Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. BA là gì?

BA (Business Analyst) - Chuyên viên phân tích kinh doanh.


● Trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá
trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất
hướng giải quyết cụ thể. BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận
đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý.
● Giai đoạn làm việc của 1 BA:
○ Giai đoạn 1: Làm việc với khách hàng, lắng nghe, hiểu về mong
muốn của họ. Thông qua những gì khách hàng cung cấp, họ sẽ lên
các yêu cầu, phân tích để đề xuất giải pháp phù hợp. BA sẽ là
người lên kế hoạch chi tiết cho các quy trình, đưa các yêu cầu
khách hàng vào tài liệu của doanh nghiệp và xác nhận về toàn bộ
những thông tin của khách hàng cho doanh nghiệp.
○ Giai đoạn 2: Tiếp đó, các BA sẽ thực hiện quá trình chuyển giao
thông tin cho nội bộ team trong bộ phận hay doanh nghiệp. Các
team ở đây sẽ bao gồm cả team đảm nhiệm công việc phát triển
dự án (PM, QC, Dev,…) và các team có liên quan khác.
○ Giai đoạn 3: Bộ phận BA sẽ phân tích những ảnh của sự thay đổi
từ requirement đến tổng thể hệ thống. Đồng thời họ sẽ phải quản lý
những sự thay đổi đó liên tục, thường xuyên và cập nhật tình hình
cho doanh nghiệp.

2. Các kỹ năng cần có của 1 BA?


● Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Kỹ năng mềm quan trọng nhất của một BA giỏi là khả năng tạo ra các
mối quan hệ tốt và thuận lợi giữa các bên liên quan, từ việc giao tiếp, ứng xử
và đàm phán.
● Nhạy bén trong kinh doanh
Để trở thành một BA giỏi, cần kiến thức kinh doanh và sự hiểu biết
chiến thuật của doanh nghiệp để triển khai chiến lược cần thiết. Với sự nhạy
bén trong kinh doanh, sẽ dễ dàng nắm được kiến thức về bất kỳ lĩnh vực cụ
thể nào mà mình muốn.
● Tư duy phân tích dữ liệu
Một chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có khả năng hiểu dữ liệu, từ
đó chắt lọc những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ thực
hiện chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, BA có thể phân tích và xây dựng
mô hình dữ liệu để giúp ban quản lý đưa ra quyết định.
● Kỹ năng giải quyết vấn đề
Một cách tổng quát, BA sẽ là người làm rõ các vấn đề, đề xuất các giải
pháp khả thi, xác định phạm vi của dự án và trực tiếp tham gia vào việc giải
quyết cùng các bên liên quan
● Tư duy phản biện
Người làm BA có trách nhiệm đánh giá, phân tích và lựa chọn giải
pháp trước khi làm việc với các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xác
định các vấn đề, ngoài việc thu thập yêu cầu của khách thi BA còn phải phân
tích những yêu cầu này một cách cẩn thận và chi tiết cho đến khi hiểu rõ
mong muốn của khách hàng.

3. Lộ trình của BA?

● Level 1: Entry level (1-2 năm kinh nghiệm)


● Level 2: Junior BA (2-3 năm kinh nghiệm)
● Level 3: Senior BA (>3 năm kinh nghiệm)
Đến level này BA sẽ có nhiều hướng đi khác nhau theo từng lĩnh vực và mục
tiêu nghề nghiệp. BAC chia ra làm 3 nhóm chính:

● Nhóm Delivering Path: Là nhóm đi theo hướng vận hành. Tìm hiểu và
làm việc sâu về dự án, liên quan đến các nguồn lực như thời gian, con
người, chi phí. Các vị trí mà BA có thể lựa chọn để theo đuổi đó là quản lý
dự án Project Manager, Product Manager, Program Manager, CIO,…
● Nhóm Managing Path: Đi theo hướng quản lý BA như BA Team Lead, BA
Practice Lead, BA Program Lead, và xa hơn là BA Manager, Business
Relationship Manager.
● Nhóm Planing Path: Nhóm đi xây dựng theo hướng chiến thuật, chiến
lược cho doanh nghiệp như Business Architect, Enterprise Architect.

Các nhóm vai trò của BA:

You might also like