Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Quan hệ Việt Nam - Lào đã được khẳng định là mối quan hệ truyền thống đặc biệt, được

Chính phủ và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Gần đây, để tiếp tục thắt chặt tình đoàn
kết, nâng tầm mối quan hệ đặc biệt, lãnh đạo hai nước đã thống nhất nâng thành quan hệ
“hữu nghị vĩ đại”. Trên nền tảng quan hệ truyền thống đặc biệt, quan hệ thương mại biên
giới giữa hai nước những năm gần đây ngày càng đi vào thực chất, đạt được những kết quả
nhất định, góp phần đưa quan hệ kinh tế từng bước ngang tầm quan hệ chính trị.
Những kết quả trong hợp tác thương mại biên giới Việt Nam - Lào
Việt Nam và Lào có chung đường biên giới đất liền dài 2.337,459 km, trải dài trên 10
đơn vị hành chính cấp tỉnh của Lào và 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam[1].
Thời gian qua, quan hệ thương mại biên giới giữa hai nước đạt được nhiều kết quả tích
cực, đặc biệt, việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại song phương (ký ngày
03-3-2015 tại Hà Nội, Việt Nam) và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào
(ký ngày 27-6-2015 tại Nghệ An, Việt Nam) đã góp phần thúc đẩy thương mại hàng
hóa và dịch vụ, cũng như phát triển kết nối kinh tế giữa hai nước.
Thứ nhất, hệ thống hạ tầng tại khu vực cửa khẩu được quan tâm đầu tư, công tác quản
lý cửa khẩu được tăng cường, tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương giữa doanh
nghiệp và nhân dân hai nước. Trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 8 cửa khẩu
quốc tế[2], 7 cửa khẩu chính[3], 18 cửa khẩu phụ cùng 27 lối mở và 9 Khu kinh tế cửa
khẩu[4] nhằm tạo thuận lợi hoá cho phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ của
các tỉnh biên giới giữa hai nước Việt Nam - Lào. Gần đây, ngày 14-8-2021, hai tỉnh
Quảng Nam và Sekong đã phối hợp tổ chức Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc
tế Nam Giang (Quảng Nam) - Dak Ta Ook (Sekong); hai bên cũng đang triển khai
theo trình tự và thủ tục của mỗi nước để nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập (Sơn La) -
Pahang (Houaphanh) lên cặp cửa khẩu quốc tế. Nhìn chung, hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Lào chủ yếu diễn ra qua các cửa khẩu, hệ thống
đường mòn, lối mở và đặc biệt là tại các chợ biên giới, kho hàng hóa, cửa hàng bán lẻ.
Hai bên cũng tăng cường đầu tư, nâng cấp trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào;
trong đó, phía Việt Nam có 39 chợ biên giới[5], 4 kho hàng hóa và 1.342 cửa hàng bán
lẻ; phía Lào có 2 chợ biên giới[6].
Hai bên đã tích cực phối hợp nghiên cứu và thúc đẩy tìm kiếm nguồn vốn triển khai
các dự án trọng điểm: dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Vientiane;
tuyến đường sắt Vũng Áng - Vientiane, v.v. Hai bên đã phối hợp xây dựng dự thảo Sổ
tay hướng dẫn hoạt động vận tải đường bộ Việt - Lào và Quy chế quản lý tuyến vận tải
hành khách cố định liên vận Việt Nam - Lào. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ
Giao thông công chính Lào đã hoàn thành việc xây dựng Đề án Nghiên cứu chung về
tăng cường vận tải hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Lào. Hàng năm, hai Bộ phối
hợp tổ chức Hội nghị thường niên về vận tải đường bộ Việt Nam - Lào.

You might also like