Dư C C NG Đ NG

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC CỘNG ĐỒNG

I. Thực hành Dược cộng đồng.


1. Nhà thuốc cộng đồng là lựa chọn đầu tiên khi người dân có vấn đề sức khỏe vì:
- Văn hóa, thói quen.
- Nguy cơ lây nhiễm khi tới bệnh viện.
- Cấu trúc của hệ thống y tế.
- Thời gian.
- Thuận tiện.
- Chi phí.
- Thân thiện, dễ tiếp cận.
2. Khái niệm Dược cộng đồng
DCĐ (Community Pharmacy) là hoạt động chăm sóc dược cho người dân thông qua hệ thống các
nhà thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trong cộng đồng, được thực hiện bởi người DS và nhân viên CSBL.
3. Dược sĩ cộng đồng
- Khái niệm: DSCĐ là người có chuyên môn trình độ đại học làm việc tại các cơ sở bán lẻ thuốc
với nhiệm vụ cung cấp các thuốc theo đơn của BS và các thuốc không kê đơn 1 cách phù hợp.
- Hoạt động chuyên môn chính của DSCĐ:
o Bán thuốc theo đơn.
o Chăm sóc NB.
o Giám sát và tối ưu hóa việc sử dụng thuốc của BN.
o Tham gia vào các chương trình y tế thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.
o Xử trí các triệu chứng bệnh thông thường.
- Hoạt động chuyên môn của DSCĐ tại sơ sở bán lẻ thuốc cũng bao gồm việc tư vấn các thông thin
về thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn cho NB, nhân viên y tế và cộng đồng.
- DSCĐ cũng có nhiệm vụ duy trì sự kết nối với các nhân viên y tế khác trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho người dân.
- Yêu cầu về năng lực của DSCĐ trong thực hành nghề nghiệp
o Năng lực trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
o Năng lực chăm sóc dược.
o Năng lực tổ chức và quản lý.
o Năng lực cá nhân.
4. Mục tiêu của hoạt động DCĐ
Cung cấp dịch vụ có CL từ các CSBL thuốc và hỗ trợ người dân trong cộng đồng hướng tới sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế trong việc phòng và chữa bệnh.
5. Vai trò của DCĐ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Chăm sóc, điều trị các triệu chứng, bệnh thông thường: Tiết kiệm CP, giảm tải cho cơ sở KCB,…
- Quản lý, hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính.
Quản lý bệnh tim mạch, - Theo dõi và ghi lại HA cho NB.
THA - Giáo dục và tư vấn cho NB các nguy cơ về tim mạch.
- Giáo dục về THA.

1
Quản lý bệnh tiểu đường - Tư vấn về sử dụng thuốc.
- Xác định các vấn đề tuân thủ điều trị và TDKMM.
- Các vấn đề về tác dụng.
- Giáo dục và thúc đẩy người bệnh ăn kiêng, tập thể dục và các hoạt
động tự chăm sóc.
Quản lý bệnh hen - Đào tạo cho NB sử dụng đúng dụng cụ hít.
- Sàng lọc và đánh giá nguy cơ.
- Quản lý tình trạng bênh.
Quản lý bệnh viêm khớp - Tư vấn bệnh.
- Tư vấn về thuốc, tương tác thuốc, phản ứng bất lợi.
- Tư vấn cho BS về các dạng bào chế và chế độ dùng thuốc.
Quản lý bệnh tâm thần Tư vấn sử dụng thuốc, kiểm tra đơn, theo dõi điều trị.
Chăm sóc giảm nhẹ Tư vấn không cần hẹn trước, đưa ra lời khuyên kịp thời, cung cấp
các thuốc OTC.
- Phòng ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe của người dân.
o Tư vấn về lối sống và chế độ ăn.
o Cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp.
o Cung cấp các dịch vụ thuốc khác.
o Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
6. Các nguyên tắc trong thực hành DCĐ k73 +72: ke ten
Nguyên tắc 1: Chăm sóc NB, sức khỏe và sự an toàn của NB là trung tâm của mọi hoạt động nghề
Lấy NB làm nghiệp của DS – người cán bộ dược tại các CSBL thuốc trong cộng đồng. Để thực
trung tâm. hiện được nguyên tắc này, DS – NBL cần:
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn, CL.
- Hành nghề hướng đến bảo vệ, nâng cao sức khỏe của NB, cộng đồng.
- Thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết để đánh giá nhu cầu của KH, từ đó có
chiến lược chăm sóc, điều trị phù hợp.
- Chắc chắn tiếp cận với các phương tiện, thiết bị, nguồn lực cần thiết để cung cấp
dịch vụ an toàn và hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn cho NB bằng việc đưa ra quyết định điều trị dựa trên chuyên
môn, đôi khi quyết định này có thể trái ngược với mong muốn của NB.
- Cung ứng thuốc và các dịch vụ y tế cho NB 1 cách an toàn và đúng thời điểm.
- Tìm kiếm các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc NB đạt được kết quả điều trị tối
ưu, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
- Ghi lại đầy đủ, chính xác, rõ ràng và đúng quy định các dịch vụ cung cấp.
- Thường xuyên xem xét, kiểm tra và đánh giá nguy cơ có thêt gặp phải trong quá
trình hành nghề để đảm bảo NB và CĐ, qua đó nâng cao CLDV.
Nguyên tắc 2: Trong quá trình hành nghề, DS – NBL tại các nhà thuốc trong CĐ phải cân bằng
Ra quyết định giữa nhu cầu của cá nhân với nhu cầu của CĐ. Để làm được điều đó cần:
2
dựa trên - Cân nhắc và ra quyết định dựa trên lợi ích tối ưu cho NB, CĐ.
quyền lợi của - Đảm bảo quyết định đưa ra không bị ảnh hưởng bởi lợi ích, mục đích, động cơ
NB và cộng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
đồng. - Sẵn sàng trao đổi với đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế khác nếu quyết định của họ
k73 + lien he ảnh hưởng tới sự an toàn hoặc tới chăm sóc cho những NB khác.
- Trong TH khẩn cấp, cân nhắc tất cả lựa chọn có thể và đưa ra lựa chọn tốt nhất để
chăm sóc và giảm thiểu nguy cơ cho NB và CĐ.
Nguyên tắc 3: - Thừa nhận, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng về văn hóa ; quyền được duy trì giá
Tôn trọng NB trị và niềm tin cá nhân.
và đồng - Cư xử với mọi người 1 cách lịch sự và chu đáo.
nghiệp. - Không phân biệt đối xử: quan điểm cá nhân về lối sống, tôn giáo hay niềm tin,
chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, tuổi, khuyết tật, tình trạng hôn nhân
và những yếu tố khác không ảnh hưởng đến cách người DS, nhân viên nhà thuốc
cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị.
- Nếu tôn giáo hoặc niềm tin, đạo đức cá nhân không cho phép người DS, nhân
viên nhà thuốc cung cấp dịch vụ nghề nghiệp, DS NVNT sẽ thông báo với những
người liên quan và chuyển tiếp NB tới NVYT và CSYT khác phù hợp.
- Tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân đặc biệt là các bí mật riêng tư của NB.
Thực hiện các bước cần thiết để đề phòng việc vô tình tiết lộ hoặc tiếp cận trái
phép các TT cá nhân NB. Không bao giờ tiết lộ TT cá nhân của NB khi chưa có
sự cho phép của NB, trừ TH có yêu cầu của pháp luật hoặc trong những TH ngoại
lệ khác.
- Cần có sự đồng ý hoặc thỏa thuận của NB về những dịch vụ điều trị NBL cung
cấp và những TT NB có thể sử dụng.
- Chỉ sử dụng TT có được trong quá trình hành nghề vì những mục đích đã đưa ra
trong thỏa thuận với NB hoặc khi PL cho phép.
- Đảm bảo mức độ riêng tư phù hợp khi tiến hành tư vấn cho NB.

Nguyên tắc 4: - Giao tiếp hiệu quả với NB và CĐ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của NB 1 cách hợp
Khuyến khích lý.
NB và cộng - Phối hợp với NB, CĐ, người chăm sóc và những NVYT khác để quản lý việc
đồng tham điều trị và chăm sóc cho NB. Lắng nghe NB và CĐ, tôn trọng quyết định của họ.
gia vào quá - Giải thích cả nguy cơ và lợi ích của những lựa chọn có thể gặp phải cho NB và
trình lựa chọn CĐ giúp đưa ra quyết định dựa trên những thông tin đầy đủ. Chắc chắn rằng TT
liệu pháp
cung cấp là công bằng, hữu ích và cập nhật.
chăm sóc,
- Tôn trọng quyền từ chối các dịch vụ y tế của NB.
điều trị phù
hợp. - Chắc chắn rằng TT được chia sẻ với các NVYT và các nhân viên chăm sóc XH
khác có liên quan đến NB.
K74 - Cân nhắc và thực hiện các bước cần thiết để tìm ra những yếu tố có thể cản trở
hoặc làm NB nản chí không muốn điều trị.

3
- Nếu NB không có đủ tính pháp lý để thực hiện quyết định về việc chăm sóc, điều
trị của họ, cần chắc chắn dịch vụ mà NBL cung cấp phù hợp với quy định của PL.

Nguyên tắc 5: - Nhận ra giới hạn về năng lực nghề nghiệp của mình. Chỉ hành nghề trong những
Không ngừng lĩnh vực có đủ năng lực để làm tiếp và chuyển tiếp NB tới NVYT khác nếu cần.
nâng cao kiến - Duy trì và nâng cao CL hành nghề bằng cách cập nhật kiến thức, kỹ năng phù hợp
thức, năng với vai trò, trách nhiệm của mình.
lực bản thân. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp.
- Học từ những đánh giá, nhận xét về hoạt động thực hành nghề nghiệp. Có thể
tham gia các khóa đào tạo liên tục và lưu giữ những minh chứng về quá trình cập
nhật kiến thức đó.

Nguyên tắc 6: - Làm việc 1 cách trung thực, liêm chính để NB và CĐ tin tưởng.
Trung thực và - Không lạm dụng vị trí nghề nghiệp hoặc lợi dụng sự hiểu biết, dễ bị tác động của
đáng tin cậy. NB và CĐ.
- Tránh xung đột về lợi ích và biểu thị bất kỳ lợi ích cá nhân, nghề nghiệp nào.
Không đòi hỏi hoặc nhận quà, phần thưởng có thể ảnh hưởng hoặc bị cho là ảnh
hưởng đến quyết định về chuyên môn.
- Giáo dục, cung cấp hoặc công bố TT 1 cách chính xác và toàn diện. Không làm
cho mọi người hiểu sai hoặc không đưa ra những tuyên bố không có bằng chứng
hoặc không thể giải thích được.
- Tuân thủ những quy định về nghề nghiệp và quy định về PL, tuân thủ các hướng
dẫn thực hành nghề nghiệp.
- Hành nghề 1 cách tận tâm, có sự đồng thuạn và sự sắp xếp chu đáo.
- Phản hồi những than phiền, phê bình 1 cách trung thực, cởi mở và lịch sự.
- Sẵn sàng chia sẻ với những người có liên quan về bất kỳ khó khăn nào gặp phải
trong quá trình hành nghề hoặc có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngành dược.
Nguyên tắc 7: - Chỉ làm những công việc phù hợp với vị trí của mình.
Hành nghề 1 - Có kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả với đồng nghiệp khác.
cách có trách - Đóng góp vào việc phát triển, giáo dục và đào tạo đồng nghiệp và sinh viên; chia
nhiệm. sẻ kiến thức, kỹ năng và chuyên môn của mình.
- Có trách nhiệm và chịu trách nhiệm với tất cả công việc đã làm. Chỉ phân công
việc cho người đã hoặc đang được đào tạo.
- Khi làm việc nhóm, làm rõ ai chịu trách nhiệm cho công việc cụ thể nào.
- Đảm bảo luôn có trách nhiệm về pháp lý và chuyên môn. Khối lượng công việc
cũng như điệu kiện làm việc cần được đảm bảo để không ảnh hưởng tới việc
chăm sóc NB và sự an toàn của CĐ..
- Đảm bảo công việc của mình không cản trở người khác thực hiện trách nhiệm của
họ về pháp lý và chuyên môn hoặc không gây ảnh hưởng tới việc chăm sóc NB
và sự an toàn của CĐ.

4
- Đảm bảo có quy trình ghi nhận ý kiến phản hồi tại nơi lam việc 1 cách có hiệu
quả và luôn tuân thủ theo quy trình đó.
- Thông báo với người quản lý liên quan về bất kỳ chính sách, hệ thống, điều kiện
làm việc, các hoạt động chuyên môn, tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng tới
việc chăm sóc NB hoặc sự an toàn của CĐ.

II. Chất lượng dịch vụ của nhà thuốc.


1. Chất lượng dịch vụ của nhà thuốc.
Theo FIP, cốt lõi của CL dịch vụ của nhà thuốc là CL chăm sóc, thể hiện sự chăm sóc NB tối ưu
nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.
2. Yêu cầu về chất lượng chăm sóc.
Cấp độ 1 K74
Cấp độ 2
Cấp độ 3

3. Công việc của DSCĐ theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc.
Hoạt động 1: Chuẩn bị, tồn trữ, - CN A: Mua sắm, bảo quản thuốc, SPYT.
bảo quản, phân phối, quản lý, - CN B: Quản lý thu hồi thuốc, SPYT.
cấp phát và thu hồi thuốc, các SP - CN C: Cung cấp thuốc và spyt.
y tế. - CN D: Quản lý thuốc và dịch vụ khác.
Hoạt động 2: Quản lý sử dụng - CN A: Đánh giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu của BN.
thuốc. - CN B: Quản lý sử dụng thuốc của NB.
- CN C: Theo dõi quá trình và kết quả điều trị của NB.
- CN D: Cung cấp TT về thuốc và các vấn đề liên quan đến
sức khỏe.
Hoạt động 3: Duy trì và tăng - CN A: Lập kế hoạch và thực hiện tiếp tục phát triển hành
cường việc hành nghề chuyên nghề chuyên nghiệp và có chiến lược phát triển cá nhân.
nghiệp.
Hoạt động 4: Thúc đẩy hiệu quả - CN A: Phổ biến TT về thuốc và tự chăm sóc cho NB.
của hệ thống chăm sóc sức khỏe - CN B: Tham gia hoạt động và dịch vụ chăm sóc phòng
và y tế cộng đồng. ngừa bệnh tật.
- CN C: Tuân thủ quy định PL, hướng dẫn chuyên môn.
- CN D: Ủng hộ và hỗ trợ chính sách NN và trong hoạt động
nâng cao sức khỏe cho người dân.

4. Đánh giá CL dịch vụ nhà thuốc.


Tăng cường CL dịch vụ

5
KH truyền miệng KH hài lòng NB tuân thủ điều trị

Duy trì KH

KH mới Tăng doanh thu và thị phần Đảm bảo hiệu quả điều trị

Tăng lợi nhuận


5. Danh mục kiểm tra thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Nhân sự.
- Cơ sở vật chất.
- Trang thiết bị.
- Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn.
- Nguồn thuốc.
- Ghi nhãn thuốc.
- Thực hiện quy chế chuyên môn – thực hành nghề nghiệp.
- Kiểm tra đảm bảo CL thuốc.
- Thuốc bị khiếu nại hoặc thuốc phải thu hồi.

6
KỸ NĂNG GIAO TIẾP

I. Đại cương về kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược


1. Khái niệm
- Communication có nguồn gốc từ tiếng La Tinh communis có nghĩa phổ biến, chia sẻ.
- Giao tiếp là nghệ thuật và là quá trình tạo ra các ý nghĩ, sự hiểu biết chung.
2. Quá trình giao tiếp
Thông điệp

Người gửi Mã hóa Kênh truyền tải Giải mã Người nhận

Phản hồi
3. Giao tiếp hiệu quả
- Dược sỹ - người bán lẻ thất bại trong giao tiếp hiệu quả:
→ Thất bại trong xây dựng mối quan hệ với NB.
→ Thất bại trong hợp tác.
→ Thất bại trong thông tin, giáo dục, truyền tải.
→ Thất bại trong quản lý.
- Nguyên tắc giao tiếp hiệu quả:
o Hãy tương tác thay vì truyền tải trực tiếp.
o Hạn chế tình trạng không rõ ràng hoặc không chắc chắn.
o Cần phải suy nghĩ và có kế hoạch về kết quả của cuộc giao tiếp.
o Thể hiện sự linh hoạt.
o Thể hiện mô hình xoắn ốc.
4. Phân loại giao tiếp
- Tính chất của giao tiếp: GT trực tiếp và gián tiếp.
- Theo số người tham dự: GT song phương, nhóm, xã hội.
- Theo lĩnh vực: GT lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế,…
- Theo quy cách của giao tiếp: GT chính thức và không chính thức.
- Theo cách thức giao tiếp: GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
5. Giao tiếp ngôn ngữ
- Là phương thức giao tiếp sử dụng lời nói để trao đổi: ngôn từ sử dụng, cách truyền tải, cách diễn
đạt.
- Hạn chế sử dụng từ đệm: Ờ, bạn biết đấy, như là…
- Tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành: Sử dụng ngôn ngữ của người bệnh.
- Chú ý âm sắc, âm lượng và âm tốc:
o Âm sắc khác nhau → ý nghĩa khác nhau.
o Âm lượng: nói quá nhỏ BN không nghe được; nói quá to gây cảm giác khó chịu.
o Âm tốc: vừa phải, phù hợp với tốc độ giao tiếp.

7
6. Giao tiếp phi ngôn ngữ
- Bao gồm: ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, chuyển động cơ thế sẽ chuyển tải những thông điệp
giao tiếp không lời tới đối tượng giao tiếp.
- Nét mặt: Thân thiện, thể hiện sự thông cảm.
- Ánh mắt: Duy trì giao tiếp bằng mắt trong suốt cuộc nói chuyện.
- Cử chỉ: Nhấn mạnh những điểm cần ghi nhớ hoặc để mô tả. Tránh lạm dụng.
- Động tác: Chịu sự chi phối của quy tắc xã hội.
- Điệu bộ, tư thế: Nghiêng người về phía trước, vai ở tư thế thẳng đứng, thỉnh thoảng gật đầu.
- Khoảng cách giao tiếp: Tùy đối tượng giữ khoảng cách phù hợp. Khoảng cách cá nhân.
II. Kỹ năng cơ bản trong giao tiếp tại nhà thuốc: Hỏi – Lắng nghe – Phản hồi – Tư vấn, khuyên
1. Kỹ năng hỏi
✔Tầm quan trọng: Khai thác được các thông tin cần thiết.
Mở rộng chủ đề giao tiếp.
Đánh giá, xác minh mức độ chính xác của thông tin.
Động viên, khuyến khích khách hàng tiếp tục chia sẻ thông tin.
✔Các dạng câu hỏi: MỞ, LỰA CHỌN, THĂM DÒ, ĐÓNG, DẪN DẮT.

Định nghĩa Ưu điểm Nhược điểm

- Là dạng câu hỏi có câu trả lời rộng, đa - Khai thác được Câu TL lan man,
dạng, thường khiến người TL cần sử dụng nhiều thông gtin. không tập trung vào
CH
nhiều hơn 1 từ để TL. - Giúp NB cởi mở vấn đề chính
mở
- Người TL phải suy nghĩ động não để đưa chia sẻ thông tin
ra ý kiến. hơn.

Là dạng CH đã đưa ra các phương án TL và - Giúp thu hẹp những Có thể nhận được
người TL chỉ cần lựa chọn đáp án phù hợp. nghi ngờ của DS. câu TL theo ý của
CH - Giúp NB dễ đưa ra DS hơn là của KH.
lựa câu TL hơn, khuyến
chọn khích KH chia sẻ
thêm những thông
tin theo cách của họ.

CH Là dạng CH nhằm khai thác, khám phá


thăm thêm những thông tin chưa rõ từ NB.

8
Là dạng CH chỉ cần TL có tính khẳng định - Dễ TL. Thông tin thu được
CH
hoặc phủ định với tình huống được đưa ra. - Phù hợp với NB ít.
đóng
không thích TL dài.

- Là dạng CH mà câu TL mong chờ đã có


CH trong câu hỏi.
dẫn - Muốn cố gắng giao tiếp với NB hoặc để
dắt nhận câu TL theo suy đoán của mình.
- Cần cân nhắc khi sử dụng.

✔Kỹ thuật/Lưu ý K74: ke ten

1. Sử dụng dạng câu hỏi phù hợp. - Bắt đầu nên bằng câu hỏi mở.
- Sau đó sử dụng các dạng câu hỏi khác để xác định hoặc
khám phá thêm thông tin.

2. Đảm bảo NB hiểu ý nghĩa câu hỏi. - NB không hiểu lý do đặt CH sẽ ngại ngùng, bối rối và
không muốn chia sẻ thông tin.
- Nếu NB hiểu lý do đặt CH, NB sẽ thoải mái, cởi mở và
sẵn sàng chia sẻ thông tin, kể cả những thông tin mang
tính cá nhân, nhạy cảm.
- Một CH tốt là 1 CH rõ ràng và dễ hiểu.

3. Phù hợp giữa nhịp điệu hỏi và khả - Hỏi quá nhanh có thể khiến KH nhầm lẫn và đưa ra câu
năng TL của NB. TL không chính xác, không đầy đủ hoặc thậm chí là sai.
- Quá trình giao tiếp, DS – NBL cần phải chú ý đến biểu
hiện ở khách hàng.
- Không nên đưa ra câu hỏi có nhiều ý hỏi trong 1 câu.

4. Tránh sử dụng câu hỏi dẫn dắt. Trong 1 số TH có thể dẫn dắt đến thông tin không chính
xác do NB muốn che dấu sự thiếu hiểu biết.

5. Tránh sử dụng CH khi câu KĐ là CH sẽ tạo cho NB cảm giác có thể lựa chọn còn câu KĐ sẽ
cần thiết. cho thấy đó là hành động phải thực hiện.

2. Kỹ năng lắng nghe

9
K74 ✔Khái niệm: Kỹ năng lắng nghe thể hiện thông qua việc lắng nghe chăm chú, nghe tích cực, chủ
động, khuyến khích người giao tiếp thông qua sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ không lời như ánh
mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ để khuyến khích người đối diện, NB, KH trao đổi thông tin.
✔Tầm quan trọng:
- Tiếp nhận đầy đủ thông tin, thông điệp từ NB.
- Khuyến khích trình bày ý kiến.
- Thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với người nói.
✔Thói quen ảnh hưởng:
- Cố gắng làm nhiều việc một lúc.
- Kết luận luôn vấn đề trước khi NB truyền tải hết thông điệp.
- Giao tiếp theo các khuôn mẫu mà NBL thuốc đã được học hoặc tiếp thu.
- Giả vờ quan tâm đến những gì đang được thảo luận.
- Đánh giá cá nhân dựa trên bề ngoài hoặc tình trạng, biểu hiện.
✔Nên: Kết hợp ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời.
K74
✔Tránh: - Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với NB.
- Tỏ thái độ sốt ruột, chán nản, cắt ngang lời NB.
- Chỉ nghe những gì thích và lưu tâm.
- Để quan điểm riêng tác động đến việc hiểu vấn đề của NB. Có thái độ định kiến với một
số nhóm NB.
3. Kỹ năng phản hồi
✔Khái niệm: Là khả năng mà DS – NBL sử dụng các kỹ năng giao tiếp về giao tiếp ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ để chuyển tải hoặc phản hồi thông tin tới đối tượng giao tiếp.
✔Tầm quan trọng:
- Thể hiện hiểu và khuyến khích NB giao tiếp hiệu quả hơn.
- Thể hiện kỹ năng nghe tích cực.
✔Phản hồi về nội dung:
- Thường phải tóm tắt các thông tin nhận được trong quá trình trao đổi với KH.
- Làm tăng sự tin tưởng của NB vào khả năng của NBL.
- Giúp kiểm tra lại thông tin, đảm bảo những điều nghe được là chính xác.
✔Phản hồi về cảm xúc:
✔Tiêu chí 5S khi phản hồi: Sincere: Chân thành.

Simple: Đơn giản.

Short: Ngắn gọn.

Specific: Cụ thể.

Summarise: Tóm tắt.

4. Kỹ năng tư vấn, khuyên


✔Tầm quan trọng: Giúp NB hiểu rõ về bệnh và thuốc điều trị và sẵn sàng tuân thủ điều trị, thực
hiện các lời khuyên về lối sống lành mạnh.
10
✔Các thông tin cần cung cấp khi tư vấn:
- Tên thuốc (tên generic và tên biệt dược).
- Mô tả thuốc.
- Công dụng của thuốc.
- Đường dùng, dạng dùng, liều và thời điểm sử dụng.
- Thời gian điều trị: Số ngày điều trị và khoảng thời gian điều trị.
- Biện pháp xử lý nếu quên sử dụng thuốc hoặc không dùng đủ liều.
- Điều kiện bảo quản.
- Các chú ý đặc biệt (cách dùng đặc biệt, liều dùng cách nhật, tương tác thuốc – thuốc, đồ ăn,
thức uống,… ).
- ADR thông thường, cách giảm thiểu và hướng dẫn xử trí.
- Chi tiết về phác đồ điều trị mới hoặc chế độ điều trị mới.
- Các kỹ thuật, phương pháp để tự giám sát điều trị.
✔Kỹ năng tư vấn
- Trước khi tư vấn, cần phải đánh giá được sẽ phải trao đổi với NB những thông tin gì?
- Khi lựa chọn thuốc điều trị phải dựa trên bằng chứng.

1. Tránh sử dụng các thuật ngữ - Cần chú ý các biểu hiện của NB.
chuyên ngành. K74: tai sao, vi du - Kiểm tra lại bằng cách đặt câu hỏi nếu thấy NB phân vân.

2. Đảm bảo NB không quá lo NB có mức độ lo lắng trung bình sẽ có khả năng ghi nhớ thông tin
lắng khi tiến hành tư vấn. tốt nhất.

3. Số lượng TT tư vấn bằng lời Số lượng thông tin tư vấn tăng thì số lượng thông tin nhớ được
phù hợp với 1 cuộc trao đổi. tăng đến 1 mức thôi.

4. Thông tin quan trọng được TT cung cấp sớm có khả năng ghi nhớ tốt nhất sau đó giảm dần rồi
cung cấp vào những thời điểm tăng khi đến gần cuối cuộc tư vấn.
phù hợp của giai đoạn tư vấn.

5. TT cung cấp cần đảm bảo rõ - Thông tin đưa ra không cụ thể, rõ ràng có thể sẽ khiến NB hiểu
ràng tránh NB hiểu lầm. sai dẫn đến những sai sót trong điều trị.
- DS không thể kiểm soát cách NB hiểu TT nhận được → luôn
nhắc nhở bản thân.
- Tôn trọng quan điểm của NB.

6. Đánh giá đảm bảo NB nhớ - Hỏi.


được những TT tư vấn. - Yêu cầu NB mô tả hoặc sử dụng lại thiết bị (Kỹ thuật dạy lại –
k74 Show me).

11
7. Phối hợp cả ngôn ngữ bằng Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết:
lời và viết khi tư vấn.
- Sử dụng màu mực tương phản với màu giấy.
- Viết rõ ràng, dễ đọc.
- Tiêu đề nhãn phải cụ thể.
- Ghi thời gian trên nhãn.
- Thông tin đầy đủ, tránh mơ hồ, không rõ ràng.
- Viết thông tin theo mẫu hoặc theo quy định những nội dung bắt
buộc đối với thuốc ra lẻ không còn bao bì ngoài đính kèm.
- Ký tên và ghi rõ chức danh (nếu cần).
- Cần có nhãn bổ sung hoặc TT thêm trong một số TH đặc biệt.

8. Phối hợp sử dụng một số - Làm mẫu hoặc thiết bị mô phỏng để hướng dẫn.
biện pháp, kỹ thuật hướng dẫn- Kỹ thuật Teach me.
khi tiến hành tư vấn (nếu có - Sử dụng tờ HDSD phối hợp trong tư vấn.
thể). - Gợi ý chế độ dùng thuốc đơn giản hơn.
- Lập kế hoạch sử dụng thuốc phù hợp với thói quen hàng ngày.
Đơn thuốc phức tạp: Tần suất - Đơn giản hóa những hướng dẫn thêm.
dùng thuốc, dạng bào chế,
hướng dẫn thêm → Kỹ thuật:

9. Một số trường hợp NB cần - Bệnh nặng hoặc ác tính.


lưu ý khi tư vấn. - Nhiều bệnh mắc kèm, sử dụng nhiều thuốc.
- Thuốc có khoảng điều trị hẹp.
- Nhiều thuốc với nhiều cách sử sụng khác nhau.
- Đối tượng đặc biệt: Người cao tuổi, Người có tiền sử không tuân
thủ, Người nước ngoài, Người dân tộc,…

III. Giao tiếp trong các tình huống đặc biệt và giao tiếp với nhân viên y tế
1. Rào cản trong giao tiếp tại nhà thuốc
- Môi trường nhà thuốc: Sự bận rộn, Thiếu sự riêng tư, Tiếng ồn, Rào cản thể chất.
- Yếu tố từ người bệnh hoặc khách hàng.
- Thái độ của người bán lẻ.
- Thời gian.
2. Người cao tuổi
- Khả năng tiếp thu: Trí nhớ ngắn hạn, khả năng xử lý thông tin chậm → Lưu ý tốc độ nói, lượng TT;
khuyến khích sự phản hồi.
- Thị lực: Khi sử dụng TT bằng chữ cần lưu ý: ánh sáng, cỡ chữ, giấy màu.
- Thính giác: Nghễnh ngãng, đọc lời nói → giúp tăng cường khả năng giao tiếp, ngôn ngữ ký hiệu.
- Những khác biệt về nhận thức và giá trị.
12
- Những yếu tố tâm lý xã hội.
3. Người giảm thính lực
✔Dấu hiệu nhận biết
- Giọng nói to bất thường.
- Nghiêng đầu sang 1 bên hoặc khum tay lại để lên tai khi nghe.
- Tập trung vào môi người nói.
- Đưa ra những câu trả lời không phù hợp với nội dung hỏi.
- Có những biểu hiện nhầm lẫn.
- Thường yêu cầu NBL nói chậm lại hoặc nhắc lại thông tin.
- Không thể giao tiếp khi không thể nhìn vào miệng NBL.
- Không thể thực hiện cuộc nói chuyện trong điều kiện có tiếng ồn.
✔Lưu ý khi giao tiếp
- Hạn chế các tiếng ồn xung quanh: các âm thanh từ các cuộc nói chuyện khác, các thiết bị điện
tử, tiếng ồn từ bên ngoài,… khiến cho cuộc trao đổi TT thêm khó khăn. Vì vậy hãy cố gắng lựa
chọn khu vực yên tĩnh cho cuộc nói chuyện với NB.
- Tập trung chú ý vào NB: nói chuyện trực tiếp và duy trì tốt giao tiếp bằng mắt với NB.
- Nói rõ ràng, rành mạch với tốc độ chậm, sử dụng các câu ngắn, đơn giản và dùng những từ ngữ
quen thuộc với NB. Đảm bảo ánh sáng phù hợp trên gương mặt của NBL, không để tay, bút che
miệng khi đang nói.
- Sử dụng thêm giao tiếp bằng chữ viết để hỗ trợ cho cuộc nói chuyện và có thể trao đổi với người
nhà khi cần thiết.

4. Khách hàng khó tính


- Ứng xử quyết đoán, giữ bình tĩnh, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và tránh tranh cãi dù điều KH phản
đối có thể vô lý. Nếu KH phản đối, đơn giản hãy giải thích lại và TL ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Hãy tạo cho KH cảm giác nhẹ nhàng và ghi nhận những gì KH phản đối.
- Hãy đưa ra các CH để KH có thể nói tiếp về sự phản đối của họ và không được chen ngang, ngắt
lời khi KH trình bày.
- Diễn đạt lại để đảm bảo hiểu đúng những TT KH truyền tải.
- Không nên tiết kiệm những lời nói như “vui – xin lỗi – sẵn sàng”.
- Có thể áp dụng PP 3F’s (Cảm thấy – feel, đã cảm thấy – felt, đã thấy – found) để giúp KH thêm tự
tin bản thân có thể vượt qua được những khó khăn trong điều trị.
- Tập trung vào những gì có thể làm, không phải những gì DS không làm được cho NB.
- Đôi khi KH sẽ cố gắng đánh lạc hướng để lẩn tránh vấn đề. Lưu ý giọng nói và tốc độ khi giải thích
cho KH. Không nên trình bày tiếp nếu không được sự đồng ý của KH. Sau khi trao đổi DS nên
kiểm tra lại lần nữa để chắc chắn KH đã hiểu đúng.
5. Khách hàng trầm cảm
- Có thể cần thêm sự trợ giúp trong việc ghi nhớ và duy trì các cuộc hẹn gặp.
- Có thể cảm thấy bối rối, căng thẳng, thậm chí là hoảng loạn khi phải ra khỏi nhà hoặc đến 1 buổi tư
vấn với DS. DS có thể gợi ý NB liệt kê các câu hỏi hoặc các vấn đề quan tâm trước buổi gặp
và/hoặc đi cùng người thân, bạn bè để cảm thấy yên tâm hơn.
6. Khách hàng rối loạn tâm thần
13
- Thái độ và giọng nói thân thiện, lịch sự.
- Thể hiện phản hồi đồng cảm với những gì NB trải qua.
- Có những yêu cầu lịch sự khi phù hợp.
- Tập trung vào các triệu chứng và bệnh cần được ưu tiên.
- Tránh chỉ trích, phán xét.
- Giao tiếp rõ ràng, ngắn gọn và tránh thái độ kẻ cả, bề trên.
- Trao đổi thông tin với các chuyên gia 1 cách hiệu quả.
7. Khách hàng bị căng thẳng
- Quan tâm đến bản thân nhiều hơn: tham gia các hoạt động xã hội, tránh đồ uống có cồn, dành thời
gian nghỉ ngơi thư giãn, duy trì giấc ngủ bữa ăn đều đặn, tập thể dục,…
- Cố gắng và quản lý phản ứng về mặt cảm xúc với các vấn đề trong cuộc sống nói chung và với áp
lực nói riêng. Trong 1 số TH, KH cần được tư vấn về sự tự nhận thức, thư giãn và kỹ thuật để quản
lý sự căng thẳng, thông qua các buổi thảo luận hợp lý về cách ứng xử, các tác động và cách giải
quyết sẵn có.
- Các thuốc giúp NB giảm căng thẳng chỉ điều trị triệu chứng. Đôi khi với nhiều NB, được chia sẻ về
các áp lực trong cuộc sống cũng là cách giải tỏa căng thẳng. Lắng nghe chủ động và đồng cảm có
thể là tất cả những gì NB cần lúc đó.
8. Giao tiếp với nhân viên y tế
- Người kê đơn: Giới thiệu → Diễn giải → Phản hồi → Thương lượng → Giải quyết.
- Người bán lẻ thuốc tại BN.
- Nhân viên tại nhà thuốc.

IV. Bán thuốc có đơn và không có đơn


1. Quy trình QAT
Hỏi Tư vấn Điều trị
Question Advices Treatment

2. Quy trình GATHER


Tiếp đón Hỏi Nói Giúp đỡ Giải thích
Greeting Asking Telling Help Explaning

3. Quy trình bán thuốc


B1: Tiếp đón

Có đơn B2: Phân loại KH Không có đơn

B3.1.1: Kiểm tra đơn thuốc B3.2.1: Khai thác TT

14
B3.1.2: Tư vấn, lựa chọn thuốc B3.2.2: Đưa ra lời khuyên phù
hợp

B4: Chuẩn bị thuốc

B5: Hướng dẫn sử dụng

B6: Kết thúc

15
KHAI THÁC THÔNG TIN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH

I. Ý nghĩa các cụm từ viết tắt sử dụng trong khai thác TT tại nhà thuốc cộng đồng.
1. Thực hành dược cộng đồng
✔Trên thế giới:
- Các chính sách chăm sóc sức khỏe toàn cầu hiện nay tập trung mạnh vào việc tự chăm sóc (self
- care).
- Các cơ sở bán lẻ thuốc sử lý SL lớn KH đến tìm kiếm trợ giúp và tư vấn cho các bệnh nhẹ.
✔Vai trò của DS cộng đồng trong quản lý và điều trị các bệnh nhẹ:
- Trên thế giới: đã được khẳng định trong nhiều công bố và quy định tại nhiều quốc gia.
- Tại Việt Nam:
o Theo quy định, DS phải hỏi và tư vấn cho NB các thông tin có liên quan đến việc sử
dụng thuốc.
o Được phép bán cho NB các thuốc nằm trong DMT không kê đơn.
✔Một số triệu chứng bệnh thông thường gặp tại CSBLT
- Đường hô hấp: ho, cảm lạnh, đau họng, viêm mũi,…
- Liên quan đến mắt: đau mắt đỏ, khô mắt, bệnh của mí mắt,…
- Liên quan đến tai: viêm ngoài tai, chứng nút ráy tai,…
- Đường tiêu hóa: loét miệng, viêm lợi, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, đau bụng, trĩ,…
- Hệ thần kinh TW: đau đầu, mất ngủ, buồn nôn,…
- Hệ cơ xương: đau lưng cấp tính, chấn thương mô mềm,…
- Da liễu: vảy nến, viêm da, nhiễm nấm da, nấm móng, ghẻ, mụn trứng cá,…
- Bệnh phụ nữ: viêm bàng quang, đau bụng kinh, rong kinh,…
✔Xử lý triệu chứng bệnh thông thường: Khai thác TT → Chẩn đoán phân biệt → Ra quyết định.
2. Khai thác thông tin
✔Khó khăn DS gặp phải: K74
- Không được tiếp cận với bệnh án của NB.
- Ít có cơ hội, điều kiện để thăm khám cho NB.
- Không được chỉ định các xét nghiệm giúp chẩn đoán.
- Phải chủ động trong việc bắt đầu cuộc trao đổi chi tiết với NB.
- NB e ngại khi chia sẻ các vấn đề riêng tư, nhạy cảm.
- Các triệu chứng bệnh có thể được NB trình bày dưới danh nghĩa người khác.
✔Để khai thác được tốt TT từ phía NB, người DS cần:
- Kiến thức chuyên môn.
- Kỹ năng giao tiếp tốt và hiệu quả.
- Các biện pháp hỗ trợ: sử dụng các cụm từ viết tắt, khả năng/công cụ giúp quan sát các triệu
chứng bệnh.

16
II. Sử dụng các cụm từ viết tắt.
1. WWHAM
W: Who is the patient? Bệnh nhân là ai?
W: What is the symptoms? Triệu chứng?
H: How long have the symptoms been present? Triệu chứng xuất hiện được bao lâu?
A: Action taken? Biện pháp đã dùng.
M: Medication being taken? Thuốc đã sử dụng.
→ Đặc điểm: - Cung cấp rất ít TT và khá cứng nhắc.
- Bỏ qua 1 số TT quan trọng như tiền sử bệnh, những dấu hiệu xuất hiện trước đó
hoặc yếu tố về lối sống, XH có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
- Giúp phân loại người bệnh ban đầu.
- Hạn chế trong việc đưa ra chẩn đoán phân biệt.
2. SIT DOWN SIR
Sit or location: Vị trí.
Intensity or severity: Mức độ bệnh.
Type or nature: Đặc điểm, kiểu.
Duration: Thời gian kéo dài.
Onset: Dấu hiệu khởi phát.
With (other symptoms): Các triệu chứng khác.
aNnoyed or aggravated by: Yếu tố làm nặng thêm.
Spread or radiation: Sự lan tỏa hoặc khu vực.
Incidence/frequency pattern: Tỷ lệ mắc/tần số.
Relieved by: Đỡ khi nào?
→ Đặc điểm:
- Bản chất và mức độ nặng của bệnh đã được đánh giá.
- Chưa xem xét đến yếu tố NB và đặc điểm lối sống.
- Không khai thác được 1 số TT quan trọng như NB bình thường khỏe mạnh và không phải
do tác dụng phụ của thuốc.
- Những TT này có thể là quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với viêm họng cấp tính.
3. ASMETHOD
Age/Appearance: Tuổi, ngoại hình.
Self/Someone else: Bản thân hay người khác.
Medication: Thuốc điều trị.
Extra medicines: Các thuốc khác.
Time persisting: Thời gian xuất hiện triệu chứng.
History: Tiền sử.
Other symptoms: Triệu chứng khác.
Danger symptoms: Dấu hiệu nguy hiểm.
→ Đặc điểm:
- Có xem xét yếu tố tiền sử của NB.
- Chưa đánh giá bản chất và mức độ triệu chứng và các yếu tố XH, gia đình hoặc môi trường
nơi làm việc.
17
4. ENCORE
Explore: Khám phá.
No medication: Có đang dùng thuốc.
Care: Chăm sóc
Observe: Quan sát
Refer: Thăm khám.
Explain: Giải thích, hướng dẫn điều trị.
→ Đặc điểm: - Các biểu hiện của bệnh được xem xét và dấu hiệu nặng của bệnh được loại trừ.
- Hướng dẫn không cụ thể.
- Phần “thăm khám” và “giải thích” không giúp để đưa ra chẩn đoán phân biệt.
5. LINDO CARRF
Location: Vị trí.
Intensity: Mức độ.
Nature: Đặc điểm.
Duration: Khoảng thời gian mắc bệnh.
Onset/Cessation: Thời điểm khởi phát/xuất hiện.
Concomitant factors: Triệu chứng đi kèm.
Aggravating factors: Yếu tố làm nặng thêm.
Relieving factors: Yếu tố làm giảm nhẹ.
Radition: Mức độ lan tỏa.
Frequency: Tần suất.
6. Hạn chế của các cụm từ viết tắt.
- TT quan trọng có thể bị bỏ qua, ảnh hưởng đến việc đưa ra 1 chẩn đoán chính xác.
o Đối với các triệu chứng không liên tục: hội chứng ruột kích thích, hen suyễn, sốt theo
mùa,…
o Các TH mà tiền sử gia đình dương tính là quan trọng: bệnh vẩy nến, eczema,…
- Không cụm từ nào xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đưa ra 1 chẩn đoán chính xác.
- Tất cả đều không thành lập được 1 mô tả đầy đủ từ BN về lối sống và các yếu tố xã hội hoặc sự
liên quan của tiền sử gia đình.
- Chúng được thiết kế chủ yếu để thiết lập bản chất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh.
III. Các bước thực hiện chẩn đoán phân biệt dựa trên bằng chứng.
1. Khai thác thông tin
- Vấn đề cơ bản và quan trọng hơn không đơn giản là đặt ra các câu hỏi mà là xác định cách sử dụng
các TT đó.
- DSCĐ cần có khả năng tổng hợp TT thu thập được 1 cách thích hợp.
2. Chẩn đoán phân biệt
Điều kiện tiên quyết để người DS đưa ra các lời khuyên, tư vấn sử dụng thuốc phù hợp là 1 chẩn
đoán chính xác về nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh dựa trên TT thu thập được.
Suy luận dựa trên bằng chứng:
- Quá trình tư duy cho phép các DS đưa ra các quyết định khôn ngoan và cụ thể đối với bối cảnh từng
BN.

18
- Về cơ bản nó khác với việc sử dụng các từ viết tắt ở chỗ nó được xây dựng xung quanh kiến thức và kỹ
năng lâm sàng được áp dụng cho từng BN.
- Liên quan đến việc nhận ra tín hiệu và phân tích dữ liệu.
- Các bước thực hiện:
1.Sử dụng dịch - BN phàn nàn về vấn đề gì?
tễ để định hướng - Một số tình trạng bệnh phổ biến hơn nhiều so với những tình trạng khác.
tư duy. - Tình trạng bệnh có thể dựa trên các định luật xác suất.
- Ví dụ: 1 người có triệu chứng ho, nguyên nhân phổ biến nhất của ho là nhiễm
virus. Các nguyên nhân khác của ho là có thể và cần xem xét loại trừ. Do đó, dòng
câu hỏi nên được định hình bằng cách nghĩ rằng đây là nguyên nhân “mặc định”
của ho và đặt câu hỏi dựa trên những giả định này.
2.Tính đến tuổi ✔Tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng gặp 1 số tình trạng bệnh nhất định. Ví dụ:
và giới tính của - Rất khó có khả năng 1 đứa trẻ có triệu chứng ho là do bị viêm phế quản mạn
BN. tính, nhưng xác suất 1 người cao tuổi bị viêm phế quản mạn tính cao hơn
nhiều.
- Tương tự, viêm thanh khí quản là tình trạng chỉ thấy ở trẻ.
✔Giới tính có thể làm thay đổi đáng kể xác suất của 1 số tình trạng bệnh nhất
định. Ví dụ:
- Chứng đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ nhiều gấp 5 lần so với nam giới.
- Tuy nhiên đâu đầu cụm/đau đầu theo chu kỳ phổ biến ở nam giới nhiều hơn
9 lần so với nữ giới.
3.Lưu ý vẻ bề - Người đó trông có ổn không?
ngoài của BN. - Điều này sẽ định hình suy nghĩ của bạn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
- Ví dụ: Nếu 1 đứa trẻ đang chạy quanh hiệu thuốc, chúng có thể khỏe mạnh hơn
1 đứa trẻ ngồi yên lặng trên 1 chiếc ghế k nói chuyện.
!!! Cân nhắc 3 yếu tố trên, DS sẽ có thể hình thành 1 số suy nghĩ ban đầu về tình
trạng sức khỏe của NB và có ý tưởng về việc cái gì k ổn với họ. Đây là thời điểm
các câu hỏi cần được đưa ra.
4.Suy luận diễn - Dựa trên TT có được, DS cần đưa ra 1 số giả thuyết.
dịch – giả - Kiểm tra những giả thuyết bằng cách hỏi BN 1 loạt các câu hỏi. “Đúng câu hỏi,
thuyết. đúng thời điểm, đúng lý do”.
- Câu trả lời cho mỗi câu hỏi cho phép thu hẹp chẩn đoán.
- Loại bỏ các TH cụ thể hoặc xác nhận nghi ngờ của mình về 1 tình trạng cụ thể.
- Trên thực tế, DS đặt câu hỏi với kiến thức về những câu trả lời dự kiến. Ví dụ:
BN nghi ngờ bị viêm kết mạc dị ứng. CH xác nhạn có thể là “Mắt của bạn có bị
ngứa không?”
- Trong TH này, DS mong đợi BN nói “có” → xác nhận chẩn đoán phân biệt.
- Nếu BN tuyên bố “không”: gây nghi ngờ về chẩn đoán phân biệt.
o Các CH tiếp theo sẽ được đưa ra và các giả thuyết chẩn đoán khác được
khám phá.

19
o Vòng kiểm tra và kiểm tra lại các giả thuyết này được tiếp tục cho đến khi
bạn xác nhận 1 chẩn đoán phân biệt.
o Việc đặt CH tốt theo những nguyên tắc này sẽ có nghĩa là bạn sẽ chẩn đoán
đúng khoảng 80% các TH.
5.Nhận dạng xu - Kinh nghiệm của DS cũng đóng 1 vai trò trong quá trình này.
hướng. - Một số TH có các biểu hiện rất đặc trưng.
- Trong thực hành hàng ngày người DS có thể gặp các TH mới tương tự như các
TH trước đó và so sánh với các TH cũ.
6.Kiểm tra thể - Khả năng thực hiện các kiểm tra đơn giản làm tăng khả năng chẩn đoán chính
chất. xác.
- Khi thích hợp (DS được huẩn luyện phù hợp) nên tiến hành kiểm tra.
- Ví dụ: Kiểm tra mắt, tai, miệng. Nhận thấy phát ban hoặc xem màng nhĩ sẽ cung
cấp dữ liệu tốt hơn để từ đó đưa ra quyết định hơn là chỉ dựa hoàn toàn vào mô tả
của BN.
7.Lưới an toàn. - Khuyên BN đến bác sỹ thăm khám trong các điều kiện cụ thể.
- Tư vấn cho BN về các triệu chứng cảnh báo.

3. Ra quyết định
✔Tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn
- Có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố: SP “yêu thích”, Gần vị trí thanh toán, Yêu cầu của KH.
- Cần dựa trên bằng chứng:
o Rà soát theo nhóm thuốc, liệt kê các thuốc sẵn có.
o Cập nhật bằng chứng khoa học.
✔Tư vấn các biện pháp không dùng thuốc
- Lối sống: thói quen ăn uống, sinh hoạt, chế độ làm việc,…
- Điều kiện vệ sinh,…
- Động viên, tư vấn về tinh thần.
✔Tư vấn người bệnh đến khám tại cơ sở y tế K74 cho vi du
- Thông tin không đầy đủ.
- Không xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh.
- Các TH cảnh báo.
- Thời gian tồn tại triệu chứng kéo dài.
- Các triệu chứng tái diễn hoặc tình trạng xấu hơn.
- Thất bại điều trị khi dùng thuốc.
- Nghi ngờ do phản ứng có hại của thuốc đang điều trị.
- Cần điều trị bằng thuốc kê đơn.
- Lưu ý các đối tượng đặc biệt: trẻ sơ sinh, nhũ nhi, người cao tuổi, phụ nữ có thai.
✔ Một số dấu hiệu cảnh báo mức độ nặng của bệnh
- Cảm giác chán ăn, sụt cân.
- Có máu ở mũi, mồm, hậu môn, tai không rõ nguyên nhân.
- Khó thở, khó nuốt.

20
- Đờm vàng/xanh.
- Sốt kéo dài lặp lại.
- Sưng tấy, hoặc có khối u bất thường.
- Triệu chứng đường tiết niệu: đau, mất kiểm soát.
- Đau kéo dài, dữ dội.
- Bất tỉnh.

21
QUẢN LÝ NGUY CƠ TẠI CSBLT
I. Quản lý rủi ro tại CSBLT.
1. Tại sao phải quản lý rủi ro tại CSBLT?
- DS đối mặt rủi ro kinh doanh sụt giảm/thất bại.
- Cạnh tranh.
- Môi trường biến động.
- Nhu cầu y tế thay đổi.
- Sản phẩm thuốc: thu hồi, đình chỉ,…
- Rủi ro sai sót liên quan đến thuốc: mua thuốc, cấp phát, bảo quản, tư vấn HDSD thuốc tại nhà
thuốc, sử dụng thuốc của NB.

2. Khái niệm.
- Nguy cơ: là rủi ro xảy ra 1 sự kiện không mong muốn đe dọa cá nhân/tổ chức/NB cần hiểu rủi ro
trong toàn bộ quá trình, nhận dạng được các nhân tố nguy cơ.
- Hậu quả: ~ Không mang lại hiệu quả điều trị.
~ Có thể gây hại cho NB (ADR).
~ Tử vong.
- Quản lý nguy cơ: là quá trình tiên lượng các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có chiến lược giúp giảm thiểu
nguy cơ xảy ra.

3. Phân loại nguy cơ.


- Nguy cơ thuần túy: liên quan đến rủi ro trong đó chỉ có mất, không có cơ hội được, xảy ra tình cờ,
không dự đoán được hoặc không thể tránh khỏi. VD: tai nạn, bệnh tật, thiên tai,…
- Nguy cơ đầu cơ: cơ hội đạt được 1 lợi ích hoặc thất bại. VD: sở hữu 1 doanh nghiệp.

4. Quy trình quản lý rủi ro.


Tìm hiểu bối cảnh? - Xác định các yêu cầu về mặt pháp lý, chuyên môn, bối cảnh của CSBLT,
Tìm hiểu nguyên đối tượng KH tiềm năng.
nhân? - Nguyên nhân:
1. Sự quá tải và mệt mỏi trong công việc của cán bộ y tế.
2. Cán bộ y tế thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc không được đào tạo đầy
đủ, đúng chuyên ngành.
3. Trao đổi TT không rõ ràng giữa các CBYT (chữ viết xấu, kê đơn bằng
miệng).
4. Các yếu tố về môi trường như thiếu ánh sáng, quá nhiều tiếng ồn hau
thường xuyên bị gián đoạn công việc.
5. SL thuốc dùng cho 1 NB nhiều.
6. Sử dụng nhiều chủng loại thuốc và nhiều dạng thuốc.
7. Nhầm lẫn về danh pháp, quy cách đóng gói hay nhãn thuốc.
8. Thiếu các chính sách và quy trình quản lý thuốc hiệu quả.

22
Xác định nguy cơ Chú ý đến những sai sót trong quá khứ.

Phân tích nguy cơ Điều kiện lý tưởng: Tất cả nguy cơ cần phải được loại trừ.
Thực tế: Khó thực hiện được.
→ Ưu tiên trong quản lý rủi ro: rủi ro phổ biến/có khả năng gây hậu quả
nghiêm trọng.
Các yếu tố cần chú ý:
- Khả năng có thể xảy ra biến cố.
- Tác động có thể có.
- Tính khả dụng/sẵn có của các PP ngăn ngừa.
- Chi phí.
Quản lý nguy cơ Các yếu tố trong quản lý nguy cơ:
- Kiểm soát: Các bước ngăn chặn rủi ro sẽ giúp giảm thiểu khả năng diễn ra
biến cố bất lợi.
- Chấp nhận: Các nguy cơ không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng ít nhất phải
được xác định và lường trước.
- Phòng tránh: Tìm kiếm nguyên nhân và hành động thích hợp.
Kiểm soát và rà soát Kiểm soát thường xuyên để đảm bảo tin cậy và tính an toàn.
hiệu quả công việc

5. Công cụ quản lý rủi ro.


Phân tích hồi cứu: PP Là 1 công cụ giải quyết vấn đề thiết thực nhằm mục đích phát hiện vấn
phân tích nguyên nhân đề, xác định nguyên nhân (theo nhiều mức độ khác nhau) và đề xuất giải
gốc rễ hoặc phân tích sự pháp.
kiện then chốt. - Kỹ thuật “Khung xương cá”: là 1 bức tranh mô tả quan hệ logic giữa 1
vấn đề và các nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Các bước thực hiện:
B1: Vẽ mô hình khung xương cá (từ trái sang phải).
B2: Viết tên vấn đề vào đầu cá (viết rõ số liệu cụ thể).
B3: Xác định các xương chính (các yếu tố chủ yếu liên quan đến vấn
đề).
B4: Phân tích và tìm nguyên nhân gốc rễ bằng cách đặt câu hỏi tại sao.
B5: Xác định và khoanh tròn vào các nguyên nhân gốc rễ có thể tác
động được.
B6: Xác minh các nguyên nhân gốc rễ (số liệu sẵn có, điều tra, phỏng
vấn, thảo luận nhóm).
- Kỹ thuật “Nhưng tại sao”: 5 câu hỏi tại sao. Cách thực hiện:
Vấn đề: Quá nhiều (quá ít) người………………………
Q: Nhưng tại sao xảy ra sự kiện ban đầu?
A: Bởi vì……
Q: Có ngăn chặn được không?
A: Có.
23
Q: Bằng cách nào?
Q: Nhưng tại sao?
A: Bởi vì……
Q: Nhưng tại sao?
Đồ thị Pareto. Giúp phát hiện nguyên nhân chi phối chính trong tất cả các khả năng khi
có dữ liệu định lượng với tần số của các nguyên nhân khác nhau.
Phân tích phương thức - Là 1 công cụ hệ thống giúp đánh giá quy trình và xác định các sai sót có
thất bại và tác động. thể xảy ra.
- Đánh giá tương quan tác động của các sai sót từ đó xác định vấn đề cần
được ưu tiên cải thiện.
- PP sử dụng: thảo luận nhóm.
- Các bước thực hiện:
B1: Lập sơ đồ các bước của quy trình.
B2: Tìm kiếm các lỗi hệ thống có thể xảy ra.
B3: Đối với mỗi lỗi hệ thống đã chỉ ra cần làm rõ nguyên nhân, hậu quả
và chấm điểm.
Lỗi mắc Khả năng Khả năng Mức độ Tổng Chuyển
phải xuất hiện phát hiện nghiêm điểm mức độ
trọng ưu tiên

Cho điểm thang 1-3: 1 điểm: Mức độ thấp.


2 điểm: Trung bình.
3 điểm: Cao.
Mức độ nghiêm trọng * Khả năng xuất hiện và khả năng phát hiện →
Xác định được tổng điểm.

II.Sai sót liên quan đến thuốc.


1. Khái niệm.
- Là những sai lầm không mong muốn trong quá trình kê đơn, cấp phát và quản lý, giám sát, sử dụng
thuốc có thể gây nguy hại cho NB.
- Là nguyên nhân có thể phòng tránh, phổ biến nhất gây nên những biến cố bất lợi trong thực hành
thuốc.
- Vai trò của DSCĐ: Đầu mối cuối cùng của hệ thống y tế.

2. Hậu quả.
- Tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Giảm hiệu quả điều trị.
- Tăng chi phí điều trị.
- Giảm lòng tin của NB.

24
3. Phân loại.
✔Theo hoạt động: Sai sót xảy ra trong quá trình: - Mua thuốc.
- Bảo quản thuốc.
- Kê đơn.
- Pha chế, chuẩn bị thuốc.
- Cấp phát thuốc.
- Tư vấn hướng dẫn.
- Sử dụng thuốc của NB.
✔Theo yếu tố dẫn đến sai sót.
- Sai sót kê đơn.
- Sai sót do đơn thuốc không đọc được.
- Sai thuốc/nồng độ/hàm lượng/dạng bào chế/đường dùng.
- Sai thời gian (thời điểm dùng thuốc, khoảng thời gian điều trị).
- Sai liều: quá liều, liều thấp hơn liều điều trị…
- Sai sót do sử dụng thuốc chưa được phép.
- Pha thuốc không đúng khi sử dụng.
- Sai kỹ thuật dùng thuốc.
- Sai khi dùng thuốc biến chất: hết hạn, hư hỏng.
- Sai trong giám sát: thiếu đánh giá liều dùng, các vấn đề trong sử dụng thuốc.
- Sai sót trong tuân thủ điều trị…………………….
✔Theo mức độ nghiêm trọng
Mức độ Định nghĩa
Không sai sót
A Sự cố tiềm tàng, có thể đưa đến lỗi/sai sót.
Sai sót không gây hại
B Sự cố đã xảy ra, nhưng chưa thực hiện trên NB.
C Sự cố đã xảy ra trên NB, nhưng không gây hại.
D Sự cố đã xảy ra trên NB và đòi hỏi theo dõi NB để xác định không gây hại trên NB
và/hoặc đã được can thiệp để loại trừ gây hại.
Sai sót gây hại
E Sự cố đã xảy ra trên NB góp phần hoặc gây ra nguy hại tạm thời đối với NB và đòi hỏi
phải can thiệp.
F Sự cố đã xảy ra trên NB góp phần hoặc gây ra nguy hại tạm thời đối với NB và đòi hỏi
nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện.
G Sự cố đã xảy ra trên NB góp phần hoặc gây ra di chứng vĩnh viễn trên NB.
H Sự cố đã xảy ra trên NB và đòi hỏi can thiệp để cứu sống NB.
Sai sót gây tử vong.
I Sự cố đã xảy ra trên NB và góp phần hoặc gây tử vong.
✔Theo ???:
- Sai sót chủ động: Các sai sót được thực hiện trực tiếp bởi các nhân viên ở khâu cuối cùng.
- Sai sót tiềm ẩn: Những sai sót không trực tiếp là hậu quả của những tồn tại trong hệ thống quản lý.
o Tên thuốc đọc/viết gần giống nhau hoặc nhìn gần giống nhau (LASA).

25
● Thuốc nhìn giống nhau (Look alike): Thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp
(vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau về hình
dáng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì.
● Thuốc đọc viết gần giống nhau (Sound alike): Thuốc có tên phát âm tương tự nhau
hay có cách viết tương tự.
o Đơn thuốc không rõ ràng.
o Sử dụng các cụm từ viết tắt: Met = Metronidazol hay Metformin, Dupha = Duphaston hay
Duphalac, MTX = Methotrexate hay Mitoxantrone.
o Sử dụng chữ số thập phân: Viết 2.0mg tiềm ẩn nguy cơ nhầm thành 20mg.
4. Giải pháp.
✔Cung ứng thuốc: Tránh mua cùng lúc những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao, các thuốc có bao bì,
đóng gói tương tự nhau.
✔Bảo quản thuốc:
- Sắp xếp vào các vị trí khác nhau (tủ, kệ, khay) thuốc cấp phát lẻ đã bóc ra khỏi hộp phải để vào
khay riêng, có nhãn bên ngoài, dán ở vị trí dễ thấy.
- Dùng nhãn cảnh báo cho những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao.
- Dùng chữ Tall man để nhấn mạnh sự khác biệt đối với các thuốc đọc gần giống nhau.
- Viết 1 phần khác nhau của tên thuốc bằng chữ in hoa để giúp phân biệt các thuốc LASA.
- In màu, tô màu, đánh số,… để làm rõ sự khác biệt của 2 tên thuốc.
✔Kê đơn:
- Kê đơn rõ tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, số lượng, cách dùng mỗi thuốc, chẩn đoán.
- Kê đơn bằng máy tính, phần mềm được cài đặt những thuốc đọc gần giống nhau bằng chữ các in
hoa hoặc to màu để phân biệt khi nhập dữ liệu.
- Hạn chế kê đơn bằng miệng, chỉ dùng trong TH cần thiết, nói rõ, yêu cầu người nhận nhắc lại tên
thuốc.
✔Cấp phát, giao nhận thuốc:
- Đọc kĩ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu nhập xuất thuốc. Các TT chưa rõ ràng phải xác nhận lại với người
ghi TT, không suy diễn.
- Chỉ thực hiện cấp phát, giao nhận/bán thuốc đối với đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc được
viết rõ ràng, dễ đọc.
- Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế, đường dùng. Không nên
nhận diện dựa vào hình dạng bao bì và vị trí để thuốc.
- Kiểm tra 2 lần trước khi cấp phát (Double check).
- Đọc kỹ nhãn thuốc. Kiểm tra thuốc trước khi cấp phát.
- Sử dụng mã vạch trong quản lý thuốc.
- Hệ thống cấp phát tự động.
✔Sử dụng thuốc cho người bệnh:
- Đảm bảo việc viết hoặc nhập dữ liệu vào phần mềm chính xác.
- Đọc kỹ tên thuốc trước khi cho dùng, kiểm tra đúng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế,
đường dùng, đúng thuốc với thuốc ghi trên đơn hay y lệnh.
- Việc ra lẻ cho từng NB, chú ý các thuốc LASA sắp xếp khay riêng, đánh dấu bằng kí hiệu để tránh
nhầm lẫn.
✔Giáo dục cho NB:
26
- Giáo dụng cho NB về thuốc của họ, bao gồm giải thích công dụng của từng loại thuốc.
- Trao quyền cho NB: NB và gia đình có thể đặt câu hỏi về thuốc cũng như lý do họ được chỉ định
thuốc đó.
- TT cho NB khi có sự thay đổi thuốc.
- Giáo dụng cho NB và người nhà báo cho NVYT khi phát hiện có thuốc nào khác so với những
thuốc thường được sử dụng.
- Khuyến khích NB và người nhà học và nhớ đơn thuốc (BN mãn tính).

✔Tổ chức thực hiện việc chống nhầm lẫn thuốc.


- Nhà thuốc xây dựng danh mục thuốc LASA và cập nhật ít nhất 1 năm/lần.
- TT các thuốc LASA đến tất cả nhân viên của nhà thuốc.
- Khuyến khích nhân viên báo cáo về những TH nhầm lẫn thuốc xảy ra và các nguyên nhân dẫn đến
nhầm lẫn thuốc.
- Các NV và người quản lý chuyên môn cần phối hợp thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm trong việc
hạn chế nhầm lẫn.
- Lưu danh mục LASA tại nhà thuốc.
- Sử dụng chữ Tall man trong phần mềm.
- Tổng kết những TH sai sót liên quan đến LASA và phổ biến rút kinh nghiệm.

27
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
I. Khái niệm chung.
1. Khái niệm.
Tuân theo Mức độ phù hợp giữa hành vi NB và khuyến nghị của người kê đơn.
Tuân thủ điều trị - Hành vi NB thực hiện theo hướng dẫn điều trị của BVYT về sử dụng
thuốc, thay đổi chế độ ăn và lối sống.
- Hay là mức độ trùng khớp giữa thực tế sử dụng thuốc ở NB và quá trình
điều trị đã được NBYT đưa ra.
Hòa hợp Thể hiện mối quan hệ 2 chiều giữa NVYT và NB. Người kê đơn và NB
trao đổi, thống nhất quan điểm để đi đến quyết định điều trị.
Tuân thủ sử dụng thuốc - Quản lý tuân thủ sử dụng thuốc là quá trình quản lý và hỗ trợ NB tuân thủ
sử dụng thuốc bởi hệ thống y tế, nhân viên y tế, NB và xã hội.
- Nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc là PP nhằm tìm hiểu nguyên nhân
và hậu quả của sự khác biệt giữa sử dụng thuốc theo đơn được kê và sử
dụng thực tế.

2. Hậu quả của không tuân thủ điều trị.


- Tăng nguy cơ gặp biến cố bất lợi của thuốc, biến chứng.
- Tăng tần suất đi gặp bác sĩ.
- Tăng tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng CP y tế.
- Tốn kém CP quản lý.
- Giảm chất lượng cuộc sống.
- Hệ thống y tế không đạt mục tiêu đề ra.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị. k73
Xã hội/kinh tế. Nghèo đói, trình độ giáo dục, thất nghiệp, CP thuốc cao, tuổi, văn hóa.
Hệ thống y tế. - Dịch vụ y tế kém.
- Hệ thống phân phối thuốc yếu.
- CBYT không được đào tạo đầy đủ.
- Tư vấn ngắn, năng lực giáo dục NB của hệ thống y tế yếu.
Tình trạng sức khỏe. - Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Mức độ tiến triển và mức độ nặng của bệnh.
- Bệnh mắc kèm.
Liệu pháp điều trị. - Chế độ sử dụng thuốc phức tạp.
- Khoảng thời gian điều trị.
- Thất bại của điều trị trước.
- Hiệu quả ngay lập tức, tác dụng phụ.
Người bệnh. - Quên, áp lực tâm lý, thiếu động lực.
28
- Không đủ kiến thức và kỹ năng về quản lý các triệu chứng và điều trị bệnh.
- Hiểu sai hoặc không chấp nhận/thừa nhận bệnh.

II.Các nội dung trong quản lý tuân thủ điều trị.


1. Các TH không tuân thủ điều trị.

2. Giải pháp tăng cường tuân thủ điều trị.


Chiến lược SIMPLE tăng cường tuân thủ điều trị. k73: liet ke + vi du
Đơn giản chế độ sử - Giảm tần suất uống thuốc.
dụng thuốc. - Phù hợp với các hoạt động hàng ngày của NB.
- Chia nhỏ thành các bước đơn giản và đảm bảo rằng NB hiểu từng bước.
- Sử dụng các công cụ như hộp đựng thuốc để nhắc nhở.
- Trao đổi/làm việc với bác sĩ kê đơn cho NB.

29
Cung cấp kiến thức - Khuyến khích trao đổi với CBYT.
phù hợp cho NB. - Cung cấp những hướng dẫn rõ ràng và đơn giản.
- Sử dụng các kỹ thuật để đánh giá mức độ hiểu biết của NB.
- Cung cấp nguồn tài liệu trực tuyến đáng tin cậy.
- Sẵn sàng trả lời các câu hỏi và mối quan tâm.
- Tăng cường các cuộc thảo luận thường xuyên, đặc biệt với NB có trình độ
học vấn thấp.
- Sự tham gia của các thành viên gia đình và bạn bè của NB.
Thay đổi niềm tin và - Đảm bảo NB hiểu những nguy cơ và hậu quả của không uống thuốc.
hành vi của NB. - Tin vào những hiệu quả tốt của phương pháp điều trị được đưa ra (thái độ).
- Giải quyết những lo ngại nếu có với thuốc.
- Cho phép NB chịu trách nhiệm về sức khỏe và quản lý tình trạng sức khỏe
của bản thân (hiệu quả tự thân).
- Cung cấp những công cụ hữu ích giúp NB theo đúng kế hoạch.
Giao tiếp với NB và - Cung cấp những hỗ trợ về mặt tinh thần và đồng cảm.
tin tưởng. - Gợi ý NB tham gia vào ra quyết định điều trị.
- Cung cấp những TT rõ ràng, trực tiếp, toàn diện.
- Dành thời gian cho NB đặt câu hỏi.
- Không làm gián đoạn NB.
- Xây dựng lòng tin.
Xem xét các yếu tố - Hiểu năng lực y tế và mức độ ảnh hưởng đến kết quả/hiệu quả điều trị của
nhân khẩu học. NB.
- Xem xét những khó khăn liên quan đến việc chăm sóc những nhóm NB đa
dạng về chủng tộc và xã hội.
- Xem xét lại phong cách giao tiếp (phải tập trung vào người bệnh).
- Thừa nhận những sai sót trong việc đưa ra các quyết định y tế.
Đánh giá tuân thủ - Tự báo cáo (hỏi NB đơn giản và trực tiếp nếu họ không theo liệu pháp điều
điều trị. trị sử dụng thuốc).
- Hỏi về hành vi tuân thủ điều trị mỗi lần gặp gỡ.
- Đếm thuốc.
- Lưu ý ngày cung cấp thuốc và những khoảng trống.
- Sử dụng thang đo tuân thủ điều trị thuốc.
3. Mô hình thực hiện các chiến lược tăng cường tuân thủ điều trị.

30
III. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị.

31
32
33
Nên phối hợp các phương pháp đo lường:
Ưu điểm: - Điểm mạnh của PP này bù đắp cho điểm yếu của PP kia.
- Phối hợp 2 hay nhiều PP đo lường chủ quan hay khách quan → mang lại độ tin cậy cao
hơn và cho phép phát hiện nhiều lý do không tuân thủ điều trị hơn.
Nhược điểm: - Phức tạp khi phân tích và diễn giải kết quả.
- Chi phí và tính thực tiễn của việc kết hợp các PP trong LS.

IV. Các công cụ và thiết bị công nghệ giúp tăng cường tuân thủ điều trị.
Hệ thống ghi nhận sử dụng thuốc
MEMS IDAS Hộp đựng thuốc. Trao đổi qua
Hệ thống theo dõi sự kiện Hệ thống quản lý video kỹ thuật số.
thuốc. dược thông minh.
Đặc - Chai thuốc MEMS chứa 1 - Hệ thống bao Hộp đựng thuốc sẽ
điểm vi chíp điện tử ghi lại gồm 1 thẻ điện đưa ra tín hiệu khi
ngày và thời gian mỗi lần tử gắn vào vỉ NB phải điều trị. Hộp
mở chai. thuốc. Khi thuốc thuốc sẽ đưa ra các
- Giả định rằng việc mở lọ được lấy ra khỏi túi đựng thuốc.
thuốc đồng nghĩa với vỉ, ngày và giờ
hành động uống thuốc. được ghi lại.
MEMS cung cấp hồ sơ - DL được lưu trữ
chi tiết về hành vi tuân trên internet.
thủ của NB.
- DL được lưu trữ trên vi
chíp điện tử.
Ưu - Chai và vỉ dễ vận chuyển và hành vi của NB ít - NB được cảnh báo Khắc phục vấn đề
điểm bị ảnh hưởng bởi hành vi tuân thủ đã được ghi vào đúng thời điểm về khoảng cách:
nhận. phải sử dụng thuốc. khi NB có thắc
- BN đối mặt với hành vi của mình về tuân thủ - NB được nhắc nhở mắc họ không
điều trị. nếu họ quên uống phải di chuyển
- Ngoại trừ các thuốc trong vỉ, NB có thể không thuốc → tăng cường cũng có thể hỏi
được DS hoặc BS.
uống các thuốc khác. tuân thủ điều trị.
Nhược - Không ghi nhận được SL viên thuốc đã dùng. CP của đóng gói lại Yêu cầu về thiết
điểm - NB có thể mở chai vì tò mò. thiết bị. bị, cơ sở hạ tầng.

Tương lai
- Miếng dán ghi nhớ: Miếng dán da điện tử có tác dụng tạo ra các tín hiệu nhắc nhở sử dụng thuốc.
- Cảm biến thuốc, vi điện tử phân phối thuốc: Đang trong giai đoạn phát triển.

34
K74

GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH


1. Giáo dục người bệnh về điều trị.
✔Giáo dục được thực hiện bởi NVYT.
✔Thiết kế phù hợp với từng người hay nhóm người và gia đình: hiểu về PP điều trị, hợp tác với
NVYT, sống khỏe hơn, duy trì và nâng cao CLCS → Nâng cao kỹ năng quản lý cho NB (quản lý
cuộc sống – bệnh tật tốt nhất).
✔Các kỹ năng tự quản lý:
o Tự chăm sóc: - Thực hiện những thay đổi để có lối sống khỏe mạnh (tăng cường vận động).
- Hiểu những lợi ích của việc uống thuốc.
- Tự quản lý điều trị đúng.
o Thích nghi: - Dám chia sẻ những vấn đề y tế với những thành viên gia đình.
- Đương đầu với những áp lực.
2. Lợi ích của giáo dục người bệnh.
- Tăng mức độ hài lòng, giảm lo lắng cho NB.
- Đảm bảo việc tiếp tục chăm sóc cho NB.
- Thúc đẩy NB tuân thủ theo liệu pháp điều trị đã được lựa chọn.

35
- Tối đa hóa sự độc lập của NB trong thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
- Giảm biến chứng và tỷ lệ mắc bệnh.
- Việc giáo dục NB cũng sẽ làm cho NVYT hài lòng vì giảm quá tải và áp lực công việc.

3. Vai trò của người bán lẻ/dược sĩ trong giáo dục người bệnh.
o Đánh giá nhu cầu giáo dục của NB và những trở ngại đối với tuân thủ điều trị.
o Hỗ trợ NB.
o Giải thích rõ ràng cách sử dụng thuốc cho NB.
o Đảm bảo sử dụng thuốc phù hợp với NB.
o Hỗ trợ tăng cường tuân thủ điều trị cho NB trung và dài hạn.
4. Quá trình giáo dục người bệnh.
Đánh giá → Lập kế hoạch → Thực hiện → Kiểm tra.
Đánh - Xác định nhu cầu học, sẵn sàng để học và phương pháp học.
giá - Thu thập TT 1 cách hệ thống: Trình độ giáo dục, nhận thức, sẵn sàng học, động lực học,
tình trạng sức khỏe, các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội kinh tế của NB.
- Đánh giá nhu cầu giáo dục của NB.
Lập - Phát triển kế hoạch dạy học dựa trên kết quả hành vi được xác định trước để đáp ứng nhu
kế cầu của từng cá nhân.
hoạch - Xây dựng mục tiêu giáo dục NB ngay từ đầu.
- Sử dụng phương pháp ABCD trong xây dựng mục tiêu.
o Đối tượng-Audience: Mục tiêu sẽ được áp dụng với ai?
o Hành vi-Behavior: NB sẽ làm được gì? Hành động gì? Lĩnh vực giáo dục là gì?
o Điều kiện-Conditions: Hành động sẽ được thực hiện như nào? Chi tiết về yêu cầu
cần phải đáp ứng là gì?
o Trình độ-Degree: Mô tả những tiêu chí tối thiểu cho kết quả giáo dục cần đạt được?
Thời gian? Tốt như nào? Xác định kỳ vọng về kết quả?
Thực - Thực hiện hoạt động dạy học sử dụng những PP và công cụ giảng dạy cụ thể.
hiện - Lấy NB làm trung tâm.
- Sử dụng những PP và công cụ giáo dục cụ thể.
Kiểm - Xác định thay đổi về hành vi trong kến thức, thái độ và kỹ năng.
tra - Thay đổi về KAP.
- Những tiến bộ và lợi ích NB nhận được.

5. Giáo dục người bệnh tăng cường tuân thủ điều trị.
✔Vấn đề cần trao đổi với NB: - NB biết gì về bệnh và điều trị bệnh này như thế nào.
- Bác sĩ đã dặn dò điều gì.
- NB đã bao giờ tìm kiếm TT về bệnh hoặc chế độ dùng thuốc.
✔4Es:
Explore Education Empower Enable

36
- NB biết gì về bệnh/thuốc. - NB muốn biết gì Tạo động lực cho NB Thay đổi hành vi
- Thuốc giúp gì cho họ? về thuốc? - Muốn dùng thuốc. để NB đạt được
- Lo lắng gì về dùng thuốc? - Kiểm tra sự hiểu - Quyết định dùng mục tiêu.
- Hi vọng thuốc cho phép họ làm gì? biết. thuốc.

37

You might also like