Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Giảng viên: Vũ Đoàn Kết

Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao

1
CHÍNH SÁCH LÀ GÌ?
— Chính sách là chủ trương và các biện
pháp của một đảng phái, một chính phủ
trên các lĩnh vực chính trị - xã hội.
— Là một (hoặc nhiều quyết định) đưa ra để
thực thi một chương trình hành động
được lựa chọn.
— Là một kế hoạch được đề ra trong đó bao
gồm những mục tiêu cần đạt và những
phương cách để đạt được chúng.
6

6
CHÍNH SÁCH LÀ GÌ?
— Là một chương trình hành động được lựa chọn
thuận theo tình hình, điều kiện cụ thể.
— Là một chương trình hành động được một chính
quyền, nhà lãnh đạo, chính đảng, v.v. thông qua và
theo đuổi.
ØChính sách là việc quyết định lựa chọn những
hướng hành động và phương cách hành động
(hoặc không hành động – “Sometimes the best
Action is Inaction!”) để giải quyết một vấn đề cụ
thể sinh ra bởi hoàn cảnh và trong những điều
kiện cụ thể.
7

7
CÁC THÀNH TỐ CỦA CHÍNH SÁCH
- Vấn đề: khả năng phát hiện ra vấn đề, xác định
bản chất, tầm cỡ, quy mô của vấn đề (khả năng
đặt vấn đề trong tổng thể của các sự vật khác)
- Cách giải quyết vấn đề: xác định mục tiêu,
quyết định lựa chọn công cụ chính sách, cách sử
dụng công cụ (văn hoá hay hoàn cảnh?)
- Các bước của quá trình chính sách: hoạch định,
triển khai, điều chỉnh chính sách
- Đánh giá chính sách: thành công, thất bại (dựa
trên tiêu chí nào?)
8

8
HỆ THỐNG - THỂ CHẾ
Triết lý cầm quyền/ ý thức hệ: phần mềm
- Xác định quy trình hoạch định chính sách:
các nút thắt, độ mở của quy trình
- Thang giá trị của chính sách: tự do, bảo thủ,
cấp tiến, tả khuynh, hữu khuynh…
- Văn hóa chính trị: “văn hóa lobbie”, “văn hóa
phong bì”, ngoại giao cây tre, ngoại giao pháo
hạm

13

13
HỆ THỐNG - THỂ CHẾ

Vai trò của cá nhân lãnh đạo:


- Trình độ kiến thức, kinh nghiệm của
người làm chính sách và hệ thống tư
vấn
- Tâm công của người làm chính sách và
tư vấn

14

14
HỆ THỐNG & CÁ NHÂN
— Trong hệ thống ổn định, minh bạch:
- vai trò cá nhân không nổi bật
- tùy thuộc vào tâm và tầm của cá nhân
— Trong hệ thống bất ổn và không minh bạch:
- cá nhân càng quan trọng khi có đột biến trong
môi trường chính sách
- “Nhà nước là ta” & “Chính quyền từ nòng
súng”

16

16
TÌNH HUỐNG CHÍNH SÁCH
Giá dầu lửa tăng năm 2004
— Đánh giá nguyên nhân: — Hệ luỵ vấn đề:
- chiến tranh Iraq, bất ổn ở - Bi quan: ảnh hưởng
Venezuela, Nigeria tăng trưởng kinh tế thế
- TQ tăng trưởng giới, tăng thu nhập do
mạnh,dự trữ nhiều dầu xuất khẩu dầu lửa
mỏ - Lạc quan: hạn chế sử
- do đồng đô la suy yếu, do dụng nguyên liệu hóa
Mỹ làm giá…. thạch, bảo vệ môi
trường…
- Nga bắt chủ tịch Yokos

21

21
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Và các định nghĩa khác:
Định nghĩa 1:
-chính sách đối ngoại là
Chính sách đối ngoại là
viễn cảnh/tầm nhìn của
phản ứng của một nước
một nước về vai trò và vị
trước sự thay đổi của
trí của nước đó trong
tình hình bên ngoài.
cộng đồng thế giới.
Định nghĩa 2:
- chính sách đối ngoại là
Chính sách đối ngoại là một văn kiện chứa đựng
sự kéo dài của chính các mục tiêu mong muốn
sách đối nội. và các biện pháp để đạt
mục tiêu đó.

22

22
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
—Các thành tố từ các ĐN trên:
- Yếu tố quốc tế, trong nước
- Mục tiêu của chính sách
- Công cụ của chính sách
- Bộ máy và quá trình hoạch định

23

23
CÁC THÀNH TỐ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH

CSĐN của bất cứ một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ bao
giờ cũng nhằm phục vụ ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu
an ninh, (góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, an
ninh quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ); mục tiêu phát
triển (tranh thủ ngoại lực và tạo dựng điều kiện quốc tế
thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước);
và mục tiêu ảnh hưởng (góp phần nâng cao địa vị quốc
gia, phát huy tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế). Ba
mục tiêu này gắn kết với nhau mật thiết, không thể
tách rời và phản ánh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Những mục tiêu trên là bất biến, song nội dung cụ thể
và nhất là phương pháp tiến hành để đạt được mục
tiêu ấy không phải lúc nào cũng tĩnh và chuyển hóa
theo thời gian, tuỳ thuộc vào diễn biến của lịch sử.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

25
BẠN – THÙ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
“Muốn là cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai
là thù, phải thực hiện thêm bạn, bớt kẻ thù.” (Bài nói chuyện
của Chủ tịch HCM tại lớp bồi dưỡng cán bộ công tác mặt
trận, Báo Nhân dân, số 3081, ngày 31/8/1962)
“Ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn”;
“những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho
đồng bào là bạn”.
“Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là
kẻ thù”; “những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và
đồng bào là kẻ thù.” (Hồ Chí Minh Toàn tập, T.9, tr. 264)
Thuật ngoại giao là “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn
đồng minh hơn hết.” (Văn kiện Đảng Toàn tập, T. 8)

31
CÁC THÀNH TỐ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI: CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH

NGOẠI GIAO:
- Đảm bảo liên lạc giữa các nhà lãnh đạo
- Tổ chức đàm phán
- Thu thập thông tin và quảng bá thông tin
KINH TẾ: (the carrot)
- Đòn bẩy kinh tế: Tạo sức hấp dẫn về kinh tế
- Công cụ gây sức ép: bao vây, cấm vận
QUÂN SỰ: (the stick)
- Răn đe: deterence,
- Trừng phạt: preemtion, “teach a lesson”
TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP: đánh và đàm

32
NGOẠI GIAO & SỨC MẠNH QUỐC GIA

“Thực lực
mạnh, ngoại
giao sẽ thắng
lợi. Thực lực là
cái chiêng mà
ngoại giao là
cái tiếng.
Chiêng có to,
tiếng mới lớn.”
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia - Sự thật, H, 2011, t. 4, tr. 147. 35

35
NGOẠI GIAO & SỨC MẠNH QUỐC GIA

“Ta có mạnh thì


họ mới chịu đếm
xỉa đến. Ta yếu
thì ta chỉ là một
khí cụ trong tay
của kẻ khác, dẫu
kẻ ấy có thể là
bạn đồng minh
của ta vậy”
Văn kiện Đảng: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t. 7, tr. 112
36

36
VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO

“Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu.


Thứ hai đánh bằng ngoại giao. Thứ ba
mới là đánh bằng binh.”
“Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một
vấn đề cần yếu cho một nước độc lập.”
“Ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng…”
“có thể thắng trước kẻ thù xâm lược
mạnh hơn ta nhiều lần”.
Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 8

37

37
CÁC THÀNH TỐ CSĐN:
BỘ MÁY VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH

— Các bộ máy liên quan đến đối ngoại: hiến


pháp, thực tiễn chính trị
— Quan hệ giữa các bộ máy chính sách: lập
pháp, hành pháp, tư pháp
— Quy trình hoạch định chính sách
— Xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, và
đánh giá kết quả.

38
ĐẶC TRƯNG CỦA CSĐN: QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA
- Đặc trưng của chính sách đối ngoại: ranh giới
giữa chính trị đối nội và chính trị đối ngoại, chủ
thể trong quan hệ quốc tế, luật quốc tế và chính
phủ “siêu quốc gia”
- Thực hiện chính sách đối ngoại có những điểm
khác với thực hiện chính sách đối nội: nếu ở
trong nước, việc thực hiện chính sách thông qua
luật pháp và có chính quyền trung ương thì công
việc đối ngoại chủ yếu được thực hiện thông qua
việc tác động lên các nước khác để các nước đó
xây dựng và triển khai chính sách – cũng trong
khuôn khổ luật pháp của các nước đó – theo cách
nước mình mong muốn.

39
RANH GIỚI MỎNG MANH GIỮA ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI
Chính sách đối Chính sách đối
nội ngoại

Đối tượng trong TÌNH HUỐNG TÌNH HUỐNG


nước NGÀY CÀNG ÍT NGÀY CÀNG
PHỔ BIẾN

Đối tượng ngoài TÌNH HUỐNG TÌNH HUỐNG


nước NGÀY CÀNG NGÀY CÀNG ÍT
PHỔ BIẾN

40
VĂN KIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
— Định nghĩa: Chính sách đối ngoại là một
văn kiện chứa đựng các mục tiêu mong
muốn và các biện pháp để đạt mục tiêu
đó.
— Các hình thức văn kiện: Chiến lược đối
ngoại (strategy: chiến lược ngăn chặn), học
thuyết đối ngoại (doctrine: học thuyết
Nixon), văn kiện chính sách đối ngoại
(đường lối đối ngoại Đại hội VI), phát biểu
chính sách (tuyên bố Vladivostok của
Gorbachev). . .

45
CẤU TẠO BÀI PHÂN TÍCH CSĐN

1. Bối cảnh: tình hình ngoài nước, trong


nước, và kết quả thực hiện chính sách
trước (thành công, hạn chế), nêu VẤN ĐỀ.
2. Các mục tiêu/nhiệm vụ của chính sách đối
ngoại trong giai đoạn mới.
3. Các ưu tiên chính sách: vấn đề, đối tượng…

46
CẤU TẠO BÀI PHÂN TÍCH CSĐN

4. Các biện pháp triển khai chính sách: quân


sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thể chế, cá
nhân…
5. Các cấp độ chính sách Nguyên tắc chỉ đạo,
chiến lược, sách lược, phương châm,
chiến thuật…
6. Đánh giá kết quả: đánh giá việc hoạch định
chính sách, việc thực thi, điều chỉnh chính
sách

47
CẤU TẠO BÀI PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI (nâng cao)

— Thế nào là mức cao: đi sâu vào một vấn đề chưa


được giải quyết, mang lại một điểm mới, khám
phá mới cho một vấn đề…
— Thế nào là mới: (1) cách lý giải mới liên quan
đến cách [i] tiếp cận mới và [ii] tư liệu mới, (2)
phê phán các luận điểm cũ, (3) có lý luận và
phương pháp khoa học tiên tiến.
— Hai phương pháp chính: lịch sử và xã
hội/chính trị học (không kể các phương pháp
định tính và định lượng khác).

48
CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU
— ĐẶT CÂU HỎI TẠI SAO: NÊU, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU
— ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ THUYẾT CHO VẤN ĐỀ: XÂY DỰNG
MỘT LÝ THUYẾT (VD. XÂY DỰNG MỐI LIÊN HỆ NHÂN
QUẢ GIỮA CÁC BIẾN SỐ: GÀ GÁY VÀ TRỜI SÁNG)
— ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: TRUY
NGUYÊN, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP, SO SÁNH, ĐỊNH
TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG, MÔ HÌNH HOÁ….
— THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Đà XÂY DỰNG ĐƯỢC VỚI
CÁC BIẾN SỐ CÓ SẴN
— KHẲNG ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
— HOÀN THIỆN HOẶC PHỦ NHẬN MỘT HOẶC NHIỀU
LÝ THUYẾT (GIẢ ĐỊNH) ĐÃ CÓ TRƯỚC ĐÓ

54

You might also like