Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Xây dựng Đảng là một trong những môn học lý luận chính trị

có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trang bị cho học viên
những kiến thức cơ bản nhất về công tác xây dựng Đảng nói
chung và tổ chức cơ sở đảng nói riêng, qua đó, vận dụng lý
luận vào thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tại cơ
sở, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
từng tổ chức cơ sở đảng và toàn Đảng.

Giờ học môn Xây dựng Đảng của lớp Trung cấp Lý luận chính
trị C289, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ.
Với ý nghĩa đó, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng
dạy môn Xây dựng Đảng, ngày 21/01/2021, Giám đốc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết định số 292/QĐ-
HVCTQG về ban hành Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở (Hệ Trung cấp lý luận chính trị). Chương
trình Trung cấp lý luận chính trị có tổng số 13 môn học, trong
đó, Xây dựng Đảng là môn học thuộc phần học thứ III: Xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị. Môn học gồm 9 chuyên đề
(thời lượng 72 tiết), mỗi chuyên đề là một nội dung cụ thể về
công tác xây dựng Đảng tại tổ chức cơ sở đảng bao gồm: Công
tác đảng viên, công tác cán bộ, công tác tư tưởng, công tác
kiểm tra, giám sát, công tác dân vận…
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình mới, công
tác giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng tại Trường Đào
tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đã đảm bảo được nội dung, chương
trình, phù hợp đối tượng người học và yêu cầu đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy, đóng góp một phần đáng kể vào
mục tiêu chung trong chương trình đào tạo của Nhà trường.

Để có được những kết quả đáng ghi nhận như trên, đội ngũ
giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Trường Đào tạo cán bộ
Nguyễn Văn Cừ, luôn nêu cao tinh thần tự giác học tập nâng
cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện tại,
có 07 giảng viên của Khoa trực tiếp tham gia giảng dạy môn
Xây dựng Đảng. Trong đó, 100% giảng viên đều có trình độ
thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà
nước và các chuyên ngành liền kề, có 01 giảng viên đang học
nghiên cứu sinh; 100% có trình độ Cao cấp Lý luận chính trị;
100% tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đã được bồi dưỡng
phương pháp giảng dạy tích cực, nghiệp vụ sư phạm. Hàng
năm, các giảng viên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, tập
huấn về công tác xây dựng Đảng do Trung ương, tỉnh tổ chức.
Với trình độ, năng lực như trên, đội ngũ giảng viên giảng dạy
môn Xây dựng Đảng đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo uy
tín, thương hiệu của nhà trường.

Đồng thời, để đảm bảo phương châm “lý luận gắn liền với thực
tiễn” trong giảng dạy môn Xây dựng Đảng, mỗi giảng viên
thường xuyên cập nhật những đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt các nghị quyết,
quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng vào nội dung
bài giảng.
Học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị C297, Trường Đào tạo
cán bộ Nguyễn Văn Cừ, tích cực thảo luận nội dung bài giảng.
Ví dụ, trong quá trình giảng dạy chuyên đề "Công tác kiểm tra,
giám sát của tổ chức cơ sở đảng", giảng viên có thể nêu lên
các nội dung, các điều trong Quy định số 69-QĐ/TW ngày
6/7/2022 của Bộ Chính trị về “Kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
vi phạm” để làm căn cứ cho việc phân tích làm rõ các phần,
mục như: Nội dung công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức
cơ sở đảng; Vai trò của công tác kiểm tra, giám sát của tổ
chức cơ sở đảng; Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng. Lồng ghép những điểm mới trong Quy định số
124-QĐ/TW ngày 04/10/2023 của Bộ Chính trị về “Kiểm điểm và
đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá
nhân trong hệ thống chính trị” vào giảng về nâng cao chất
lượng đánh giá, xếp loại đảng viên, chuyên đề "Công tác đảng
viên của tổ chức cơ sở đảng". Lồng ghép Quy định số
114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về “Kiểm soát
quyền lực về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công
tác cán bộ” vào giảng dạy chuyên đề "Công tác cán bộ của tổ
chức cơ sở đảng"...
Bên cạnh việc lồng ghép các nghị quyết, quy định, hướng dẫn
về công tác xây dựng Đảng vào nội dung bài giảng thì việc
thường xuyên tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
cũng là một yêu cầu và nhiệm vụ rất quan trọng trong giảng
dạy môn Xây dựng Đảng. Điều đó không chỉ tiếp tục khẳng
định, lan tỏa những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn góp phần bồi dưỡng thế
giới quan cách mạng và phương pháp tư duy khoa học cho
học viên. Nhận thức rõ điều đó, trong quá trình giảng dạy môn
Xây dựng Đảng, mỗi giảng viên sẽ căn cứ vào nội dung bài
giảng mà khéo léo lồng ghép những kỹ năng, kiến thức về bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Xây dựng Đảng, mỗi
giảng viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng “lấy người học là trung tâm”, kết hợp nhuần nhuyễn
giữa phương pháp thuyết trình với sử dụng linh hoạt các
phương pháp giảng dạy tích cực như hỏi đáp, thảo luận nhóm,
tình huống, nêu ý kiến ghi lên bảng, sàng lọc, lấy ý kiến
chuyên gia… Việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực là
cần thiết, giúp cho việc giảng dạy lý luận chính trị sinh động,
phong phú hơn, hiệu quả cao hơn và tránh một chiều, áp đặt;
mặt khác phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo của học
viên.

Như vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Xây dựng
Đảng đòi hỏi mỗi giảng viên cần phải có sự nỗ lực, cố gắng
cao, tâm huyết, trách nhiệm. Với tinh thần đó, tin tưởng rằng,
trong thời gian tới, các giảng viên sẽ giảng dạy tốt, có những
bài giảng chất lượng, khẳng định được “tầm” của giảng viên
giảng dạy lý luận chính trị.

Nguyễn Thị Nhị (Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Trường Đào
tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ)

Tăng cường tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương
trình trung cấp lý luận chính trị
(LLCT) - Bài viết làm rõ sự thống nhất giữa mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chương trình
trung cấp lý luận chính trị với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó, bài viết
đề xuất các giải pháp cho việc tăng cường tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình trung
cấp lý luận chính trị.
Để công tác đào tạo lý luận chính trị trong Đảng đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới,
ngày 21-1-2021, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ký Quyết định số 292-
QĐ/HVCTQG ban hành Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (hệ trung cấp lý
luận chính trị) thay thế các Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG, 3136/QĐ-HVCTQG,
8008-QĐ/HVCTQG trước đó.
Nội dung chương trình trung cấp lý luận chính trị được chia làm 5 phần lớn: (i) Nội dung cơ bản
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; (ii) Lịch sử Đảng và đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam; (iii) Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; (iv) Quản lý hành chính nhà
nước và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; (v) Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển địa
phương.
Chương trình trung cấp lý luận chính trị hướng đến mục tiêu rèn luyện năng lực vận dụng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong
giai đoạn mới, với những quyết tâm mới trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của đất
nước. Chương trình cũng hướng đến việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực vận dụng chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; rèn luyện năng lực
lãnh đạo trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, năng lực quản lý của chính quyền các cấp;
đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng
yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Như vậy, nội dung chương trình trung cấp lý luận chính trị thống nhất với yêu cầu của Nghị quyết
số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới: bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
thống chính trị.
Trong quá trình thực hiện chương trình trung cấp lý luận chính trị, để thực hiện tốt việc tăng
cường tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia giảng dạy, học tập
chương trình trung cấp lý luận chính trị
Đối với nhà trường
Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường chính trị cần coi việc tăng cường tích hợp nội dung bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương
trình trung cấp lý luận chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, quan trọng nhất trong các
nhiệm vụ chính trị của Trường. Thường xuyên quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng
dẫn về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái. Gắn chặt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng,
nghiên cứu khoa học của nhà trường với nâng cao hiệu quả đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý
luận. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh, phát huy vai trò cấp ủy, lãnh đạo các khoa,
phòng cần chủ động dự báo, nắm bắt, phát hiện âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch để tổng hợp, cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời, làm tư liệu, tài liệu giúp đội ngũ
giảng viên nghiên cứu, đưa vào các bài giảng trong chương trình trung cấp lý luận chính trị.
Chi ủy, lãnh đạo các khoa, phòng cần thường xuyên nắm bắt tình hình thực tiễn để đưa các nội
dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
vào các buổi sinh hoạt thường kỳ, phù hợp tình hình đặc điểm của chi bộ, của đơn vị; Thường
xuyên kiểm tra đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng; kịp thời phát hiện và
biểu dương những giảng viên có nhận thức, năng lực, kỹ năng đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trong các bài giảng. Đồng thời, uốn nắn những hạn chế về nhận thức,
năng lực và phương pháp đấu tranh của giảng viên. Phát huy trách nhiệm, khả năng của các
giảng viên có kỹ năng, kinh nghiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, giúp đỡ đội ngũ giảng viên trẻ.
Đối với đội ngũ giảng viên
Để nâng cao phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị đội ngũ giảng viên các trường chính trị, cần
tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để giảng viên có điều kiện tu dưỡng, rèn luyện
trong thực tiễn, nâng cao tính tích cực chính trị. Kiên quyết khắc phục ở đội ngũ giáo viên giảng
dạy chương trình trung cấp lý luận chính trị tình trạng xa rời thực tiễn, không bám sát tình hình
thế giới, đất nước trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận và các biểu
hiện lười học tập, tu dưỡng, thiếu cố gắng vươn lên.
Nâng cao tính tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện kỹ năng giúp đội ngũ giảng viên nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Một trong những phương thức để đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình trung cấp lý luận
chính trị phát huy được tính tích cực chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đó là cần tăng cường nâng cao chất lượng thực
hiện kết hợp truyền thụ tri thức khoa học với đấu tranh tư tưởng, lý luận trong quá trình giảng
dạy. Lồng ghép nội dung đấu tranh tư tưởng, lý luận trong từng bài giảng để thuyết phục học
viên khi được cọ xát giữa cái đúng, cái sai, khẳng định cái đúng luôn phải đi đôi với phê phán cái
sai, đồng thời phải đạt mục tiêu cao nhất là sự nhất trí cao với đường lối đổi mới toàn diện đất
nước.
2. Nhận thức đúng về nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch
Trước sự phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bao gồm:
Một là, bảo vệ Ðảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng
Tổng kết 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định:
“sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng
tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng hoàn thiện đường
lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới” (1).
Cương lĩnh chính trị, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
không ngừng được Đảng ta bổ sung, phát triển. Thành tựu to lớn của hơn 35 năm đổi mới đã
chứng minh tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị và đường lối đổi mới của Đảng: “Chúng ta đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với
những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta
chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu
đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ,
liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với
thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”(2).
Hai là, bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bảo vệ, tôn trọng nhân dân là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, xuất phát từ nhận thức rõ
vai trò, sức mạnh của nhân dân. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vị trí, lực lượng, sức mạnh to lớn
của nhân dân. Theo Người, “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ”(3); “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ” (4). Toàn bộ quyền lực nhà
nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân, thừa hành
ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Bao nhiêu lợi ích đều là vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều là của dân”(5). Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn
mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân
là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” (6).
Ba là, bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
Sau hơn 35 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên, tạo những tiền đề vững chắc
cho giai đoạn tiếp theo trong việc thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn
phải đối mặt với những khó khăn đến từ cả khách quan và chủ quan: Tình hình thế giới và khu
vực vẫn còn nhiều bất ổn, trong nước chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, trình độ khoa học -
công nghệ chưa cao, thách thức và rủi ro từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng vẫn còn
tồn tại.
CNH, HĐH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển kinh tế -
xã hội. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn. Đại hội VI
của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, trong đó xác định triển khai đồng bộ
3 chương trình: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Từ Đại hội VII đến
Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp
hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nhất quán chủ trương: “Tiếp tục
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo”(7).
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài. Các quốc gia tham gia quá
trình này không chỉ vì lợi ích cho đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc mình mà còn góp phần
thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Hội nhập quốc tế toàn diện
bao gồm hội nhập ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn
hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ...
Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai
đoạn mới được Đại hội XIII chỉ rõ: “Gắn kết chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng, an ninh và phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội; kiên trì, kiên định đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa; đẩy mạnh đưa quan hệ với các đối tác, đặc biệt là đối tác quan trọng, đi vào chiều
sâu, hiệu quả, bền vững, tăng cường đan xen lợi ích; xử lý linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả mối
quan hệ với các nước lớn. Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với đối
ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trong ASEAN, Liên hợp quốc
và các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả công tác đối
ngoại của Đảng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Duy trì hòa bình, an ninh, an
toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” (8).
Bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước
Trong mọi giai đoạn cách mạng, lợi ích quốc gia - dân tộc luôn là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt, chi
phối việc hoạch định chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đại
hội XIII của Đảng xác định rõ: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác,
cùng có lợi”(9).
Trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, đòi hỏi Việt Nam cần thực hiện tốt công
tác tư tưởng, thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân về lợi ích
quốc gia - dân tộc. Trong mọi hoàn cảnh, lợi ích quốc gia - dân tộc là trên hết; bảo đảm lợi ích
quốc gia - dân tộc là nguyên tắc tối cao của hoạt động đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
3. Kiên định mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch:
Thứ nhất, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố và tăng cường niềm tin của
nhân dân với Đảng
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng được Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt, xác định là một bộ
phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối
lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; củng cố niềm tin của
nhân dân với Đảng, với nền tảng tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân Việt Nam. Công tác
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật
sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội.
Thứ hai, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Trong thời gian qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đã đạt được
những kết quả tích cực, được người dân quan tâm và ghi nhận. Chính qua việc đẩy mạnh xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đã rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Để kiên trì và đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, tại Hội nghị Trung ương
4, khoá XIII, Đảng ta đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021, trong đó khẳng định:
“Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống”.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Trung ương đã quyết định sửa
đổi, bổ sung các quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 37-QĐ/TW
ngày 25-10-2021 nêu rõ: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; cùng với việc gương
mẫu chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế,
quyết định của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên, phải chấp hành nghiêm những quy định của
Đảng về những điều đảng viên không được làm”.
Thứ ba, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới
Các thế lực thù địch đã sử dụng mọi âm mưu, thủ đoạn để tấn công vào nền tảng tư tưởng của
Đảng ta một cách điên cuồng. Chúng tập trung tấn công phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; thổi phồng, khoét sâu những thiếu sót trong công tác lãnh đạo, quản lý của
Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua để gây mất lòng tin, thiếu đồng thuận trong Đảng và
nhân dân. Do vậy, đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù
địch là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, tập trung cao độ cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã xác
định: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là
nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển,
thu nhập cao”(10).
4. Xây dựng môi trường văn hóa chính trị trường Đảng, tạo điều kiện thuận lợi để giảng
viên, học viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch
Tạo dựng cơ sở nền tảng chính trị - xã hội vững chắc, tạo động lực to lớn về vật chất, tinh thần
cho đội ngũ giảng viên các trường chính trị là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao tính tích
cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Đồng thời có biện pháp bảo vệ giảng viên trước
sự tấn công của các tác động tiêu cực để họ yên tâm, vững tin, nhiệt huyết bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng xây dựng đội
ngũ giảng viên cốt cán, những nhà khoa học có trình độ giảng dạy giỏi, khả năng nghiên cứu,
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà Nước, tích cực tham gia hiệu quả vào cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tạo dựng môi trường để học viên phát huy tính tích cực chính trị trong quá trình tham gia học tập
chương trình trung cấp lý luận chính trị, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
Lồng ghép vào các bài giảng về truyền thống tốt đẹp của Đảng, về công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình nghiên cứu, học tập
trung cấp lý luận chính trị, học viên cần nắm vững thế giới quan duy vật khoa học và phương
pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; Coi trọng tính phê phán, cách mạng và kiên định,
đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết thực tiễn liên quan đến nội dung các bài giảng, đặc biệt là những
vấn đề đổi mới tư duy lý luận, bổ sung phát triển lý luận, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, tạo môi trường nghiên cứu, giảng dạy, học tập tốt. Các
trường chính trị cần được bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống thư viện để đội ngũ
giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; đội ngũ học viên thực hiện tốt
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện.
Áp dụng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng với lao động trí tuệ đặc thù, quan tâm tạo điều kiện
mọi mặt, cả về vật chất và tinh thần, để đội ngũ giảng viên tham gia tích cực vào đấu tranh tư
tưởng, lý luận đang diễn ra phức tạp hiện nay. Quan tâm xây dựng và hoàn thiện các chính sách
tôn vinh, khen thưởng phù hợp, khuyến khích đội ngũ giảng viên các trường chính trị say mê,
tâm huyết phát huy trí tuệ trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đưa kết quả nghiên cứu
vào các nội dung bài giảng.
_________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 539 (tháng 01-2023)
Ngày nhận bài: 14-12-2022; Ngày bình duyệt: 08-01-2023; Ngày duyệt đăng: 27-01-2023.

(1), (2), (7), (9) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.26, 25-26, 226, 161-162.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.435.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, Sđd, tr.382.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, Sđd, tr.232.
(6) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.48.
(8), (10) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.II, Nxb Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2021, tr.153-154, 326-327.
PGS, TS PHẠM MINH ANH
Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong

Lồng ghép bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong giảng dạy
môn Chính trị học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
hiện nay
(LLCT&TTĐT) Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng, bảo vệ chế độ chính trị và niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng
của đất nước. Đó là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của nhân dân. Nhận
thức được nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã chủ động, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh này với nhiều phương
thức khác nhau trong đó lồng ghép bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy nhằm góp phần tạo sự chuyển biến
trong nhận thức và hành động của sinh viên.
1. Nội dung, phương thức lồng ghép bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy môn Chính trị học tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhận thức được nhiệm vụ của mình trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, giảng viên dạy môn Chính
trị học đã chủ động lồng ghép bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch vào tất cả các chuyên đề của môn học với nhiều
nội dung, hình thức, phương pháp phong phú, tạo sự thu hút và thúc đẩy sinh viên
tự giác, chủ động tham gia vào hoạt động quan trọng này. Môn học được thiết kế
02 tín chỉ, bao gồm 23 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành, nhằm trang bị cho sinh
viên những nội dung cơ bản về chính trị, các quy luật trong chính trị, các tư tưởng,
các học thuyết chính trị; các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị với ba yếu tố cơ
bản cấu thành: Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội (các
nhóm lợi ích); Thủ lĩnh chính trị; quan hệ chính trị với kinh tế; Văn hóa chính trị và
Chính trị quốc tế và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mỗi chương, mỗi bài
học với những nội dung tương ứng đều được giảng viên lồng ghép các vấn đề về
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, được thể hiện trên các nội dung sau và phương
thức sau:

Thứ nhất, lồng ghép giúp sinh viên hiểu được nguồn gốc, bản chất, âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chính trị học là môn học giúp sinh viên hiểu và vận dụng những quy luật, tính quy
luật trong đời sống chính trị - xã hội, cùng với những thủ thuật chính trị, để hiện
thực hóa những quy luật, tính quy luật đó trong xã hội có giai cấp được tổ chức
thành nhà nước. Trong đời sống chính trị, quy luật trung tâm nhất, cơ bản nhất là
quy luật đấu tranh giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Đây là mục tiêu mà
bất cứ chủ thể chính trị nào cũng luôn mong muốn có được, tổ chức và thực thi để
bảo vệ lợi ích cho mình. Nhưng để bảo vệ được lợi ích đó, các chủ thể chính trị sử
dụng nhiều phương thức, thủ đoạn, công nghệ chính trị khác nhau, tùy thuộc vào
từng hoàn cảnh cụ thể, đối tượng cụ thể, thể chế chính trị cụ thể,... Trong xã hội
hiện đại, để hiện thực hóa lợi ích của mình, các chủ thể đã tổ chức hệ thống tổ chức
quyền lực chính trị. Đây cũng là mục tiêu mà các thế lực thù địch hướng tới. Chúng
muốn phá bỏ hệ thống chính trị đó hoặc bắt các chủ thể chính trị đó phải tổ chức
theo hệ thống tổ chức quyền lực chính trị mà chúng là “đạo diễn”. Ở Việt Nam hiện
nay, hệ thống chính trị bao gồm ba bộ phận: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội; được tổ chức theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân
dân làm chủ hướng đến xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực. “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có thể nói rằng: Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (1). Nhưng
các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách để xóa bỏ hệ thống chính trị, xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ chính trị và làm suy giảm lòng tin của nhân
dân. Với hệ thống tri thức chính trị của môn học, giảng viên giúp sinh viên hiểu rõ
được vì sao các thế lực thù địch lại tấn công vào hệ thống chính trị ở nước ta mà
mặt trận chúng “đầu tư” nhất chính là nền tảng tư tưởng. Bởi đó là cái chi phối
nhận thức, suy nghĩ, ý chí và hành động của mỗi người dân Việt Nam và cả hệ
thống chính trị. Âm mưu, thủ đoạn đó vô cùng nguy hiểm. Để đấu tranh chống lại
các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng thì phải
hiểu được ai sẽ là chủ thể trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh này, đấu tranh bằng
phương thức nào, mục tiêu của cuộc đấu tranh là gì… Những vấn đề này, khi học
Chính trị học, sinh viên sẽ hiểu được chủ thể trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh
đó là hệ thống chính trị, bao gồm cả những người đứng đầu với tư cách là thủ lĩnh
chính trị và cả đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan thuộc hệ thống chính
trị và nhân dân (trong đó sinh viên là lực lượng quan trọng). Phương thức đấu tranh
bao gồm nhiều phương thức như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nêu gương,
hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch, những quy định cụ thể.... Mục tiêu của
cuộc đấu tranh là đấu tranh để bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn trên nhiều
mặt trận khác, vì vậy, Chính trị học cũng chỉ cho sinh viên thấy tình hình chính trị
quốc tế, qua đó nhận thức được những thuận lợi, thời cơ và thách thức để đấu tranh
đạt hiệu quả.

Thứ hai, chính trị học giúp sinh viên hiểu được bản chất cách mạng, khoa học của
nền tảng tư tưởng của Đảng – cơ sở lý luận quan trọng để đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.

Sinh viên khoa Chính trị học nói riêng, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
nói chung là những sinh viên trường Đảng, các em vừa có thể là những cán bộ
thuộc hệ thống chính trị, cán bộ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, các em vừa có thể
là “chiến sĩ truyền thông”. Trong quá trình giảng dạy, môn học đã trang bị những
tri thức giúp sinh viên không chỉ nhận thức được bản chất, nguồn gốc của những
âm mưu thủ đoạn, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch mà còn giúp sinh
viên có “vũ khí” sắc bén để chống lại các âm mưu, thủ đoạn đó. Giảng viên phân
tích, chỉ rõ những luận điệu thâm độc, đen tối, quy chụp, phiến diện, phi thực tế
của các thế lực thù địch, phản động. Trên cơ sở đó, giảng viên tiếp tục làm rõ và
khẳng định giá trị khoa học, sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh chính là bảo vệ căn cứ khoa học, đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phân tích
và chứng minh sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây
dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan hệ giữa chính
trị với kinh tế trong nội dung môn học cho sinh viên thấy mối quan hệ giữa sự lãnh
đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong phát triển kinh tế đã mang lại những
thành tựu hết sức to lớn, có ý nghĩa quan trọng, khẳng định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội là hợp quy luật. Những thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn giá trị
khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch. Nội dung chuyên đề Văn hóa chính trị giúp sinh
viên hiểu được văn hóa chính trị mà cốt lõi là hệ tư tưởng của Đảng, được tạo nên
bởi dân tộc, con người Việt Nam, đó là văn hóa của Đảng và của dân tộc, mà “văn
hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất, văn hóa soi đường cho quốc
dân đi”. Vì vậy, chúng ta phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đó. Kẻ thù
tấn công trên mặt trận nào chúng ta sẽ đáp trả bằng mặt trận đó. Đáp trả bằng lý
luận khoa học sắc bén, bằng những thành công, chân lý, chính nghĩa và bằng những
trải nghiệm thực tế của lịch sử, của dân tộc. Cuộc đấu tranh này âm ỉ, lâu dài, nguy
hiểm nhưng cùng với sự đồng lòng, trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị
và nhân dân chúng ta nhất định sẽ giành thắng lợi.
Thứ ba, chính trị học giúp sinh viên có thái độ, động cơ đúng đắn trước âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Trong những giờ học, chúng tôi thường lồng ghép những nội dung bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng khi đưa ra các câu hỏi, các tình huống chính trị - xã hội để các
em cùng nhau bàn bạc, thảo luận… Thông qua đó, các em sẽ thể hiện kiến thức,
quan điểm, thái độ, cách ứng xử của mình và các giải pháp để đấu tranh phản bác
các quan điểm, sai trái của các thế lực thù địch. Nội dung nào các em chưa hiểu
hoặc hiểu chưa đến nơi đến chốn sẽ được giảng viên bổ sung, giáo dục, gắn lý luận
gắn với thực tiễn. Những buổi học đó thường rất sôi nổi, thu hút được sự quan tâm
của các em, các em thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, đồng thời dùng các
công cụ, phương tiện mà các em có thể sử dụng để tuyên truyền, giáo dục học sinh,
sinh viên và cả những người thân cảnh giác và có thái độ phù hợp trước những âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Cùng với việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những trải nghiệm,
giảng viên đặt ra các tình huống, yêu cầu sinh viên tích cực, chủ động, thảo luận
thực hiện. Các em sử dụng nguồn lực của mình để biến thành những sản phẩm có
chất lượng, đó có thể là các bài viết, các chuyên đề, video, tiktok, phóng sự….. để
tuyên truyền, giáo dục những người khác về nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này.
Những cách làm rất đa dạng, sáng tạo của các em dưới sự hướng dẫn, định hướng
của giảng viên đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành vi của sinh
viên với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch.

2. Các giải pháp tăng cường hơn nữa lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy môn
Chính trị học nói riêng và các môn học lý luận chính trị nói chung tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền để các môn học này trở thành nội dung trọng tâm trong công
tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thứ nhất, Ban lãnh đạo Học viện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt giảng viên
tích cực nghiên cứu và giảng dạy phải bám sát nội dung, chương trình đào tạo, các
hệ lớp, ngành để xây dựng, lồng ghép những nội dung liên quan trực tiếp đến bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch.

Đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, được nghiên cứu và vận dụng
bằng nhiều nội dung, hình thức và phải tạo nên được sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với
sinh viên. Vì vậy, trong mỗi chương trình, nội dung cụ thể cần xác định, chỉ rõ đâu
là những giá trị bền vững cần tiếp tục khẳng định, lan tỏa; đâu là những vấn đề cần
bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình mới; đâu là những vấn đề thường
xuyên bị các thế lực thù địch, chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ và cần đấu tranh phản
bác. Nội dung, hình thức phải được nghiên cứu bài bản, nghiêm túc, thiết thực, hiệu
quả. Ban lãnh đạo Học viện cần tăng cường định hướng phương thức lồng ghép
công tác bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng trong hoạt động giảng dạy của giảng
viên, cũng như tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động đó trên lớp để nắm bắt
thông tin phản hồi của sinh viên. Có như vậy mới có thể thực hiện lồng ghép một
cách có hệ thống và hiệu quả.

Thứ hai, mỗi giảng viên phải nhận thức được nhiệm vụ của mình và chủ động, tích
cực, thường xuyên nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện
bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp.

Xác định đây là cuộc đấu tranh vừa thường xuyên, liên tục, vừa cấp bách, giảng
viên lý luận chính trị phải nhận thức được nhiệm vụ đặc biệt này. Khác với các
cuộc đấu tranh khác, kẻ thù trực tiếp hiện diện và chúng ta có thể dùng các phương
tiện, công cụ trực tiếp để chống lại nhưng trong mặt trận văn hóa – tư tưởng này, kẻ
thù sử dụng những âm mưu thâm độc, tác động đến nhận thức, tư tưởng của chúng
ta, do vậy chúng ta phải hết sức tỉnh táo, chủ động trang bị cho mình những tri
thức, kinh nghiệm cần thiết. Có thể nói, là “chiến sĩ” trên mặt trận đặc biệt này, để
có đầy đủ “vũ khí” sắc bén, giảng viên cần tự giác, tích cực, chủ động trong nghiên
cứu khoa học và thực tiễn. Giảng viên cần nỗ lực tự học tập, tự nghiên cứu để tìm
ra những quy luật, những thủ đoạn sâu xa, thâm độc mà các thế lực thù địch đã sử
dụng, từ đó tìm ra luận cứ, luận chứng sắc bén, sâu sắc, có giá trị và lan tỏa đến
sinh viên. Giảng viên cần tự giác, tích cực, chủ động tham gia nghiên cứu khoa
học, tham gia viết bài hội thảo, chuyên đề, tham gia các lớp bồi dưỡng cập nhật
kiến thức…. Qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kỹ năng, nhiệm vụ
kiến thức mới và nâng cao nhận thức trách nhiệm của bản thân, rèn luyện bản lĩnh
chính trị, nghề nghiệp của mỗi giảng viên.

Thứ ba, giảng viên chủ động, tích cực vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương
pháp giảng dạy hiện đại để tạo ra sự thu hút đối với sinh viên.

Trong các bài giảng, cần tích hợp các thông tin có nội dung cập nhật, hình ảnh
minh họa sinh động, thuyết phục, hấp dẫn. Trong các buổi thảo luận, thực hành,
trao đổi các nội dung, vấn đề liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần phát huy tích chủ động, tự giác,
sáng tạo của sinh viên, động viên, khích lệ để sinh viên có ý thức và hành động
trong tiếp thu và vận dụng những tri thức quan trọng này. Trong mỗi giờ giảng,
thảo luận, thực hành, kiểm tra,… giảng viên cần phải ý thức sâu sắc, chuyền tải hợp
lý, khéo léo đến sinh viên kiến thức, kỹ năng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, khơi dậy tinh
thần yêu nước, niềm tin mãnh liệt vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên hình thành
tư tưởng, bản lĩnh chính trị, phương pháp tư duy khoa học khi nhận thức và giải
quyết các vấn đề thực tiễn, giúp hình thành kỹ năng, thái độ cần thiết trước những
vấn đề, sự kiện, tình huống cụ thể trong quá trình nhận diện và đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ tư, giảng viên trực tiếp tham gia vào quá trình đấu tranh bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Trong quá trình giảng dạy, để tăng tính thuyết phục, giảng viên phải có những trải
nghiệm để chia sẻ những trải nghiệm đó đối với sinh viên. Giảng viên tích cực
tham gia viết các bài khoa học, cuộc thi chính luận trên các diễn đàn, dùng tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng của mình để lan tỏa đến sinh viên. Lời nói gắn liền với hành
động, lý luận gắn liền với thực tiễn là những minh chứng rõ nét nhất, chân thực
nhất, thuyết phục nhất cho mọi bài giảng của mình, góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm của mình trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tóm lại, lồng ghép bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch là một trong những yêu cầu và nhiệm vụ chính trị rất
quan trọng của giảng viên trong giảng dạy các môn lý luận chính trị của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền nói chung và môn chính trị học nói riêng. Từ yêu cầu,
trách nhiệm, giảng viên xác định nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để phát huy
được hết khả năng và sứ mệnh trong công tác bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng
trước những diễn biến phức tạp của xã hội./.

____________________________________________________________

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự
thật, H., T.I, tr.25
Trong thời gian tới để nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy các môn lý
luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, theo chúng tôi, công tác
giảng dạy lý luận chính trị ở cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau
đây:
Thứ nhất, trong công tác giảng dạy phải làm rõ và khẳng định tính khoa học, cách
mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là chiếc “cẩm nang thần kỳ” mãi mãi soi đường, dẫn lối cho
giai cấp công nhân toàn thế giới tiến lên, là học thuyết duy nhất từ trước đến nay chỉ ra
mục tiêu, con đường, lực lượng và phương thức đấu tranh giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội, giải phóng dân tộc và giải phóng con người; đưa những người bị áp bức,
bóc lột trở thành chủ nhân xây dựng chế độ mới. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta
luôn khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Nhân dân ta, đi
lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách
mạng Việt Nam 93 năm qua, cùng những thành tựu chúng ta đạt được sau 37 năm đổi
mới là kết quả hết sức to lớn, có ý nghĩa quan trọng, là minh chứng hùng hồn khẳng
định tính ưu việt, vượt trội cũng như giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng. Đây là lý lẽ sắc bén để đập tan luận điệu
xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Thắng lợi
đó cũng chứng minh Đảng ta không hề sai lầm khi xác định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đặc biệt, trong văn kiện Đại
hội lần thứ XIII Đảng ta đã nhấn mạnh: “Để khát vọng phát triển đất nước trở thành
hiện thực Đảng ta đã khẳng định “toàn dân và toàn quân ta phải kiên định và vận dụng,
phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sự kiên định của
Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam không
phải như bọn cơ hội, chủ nghĩa xét lại vẫn rêu rao xuyên tạc.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính
trị cho đội ngũ giảng viên và học viên.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cả người
dạy và người học. Nội dung giáo dục, quán triệt phải tập trung làm rõ mối liên hệ mật
thiết giữa truyền thụ lý luận khoa học với đấu tranh xuyên tạc, phủ nhận lý luận ấy
trong giảng dạy, vai trò của nó đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận và bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng. Hình thức giáo dục, quán triệt phải được thực hiện một cách
đa dạng, phong phú như: thông các diễn đàn khoa học về giảng dạy lý luận chính
trị,các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hoạt động phương pháp, thông tin khoa học,
dự giảng, kiểm tra bài giảng, ra đề thi, đáp án, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm...
Tính đảng, chiến đấu của bài giảng lý luận chính trị tùy thuộc vào tổng hòa các phẩm
chất, năng lực của người giảng viên. Với người giảng viên giảng dạy lý luận chính trị,
bản lĩnh chính trị là “tấm khiên, manh giáp”; còn sự am hiểu tường tận, sâu sắc kiến
thức chuyên môn, năng lực phân tích nội dung sâu rộng, kỹ năng nhận diện, đấu tranh
phản bác sắc bén chính là “thanh kiếm” của họ. Bản lĩnh chính trị của giảng viên là sự
kết tinh các yếu tố về thể chất và tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị theo hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân, được thể hiện vững vàng trước mọi hoàn cảnh, tình
huống chính trị thực tiễn. Bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức, năng lực giảng dạy và
nhận diện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên không
phải tự nhiên mà có, mà phải được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện ở nhà trường và thực tiễn công tác. Đây là nhiệm vụ thường xuyên,
liên tục, gắn với quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên.
Không thể nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị, nếu
như đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn, năng lực hạn chế, nhất là kỹ năng nhận
diện, xây dựng tình huống phê phán, phản bác quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ lý
luận cách mạng trong bài giảng. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn là
quá trình tìm tòi, nghiên cứu để nắm vững, hiểu sâu nguồn gốc, bản chất các nguyên
lý, quy luật chính trị - xã hội của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến
tất yếu từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời giảng viên phải nắm chắc
kiến thức liên ngành như triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà
nước và pháp luật, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, xã hội học,
dân tộc học, quan hệ quốc tế…
Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, phương pháp xây dựng và thực hiện
tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên và học viên. Đây là
điều kiện quan trọng để nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận
chính trị. Từ hoạt động này, cả người dạy và người học từng bước hình thành các kỹ
năng nhận diện, phân tích, đối chiếu, nêu luận cứ phê phán, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch. Nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy đòi hỏi các chủ
thể phải được bồi dưỡng, rèn luyện từ thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận. Quá trình
giảng dạy, giảng viên và học viên cùng nhau tương tác, tạo ra các tình huống tư duy
đấu tranh lý luận; từ đó hình thành, phát triển kỹ năng nhận diện đấu tranh không
khoan nhượng với những trào lưu tư tưởng, lý luận đối lập. Bên cạnh đó, giảng viên
cần tích cực tham gia các diễn đàn khoa học, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học thuật,
tọa đàm, hội thảo để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình; đồng thời có cơ hội cọ
xát, bồi đắp năng lực tư duy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thứ tư, kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng đấu tranh cho đội ngũ giảng
viên giảng dạy lý luận chính trị.
Tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý chính trị được nâng cao, thiết thực, hiệu
quả nếu luôn kịp thời nắm bắt và đấu tranh kịp thời với các quan điểm sai trái, luận
điệu xuyên tạc, phản động nảy sinh, những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng mới xuất hiện
trong đời sống xã hội. Trong khi đó, không cá nhân giảng viên nào, dù tích cực và
nhạy bén nhất, có thể đủ khả năng nắm bắt kịp thời mọi vấn đề, có đủ tư liệu, thông tin
để đấu tranh tức thì một cách hiệu quả.
Hiện nay, hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng đang được tổ chức chặt chẽ,
với các lực lượng chuyên trách hoạt động có tính chuyên nghiệp. Trên cơ sở đó, cần
phát huy tốt vai trò của các cơ quan, lực lượng trong nắm bắt thông tin, kịp thời cung
cấp cho các “đầu mối” tiến hành hoạt động đấu tranh tư tưởng lý luận, trong đó chú
trọng các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thông tin cung cấp cần phải nhanh chóng, cập nhật,
tập trung vào những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng, bức xúc; những luận điệu và hoạt
động chống phá nguy hiểm; đồng thời phải có định hướng rõ ràng về quan điểm, chủ
trương, phương châm đấu tranh. Dưới tác động của công nghệ thông tin hiện đại, dòng
thông tin luân chuyển liên tục, thông tin sinh ra thông tin, song thông tin cũng giết chết
thông tin; thì việc bảo đảm tính cập nhật, kịp thời thông tin chính thống là dữ liệu quan
trọng phục vụ cho công tác giảng dạy chất lượng, hiệu quả.
Thứ năm, thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách, cơ chế phù
hợp đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Đồng thời, phát huy tính tích cực,
tự giác của giảng viên trong giảng dạy lý luận chính trị.
Để nâng cao chất lượng bài giảng nói chung, tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận
chính trị nói riêng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các cấp ủy, các cơ
quan có thẩm quyền cần quan tâm bảo đảm các điều kiện cần thiết như: cơ sở vật chất
nơi làm việc, giảng đường, thư viện, phòng hoạt động phương pháp, cùng với các
phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho biên soạn bài giảng và thực hành giảng bài.
Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học về giảng
dạy lý luận chính trị, về đấu tranh tư tưởng, lý luận; tham gia nghiên cứu đề tài các
cấp, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học… nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến
thức và kỹ năng tư duy lý luận. Bên cạnh đó, tính đảng, tính chiến đấu cần được xác
định trong quy chế, quy định về đánh giá chất lượng của bài giảng; ý thức, trách
nhiệm, năng lực giảng dạy, cũng như tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên.
Nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý chính trị đòi hỏi mỗi giảng viên
cần phát huy tính tích cực chính trị, đề cao lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm của nhà
giáo đối với nhiệm vụ giảng dạy và đấu tranh bảo vệ, phát triển các môn lý khoa học
Mác - Lênin trong bối cảnh hiện nay. Giảng viên, đồng thời là đảng viên cộng sản,
phải coi việc đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là trách
nhiệm vinh quang, là sự cống hiến vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Giảng viên phải
không ngừng học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức chuyên
môn, rèn luyện phẩm chất, năng lực giảng dạy, đấu tranh tư tưởng, lý luận; đồng thời
nêu gương “tự soi, tự sửa” để không ngừng hoàn thiện bản thân, xứng đáng là nhà giáo
mẫu mực - chiến sĩ tiên phong tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tóm lại, nâng cao tính đảng, tính chiến đấu trong giảng dạy lý chính trị là yêu cầu, đòi
hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Tài liệu tham khảo
1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - ST, H.2011, tr.307
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, tập I, tr.183.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, tập I, tr.181.

Ths. Trần Văn Toàn


Trường
Chính trị Lê Duẩn, Quảng Trị
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nội
dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Trong giai đoạn
hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu
quả công tác này, cần nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động, để từ đó đề ra định hướng
cho các hoạt động công tác của tổ chức và cán bộ, đảng
viên.

Tại Trường Chính trị tỉnh, khoa Xây dựng Đảng là một trong
những khoa “chủ công” góp phần trong công tác bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái của các thế lực thù địch. Là khoa với nhiều môn học liên
quan đến nhiều bài, chuyên đề về Lịch sử Đảng, quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và nghiệp vụ
công tác đảng, đoàn thể nên đòi hỏi người giảng viên phải
phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác này.
Vì vậy, việc nắm vững những nội dung kiến thức cơ bản liên
quan đến chuyên môn của khoa, nhất là những vấn đề cơ bản
về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để
nhận diện được những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nền tảng
tư tưởng của Đảng đối với những nội dung chuyên môn giảng
dạy; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay vừa là
yêu cầu mang tính nguyên tắc vừa mang tính bắt buộc đối với
giảng viên Trường Chính trị nói chung và giảng viên khoa
Xây dựng Đảng nói riêng.
1. Nắm vững những nội dung cơ bản chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cộng sản và chủ
trương, đường lối của Đảng, công tác xây dựng Đảng hiện
nay.
Theo qui định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
cũng như sự phân công của Ban Giám hiệu, khoa Xây dựng
Đảng đảm nhiệm 05 môn học gồm: Lịch sử Đảng, Xây dựng
Đảng, Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam;
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội;
Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh, thành
thuộc chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Tất cả các môn
học, ở những điểm nông, sâu cụ thể nhưng đều gắn liền với
công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tuy nhiên, có 03 môn học
thể hiện đậm đặc nhất nội dung về Đảng và xây dựng Đảng là
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng vàĐường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đây là các học
phần trải dài theo tiến trình lịch sử từ khi đảng cộng sản đầu
tiên trên thế giới ra đời cho đến các nội dung cơ bản của công
tác xây dựng đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức và
tổ chức, cán bộ cũng như chủ trương, đường lối của Đảng trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay. Vì vậy, đối với
giảng viên khoa Xây dựng Đảng, cần nắm những nội dung cốt
lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng
cộng sản và xây dựng Đảng cộng sản vững mạnh. Đầu tiên,
giảng viên phải nắm vững qui luật ra đời của Đảng, các
nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lênin, các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của đảng cộng sản, đặc biệt là nguyên tắc
tập trung dân chủ; vai trò lãnh đạo của Đảng khi có chính
quyền cũng như tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay trên các mặt từ chính trị, tư tưởng đến đạo đức và tổ chức,
cán bộ. Đây là những nội dung cốt lõi mà người giảng viên
cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu để nắm vững những kiến
thức cơ bản.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và
đang tiến hành công cuộc đổi mới là đúng đắn, phù hợp với
nguyện vọng của Nhân dân và xu thế của thời đại. Tiếp tục
kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bằng những con
số cụ thể về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu
người, giảm nghèo bền vững, chỉ số phát triển con người, ổn
định chính trị, xã hội, chúng ta có thể khẳng định, đường lối
đổi mới hiện nay do Đảng lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn. Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, uy tín và tiềm lực
như ngày hôm nay.
2. Nhận diện được những luận điệu về phủ nhận nền tảng
tư tưởng của Đảng, các quan điểm sai trái, thù địch liên
quan đến những nội dung kiến thức chuyên môn giảng dạy
của khoa.
Để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng
Việt Nam, các thế lực thù địch tiến hành chống phá tổng lực từ
nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức hoạt động đến từng nội
dung cụ thể trên các mặt của công tác xây dựng đảng. Ở phạm
vi kiến thức của khoa Xây dựng Đảng, xin nêu một số nội
dung trọng tâm mà các thế lực thù địch tìm cách chống phá có
liên quan đến các học phần và từng chuyên đề giảng dạy.
Thứ nhất, về mặt lịch sử, các thế lực thù địch và cơ hội chính
trị tập trung xuyên tạc, phủ nhận lịch sử và thành quả đấu
tranh cách mạng vẻ vang của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Chúng tìm cách quy chụp, xuyên tạc cho rằng
Đảng có nhiều sai lầm trong quá khứ và dù quá khứ có làm
được một số việc thì bây giờ chuyển sang thời kỳ mới, Đảng
đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất
nước trong hiện tại. Những luận điệu xuyên tạc này này chủ
yếu rơi vào nội dung kiến thức các chuyên đề của môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, về các chủ trương, đường lối hiện hành, chúng cho
rằng, kinh tế thị trường không thể gắn với định hướng xã hội
chủ nghĩa, hai thực thể này không thể song hành cùng nhau;
cần phải khôi phục sở hữu tư nhân về đất đai, xóa bỏ vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; nghi ngờ về sự thành công của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam. Chúng cho rằng, Việt Nam không có
dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, bỏ rơi các dân tộc thiểu
số, cổ súy cho việc ngã theo bên này, chống bên kia trong
quan hệ ngoại giao. Những luận điệu chống phá chủ yếu rơi
vào nội dung kiến thức các chuyên đề của môn Đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thứ ba, chúng tập trung chống phá các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ,
chúng cường điệu một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là một số hiện
tượng đơn lẻ, biến nó thành phổ biến, tất yếu của chế độ một
đảng lãnh đạo. Hay các thế lực chống phá thường cho rằng
tình trạng tham nhũng, suy thoái của đội ngũ cán bộ đảng viên
là dấu hiệu cho sự sụp đổ của Đảng; chúng cường điệu hóa
những yếu kém trong công tác xây dựng đảng; xuyên tạc công
tác cán bộ trước bầu cử, Đại hội Đảng các cấp…Những quan
điểm xuyên tạc này rơi vào nội dung kiến thức của môn học
Xây dựng Đảng.

Đối với từng nội dung như đã nêu ở trên, hiện nay các nhà
khoa học, giới nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành về xây dựng
Đảng đã có rất nhiều công trình khoa học, sách chuyên khảo,
bài viết được đăng tải trên các tạp chí chính thống có uy tín
như Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lịch
sử Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị và Tạp chí Quốc phòng
toàn dân để phản bác lại các luận điệu xuyên tạc này. Đây là
những tạp chí lớn, có riêng chuyên mục về bảo vệ nền tảng
của Đảng nên các giảng viên cần quan tâm nghiên cứu và cập
nhật kiến thức mới cho mình. Bởi lẽ, về bản chất chống phá
của các thế lực thù địch là không thay đổi, tuy nhiên về
phương pháp, thủ đoạn và hình thức chống phá thì luôn có sự
điều chỉnh theo từng giai đoạn và thời điểm khác nhau.
3. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thông qua
hoạt động nghiên cứu giảng dạy hiện nay.
Thứ nhất, đội ngũ giảng viên khoa phải am hiểu lý luận, thấm
nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, đặc biệt phải nắm vững những nội dung kiến thức lớn
của khoa Xây dựng Đảng cũng như của cá nhân mình tham gia
giảng dạy. Đây là trách nhiệm cá nhân, không ai có thể làm
thay mình cả. Nó không chỉ dừng lại ở hoạt động nghiên cứu,
nắm bắt, luận giải những luận điểm của các nhà kinh điển. Mà
còn là quá trình bổ sung, phát triển những nội dung lý luận
cho phù hợp với thời đại hiện nay nhằm “làm tăng hơi thở
thời đại” trong hệ thống kiến thức lý luận. Do đó, cùng với
việc không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ lý
luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, giảng viên cần tăng
cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, gắn kết
chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị.

Thứ hai, giảng viên khoa phải thực hiện lồng ghép có hiệu quả
nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch vào các chuyên đề tham
gia giảng dạy và thảo luận của mình.Trong quá trình giảng
dạy, bên cạnh việc phân tích, chứng minh, tùy vào mỗi chuyên
đề khác nhau, sau khi đã nhận diện được các luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch, giảng viên cần làm rõ mục đích,
động cơ, tác hại của các luận điệu xuyên tạc. Từ đó, giảng
viên có sự phân tích mở rộng các vấn đề lý luận gắn với thực
tiễn để phản bác lại các quan điểm sai trái ấy để học viên hiểu
đúng, nắm rõ kiến thức bài học; qua đó, góp phần làm nổi bật
giá trị bền vững về mặt lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự đúng đắn về chủ
trương, đường lối của Đảng từ các chuyên đề lý luận.

Thứ ba, trong giảng dạy, người giảng viên không nên “né
tránh” vấn đề mà phải chủ động phân tích thấu đáo vấn đề,
cung cấp những luận cứ khoa học để chấn chỉnh nhận thức, đả
thông tư tưởng, uốn nắn kịp thời những nhận thức sai trái, tiêu
cực, tránh sự lan tỏa một số hiện tượng tiêu cực từ thực tiễn xã
hội đến học viên, đảm bảo tính định hướng chính trị trong quá
trình giảng dạy. Đối với một số nội dung còn có ý kiến khác
nhau, không nên sa đà vào giải quyết những vấn đề mang tính
sự vụ cụ thể mà chỉ giải quyết vấn đề mang tính định hướng,
nguyên tắc và phương pháp tiếp cận khoa học. Muốn làm
được điều này, người giảng viên phải không ngừng trau dồi
kiến thức lý luận và thực tiễn mới. Bởi lẽ, có những nội dung
về thực tiễn cũng như lý luận qua các giai đoạn khác nhau
luôn có sự bổ sung, phát triển, nếu người giảng viên không
nghiên cứu, cập nhật thì sẽ dẫn đến sự lạc hậu về lý luận, khi
học viên nêu một nội dung quan điểm mới nào đó mà chúng ta
không nắm bản chất vấn đề thì sẽ để dẫn đến sự lúng túng
trong cách giải quyết.

Thứ tư, người giảng viên phải luôn có ý thức phòng chống “tự
diễn biến, tự chuyển hóa” ngay từ chính bản thân mình. Trong
giai đoạn hiện nay, cùng với những tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường, các thế lịch thù địch đang ra sức chống phá
cách mạng nước ta với những luận điệu sai trái, thù địch nhằm
phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên,
trong đó có cả giảng viên Trường Đảng dao động, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện về sự
phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Vì
vậy, giảng viên Trường Chính trị tỉnh nói chung, khoa Xây
dựng Đảng nói riêng phải không ngừng tự rèn luyện, trau dồi
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình để xứng đáng
là người thầy, cô chuẩn mực. Bởi vì, nếu người giảng viên
không có đạo đức cách mạng, giảng rất hay nhưng làm thì
ngược lại trong cơ quan, đơn vị và nơi cư trú thì không thể tạo
được uy tín trước học viên và những lời giáo huấn của thầy trở
nên giả dối và chắc chắn sẽ không có sức thuyết phục.

Tóm lại, tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch là
việc hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng Đảng, vừa là
nhiệm vụ thường xuyên vừa có tính lâu dài. Mỗi cán bộ, giảng
viên Trường Chính trị cấp tỉnh nói chung và giảng viên khoa
Xây dựng Đảng nói riêng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; rèn luyện lĩnh chính
trị vững vàng, không hoang mang, dao động trước mọi luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư
tưởng, sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng
hiện nay./.
ThS. Đỗ Tiến Cẩn
Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi

You might also like