Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Khái niệm

Nhân cách người phạm tội được các nhà khoa học cho rằng là một cấu tạo
tâm lý, khái niệm này là một trong những khái niệm được nghiên cứu từ những
năm 30 của thế kỷ XX và ngày nay trở thành một trong những khái niệm trung
tâm của tâm lý học. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay vẫn chưa có một ý kiến
thống nhất vậy nên dù xem xét ở góc độ nào, chúng ta cũng đều phải dựa vào
quan điểm Mác về bản chất xã hội của nhân cách.
Tồn tại rất nhiều quan niệm cũng những định nghĩa khác nhau về nhân cách.
Ngay từ năm 1949, G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các
nhà tâm lí học về nhân cách và rất nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách trong
khoa học tâm lý. 1Nhân cách có thể là thước đo mặt xã hội trong sự phát triển cá
thể của con người, biểu hiện cụ thể thông qua mức độ tham gia của con người.
Nó biểu hiện cụ thể thông qua mức độ tham gia của con người vào nền văn hoá
xã hội. Nhân cách cũng có thể là những đặc điểm tâm lý xã hội nói lên giá trị xã
hội, cốt cách làm người. Khi xem xét nhân cách thì phải xem xét các quan hệ xã
hội lịch sử cụ thể, vị trí của cá nhân trong hệ thống các mối quan hệ xã hội, địa
vị của họ trong cơ cấu xã hội, đặc trưng về các quyền con người và tự do của nó.
Và nhân cách hoàn toàn có thể là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá
nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.2
Người phạm tội theo quy định của pháp luật là người có đủ dấu hiệu chủ thể
của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm.
Người phạm tội có thể phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng
phạm. Người phạm tội có thể đã thực hiện hoàn thành tội phạm hoặc đã thực
hiện tội phạm nhưng mới ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Như vậy, kết hợp cả hai
phân tích trên, có thể nói nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các
thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực
đối với các lợi ích, các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn lựa
chọn ý đồ và thực hiện hành vi phạm tội. Nhân cách của người phạm tội không
phải tự nhiên mà có cũng không phải do bẩm sinh mà được hình thành từ quá
trình thực hiện tội phạm, quá trình tác động qua lại giữa cá nhân với môi trường
sống xã hội tiêu cực.
Đặc điểm
1
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội
2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội
Đặc điểm nhân cách của người phạm tội là những thuộc tính tâm lý tạo nên
nét đặc trưng cho nhân cách của người phạm tội, giúp ta nhận diện được người
phạm tội với những người khác. Có thể nói, đặc điểm nhân cách của người
phạm tội có thể phân thành các kiểu đặc điểm như sau:
Thứ nhất, những đặc điểm tâm lý không phù hợp với những chuẩn mực xã hội
và luôn trái ngược với lợi ích Nhà nước và cộng đồng, cả về nhân cách người
phạm tội nói chung và nhân cách phạm nhân nói riêng.
Thứ hai, những hoạt động phạm tội không phải do bẩm sinh, di truyền mà do
chính sự tự giác, nhận thức của bản thân, cá nhân trong hoạt động giao lưu và sự
ảnh hưởng lẫn nhau. Những người phạm tội có quan điểm sống sai lầm, đi
ngược lại đạo đức xã hội, không đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực đạo đức xã
hội.
Thứ ba, những đặc điểm nhân cách của cá nhân người phạm tội được hình
thành trong chính hoạt động phạm tội, hoặc trong quá trình giao lưu với nhóm
tội phạm.

You might also like