Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ LƯỢNG


Giảng viên : Trần Ngọc Minh
Tên sinh : Nguyễn Phương Thảo B22DCQT220
viên
Nguyễn Thị Thùy Dương B22DCQT049

Nguyễn Thị Cẩm Xuyên B22DCQT262


Nhóm : 12

Hà Nội, 2024
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ LƯỢNG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công ty D có trụ sở tại thành phố H chuyên sản xuất bánh ngọt, bánh mỳ và một
số sản phẩm khác. Để mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh công ty quyết định mở
thêm một chi nhánh tại TP.Đ. Trước khi mở chi nhánh công ty đã xó nghiên cứu thị
trường, về sản phẩm của mình và quyết định trong thời gian đầu chỉ thử nghiệm về
một loại sản phẩm. Trên địa bàn mới này công ty chưa có nhiều kinh nghiệm nên đã
đặt giá và tiến hành quảng cáo với các mức độ khác nhau để xem xét phản ứng của
người tiêu dùng về sản phẩm của mình.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
Công ty D muốn mở rộng thị trường sang TP.Đ nhưng công ty chưa có nhiều
kinh nghiệm tại TP.Đ. Sản phẩm thử nghiệm bao gồm: bánh ngọt, bánh mì và một số
sản phẩm khác. Mục tiêu là để đánh giá phản ứng của người dùng từ đó đưa ra chiến
lược giá và quảng cáo phù hợp. Quá trình xem xét trong 20 tuần đầu tiên.
II. Mô hình, phân tích tác động
1. Mô tả biến

Các biến đưa vào mô hình: Q, P, AD

Q: Số sản phẩm bán được/1 tuần

P: Giá sản phẩm bán 1000đ/1 sản phẩm

AD: Chi phí quảng cáo 100.000đ/1 tuần

Bảng dưới đây là các số liệu thu thập trong 20 tuần đầu tiên về số sản phẩm bán
được trong một tuần Q và giá bán P và chi phí quảng cáo AD được cho trong bảng sau:

Tuần SP bán được( Giá SP ( Chi phí quảng cáo (


Sp/tuần) 1.000/sp) 100.000đ/tuần)
1 425 4,92 4,79
2 467 5,50 3,61
3 296 5,54 5,49
4 626 5,11 4,78
5 165 5,62 5,74
6 515 5,24 1,34
7 270 4,15 5,81
8 689 4,02 3,39
9 413 5,77 3,74
10 561 4,57 3,59
11 307 5,67 5,19
12 508 5,92 3,27
13 299 5,97 4,69
14 531 5,59 3,79
15 445 5,50 4,29
16 412 5,86 2,71
17 845 4,09 2,21
18 471 5,08 3,09
19 439 5,36 4,65
20 520 5,22 1,97

1. Ước lượng mô hình


(PRF) E(Q / P; AD) = 1+2*P + 3*AD

(SRF)^Q = 1373.239 – 113.4178*P – 83.87101*AD

III. Phân tích kết quả


1. Ý nghĩa kinh tế của các số hồi quy
2 ; 3<0 mà theo các lý thuyết kinh tế Q tăng tỉ lệ nghịch với tăng P và tỉ lệ
thuận với tăng AD, vì vậy các hệ số hồi quy có ý nghĩa kinh tế.
2. Kiểm tra hàm hồi quy
a. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy βi
Phương pháp kiểm định bằng P-value
• Kiểm định : 1
Cặp giả thuyết: ( H0: β₁ = 0 ; H1:1≠ 0)
Ta có P - value = 0.0000 < 0.05 → Bác bỏ H0, chấp nhận H1→ 1 có ý
nghĩa thống kê

• Kiểm định 2
Cặp giả thuyết: ( H0: 2= 0 ; H1: 2≠ 0)
Ta có P-value = 0.0025 < 0.05 → Bác bỏ H0, chấp nhận H1 → 2 có ý
nghĩa thống kê

 Kiểm định 3
Cặp giả thuyết: (H0: 3 = 0 ; H1: 3 ≠ 0)
Ta có P - value = 0.0000 < 0.05 → Bác bỏ H0, chấp nhận H1→ 3 có ý
nghĩa thống kê

b. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy mẫu (SRF)

Cặp giả thuyết: ( H0: R2 = 0 ; H1: R2> 0)


Tiêu chuẩn kiểm định: F-statistic

F= R2/(k-1) (1- R2)/(n-k) ~F(k-1;n-k)


Fqs = F-statistic = 24.18486 > F0.05 (2; 17) =3.59
=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1
Vậy hàm hồi quy mẫu là phù hợp.
R2 =0.739941
Ý nghĩa: 2 biến độc lập P và AD giải thích được 73.9941% sự biến động
của Q

IV. Kiểm định các khuyết tật của mô hình

1. Kiểm định đa cộng tuyến


Thực hiện hồi quy phụ:
P = a1 + a2*AD + Vi
R2 = 0.016066
Kiểm định R2 ở đây tương đương với kiểm định a2
Cặp giả thuyết: H0: a2 = 0
H1: a2 ≠ 0
Phương pháp kiểm định P-value
P-value =0.5944 > 0.05 => Chưa có cơ sở bác bỏ H0 => Mô hình không có
hiện tượng đa cộng tuyến.

2. Kiểm định PSSS thay đổi


Thực hiện kiểm định White
Kiểm định X2
Cặp giả thuyết: H0: PSSS không đổi
H1: PSSS thay đổi

F= R2/(k-1) (1- R2)/(n-k) ~F(k-1;n-k)


Fqs = F-statistic = 1.484708 < F0.05 (2; 17) =3.59
=> Chưa có cơ sở bác bỏ H0
= > Mô hình không có hiện tượng PSSS thay đổi.

3. Kiểm định tự tương quan


Thực hiện kiểm định Durbin - Watson
n = 20; k = 3

Durbin - Watson stat = 1.938188 < 2


=> Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
B. Kết luận
Mô hình giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự tác động của giá sản phẩm (P), quảng
cá(AD) đến sự tăng giảm của số lượng sản phẩm bán được của công ty D trong vòng
20 tuần.
Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng:
 Ảnh hưởng của giá sản phẩm (P): Theo kết quả phân tích, ta có thể dự
đoán rằng số lượng sản phẩm bán được của công ty D sẽ có xu hướng
giảm khi giá sản phẩm (P) tăng. Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế
cơ bản khi giá cả tăng cao, nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ giảm đi.
 Ảnh hưởng của quảng cáo (AD): Hoạt động quảng cáo có thể giúp tăng
nhận thức về sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng và khuyến khích
mua hàng. Do vậy, ta có thể dự đoán rằng số lượng sản phẩm bán được
của công ty D sẽ có xu hướng tăng khi chi tiêu cho quảng cáo (AD) tăng.
Nhưng sản phẩm nào cũng có chu kì sống, đến thời kì suy thoái thì
quảng cáo tăng số sản phẩm vẫn giảm. Từ đó, nên tập trung quảng cáo
vào thời gian đầu của sản phẩm để bán được số lượng lớn hơn.
Việc xây dựng và kiểm định mô hình là hoàn toàn đúng vì phản ảnh đúng hiện
tượng kinh tế xã hội hiện nay. Giá sản phẩm và quảng cáo thường có tác động cộng
hưởng đến số lượng sản phẩm bán được. Vì vậy công ty D cần cân nhắc cẩn thận cả
hai yếu tố này để đưa ra chiến lược giá cả và quảng cáo hiệu quả nhất.
B. Mục đích

Qua việc phân tích mô hình trên chúng ta thấy được sự ứng dụng thực tế của môn
học kinh tế lượng trong việc phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội, cụ thể ở đây là
giá sản phẩm (P), quảng cáo (AD) đến sự tăng giảm của số lượng sản phẩm bán được
của công ty D trong vòng 20 tuần. Mặc dù mô hình còn mắc những khuyết tật cơ bản
mà những mô hình kinh tế lượng thường gặp phải trong việc thu thập số liệu và chọn
dạng hàm nhưng mô hình đã chỉ ra được những hiện tượng, sự tác động lẫn nhau của
các vấn đề kinh tế xã hội hiện nay mà công ty D có thể gặp phải

You might also like