Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

1.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn (tháng 05/2016) có bài viết “Hy Lạp: lại thắt lưng buộc bụng để
nhận cứu trợ”. Bài viết này đề cập chủ yếu đến vấn đề:
a) Kinh tế học vi mô và thực chứng.
b) Kinh tế học vi mô và chuẩn tắc.
c) Kinh tế học vĩ mô và thực chứng.
d) Kinh tế học vĩ mô và chuẩn tắc.

2. Trong hệ thống kinh tế hỗn hợp thì:


a) Các nguồn lực khan hiếm được phân bổ bởi bàn tay vô hình.
b) Các vấn đề kinh tế được giải quyết bởi chính phủ.
c) Tất cả các quyết định kinh tế đều thuộc về thành phần tư nhân và thị trường tự do.
d) Các vấn đề kinh tế được giải quyết bởi chính phủ và thị trường.

3. Độ co giãn của cung theo giá (ES) của sản phẩm X bằng 1,7 cho biết:
a) Khi giá tăng 10% thì lượng cung sản phẩm X tăng 10%.
b) Khi giá tăng 10% thì lượng cung sản phẩm X tăng 17%.
c) Khi giá tăng 1 đơn vị thì lượng cung sản phẩm X tăng 1,7 đơn vị.
d) Khi giá tăng 1% thì lượng cung sản phẩm X giảm 1,7%.

4. Hai rổ hàng A và B khác nhau nằm trên cùng 1 đường đẳng ích (đường bàng quan) thì:
a) Mang lại mức tổng hữu dụng (TU) như nhau.
b) Mang lại mức tổng hữu dụng (TU) khác nhau.
c) Mang lại mức hữu dụng biên (MU) như nhau.
d) Có tỷ lệ thay thế biên (MRS) bằng nhau.

5. Với thu nhập không đổi, giá của 2 hàng hóa X và Y cùng tăng 50% làm đường ngân sách (I):
a) Dịch chuyển ra xa gốc tọa độ, nhưng không song song với đường ngân sách ban đầu.
b) Dịch chuyển về phía gốc tọa độ và song song với đường ngân sách ban đầu.
c) Dịch chuyển ra xa gốc tọa độ và song song với đường ngân sách ban đầu.
d) Không thay đổi.

6. Với độ hữu dụng cho trước, để chi tiêu tối thiểu thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng tại điểm:
a) Đường đẳng lượng (isoquant) tiếp xúc với đường đẳng phí (isocost).
b) Đường đẳng phí (isocost) tiếp xúc với đường ngân sách (budget line).
c) Đường đẳng lượng (isoquant) tiếp xúc với đường đẳng ích (indifferent curve).
d) Đường ngân sách (budget line) tiếp xúc với đường đẳng ích (indifferent curve).

7. Hàm sản xuất của doanh nghiệp X có dạng: Q = 7.K0,4.L0,8 (K, L: 2 yếu tố sản xuất đầu vào)
cho biết:
a) Năng suất của doanh nghiệp X không đổi theo quy mô.
b) Năng suất của doanh nghiệp X giảm theo quy mô.
c) Năng suất của doanh nghiệp X tăng theo quy mô.
d) Năng suất của doanh nghiệp X có thể tăng hoặc giảm theo quy mô.

8. Chi phí biên (MC) là:


a) Độ dốc của đường tổng doanh thu.
b) Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm.
c) Chi phí tăng thêm trong tổng phí khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất.
d) Chi phí tăng thêm trong tổng phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.

9. Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất biến đổi là:
a) Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
b) Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các yếu tố sản xuất.
c) Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị chi phí của các yếu tố
sản xuất biến đổi.
d) Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến
đổi, trong điều kiện các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên.

10. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mỗi doanh nghiệp không thể quyết định:
a) Kỹ thuật sản xuất.
b) Giá bán sản phẩm.
c) Số lượng sản phẩm sản xuất.
d) Số lượng các yếu tố đầu vào sử dụng.

11. Biện pháp điều tiết độc quyền mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng là:
a) Đánh thuế theo sản lượng.
b) Đánh thuế không theo sản lượng.
c) Ấn định giá tối thiểu.
d) Ấn định giá tối đa.

12. Giá cân bằng trong thị trường độc quyền nhóm sẽ:
a) Thấp hơn giá độc quyền hoàn toàn và cao hơn giá cạnh tranh hoàn hảo.
b) Thấp hơn giá độc quyền hoàn toàn và thấp hơn giá cạnh tranh hoàn hảo.
c) Cao hơn giá độc quyền hoàn toàn và cao hơn giá cạnh tranh hoàn hảo.
d) Cao hơn giá độc quyền hoàn toàn và thấp hơn giá cạnh tranh hoàn hảo.

You might also like