Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

KHOA LUẬT

VÕ PHƯỚC THÀNH

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ


NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ DI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI


TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2024

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA LUẬT

VÕ PHƯỚC THÀNH
Mã sinh viên: 2053801070837

Lớp: D20LK2

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ


NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ DI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI


TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM

Giảng viên hướng dẫn:


Thạc sĩ: HOÀNG THỊ BIÊN

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2024

2
LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên ngành Luật kinh tế của Trường đại học Lao động – Xã hội cơ
sở II đã sắp sửa hoàn thành chương trình đào tạo của mình. Dù đã đã trải qua 4 năm
học tại trường. Được tiếp thu kiến thức từ các giảng viên. Với mỗi người đều là các
tiến sĩ, thạc sĩ. Những con người không chỉ có kiến thức uyên thâm trong trong lĩnh
vực của mình. Đi với lượng kiến thức uyên thâm ấy là những kinh nghiệm, trải nghiệm
mà họ đã tích lũy được trong suốt thời gian hành nghề cũng như trong cuộc sống của
bản thân. Và không chỉ giữ riêng cho bản thân. Nhưng con người ấy đã lựa chọn truyền
đạt nó cho thế hệ tiếp theo. Và may mắn thay trong số đó có tôi. Nhưng dù đã được chỉ
dạy bởi những con người giỏi giang ấy nhưng bản thân tôi chỉ có thể tiếp thu được
những gì nằm trong khả năng của mình. Do đó bản thân tôi vẫn còn rất nhiều sự thiếu
xót. Không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn là về các kỹ năng mềm, các kỹ năng
để ứng phó với các tình huống trên thực tế.

Vì vậy, việc được cho phép thực tập tại TAND thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm là một cơ hội vô cùng lớn để tôi có cơ hội được tiếp thu thêm không chỉ kiến
thức chuyên môn mà còn là những kỹ năng mềm, các kinh nghiệm để xử lý các tình
huống trong thực tế.

Do đó, tôi rất biết ơn những con người tại Tóa án nhân dân thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm. Đặc biệt là Chánh án Dương Đăng Chương, người đã không chỉ
đồng ý cho tôi được thực tập tại đây mà còn hết sức tạo điều kiện cho tôi được trải
nghiệm môi trường làm việc tại Tòa án.

Nếu Chánh án Dương Đăng Chương là người là đã tạo điều kiện cho tôi được
thực tập tại tòa án. Thì người đã truyền đạt những kiến thức thức chuyên môn, kỹ năng
năng nghề nghiệp là thẩm phán Phạm Thị Anh Trang. Thẩm phán Trang đã không chỉ
chia sẻ về kiến thức, trải nghiệm của bản thân trong suốt quá trình hành nghề của bản
thân mà còn tạo điều kiện để tôi được áp dựng những kiến thức đó vào thực tế.

3
Nếu thẩm phán Trang là người truyền dạy các kiến thức chuyên môn thì Trưởng
phòng văn thư là bà Phạm Thị Hà Bắc là người đã dạy tôi về các kỹ năng mềm, các kỹ
năng ứng xử không chỉ trong môi trường công sở mà còn là trong cuộc sống để từ đó
hoàn thiện hơn nữa bản thân tôi.

Nhưng nếu chỉ cảm ơn 3 người họ là không đủ. Mà còn đó là các cô chú, các
anh chị đang làm việc tại tòa đã không chỉ tạo điều kiện mà còn hỗ trợ tôi rất nhiều để
có thể hoàn thành bài báo cáo này.

Bên cạnh những con người đã hỗ trợ tôi tại tòa thì bài báo cáo này đã không thể
được hoan thiện nếu không có sự cố vấn cũng như hướng dẫn của Thạc sĩ Hoàng Thị
Biên. Người không chỉ là giảng viên mà còn là người cố vấn, người hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực tập. Những góp ý, những yêu cầu của cô không chỉ vì mong
muốn thành tích tốt cho tôi mà còn là vì mong muốn tôi học được những kiến thwusc,
những kỹ năng để từ đó có thể hoàn thiện bản thân. Có được những hành trang, những
sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bược ra khỏi cánh cổng của trường đại học và bước vào
ngưỡng cửa của sự nghiệp và cuộc sống mới trong tương lai. Vì vậy từ tận đáy lòng
mình tôi vô cùng biết ơn những con người ấy. Xin phép được gửi tới họ lời cảm ơn
chân thành nhất. Cũng như chúc họ một sức khỏe dồi dào để có thể trao cơ hội mà tôi
đã được nhận đến với những con người may mắn khác.

4
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT..................................................................................7
MỞ ĐẦU...................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN
RANG – THÁP CHÀM..........................................................................................10
1.1 Lịch sử hình thành.................................................................................10
1.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................................12
1.3 Vị trí thực tập.........................................................................................14
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ DI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM.....16
2.1 Pháp luật về thừa kế di sản tại Việt Nam............................................16
2.1.1 Quy định chung..........................................................................16
2.1.2 Thừa kế theo di chúc..................................................................19
2.1.3 Thừa kế theo pháp luật..............................................................24
2.1.4 Thanh toán và phân chia di sản.................................................26
2.2 Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm ........................................................................................................................28
2.2.1 Tổng quan..................................................................................28
2.2.2 Phân tích bản án........................................................................28
2.3 Đánh giá thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang
– Tháp Chàm...........................................................................................................32
2.3.1 Ưu điểm....................................................................................32
2.3.2 Khuyết điểm.............................................................................33
KẾT LUẬN..............................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................38
PHỤ LỤC
5
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬT KÝ THỰC TẬP

6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TAND: Tòa án nhân dân
tp: thành phố
PR – TC: Phan Rang – Tháp Chàm

7
MỞ ĐẦU
Với mong muốn được hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động, các thủ tục khi làm
việc tài tòa án nhân dân các cấp nói chung và TAND thành phố PR – TC nói riêng.
Nhận được sự đồng ý của Chánh án Dương Đăng Chương. Tôi đã được sự hướng dẫn
của trưởng phòng văn thư là bà Phạm Thị Hà Bắc. Việc thực tập tại tòa án đã cho phép
tôi được tham gia vào các phiên tòa sơ thẩm, được tiếp cận với các hồ sơ bản án, được
hướng dẫn, áp dụng các kỹ năng nghề luật vào thực tiễn, được học hỏi, trao dồi, hoàn
thiện các kỹ năng mềm trong công việc, …
Trong thời gian thực tập tại TAND tp PR – TC tôi đã quan sát và rút ra được kết
luận rằng: phần lớn các vụ việc mà TAND tp PR – TC tiếp nhận là các vụ việc liên
quan đến hôn nhân, các tranh chấp thương mại là chủ yếu. Tuy nhiên, khi kiểm tra các
hồ sơ liên quan đến các vụ việc dân sự thì điều khiến tôi chú ý là các vụ việc về vấn đề
chia tài sản thừa kế. Dù không phải là các vụ việc phức tạp, có ảnh hưởng đến hệ thống
luật pháp. Nhưng các vụ việc này thường có điểm chung là mâu thuẫn giữa cha mẹ và
con cái. Ảnh hưởng từ các vụ việc trên đến gia đình của các bên liên quan là vô cùng
sâu sắc. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về thừa kế di sản. Áp dụng thực
tiện tại Tòa án nhân dân Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm” cho phép tôi được tìm
hiểu sâu hơn về các quy định liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản. Nhất là trong bối
cảnh hiện nay, khi mà đất nước ngày càng phát triển, tài sản tích lũy của người dân
ngày càng nhiều. Mong muốn để lại tài sản cho con cháu là một mong muốn chính
đáng. Tuy nhiên, việc nhiều người chưa nắm rõ được pháp luật về chia tài sản thừa kế
cũng như các quy định về việc lập di chúc, khiến cho nhiều mấu thuẫn không đáng có
phát sinh giữa những người thừa kế. Mà chủ yếu ở đây là các thành viên trong gia đình.
Không thiếu các trường hợp anh em bất hòa, cha mẹ không nhìn mặt con vì tranh chấp
trong việc chia tài sản thừa kế.
Đồng thời, việc lựa chọn đề tài về chia tài sản thừa kế còn cho phép tôi đưa ra
các đánh giá về khả năng xét xử của TAND tp PR – TC. Các vụ việc tranh chấp về
thừa kế tài sản không xảy ra một cách quá thường xuyên. Trung bình từ 1 – 2 vụ mỗi 3
tháng. Kết hợp với việc pháp luật về thừa kế tài sản rất phức tạp. Đặc biệt là trong việc

8
phân chia tài sản một cách công bằng cho tất cả người thừa kế trong trường hợp chia
tài sản theo pháp luật. Do đó, kỹ năng chuyên môn của thẩm phán và các hội thẩm có
thể được đánh giá một cách khách quan qua đề tài này. Do đó, tôi quyết định chọn
“Pháp luật về thừa kế tài sản. Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

PHAN RANG – THÁP CHÀM

1.1 Lịch sử hình thành

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới đối
với đất nước – kỷ nguyên của độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng
Tám đã xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến và lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Nhà
nước đã khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng, trong đó Toà án là công
cụ quan trọng để bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký ban hành Sắc lệnh số 33 thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của
ngành Toà án Việt Nam. Để hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của Toà án, ngày
24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án
và ngạch Thẩm phán. Ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh
số 85 – SL cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Tháng 4/1958 Quốc hội nước Việt
nam dân chủ cộng hoà quyết định thành lập TAND tối cao, với Hiến pháp 1959 và
Luật Tổ chức Toà án năm 1960 đánh dấu một bước tiến quan trọng có tầm vóc lịch sử
về pháp quyền và pháp chế XHCN ở nước ta. Tính chất dân chủ trong hoạt động của
Toà án nhân dân và công tác xét xử từng bước được nâng lên tạo niềm tin vững chắc
đối với nhân dân, nhân dân thực sự thực hiện quyền làm chủ của mình.

Cùng với sự ra đời phát triển và trưởng thành của ngành Toà án nhân dân nói
chung. Được sự quan tâm của các ngành, các cấp ở Trung ương và Tỉnh uỷ Ninh
Thuận, Toà án Ninh Thuận ra đời với chức năng là công cụ trong hệ thống các cơ quan
chuyên chính vô sản. Toà án Ninh Thuận đã tích cực phát huy vai trò của mình, kịp
thời xét xử nghiêm bọn phản cách mạng, các hoạt động gián điệp, các hành vi chống
phá chính quyền nhân dân…Thông qua các phiên toà, Toà án đã vạch trần âm mưu, thủ

10
đoạn của các thế lực phản động, tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Chiến tranh kết thúc, đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên XHCN,
Toà án Ninh Thuận đã được thành lập. Hoạt động của Toà án trong thời kỳ này tập
trung trấn áp các loại tội phạm như tội tham ô, trộm cắp tài sản, tội buôn lậu… đã góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ an toàn cơ sở
vật chất của Chủ nghĩa xã hội.

Từ ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận, ngành Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã nỗ
lực khắc phục mọi khó khăn, vừa tiến hành xây dựng cơ sở vật chất vừa hoàn thành tốt
nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt đảm bảo xét xử các loại án nhằm kịp thời phục vụ
nhiệm vụ, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh nhà, góp phần thúc đẩy sự
nghiệp đổi mới của đất nước, của tỉnh nhà. Đất nước đang đứng trước những thời cơ và
vận hội mới nhưng cũng đứng trước những nguy cơ và thách thức, trong đó các tệ nan
xã hội, các loại tội phạm đe doạ đến sự phát triển, ổn định của đất nước. Ngành Toà án
nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ sự ổn định cho đất nước, sự bình yên cho nhân dân.

Hiện tại về cơ cấu tổ chức ngành TAND tỉnh Ninh Thuận có 8 toà phòng và 07
đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện. Trong số đó nổi bật nhất là Tòa án nhân dân thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm không chỉ bởi vì thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là
nơi tập chung chủ yếu của dân cư tại tỉnh Ninh Thuận. Mà còn là vì những đóng góp
không ngừng nghỉ không chỉ đối với ngành TAND tỉnh Ninh Thuận nói chung mà còn
đối với công cuộc bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương kể từ ngày giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước.

Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công chức ngành
và những thành tích đã đạt được trong 65 năm qua ngành TAND tỉnh Ninh Thuận nói
chung và Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói riêng đã tạo được
niềm tin vững chắc đối với chính quyền, với nhân dân, thực sự xứng đáng với lời dạy

11
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “ Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, đã được Đảng,
Nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạng nhì, hạng ba và nhiều danh hiệu
cao quý khác.

Để đáp ứng yêu cầu công cuộc hội nhập của đất nước, thực hiện chiến lược cải
cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08, Nghị quyết 49, Kết luận số 79 của Bộ chính
trị, Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của
ngành, đưa ngành TAND thật sự là trung tâm của hoạt động tư pháp và xét xử là trọng
tâm. Từng bước xây dựng, phát triển và giữ vững truyền thống 65 năm, Tòa án nhân
dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm quyết tâm vượt mọi khó khăn, thách thức tiếp
tục phát huy những thành tích đã đạt được, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng,
hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

1.2 Cơ cấu tổ chức

Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được chia làm 2 bộ phận
gồm tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc.

Đứng đầu Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là Chánh án ông
Dương Đăng Chương. Hỗ trợ Chánh án trong việc quan lý tòa án là 2 phó Chánh án
gồm: bà Trịnh Thị Hồng và ông Vũ Xuân Hùng.

Về tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chỉ
có 1 tòa chuyên trách là tòa án dân sự. Cơ cấu của toa chuyên trách dân sự gồm: Thẩm
phán Đường Nguyễn Thanh Thảo, thẩm phán Từ Công Từ Rượu, Thẩm phán Nguyễn
Bảo Châu, Thẩm phán Nguyễn Thị Nguyên Vy, Thẩm phán Lê Trường Long, Thẩm
phán Phạm Thị Anh Trang.

Về thẩm phán chuyên trách vụ án hình sự kiêm chánh văn phòng là ông Lê Trần
Long. Đối với bộ máy giúp việc, tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm gồm: Phòng văn thư, Phòng thư ký, Phòng kế toán.

12
Phòng kế toán gồm: trưởng phòng là bà Phạm Thị Hà Bắc, thẩm tra viên là ông
Lê Việt Hùng, chuyên viên là anh Lê Hoàng Sơn.

Phòng thư ký gồm: Thư ký trưởng là bà Châu Nguyễn Đoan Trang và các viên
chức khác là anh Lê Hồng Vân, Võ Cao Nhật Hạ, Đõ Thị Ánh.

Phòng kế toán với kế toán trưởng là bà Võ Nguyên Hà Thư các viên chức khác
là bà Đặng Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Thị Quyên.

Về thẩm quyền, căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

“Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp sau đây: Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại
Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7
Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định
tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Tranh chấp về lao động quy định tại
Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 Bộ luật Tố
tụng Dân sự 2015; Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Yêu cầu về kinh doanh,
thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự
2015.

` Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố
tụng Dân sự 2015 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư
pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài,
cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật
Tố tụng Dân sự 2015.
13
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn
trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân
Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở
khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác
của pháp luật Việt Nam”.

1.3 Vị trí thực tập

Nhận được sự đồng ý của Chánh án Dương Đăng Chương. Và mong muốn tạo
điều cho tôi được quan sát quá trình làm việc của TAND thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm chánh án Dương Đăng Chương đã quyếg định phân tôi vào Phòng văn thư. Với
Trưởng phòng là bà Phạm Thị Hà Bắc và thành viên gồm thẩm tra viên là ông Lê Việt
Hùng, chuyên viên là anh Lê Hoàng Sơn. Nhằm tạo điều kiện cho tôi được quan sát
quá trình làm việc tại TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, trong 2 tuần đầu tôi
đã được giao việc hỗ trợ người dân viết đơn. Đây là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn
cũng như khéo léo trong việc giao tiếp. Vì phần lớn người dân hiện nay chưa có quá
nhiều hiểu biết về luật, dẫn tới đa số thường chuẩn bị thiếu các giấy tờ cần thiết cho
việc giải quyết khiếu nại. Cũng như khó khăn trong việc hướng dẫn vì số lượng người
dân đến giải quyết các vấn đề vể pháp lý. Do đó, việc được phân công hỗ trợ ngươig
dân viết đơn là một cơ hội để tôi vận dụng kiến thức về luật đã được học tại trường.
Cũng như học hỏi, trau dồi thêm khả năng giao tiếp. Đặc biệc là giao tiếp với người
dân.

Sau 2 tuần đầu tiên được giao nhiệm vụ hỗ trợ người dân trong việc viết đơn thì
sáng tuần thứ 3 tôi đã được phân công thêm một nhiệm vụ mới là photo, sắp xếp hồ sơ,
bản án để lưu trữ. Việc được tiếp xúc với các bản án trên thực tế, được tham gia các
phiên tòa xét xử, được đọc các bản án,.. cho phép tôi có cái nhìn rõ hơn về quy trình
làm việc của các tòa án nói chung và TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói
riêng. Ngoài ra, việc sắp xếp hồ sơ, bản án đã cho phép tôi được tiếp cận với các bản.
Để có thể tìm hiểu, lựa chọn đề tài cho bản báo cáo thực tập của bản thân.
14
Sau quá trình quan sát, học hỏi là quá trình áp dụng vào thực tiễn. Đến tuần thứ
6, tôi đã bắt đầu được tham gia vào công việc tại tòa. Bắt đầu với việc được hướng dẫn
soạn giấy triệu tập, thông báo thụ lý, đóng dấu bút lục. Việc được thực hành các công
việc trên đã cho tôi được trực tiếp tham gia vào các công việc tại tòa án. Trực tiếp tham
gia vào các công việc tại tòa án đã cho tôi một cái nhìn rõ hơn về ngành luật nói chung
và ngành tóa án nói riêng. Các khó khăn, vất vả khi là việc tại tòa án, các hạn chế cũng
như ưu điểm của TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

15
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ DI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM

2.1 Pháp luật về thừa kế di sản tại Việt Nam

2.1.1 Quy định chung

2.1.1.1 Khái niệm

Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm di sản: “Di sản
bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung
với người khác”.

Về khái niệm người thừa kế, Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế”.

Khoản 1 Điều 616 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Người quản lý di sản
là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý
di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản
lý di sản. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 616 Bộ Luật Dân sự 2015.

Đối với trường hợp di chúc không chỉ định và tài sản không có người
đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quản lý. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 616 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về thời hiệu thừa kế, Khoản 1 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10
năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về
người thừa kế đang quản lý di sản đó”
16
2.1.1.2 Các quyền và nghĩa vụ cơ bản liên quan đến việc thừa kế

Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế,
những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Về quyền thừa kế, Điều 609 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa
kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không
là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

Điều 610 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về
quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật”.

Về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, tại Điều
614 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế
có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Đi đôi với quyền lợi những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 615 Bộ Luật Dân sự 2015.

Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Người thừa kế có quyền từ
chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ
tài sản của mình đối với người khác”.

Ngoài ra, đối với các cá nhân không được quyền hưởng di sản đã được
quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015: “Những người sau đây không
được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính
mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người

17
thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản
người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di
chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản”.

Các cá nhân trên vẫn được quyền hưởng di sản nếu người để lại di sản đã
biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Căn cứ
theo Khoản 2 Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015.

Đối với người quản lý di sản, tại Khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015
quy định nghĩa vụ của họ như sau: “a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di
sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác; b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp
hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng
ý bằng văn bản; c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; d) Bồi
thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; đ) Giao lại di sản
theo yêu cầu của người thừa kế”.

Bên cạnh các nghĩa vụ, người quản lý di sản cũng có các quyền sau: a)
Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản
thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; c) Được
thanh toán chi phí bảo quản di sản. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 618 Bộ Luật Dân sự
2015.

Ngoài người quản lý di sản, người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di
sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015 có nghĩa vụ: a) Bảo quản
di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản
bằng hình thức khác; b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế; c) Bồi thường
thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; d) Giao lại di sản theo thỏa
thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế. Căn
cứ theo Khoản 2 Điều 617 Bộ Luật Dân sự 2015.

18
Ngoài nghĩa vụ thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản cũng
có các quyền lợi được quy định tại Khoản 2 Điều 618 Bộ Luật Dân sự 2015: “a) Được
tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc
được sự đồng ý của những người thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với
những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản”.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về
mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý. Căn cứ
theo Khoản 3 Điều 618 Bộ Luật Dân sự 2015.

2.1.2 Thừa kế theo di chúc

2.1.2.1 Khái niệm

Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí
của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Khoản 1 Điều 625 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Người thành niên có
đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ Luật Dân sự 2015 có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Cụ thể, người lập di chúc minh mẫn,
sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập
di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Căn cứ theo
Khoản 2 Điều 625 Bộ Luật Dân sự 2015.

Căn cứ theo Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền:
“1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 2. Phân định
phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di
tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc,
người quản lý di sản, người phân chia di sản”.

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người
khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Người được di tặng là cá nhân phải

19
còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng
không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người được di tặng
không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn
bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di
tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Căn cứ theo
Điều 646 Bộ Luật Dân sự 2015.

2.1.2.2 Hình thức

Về hinh thức, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập
được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Căn cứ theo Điều 627 Bộ Luật
Dân sự 2015.

Các di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc bằng văn bản không có
người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có
côn26g chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực. Căn cứ theo Điều 628 Bộ Luật
Dân sự 2015.

Về người làm chứng cho việc lập di chúc, mọi người đều có thể làm
chứng cho việc lập di chúc, trừ những người được quy định tại Điều 632 Bộ Luật Dân
sự 2015. Cụ thể: “1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di
chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 3. Người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi”.

Đối với di chúc bằng miệng Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “1.
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn
bản thì có thể lập di chúc miệng. 2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà
người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy
bỏ”.

20
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: “a) Người lập di chúc
minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội
dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình
thức di chúc không trái quy định của luật”. Căn cứ theo khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân
sự 2015.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Căn cứ theo khoản 5
Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về nội dung, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm
lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan,
tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. Căn cứ theo khoản 1 Điều
630 Bộ Luật Dân sự 2015.

Đôi với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, người lập di
chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo
Điều 633 Bộ Luật Dân sự 2015.

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể
tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có
ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di
chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký,
điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản
có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật Dân
sự 2015. Căn cứ theo Điều 634 Bộ Luật Dân sự 2015.

21
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di
chúc. Căn cứ theo Điều 635 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về người không được công chứng, chứng thực di chúc. Điều 637 Bộ
Luật Dân sự 2015 quy định: “Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người
lập di chúc. 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật. 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di
chúc”.

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc
chứng thực trong các trường hợp sau: di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của
thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng
hoặc chứng thực, di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của
người chỉ huy phương tiện đó, di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa
bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó, di chúc
của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo
có xác nhận của người phụ trách đơn vị, di chúc của công dân việt nam đang ở nước
ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao việt nam ở nước đó, di
chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang
chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận
của người phụ trách cơ sở đó. Căn cứ theo Điều 638 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về hiệu lực của di chúc, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Di
chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người
thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ
quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời
điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di
chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà
22
không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng
có hiệu lực. Căn cứ theo Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015.

Ngoài những người thừa kế được nêu trong di chúc thì những người sau
đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo
pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người
lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất
đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả
năng lao động. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức
được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015.

Đối với di sản dùng vào việc thờ cúng. Trường hợp người lập di chúc để
lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế
và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ
cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản
dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại
di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người
quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã
chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó
trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Trường hợp toàn bộ di sản của
người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành
một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Căn cứ theo Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về việc công bố di chúc. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ
tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa
23
vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng
người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận
cử người công bố di chúc. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao
gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Người nhận được
bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Trường hợp di
chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và
phải có công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ theo Điều 647 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về việc giải thích nội dung di chúc. Trường hợp nội dung di chúc không
rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải
cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người
chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi
những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết. Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được
nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích
được không có hiệu lực. Căn cứ theo Điều 648 Bộ Luật Dân sự 2015.

2.1.3 Thừa kế theo pháp luật

Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế
theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: không có di
chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di
chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm
người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau
đây: phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến
phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được

24
thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người
chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người
chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự
2015.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Căn cứ
theo khoản 2 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản. Căn cứ theo khoản 3 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu
còn sống. Căn cứ theo Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015.

Về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ. Con
nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo Điều
653 Bộ Luật Dân sự 2015.

25
Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Con riêng và bố dượng,
mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa
kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653
của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2015.

2.1.4 Thanh toán và phân chia di sản

Về người phân chia di sản. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người
quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận
cử ra. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận
của những người thừa kế theo pháp luật. Người phân chia di sản được hưởng thù lao,
nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa
thuận. Căn cứ theo Điều 657 Bộ Luật Dân sự 2015.

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những
người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây: Cử người quản lý di
sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người
để lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân chia di sản. Mọi thỏa thuận
của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Căn cứ theo Điều 656 Bộ Luật
Dân sự 2015.

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán
theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp
dưỡng còn thiếu. 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản. 4. Tiền trợ cấp cho người sống
nương nhờ. 5. Tiền công lao động. 6. Tiền bồi thường thiệt hại. 7. Thuế và các khoản
phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp
nhân. 9. Tiền phạt. 10. Các chi phí khác. Căn cứ theo Điều 658 Bộ Luật Dân sự 2015.

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di
chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường
hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện

26
vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của
hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi
của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp di
chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này
được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. Căn cứ theo
Điều 659 Bộ Luật Dân sự 2015.

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa
sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng
để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra
thì những người thừa kế khác được hưởng. Những người thừa kế có quyền yêu cầu
phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người
thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện
vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Căn cứ theo Điều 660
Bộ Luật Dân sự 2015.

Đối với việc hạn chế phân chia di sản. Trường hợp theo ý chí của người lập di
chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia
sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền
yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa
cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc
chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu
cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. Căn cứ theo Điều 661 Bộ Luật
Dân sự 2015.

Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực
hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản
phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của
27
người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị
bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền
tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người
thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Căn cứ theo Điều 662 Bộ Luật Dân sự
2015.

2.2 Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

2.2.1 Tổng quan

Trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2023 TAND thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm đã tiếp nhận và xử lý 6329 vụ việc. Trong đó có 3677
quyết định, bản án được công bố. Trong tổng số 5329 vụ việc đã được tiếp nhận và xử
lý có hơn 87,8% là các vụ việc dân sự chủ yếu là các yêu cầu ly hôn, tranh chấp quyền
nuôi con, tranh chấp thương mại, các tranh chấp dân sự. Mỗi năm chỉ có khoảng 20
đén 30 tranh chấp về tài sản thừa kế.

Số còn lại phần lớn là các vụ án hình sự. Trong đó 48% là các vụ án về cố ý gây
thương tích, quấy rồi trật tự công công cộng. Còn lại chủ yếu là các vụ án về ma túy,
đánh bạc, tổ chức đánh bạc,…

2.2.2 Phân tích bản án

2.2.2.1 Nội dung vụ án

Các cụ Nguyễn Văn Ánh (chết năm 1973) và Trần Thị Hồng Châu (chết
năm 2001) có 12 người con là: Nguyễn Văn Hải (chết năm 1975, không có vợ con),
Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn
Thị Thắm, Nguyễn Thị Bền, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Thị Liên,
Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Văn Đoàn (chết năm 2013). Ông Đoàn có vợ là bà Phạm
Thị Lý và 01 con là Nguyễn Anh Quân. Sinh thời, cụ Ánh, cụ Châu tạo lập tài sản
chung là 01 căn nhà cấp 4 gắn liền quyền sử dụng thửa đất số 285, tờ bản đồ 299/TTg

28
PL1, phường Đô Vinh. Ngoài ra, cụ Châu còn tạo lập các tài sản khác và số tiền bồi
thường, hỗ trợ khi thu hồi 14m2 đất thửa số 285 là 4.168.500 đồng, một số đồ dùng thờ
cúng. Tại công văn số 1424/ UBND-TNMT của Ủy ban nhân dân thành phố Phan rang
- Tháp chàm cho biệt “Thửa đất số 285 tờ bản đồ 299/Ttg PL1 diện tích 448m² tương
ứng với thửa số 181 tờ bản đồ số 11b diện tích 465,2m² được Ủy ban nhân dân thị xã
Phan rang - Tháp chàm ( Nay là thành phố Phan Rang - Tháp chàm) cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số B653621 cho bà Trần Thị Châu vào ngày 03/7/1993, việc
cấp giây đúng trình tự thủ tục theo quy định. Ngày 06/4/1996 bà Châu đã chuyển
nhượng một phần diện tích 280,6m² cho ông Hiệp, bà Gái và đã được Ủy ban nhân dân
thành phố Phan rang - Tháp chàm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BU
511977 ngày 10/7/2014 và ngày 19/10/2009 diện tích thửa đất số 285 được Nhà nước
thu hồi 14m². Ngày 15/5/2014 Ủy ban nhân dân thành phố Phan rang - Tháp chàm đã
ra quyết định số 466/QĐ – UBND về việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
bà Châu với lý do đã chuyển nhượng nhưng không giao nộp chứng nhận để chỉnh lý
biến động hoặc cấp mới giấy chứng nhận theo quy định, bà Châu thực hiện cấp mới
giấy chứng nhận đồi với phần còn lại diện tích thửa số 285 tờ bản đồ 299/TTg PL1,
phường Đô vinh...". Các bên đương sự chỉ tranh chấp đối với căn nhà cấp 4 gắn liền
quyền sử dụng đất phần còn lại của thửa số 285 tờ bản đồ 299/TTg PL1, phường Đô
Vĩnh, đây là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự phù hợp quy định tại điều
5 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

2.2.2.2 Kết quả giải quyết vụ án

Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hồng đối với bị đơn là bà Phạm Thị
Lý về việc chia di sản thừa kế. Xác định di chúc do cụ Trần Thị Châu lập ngày
21/02/2000 là không hợp pháp.

Giao cho ông Nguyễn Văn Hồng toàn quyền sử dụng thửa đất số 110, tờ
bản đồ 34 diện tích 182,2m² và có quyền sở hữu tài sản trên đất gồm: căn nhà cấp 4c
diện tích xây dựng 55,59m²; sân lót gạch thẻ; hàng rào lưới B 40, trụ bê tông 02 trụ;
29
nhà vệ sinh 3,38m²; đồng hồ nước 01 cái và khối xây gạch bảo vệ đồng hồ; 01 cây xoài
phi 20; 04 cây mãng cầu phi 10.

Bà Phạm Thị Lý có nghĩa vụ giao cho ông Nguyễn Văn Hồng quyền sở
hữu, sử dụng các tài sản: căn nhà cấp 4 diện tích xây dựng 55,59m²; sân lót gạch thẻ,
hàng rào lưới B 40; trụ bê tông 02 trụ; nhà vệ sinh 3,38m²; đồng hồ nước 01 cái và khôi
xây gạch bảo vệ đồng hồ; 01 cây xoài phi 20; 04 cây mãng cầu phi 10 gắn liền quyền
sử dụng thửa đất số 110, tờ bản đồ 34 diện tích 182,2m²

Ông Hồng có quyền và nghĩa vụ liên hệ cơ quan có thẩm quyền để kê


khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo
đúng quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Hồng phải thanh toán bằng tiền kỳ phần chia thừa kế
cho bà Lý và cháu Quân do bà Lý là người đại diện theo pháp luật giá trị kỳ phần thừa
kế 13.998.000 đ (Mười ba triệu chín trăm chín mươi tám ngàn đồng) và hoàn trả giá trị
tài sản là 6.000.000 đ (Sáu triệu đồng) cộng khoản hỗ trợ số tiền 36.002.000 đ (Ba
mươi sáu triệu không trăm linh hai ngàn đồng) để tạo dựng chỗ ở mới, tổng là
56.000.000 đ (Năm mươi sáu triệu đồng).

2.2.2.3 Đánh giá

Từ nội dung quyết định giám sơ thẩm trên của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 02 vấn đề pháp lý cần xem xét,
bình luận: Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; Quyết định giao toàn bộ nhà và đất
gắn liền cho ông Hồng sở hữu và sử dụng.

Về xác định pháp luật tranh chấp, trong vụ án này, TAND thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm đã xác định đây là vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản theo
quy định tại Khoản 5 Điều 26, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 là
chưa cụ thể và chưa đầy đủ.

30
Trước tiên, khi xét về hình thức của bản "Di chúc trao quyền thừa kế" lập
ngày 21/02/2000. Di chúc được lập thành văn bản, có chữ ký của bà Châu và các con
của vợ chồng ông Ánh bà Châu là ông Hồng, bà Hà, ông Cường, bà Duyên, bà Thấm,
bà Bền, ông Dũng, bà Đào, bà Liên, ông Hiệp, ông Đoàn, có xác nhận của ông Nguyễn
Lê - Trưởng Ban quản lý khu phố 1 phường Đô Vinh, nhưng không có ít nhất là hai
người làm chứng là vi phạm Điều 659 Bộ luật dân sự năm 1995. Vì vậy, hình thức di
chúc ngày 21/02/2000 của bà Châu không phù hợp pháp luật.

Xét về nội dung bản "Di chúc trao quyền thừa kế" lập ngày 21/02/2000
có nội dung: Bà Trần Thị Châu lập di chúc trao quyền thừa kế cho con là Nguyễn Văn
Đoàn tài sản là 01 căn nhà ba gian, 01 tủ thờ, 01 bộ ván... để ở dùng làm nhà từ đường,
để thờ cúng ông bà, cha mẹ không được bán...". Ta có thể thấy bà Châu định đoạt căn
nhà cấp 4, nhưng không định đoạt quyền sử dụng đất gắn liền với căn nhà cấp 4 này.
Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định “Di chúc trao quyền thừa kế" lập ngày 21/02/2000
của bà Châu không hợp pháp về hình thức và nội dung là hoàn toàn chính xác. Với việc
di chúc không hợp pháp thì tài sản thừa kế sẽ chia theo quy định của pháp luật. Căn cứ
vào Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

Do đó, quan hện pháp luật của vụ án này phải là “Tranh chấp thừa kế
theo di chúc” và “tranh chấp thừa kế theo pháp luật”. Căn cứ theo Điều 656, 657, 659
Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 649, 650, 651 Bộ luật dân sự 2015.

Thứ hai, về việc Tòa án quyết định giao toàn bộ nhà và đất gắn liền cho
ông Hồng sỡ hữu và sử dụng là chưa hợp lý. Do ông Đoàn đã chết vào ngày
27/11/2013 mà không để lại di chúc nên bà Lý vợ ông Đoàn và cháu Quân là con ông
Đoàn được nhận thừa kế chuyển tiếp.

Ngoài ra, thì theo biên bản lấy lời khai: ông Hồng, bà Hà, ông Cường, bà
Duyên, bà Thắm, bà Bền, ông Dũng, bà Đào, bà Liên, ông Hiệp đều trình bày họ đều
đã có nhà ở ổn định. Còn bà Lý và cháu Quân thì chưa có nhà ở. Trên 182,9 m² đất có
gian nhà trên và gian nhà bếp có vách tường chung, nếu tách gian nhà trên gắn liền với

31
111,1 m² đất (có ký hiệu NMLGHIJK), tách gian nhà bếp gắn liền với 71,8m² đất (có
ký hiệu DEFGLMN) thành hai thửa đất theo Trích lục bản đồ địa chính khu đất ngày
12/3/2018 của Văn phòng đăng ký đất đai Ninh Thuận không ảnh hưởng đến kết cấu,
công năng sử dụng của căn nhà. Do đó việc Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm quyết định giao toàn bộ nhà và đất gắn liền cho ông Hồng sở hữu và sử
dụng, khi ông Hồng đã có nhà ở ổn định, mà không xem xét đến nhu cầu cần nhà ở và
đất gắn liền nhà của bà Lý và cháu Quân là không đúng quy định pháp luật

2.3 Đánh giá thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm

2.3.1 Ưu điểm

Các cơ quan Nhà nước nói chung và Tòa án nói riêng thường bị người dân có
cái nhìn không mấy thiện cảm. Đặc biệt là trong thái độ làm việc cũng như thời gian xử
lý công việc. Điều này thường được thể hiện qua câu đùa “Hành là chính” mà người
dân thường nói với nhau. Tuy nhiên, tại TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra. Trong suốt 11 tuần thực tập tại Tòa án, tôi đã được
quan sát thái độ khi làm việc của các cán bộ tại đây luôn có thái độ niềm nở, vui vẻ đối
với người dân. Đây là một điều đáng được ghi nhận. Vì hiện nay các cơ quan Nhà nước
nói chung và ngành tòa án nói riêng khi tiếp xúc với người dân thường có thái độ xấu,
không tôn trọng người dân, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ mẫu mực, gần
gũi với nhân dân mà Đảng và Nhà nước đang nỗ lực xây dựng.

Việc giữ được thái độ tốt, chuyên nghiệp trong khi đang làm việc đòi hỏi thời
gian, sự nỗ lực, quá trình đào tạo bài bản, có kiến thức sâu về luật pháp, khả năng giao
tiếp khéo léo để có thể hiểu và giải thích cho người dân về các quy định, các điều kiện
cần để một yêu cầu pháp lý được thực hiện. Vì không phải ai cũng có thái độ hợp tác.
Ngoài ra một số lượng đáng kể các yêu cầu pháp lý được yêu cầu bởi người cao tuổi,
người có điều kiện khó khăn do đó việc giải thích, hỗ trợ họ thực hiện yêu cầu sao cho

32
đúng với quy định của pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó mới thấy được việc giữ
được thái độ tốt trong mọi trường hợp là khó khăn và đáng được học hỏi như thế nào.

Đi kèm với một thái độ tốt là một trình độ chuyên môn cao. Trình độ chuyên
môn cao không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự công bằng, minh
bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật. Mà còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo
đến chất lượng viên chức cũng như tốc độ tiếp nhận và xử lý yêu cầu của người dân.

Dù bản thân là một người chưa có nhiều cơ hội được trải nghiệm môi trường
công sở tại nhiều cơ quan khác nhau. Nhưng bản thân tôi vẫn có thể tự tin đánh giá môi
trường làm việc tại Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là một môi
trường làm việc đáng để các cơ quan khác học hỏi. Khi mà quan hệ giữa các các nhân
với nhau không chỉ rất tốt đẹp, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công
việc, thể hiện rõ nhất khi mà trong suốt 11 tuần thực tập bản thân tôi đã được các anh
chị hỗ trợ rất nhiều. Không chỉ các anh chị trong cùng độ tuổi mà các cô chú cũng hỗ
trợ tối hết mình. Không chỉ hỗ trợ trong công việc mà còn truyền đạt nhiều kiến thức
không có trong sách vở, đồng thời hết sức tạo điều kiện cho abnr thân tôi được trải
nghiệm, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Bên cạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa các
đồng nghiệp với nhau, quan hệ giữa lãnh đạo với viên chức cũng rất gần gũi và cởi mở.
Kể cả bản thân tôi cũng thường xuyên được các phó chánh án hỏi thăm đồng thời tạo
điều kiện hết sức có thể để có thể hoàn thiện quá trình thực tập của bản thân. Việc quan
hệ giữa lãnh đạo với viên chức gần gũi và cởi mở đã tạo cơ hội cho không chỉ môi
trường làm việc lành mạnh mà còn là điều kiện cho các viên chức được đóng góp ý
kiến cũng như phát triển bản thân không chỉ trong việc mà còn là trong cuộc sống.

2.3.2 Khuyết điểm

Như một đồng xu, ưu điểm luôn đi kèm với khuyết điểm. Và đối với Tòa án
nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cũng khộng ngoại lê. Khi mà các ưu
điểm của nó cũng là nguồn gốc cho các khuyết điểm.

33
Việc luôn giữ thế độ niềm nở đối với người dân dù là một điểm đáng được học
hỏi. Nhưng việc quá chú trọng vào việc giải thích, hỗ trợ người dân đã khiến cho tốc độ
tiếp nhận yêu cầu của người dân bị chậm lại. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến thời
gian của người nhân mà còn là thời gian của các viên chức làm việc tại tòa. Đặc biết là
phòng văn thư khi đây là nơi tiếp nhận các yêu cầu cuả người dân. Điều này cũng đã
được chú ý và khắc phục phần nào thông qua các hướng dẫn ngắn gọn nhưng đầy đủ
được dán ở gần nơi tiếp nhận yêu cầu. Phần nào khắc phục được vấn đề này.

Ngoài ra, việc tốn nhiều thời gian trong việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của
người dân còn ảnh hưởng đến thời gian làm việc cả tòa án. Việc các viên chức và công
chức làm quá giờ thường xuyên xảy ra. Ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhâ. Dù đã phần
nào được khắc phục nhờ các hướng dẫn được dán ở nơi tiếp nhận yêu cầu. Nhưng gốc
rễ vẫn là ở việc thiếu nhân lực mà số lượng yêu cầu cũng như các vụ án cần được xử lý
có xu hướng ngày càng tăng việc chỉ có 3 người tiếp nhận yêu cầu là chưa đủ để đáp
ứng yêu cầu của người dân. Về việc khắc phục vấn đề này phương án khả dĩ nhất là
tuyển thêm viên chức. Việc này đã được chánh văn phòng trình lên chánh án. Tuy
nhiên đến thời điểm tôi kết thúc thực tập thì việc này vẫn còn đang được xem xét.

34
KẾT LUẬN

“Học phải đi đôi với hành” đó là câu nói nổ tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người cha già vĩ đại của dân tộc. Và câu nói ấy đã, đang và sẽ luôn là là phương châm
giáo dục của đất nước ta. Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở cấp bậc đại học. Khi mà
một trong các điều kiện để có thể hoàn thành chương trình đại học và có được tấm
bằng cử nhân đó là thực hiện việc thực tập tại các cơ sở liên quan đến ngành nghề mình
đang theo học. Đặc biệt đối với các ngành nghề đặc thù như ngành luật. Khi mà một
trong những đặc điểm khiến đây là ngành nghề đặc thù đó là việc đây là ngành nghề
thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội. Nơi mà một hành động dù tốt đẹp
hay cao thượng tới đâu nhưng nếu trái với quy định của pháp luật thì đều sẽ phải bị xử
phạt theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy câu nói mà bất cứ sinh viên luật nào
cũng đều được nghe qua khi bước chân vào ngành luật đó là: “Người làm luật phải có
một trái tim nóng và một đầu lạnh”. Một trái tim nóng để luôn nhiệt huyết, không bỏ
qua cho bất cứ sự bất công, sai trái nào, để có một cái nhìn bao dung, nhân đạo đối với
tất cả mọi người. Một cái đầu lạnh để có thể bình tĩnh suy xét mà không bị ảnh hưởng
bởi cảm xúc cá nhân hay của bất cứ ai khác, không bị lung lay trước các thế lực khác,
không sợ sự nguy hiểm, khó khăn gian khổ để có thể tiếp nhận thông tin chính xác từ
đó phân tích tư duy để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho tất cả.

Và việc được thực tập tại một tòa án là một cơ hội không thể nào tốt hơn để có
thể không chỉ áp dụng các kiến thức được học trong sách vở cũng mà còn là cơ hội để
trải nghiệm môi trường làm việc. Cơ hội để có một cái nhìn chi tiết hơn, rõ ràng hơn về
nghề nghiệp của mình trong tương lai. Dù chỉ được giao các công việc đơn giản như
hướng dân người dân viết đơn, viết hồ sơ bản án, đóng dấu kí lục, viết thông báo, thư
mời hoặc đôi khi là các công việc như photo giấy tờ. Thì tất cả các đều là một trải
nghiệm, một bài học mà không có trường lớp nào có thể chỉ dậy.

Ngoài ra, việc được thực tập tại tòa án cũng là một cơ hội để có thể học hỏi kinh
nghiệm từ các anh chị, các cô chú có thâm niên trong nghề. Được thực tập trong một
môi trường làm việc cởi mở và lành mạnh đã giúp tôi được tiếp thu thêm rất nhiều
35
những kiến thức đặc biệt là về luật dân sự. Không chỉ giới hạn trong sách vở mà còn là
về các vấn đề thực tế trong đời sống. Việc thường xuyên được giao các công việc về hỗ
trợ người dân cũng như các thẩm phán đã cho tôi cơ hội được tiếp xúc với nhiều các vụ
án trên thực tế. Cũng như cách các thẩm phán tư vấn cho người dân. Là cơ hội để được
làm quen và trao đổi với các thẩm phán về các câu hỏi của không chỉ người dận mà còn
là của bản thân về các quy định của pháp luật. Giúp tôi nâng cao kiến thức của bản thân
cũng như làm quen được với những người tuyệt vời và tận tâm với nghề. Đây cũng là
một trong các lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về thừa kế di sản. Áp
dụng thực tiện tại Tòa án nhân dân Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm”. Đặc biệt là
trong việc lựa chọn bản án số: 21/2021/HNGĐ – ST để phân tích. Vì đây là một vụ án
có nhiều ấn tượng đối với thẩm phán Trang. Một người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong
quá trình thực tập tại tòa. Do đó trong quá trình thực tập tôi đã được thẩm phán Trang
đề xuất chọn vụ án này.

Đối với bản án số: 21/2021/HNGĐ – ST thẩm phán Trang có rất nhiều ấn
tượng. Qua đó, việc trao đổi, lắng nghe ý kiến các nhân của thẩm phán Trang kết hợp
với các kiến thức của bản thân đã cho phép tôi đánh giá, đưa ra các nhận định cá nhân
về bản án này. Đây là một vụ án tuy không quá phức tạp nhưng có nhiều yếu tố mà
thâm phán phải xem xét kỹ trước khi ra quyết định mà nổi bật nhất là việc bà Lý và
cháu Quân không có nhà để ở. Thiếu xót trên đã được thẩm phán Trang xem như một
bài học kinh nghiệm của bản thân. Việc xem xét, cân nhắc các tình tiết vụ án một cách
kỹ lưỡng, thấu đáo để có thể đưa ra các quyết định công bằng, phù hợp với quy định
của pháp luật. Đây là yêu tố cực kỳ quan trọng. Là kỹ năng mà nhiều thẩm phán dù đã
có thâm niên trong nghề với trình độ chuyên môn cao vẫn có thể mắc phải. Do đó, đây
không chỉ là một bài học các nhân đối với thẩm phán Trang hay cho bản thân tôi. Mà
đây là bài học cho tất thẩm phán trong tương lai.

Bên cạnh các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp. Các kỹ năng mềm là thành
quả lớn nhất của bản thân tôi trong quá trình thực tập. Việc có cơ hội được tiếp xúc
nhiều với người dân đã cho phép tôi đươc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của bản thân

36
không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống hằng ngày. Giúp bản thân có cơ hội
được phát triển hơn nữa.

37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
3.

38
PHỤ LỤC

39
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên người nhận xét: ..........................................................................

Chức danh: ....................................................................................................

Nội dung nhận xét (Thái độ, trách nhiệm và nội dung báo cáo tốt nghiệp):

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

………................., ngày ...... tháng.........năm ....

NGƯỜI NHẬN XÉT XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ


(Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)

40

You might also like