, Ashok Kakkar. Gold: a versatile tool for in
vivo imaging. J. Mater. Chem. B, 1 (1) , 9-25, 2013.

[4] N. H. Luong, N. N. Long, L. V. Vu, N. H. Hai, T. N. Phan, V. A. T. Nguyen, Metallic


nanoparticles: synthesis, characterisation and application, Int. J. Nanotechnol, 8, 227-240, 2011.

[5] S. K. Balasubramanian, J. Jittiwat, J. Manikandan, C. N. Ong, L. E. Yu, W. Y. Ong,


Biodistribution of gold nanoparticles and gene expression changes in the liver and spleen after
intravenous administration in rats, Biomaterials, 31, 2034-2042, 2010.

[6] J. Turkevich, P. C. Stevenson, J. Hillier, A study of the nucleation and growth processes in the
synthesis of colloidal gold, Discuss. Faraday Soc., 11, 55–75, 1951.

[7] M. Brust, M. Walker, D. Bethell, D. J. Schiffrin, R. Whyman, Synthesis of thiol-derivatised gold


nanoparticles in a two-phase Liquid–Liquid system, J. Chem. Soc., Chem. Commun., 0, 801– 802,
1994.

[8] J. Kimling, M. Maier, B. Okenve, V. Kotaidis, H. Ballot, A. Plech, Turkevich Method for Gold
Nanoparticle Synthesis Revisited, J. Phys. Chem. B, 110, 15700–15707, 2006.

You might also like