TLDD Phần 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

- Mô tả ngắn về ngành điều dưỡng và vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc:

* Khái niệm:
+ Ngành điều dưỡng là một nghề dịch vụ sức khoẻ cộng đồng (public health
service); là một nghề chuyên nghiệp (Nursing profession); là một khoa học về
chăm sóc người bệnh (Nursing is a caring sciences); là một ngành học (Nursing is
a discipline).
+ Điều dưỡng là một ngành tách biệt, đồng hàng cùng bác sĩ để chăm sóc cho
người bệnh một cách tòan diện.

* Vai trò:
+ Điều dưỡng viên giữ một vị trí quan trọng tại bệnh viện và các cơ sở y tế, là người
chăm sóc, hỗ trợ các nhu cầu của người bệnh, mang lại những giá trị và đóng góp to lớn
trong quá trình điều trị cho người bệnh.
- Người chăm sóc sức khỏe: Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân một cách toàn diện:
+ Theo dõi tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
+Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng như tiêm, truyền thuốc, thay băng, đặt ống thông,...
+ Hỗ trợ bệnh nhân trong sinh hoạt cá nhân, vệ sinh cơ thể.
- Người quản lí: Đưa ra mục tiêu, kế hoạch có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh, giúp người bệnh bình phục nhanh nhất
- Nhà giáo dục:
+ Truyền đạt lại những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm về các vấn đề sức
khỏe, phòng ngừa bệnh tật mà mình có được cho cộng đồng.
+ Tham gia các chương trình y tế dự phòng.
- Nhà nghiên cứu khoa học: Người điều dưỡng, bằng những kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn có được trong quá trình làm việc, đóng góp vào các công trình
nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong khám chữa bệnh.
Nguồn: Tài liệu môn Định hướng ngành Điều dưỡng
- Giao tiếp trong ngành điều dưỡng là gì? Các loại giao tiếp có sự khác nhau giữa
điều dưỡng và các nhân viên y tế khác không? Sự khác biệt đó là gì?

+ Giao tiếp trong ngành điều dưỡng là việc truyền đạt, trao đổi thông tin, cảm xúc và ý
kiến giữa điều dưỡng với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và các đồng nghiệp các nhân
viên y tế khác, để đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt một cách chính xác và kịp thời,
đồng thời đảm bảo chăm sóc hiệu quả và tạo môi trường chăm sóc an toàn,thoải mái cho
mọi người.
+ Các hình thức trong giao tiếp: lời nói, giao tiếp bằng văn bản (vd: Email, tin nhắn,
ghi chú, báo cáo, tài liệu,...), ngôn ngữ cơ thể (vd: cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ
ký hiệu tay…), giao tiếp bằng hình ảnh (vd: biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh,...), giao tiếp
thông qua ký hiệu (vd: chữ nổi,...).....

+ Có sự khác biệt trong giao tiếp giữa điều dưỡng, bác sĩ và các nhân viên y tế khác:
trong ngành y tế phần lớn giao tiếp xuất phát từ trọng tâm công việc và trách nhiệm
chuyên môn khác nhau. Điều dưỡng tập trung vào giao tiếp để chăm sóc trực tiếp và
thường xuyên với bệnh nhân, trong khi bác sĩ và các nhân viên khác thường giao tiếp để
thực hiện các hoạt động chuyên môn như chẩn đoán và điều trị. Sự hiểu biết và kỹ năng
giao tiếp phù hợp với vai trò cụ thể giúp đảm bảo sự hợp tác và hiệu quả trong chăm sóc
bệnh nhân.

* Sự khác biệt trong giao tiếp giữa các vai trò trong ngành y tế như sau:
- Điều dưỡng và điều dưỡng:
Nội dung
+ Giao tiếp chủ yếu xoay quanh việc chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe, kế hoạch
điều trị và phản ứng của bệnh nhân. (Vd: dấu hiệu sinh tồn, triệu chứng mới xuất hiện, và
các phản ứng với thuốc hoặc phương pháp điều trị.…)
+ Thảo luận về việc phân chia nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, điều chỉnh kế hoạch chăm
sóc dựa trên tình hình thực tế và sự thay đổi trong trạng thái của bệnh nhân.
Hình thức
+ Giao tiếp trực tiếp: Qua các cuộc họp nhóm, thảo luận trực tiếp trong phòng bệnh
hoặc khu vực làm việc chung.
+ Giao tiếp qua văn bản: Ghi chép vào hồ sơ y tế, viết báo cáo và ghi chú lại các thông
tin quan trọng
Thời gian và tần suất giao tiếp: Liên tục và thường xuyên đặc biệt là trong các ca bàn
giao giữa các ca làm việc.
Phong cách giao tiếp: Chuyên nghiệp tập trung vào việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

- Điều dưỡng và Bác sĩ:

Nội dung:
+ Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, triệu chứng mới xuất hiện, và phản ứng với
điều trị của bệnh nhân.
+ Thảo luận và xác nhận kế hoạch điều trị, yêu cầu chỉ định hoặc sự can thiệp từ bác sĩ.
Hình thức
+ Giao tiếp trực tiếp: Thảo luận trực tiếp tại phòng bệnh hoặc khu vực làm việc.
+ Giao tiếp qua điện thoại: Liên lạc qua điện thoại khi cần trao đổi thông tin khẩn cấp
hoặc không thể gặp trực tiếp.
+ Giao tiếp qua văn bản: Sử dụng ghi chép vào hồ sơ y tế hoặc gửi email để trao đổi
thông tin chi tiết.
Thời gian và tần suất giao tiếp: Thường diễn ra khi có sự thay đổi trong tình trạng của
bệnh nhân hoặc khi cần xác nhận các chỉ định điều trị.
Phong cách giao tiếp: Chuyên nghiệp và tôn trọng lẫn nhau (Vd: Điều dưỡng cần trình
bày thông tin một cách rõ ràng và chính xác, tôn trọng vai trò chuyên môn của bác sĩ).

- Điều dưỡng và Các nhân viên y tế khác

Nội dung

+ Thảo luận về việc phối hợp trong chăm sóc bệnh nhân, bao gồm các khía cạnh như dinh
dưỡng, vật lý trị liệu, và xét nghiệm.

+ Chia sẻ thông tin về tình trạng bệnh nhân và các yêu cầu chăm sóc đặc biệt.

Hình thức:

+ Giao tiếp trực tiếp: Thảo luận trực tiếp tại phòng bệnh hoặc khu vực làm việc chung.

+ Giao tiếp qua văn bản: Ghi chép vào hồ sơ y tế và sử dụng các công cụ giao tiếp nội
bộ như email hoặc hệ thống thông tin y tế.

Thời gian và tần suất giao tiếp: Tùy thuộc vào nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân và yêu
cầu công việc của các nhân viên y tế khác.

Phong cách giao tiếp: Hợp tác và tôn trọng lẫn nhau

You might also like