Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Câu 1

a. Thương mại quốc tế là thương mại có yếu tố nước ngoài, trong đó yếu
tố nước ngoài được xác định theo nhiều cách khác nhau

ĐÚNG:

Theo Công ước Viên, 1980 (Điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc
tế): Được coi là có yếu tố nước ngoài khi các bên mua bán phải có trụ sở Thương
mại tại các quốc gia khác nhau.

Theo Công ước La Haye 1964 (Điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa hữu
hình), Yếu tố nước ngoài được xác định:

- Các bên chủ thể có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau; hoặc

- Hàng hoá được chuyển dịch qua biên giới; hoặc

- Hợp đồng được xác lập (ký kết) ở nước ngoài ít nhất đối với một bên

Theo UNCITRAL (Ủy ban về Luật TMQT của Liên hiệp quốc), Yếu tố
nước ngoài được xác định:

- Các bên quan hệ mang quốc tịch, có nơi cư trú hoặc có trụ sở TM ở các quốc
gia khác nhau; hoặc

- Quan hệ TM được xác lập, hoặc được thực hiện ở nước ngoài ít nhất đối với
một bên; hoặc

- Tài sản liên quan đến quan hệ TM toạ lạc ở nước ngoài ít nhất đối với 1 bên

Tại Việt Nam - Quan niệm truyền thống, Yếu tố nước ngoài được xác định:

- Các bên tham gia quan hệ TM mang quốc tịnh khác nhau
- Hoạt động TM vượt biên giới quốc gia lãnh thổ

Tại Việt Nam - Quan niệm hiện nay:

Yếu tố nước ngoài được xác định theo “biên giới hải quan”: Là ranh giới để
xác định diễn ra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, xuất khẩu là việc
đưa hàng hoá ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, hoặc vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp
luật (ngược lại gọi là nhập khẩu – Điều 28, Luật TM 2005)

b. Thứ tự ưu tiên áp dụng các nguồn Luật thương mại quốc tế là: Nguồn
luật các bên thỏa thuận áp dụng; Điều ước quốc tế; Luật quốc gia; Tập
quán thương mại quốc tế
ĐÚNG: Vì hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên thỏa thuận áp dụng
nguồn luật nào là do hai bên thỏa thuận. Điều ước quốc tế, Pháp luật quốc gia,
Tập quán TMQT được áp dụng trong các TH sau:…Do vậy, khi có nhiều
nguồn luật tham gia vào điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế thì ưu tiên áp
dụng luật mà hai bên thỏa thuận. Nếu hai bên không thỏa thuận thì theo thứ tự
ưu tiên áp dụng các nguồn Luật thương mại quốc tế là: Điều ước quốc tế; Luật
quốc gia; Tập quán thương mại quốc tế.
c. Mọi sự bảo hộ của nhà nước đối với một loại sản phẩm được sản xuất
trong nước đề bị coi là vi phạm chế độ Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)
SAI: Vì chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) có những trường hợp ngoài lệ sau đây:
- Hàng hóa mua sắm phục vụ nhu cầu của Chính phủ;
- Hàng hóa thuộc diện được miễn trừ;
- Sử dụng các sản phẩm nội địa thay thế hàng nhập khẩu trong thời hạn cho
phép.
- Các ngoại lệ khác được quy định trong các hiệp định khác nhau như phân biệt
đối xử trong cấp hạn ngạch dệt may trong Hiệp định Dệt may…
Nếu thuộc một trong những trường hợp ngoại lệ như trên trên thì không được
coi là vi phạm chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)
d. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán trong đó các
bên chủ thể là công dân hoặc pháp nhân của các quốc gia khác nhau

SAI: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá có
yếu tố nước ngoài. Trong đó, yếu tố nước ngoài được quy định chưa thống nhất
trong các văn bản pháp luật:
Theo CISG La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài
TM (2003), thì được coi là yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân
tố:
- Các bên chủ thể có trụ sở TM tại các quốc gia khác nhau.
- Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới.
- Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
Theo CISG (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở TM của các
bên chủ thể. Theo đó được coi là yếu tố nước ngoài khi các bên chủ thể trong
hợp đồng có trụ sở TM ở các quốc gia khác nhau.
Theo Luật TM (1997), HĐMB với thương nhân nước ngoài là khái niệm dung
để chỉ HĐMB HH QT. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được xác định khi một bên
chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.
Theo K1, Đ27 Luật TM (2005), MB HH QT được thực hiện dưới các hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được xác định theo sự chuyển dịch hàng hóa
từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác.
TH là công dân hoặc pháp nhân chỉ là một trong các TH thôi

Câu 2:

a)

Trong 11 điều kiện Incoterms, chỉ có CIF và CIP yêu cầu người bán phải mua
bảo hiểm, còn đối với các điều kiện còn lại đều không quy định việc bắt buộc
phải thực hiện nghĩa vụ này. Do vậy, việc mua bảo hiểm hàng hoá sẽ phụ thuộc
vào thời điểm chuyển giao rủi ro, thời điểm này sẽ cho biết ai sẽ là người chịu
rủi ro nhiều hơn trong quá trình vận tải. Từ đó, người nào cho rằng mình chịu
rủi ro sẽ tự mua bảo hiểm hàng hoá để hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Cụ thể, thông thường khi sử dụng các điều kiện thuộc nhóm E, F và C thì
người mua có nguy cơ chịu rủi ro nhiều (rủi ro về hàng hóa được chuyển từ
người bán sang người mua ở nơi giao hàng tại nước xuất khẩu (điểm đi)) nên
người mua sẽ mua bảo hiểm nhưng người mua thường sẽ ủy quyền cho người
bán mua vì có đầy đủ chứng từ cũng như biết chính xác được thời điểm bắt đầu
bảo hiểm.

Ví dụ: Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo điều
kiện giao hàng EXW, thời điểm chuyển giao rủi ro cho bên mua kể từ khi hàng
hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định
(nhà máy hoặc nhà kho). Để hạn chế rủi ro thì bên phía người mua sẽ tự mua
bảo hiểm

Còn đối với các điều kiện nhóm D thì thường người bán sẽ mua bảo hiểm do
rủi ro chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng được giao tại điểm
được chỉ định tại nước người nhập khẩu (rủi ro cao).

Ví dụ: Trong các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được ký kết theo điều
kiện giao hàng DPU Incoterms 2020, điều này có nghĩa là người bán sẽ chịu
trách nhiệm giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng hóa đã
được dỡ xuống phương tiên vận tải tại nơi giao hàng đã được chỉ định. Đối với
điều kiện này quy định rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang
người mua ở nơi đến quy định thuộc nước nhập khẩu nên nguy cơ rủi ro cao.
Vì thế , để hạn chế rủi ro thì bên phía người bán sẽ tự mua bảo hiểm.
b)

Trách nhiệm người mua và người bán được quy định trong Incoterm nên chỉ
xét Incoterm

Tùy vào điều khoản Incoterms và Hợp đồng thuê tàu mà xác định trách nhiệm
thuộc về người bán hay người mua trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Ví dụ:

Đối với điều kiện FOB thì người người bán bốc hàng lên phương tiện vận tải
nhưng việc thuê tàu theo hợp đồng thuê tàu chợ thì người vận tải sẽ thay thế
người bán bốc hàng. Tương tự, đối với điều kiện này người mua sẽ dỡ hàng
khỏi phương tiện vận tải và theo hợp đồng tàu chợ thì lúc này người vận tải
cũng sẽ thay thế người mua dỡ hàng. Như vậy trách nhiệm rủi ro trong việc
bốc và dỡ hàng thuộc về người vận tải.

Trong trường hợp người bán và người mua thỏa thuận dùng điều kiện EXW thì
người bán hoàn thành trách nhiệm của mình khi đặt hàng tại điểm chỉ định của
người mua, tức trách nhiệm bốc hàng và dỡ hàng thuộc về người mua. Tại địa
điểm khác không phải cơ sở người bán thì trách nhiệm bốc hàng lên phương
tiện vận tải thuộc về người bán, trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải
thuộc về người mua. Tuy nhiên, theo hợp đồng thuê tàu chợ thì người vận tải
sẽ thay thế người bán và người mua trong việc bốc hàng và dỡ hàng. Như vậy
trách nhiệm rủi ro trong việc bốc và dỡ hàng thuộc về người vận tải.

You might also like