Thuyêt Minh Đề Tài Cấp Tỉnh 2024

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP TỈNH

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Nâng cao năng lực lãnh đạo, 1a. Mã số của đề tài: (được cấp khi hồ sơ
quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã thuộc trúng tuyển)
sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam

2 Loại đề tài:
Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số:
Độc lập
Khác

3 Thời gian thực hiện: 24 tháng 4 Cấp quản lý


(từ tháng 10/2023 đến hết tháng 9/2025
Tỉnh
5 Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: 992 (triệu đồng), trong đó:
- Từ ngân sách nhà nước: 992 (triệu đồng)
- Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước: 0 (không) triệu đồng.
6 Đề nghị phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: …………….. triệu đồng
- Kinh phí không khoán: ……….triệu đồng

7 Chủ nhiệm đề tài:

Họ và tên: Đoàn Xuân Phú


Ngày, tháng, năm sinh: 03/02/1976 Nam/Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: ……………… Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Điện thoại của tổ chức: 02353812401 Mobile: 0905 880 336
Fax: 02353812401 E-mail: phuvy76@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ tổ chức: Số 18 Lam Sơn, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam

8 Thư ký khoa học:

Họ và tên: Phạm Thanh Tuấn


Ngày, tháng, năm sinh: 09/4/1979 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: ………. Chức vụ: Trưởng phòng
Điện thoại của tổ chức: .02353812401 Mobile: 0932 538 638
Fax: 02353812401 E-mail: pttuantct@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ tổ chức: Số 18 Lam Sơn, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam

9 Tổ chức chủ trì đề tài:

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 02353812401 Fax: 02353812401
E-mail:
Website: http://www.truongchinhtriquangnam.edu.vn
Địa chỉ: Số 18 Lam Sơn, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Minh Đức
Số tài khoản: 5620114387
Ngân hàng: Ngân hàng BIDV Quảng Nam
Cơ quan chủ quản đề tài: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
10 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (không)
1. Tổ chức 1: .....................................................................................................................
Cơ quan chủ quản .............................................................................................................
Điện thoại: ...................................... Fax: .........................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ...........................................................................................
Số tài khoản: .....................................................................................................................
Ngân hàng: ........................................................................................................................
2. Tổ chức 2:......................................................................................................................
Cơ quan chủ quản..............................................................................................................
Điện thoại: ...................................... Fax: .........................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ...........................................................................................
Số tài khoản: .....................................................................................................................
Ngân hàng: ........................................................................................................................
11
Cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì
và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài. Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ lập danh sách theo mẫu
này có xác nhận của tổ chức chủ trì và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)

Họ và tên, Chức danh thực


TT Tổ chức công tác
học hàm học vị hiện đề tài
1 Thạc sĩ Đoàn Xuân Phú Chủ nhiệm Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
2 Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn Thư ký Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
3 Tiến sĩ Lê Minh Đức Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
4 Thạc sĩ Nguyễn Thị Khuê Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
5 Thạc sĩ Thái Quỳnh Dung Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
6 Thạc sĩ Kiều Duy Khánh Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
7 Thạc sĩ Ngô Tuấn Vinh Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
8 Thạc sĩ Trần Văn Cam Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
9 Nguyễn Hồng Minh Thành viên chính Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam
10 Thạc sĩ Lương Văn Công Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
11 Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiệp Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
12 Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
13 Thạc sĩ Lê Thị Hoa Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
14 Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Lệ Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
15 Thạc sĩ Cao Trần Thanh Tâm Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
16 Thạc sĩ Văn Thị Nghĩa Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
17 Thạc sĩ Trần Ngọc Nhiều Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
18 Thạc sĩ Phạm Thị Thu Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
19 Thạc sĩ Lê Thị Phương Thủy Thành viên Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
20 Thạc sĩ Nguyễn Văn Lĩnh Thành viên chính Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
12 Mục tiêu của đề tài: (phát triển và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
Xây dựng khung lý luận khoa học về chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản
lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở (cán bộ, công chức thuộc xã,
thị trấn thuộc 06 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam) làm cơ sở để đánh giá thực trạng
chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,
công chức sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thời gian qua.
Nghiên cứu, khảo sát, phân tích làm rõ thực trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động
lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân từ năm 2017 đến nay của đội ngũ cán bộ, công chức
trên địa bàn 68 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam (Tây Giang,
Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My); khẳng định những mặt
mạnh, ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, bất cập và nguyên nhân.
Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh
đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện, trong đó
đặc biệt là xây dựng chương trình bồi dưỡng, chú trọng về bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo,
quản lý, thực thi công vụ, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức cơ sở.
13 Tình trạng đề tài:
Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
14 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề tài:
14.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
(Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh
vực nghiên cứu của đề tài)
Từ trước đến nay, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đã có
nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công
trình khoa học đăng tải từ Trung ương đến địa phương, có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu sau: Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên): Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên):
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2014; Nguyễn Thị Hồng Hải (chủ biên): Hỏi đáp về quản lý cán bộ công chức cấp xã,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018; Ngô Thanh Can (chủ biên): Đào tạo, bồi dưỡng phát
triển nguồn nhân lực trong khu vực công, NXB Lao động, Hà Nội, 2021. Những công trình này
đã đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức; chủ yếu tiếp cận và
phân tích về cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trên thực
tế. Việc nghiên cứu về bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở hầu như chưa được đề cập đến.
Ngoài các công trình nêu trên, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều công trình khoa
học, nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về vấn đề này, đơn cử một số công trình tiêu biểu sau
đây: Ngô Thị Lệ Thủy: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tại thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội,
2017; Nguyễn Thị Tuyết Nga: Một số biện pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức nhà nước ở tỉnh Phú Yên, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính
quốc gia, 2022. Trong hai luận văn này, sau khi nêu cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức; thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam và trong các cơ quan nhà nước ở tỉnh Phú Yên, các luận văn đưa ra giải pháp
nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của tỉnh,
của địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp tăng cường cơ sở chất thiết bị và đội
ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
Các công trình hệ thống hóa về cơ sở lý luận đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ
sở, đồng thời phân tích thực tiễn thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng hiện nay có thể kể
đến: Nguyễn Văn Lợi: Góp phần xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp cơ sở từ thực tiễn tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính
quốc gia, 2016 và Trương Thu: Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã thành phố
Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, 2014. Các công trình
qua thực tiễn của địa phương được nghiên cứu, các tác giả đã kiến nghị nhiều giải pháp về thay
đổi nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng hoặc nhấn mạnh đến giải pháp tạo
động lực làm việc thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học tập trung nghiên cứu về
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở miền núi, hoặc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ở Quảng Nam như: Trần Xuân: “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở các
huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số ngày 11/11/2013; PGS, TS
Lê Kim Việt, ThS Phạm Thị Thu: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã người dân
tộc thiểu số huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa
XII”, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, ngày 2/10/2018.
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy, các tác giả đều đã phân tích một
cách hệ thống, hoàn chỉnh, hiệu quả và tương đối toàn diện về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã nói chung dưới góc độ lý luận cũng như sự vận dụng lý luận đó vào việc xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại một số địa phương cụ thể;
đó đều là những công trình, sản phẩm trí tuệ có giá trị, ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực
tiễn, là cơ sở để kế thừa cho việc nghiên cứu tiếp theo.
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và hiện thực hóa khát vọng phát
triển tỉnh Quảng Nam, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở các
huyện miền núi cao được tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng và là vấn đề mang tính thời sự cấp
thiết, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên, đến nay chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về chất lượng, hiệu quả hoạt
động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ này. Hơn nữa, vẫn chưa có các điều tra,
khảo sát cụ thể, thực tiễn, khoa học để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cơ sở ở sáu
huyện miền núi cao, từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho lực
lượng này. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần
thiết thực vào việc thực hiện thành công, thắng lợi các mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Nam
nói chung, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nói riêng trong thời gian tới.

14.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý
luận và thực tiễn của đề tài, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hóa mục tiêu và những định hướng
nội dung chính cần thực hiện trong đề tài)
- Sự cần thiết, tính cấp bách của đề tài:
Nhà nước pháp quyền là một học thuyết về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có
nguồn gốc từ thời cổ đại, có thể được áp dụng ở các nước dựa trên những nét đặc trưng về văn
hóa, chính trị, tư tưởng - pháp lý, truyền thống dân tộc. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là vấn đề có tính quy luật và là yêu cầu khách quan,
cấp bách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục triển
khai thực hiện chủ trương này. Để xây dựng và vận hành hiệu quả nhà nước pháp quyền, cần
phải có một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền, mà trước hết là đội ngũ cán
bộ, công chức cấp cơ sở, lực lượng gần gũi Nhân dân nhất và là đội ngũ, công chức trực tiếp,
thường xuyên làm việc với người dân.
Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII đã ban
hành nhiều nghị quyết, quyết định, quy định về công tác cán bộ, tiếp tục xác định công tác cán
bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII của
Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố trực tiếp quyết định đến sự thành bại của cách mạng,
gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng”. Đại hội XII khẳng định: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa… chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức… tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quán triệt chủ trương trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính.
Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”; trong những năm qua, công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, cấp cơ sở nói chung, cấp xã nói riêng đã được các cấp ủy đảng,
chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam quan tâm, chú trọng, tổ chức thực hiện
nghiêm, đạt được những kết quả quan trọng; đã từng bước xây dựng được một đội ngũ cán bộ,
công chức cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh, từng bước có tính chuyên nghiệp; công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, các chế độ chính sách được quan tâm, số lượng, trình
độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ngày càng tăng; chất lượng, hiệu quả hoạt động
lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ngày càng được
nâng cao, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, quan trọng trong công cuộc đổi mới của
đất nước, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng đinh: Đất nước ta chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay.
Sáu huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 6.342 km2, chiếm
59.9% diện tích toàn tỉnh; có tổng dân số khoảng 171.200 người, chiếm 11,4% dân số toàn
tỉnh; có 68 đơn vị hành chính cấp xã; là địa bàn sinh sống của đa số dân tộc thiểu số (Cơtu, Xơ
đăng, Giẻ - Triêng, Cor…). Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, nhiều di
tích lịch sử, văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị; là khu vực có tiềm năng to lớn trong phát
triển nông - lâm nghiệp, du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
Nhiều năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định đây là địa bàn quan trọng trong
chiến lược phát triển chung của tỉnh; có nhiều chủ trương, chính sách tập trung phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi, đặc biệt là 6 huyện nêu trên và thu được những thành quả đáng khích lệ: kinh tế - xã
hội phát triển, quốc phòng - an ninh đảm bảo, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn
và phát huy; thu nhập của người dân tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện; hoạt động
của hệ thống chính trị cơ sở ngày càng hiệu quả, cán bộ, công chức trưởng thành về nhiều mặt.
Tuy nhiên, phát triển khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức. Kinh tế -
xã hội miền núi phát triển chậm, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng; khoảng cách
phát triển giữa miền núi và đồng bằng còn lớn; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng; trong đó, một trong những
nguyên nhân cơ bản, quan trọng là nhận thức, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh
đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức cơ sở (xã, thị trấn) còn hạn chế, bất cập,
có nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 10/02/2022 của Tỉnh ủy Quảng
Nam về “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng
đến năm 2030” chỉ rõ: “Năng lực của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đồng đều, có
mặt chưa đáp ứng yêu cầu…; chưa có cơ chế tuyển dụng riêng công chức, viên chức người dân
tộc thiểu số, ảnh hưởng đến nguồn cán bộ kế cận; việc sắp xếp, bố trí công tác cho sinh viên hệ
cử tuyển chưa kịp thời, có mặt còn bị động; không thực hiện được chủ trương các sở, ban,
ngành cấp tỉnh tiếp nhận và hướng dẫn để đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số theo lĩnh vực,
ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu, sau đó bố trí về lại huyện công tác”.
Nghị quyết số 21-NQ/TU đã đề ra mục tiêu chung là: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở 06 huyện miền núi cao
của tỉnh và các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức, lối sống trong sáng, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ban hành cơ chế,
chính sách tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đủ về số lượng, có
chất lượng và cơ cấu hợp lý, có tinh thần, khát vọng vươn lên, bảo đảm tính kế thừa và sự
chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo địa phương phát triển bền
vững”.
Ngày 30/3/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 10-ĐA/TU về Đào tạo, bồi
dưỡng án bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 – 2025 và định hướng đến
năm 2030 (Đề án 10) khẳng định bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác đào tạo, bồi
dưỡng của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: Trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng
lên nhưng vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn; thiếu
cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phát sinh từ thực
tiễn; thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu ở một số lĩnh vực; một số cán bộ chưa được
chuẩn hóa về trình độ ngoại ngữ, tin học; trình độ, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế
và xử lý thông tin trên không gian mạng của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có
mặt còn hạn chế; một số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, kỹ
năng lãnh đạo, quản lý; chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết trước khi bổ nhiệm,
giới thiệu ứng cử nên khi thực hiện nhiệm vụ còn bị động, lúng túng; nhiều cán bộ được đào
tạo chuyên môn đại học và sau đại học chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh, chưa phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm. Đề
án 10 giao cho Trường Chính trị tỉnh xây dựng nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng riêng
cho cán bộ là người dân tộc thiểu số từ năm 2023. Trường Chính trị tỉnh bước đầu đã khảo sát,
căn cứ nhu cầu bồi dưỡng và được Thường trực Tỉnh ủy thống nhất nội dung chương trình, tài
liệu bồi dưỡng cho năm 2023. Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệm, luận giải các vấn đề
về sự cần thiết, đề ra các giải pháp và xây dựng khung chương trình bồi dưỡng phù hợp với
thực tiễn giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030 thì cần tổ chức nghiên cứu khoa
học để tổng kết thực tiễn và làm rõ các vấn đề cần thiết cần được bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ
đang công tác ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, với tinh thần muốn đóng góp một
phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, 6 huyện miền núi
cao của tỉnh nói riêng trong thời gian thời gian tới, Trường Chính trị tỉnh xin được chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán
bộ, công chức cơ sở thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài là công trình nghiên đầu tiên có tính hệ thống và toàn diện về nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức cơ sở thuộc sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam nên có những đóng góp khoa học như sau:
Về ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần xác định cách tiếp cận (khung lý luận và phương
pháp luận) cho việc nghiên cứu, tô chức thực hiện công tác nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam nói chung, đặc biệt là sáu huyện miền núi cao của tỉnh trong thời gian tới
Về ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài phân tích, đánh giá khá toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói
chung và chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán
bộ, công chức cơ sở nói riêng của sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở đó phát
hiện những điểm chưa hợp lý và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp và xây dưng chương trình
bồi dưỡng để khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý,
phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền núi cao của tỉnh trong
thời gian tới, tạo nguồn lực cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo định
hướng của Đảng và Nhà nước.
Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy; làm tài liệu tham
khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp của các địa phương trong việc xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức cơ sở; làm tài liệu tham khảo cho các bài viết và các đề tài nghiên cứu
khác có liên quan.
15 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có
liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
(tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn)
- Sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học:
+ Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên): Luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
+ Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.
+ Nguyễn Thị Hồng Hải (chủ biên): Hỏi đáp về quản lý cán bộ công chức cấp xã, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018.
+ Ngô Thanh Can (chủ biên): Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu
vực công, NXB Lao động, Hà Nội, 2021.
+ Cuốn sách: Về cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới (Trích văn kiện Đảng),
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2018.
- Luận văn, luận án:
+ Ngô Thị Lệ Thủy: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tại thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội,
2017;
+ Nguyễn Thị Tuyết Nga: Một số biện pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nhà nước ở tỉnh Phú Yên, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính
quốc gia, 2012.
+ Nguyễn Văn Lợi: Góp phần xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp cơ sở từ thực tiễn tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính
quốc gia, 2016
+ Trương Thu: Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã thành phố Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, 2014.
- Bài đăng tạp chí:
+ Trần Xuân: “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở các huyện miền núi của tỉnh
Quảng Nam”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số ngày 11/11/2013
+ PGS, TS Lê Kim Việt, ThS Phạm Thị Thu: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã người dân tộc thiểu số huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 7 khóa XII”, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, ngày 2/10/2018.
16 Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Nội dung 1: Tính cấp thiết, phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Công việc 1: Tính cấp thiết; mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ; đối tượng và phạm vi nghiên

cứu; tổng quan nghiên cứu; cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa lý luận và thực

tiễn; đóng góp mới về khoa học… của đề tài.

Nội dung 2: Lý luận khoa học về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản

lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở:

Công việc 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công

chức;

Công việc 3: Quan điểm của Đảng và địa phương về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân ngũ cán bộ, công chức;

Công việc 4: Một số khái niệm: Hoạt động lãnh đạo; hoạt động quản lý; Năng lực hoạt

động lãnh đạo. quản lý; cán bộ cơ sở; công chức cơ sở; chất lượng cán bộ công chức cơ sở;
chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở;

Công việc 5: Vị trí, vai trò của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo,

quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở hiện nay;

Công việc 6: Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và những yếu tố tác động đến hoạt động

lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở thuộc sáu huyện miền

núi tỉnh Quảng Nam hiện nay;

Công việc 7: Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở hiện nay.

Nội dung 3: Chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội

ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam thời gian qua:
Công việc 8: Xử lý, phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu đề tài.

Công việc 9 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, dân tộc,

tôn giáo, tín ngưỡng và quốc phòng, an ninh tại các xã thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh

Quảng Nam;

Công việc 10: Sự tác động của yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn

hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và quốc phòng, an ninh đến công tác nâng cao chất lượng

hoạt động lãnh đạo, quản lý tại các xã thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;

Công việc 11: Thực trạng chất lượng năng lực lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của

đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở sáu xã miền núi cao tỉnh Quảng Nam (kết quả đạt được;

những hạn chế, yếu kém; đánh giá chung; nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế, yếu

kém)

Công việc 12: Thực trạng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở sáu xã

miền núi cao tỉnh Quảng Nam (công tác tuyển dụng; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí sử

dụng; điều động luân chuyển; chế độ chính sách);

Công việc 13: Yêu cầu và những vấn đề đặt ra về năng lực lãnh đạo, quản lý, phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở sáu xã miền núi cao tỉnh Quảng Nam.

Nội dung 4: Mục tiêu, phương hướng, giải pháp, kiến nghị, đề xuất về nâng cao năng lực

lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền núi

cao của tỉnh Quảng Nam:

Công việc 14: Dự báo tình hình đất nước, tỉnh Quảng Nam và sáu huyện miền núi cao

trong thời gian tới;

Công việc 15: Mục tiêu phát triển của Quảng Nam và sáu huyện miền núi cao trong thời

gian tới;

Công việc 16: Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của

đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam;

Công việc 17: Giải pháp: Tăng cường giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ,

công chức cấp sở thuộc sáu huyện miền núi cao; Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp sở

thuộc sáu huyện miền núi cao có phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu trong tình hình

mới; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ cấp cơ sở tại sáu huyện miền núi cao

(tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, điều động luân chuyển, chế độ

chính sách);

Công việc 18: Giải pháp nâng cao năng lực chung của cán bộ công chức cấp cơ sở thuộc

sáu huyện miền núi cao; Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn đối với của cán bộ công

chức cấp cơ sở thuộc sáu huyện miền núi cao; Giải pháp nâng năng lực lãnh đạo quản lý đối

với của cán bộ công chức cấp cơ sở thuộc sáu huyện miền núi cao (năng lực tư duy chiến lược

và tầm nhìn; năng lực đổi mới sáng tạo; năng lực quản lý nhân sự; Năng lực quản trị bản thân

và nêu gương; năng lực tạo môi trường làm việc tích cực;….

Công việc 19: Xây dựng khung tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ,

công chức cấp cơ sở thuộc sáu huyện miền núi cao;

Công việc 20: Kết luận, đề xuất và kiến nghị, khuyến nghị về nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền núi cao của

tỉnh Quảng Nam.

Nội dung 5: Xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã ở sáu huyện

miền núi cao của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2025 – 2030 và định hướng 2035:

Công việc 21: Chương trình bồi dưỡng dành cho từng loại cán bộ, công chức cấp xã: (1)

bí thư, phó bí thư; (2) chủ tịch, phó chủ tịch HĐND-UBND; (3) cán bộ xã; (4) công chức xã;

(đối với cán bộ được quy hoạch chức danh nào thì học chương trình dành cho chức danh đó);

Nội dung 6: Xây dựng tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã ở sáu huyện miền

núi cao của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2025 – 2030 và định hướng 2035 (mỗi chuyên đề bồi

dưỡng là 01 công việc):


Công việc 22: Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta về dân tộc và công tác dân
tộc ở cơ sở;
Công việc 23: Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tại
cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 24: Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tại cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam;
Công việc 25: Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục tại cơ sở thuộc sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 26: Công tác quốc phòng an ninh tại cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng
Nam;
Công việc 27: Cải cách hành chính và cung ứng dịch vụ công ở xã;
Công việc 28: Chuyển đổi số của chính quyền cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng
Nam;
Công việc 29: Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
đối với sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
30: Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại cơ sở sáu huyện
Công việc
miền núi cao tỉnh Quảng Nam.
Công việc 31: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh tại cơ sở sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 32: Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo Ủy ban nhân các xã tại sáu huyện
miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 33: Kỹ năng phối hợp trong lãnh đạo quản lý của cán bộ ở các xã thuộc sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 34: Công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội cấp cơ sở tại sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 35: Kỹ năng tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các xã thuộc sáu huyện
miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 36: Kỹ năng xử lý điểm nóng chính trị-xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 37: Kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản của Đảng ở cơ sở sáu huyện miền
núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 38: Kỹ năng xử phạt hành chính ở cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng
Nam.
Công việc 39: Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại cơ sở sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 40: Kỹ năng lãnh đạo của Bí thư cấp ủy ở cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam;
Công việc 41: Kỹ năng lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội của Ủy ban nhân dân các xã tại
sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam;
Công việc 42: Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý đối với tài nguyên khoáng sản tại cơ
sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam.
Nội dung 7: Kết luận vấn đề nghiên cứu.
Công việc 43: Kiến nghị, đề xuất và kết luận vấn đề nghiên cứu.

17 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:
(giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài)

1. Tổ chức sưu tầm tài liệu liên quan

Tổ chức sưu tầm tài liệu liên quan đến lý luận về công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ

cán bộ các cấp; các báo cáo đánh giá về cán bộ của tỉnh, các cơ quan cấp tỉnh, các Huyện ủy và

UBND huyện các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam; sách tham khảo, ấn phẩm, bài viết liên

quan đến Đề tài do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh; các loại tạp chí: Tuyên giáo (Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương), Cộng sản

(Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), Xây dựng Đảng (Tạp

chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chác xây dựng Đảng của Ban Tổ chức Trung ương), Hội

đồng lý luận Trung ương, …. Các tài liệu liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã
hội của 6 huyện miền núi và của tỉnh Quảng Nam.
2. Tổ chức 02 cuộc điều tra xã hội học và 01 cuộc điều tra thống kê
- Chủ đề: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân
của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam”.
- Đối tượng (4 nhóm đối tượng): (1) cán bộ, công chức, những người hoạt động không
chuyên trách ở xã; (2) công chức, viên chức cấp huyện (3) nhân dân cấp cơ sở (4) lãnh đạo
Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban cấp huyện.
- Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở; thực trạng
chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý và phục vụ nhân dân; nhu cầu (kiến thức)
được bồi dưỡng trong thời gian đến của cán bộ, công chức cơ sở thuộc 06 huyện miền núi cao
của tỉnh Quảng Nam.
- Yêu cầu: Nội dung điều tra phải đảm bảo khách quan, đầy đủ, chính xác, trung thực đối
với từng đối tượng và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và nhu cầu được kiến thức mong
muốn được bồi dưỡng; phiếu điều tra phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và phù hợp với đối tượng
trả lời; xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm thống kê; áp dụng công nghệ thông tin phù hợp
để phát phiếu điều tra, tổng hợp; bảo đảm đúng thời gian tiến độ thực hiện của đề tài.
- Nội dung: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở; năng lực quản lý điều
hành, thực thi nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân...; nhu cầu kiến thức
được bồi dưỡng giai đoạn 2024 – 2025 và đến năm 2030.
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu hỏi trực tiếp và gián tiếp (có nội dung gợi ý trả lời cho
từng đối tượng); kỹ thuật xử lý: tổng hợp, phân tích bằng lý thuyết thống kê thông qua các
phần mềm phù hợp.
- Quy mô: khoảng 3.500 phiếu .
- Địa bàn thực hiện: 06 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam.
+ Nội dung: Khảo sát về trình độ, năng lực quản lý điều hành, thực thi nhiệm vụ được
giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân...
+ Phương pháp: Thông qua hội họp, gặp mặt trực tiếp để nắm bắt thông tin, tư liệu. Phát
phiếu điều tra, lấy ý kiến; tổ chức khảo sát thực tế tại địa phương.
Tính chi phí: Lập phiếu, chi công người trả lời phiếu, người đi khảo sát theo TT 40
thuê xe, công tác phí, ngủ, từ số ngày, người đi mỗi huyện để tính ra; đọc 43 để tính; cần
thành lập đoàn khảo sát phỏng vấn thực tế.

3. Tổ chức hội thảo/tọa đàm khoa học

Tổ chức 05 cuộc hội thảo/tọa đàm khoa học, cụ thể như sau:
2.1. Hội thảo khoa lần 1
- Chủ đề: “Tổng quan lý luận khoa học về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh
đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở”.
- Mục đích, yêu cầu: Tổ chức tham luận, bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến để làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
- Yêu cầu: Đảm bảo thành phận tham dự hội thảo. Tài liệu phục vụ hội thảo phải đầy đủ,
kịp thời. Tổ chức các hoạt động tham luận, thảo luận, đóng góp ý kiến phải thiết thực, hiệu quả.
- Địa điểm: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam;
- Thành phần: Đại diện lãnh đạo: Ban Tổ chức Tỉnh ủy và phòng chuyên môn thuộc Ban,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và phòng chuyên môn thuộc Ban, Sở Nội vụ và phòng chuyên môn
thuộc Sở, thành viên thực hiện đề tài và giảng viên Trường Chính trị tỉnh;
- Số lượng tham dự: 30 người.
2.2. Hội thảo khoa học lần 2 và 3
- Chủ đề: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân
của đội ngũ cán bộ, công chức sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam”
Mục đích: Tổ chức tham luận, thảo luận, đóng góp ý kiến phục vụ quá trình chỉnh sửa,
-
bổ sung, hoàn thiện các nội dung nghiên cứu đề tài, các sản phẩm thực hiện đề tài.

- Yêu cầu: Phát huy tinh thần, trách nhiệm của các thành viên tham dự hội thảo, nhất là

những cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trực tiếp nhất là

cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tại sáu huyện miền núi cao của tỉnh; các chuyên gia nghiên

cứu về các lĩnh vực liên quan đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản

lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng

Nam.
- Địa điểm: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam;
- Thành phần: Đại diện lãnh đạo: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các Phòng Ban, các
xã, thị trấn và một số thành viên thực hiện đề tài và giảng viên Trường Chính trị tỉnh;
- Số lượng tham dự: 50 người.
- Số cuộc tổ chức: 02 cuộc tại huyện Đông Giang và Bắc Trà My.
2.3. Hội thảo khoa học lần 4
- Chủ đề:
- Mục đích: Tổ chức tham luận, bàn bạc, thảo luận để có thêm thông tin, tư liệu phục vụ
tốt hơn việc định hướng nhiệm vụ và xây dựng hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở
sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thời gian tới.
- Yêu cầu: Tổ chức tốt các hoạt động tham luận, thảo luận để có điều kiện thu nhận thêm
những ý kiến đúng đắn, khoa học về định hướng nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thời gian tới.
- Địa điểm: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam;
- Thành phần: Thành viên thực hiện đề tài và giảng viên Trường Chính trị tỉnh;
- Số lượng tham dự: 25 người.
2.4. Hội thảo khoa học lần 5
- Chủ đề: “Xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam”.
- Mục đích: Tổ chức tham luận, thảo luận, trao đổi nhằm phục vụ quá trình chỉnh sủa, bổ
sung, hoàn thiện nội dung các công việc (chuyên đề) bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu huyện
miền núi tỉnh Quảng Nam thời gian tới.
- Yêu cầu: Xác định đúng thành phần tham dự. Tổ chức tốt các hoạt động tham luận, thảo
luận, đóng ý kiến, bổ sung, hoàn thiện nội dung tập tài liệu bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thời gian tới..
- Địa điểm: Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam;
- Thành phần: Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy và một số Sở, Ban, Ngành, thành viên thực
hiện đề tài và giảng viên Trường Chính trị tỉnh;
- Số lượng tham dự: 40 người.

Tổ chức tự đánh giá. lập dự toán, còn đưa vào nội dung tiến độ thực hiện đề tài

(tháng cuối)
- tiến độ nghiệm thu đưa vào tiến độ
(sửa lên)

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:


(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử
dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự
khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng)
Cách tiếp cận: Tiếp cận từ yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng, hiệu
quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức sáu huyện
miền núi cao của tỉnh Quảng Nam.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: phương pháp điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch
và phương pháp thực chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc
kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề đang nghiên
cứu như: Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí, báo…
19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước:
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài
(kể cả tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề tài; khả
năng đóng góp về nhân lực, tài chính - nếu có)

20 Phương án hợp tác quốc tế: (nếu có)


(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối
tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện.
Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả
của đề tài)

21 Phương án thuê chuyên gia (nếu có)

1. Thuê chuyên gia trong nước


Thời gian
Nội dung thực
Số Họ và tên, học hàm, Lĩnh vực thực hiện quy
Thuộc tổ chức hiện và giải trình
TT học vị chuyên môn đổi
lý do cần thuê
(tháng)
Lãnh đạo, Kiểm định công
1 PGS, TS Nguyễn Học viện
quản lý hoạt việc báo cáo
Ngọc Hòa, Phó Giám Chính trị Khu 1,5 tháng
động khoa chính thức của
đốc Học viện vực 3
học đề tài
Học viện Kiểm định công
Tiến sĩ Võ Công
2 Chính trị Khu Giảng viên việc các chuyên 1,5 tháng
Khôi
vực 3 đề bồi dưỡng

3
2. Thuê chuyên gia nước ngoài

Số Họ và tên, học hàm, Quốc Thuộc tổ Lĩnh vực Nội dung thực Thời gian
TT học vị tịch chức chuyên hiện và giải trình thực hiện
môn lý do cần thuê quy đổi
(tháng)

22 Tiến độ thực hiện:


Các nội dung, công việc Cá nhân,
Kết quả Thời gian (bắt
chủ yếu cần được thực hiện; tổ chức
phải đạt đầu, kết thúc)
các mốc đánh giá chủ yếu thực hiện*
Xây dựng thuyết minh và hoàn Thuyết Chủ nhiệm và
I thiện hồ sơ đăng ký thực hiện đề minh đề tài Tháng 9 – 10/2023 Thư ký đề tài
tài và hồ sơ
II Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tính cấp thiết; mục tiêu,
1
đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công việc 1: Tính cấp thiết; mục tiêu,
mục đích, nhiệm vụ; đối tượng và phạm
vi nghiên cứu; tổng quan nghiên cứu;
1.1
cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu; ý nghĩa lý luận và thực tiễn; đóng
góp mới về khoa học… của đề tài
Nội dung 2: Lý luận khoa học về
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
2 động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân
dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở
Công việc 2: Quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
2.1 nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân
dân của đội ngũ cán bộ, công chức
Công việc 3: Quan điểm của Đảng và
địa phương về nâng cao chất lượng,
2.2 hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý,
phục vụ nhân dân ngũ cán bộ, công
chức
Công việc 4: Một số khái niệm: Hoạt
động lãnh đạo; hoạt động quản lý; Năng
lực hoạt động lãnh đạo. quản lý; cán bộ
2.3
cơ sở; công chức cơ sở; chất lượng cán
bộ công chức cơ sở; chất lượng, hiệu
quả hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
Công việc 5: Vị trí, vai trò của việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
2.4 động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân
dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở hiện nay
Công việc 6: Mục tiêu chung, mục tiêu
cụ thể và những yếu tố tác động đến
hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ
2.5
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở thuộc sáu huyện miền núi tỉnh
Quảng Nam hiện nay
Công việc 7: Những vấn đề đặt ra trong
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
2.6 động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân
dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở hiện nay
3 Nội dung 3: Chất lượng, hiệu quả
hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức cơ sở sáu huyện miền núi cao
của tỉnh Quảng Nam thời gian qua
Công việc 8: Xử lý, phân tích, tổng
3.1
hợp, đánh giá số liệu đề tài
Công việc 9: Đặc điểm vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn
hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và
3.2
quốc phòng, an ninh tại các xã thuộc
sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng
Nam
Công việc 10: Sự tác động của yếu tố vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín
3.3 ngưỡng và quốc phòng, an ninh đến
công tác nâng cao chất lượng hoạt động
lãnh đạo, quản lý tại các xã thuộc sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 11: Thực trạng chất lượng
năng lực lãnh đạo, quản lý, phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở ở sáu xã miền núi cao tỉnh Quảng
3.4
Nam (kết quả đạt được; những hạn chế,
yếu kém; đánh giá chung; nguyên nhân
của kết quả đạt được và hạn chế, yếu
kém)
Công việc 12: Thực trạng về công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở ở sáu xã miền núi cao tỉnh Quảng
3.5
Nam (công tác tuyển dụng; quy hoạch;
đào tạo, bồi dưỡng; bố trí sử dụng; điều
động luân chuyển; chế độ chính sách)
Công việc 13: Yêu cầu và những vấn đề
đặt ra về năng lực lãnh đạo, quản lý,
3.6 phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,
công chức cơ sở ở sáu xã miền núi cao
tỉnh Quảng Nam.
Nội dung 4: Mục tiêu, phương
hướng, giải pháp, kiến nghị, đề xuất
về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản
4
lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán
bộ, công chức cơ sở sáu huyện miền
núi cao của tỉnh Quảng Nam
Công việc 14: Dự báo tình hình đất
4.1 nước, tỉnh Quảng Nam và sáu huyện
miền núi cao trong thời gian tới
Công việc 15: Mục tiêu phát triển của
4.2 Quảng Nam và sáu huyện miền núi cao
trong thời gian tới
4.3 Công việc 16: Phương hướng nâng cao
năng lực lãnh đạo, quản lý, phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở sáu huyện miền núi cao của tỉnh
Quảng Nam
Công việc 17: Giải pháp: Tăng cường
giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống
cho cán bộ, công chức cấp sở thuộc sáu
huyện miền núi cao; Xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức cấp sở thuộc sáu
huyện miền núi cao có phẩm chất, năng
4.4 lực, uy tín đáp ứng yêu cầu trong tình
hình mới; Nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác cán bộ cấp cơ sở tại sáu
huyện miền núi cao (tuyển dụng, bố trí
sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch,
điều động luân chuyển, chế độ chính
sách)
Công việc 18: Giải pháp nâng cao năng
lực chung của cán bộ công chức cấp cơ
sở thuộc sáu huyện miền núi cao; Giải
pháp nâng cao năng lực chuyên môn
đối với của cán bộ công chức cấp cơ sở
thuộc sáu huyện miền núi cao; Giải
pháp nâng năng lực lãnh đạo quản lý
4.5
đối với của cán bộ công chức cấp cơ sở
thuộc sáu huyện miền núi cao (năng lực
tư duy chiến lược và tầm nhìn; năng lực
đổi mới sáng tạo; năng lực quản lý nhân
sự; Năng lực quản trị bản thân và nêu
gương; năng lực tạo môi trường làm
việc tích cực
Công việc 19: Xây dựng khung tiêu chí
đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý cho
4.6
cán bộ, công chức cấp cơ sở thuộc sáu
huyện miền núi cao
Công việc 20: Kết luận, đề xuất và kiến
nghị, khuyến nghị về nâng cao năng lực
lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân
4.7
của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở
sáu huyện miền núi cao của tỉnh Quảng
Nam
Nội dung 5: Xây dựng chương trình
bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp
5 xã ở sáu huyện miền núi cao của tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2025 – 2030 và
định hướng 2035:
5.1 Công việc 21: Chương trình bồi dưỡng
dành cho từng loại cán bộ, công chức
cấp xã: (1) bí thư, phó bí thư; (2) chủ
tịch, phó chủ tịch HĐND-UBND; (3)
cán bộ xã; (4) công chức xã; (đối với
cán bộ được quy hoạch chức danh nào
thì học chương trình dành cho chức
danh đó)
Nội dung 6: Xây dựng tài liệu bồi
dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã
ở sáu huyện miền núi cao của tỉnh
6
Quảng Nam giai đoạn 2025 – 2030 và
định hướng 2035 (mỗi chuyên đề bồi
dưỡng là 01 công việc)
Công việc 22: Quan điểm, đường lối,
6.1 chính sách của Đảng ta về dân tộc và
công tác dân tộc ở cơ sở
Công việc 23: Thực hiện cơ chế Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
6.2
làm chủ tại cơ sở sáu huyện miền núi
cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 24: Công tác quản lý nhà
6.3 nước về kinh tế tại cơ sở sáu huyện
miền núi cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 25: Công tác quản lý nhà
nước về văn hóa, y tế, giáo dục tại cơ
6.4
sở thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam
Công việc 26: Công tác quốc phòng an
6.5 ninh tại cơ sở sáu huyện miền núi cao
tỉnh Quảng Nam
Công việc 27: Cải cách hành chính và
6.6
cung ứng dịch vụ công ở xã;
Công việc 28: Chuyển đổi số của chính
6.7 quyền cơ sở sáu huyện miền núi cao
tỉnh Quảng Nam;
Công việc 29: Chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
6.8
Nhà nước đối với sáu huyện miền núi
cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 30: Công tác phòng chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại cơ sở
6.9
sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng
Nam.
Công việc 31: Xây dựng Đảng và hệ
6.1 thống chính trị trong sạch, vững mạnh
0 tại cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam
Công việc 32: Kỹ năng giải quyết khiếu
6.1
1
nại, tố cáo Ủy ban nhân các xã tại sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 33: Kỹ năng phối hợp trong
6.1 lãnh đạo quản lý của cán bộ ở các xã
2 thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam
6.1 Công việc 34: Công tác tuyên truyền,
vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
3
cấp cơ sở tại sáu huyện miền núi cao
tỉnh Quảng Nam
Công việc 35: Kỹ năng tổ chức thực
6.1 hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các xã
4 thuộc sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam;
Công việc 36: Kỹ năng xử lý điểm nóng
6.1 chính trị-xã hội trong lãnh đạo, quản lý
5 ở cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam
Công việc 37: Kỹ năng xây dựng và
6.1
6
ban hành văn bản của Đảng ở cơ sở sáu
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 38: Kỹ năng xử phạt hành
6.1
7
chính ở cơ sở sáu huyện miền núi cao
tỉnh Quảng Nam
Công việc 39: Công tác quản lý nhà
6.1 nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
8 tại cơ sở sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam
Công việc 40: Kỹ năng lãnh đạo của Bí
6.1
9
thư cấp ủy ở cơ sở sáu huyện miền núi
cao tỉnh Quảng Nam
Công việc 41: Kỹ năng lãnh đạo phát
6.2 triển kinh tế-xã hội của Ủy ban nhân
0 dân các xã tại sáu huyện miền núi cao
tỉnh Quảng Nam
Công việc 42: Nâng cao năng lực lãnh
6.2 đạo, quản lý đối với tài nguyên khoáng
1 sản tại cơ sở sáu huyện miền núi cao
tỉnh Quảng Nam
Nội dung 7: Kết luân vấn đề nghiên
7
cứu
Chuyên đề 43: Kiến nghị, đề xuất và
7.1
kết luận vấn đề nghiên cứu
Công tác kiểm tra tiến độ định
kỳ, xây dựng báo cáo tổng hợp,
III
báo cáo tóm tắt, tự đánh giá,
nghiệm thu đề tài
1 Kiểm tra tiến độ định kỳ
Sở Khoa học
và công nghệ
1.1 Đợt 1 tỉnh Quảng
Nam
1.2 Đợt 2 Sở Khoa học
và công nghệ
tỉnh Quảng
Nam
Sở Khoa học
và công nghệ
1.3 Đợt 3 tỉnh Quảng
Nam

kiểm tra tiến độ, định kỳ (cho 03


đợt) mỗi đợt cách nhau 6 tháng;
Xây dựng báo cáo tổng hợp
Báo cáo tóm tắt
tự đánh giá (có tính chi phí 50%
theo NQ 10)
nghiệm thu

Tổ chức nghiệm thu, tự đnahs giá


* Chỉ ghi những tổ chức, cá nhân có tên tại Mục 7, 8, 9, 10, 11, 21.

III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI

23 Sản phẩm chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt: (liệt kê theo dạng
sản phẩm)
23.1 Dạng I: Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên
cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.

Tên sản phẩm

TT (ghi rõ tên từng sản Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú

phẩm)
01 Báo cáo tổng hợp kết - Đảm bảo tính hệ thống về chương,
quả nghiên cứu. mục.
- Đảm bảo tính logic về nội dung.
- Có tính ứng dụng cao.
01 Báo cáo tóm tắt kết - Đảm bảo tính khái quát cao
quả nghiên cứu. - Đảm bảo tính hệ thống và logic
23.2 Dạng II: Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

Tên sản phẩm Dự kiến nơi công bố


Yêu cầu khoa
TT (ghi rõ tên từng sản (Tạp chí, Nhà xuất Ghi chú
học cần đạt
phẩm) bản)
Chuyên đề nhánh
Chuyên đề 1: Các yếu tố
tác động đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động lãnh
đạo, quản lý, phục vụ Đảm bảo tính lý
nhân dân của đội ngũ cán Tạp chí
luận và thực tiễn
bộ, công chức cơ sở. Sáu
huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam

Chuyên đề 2. Chất lượng, Là cơ sở thực


hiệu quả hoạt động lãnh tiễn để cơ sở để
đạo, quản lý, phục vụ các nhà hoạch
nhân dân của đội ngũ cán định chính sách,
bộ, công chức cơ sở sáu cán bộ lãnh đạo, Tạp chí
huyện miền núi cao tỉnh quản lý các cấp
Quảng Nam thời gian qua có liên quan
và những vấn đề đặt ra. quan tâm giải
quyết.
Nâng cao nhận
Tài liệu bồi dưỡng đội thức, rèn luyện
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản kỹ năng lãnh
Nhà xuất bản
lý cơ sở sáu huyện miền đạo, quản lý cho
núi cao tỉnh Quảng Nam đối tượng được
bồi dưỡng
24 Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
24.1 Lợi ích của đề tài:
a) Tác động đến xã hội (đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp
luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội) và tác động đối với ngành,
lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới thông qua các công
trình công bố ở trong và ngoài nước).
Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần thiết thực trong việc xây dựng chủ trương,
chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc và miền núi của tỉnh Quảng Nam. Đông thời, việc thực hiện đề tài nghiên cứu
cũng là cơ hội để cho Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam có thêm điều kiện hướng tới
xây dựng Trường Chính trị chuẩn theo chủ trương của Trung ương Đảng.
b) Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực
hiện đề tài, đào tạo trên đại học (số người được đào tạo thạc sỹ - tiến sỹ, chuyên ngành
đào tạo)
Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, một số giảng viên Trường Chính trị
tỉnh Quảng Nam có thêm điều kiện để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, góp phần
nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu trong quá trình tham gia nghiên cứu sinh tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
24.2 Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
(Nêu rõ tên kết quả nghiên cứu; cơ quan/tổ chức ứng dụng; luận giải nhu cầu của
cơ quan/ tổ chức ứng dụng; tính khả thi của phương thức chuyển giao kết quả nghiên
cứu)
- Xây dựng được khung lý luận khoa học về chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh
đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở làm cơ sở để đánh
giá thực trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân của
đội ngũ cán bộ, công chức sáu huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thời gian qua.
- Đánh giá đầy đủ, đúng đắn thực trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo,
quản lý, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức sáu huyện miền núi cao tỉnh
Quảng Nam thời gian qua. Vạch rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của thực
trạng.
- Định hướng rõ những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới tại sáu
huyện miền núi cua tỉnh Quảng Nam.
- Đặc biệt đề tài đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân, góp phần thiết
thực vào quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc và miền núi.
Kết quả thực hiện đề tài có thể ứng dụng rộng rãi cả sáu huyện miền núi cao của
tỉnh Quảng Nam. Trong quá trình ứng dụng, việc xác định nhiệm vụ và thực hiện các
giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhân dân
của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những điều
kiện mang tính đặc thù của từng địa phương.
Dự kiến: hưướng cách thức sau này chuyển giao như thế nào, (chuyển 06 huyện và
Trường tham mưu Tỉnh ủy, ủy ban xây dựng kế hoạch để tổ chức bồi dưỡng
25 Phương án trang bị thiết bị máy móc để thực hiện và xử lý tài sản được hình
thành thông qua việc triển khai thực hiện đề tài (theo quy định tại Nghị định số
70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định quản lý, sử
dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước)
25.1. Phương án trang bị tài sản (xây dựng phương án, đánh giá và so sánh
để lựa chọn phương án hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất, hạn chế tối đa mua mới;
thống kê danh mục tài sản cho các nội dung c, d)
a. Bố trí trong số thiết bị máy móc hiện có của tổ chức chủ trì đề tài (nếu chưa
đủ thì xây dựng phương án hoặc b, hoặc c, hoặc d, hoặc cả b,c,d)
b. Điều chuyển thiết bị máy móc
c. Thuê thiết bị máy móc
STT Danh mục tài sản Tính năng, thông số kỹ thuật Thời gian thuê
1
2
d. Mua sắm mới thiết bị máy móc
STT Danh mục tài sản Tính năng, thông số kỹ thuật
1
2

25.2. Phương án xử lý tài sản là kết quả của quá trình triển khai thực
hiện đề tài (hình thức xử lý và đối tượng thụ hưởng)
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
(Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo)
Đơn vị tính: triệu đồng

26 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi
Trong đó
Trả công
Nguyên Xây
lao động
Tổng , vật Thiết dựng
Nguồn kinh phí trực tiếp Chi
số liệu, bị, máy , sửa
+ chuyên khác
năng móc chữa
gia (nếu
lượng nhỏ
có)
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng kinh phí
Trong đó:
1 Ngân sách nhà nước:
a. Kinh phí khoán chi:
- Năm thứ nhất:
- Năm thứ hai:
- Năm thứ ba:
b. Kinh phí không khoán
chi:
- Năm thứ nhất:
- Năm thứ hai:
- Năm thứ ba:
2 Nguồn ngoài ngân sách nhà
nước

Quảng Nam, ngày ... tháng 10 năm 2023 Quảng Nam, ngày tháng 10 năm 2023.
Chủ nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì đề tài

Đoàn Xuân Phú Lê Minh Đức

………, ngày. .... tháng ...... năm 20....


Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam3
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

----------------------------
3
Chỉ ký đóng dấu khi đề tài được phê duyệt
Phụ lục
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nhà
nước
Tổng số Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba
Số Tổng
Nội dung các Tron Tron Tron
T kinh
khoản chi g đó, g đó, g đó, Nă Nă Nă
T phí Trong đó,
khoá khoá khoá Tổn m m m
khoán chi Kinh Kinh Kinh g số thứ thứ thứ
Kinh phí n chi n chi n chi
theo quy phí phí phí nhất hai ba
theo theo theo
định
quy quy quy
định định định
1 2 3 4=(6+8+ 5=(7+9+ 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
10) 11)
1 Trả công lao động

2 Thuê chuyên gia


- Trong nước
- Nước ngoài
2 Nguyên, vật liệu,
năng lượng
3 Thiết bị, máy móc
4 Xây dựng, sửa
chữa nhỏ
5 Chi khác
Tổng cộng
(*) Các căn cứ xây dựng dự toán: liệt kê các quyết định phê duyệt định mức, văn bản hướng dẫn,…
GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

Khoản 1a. Công lao động trực tiếp

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP

Tổng số Tổng số ngày Tổng kinh phí (triệu đồng)


Số TT Chức danh
người công quy đổi Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nhà nước

1 Chủ nhiệm đề tài

2 Thành viên thực hiện chính,


thư ký khoa học

3 Thành viên

4 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ


trợ

Cộng:
DỰ TOÁN CHI TIẾT CÔNG LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP

Đơn vị tính: triệu đồng


1
Số Nội dung công việc Chức Tổng Hệ số Số Tổng Nguồn vốn
TT danh số tiền công ngày kinh phí
nghiên người theo công (Tc) Ngân sách Ngoài ngân
cứu2 thực ngày quy nhà nước nhà nướ
Nội dung công
việc hiện (Hstcn)3 đổi
(Snc) Năm Nă Nă Nă Nă
4
thứ m m m m
nhất thứ thứ thứ thứ
hai ba nhất hai
1 2 3 4 5 6 7=5x6xL 8 9 10 11 12
cs5
1 Nghiên cứu tổng
quan
1.1. Công việc 1: Thư ký 01 0,49 10 5,929 5,929
khoa
học
……………..

2 Đáng giá thực


trạng
2.1. Công việc 1:
…………………
…….
…. ……………………
.
7 Tổng kết, đánh
giá
7.1. Công việc 1:
………
Cộng:
1. Dự toán theo 7 nội dung hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 45/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.và phù hợp với nội dung nêu tại mục 17 của thuyết minh.
2.Thành viên thực hiện phải là các cán bộ có tên tại mục 12 và phù hợp với nội dung thực hiện được phân công nêu
tại mục 22 của thuyết minh.
3. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 45/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Nam..
4. Hstcn đươc xác định và tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 45/2021/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.
5. Snc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 45/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Nam.
6. Lcs Lương cơ sở do Nhà nước quy định; dự toán tiền công lao đối với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
theo quy định Khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 45/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Quảng Nam.
Khoản 1b. Thuê chuyên gia (dự toán phù hợp với phương án thuê chuyên gia nêu tại mục 21 của thuyết minh)

Đơn vị tính: triệuđồng


Số Họ và tên, Quốc Thuộc Nội dung thực Thời Mức Kinh phí
TT học hàm, tịch tổ chức hiện gian lương Tổng Ngân Ngoài
học vị thực tháng sách ngân
hiện quy theo hợp nhà sách nhà
đổi đồng nước nước
(tháng)
1 2 3 4 5 6 7 8=6x7 9 10
I Chuyên gia trong
nước
1

…..

…..

II Chuyên gia nước


ngoài
1

…..

……
Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng

Đơn vị: triệu đồng


Nguồn vốn
Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nh
nước
Năm thứ Năm thứ Năm thứ
Tổng số
nhất hai ba
Số Số Tro Tro Tro
Đơn Đơn Thành
Nội dung lượn Tron ng ng ng
TT vị đo giá tiền Nă Nă N
g g đó, đó, đó, đó, Tổn
m m m
Kin khoá Kin kho Kin kho Kin kho g
thứ thứ th
h n chi h án h án h án số
nhất hai b
phí theo phí chi phí chi phí chi
quy theo theo theo
định quy quy quy
định định định
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1
I Nội dung 1
I.1 Công việc 1
1 Nguyên, vật
liệu
1.1 …
1.2 …
… …
2 Năng lượng,
nhiên liệu
2.1 Than
2.2 Điện kW/h
2.3 Xăng, dầu
2.4 Nhiên liệu
khác
3 Dụng cụ, phụ
tùng, vật rẻ
tiền mau hỏng
3.1 …
3.2 …
… …
4 Nước m3
I.2 Công việc 2
1 Nguyên, vật
liệu
1.1 …
… …
4 Nước m3
II Nội dung 2
II. Công việc 1
1
1 Nguyên, vật
liệu
1.1 …
… …
4 Nước m3
… …
Cộng
1. Trường hợp đã có định mức kinh tế-kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành:
- Dự toán nguyên vật liệu, năng lượng được xây dựng căn cứ vào định mức kinh tế-kỹ thuật do … ban hành tại các văn
bản … và báo giá kèm theo.
- Số kinh phí đề nghị khoán chi được tính theo quy định tại Mục g Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 27/2015/ TTLT-
BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khoán
chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành thì dự
toán được xây dựng trên cơ sở dự trù mức tiêu hao thực tế cho các nội dung, báo giá và không được đề nghị
mức khoán chi.
Khoản 3. Thiết bị, máy móc
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn

Số Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nhà nước


Số Đơn Thành
Nội dung
TT lượng giá tiền Năm Năm Năm Năm
Năm Tổn Năm
Tổng thứ thứ thứ thứ
thứ ba g thứ b
nhất hai nhất hai
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
I Thiết bị hiện có của tổ
chức chủ trì tham gia
thực hiện đề tài3
…………..
…………..
II Thiết bị, máy móc điều
chuyển từ tổ chức khác
đến
…………..
III Khấu hao thiết bị4
VI Thuê thiết bị (ghi tên thiết
bị, thời gian thuê)
………………
IV Thiết bị công nghệ mua

3
Chỉ ghi tên thiết bị và giá trị còn lại, không cộng vào tổng kinh phí.
4
Chỉ khai mục này khi cơ quan chủ trì là doanh nghiệp.
mới
………………
V Vận chuyển lắp đặt
VI Bảo dưỡng, sữa chữa
Cộng

Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ

Đơn vị: triệu đồng


Nguồn vốn
Số Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nhà nước
Nội dung Kinh phí
TT Năm thứ Năm Năm thứ Năm thứ Năm N
Tổng Tổng
nhất thứ hai ba nhất thứ hai thứ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1
1 Chi phí xây dựng ...... m2 nhà
xưởng, PTN
2 Chi phí sửa chữa ....... m2 nhà
xưởng, PTN
3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện, nước
4 Chi phí khác
Cộng:
Khoản 5. Chi khác
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nh
nước
Tổng Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba
Số Trong Trong Trong Trong
Nội dung
TT đó, đó, đó, đó, Nă
Năm
khoán khoán khoán khoán m
Kinh Kinh Kinh Kinh Tổng thứ
chi chi chi chi thứ
phí phí phí phí nhất
theo theo theo theo hai
quy quy quy quy
định định định định
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Chi điều tra, khảo sát thu thập
số liệu (định mức chi theo quy
định tại điểm d Khoản 2 Điều 4
của Nghị quyết số 45/2021/NQ-
HĐND ngày 08/12/2021 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Nam)
2 Hợp tác quốc tế (định mức chi
theo quy định hiện hành)
a Đoàn ra (nước đến, số người, số
ngày, số lần,...)
b Đoàn vào (số người, số ngày, số
lần...)
3 Kinh phí quản lý (bằng 5% tổng
kinh phí thực hiện đề tài, tối đa
không quá 200 triệu đồng)
4 Chi phí đánh giá, kiểm tra nội
bộ
Chi phí kiểm tra nội bộ (định
mức chi theo quy định hiện
hành)
Chi phí Hội đồng đánh giá giữa
kỳ, Hội đồng tự đánh giá kết quả
đề tài (nếu có); (mức chi không
quá 50% mức chi cho hội đồng
nghiệm thu KH&CN cấp tỉnh
được quy định tại khoản 1 Điều
5 của Nghị quyết số
45/2021/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Nam)
5 Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục
vụ hoạt động nghiên cứu
6 Chi khác
- Hội thảo (định mức chi theo
quy định tại điểm c Khoản 2
Điều 4 của Nghị quyết số
45/2021/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Nam)
- Ấn loát tài liệu, văn phòng
phẩm, thông tin liên lạc
Dịch tài liệu (định mức chi theo
quy định hiện hành)
Khác
Cộng:

You might also like