Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 286

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

DƯỢC LIỆU
Đối tượng: Cao đẳng Dược

- Số tín chỉ: 4 (3/1)


- Số tiết: 75 tiết
+ Lý thuyết: 45 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
+ Tự học: 105 giờ
- Thời điểm thực hiện: Học kỳ III

MỤC TIÊU HỌC PHẦN


1. Trình bày được về nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công
dụng của dược liệu.
2. Trình bày được cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành
dược.
3. Tự thực hiện được các bước chế biến dược liệu theo đúng phương pháp,
phân biệt chính xác các dược liệu
4. Hướng dẫn sử dược liệu đảm bảo an toàn, hợp lý.
5. Sinh viên có được kỹ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, thuyết trình và phân tích
vấn đề
6. Nhận biết được nguồn gốc, đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng và liều
lượng các dược liệu .
7. Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên;
8. Nghiêm túc trong việc nhận biết, hướng dẫn sử dụng và chế biến một số dược
liệu thường dùng trong ngành dược.
9. Thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong quá trình kiểm nghiệm dược liệu theo
phương pháp vi phẫu và hóa học

NỘI DUNG HỌC PHẦN

Phần lý thuyết.
STT Nội dung Trang
1 Đại cương về dược liệu 3
2 Dược liệu chứa những hợp chất Anthranoid 19
3 Dược liệu chứa Coumarin, tanin 32
4 Dược liệu chứa chất nhựa, chất béo 40
5 Dược liệu chứa Carbonhydrat 54
6 Dược liệu chứa Glycosid tim 68
7 Dược liệu chứa Saponin 80
8 Dược liệu chứa Flavonoid 96
9 Dược liệu chứa Alcaloid 113
10 Dược liệu chứa tinh dầu 182
Tổng 209

1
Phần thực hành

STT Nội dung Trang


1 Xác định độ ẩm trong dược liệu và kiểm nghiệm hạt tinh bột 210

2 Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học 215


3 Kiểm nghiệm ích mẫu bằng phương pháp vi học 235
4 Kiểm nghiệm Cam thảo bắc bằng phương pháp vi học 237
5 Kiểm nghiệm chất béo trong dược liệu 239
6 Nhận thức dược liệu chứa Carbonhydrat 244
7 Nhận thức dược liệu chứa Glycosid tim 252
8 Thực địa vườn 1 271
9 Nhận thức dược liệu chứa chất nhựa, chất béo, tinh dầu 273
10 Kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam 283
11 Thực địa vườn 2 285
12 Định tính Alcaloid trong dược liệu 287
13 Kiểm nghiệm tinh dầu trong dược liệu 290
14 Nhận thức dược liệu chứa Alcaloid 294
Tổng

ĐÁNH GIÁ
- Hình thức thi: Vấn đáp
- Thang điểm: 10
+ Điểm chuyên cần: 10%
+ Điểm thường xuyên: 03 bài kiểm tra trọng số 20%
+ Điểm thi KT học phần: 01 bài thi trọng số 70%
Cách tính điểm:
- Điểm học phần = 10% điểm chuyên cần+ 20% điểm kiểm tra định kỳ+ 70%
điểm thi hết học phần

2
CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, lịch sử của nền y học thế giới và trong nước,
gắn với môn học.
2. Trình bày được vị trí của dược liệu trong nghành Y tế và trong nền kinh tế
quốc dân.
3. Phân tích được kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản dược liệu
4. Áp dụng được các phương pháp đánh giá để đánh giá một số dược liệu .

NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Định nghĩa môn học
Dược liệu học là môn học nghiên cứu về sinh học và hoá học những nguyên
liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật.
Nội dung môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức bao gồm nguồn
gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu; chủ yếu là xác
định được, chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu.
Dược liệu dùng có thể là tất cả các bộ phận của cây, con hoặc chỉ một vài bộ
phận. Những chất chiết ra từ cây con như tinh dầu, dầu mỡ, nhựa, sáp cũng thuộc
phạm vi dược liệu; theo quan niệm hiện nay thì môn dược liệu không chỉ nghiên cứu
nguyên liệu thô mà nghiên cứu cả những tinh chất chiết ra từ dược liệu.
Ví dụ: Hoa hoè và Rutin; Ba gạc và Reserpin.
Là một trong những môn học chuyên môn, môn dược liệu có liên quan đến
những môn học khác như: thực vật, hoá hữu cơ, hoá phân tích, dược lý, do đó học sinh
cần nắm chắc kiến thức của các môn học trên khi học môn dược liệu.
2. Lịch sử môn dược liệu
Vào thời kỳ tiền sử, con người phải kiếm cây cỏ và động vật hoang dại để làm
thức ăn, qua chọn lọc và thử thách, con người dần dần xác định được thực vật, động
vật nào ăn được hoặc không ăn được; tác dụng chữa bệnh của một số thực vật hoặc
động vật cũng được tình cờ phát hiện rồi kinh nghiệm được tích luỹ dần.
Theo tài liệu cổ cho biết khoảng 5000 năm trước công nguyên (TCN) người
Babilon đã biết tác dụng của nhiều cây, con làm thuốc. Theo tài liệu tìm được trong

3
ngôi mộ cổ ướp xác viết vào năm 1550 TCN thì người Ai cập thời đại xưa đã có trình
độ cao về ướp xác và biết dùng nhiều cây và con dùng làm thuốc.
Tên tuổi của một số thầy thuốc Hy lạp cổ được lịch sử ghi lại.
Hippocrat (460-370 TCN) được coi là tổ sư của nghành y dược, ngoài công
trình giải phẫu sinh lý, ông còn biết sử dụng hơn 200 cây thuốc. Lời tuyên thệ
“Hippocrat” ngày nay phản ánh sự quý trọng đối với người thầy thuốc Hy lạp đó.
Aristot (384-370 TCN) và học trò của ông là Theophrat (370-287 TCN) đều là
các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng những tài liệu này được ứng dụng nhiều trong lĩnh
vực nghiên cứu động vật - thực vật.
Dioscorid một nhà nghiên cứu về dược liệu sống vào thế kỷ thứ nhất trước công
nguyên đã viết tập sách “Dược liệu học” vào năm 78 TCN, ông đã mô tả hàng ngàn
cây có tác dụng chữa bệnh, trong đó có nhiều cây còn sử dụng cho y học hiện đại ngày
nay.
Còn có rất nhiều những người khác sống ở thời đó đến nay vẫn được tôn trọng
coi là bậc tiền bối của nghành dược học.
Với nền y học phương Đông, phải kể đến nền y học Trung Quốc, vào thời kỳ
Hoàng đế (2637 TCN) đã có sách nói về phương pháp chữa bệnh theo nguyên lý đông
phương đó là cuốn “Nội kinh”. Tuy vậy, phải đến năm 1596 cuốn sách mới thực sự
được công nhận có giá trị khoa học đó là “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân
biên soạn (1518 – 1593).
Dân tộc Việt Nam cũng có lịch sử về y dược học lâu đời, vào khoảng 4000 năm
TCN, thần nông * đã dạy cho dân sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm và biết phân
biệt các loại cây cỏ có tác dụng chữa bệnh.
(* Thần nông của người Việt cổ dạy dân trồng lúa nước (ông là vị thần của cư
dân phương Nam) là tổ tiên của vua Hùng. Thần nông sinh ra Đế Minh, Đế Minh sinh
ra Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân
sinh ra Vua Hùng.)
Vào thời kỳ Hồng Bàng (2879 TCN), Tổ tiên ta đã biết kết hợp một số dược
liệu (vỏ lựu, ngũ bội tử, cánh kiến) để nhuộm răng, đã có tập tục nhai trầu (Trầu, cau,
vôi) để bảo vệ răng và da dẻ hồng hào, biết uống chè vối cho dễ tiêu, dùng gừng hành,
tỏi để làm gia vị và phòng bệnh.
Dưới thời Nam Việt Giao chỉ, nhiều vị thuốc đã được phát hiện: Cau, Ý dĩ,
Long nhãn, vải, gừng, quế, trầm hương, sử quân tử, cánh kiến, mật ong, sừng tê giác.
Dưới thời Bắc thuộc, (207 TCN đến 905 TCN) người Trung Quốc đô hộ thường bắt
cống nạp các loại thuốc quý hiếm đem về nước họ và cũng trong thời kỳ này ta giao
lưu với Trung Quốc.
4
Dưới triều Ngô – Đinh – Lê – Lý, ta đã có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp chữa
bệnh cho dân và trong triều đình đã có tổ chức Thái y Viện, để chăm lo sức khoẻ cho
hoàng gia các vị danh y có tiếng vào đời Lý là Từ Đạo Hạnh - Nguyễn Minh Không.
Đến thế kỷ thứ 14 dưới đời nhà Trần (1225-1399) nền y dược học nước ta mới
được phát triển. Có mở khoa thi tuyển lựa lương y, viện Thái y tổ chức đi thu thập cây
thuốc và trồng thuốc. Dưới đây là những danh y có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo
vệ sức khoẻ nhân dân và xây dựng nền y dược học Việt nam.
Dưới triều Trần Anh Tông (1293-1313) có Phạm Công Bàu ngoài nhiệm vụ ở
viện Thái y về nhà còn chữa bệnh cho dân đã cứu sống được cho rất nhiều người, ông
đề cao tinh thần trách nhiệm với tính mạng người bệnh, không phân biệt sang hèn;
bệnh nguy chữa trước, tận tuỵ phục vụ bệnh nhân, không quản ngại khó khăn ông đã
để lại tấm gương sang cho nền y học nước nhà.
Dưới đời Trần Dụ Tông (1391) có Chu Văn An là một danh nho nổi tiếng đồng
thời cũng là một vị danh y. Ông biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chú di biên” thâu
tóm các nguyên nhân của bệnh, phân tích cơ chế bệnh lý với phương pháp chẩn đoán
và biện chứng luận trị, trong đó có ý thức tổ chức, lập bệnh án và phổ biến kinh
nghiệm. Sau khi tổng kết chữa khỏi trên 700 bệnh nhân, ông là người nghiên cứu để
xây dựng cơ bản cho nền y học của nước ta.
Tuệ Tĩnh, tên là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương.
Theo DS Trương Xuân Nam thì ông sinh vào năm 1330 mồ côi cha mẹ lúc 6 tuổi được
các nhà sư nuôi cho ăn học (ở chùa Hắc Triều) Năm 22 tuổi ông thi đậu Thái học (tiến
sĩ) không ra làm quan, ông ở chùa đi tu với mục đích làm từ thiện và chữa bệnh giúp
dân. Năm 1385, ông bị bắt đi sang sứ nhà Minh ở Trung Quốc, ông chữa bệnh cho
Tống Vương Phi ( vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là đại y thiền sư.
Ông mất ở Trung Quốc không rõ năm nào. Khi còn ở trong nước, Tuệ Tĩnh nghiên cứu
cây cỏ Việt nam, sưu tầm những bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian, kết hợp
kinh nghiệm trị bệnh của Trung y xây dựng sự nghiệp có tính dân tộc sáng tạo trong
thời kỳ thuốc bắc thịnh hành, ông để lại hai tác phẩm có giá trị là “Hồng nghĩa giác tự
y thư” và “Nam dược thần hiệu”.
Tư tưởng chỉ đạo của Tuệ Tĩnh về đường hướng y học là “Nam dược trị nam
nhân” nghĩa là Dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam Việt.
Tóm lại, Tuệ Tĩnh là một đại danh y đã mở đường xây dựng nền y dược học
dân tộc của nước ta.
Dưới thời nhà Minh đô hộ (1400-1427) có chủ trương đồng hoá dân tộc ta nên
thời kỳ này không có trước tác y học.
Những thế kỷ sau lại có nhiều danh y xuất hiện,
5
Thể kỷ 15 có Phan Phù Tiên, Nguyễn Trực.
Thế kỷ 16 có Hoàng Đơn Hoà
Thế kỷ 17 có Lê Đức Vọng, Nguyễn Đạo An, Bùi Công Chính, Lý Công Tuân.
Thế kỷ 18 có Nguyễn Quỳnh, Ngô Lâm Đáp, Trịnh Đình Ngạn,, Hải Thượng
Lãn Ông trong đó Hải Thượng Lãn Ông là một đại danh y của nước ta.
Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) tên thực là Lê Hữu Trác sinh ra tại thôn Vân
Xá, lạng Liên Xá, Phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương. Ông là một người nổi tiếng là
học giỏi thông minh văn thơ lỗi lạc. Song sống dưới thời vua Lê chúa Trịnh, ông chán
ghét chiến tranh, viện cớ về Hương Sơn nuôi mẹ. Vốn là người thông minh học rộng,
đọc sách thuốc ông thấy say mê và thấy làm nghề y là thiết thực lợi cho mình và giúp
ích cho đời nên ông quyết chí học nghề thuốc. Sau mấy chục năm đúc kết kinh nghiệm
thực tiễn nghiên cứu sâu rộng kinh điển trung y kết hợp với y học cổ truyền dân tộc,
ông biên soạn trong 26 năm bộ sách thuốc Việt Nam “Hải Thượng y tôn tâm lĩnh” 28
tập gồm 66 quyển. Trước tác của ông được dùng để dạy y học và còn dùng phục vụ
chữa bệnh cho người dân đương thời. Ông đã phát huy chủ trương “Thuốc Nam chữa
bệnh cho người Nam” của Tuệ Tĩnh; sưu tầm nhiều vị thuốc mới phổ biến cho nhân
dân để mọi người tự chữa bệnh thông thường với cây nhà lá vườn sẵn có.
Hải Thượng Lãn Ông đã trở thành nhà y học nổi tiếng của dân tộc ta. Nêu cao
đạo đức của người thầy thuốc soi sáng cho y học nước nhà với quan điểm nhân đạo và
thực tế đã được nhân dân coi là “Đại y tôn của Việt Nam”.
Dưới thời Tây Sơn (1788-1802) vì chiến tranh liên miên, tình hình y dược học
ít được đổi mới, nổi lên có tiến sĩ Nguyễn Gia Phan biên soạn cuốn “ Liệu dịch
phương pháp toàn tập”.
Danh y Nguyễn Quang Tuân biên soạn cuốn “La khê phương dược” gồm 13
cuốn và cuốn “Kim ngọc quyển” viết bằng chữ Nôm ghi nhiều phương thuốc gia
truyền.
Dưới triều Nguyễn, có Trần Nguyệt Phương viết cuốn “Nam Bang thảo mộc”,
trong đó viết nhiều cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm.
Dưới thời Pháp thuộc (1885-1945) thực dân Pháp tổ chức nền y tế theo lối Tây
y thay thế Đông y, tuy vậy thời kỳ này có nhiều tập sách có giá trị.
Ngoài tác giả người Việt, các tác giả người Pháp cũng có biên soạn một số sách
viết về cây thuốc ở Đông Dương như: A. petolot biên soạn cuốn “Những cây thuốc của
Campuchia, Lào và Việt Nam”.
Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm
đến việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đã có nhiều thành tựu cống
hiến cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Quân và dân ta đã tận dụng
6
nguồn dược liệu sẵn có ở địa phương để bào chế thuốc men tự túc đáp ứng nhu cầu
phòng và chữa bệnh. Nhiều tài liệu về cây thuốc được biên soạn, điển hình là cuốn
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi biên soạn hiện
nay đã tái bản lần thứ 10 có giá trị trong nước và cả nước ngoài, hiện đã có ấn bản
bằng tiếng Anh. Do có công đóng góp cho ngành Y tế, năm 1997 GS.TS Đỗ Tất Lợi
đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nhiều tổ chức y dược học cổ truyền được thành lập như : Viện nghiên cứu
Đông y, viện y dược học dân tộc, viện dược liệu Việt Nam, hội đông y Việt
Nam....Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước nói về phương châm kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại, trên cơ sở đó thúc đẩy y học cổ truyền và ngành dược hiện
đại không ngừng phát triển như ngày nay.
3. Vị trí của dược liệu trong ngành y tế và nền kinh tế quốc dân
Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều chế từ 2 nguồn: dược liệu
và hoá dược. Riêng dược thảo theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con số lên đến
20.000 loài, không chỉ các nước Á đông mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ số
lượng lớn dược liệu. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc kê trong đơn đều có chứa hoạt
chất từ thảo mộc. Trong những năm gần đây, xu hướng trên thế giới dùng thuốc thảo
mộc tự nhiên (không tách hoạt chất) ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng thị trường châu
Âu cũng lên tới 2,3 tỷ USD. Nhiều biệt dược Đông dược của Trung Quốc được tiêu
thụ mạnh ở các nước châu Âu, gần đây nước ta cũng có một số mặt hàng Đông dược
xuất khẩu có tín nhiệm ở thị trường nước ngoài.
Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số hoá
dược. Chỉ riêng nhu cầu bán tổng hợp các thuốc steroid hàng năm thế giới cần khoảng
100.000 tấn củ mài có chứa diosgenin.
Nhiều hoạt chất quan trọng như: Quinin, morphin, emetin, strychnin... đều phải
chiết ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con đường tổng hợp.
Dược liệu còn mở đường cho hoá dược phát triển. Ví dụ: Ephedrin là hoạt chất
có trong cây ma hoàng. Dược liệu này đã được sử dụng cách đây 4000 năm, y học hiện
đại mới biết cách đây vài thế kỷ, bắt chước thiên nhiên, hoá dược đi bằng con đường
tổng hợp để có ephedrin.
Hiện nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các chất có cấu trúc mới từ dược liệu
rồi từ đó bán tổng hợp các dẫn chất có tác dụng điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ: Từ năm
1950 đến 1980, sau khi thử tác dụng chống ung thư của 40.000 loài thảo mộc người ta
đã phân lập được một số hoạt chất có tác dụng chữa ung thư.
Đối với nước ta, dược liệu có một vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 25 0C, độ ẩm cao tạo điều kiện cho cây cối
7
phát triển. Rừng chiếm 2/30 diện tích, hệ thực vật phong phú , đa dạng. Nước ta có
khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1000 loài làm thuốc. Có một số vùng có độ cao
trên 1000m như Sapa- Đà Lạt, Tam Đảo...nên thuận lợi cho việc di nhập một số cây
như: Actiso, dương địa hoàng. Bờ biển nước ta dài trên 3200 km chạy dài từ Bắc vào
Nam nên có nhiều hải sản quý dùng làm thuốc. Nếu biết tận dụng khai thác, nghiên
cứu nuôi trồng một cách hợp lý sẽ có nhiều đóng góp cho ngành dược và phát triển
kinh tế nước nhà.
Về kinh tế, Nhà nước xếp cây thuốc vào loại cây công nghiệp cao cấp cần được
phát triển. Hàng năm, các công ty dược liệu cấp I và cấp II, gần đây cả các công ty tư
nhân đã khai thác nhiều mặt hàng có giá trị để sử dụng trong nước và xuất khẩu như:
hoa hoè, quế, sa nhân, dừa cạn, các loại tinh dầu như: tinh dầu hồi, tinh dầu tràm, tinh
dầu bạc hà, tinh dầu sả...
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển, nuôi trồng và khai thác
dược liệu thể hiện qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ Đảng “ một nhiệm vụ
cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn
dược liệu, tích cực xây dựng công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế tạo mọi
điều kiện để sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”
Qua đó càng thấy rõ vai trò quan trọng của dược liệu trong ngành y tế và nền y
tế quốc dân
II.THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
1. Thu hái dược liệu
Dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa
trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố như:
trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản, đặc biệt là vấn đề thu hái. Nếu thu hái đúng
nguyên tắc thì hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu đạt mức tối đa. Trong mỗi dược
liệu có thể có nhiều hoạt chất khác nhau, hàm lượng của mỗi hoạt chất có thể tuỳ theo
mùa, theo chu kỳ phát triển của cây. Nếu ta thu hoạch đúng thời gian thì sẽ nhận được
dược liệu có chứa hoạt chất tối đa. Ví dụ: Bạc hà, hàm lượng tinh dầu (Menthol) đạt
tối đa lúc cây bắt đầu ra hoa, thu hoạch lúc trời nắng
Với cây canhkina, hàm lượng alkaloid trong vỏ cây tăng theo thời gian phát
triển của cây và đạt tối đa vào năm thứ 7.
Sau đây là nguyên tắc chung quy định thời kỳ thu hoạch cho từng bộ phận của
cây.
1.1. Rễ và thân rễ: nên thu hoạch vào thời kỳ mùa thu hoặc mùa đông. Lúc đó, rễ và
thân rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Song cũng có trường hợp đặc biệt như rễ bồ công

8
anh cần thu hái vào giữa mùa hè vì lúc đó ở rễ mới có nhiều hoạt chất cần cho việc
chữa bệnh.
Rễ và thân rễ nói chung có thể đào vào lúc ẩm ướt vì sau đó vẫn phải rửa sạch
đất cát trước khi phơi sấy hoặc chế biến.
1.2. Vỏ cây: thường thu hoạch vào mùa xuân, thời kỳ này nhựa cây hoạt động mạnh,
nhiều hoạt chất, vỏ dễ bóc. Đôi khi có thể thu hái vào mùa thu khi cây sắp tàn lụi.
1.3. Lá và ngọn cây: Thường thu hái cho thời kỳ cây quang hợp mạnh nhất, đặc biệt là
thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, không nên hái khi quả và hạt đã chín.
1.4. Hoa: Phải hái lúc trời nắng ráo, hái trước hoặc đúng lúc ra hoa, thụ phấn; trừ vài
trường hợp như hoa hoè hoặc đinh hương (hái khi chưa nở hoa, còn ở trạng thái nụ)
1.5. Quả: Thu hoạch tuỳ theo từng loại, có loại hái khi quả đã già như tiểu hồi, sà
sàng; có khi hái trước khi quả chín như quả mở, hồ tiêu; cũng có khi hái quả còn xanh
thì hoạt chất nhiều, khi chín thì hoạt chất thấp.
1.6. Hạt: Thu hái khi quả chín già. Riêng đối với loại quả tự mở khi chín, thì thu hái
vào thời điểm quả bắt đầu chín.
1.7. Thân cây: Thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cắt từ phía dưới lá tươi cuối cùng của
các bộ phận của cây trên mặt đất như thân, nhánh mang lá hoa (bỏ phần thân, nhánh
không còn lá, gốc rễ.
Trên đây là một số nguyên tắc chung, tuy nhiên người làm công tác dược liệu
cần chú ý theo dõi sự thay đổi hàm lượng của hoạt chất, định thời gian thu hoạch để
được kết quả tốt nhất.
2. Ổn định dược liệu
Dược liệu có nguồn gốc thảo mộc thường chứa nhiều enzym như: enzym thuỷ
phân cắt các dây nối osid, enzym oxy hoá, enzym trùng hợp hoá… Người ta đã phân
lập được hàng trăm enzym khác nhau. Bản chất của enzym là protein hoặc có phần cơ
bản là protein. Tuy vậy, cấu trúc của chúng chưa được biết đầy đủ. Có thể nói enzym
là những chất xúc tác hữu cơ của các phản ứng xảy ra trong các tế bào thực vật và
động vật. Enzym tồn tại trong dược thảo sau khi thu hái sẽ hoạt động mạnh ở nhiệt độ
25oC đến 50oC, với độ ẩm thích hợp; chúng tác động lên các hoạt chất có tác dụng
chữa bệnh để chuyển thành các sản phẩm ít hoặc không có tác dụng chữa bệnh.
Với phương pháp làm khô sẽ trình bày sau đây hoặc làm lạnh hoặc nghiền dược
liệu tươi với các hoá chất như amoni sulfat, natri clorid thường chỉ ức chế enzym.
Chúng sẽ hoạt động trở lại khi có điều kiện thích hợp. Để phá huỷ enzym, làm cho
chúng không hoạt động trở lại người ta đề ra các phương pháp gọi là phương pháp ổn
định.

9
2.1 . Phương pháp phá hủy enzym bằng cồn sôi:
Cách làm như sau: Cắt nhỏ dược liệu tươi thả từng ít một vào cồn 95 o đang sôi.
Lượng cồn dùng thường gấp 5 lần lượng dược liệu. Sau khi đã cho hết dược liệu lắp
ống sinh hàn đứng và giữ cho cồn sôi 30-40 phút, để nguội gạn lấy cồn. Dược liệu đem
giã nhỏ và chiết kiệt lần 2. Như vậy ta có một dung dịch cồn hoặc cao sau khi bốc hơi
cồn chứa các hoạt chất của cây tươi.
2.2 . Phương pháp dùng nhiệt ẩm:
- Hơi cồn:
Dùng nồi hấp cho vào ít cồn 95 o xếp dược liệu trên các vỉ chồng lên nhau, vỉ
dưới cùng nằm trên mặt cồn, vỉ trên cùng được đậy bằng nón kín sao cho cồn khi đọng
lại không nhỏ lên dược liệu. Đậy nồi vòi thoát để ngỏ. Đun nhanh và dẫn hơi cồn ra xa
lửa bằng một ống dẫn. Sau khi đã xả hết không khí, đóng vòi lại làm tăng áp suất và
giữ vài phút ở 1,25 atmophe. Để nguội mở nồi lấy dược liệu ra làm khô. Phương pháp
này cho ta dược liệu có màu sắc đẹp, thành phần hoá học giống dược liệu tươi.
- Hơi nước:
Cách tiến hành như trên nhưng thay cồn bằng hơi nước và giữ ở nhiệt độ 105-
110oC trong vài phút. Phương pháp này hay dùng với dược liệu dày, cứng như rễ, vỏ,
thân, hạt; nhưng có nhược điểm tinh bột biến thành hồ, protein bị đông lại do đó sau
khi làm khô dược liệu có trạng thái sừng làm cho việc chiết xuất hoạt chất khó khăn.
2.3 . Phương pháp dùng nhiệt khô:
Phương pháp này được sử dụng từ lâu để chế biến chè xanh bằng cách sao để
phá huỷ enzym, ngược lại muốn chế chè đen thì để cho enzym hoạt động. Ở quy mô
công nghiệp, người ta ổn định bằng cách thổi một luồng gió nóng 80-110 oC có khi còn
nóng đến 300oC trong một thời gian ngắn đi qua dược liệu. Phương pháp này không
hoàn hảo vì trong môi trường khô enzym khó bị phân huỷ. Ngoài ra vì do làm nóng
nhanh nên tạo ra xung quanh dược liệu một lớp mỏng khô phía ngoài làm cho việc làm
khô dược liệu bị khó khăn, hơn nữa một vài chất trong dược liệu cũng bị biến đổi như
protein bị vón, tinh dầu bị bay hơi, đường bị caramen.
Đó là một số phương pháp chính để phá huỷ enzym đảm bảo cho hoạt chất trong
dược liệu sau khi làm khô được giữ nguyên vẹn như khi còn tươi.
Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta cứ để enzym tồn tại hoạt động để làm
tăng lượng hoạt chất mong muốn để chữa bệnh. Ví dụ: muốn làm tăng lượng diosgenin
trong nguyên liệu người ta ủ nguyên liệu tươi trong nước.
3. Làm khô dược liệu
Làm khô dược liệu nhằm mục đích để bảo quản dược liệu khỏi bị nhiễm nấm
mốc, nhiễm vi khuẩn, khỏi bị tác động của enzym, hạn chế các biến đổi hoá học có thể
10
xảy ra trong dược liệu, như: thuỷ phân, oxy hoá, đồng phân hóa, trùng hợp hóa... Dược
liệu khô sẽ dễ xay nghiền và vận chuyển thuận lợi. Làm khô liên quan đến 2 yếu tố là
nhiệt độ và thông hơi. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi dược liệu mà nhiệt độ và thời gian
phơi sấy được khống chế.
3.1 . Phơi: Có hai cách phơi:
- Phơi dưới ánh nắng mặt trời: thông thường dược liệu được trải trên các tấm
liếp đặt cao khỏi mặt đất vừa để tránh lẫn đất cát vừa để thoáng khí cả 2 mặt. Trong
quá trình phơi thường xuyên đảo, thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày
tuỳ theo lượng nước chứa trong dược liệu và tuỳ theo thời tiết.
Cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như bị động
bởi thời tiết, nhiễm bụi, thu hút ruồi nhặng với dược liệu có đường, một số hoạt chất
trong dược liệu có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại
- Phơi trong bóng râm: Dược liệu trải mỏng trên các liếp hoặc buộc thành bó
nhỏ rồi treo hay vắt theo hình chữ X trên các sợi dây thép. Việc làm khô được để
trong nhà xung quanh không có vách. Phơi trong râm thường áp dụng với dược liệu là
hoa để bảo vệ màu sắc hoặc các dược liệu chứa tinh dầu.
3.2. Sấy: là biện pháp tuy tốn kém song có lợi ở chỗ không bị động bởi thời tiết, rút
ngắn thời gian làm khô, bảo vệ dược liệu khỏi bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại, làm khô
nhanh làm giảm tác động của enzym tới hoạt chất có trong dược liệu.
Khác với phơi, sấy phải thực hiện trong buồng kín có lỗ thông hơi, nhiệt độ của
lò sấy có thể điều chỉnh thay đổi từ 30-80oC lúc khởi đầu không nên để nhiệt độ quá
cao vì sẽ tạo ra lớp mỏng khô bao ngoài dược liệu ngăn cản sự bốc hơi nước của lớp
bên trong. Điều kiện thông hơi thường dùng quạt hút cũng phải theo dõi để vừa đủ đẩy
hết không khí bão hoà hơi nước khỏ buồng sấy, đối với các loại củ, rễ hoặc thân rễ
thường thái mỏng hay đập dập để dễ khô.
Hiện nay với dược liệu người ta hay thiết kế buồng sấy kiểu hầm thông: thiết bị
cung cấp nhiệt được đặt ở một đầu buồng sấy và ở dưới thấp, quạt gió hút ở đầu đối
diện và phía trên cao. Trong hầm thông có các đường ray để các xe mang các khay sấy
chứa dược liệu di chuyển dễ dàng. Các khay xếp chồng lên nhau có khoảng cách ở
giữa vừa đủ để không khí lưu thông dễ dàng. Lúc bắt đầu sấy người ta đặt xe ở đầu lối
vao đối diện với nguồn cung cấp nhiệt sau đó đẩy xe thứ 1 lên rồi xe thứ 2 và cứ tiếp
tục tiến hành như vậy. Điều chỉnh nhiệt độ và để thời gian khi xe tới gần lò nhiệt thì
dược liệu đã khô và cho ra khỏi lò sấy.
3.3. Làm khô trong tủ sấy ở áp suất giảm:
Dược liệu được đặt trong tủ sấy có cửa đóng kín có nhiệt kế để theo dõi nhiệt
độ và đồng hồ đo áp suất. Tủ được nối với máy hút chân không. Nhờ sấy ở điều kiện
11
áp suất giảm nên thời gian sấy nhanh và có thể sấy ở nhiệt độ thấp (25-40 oC) Phương
pháp này không thực hiện được với khối lượng dược liệu lớn, thường dùng làm khô
một số cao thuốc hoặc sấy dược liệu quý mà hoạt chất dễ bị hỏng bởi nhiệt độ.
3.4. Đông khô:
Đây là phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa. Muốn
vậy trước hết cho nguyên liệu được làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp (-80 oC) để
nước chứa bên trong nguyên liệu kết tinh nhanh ở dạng tinh thể nhỏ. Nguyên liệu được
giữ ở nhiệt độ thấp trong quá trình đông khô và được đặt trong buồng kín có nối với
máy hút chân không. Nước ở thể rắn trong nguyên liệu sẽ thăng hoa trong điều kiện áp
suất rất giảm (10-5mmHg). Với phương pháp đông khô nguyên liệu có thể làm khô
tuyệt đối, các hoạt chất không bị bay hơi cũng được bảo vệ nguyên vẹn, các enzym bị
ức chế nhưng có thể hoạt động trở lại ở điều kiện bình thường, cấu trúc của các mô
cũng không bị biến đổi. Phương pháp đông khô thường chỉ dùng để làm khô một số
dược liệu quý như nọc rắn, sữa ong chúa hoặc trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu
dược liệu chứa những chất dễ bị biến đổi.
4. Chọn lựa đóng gói và bảo quản dược liệu
4.1. Chọn lựa:
Việc chọn lựa mặc dầu đã được thực hiện trong quá trình thu hái. Tuy nhiên sau
khi sấy khô nhất thiết phải chọn lại dược liệu trước khi đóng gói đưa ra thị trường để
đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định. Một số quy định thường được đề ra là:
- Tạp chất bao gồm các tạp chất hữu cơ (Rơm, rác, vật lạ khác...) hoặc vô cơ
(đất, cát...)
- Các bộ phận khác không phải bộ phận quy định được dùng (lá lẫn với cành, rễ
lẫn với thân....)
- Màu sắc, mùi vị
- Tỷ lệ vụn nát
- Nhiều mối mọt
Công việc chọn lựa chủ yếu bằng tay, có thể dùng dụng cụ hoặc máy móc đơn
giản như rây có các cỡ mắt khác nhau, quạt gió...
4.2. Đóng gói:
Mục đích của đóng gói là bảo vệ dược liệu về mọi mặt trong thời gian vận
chuyển hay bảo quản.
Khi đóng gói cần theo đúng tiêu chuẩn về loại bao bì, kích thước, khối lượng,
hình dáng. Phải có nhãn ghi rõ: Tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng cả bì,
nơi sản xuất, số kiểm soát. Nếu đóng gói nhỏ có thể dùng ngay thì trên nhãn ghi rõ cả
công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng.
12
4.3. Bảo quản:
Bảo quản dược liệu nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu không bị
giảm sút.
Trong thời gian bảo quản, dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Nhiệt độ,
ánh sáng, độ ẩm, đặc biệt ẩm ướt là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược
liệu. Nếu dược liệu dễ hút ẩm phải đựng trong bao bì bằng nhựa tổng hợp hay bằng
sắt, đáy có để chất hút ẩm.
Muốn bảo vệ dược liệu tốt phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Xây dựng
bằng nguyên liệu chống cháy, kho phải mát, thoáng gió, khô ráo (có hệ thống thông
gió) giữa các giá phải có lối đi lại. Các dược liệu xếp theo từng khu vực để dễ tìm, dễ
kiểm soát. Dược liệu độc như cà độc dược, ô đầu, mã tiền... và các dược liệu có tinh
dầu như: hồi, quế, bạc hà... phải để riêng, định kỳ theo dõi nấm mốc, sâu bọ.
Khi dược liệu bị nấm mốc thì phải xử lý như rửa, lau nước hoặc lau cồn rồi
phơi sấy lại. Nếu nhiễm nặng thì loại bỏ.
Nếu dược liệu bị sâu mọt thì phương pháp tốt nhất là sấy ở 65 oC. Dược liệu với
số lượng ít và dễ bị sâu mọt thường đựng trong hộp hay thùng sắt kín và nhỏ xuống
đáy thùng một vài giọt chloroform.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU
Đánh giá một dược liệu nghĩa là: Xác định dược liệu đó có đúng tiêu chuẩn quy
định không. Khi đánh giá dựa vào tiêu chuẩn nhà nước ghi trong Dược điển hoặc tiêu
chuẩn nghành.
Tiêu chuẩn của một dược liệu được quy định: đặc điểm bên ngoài, đặc điểm vi
học, thành phẩm và hàm lượng hoạt chất, tỷ lệ hoạt chất, độ tro, độ ẩm. Những tiêu
chuẩn đó được đề ra để đảm bảo chất lượng của dược liệu và có căn cứ để giao dịch
trên thị trường.
Có thể xếp các phương pháp đánh giá như sau:
1. Cảm quan
Phương pháp cảm quan là dùng giác quan của con người để đánh giá như nhìn
bên ngoài về hình dáng, kích thước, màu sắc, đối với một vài dược liệu phải bẻ ra để
quan sát bên trong. Mùi là đặc điểm của nhiều dược liệu chứa tinh dầu, nhựa. Vị có thể
ngọt như cam thảo, cỏ ngọt, long nhãn. Chua với dược liệu chứa acid hữu cơ. Đắng
với dược liệu chứa alcaloid, glycosid. Cay như ớt, gừng, hạt tiêu....
2. Sử dụng kính hiển vi
Phương pháp này bao gồm soi vi phẫu và soi bột. Đây là phương pháp hay
dùng nhất để kiểm nghiệm dược liệu. Trong một vài trường hợp, phương pháp này lợi
hơn phương pháp hoá học. Ví dụ: phân biệt các loại tinh bột. Một vài mảnh lá trúc đào
13
trong dạ dày tử thi được xác định dễ dàng bằng soi vi phẫu hơn là làm phản ứng tìm
oleandrosid.
Dùng kính hiển vi không chỉ xác định sự giả mạo mà còn có thể ước lượng tỷ lệ
chất giả mạo căn cứ vào số lượng các đặc điểm nào đó của màu dược liệu so sánh với
màu đối chứng.
3. Phương pháp hoá học
Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định, các hoạt chất này
có thể cho các phản ứng màu đặc trưng. Người ta dựa vào đó để định tính và định
lượng. Đôi khi người ta dựa vào thành phần hoá học không phải là hoạt chất chữa bệnh
nhưng lại đặc trưng cho dược liệu đó để đánh giá. ( Ta tìm hiểu trong các chương cụ
thể về sau)
4. Phương pháp vật lý
Trong nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi
mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới đèn phân tích tử ngoại. Có khi trước khi soi,
nhỏ lên bột dược liệu một vài loại thuốc thử (kiềm, acid...) Một số cao dược liệu cũng
cho màu sắc khác nhau các hoạt chất cũng vậy.
Ví dụ: Aconitin (lơ sáng), Berberin (vàng), Emetin (đỏ cam)...
Trong dung dịch oxy acid ngay dưới ánh sáng thường và rất rõ dưới ánh sáng tử
ngoại.
Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành đối với tinh
dầu, dầu béo và các hoạt chất.
 Tỷ trọng: (đặc biệt với tinh dầu và dầu béo)
Vi dụ: Tỷ trọng tinh dầu bạc hà ở 20 oC là 0.890-0.922. Tỷ trọng của mật ong ở
20oC là không dưới 1.380.
 Góc quay cực riêng: α
Đối với chất lỏng như tinh dầu, dầu béo thì: [α]D25 =
ldld
α x 100
Đối với hoạt chất rắn: [α]D25 =
lxc

α = góc quay cực đo được


l = bề dày lớp chất tính bằng decimet
d = tỉ trọng chất
c = nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch
đo góc quay cực và tỷ trọng ở cùng nhiệt độ ví dụ ở đây là 25oC.
14
 Chỉ số khúc xạ:
đặc biệt với tinh dầu và dầu béo.
Ví dụ: chỉ số khúc xạ của tinh dầu hương nhu trắng ở 20oC = 1.510 – 1.528
 Nhiệt độ đông đặc: Với tinh dầu và dầu béo.
Ví dụ: nhiệt độ đông đặc của tinh dầu hồi phải trên +15oC.
 Nhiệt độ nóng chảy:
Với sáp ong hoặc alcaloid, glycosid....
Ví dụ: nhiệt độ nóng chảy của sáp ong vàng là 62 – 66oC.
5. Xác định độ ẩm
Mỗi dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định: như Dược
điển II tập 3 quy định độ ẩm của lá thanh cao hoa vàng không quá 13%, quá độ ẩm đó
thì dược liệu dễ bị mốc. Song với việc định lượng hoạt chất cũng cần phải xác định độ
ẩm để quy hàm lượng so với dược liệu khô tuyệt đối.
Có thể xác định độ ẩm bằng cách sau:
- Sấy trong tủ sấy ở áp suất bình thường
- Sấy trong tủ sấy ở áp suất giảm (có máy hút chân không)
- Làm khô trong bình hút ẩm với những chất hút nước mạnh như acid sulfuric
đậm đặc và áp suất giảm có máy hút chân không.
Hai cách sau thường áp dụng với dược liệu quý dễ bị hỏng bởi nhiệt độ và ta
cần thu hồi như sữa ong chúa, nọc rắn.
Với dược liệu chứa tinh dầu thì xác định độ ẩm bằng phương pháp cất lôi cuốn
đẳng phí, nghĩa là lôi cuốn nước bằng cách cất với một dung môi hữu cơ không trộn
lẫn được với nước nhưng lại cho với nước một hỗn hợp đẳng phí có nhiệt độ sôi ổn
định. Sau khi ngưng tụ và để nguội, nước được tách ra và đọc thể tích. Dung môi hữu
cơ có thể dùng là xylen, toluen...
6. Định lượng tro
 Tro toàn phần:
Tro toàn phần là khối lượng cắn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một dược
liệu. Để có thể so sánh được kết quả cần tiến hành trong điều kiện nhất định.
Ví dụ: Trong chén nung bằng sứ đường kính 35mm, sơ bộ đã đem nung đỏ, để
nguội và cân bì, đặt mẫu dược liệu đã cắt hoặc tán nhỏ (1-5gram) đã cân chính xác;
lúc đầu đốt nhẹ rồi tăng dần nhiệt độ để dược liệu cháy hết, cần theo dõi và điều chỉnh
nhiệt độ để tránh than không bị thoát ra khỏi miệng chén, đốt xong cho chén vào lò
nung ở nhiệt độ 500oC cho đến khi thu được khối lượng không đổi. Để tránh các dược
liệu hoá gỗ tạo than khó đốt cháy, có thể ngừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất hoặc

15
acid nitric đậm đặc rồi đem nung lại. Sau khi tro không còn màu đen, người ta để
nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân khối lượng.
 Tro không tan trong acid hydrocloric:
Thêm vào tro toàn phần 5ml HCl 10% đậy chén nung bằng một mặt kính đồng
hồ và đem đun cách thuỷ trong 10 phút. Dùng 5ml nước cất rửa mặt kính đồng hồ.
Dùng nước rửa này pha loãng dung dịch còn lại trong chén, lọc dung dịch qua giấy
lọc không tro, Rửa cắn và giấy lọc bằng nước cất nóng cho đến khi nước rửa không
còn phản ứng của ion cloid nữa, chuyển giấy lọc có chứa cắn vào chén nung ở trên
sấy khô, đốt rồi nung ở nhiệt độ 500 oC cho đến khối lượng không đổi. Trừ trường hợp
đặc biệt như mộc tặc cho biểu thị chủ yếu là các cấu tạo bởi silicoxyd, do dược liệu
không làm sạch kĩ.
 Tro sulfat:
Tro sulfat là tro còn lại khi nhỏ acid sulfuric lên dược liệu và đem nung.
Phương pháp này cho kết quả ổn định hơn phương pháp tro toàn phần vì các carbonat
và oxyd được chuyển thành sulfat.
7. Phương pháp sắc ký
Đây là phương pháp rất hữu hiệu áp dụng để định tính, định lượng và chiết tách
các thành phần hoá học của dược liệu. Về cơ sở lý thuyết sắc ký sinh viên đã học ở
môn phân tích ở đây chỉ nhắc lại một số sắc ký hay áp dụng cho dược liệu là: sắc ký
cột, sắc ký giấy, sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Môn học dược liệu ra đời từ khi nào? Ai được coi là ông tổ ngành dược Việt Nam?
2. Dược liệu có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế quốc dân? Chúng ta nên có định
hướng như thế nào đối với sự phát triển dược liệu trong giai đoạn hiện nay?
3. Vì sao phải thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu? Có những cách thu hái, chế biến
và bảo quản dược liệu nào?
4. Tại sao phải đánh giá dược liệu? Có những phương pháp đánh giá dược liệu nào?
Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
5. Dược liệu học là môn học nghiên cứu về …. và ….. những nguyên liệu dùng làm
thuốc có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
6. Kể tên bốn phương pháp đánh giá dược liệu:
A. …
B. …
16
C. …
D. …
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):

7. Người Ai Cập thời đại xưa đã có trình độ cao về ướp xác từ năm A–B
1550 trước công nguyên.
8. Morphin được chiết suất ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con A–B
đường tổng hợp.
9. Rễ cây được thu hoạch vào thời kỳ thu hoặc đông. A–B
10. Thân rễ được thu hoạch vào thời kỳ mùa xuân. A–B
11. Rễ cây Bồ công anh được thu hái vào mùa thu. A–B
12. Hoa sau khi thu hoạch phải phơi ngay dưới trời nắng để hoa A–B
không bị thâm.
13. Để chế biến chè xanh người ta phải sao để cho Enzym hoạt động. A–B
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
14. Ai được coi là ông tổ của ngành dược cổ đại:
A. Tuệ Tĩnh
B. A. Petolot
C. Hippocrat
D. Hải Thượng Lãn Ông
15. Ai được nhân dân Việt Nam coi là “Đại y tôn của Việt Nam”:
A. Hải Thượng Lãn Ông
B. Tuệ Tĩnh
C. Đỗ Tất Lợi
D. Chu Văn An
16. Ephedrin được chiết xuất ra từ cây:
A. Dương địa hoàng
B. Ma hoàng
C. Cúc hoa vàng
D. Sừng dê hoa vàng
17. Bộ phận nào của cây được thu hái vào mùa xuân:
A. Quả
B. Thân rễ
C. Rễ

17
D. Vỏ cây
18. Thân cây thu hái vào thời kỳ:
A. Cây bắt đầu ra hoa
B. Khi quả chín
C. Lúc cây rụng lá
D. Cây bắt đầu nảy lộc
19. Phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa là:
A. Phơi
B. Làm khô trong tủ ở áp suất giảm
C. Sấy
D. Đông khô
20. Để ổn định dược liệu, người ta dùng:
A. 2 phương pháp
B. 3 phương pháp
C. 4 phương pháp
D. 5 phương pháp

18
CHƯƠNG II
DƯỢC LIỆU CHỨA NHỮNG HỢP CHẤT
ANTHRANOID

MỤC TIÊU
1. Trình bày được tính chất, đặc điểm cấu trúc của 3 nhóm anthranoid: nhóm
phẩm nhuộm, nhóm nhuận tẩy, nhóm dimer.
2. Trình bày được tính chất của anthranoid và định tính được anthranoid trong
dược liệu.
3. Trình bày được nguyên tắc chiết xuất anthranoid từ dược liệu, tác dụng sinh
học và công dụng của anthranoid.
4. Trình bày được nguồn gốc, thành phần hóa học, công dụng chính của các
dược liệu chứa anthranoid và hướng dẫn sử dụng được các dược liệu chứa
anthranoid..

NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID
Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon. Những hợp
chất quinon cũng là những sắc tố, được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực
vật bậc cao nhưng cũng còn tìm thấy trong động vật.
Căn cứ vào số vòng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta sắp xếp
thành benzoquinon, naphtoquinon, anthraquinon và naphtacenquinon hay còn gọi là
anthracyclinon (4 vòng). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến nhóm anthraquinon hay
anthranoid. Khi tồn tại dưới dạng glycosid thì được gọi là anthraglycosid hay
anthracenosid. Cũng như các loại glycosid khác, anthraglycosid khi bị thuỷ phân thì
giải phóng ra phần aglycon và phần đường. Phần aglycon là dẫn chất 9, 10-
anthracendion. Vì trong tự nhiên hầu như chưa gặp các dẫn chất 1,2 hoặc 1,4-
anthracendion nên khi nói đến các dẫn chất anthraquinon trong tự nhiên thì người ta
hiểu rằng đó là những dẫn chất 9,10-anthracendion.
2. PHÂN NHÓM
2.1. Nhóm phẩm nhuộm
Những dẫn chất thuộc nhóm này có màu từ đỏ cam đến tía; trong cấu trúc có 2
nhóm OH kế cận ở vị trí  và  và hay gặp trong một số chi thuộc họ Cà phê -
Rubiaceae. Ví dụ: alizarin = 1,2- dihydroxy anthraquinon; acid ruberythric = 2-
primeverosid của alizarin; Purpurin = 1,2,4- trihydroxyanthraquinon.

19
Alizarin Purpurin

2.2. Nhóm nhuận tẩy


Những dẫn chất thuộc nhóm này thường có 2 nhóm OH đính ở vị trí 1,8 và ở vị
trí 3 thường là nhóm CH3, CH2OH, CHO hoặc COOH nên còn được gọi là nhóm
oxymethyl-anthraquinon. Người ta hay gặp các dẫn chất có cùng cấu trúc, chỉ khác
nhau ở mức độ oxy hoá ở C3, trong cùng một loài. Ví dụ trong đại hoàng, chút chít,
thảo quyết minh thì có mặt cả 3 chất chrysophanol, aloe emodin, rhein.

Chrysophanol: R=CH3
Aloe emodin R=CH2OH
Rhein R=COOH

Những dẫn chất anthranoid khi ở trong thực vật có thể tồn tại dưới dạng oxy
hoá (anthraquinon) hoặc dạng khử (anthron, anthranol). Nếu khử một trong 2 nhóm
chức aceton của anthraquinon sẽ cho dẫn chất anthron hoặc đồng phân hổ biến của
chất này là anthranol (dạng enol). Nếu khử tiếp thì dẫn đến dẫn chất dihydroanthranol.

Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng hay gây đau bụng, vì vậy một số dược
liệu chứa anthranoid phải để một năm sau khi thu hái mới dùng để dạng khử chuyển
thành dạng oxy hoá.

20
2.3. Nhóm dimer:
Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở
dạng anthron bị oxy hoá rồi trùng hợp với nhau tạo
thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất
dehydrodianthron ví dụ sự tạo thành hypericin là chất có
trong cây Hypericum perforatum, có tác dụng kháng
khuẩn dùng chữa viêm dạ dày, ruột, răng, miệng.
Một số ví dụ khác là các chất: ararobinol (có trong
cốt khí muồng và trong các loài Rumex spp.), sennosid
A,B,C (có trong phan tả diệp) hoặc rheidin A, B, C (có hypericin
trong đại hoàng).
Khi tạo thành dimer nếu 2 nửa phân tử giống nhau thì gọi là homodianthron ví
dụ arabinol, sennosid A, B; nếu 2 phân tử không giống nhau thì gọi là heterodianthron
ví dụ sennosid C, rheidin A.

Sennosid A, B
Trong khi chi Cassia người ta còn gặp một số dimer dạng dianthraquinon như
cassianin, cassiamin.

Cassianin

3. TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH (chủ yếu nhóm nhuận tẩy)


- Những dẫn chất anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.

21
- Dễ thăng hoa nên có thể lợi dụng tính chất này để định tính bằng cách làm vi
thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển vi, sẽ thấy hình
kim màu vàng.
- Ở thể glycosid dễ tan trong nước, còn thể tự do (aglycon) thì tan trong ether,
chloroform và một số dung môi hữu cơ khác.
- OH ở vị trí α thì có tính acid yếu hơn ở vị trí β do tạo dây nối hydro với
nhóm carbonyl nên các dẫn chất chỉ có OH α thì chỉ tan được trong dung dịch NaOH.
Các dẫn chất có OH β nhưng không có nhóm COOH trong phân tử thì tan được trong
dung dịch NaOH và carbonat. Các dẫn chất có nhóm COOH thì tan trong dung dịch
NaOH, carbonat, và cả hydrocarbonat.
- Dẫn chất oxyanthraquinon mà có ít nhất một nhóm OH α thì cho màu với Mg
acetat trong cồn, ngoài ra màu đậm nhạt còn phụ thuộc vào các nhóm OH khác, nếu là
dẫn chất 1,2- dihydroxy thì cho màu tím, 1,4-dihydroxy thì cho màu tía, còn 1,6 và 1,8
màu đỏ cam.
- Dẫn chất có 1,4- dihydroxy sẽ có huỳnh quang trong dung dịch acid acetic.
Ngoài ra các dẫn chất này còn cho màu xanh dương rõ với H2SO4.
- Các dẫn chất thuộc nhóm nhuận tẩy khi ở trong dung dịch kiềm tạo phenolat
có màu đỏ và dưới ánh sáng U.V (365nm) cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu. Dựa vào
tính chất này để định tính (phản ứng Borntraeger): lấy một ít bột dược liệu cho vào
ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 25%, đun nhẹ để thuỷ phân glycosid (nếu có) ra
dạng aglycon. Đối với một số dẫn chất anthranol ví dụ barbaloin
4. CHIẾT XUẤT
Muốn chiết xuất glycosid, dùng cồn ethylic hoặc cồn methylic hoặc hỗn hợp
cồn - nước. Muốn chiết phần aglycon, thuỷ phân bằng acid sau đó chiết bằng ether
hoặc chloroform.
5. TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG
Các dẫn chất anthraglycosid, chủ yếu là các β-glucosid dễ hoà tan trong nước,
không bị hấp thụ cũng như bị thuỷ phân ở ruột non. Khi đến ruột già, dưới tác dụng
của β-glucosidase của hệ vi khuẩn ở ruột thì các glycoside bị thuỷ phân và các dẫn
chất anthraquinon bị khử tạo thành dạng anthron và anthranol là dạng có tác dụng tẩy
xổ, do đó có thể giải thích lý do tác dụng đến chậm sau khi uống thuốc. Dạng genin thì
bị hấp thu ở ruột non nên không có tác dụng.
Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ các dẫn chất 1,8-
dihydroxyanthraquinon dưới dạng heterosid giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng, liều
vừa nhuận, liều cao xổ. Thuốc tác dụng chậm, 10 giờ sau khi uống mới có tác dụng. Vì
còn có tác dụng lên cơ nhẵn của bàng quang và tử cung nên dùng phải thận trọng đối
với người có thai, viêm bàng quang và tử cung. Bài tiết qua sữa nên cần chú ý đối với
các bà mẹ có con bú, bài tiết qua nước tiểu nên nước tiểu có thể có màu hồng.

22
Các dẫn chất anthraglycosid còn có tác dụng thông mật.
Hỗn hợp các dẫn chất anthraquinon có trong rễ cây Rubra tinctoria L. có tác
dụng thông tiểu và có khả năng tống sỏi thận.
Chrysophanol có tác dụng kháng nấm dùng để trị nấm, hắc lào, lang ben.
6. CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID THUỘC CHI CASSIA

6.1. Phan tả diệp


Folium Sennae
Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây
phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây
Phan tả diệp lá nhọn Cassia acutifolia Delile, đều
thuộc họ Vang Caesalpiniaceae)
* Đặc điểm thực vật:
Phan tả diệp Cassi angustifoliaVahl. Là một
cây nhỏ cao chừng 1m. Lá kép lông chim chẵn, thường
gồm 5-8 đôi lá chét, cuống ngắn, phiến lá Hình 2.1. Cây Phan tả diệp - Cassia
chét về phía cuống hơi không đối xứng. Hoa angustifolia, họ Vang - Caesalpiniaceae
mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 6-14 hoa, cánh
hoa màu vàng, nhị 10. Quả đậu hình túi, dài 4-6cm, rộng 1-17cm, khi còn non có lông
trắng mềm, về sau rụng đi, trong quả có 4-7 hạt.
* Phân bố, thu hái và chế biến:
Những cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng ở các nước nhiệt đới châu
Phi, Ấn Độ. Ngoài việc sử dụng lá người ta còn dùng cả quả.
* Thành phần hoá học:
Hoạt chất chính của phan tả diệp là anthraglycosid với tỉ lệ từ 1-1,5%. Thành
phần chủ yếu của anthraglycosid là xenozit A và xenozid B tức là chất dihydro direin
anthron glycosid. Ngoài ra còn có aloe, emodin tự do và rein.
*. Công dụng
Tuỳ theo liều mà có tác dụng nhuận hoặc tẩy. Nếu uống thì có tác dụng sau 10-
12 giờ, nếu thụt thì có tác dụng nhanh. Tác dụng chủ yếu là gây co bóp ruột già, ngoài
ra còn tác dụng lên cơ trơn của bàng quang và tử cung nên phải thận trọng đối với
người có thai, viêm tử cung, viêm bàng quang. Liều: giúp tiêu hoá 1-2g lá, nhuận 3-4g,
tẩy xổ 5-7g.

23
6.2. Thảo quyết minh
Semen Cassia torae
Thảo quyết minh là hạt phơi khô của cây thảo quyết minh – Cassia tora L., họ Vang –
Caesalpiniaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 30-90cm,
mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, Campuchia, Lào, miền
nam Trung Quốc. Lá kép lông chim chẵn gồm 3-4 đôi
lá chét. Lá kèm hình sợi dài 1cm sớm rụng. Lá chét
hình trứng ngược, phía đỉnh lá nở rộng dài 3-4 cm,
rộng 12-25mm. Hoa mọc từ kẽ lá, tràng màu vàng có
1-3 chiếc. Quả loại đậu hình trụ dài 12-14cm, rộng
4mm, trong có chứa khoảng vài chục hạt.
* Bộ phận dùng:
Chủ yếu là hạt đã già. Hạt hình trụ, hai đầu vát
chéo, dài 5-7mm, rộng 1,5-2,5mm. Mặt ngoài màu nâu
lục bóng. Hai bên nổi lên thành 2 đường gờ, khi ngâm Hình 2.2. Cây thảo quyết
minh – Cassia tora , họ Vang
vào nước thì vỏ hạt thường rách theo hai gờ này. Hạt
– Caesalpiniaceae.
cứng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt, không mùi, vị hơi
đắng, nhớt. Lá chét cũng được dùng nhưng ít.
* Thành phần hoá học :
Trong hạt thảo quyết minh có anthraglycosid. Khi thủy phân sẽ cho emodin và
glucoza. Ngoài ra còn có rein, crysophanola.
Những chất khác gồm có chất nhầy, chất protit, chất béo
và sắc tố.
* Công dụng:
Trong đông y, hạt thảo quyết minh dùng
uống để chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nhiều
nước mắt, quáng gà. Còn dùng sống để chữa nhức
đầu, mất ngủ, làm thuốc giải nhiệt bổ thận. Ngày Hình 2.3. Dược liệu thảo quyết
dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc giã dập sao minh
kỹ rồi pha như pha trà.
6.3. Cốt khí muồng
Semen Cassiae occidentalis
Cốt khí muồng là hạt phơi khô của cây cốt khí muồng, còn có tên gọi khác là
vọng giang nam, muồng lá khế, dương giác đậu - Cassia occidentalis L., họ Vang –
Caesalpiniaceae.

24
* Đặc điểm thực vật:
Cây mọc dại ở các bãi hoang, nhỏ, cao 1-2m,
sống một năm hoặc nhiều năm. Cây nhẵn, lá mọc so le.
Lá kép lông chim chẵn gồm 4-5 đôi lá chét. Toàn lá
dài 20cm hoặc hơn. Gốc lá kép có một tuyến lớn màu
nâu đen. Lá chét dài 4-9c m, đỉnh nhọn, lá kèm hình
sợi sớm rụng. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu
cành. Cánh hoa màu vàng. Quả loại đậu dài 6-15cm,
rộng 5-7mm, dẹt, hơi cong và hơi thắt lại giữa các hạt.
Hạt dẹt dài 6mm, rộng 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn bóng.
* Thành phần hoá học:
Hạt có: physcion, emodin, 1,8- đihdroxy- 2- Hình 2.4. Cây Cốt khí muồng -
methyl anthraquinon, 1,4,5- trihydroxy 7- methoxy Cassia occidentalis, họ Vang –
anthraquinon, physicion glucosid, ararobinol. Chất Caesalpiniaceae.
nhầy trong hạt cốt khí muồng thuộc loại galactomannan. Trong hạt còn có N-
methylmorpholin.
Lá có rất ít anthranoid. Hai flavonoid đã được phân lập từ lá: matteucinol-
7rhamnosid và jacedin- 7- rhamnosid.
Hoa có: Physicion, emodin, physcion glucosid.
Rễ có: chrysophanol, physcion, emodin, islandicin, helminthosporin. Ngoài ra
còn có một dẫn chất xanthon là cassiolin và phytosterol.
* Công dụng
Y học dân tộc cổ truyền dùng hạt với tác dụng nhuận, giúp tiêu hoá, chữa táo
bón mãn tính, chữa tê thấp. Ngoài ra còn dùng như thảo quyết minh để chữa đau mắt.
Ở Ấn Độ hạt được rang lên uống có tác dụng thông tiểu, chữa ho và chữa co giật của
trẻ em. Ở Ai Cập người ta dùng hạt rang lên xay trộn với cà phê với tỉ lệ 1: 1.
Y học cổ truyền còn dùng lá làm thuốc hạ nhiệt và rễ làm thuốc bổ và lợi tiểu.
6.4. Muồng trâu
Folium Cassiae alatae
Dược liệu là lá chét cây muồng trâu – Cassia alata L.,
họ Vang – Caesalpiniaceae.
* Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây nhỏ cao 1,5m có khi đến 3m, thân gỗ mềm có
đường kính 10-12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài
30-40cm, có 8-14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và Hình 2.5. Cây muồng trâu
– Cassia alata, họ Vang –
đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất
Caesalpiniaceae.
và cách đôi lá chét thứ hai một quãng xa hơn so với khoảng

25
cách giữa các đôi lá chét sau. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa, hoa màu
vàng sẫm. Quả loại đậu, dài 8-16cm, rộng 15-17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc
của quả. Quả có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền
Trung và miền Nam nước ta.
* Thành phần hoá học:
Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất
đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe modin, rhein, emodin.
Ngoài thành phần anthranoid trong muồng trâu còn có kaempferol là một
flavonoid và sitosterol.
* Tác dụng và công dụng:
Lá có tác dụng nhuận tẩy. Nhân dân ta thường dùng lá để chữa hắc lào bằng
cách giã nát rồi xát vào nơi bị nấm.
6.5. Đại hoàng
Rhizoma Rhei
Dược liệu là thân rễ đã cạo vỏ và phơi hay sấy khô của cây Ðại hoàng - Rheum
palmatum L. hoặc Rheum officinale Baillon hoặc giống lai
của hai loài trên, họ Rau răm – Polygonaceae.
*Đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc
thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ
chìa, phiến lá hình tim rộng 30 - 40cm, phân thành 5 đến 7
thùy chính, các thùy này cũng có thể phân lần thứ hai hoặc
đôi khi lần thứ ba. Lá của Rheum palmatum thì có
Hình 2.6a. Dược liệu đại hoàng
những thùy sâu hơn R.officinale. Gân lá nổi mặt
dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 -4 thì xuất
hiện 1 thân mọc lên cao 1 -2m mang một số lá nhỏ. Phần
ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao
hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9
nhị.
* Thành phần hoá học
Thành phần hoạt chất trong Đại hoàng chủ yếu là
các dẫn chất anthranoid, tồn tại ở các dạng khác nhau:
- Anthraquinon tự do gồm có: chrysophanol (1,8-
dihydroxy-3-methylanthracene-9,10-dione), emodin,
physcion, aloe emodin (1,8-dihydroxy-3-
Hình 2.6b. Cây Ðại hoàng -
Rheum palmatum L. hoặc Rheum
officinale

26
(hydroxymethyl)anthracene-9,10-dione) và rhein (4,5-dihydroxy-9,10-dioxo-9,10-
dihydroanthracene-2-carboxylic acid).
- Các glucosid của anthraquinon. Chiếm khoảng 60 - 70 % của toàn phần hoạt
chất và gồm các glucosid của các aglycon nói ở trên.
- Các glucosid của các anthranol và anthron tương ứng với những aglycon nói
trên. Những dẫn chất này dễ bị oxy hóa thành các dẫn chất anthraquinon.
- Các dẫn chất dimer dianthron tồn tại trong cây dưới dạng mono và diglucosid.
Ví dụ: sennidin A, B, C .
- Các heterodianthron carboxylic như rheidin A, B, C, các heterodianthron không
có nhóm carboxyl như palmidin A (= heterodianthron của emodin và aloe emodin),
palmidin B (= heterodianthron của aloe emodin và chrysophanol) và palmidin C (=
heterodianthron của rheum emodin và chrysophanol).
- Trong đại hoàng còn có deshydrodianthron như dirhein.
- Thành phần thứ hai đáng chú ý là tanin (khoảng 5% - 12%) chủ yếu thuộc nhóm
pyrocatechic và một phần thuộc nhóm pyrogallic. Các chất này dễ tan trong cồn.
Ngoài ra trong đại hoàng còn có nhiều chất vô cơ (nhiều calci oxalat). Tinh bột, pectin;
một chất nhựa ít được nghiên cứu cũng có tác dụng tẩy xổ.
* Tác dụng và công dụng
Các dẫn chất anthranoid trong Ðại hoàng có tác dụng làm tăng nhu động ruột;
với liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao làm thuốc tẩy nhẹ dùng cho người đầy
bụng, đại tiện bí. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Các chế phẩm có Đại hoàng tác dụng cả lên cơ trơn của bàng quang và tử cung
do đó phụ nữ có thai hoặc người bị viêm bàng quang không nên dùng. Do có tác dụng
phụ là gây sung huyết nên không dùng cho người bị trĩ.
Vì đại hoàng có chứa nhiều calci oxalat nên không dùng lâu cho người bị sỏi
thận oxalic.
6.6. Cốt khí củ( Radix Polygoni cuspidate)
Dược liệu là rễ phơi khô của cây cốt khí củ - Polygonum cuspidatum Sieb. Et
Zucc., họ Rau răm – Polygonaceae.
* Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây cỏ sống lâu năm, cao 0,5-1m. Trên thân và cành thường có những đốm tím
hồng. Lá mọc so le, cuống ngắn, bông và có màu hồng. Phiến lá hình trứng rộng, mặt
trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, đỉnh lá có mũi
nhọn. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh
màu nâu dỏ. Mọc hoang ở một số vùng miền núi.

27
* Bộ phận dùng và chế biến:
Rễ có đường kính trên 2cm, vỏ nâu, thịt vàng, lõi gỗ màu nâu sẫm. Thu hoạch
tháng 10-12. Đào rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái phiến, dày 0,2-0,4cm phơi hay sấy
khô.
* Thành phần hoá học:
Rễ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và
dạng kết hợp glycoside hàm lượng 0,1-0,5%, gồm:
chrysophanol, emodin, physcion, emodin 8-β-glucosid.
Ngoài các dẫn chất anthranoid, rễ cốt khí củ còn có
polydatin là một stilben glucosid khi thuỷ phân cho
resveratrol. Trong rễ còn có tannin.
Cành, lá có một ít các dẫn chất anthranoid. Trong lá
có các flavonoid: quercetin, isoquercetin, reynoutrin,
avicularin, hyperin. Ngoài ra còn có các acid hữu cơ. Hình 2.7. Cây cốt khí củ -
* Tác dụng và công dụng: Polygonum cuspidatum, họ
Dược liệu có tác dụng nhuận tẩy, có tác dụng Rau răm – Polygonaceae.
làm hạ đường huyết và cholesterol, có tác dụng kháng
khuẩn trên một số loại vi khuẩn như Staphylococcus
aureus, E.coli, Mycobacterium tuberculosis. Dược
liệu có thể gây nôn, gây tiêu chảy, khó tiêu hoá; cũng
có trường hợp gây tổn hại gan và suy giảm hô hấp
nhưng hiếm.
Trong y học cổ truyền dược liệu ít được dùng
làm thuốc nhuận tẩy mà dùng để chữa viêm gan, vàng
da, chữa tê thấp đau nhức gân xương, viêm phế quản
mãn tính. ùng ngoài để trị bỏng, rửa âm hộ khi bị lở
loét.
6.7. Hà thủ ô đỏ ( Radix Polygoni multiflori)
Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ -
Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum
multiflorum Thunb.), họ Rau răm - Polygonaceae. Hình 2.8. Cây Hà thủ ô đỏ -
Fallopia multiflora, họ Rau răm –
Polygonaceae.
* Đặc điểm thực vật
Dây leo, sống nhiều năm, thân mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh
tía, mặt thân nhẵn không có lông. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim hẹp,
dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, mép
nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng màu

28
nâu nhạt ôm lấy thân. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh, hoa nhỏ, đường kính 2mm,
có cuống ngắn 1-3mm. Cánh hoa màu trắng. Nhị 8 với 3 nhị hơi dài hơn.
Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau. Mùa hoa vào tháng 10, mùa quả vào
tháng 11.
* Bộ phận dùng
Rễ củ ( radix Polygoni multiflori ) thu hoạch vào mùa thu, chế biến, phơi hoặc
sấy khô, độ ẩm không quá 13%, tro toàn phần không quá 3%, độ cao tan trong ethanol
30o ít nhất là 20%.
Hà thủ ô đỏ được chế theo nhiều cách, nhưng thường chế bằng cách ngâm với
nước vo gạo 24h, rửa sạch, đổ ngập nước đậu đen (1kg đậu đen cho 20 lít nước đun
thật nhừ, lấy nước đậu nấu với 10kg Hà thủ ô), đun cách thuỷ 12h liền, vớt ra phơi
nắng, khi khô lại tẩm rồi phơi khô, tiếp tục làm như vậy đến hết nước đậu.
* Thành phần hoá học
Thành phần hoá học chính của củ Hà thủ ô đỏ là
Tanin và các dẫn chất anthranoid như acid chrysophanic, emodin, physcion,
chrysophanol anthron, rhaponticosid, 2,3,5,4' tetrahydroxystilben 2-O- β-D glucosid.
* Tác dụng và công dụng
Y học cổ truyền dùng Hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ máu. Thuốc dùng
cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh...

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Anthranoid là gì?
2. Công thức cấu tạo chung và phân nhóm anthranoid?
3. Có những phương pháp nào đề định tính Anthranoid?
4. Có những phương pháp nào để chiết xuất anthranoid từ dược liệu ?
5. Kể tên các dược liệu có chứa anthranoid có trong bài học và trình bày cụ thể về một
trong các dược liệu về: tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa
học, công dụng và cách dùng?
6. Anthranoid có những tác dụng nào và có bao nhiêu phân nhóm?
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….)
7. Những hợp chất Anthranoid nằm trong nhóm lớn ……
8. Những hợp chất quinon cũng là những sắc tố được tìm thấy chủ yếu trong
ngành……
9. Anthranoid khi bị thủy phân thì giải phóng ra phần ….. và …..
10. Những dẫn chất trong nhóm phẩm nhuộm có màu từ ….đến ….
11. Những dẫn chất trong nhóm nhuận tẩy có 2 nhóm OH đính ở vị trí ….

29
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn.
12. Để chiết xuất glycosid người ta dùng:
A. Cồn ethylic
B. Cồn methylic
C. Hỗn hợp cồn nước
D. Cả 3 đáp án trên
13. Các thuốc anthraglycosid được bài tiết qua nước tiểu nên nước tiểu có màu:
A. Vàng
B. Hồng
C. Trắng
D. Nâu
14. Quả của cây Phan tả diệp thuộc loại quả:
A. Quả loại cải
B. Quả loại đại
C. Quả loại đậu
D. Quả nang
15. Bộ phận dùng của cây Thảo quyết minh:
A. Hạt
B. Lá
C. Rễ
D. Thân
16. Bộ phận dùng của cây Muồng trâu:
A. Hạt
B. Lá chét
C. Vỏ quả
D. Rễ
17. Cây Cốt khí củ thuộc họ:
A. Họ Trúc đào
B. Họ Gừng
C. Họ Cà phê
D. Họ Rau răm
18. Hà thủ ô đỏ được chế với nước đậu đen theo tỉ lệ:
A. 1,0 kg đậu đen – 20 lít nước – 10kg hà thủ ô.
B. 1,0 kg đậu đen – 10 lít nước – 10kg hà thủ ô.
C. 1.0 kg đậu đen – 20 lít nước – 5,0kg hà thủ ô.
30
D. 1,0 kg đậu đen – 1,0 lít nước – 1,0kg hà thủ ô.
Phân biệt đúng/ sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai).

19. Các thuốc anthraglycosid nên thận trọng đối với phụ nữ mang A–B
thai.
20. Cây Muồng trâu có tác dụng chữa hắc lào. A–B
21. Trong dược liệu Đại hoàng có Chrysophanol. A–B
22. Người bị sỏi thận oxalic có thể dùng đại hoàng để điều trị. A–B

31
CHƯƠNG III
DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN, TANIN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu trúc, tác dụng và công dụng của coumarin.
2. Trình bày được các dược liệu chứa coumarin đã được đưa vào giáo trình,
chú trọng bạch chỉ, tiền hồ, sài đất, mù u và hướng dẫn sử dụng được các dược liệu
trên.
3. Trình bày được định nghĩa, tác dụng và công dụng của tanin.
4. Trình bày được các dược liệu tanin có trong giáo trình và hướng dẫn sử
dụng được các dược liệu trên.

NỘI DUNG
I. DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN
1. Khái niệm chung về coumarin
Coumarin là những dẫn chất α-pyron có cấu trúc C6-C3
Benzo α-pyron là chất coumarin đơn giản nhất tồn tại trong thực vật. Chất này có
mùi thơm dễ chịu, được dùng làm hương liệu. Trong kỹ nghệ, benzo α-pyron được
tổng hợp từ aldehyd salicylic, anhydrid acetic và natri acetat.
Cho đến nay người ta đã biết hơn 200 chất coumarin khác nhau. Có thể phân
coumarin thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Coumarin đơn giản

Nhóm 2: Furanocoumarin (=furocoumarin)

Nhóm 3: Pyranocoumarin.

32
2. Sự phân bố trong tự nhiên
Coumarin có mặt trong nhiều họ thực vật. Dưới đây là một số họ cùng với một
số chi:
 Apocynaceae (Nerium)
 Apiaceae (Angelica, Coriandrum, Daucus, Ferula, Pimpinella, Selinum….)
 Araliaceae (Eleutherococcus)
 Asteraceae(Artemisia, Eupatorium, Helianthus)
 Euphorbiaceae (Euphorbia)
 Fabaceae (Melilotus, Glycyrrhyza)
 Lamiaceae (Mentha, Salvia)
 Loganiaceae (Gelsemium)
 Malvaceae( Althea)
 Oleaceae (Fraxinus)
 Rosaceae (Crataegus, Prunus)
 Rubiaceae (Randia)
3. Tác dụng và công dụng
Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn nở
động mạch vành mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin.
Tác dụng như vitamin P (làm bền và bảo vệ thành mạch), ví dụ: bergapten,
aesculin, fraxin.
Tác dụng chữa bệnh bạch biến hay bệnh lang trắng và bệnh vẩy nến, ví dụ:
psoralen, angelicin, xanthotoxin, imperatoxin.
Tác dụng kháng khuẩn, ví dụ: novobiocin.
4. Tác dược liệu chứa coumarin
4.1. Bạch chỉ
Radix Angelicae dahuricae
Dược liệu là rễ phơi khô của cây Bạch chỉ - Angelica dahurica Benth.et
Hook.f., họ Hoa tán – Apiaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thuộc thảo, thân rỗng, mặt ngoài màu tím
hồng, phần dưới của thân nhẵn, phần trên chỗ gần
cụm hoa thì có lông ngắn. Nếu để cây phát triển thì
có thể cao đến 2m. Lá ở gốc to, có bẹ ôm lấy thân,
phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thuỳ hình trứng, mép
có răng cưa. Cụm hoa tán kép.

* Thành phần hoá học:


33
Ngoài tinh dầu, trong rễ củ có các dẫn chất coumarin: Scopoletin, bergapten…
* Tác dụng và công dụng:
Bạch chỉ có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau. Liều nhỏ làm tă ng huyết áp, mạch
chậm, hơi thở kéo dài, liều cao có thể gây co giật, tê liệt toàn thân khi thí nghiệm súc
vật. Bạch chỉ có tác dụng làm giãn động mạch vành. Tác dụng kháng khuẩn đối với
một số vi khuẩn: Escherichia coli, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi.
Trong đông y dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, đặc biệt vùng trán, ngạt mũi do
bị lạnh. Chữa đau nhức răng, bị thương tích viêm tấy. Chữa khí hư ở phụ nữ.
Ngày dùng 5-10g. Hình 3.1. Cây Bạch
4.2. Sài đất chỉ - Angelica dahurica., họ
Hoa tán – Apiaceae.
Herba Wedeliae
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Sài đất -
Wedelia calendulacea Less., họ Cúc – Asteraceae.
* Đặc điểm thực vật:
Sài đất là một loài cỏ sống dai, mọc bò. Thân lan
tới đâu thì mọc rễ ở đấy, có thể cao hơn 50cm. Thân và
lá có lông ráp. Lá gần như không có cuống, mọc đối,
hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, có lông cứng ở cả 2
mặt. Mép có răng cưa to và nông. Lá tươi vò có mùi như
trám và để lại màu xanh đen ở tay, lá có thể ăn như rau
húng nên nhân dân có nơi còn gọi là húng trám. Cụm
hoa hình đầu màu vàng, có cuống dài 5-10cm mọc ở
Hình 3.2. Cây Sài đất -
kẽ lá hoặc đầu cành. Cây sài đất trước đây mọc Wedelia calendulacea Less., họ
hoang, hiện nay được trồng tại nhiều nơi, trồng bằng Cúc – Asteraceae.
những mẩu thân, rất dễ sống.
* Thành phần hoá học:
Cây chứa một ít tinh dầu, nhiều muối vô cơ, có vị mặn.
* Tác dụng và công dụng:
Invitro thấy tác dụng kháng khuẩn của sài đất thấp nhưng thực tế trên lâm sàng
thấy có tác dụng chữa khỏi những bệnh viêm nhiễm.
Wedelolacton có tác dụng estrogen.
Cây không có độc tính.
Sài đất dùng để chữa những bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến sữa, viêm bàng
quang, viêm tai mũi họng, mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sẩy.
Dùng tươi: 100g rửa sạch, giã hoặc xay, ép lấy nước uống, bã dùng đắp nơi
sưng đau, có nơi còn dùng nấu canh ăn để chữa bệnh.
Có thể chế thành siro một mình sài đất hoặc phối hợp với kim ngân.
II. DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN

34
1. Khái niệm chung về tanin
Từ “Tanin” được dùng đầu tiên vào năm1796 để chỉ những chất có mặt trong
dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da
biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin được định nghĩa là những hợp
chất polyphenol có trong thực vật có vị chát được phát hiện dương tính với “thí
nghiệm thuộc da” và được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn.
Cơ chế thuộc da được giải thích do tanin có nhiều nhóm OH phenol, tạo nhiều dây
nối đôi hydro với các mạch polypeptide của protein. Nếu phân tử tanin càng lớn thì sự
kết hợp với protein càng chặt. Phân tử lượng tanin phần lớn nằm trong khoảng 500-
5000.

Dây nối hydro giữa tanin và protein

2. Tác dụng và công dụng


- Ở trong cây, tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất, các quá trình oxy hoá
khử.
- Là những chất đa phenol, tanin có tính kháng khuẩn nên có vai trò bảo vệ cho
cây.
- Dung dịch tanin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc ứng dụng
làm thuốc săn da. Tanin còn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc miệng
khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu. Tanin có thể dùng
trong để chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy.
- Tanin kết tủa với kim loại nặng và với alkaloid nên dùng chữa ngộ độc đường

tiêu hoá.
- Tanin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu,

chữa trĩ, rò hậu môn.


- Khi đun chảy kiềm tanin thường thu được các chất sau:

35
Pyrocatechin Acid pyrocatechic Pyrogallol

Acid galic Phloroglucin

3. Các dược liệu chứa tanin


3.1. Ngũ bội tử
Galla
Có hai loại ngũ bội tử Âu và ngũ bội tử Á.
Ngũ bội tử Âu là tổ tạo nên của một loài côn trùng cánh màng – Cynips gallae
tinctoriae Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sên –Quercuss
lusitanica Lamk. Var. infectoria Olivier. Trong quá trình phát triển của sâu non các
mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển to dần tạo thành tổ sâu. Ngũ bội tử Á
do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell. tạo nên trên cây muối – Dhus chinensis
Mill. Cây muối là cây nhỏ cao 2-8 m. Lá kép
lông chim lẻ, mép lá chét có khía răng cưa, lá
có lông mềm, cuống lá hình trụ có cánh. Cây
muối mọc ở các tỉnh miền núi nước ta như: Hà
Giang, Cao Bằng, Lào Cai…
* Đặc điểm dược liệu:
Dược liệu có hình dạng không nhất
định, loại Âu thường là hình cầu có 1 cuống
ngắn, đường kính 10-25mm, thành dầy, chắc,
màu thay đổi: xám, xanh nâu, vàng nâu và Hình 3.3. Ngũ bội tử
thường có 1 lỗ do sâu khi trưởng thành cắn để
chui ra. Loại Á thì to hơn, thành mỏng hơn, dễ vỡ vụn, màu xám hồng, bên ngoài có
lông tơ ngắn và rậm. Vị của hai loại đều rất chát.
* Thành phần hoá học:
Thành phần chính của ngũ bội tử là tanin, thuộc loại tanin gallic. Ngũ bội tử Âu
hàm lượng tanin từ 50-70%, ngoài ra còn có acid gallic 2-4%, acid ellagic, một ít tinh
bột và calci oxalat.
* Công dụng:

36
Dùng trong viêm ruột mãn tính, giải độc do ngộ độc bằng đường uống alcaloid,
kim loại nặng. Liều 2-3g thuốc sắc.
Dùng ngoài bôi để chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu. Cách dùng để
chữa trẻ em loét miệng trong đông y: phèn chua cho vào ruột ngũ tử, đem nướng rồi
nghiền thành bột mịn để bôi.
Ngũ bội tử là nguyên liệu để chế biến tanin tinh khiết, chế mực viết.
3.2. Ổi
Rurio Psidii

Dược liệu là chồi kèm theo 2-4 lá đã


mở của cây Ổi – Psidium guyava L., họ
Sim – Myrtaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây cao 4-5m, cành non có 4 cạnh.
Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục. Lá non phủ Hình 3.4. Cây ổi - Psidium guyava L.,
lông trắng nhạt, vị chát. Vỏ thân nhẵn, khi họ Sim – Myrtaceae.
già long ra từng mảng. Hoa trắng mọc riêng
lẻ 2-3 cái một ở kẽ lá, 4-5 lá đài, 4-5 cánh hoa, rất nhiều nhị, bầu dưới 5 ô. Quả hình
cầu khi xanh có vị chua và chát, chín có vị ngọt. Cây trồng lấy quả ăn. Ổi được trồng
khắp nơi ở nước ta.
* Thành phần hoá học:
Búp và lá non chứa tanin 8-9%. Trong lá còn có các flavonoid: quercetin,
leucocyanidin, avicularin, guajaverin. Ngoài ra còn có acid crataegolic, chất sáp…
Trong quả nhất là quả chưa chín cũng có tanin, flavonoid.
* Công dụng:
Dùng để chữa đi lỏng, lỵ. Trong kháng chiến chống Pháp cao búp ổi được dùng
có kết quả rất tốt. Có thể dùng nước sắc để rửa các vết loét, vết thương.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Coumarin và tanin là gì?
2. Coumarin và Tanin có cấu tạo hóa học như thế nào?
3. Coumarin và Tanin có những tác dụng và công dụng nào?
4. Trả lời vắn tắt các dược liệu chứa Coumarin và Tanin về: Tên khoa học, đặc điểm
thực vật, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng, liều lượng?
37
Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
5. Coumarin là những dẫn chất… có cấu trúc C6-C3
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):

A–B
6. Trong họ Fabaceae có chứa Coumarin
A–B
7. Trong họ Rubiaceae có chứa Coumarin
A–B
8. Nếu không có Papaverin để chống co thắt, có thể thay bằng Coumarin.
A–B
9. Bệnh nhân bị bệnh bạch biến, bệnh lang trắng được điều trị bằng
Coumarin.
A–B
10. Bạch chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau.

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
11. Cây Sài đất thuộc họ:
A. Họ Hoa tán
B. Họ Cúc
C. Họ Đậu
D. Họ Kim ngân
12. Để thuộc da động vật, người ta dùng:
A. Coumarin
B. Tanin
C. Flavonoid
D. Anthranoid
13. Khi bị tiêu chảy, người ta dùng cây thuốc nào sau đây :
A. Cây Nhân sâm
B. Cây Hà thủ ô
C. Cây Ổi
D. Cây Sài đất
14. Nguồn gốc của vị Ngũ bội tử Á :
A. Tổ sâu sống trên cây Sen
B. Tổ sâu sống trên cây Muối
C. Tổ sâu sống trên cây Dâu tằm
D. Tổ sâu sống trên cây Nhãn
15. Tên khoa học của cây Ổi:
A. Psidium guyava
B. Chrysanthemum indicum
C. Lactuca indica
D. Gardenia florida
16. Cây Bạch chỉ thuộc họ nào trong các họ sau:
A. Apiaceae
B. Moraceae
C. Papaveraceae
D. Fabaceae

38
CHƯƠNG IV
DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA, CHẤT BÉO

MỤC TIÊU
1. Phân loại được chất nhựa, mỗi loại cho 1 ví dụ điển hình.
2. Trình bày được định nghĩa, phân loại lipid và định nghĩa được glycerid
(acylglycerol) và dầu mỡ.

39
3. Trình bày được tính chất lý học và hoá học, sự liên quan giữa tính chất và
các chỉ số, ý nghĩa của các chỉ số hoá học.
4. Trình bày được công dụng dầu mỡ và trình bày một số dược liệu điển hình
5. Áp dụng được các phương pháp chế tạo dầu mỡ từ nguyên liệu thực vật và
động vật

NỘI DUNG
I. DƯỢC LIỆU CÓ CHỨA CHẤT NHỰA
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Chất nhựa là những hợp chất vô định hình trắng đục hoặc trong suốt, cứng dày
đặc ở nhiệt độ bình thường, mềm khi đun nóng, không tan trong nước, tan trong alcol,
tan ít hoặc nhiều trong các dung môi hữu cơ khác và không lôi cuốn được theo hơi
nước.
Về mặt hoá học, nhựa là một hỗn hợp nhiều chất, thường là kết quả của sự oxy
hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây.
1.2. Phân loại
1.2.1. Nhựa chính tên – là kết quả của sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất
terpenic trong cây.
Ví dụ: Colophan là phần đặc của nhựa thông, nhựa gaiac (là nhựa của cây
Guaicum officinale, nguồn gốc Nam mỹ), nhữa gai dầu (Cannabis sativa)….
1.2. 2. Nhựa dầu: Là hỗn hợp gồm nhựa và tinh dầu, trạng thái mềm hoặc lỏng. Ví dụ:
Nhựa thông
1.2.3. Bôm: Là loại nhựa dầu có chứa một lượng đáng kể acid benzoic và acid
cinnamic. Ví dụ: Bôm Tolu, bôm Peru, cánh kiến trắng.
1.2.4. Gluco - nhựa: Trong cấu tạo của nhựa có các dây nối liên kết với các đường
khác nhau. Ví dụ: nhựa Jalap (Ipomoea purga) và một số cây khác thuộc họ Bìm bìm
(Convalvulaceae).
1.2. 5. Gôm nhựa: Là hỗn hợp giữa gôm và nhựa. Ví dụ: một số gôm nhựa họ Hoa tán
(Apiaceae): A nguỳ (Ferula assa-foetida).
1.3. Thành phần hoá học
1.3.1. Alcol
- Alcol thơm: Alcol benzylic, alcol cinnamic, alcol coniferilic.
- Alcol diterpenic.
- Alcol triterpenic: α và β – amyrenol (amyrin).
1.3. 2. Aldehyd: Vanilin.
1.3. 3. Acid:
- Acid thơm: Acid benzoic, cinamic. Có thể ở dạng tự do hoặc dạng este (Ví dụ:
coniferyl benzoat).
- Acid diterpenic: Acid levo-pimaric, acid dex tro-pimaric.
- Acid triterpenic.
1.3.4. Các thành phần khác
- Tinh dầu (trong nhựa dầu)
- Đường (gluco-nhựa)
- Các hợp chất hydratcarbon (gôm nhựa)
1.4. Phân bố trong thiên nhiên
- Nhựa có trong một số họ: Họ thông (Pinaceae); Họ cúc (Asteraceae); Họ Đậu
(Fabaceae); Họ Hoa tán (Apiaceae)…
40
- Đa số các họ, nhựa tập trung ở các ống tiết. Ngoài ra còn có ở lông tiết (Gai
dầu), tế bào tiết (họ Bìm bìm).
- Đôi khi các bộ phận tiết không được hình thành trước, phải chích nhựa mới
được chảy ra xung quanh vùng chấn thương: Cánh kiến trắng, bôm Tolu, bôm Peru.
1.5. Chiết xuất nhựa
- Thông thường phải trích cây để lấy nhựa. Trích nông hay sâu tuỳ theo vị trí
của bộ phận tiết nhựa trong cây, thông thường thì trích đến tầng phát sinh libe-gỗ. Tuỳ
theo mục đích khai thác có thể trích triệt để hoặc vừa trích vừa nuôi dưỡng cây.
- Cũng có thể nhựa tự chảy ra như một số gôm nhựa họ Hoa tán, hoặc do vết
sâu bọ đốt hoặc chỗ sâu bọ đốt và làm tổ (Cánh kiến đỏ).
- Có thể dùng dung môi để chiết nhựa. Tuỳ theo từng loại nhựa có thể dùng
dung môi hữu cơ thích hợp.
1.6. Công dụng
Trong ngành Dược:
- Nhựa được dùng làm thuốc nhuận tẩy: Nhựa họ Bìm bìm (Convonvulaceae)
- Chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, long đờm: Nhựa thông, cánh kiến trắng,
bôm Tolu.
- Gây sung huyết ngoài da: Nhựa thông
- Trị sán: Dương xỉ đực
- Làm chất màu bao viên: Cánh kiến đỏ
- Sản xuất đỏ carmin, là chất nhuộm tiêu bản thực vật: Cánh kiến đỏ
- Bán tổng hợp camphor, terpin: Nhựa thông
Trong các ngành kỹ nghệ khác:
- Kỹ nghệ sản xuất chất dẻo, verni, chất cách điện, kỹ nghệ sản xuất giấy.
- Kỹ nghệ hương liệu và sản xuất nước hoa.
2. Các dược liệu có chứa chất nhựa

CÁNH KIẾN TRẮNG


Tên khoa học: Styrax sp.
Họ Bồ đề - Styracaceae

VN có 4 loài: Styrax tonkinensis Pierre, Styrax benzoic Dryand, Styrax agrestis


G. Don, Styrax annamensis Guill.
Loài Styrax tonkenensis có nhiều nhất ở VN, tiết ra nhiều nhựa nhất, được
Dược Điển VN I công nhận.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây gỗ lớn cao 20m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông nhẵn.
Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt
trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có
lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt
dưới.
Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và
ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành
ống 5 thuỳ xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị
10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới
mang đài tồn tại.
Ra hoa tháng 5-6. Quả chín tháng
9-10.

41
Mọc trong rừng vùng trung du nhất là ở các nương rẫy các tỉnh Hoà Bình, Lào
Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hoá,…
Bộ phận dùng
Nhựa – Benzoinum
Nhựa thơm để khô lấy ở thân. Nhựa thu hoạch vào lúc cây 10 tuổi, đường kính 20-
25cm. Nên chích nhựa vào lúc cây ra hoa. Các mạch nhựa được hính thành ở trong
vùng gỗ mới ngay sau thượng tầng. Các ống nhựa được xếp song song, kéo dài dọc
thân cây. Hình 4.1. Cây cánh kiến trắng
Nhựa là những cục rời nhau, màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt, đục, dễ bẻ,
vạch móng tay được. Vết bẻ trông như sáp, màu trắng nhạt để lâu trở thành nâu. Có
mùi vani đặc biệt. Vị dịu cay và hăng.
Nhựa gần như không tan trong nước, tan một phần trong ether, tan hoàn toàn
trong cồn.
Chỉ số acid 140-170
Chỉ số xà phòng hoá 220-240
Thành phần hoá học: Nhựa bồ đề gồm hơn
50 hợp chất, trong đó:
Acid benzoic tự do 26,13%
Acid cinnamic tự do 2,75%
Vanilin 1,38%
Benzyl benzoat 4,24%
Cinnamyl cinnamat 1,81%
Benzyl cinnamat 1,23%
Alcol coniferilic
Acid siaresinolic Hình 4.2. Nhựa cánh kiến trắng
Công dụng
Chữa ho, long đờm, chữa trứng hàn người lạnh toát.
Uống 0,5-2g dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, siro.
Dung dịch cánh kiến trắng trong cồn dùng làm thuốc xông chữa ho, khản cổ,
hoặc pha với nước bôi ngoài chữa vú nứt nẻ.
Cánh kiến trắng còn dùng làm hương liệu.
Bồ đề là cây công nghiệp dễ phát triển, mọc nhanh, có giá trị kinh tế, dùng
trong ngành gỗ dán, gỗ diêm, bột giấy, và làm nguyên liệu chế sợi nhân tạo.

CÁNH KIẾN ĐỎ
(Lacca)

Cánh kiến đỏ là chất nhựa tự nhiên do sau cánh kiến Laccifer lacca Kerr. thuộc
họ Sâu cánh kiến (Lacciferidae) hút từ dịch vỏ cây tiết ra. Sâu cánh kiến thường chỉ
gặp ở Ấn Độ, Pakixtan, Miến điện, Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, và
Đông Dương.
Nhu cầu thế giới lên tới 5 vạn tấn 1 năm.
Vòng đời của sâu là 6 tháng, nên mỗi năm có 2 vụ thu hoạch: Vụ chiêm (tháng
4-5) và vụ mùa (tháng 9-10).
Ở VN, có 241 cây có thể làm cây
chủ đối với sâu cánh kiến, mấy cây
chính là: Đậu thiều, Cọ phèn, Cọ khiết,
Pia niếng, Sung, Đa, Nhãn, Vải, Táo.

42
Cánh kiến đỏ có nhiểu ở tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Tây Ninh.
Sâu cánh kiến cho mấy sản phẩm: Nhựa hạt, nhựa vẩy, nhựa tẩy trắng.
Hình 4.3. Cánh kiến đỏ
Thành phần hoá học
Cánh kiến đỏ chứa:
- Nhựa 4%: Gồm nhựa mềm tan trong ether (25%) và nhựa cứng không tan
trong ether (75%). Nhựa là hỗn hợp các poliester dẫn chất của các acid béo có nhóm
OH và các acid thuộc nhóm sesquiterpen.
- Các acid là acid aleuritic (22%),
acid senlolic, acid jolaric, ….
- Chất màu (2-3%): Gồm các chất
đỏ tan trong nước là phức hợp của nhiều
loại acid laccaic, chất màu vàng không
tan trong nước, erytrolaccin.
- Sáp (6,6%): Trong đó phần tan
trong cồn nóng chiếm 80% và phần tan
trong benzen chiếm 20%.
- Tạp chất: Xác sâu kiến, đất, cát.
Hình 4.4. Nhựa cánh kiến đỏ
Công dụng và liều dùng
Cánh kiến đỏ là vị thuốc hạ sốt mà không làm ra mồ hôi, ngày dùng 4-6g. Cánh
kiến đỏ (dạng nhựa vẩy và nhựa hạt) dùng làm thuốc bao viên và dùng trong nha khoa
(chống mòn răng và sâu răng).
Cánh kiến đỏ là nguyên liệu tổng hợp các chất dẻo, chất tạo màng (verni), chất
cách điện, keo dán và xi măng.
Acid aleuritic là nguyên liệu tổng hợp civeton, dihydrociveton dùng trong
hương liệu.
II. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa và phân loại
Lipid hay chất béo là sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật, có thành
phần cấu tạo khác nhau, thường là este của acid béo với các alcol, có tính chất chung
là không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ether, cloroform,
… không bay hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt cao.
Dựa vào thành phần alcol có thể xếp lipid thành các nhóm sau:
* Alcol là glycerol hay glycerid
1. Acyl glycerol hay glycerid
2. Glycerophosphatid hay phospholipid
3. Glycosyldiacylglycerol hay glycosyldiglycerid
* Alcol là các hợp chất có phân tử lượng cao như alcol cetylic (C 16H33OH),
alcol cerylic (C26H53OH), alcol myricylic (C30H61OH) gồm có:
4. Cerid: Cerid là thành phần cấu tạo chính của sáp (sáp ong, lanolin)
* Alcol là các hợp chất sterol, trong động vật có cholesterol trong thực vật hay
gặp stigmasthrol, ergosterol, gồm có:
5. Sterid
* Alcol là các hợp chất có chứa nhóm cyanur (CN) hay gặp trong hạt một số
cây thuộc họ Bồ hòn (Spindaceae):
6. Cyanolipid.
43
Đôi khi lipid không phải là một ester giữa alcol và acid béo mả là một amid
giữa một amino alcol và acid béo.
7. Sphingolipid
Trong chương này, trình bày chủ yếu phần acylglycerol (glycerid) và phần dược
liệu có liên quan đến cerid. Các phần còn lại đã được giới thiệu trong chương lipid của
hoá hữu cơ.
1.2. Acylglycerol (Glycerid)
a. Định nghĩa:
- Acylglycerol là ester của glycerol với các acid béo:

Trong đó 3 gốc acid béo R 1, R2, R3 thường là khác nhau. Trong tự nhiên ít khi
thấy acylglycerol có cùng một loại acid béo. Ở vị trí 2 thường được ester hoá với acid
béo không no mạch ngắn (đến C18), ở vị trí 1 và 3 thường là các acid béo no, hoặc
không no có mạch dài hơn.
- Dầu mỡ là hỗn hợp của nhiều acylglycerol khác nhau. Hỗn hợp acylglycerol
của đa số acid béo chưa no thường lỏng, ta có khái niệm “dầu”. Hỗn hợp acylglycerol
của đa số acid béo no thường đặc ở nhiệt độ thường, ta có khái niệm “mỡ”. Dầu mỡ là
danh từ chung chỉ một số nhóm chất có cấu tạo acylglycerol, để phân biệt với tinh dầu.
Ngoài ra trong dầu mỡ có các chất hoà tan như vitamin, tinh dầu, các chất màu và
sterol. Dầu mỡ động vật chứa cholesterol còn dầu mỡ thực vật thường có chứa
phytosterol. Dựa vào đặc điểm này để phân biệt dầu mỡ động vật và thực vật.
b. Nguồn gốc và phân phối thiên nhiên:
- Dầu mỡ là chất dự trữ của động vật và thực vật. Ở thực vật dầu mỡ thường tập
trung ở hạt, có đến 80% họ thực vật bậc cao trong hạt chứa dầu mỡ, đôi khi ở bào tử
(Lycopot). Ở động vật dầu mỡ thường tập trung ở các mô dưới da, ở các cơ quan nội
tạng và vùng thận.
- Trong thiên nhiên dầu mỡ kết hợp với các albumin của thực vật tạo thành một
nhũ dịch lỏng. Nhũ dịch này dễ bị phá vỡ và giải phóng cho dầu mỡ tự do. Vì vậy ta
có thể dung các lực cơ học như ép để lấy dầu mỡ. Khi ở trong tế bào thực vật thì dù là
dầu hay là mỡ đều ở thể lỏng, còn khi ra ngoài có thể ở thể lỏng hoặc đặc (bơ cacao,
bơ hạt sòi).
- Dầu mỡ thường có nhiều ở một số họ thực vật, ví dụ họ Thầu dầu (hạt Ba đậu,
hạt sòi), họ Thuốc phiện (hạt thuốc phiện), họ Đậu (lạc, đậu tương),…
- Tỷ lệ dầu mỡ trong thực vật khá cao, thông thường 40-50%. Có thể đến 70%
như trong hạt vừng, hạt thuốc phiện.
- Điều kiện khí hậu cũng rất ảnh hưởng đến cấu tạo dầu mỡ. Cùng 1 cây, nếu
trồng ở nơi có khí hậu lạnh, dầu sẽ có cấu tạo nhiều acid béo chưa no hơn là trồng nơi
có khí hậu nóng. Mặt khác ở vùng nhiệt đới thường có những cây cho dầu mỡ đặc như
cây dừa, cây cacao,…
c. Thành phần cấu tạo
Sự khác nhau về cấu tạo của acid béo quyết định các tính chất khác nhau giữa
các loại dầu mỡ. Có thể phân chia các acid béo thành các nhóm sau:
a. Acid béo no:
Các acid béo no có công thức chung: CH3(CH2)nCOOH. Trước đây người ta cho
rằng n bao giờ cũng là số chẵn. Hiện nay nhờ các phương pháp phân tích hiện đại,
44
người ta đã phát hiện trong dầu mỡ tự nhiên có cả các acid béo no có số carbon lẻ. Các
acid béo này chiềm tỷ lệ 1% so với tổng số các acid béo. Trong dầu mỡ tự nhiên, các
acid béo no có từ 4 carbon (acid butyric) đến 26 carbon (acid hexacosanoic). Các acid
béo no có số carbon từ C8 đến C18 chiếm hơn 50% tổng số các acid béo, từ C4 đến C8 và
từ C20 đến C26 chiếm 10% tổng số các acid béo trong tự nhiên.
Các acid béo no đó là: Acid butyric (C 4), Acid caproic (C6), acid caprylic (C8),
acid capric (C10), acid lauric (C12), acid myristic (C14), acid palmitic (C16), acid stearic
(C18), acid arachidic (C20), acid behenic (C22), acid lignoseric (C24), acid hexacosanoic
(C26)
b. Acid béo chưa no
Trong dầu mỡ thực vật, acid béo chưa no chiếm một tỷ lệ lớn hơn các acid béo
no. Hay gặp nhất là các acid 16, 18 carbon. Có thể gặp các acid có 1 dây nối đôi hoặc
nhiều dây nối đôi.
Các acid béo chưa no hay gặp nhất trong dầu mỡ thực vật là: Acid oleic, acid
linoleic và acid linolenic. Một số acid béo chưa no có nhiều dây nối đôi hay gặp trong
dầu cá: như Acid arachidonic, acid clupadonic.
Do có nhiều dây nối đôi trong phân tử, cho nên các acid béo chưa no có thể tạo
đồng phân cis và trans. Trong thiên nhiên chủ yếu là các đồng phân cis; đồng thời
trans rất ít gặp trong dầu mỡ tự nhiên, chỉ gặp khi phân huỷ dầu mỡ ở nhiệt độ cao có
chất xúc tác kèm theo.
c. Acid béo alcol
Gặp trong dầu thầu dầu: Acid ricinoleic 18 carbon, 1 dây nối đôi và nhóm OH ở
C12.

d. Acid béo vòng 5 cạnh – acid cyclopentenic:


Những acid béo này hay gặp trong dầu đại phong tử, có công thức chung là:
n =10 (acid hydrocarpic)

n =12 (acid chaulmoogric)


n =14 (acid hormelic)
d. Tính chất:
* Tính chất vật lý
- Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào cấu tạo của dầu mỡ. Các acid béo no có
nhiệt độ nóng chảy cao hơn các acid béo chưa no. Trong các acid béo chưa no, nhiệt
độ nóng chảy còn phụ thuộc vào số lượng các dây nối đôi, và cấu tạo không gian
(đồng phân cis và trans) của các acid béo. Acid béo không no càng có nhiều dây nối
đôi trong phân tử, thì nhiệt độ nóng chảy càng thấp. Đồng phân cis có nhiệt độ nóng
chảy thấp hơn acid béo có đồng phân trans. Ví dụ acid oleic có nhiệt độ nóng chảy là
130C và đồng phân trans của nó là acid elaidic có nhiệt độ nóng chảy là 51,50C.

Acid oleic (cis) Acid elaidic (trans)

45
Các acid béo vòng có nhiệt độ chảy cao hơn các acid béo khác có cùng số
carbon.
Người ta thường lấy trạng thái dầu mỡ ở nhiệt độ thường (15 0C) để quy định.
Nói chung mỡ thường đặc và dầu thường lỏng ở nhiệt độ này.
- Về độ tan, dầu mỡ không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như
benzene, cloroform, ether dầu hoả, ít tan trong cồn, trừ dầu có cấu tạo các acid béo
alcol (dầu thầu dầu).
- Độ sôi của dầu mỡ cao, thường trên 3000C.
- Tỷ trọng nhỏ hơn 1. Dầu thầu dầu có tỷ trọng cao nhất.
- Chỉ số khúc xạ vào khoảng 1,4690-1,4771.
- Độ nhớt của dầu mỡ cao, từ 0,40 đến 0,92 Poadơ trong đó dầu thầu dầu có độ
nhớt cao nhất.
- Năng suất quay cực nói chung là thấp trừ dầu mỡ có cấu tạo bởi các acid có
chứa oxy và các acid béo vòng (vì có carbon bất đối xứng) ví dụ: dầu thầu dầu, đại
phong tử.
* Tính chất hoá học
- Ở nhiệt độ cao dầu mỡ bị phân huỷ. Trong sự phân huỷ này glycerol sẽ mất 2
phân tử nước để tạo thành aldehyd alylic hay acrolein có mùi khét:

- Dầu mỡ rất dễ bị thuỷ phân để cho glycerol và các acid béo qua các giai đoạn
trung gian là diacylglycerol và monoacylglycerol. Tác nhân thuỷ phân là enzyme
(lipase), môi trường acid hoặc ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
- Dầu mỡ rất dễ bị xà phòng hoá để cho glycerol và các muối kiềm của acid béo
tan trong nước.
- Có thể hydrogen hoá dầu để tạo thành mỡ.
- Có thể halogen hoá dầu mỡ. Ví dụ: gắn iod vào dầu thuốc phiện để cho hợp
chất lipiodol làm chất cản quang.
- Dầu mỡ ôi khét. Dầu mỡ rất dễ bị oxy hoá, sự oxy hoá thường xảy ra ở các
acid béo. Quá trình oxy hoá xảy ra tuỳ theo từng mức độ. Trong điều kiện bảo quản
không tốt thì quá trình oxy hoá xảy ra đồng thời với quá trình thuỷ phân, kết quả cuối
cùng của sự oxy hoá là các acid béo bị cắt nhỏ và oxy hoá thành các hợp chất aldehyd,
rồi thành các acid có mùi khó chịu, ta thường gọi là dầu mỡ bị ôi khét.
Đối với các acid béo chưa no, ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường, độ ẩm
và có tác nhân oxy hoá của oxy không khí, từ mạch nối đôi của các acid béo sẽ bị oxy
hoá tạo thành hợp chất peroxyd. Hợp chất này không bền vững sẽ bị cắt đôi thành các
hợp chất aldehyd có mạch ngắn. Các aldehyd này lại tiếp tục oxy hoá tạo thành các
acid.
Đối với các acid béo no, thường xảy ra hiện tượng β-oxy hoá. Do tác dụng của
một số enzym ở vi sinh vật, carbon ở vị trí β (so với nhóm carboxy) dễ bị oxy hoá để
tạo thành các cetoacid. Hợp chất này dễ bị cắt đôi phân tử rồi tiếp tục oxy hoá để tạo
thành các hợp chất acid có phân tử nhỏ hơn.
f. Chế tạo dầu mỡ
* Chế tạo dầu mỡ thực vật:
Để chế tạo dầu mỡ nguồn gốc thực vật có thể dùng các phương pháp: Ép, chiết
bằng dung môi hữu cơ và phương pháp kết hợp.
46
+ Phương pháp ép: Có 2 loại: ép nóng và ép nguội. Đa số đều được điều chế
bằng phương pháp ép nóng. Một số theo yêu cầu sử dụng thì mới điều chế bằng
phương pháp ép nguội (ví dụ Dầu thầu dầu). Nguyên liệu trước hết cần phải được loại
bỏ các tạp chất như đất đá, mảnh kim loại… và loại vỏ. Để tăng độ xốp khi ép, người
ta thường để lại 15% vỏ hạt. Nghiền nhỏ nguyên liệu và đóng thành bánh. Nếu ép
nóng phải qua giai đoạn đồ nguyên liệu rồi cho vào máy ép. Bã còn lại sau khi ép (gọi
là khô dầu) sẽ được xay nhỏ và sử lý như trên để ép lại lần thứ 2. Dầu ép lần thứ nhất
có phẩm chất tốt thường được dung trong kỹ nghệ thực phẩm, trong ngành Dược. Dầu
ép lần thứ hai phẩm chất xấu hơn, thường dùng trong kỹ nghệ xà phòng…
Dầu sau khi ép phải lọc bỏ cặn bã, ly tâm để loại nước. Nếu dùng trong thực
phẩm và ngành Dược phải trung hoà các acid tự do.
+ Phương pháp dùng dung môi: Dung môi thường dùng là benzene, aceton,
ether dầu hoả… Phương pháp này lấy kiệt được dầu, nhưng đòi hỏi phải có thiết bị kỹ
thuật tinh chế tốt, nhất là đối với dầu mỡ dùng trong thực phẩm và trong ngành Dược.
+ Phương pháp kết hợp: Kết hợp cả hai phương pháp ép và dung môi. Đầu tiên
chế bằng phương pháp ép dùng trong thực phẩm và ngành Dược, bã sau khi ép được
chiết kiệt bằng dung môi hữu cơ. Dầu này dùng trong kỹ nghệ xà phòng và các ngành
kỹ nghệ khác.
* Chế tạo dầu mỡ động vật
Nguyên liệu nguồn gốc động vật đòi hỏi phải có thiết bị bảo quản tốt. Vì khác
với nguyên liệu nguồn gốc thực vật, loại nguyên liệu này rất dễ bị thiu thối. Trước khi
đưa vào chế tạo, nguyên liệu cần phải bảo quản trong các phòng lạnh, khô và được xử
lý qua các giai đoạn làm sạch (loại máu, thịt, gân, và các phần còn dính với mỡ)
nghiền nhỏ và loại bớt nước, rồi áp dụng các phương pháp làm nóng chảy khác nhau
để điều chế.
* Phương pháp làm nóng chảy ướt: Dùng hơi nước hoặc nước nóng đun với
nguyên liệu. Sau một thời gian mỡ nổi lên trên, để lắng và chiết lấy lớp mỡ ở trên.
* Phương pháp làm nóng chảy khô: Thường dung các ống dẫn hơi nước hay
nước nòng dẫn vào trong các thùng đựng nguyên liệu. Các ống dẫn hơi này có thể
quay được, để đảm bảo nhiệt độ trong thùng luôn luôn đồng đều. Dùng nước có thể
điều chỉnh được nhiệt độ và được áp dụng để điều chế dầu mỡ cần nóng chảy ở nhiệt
độ thấp.
Để điều chế dầu gan cá, có thể áp dụng các phương pháp đã nêu ở trên. Gan
phải được lấy từ cá còn tươi, loại bỏ mật và các tạp chất khác rồi đưa vào chế biến
ngay. Sau đó để lắng ở nhiệt độ thấp (-50C) để loại bỏ tạp chất.

g. Công dụng của dầu mỡ:


Dầu mỡ trước hết là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Ngoài ra còn được dùng
trong kỹ nghệ xà phòng, kỹ nghệ sơn, kỹ nghệ chất dẻo… Nhu cầu về dầu mỡ ngày
một tăng. Năm 1935-1939 toàn thế giới sản xuất 22 triệu tấn dầu thực vật và mỡ động
vật, đến năm 1970 là 43 triệu tấn, trong đó dầu thực vật chiếm trên 60%. Một số dầu
thực vật đang nghiên cứu đưa vào sử dụng để làm dầu ăn dùng trong kỹ nghệ như dầu
hạt cao su, dầu hạt gấc…
Trong y học, dầu mỡ cũng có một số tác dụng nhất định. Dầu mỡ có tác đụng
bảo da và niêm mạc, hạn chế sự thoát hơi nước của da, làm mềm da, làm chóng lên da
non trong các vết thương, vết bỏng,…
Dầu chứa các acid béo không no có nhiều dây nối đôi như các acid linoleic,
linolenic và arachidonic được dùng trong điều trị. Những acid béo này còn được gọi là

47
vitamin F. Đó là những acid béo rất cần thiết cho cơ thể, chỉ đưa vào bằng nguồn thức
ăn, cơ thể không tự tổng hợp được. Các acid béo này có cấu tạo của glycerophosphatid
của các màng tế bào thành mạch và là những chất xây dựng nên cấu tạo của các hợp
chất prostaglandin. Khi thiếu các acid béo này thường hay xảy ra rối loạn các biến đổi
bệnh lý về da.
Một số dầu mỡ có tác dụng điều trị đặc biệt như dầu đại phong tử dùng để chữa
phong và lao da, dầu thầu dầu, ba đậu dùng làm thuốc nhuận tẩy. Trong ngành Dược
còn dùng dầu mỡ làm dung môi pha chế thuốc tiêm, làm tá dược thuốc mỡ, thuốc đạn,
thuốc cao dán,…

2. Các dược liệu có chất beo


THẦU DẦU
Tên khoa học: Ricinus communis L.
Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây sống dai, có thể cao 5-6m, lá mọc so le có cuống dài. Lá kèm sớm rụng,
gân lá toả tròn. Phiến lá chia thành 5-7 thuỳ, khía răng cưa. Cụm hoa là chùm xim.
Hoa đơn tính không cánh. Hoa đực ở phía dưới cụm hoa, hoa cái ở phía trên. Hoa đực
có 5 lá đài và nhiều nhị phân nhánh mang 1 ô của
bao phấn. Hoa cái có 3 lá đài và 3 noãn. Bầu thượng
3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, ngoài có gai mềm.
Quả khô gồm có 3 ngăn vỏ cứng, trên mỗi ngăn có
một rãnh nông, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có
mồng, vỏ bên ngoài cứng và có vân, nội nhũ chứa
nhiều dầu.
Thầu dầu mọc hoang và được trồng ở nhiều
tỉnh: Cao bằng, Lạng sơn, Bắc giang, Vĩnh phú,
Quãng nam, Đà nẵng. Ngoài ra còn mọc ở các nước
Ấn độ, Châu mỹ, Châu phi. Hàng năm trên thế giới
sản xuất khoảng 40 vạn tấn dầu thầu dầu.
Trồng trọt và thu hoạch Hình 4.5: Cây Thầu dầu
Trồng bằng hạt vào tháng 12 và tháng 1. Thu hoạch vào tháng 4-5. Mỗi ha
khoảng 375-750 kg hạt.
Bộ phận dùng
Hạt thầu dầu – Semen Ricini; hạt hình bầu dục, có mồng, trông giống như con
ve chó. Hình 4.5. Thầu dầu
Lá thầu dầu – Folium Ricini; Dầu thầu dầu – Oleum Ricini.
Thành phần hoá học
Hạt chứa 50% dầu, 26% protein trong đó ricin là một protein độc, 0,2% ricinin,
ngoài ra còn có enzyme lipase, vitamin E…
Dầu thầu dầu là chất lỏng không màu hoặc màu hơi vàng, rất sánh, mùi đặc
biệt, vị khó chịu và buồn nôn, tan trong cồn tuyệt đối, tan khoảng 30% trong cồn 90 0,
không tan trong ether dầu hoả. Thành phần cấu tạo của dầu gồm acylglycerol của acid
ricinoleic (90%), ngoài ra còn có các acid stearic, palmitic, oleic.
Tác dụng, công dụng, liều dùng
Dầu thầu dầu có tác dụng nhuận tẩy là do acid ricinoleic. Khi vào cơ thể
enzyme lipase thuỷ phân dầu giải phóng acid ricinoleic tự do, acid này kích thích nhu
động ruột. Liều dùng nhuận tràng 2-10g dầu, tẩy 10-30g dầu trong 1 ngày.
48
Cracking dầu thầu dầu thu được acid undecilenic và oenanthol. Acid
undecilenic dùng làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol được dùng trong kỹ nghệ
hương liệu để tổng hợp các chất thơm.
Dầu thầu dầu còn dùng để chế xà phòng, dùng làm dầu bôi trơn cho các động
cơ máy bay, dầu phanh, dùng làm chất phá bọt trong các nồi hơi, nồi cất tinh dầu.
Hạt thầu dầu giã nhỏ chế thành thuốc cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm
tuyến vú. Thuốc cao dán gồm nhân hạt thầu dầu kết hợp với ngũ bội tử theo tỷ lệ:
98:2, dán vào huỵêt bách hội có thể chữa sa dạ dày.
Theo kinh nghiệm Y học cổ truyền, lá tươi giã đắp vào gan bàn chân để chữa
sót rau, hoặc đem lăn vào trước ngực và sau lưng để chữa bệnh sởi không mọc. Còn
dùng diệt bọ gậy.

ĐẠI PHONG TỬ
Tên khoa học: Hydnocarpus anthelmintica Pier.
Họ Mùng quân – Flacourtiaceae.

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây đại phong tử hay còn gọi là chùm bao lớn, thuộc loại cây to, có thể cao đến
20-30cm, lá nguyên dài, non thì mềm, màu hồng, già thì khô và dai. Hoa màu hồng,
đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá, có khi có cả hoa đơn tính.
Quả to bằng quả bưởi, hình cầu, vỏ dày chứa
nhiều hạt có cạnh, nội nhũ có chứa dầu.
Mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở nước
ta, nhiều nhất là rừng miền trung, ngoài ra còn được
trồng làm bóng mát ở các thành phố (Hà Nội), Còn
mọc ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Miến Điện, Thái
Lan…
Bộ phận dùng
- Hạt – Semen Hydnocarpin. Khi quả chín
(tháng 8-9) hái về đập vỡ lấy hạt, loại bỏ tạp chất
phơi khô hoặc sấy khô để ép dầu. Hình 4.6. Đại phong tử

- Dầu đại phong tử - Oleum Hydnocarpin hoặc Oleum Chaulmoograe được điều
chế bằng phương pháp ép hay chiết bằng dung môi hữu cơ hạt đại phong tử và một số
hạt cây khác thuộc họ Mùng quân – Flacourtiaceae.
Thành phần hoá học
Trong hạt có chứa chất béo, tỷ lệ 40-50% (so với nhân hạt)
Thành phần cấu tạo của dầu Đại phong tử gồm acylglycerol của acid béo không
no: Acid oleic, acid linolenic và chủ yếu là các acid béo vòng (90%).
Ở nhiệt độ thường dầu đại phong tử ở thể đặc, hoặc nửa lỏng nửa đặc, có màu
trắng ngà, mùi và vị khó chịu.
Ngoài ra còn có các glycerophosphatid và các glycolipid.
Lá đại phong tử có chứa khoảng 2,4% chất béo.
Thành phần hoá học chủ yếu là acid linolenic (khoảng 50% tổng số acid béo),
acid linoleic, oleic, palmitic và các acid cyclopentenic…
Công dụng
Dầu đại phong tử có tác dụng diệt vi khuẩn lao và trực khuẩn phong. Nên
thường dùng bôi ngoài da dưới dạng thuốc dầu hoặc thuốc mỡ để chữa phong, lao da
và các bệnh ngoài da khác.
49
Nhân dân thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa vết loét do
bệnh phong và một số bệnh ngoài da.

CA CAO
Butyrum cacao
Tên khoa học: Theobroma cacao L.
Họ Trôm – Sterculiaceae.

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây trồng cao khoảng 5-6m, nếu để mọc tự nhiên có thể cao hơn nữa. Lá đơn
nguyên, dài 20-25cm. Hoa nhỏ mọc trên thân cây hay trên cành to, màu trắng hay đỏ
nhạt. Quả to hình thoi, ngoài mặt sần sùi có 10 rãnh dọc. Hạt hình trứng bên ngoài có
lớp cơm trắng hay vàng nhạt dính chặt vào hạt, vị chua.
Nguồn gốc cây cacao ở Nam mỹ. Hiện nay được trồng nhiều ở Châu phi (Gana,
Nigeria) và Nam mỹ (Brazin). Hằng năm thế giới thu hoạch hơn 1 triệu tấn hạt. Ở VN
trước đây trồng cacao, và hiện nay ở Phong Điền
tỉnh Hậu Giang và ở Quảng Nam đang được phát
triển trồng cả 2 giống Cacao criollo và forastero.
Giống criollo cho chất lượng cacao tốt nhất
nhưng đòi hỏi chăm bón công phu, giống farastero
cho cây mọc khoẻ, 4/5 sản lượng Cacao trên thế
giới do giống này cung cấp.
Trồng trọt và thu hoạch
Trồng bằng hạt mới của những quả thật chín,
gieo trong vườn ươm. Khi cây cao 20-30cm thì
trồng đại trà. Hình 4.7. Cacao
Năm thứ 3 cây ra hoa và cho quả, nhưng phải từ năm thứ 5 mới cho nhiều quả.
Cây cacao hầu như cho quả quanh năm, nhưng mùa thu hoạch chính vào khoảng tháng
5 và tháng 10.
Mỗi cây cho khoảng 1 đến 4 kg hạt mỗi năm.
Bộ phận dùng và chế biến
- Hạt cacao
- Bơ Cacao
Hạt cacao tươi không có mùi thơm, vị chát và đắng. Trước khi sử dụng phải cho
hạt lên men từ 2-8 ngày trong các thùng gỗ. Trong quá trình lên men, hạt mất khả năng
nảy mầm, các chất đắng bị phân huỷ và các hợp chất có mùi thơm xuất hiện. Sau đó
làm sạch hạt và sấy khô. Để điều chế bột cacao hoặc socola, người ta còn rang hạt từ
10-45 phút ở nhiệt độ 70-1400C, sau đó loại vỏ, ép nóng lấy bơ. Bột còn lại, nếu muốn
chế thành socola phải thêm đường sữa, gia vị và một ít bơ cacao.
Thành phần hoá học
- Hạt sau khi loại vỏ có chứa 50-60% mỡ gọi là bơ cacao, 1-4% theobromin,
khoảng 0,2% cafein, 10-15% tinh bột và 5% tannin và các hợp chất đa phenol:
catechin, leucoantoxyanidin, epicatechin; và các hợp chất flavonoid.
- Vỏ hạt, chiếm 10-14% khối lượng hạt, có chứa các chất vô cơ, một ít chất béo
và khoảng 0,01% theobromin. Sau quá trình lên men, theobromin tăng lên đến 1,5%.
Bơ caocao có nhiệt độ nóng chảy 32-350C, màu trắng ngà, mùi dễ chịu, chỉ số
xà phòng 180-200, chỉ số iod 32-40. Thành phần cấu tạo gồm các acylglycerol của các
acid béo như acid palmitic, acid stearic,…
50
Công dụng
Bơ Cacao được dùng trong ngành Dược làm tá dược thuốc đạn, thuốc mỡ, thuốc
viên. Bột cacao làm thơm thuốc, làm cho thuốc có mùi vị dễ uống. Hạt cacao còn làm
nguyên liệu để điều chế theobromin.
Hạt cacao được tiêu thụ nhiều nhất trong kỹ nghệ thực phẩm và bánh kẹo để
điều chế bột cacao, socola

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, tác dụng của chất nhựa, chất béo
2. Trình bày được các dược liệu chứa chất nhựa, chất béo
3. Để chế tạo được dầu mỡ có nguồn gốc từ thực vật, anh chị áp dụng những phương
pháp nào?
4. Dựa vào vai trò của dầu mỡ, anh chị cho biết ứng dụng dầu mỡ trong ngành Dược
và đời sống.
Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
5. Chất nhựa là những hợp chất ... hình trắng đục hoặc trong suốt, dày cứng đặc ở nhiệt
độ thường.
6. Bôm – nhựa dầu có chứa một lượng đáng kể ... và ....
7. Trong thiên nhiên dầu mỡ kết hợp với ... của thực vật tạo thành một nhũ dịch lỏng.

Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):

8. Vị thuốc có tác dụng hạ sốt mà không ra mồ hôi là cánh kiến đỏ.


A–B
A–B
9. Acylglycorol là ester của glycerol với các acid béo.
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:

10. Sau khi oxy hóa và trùng hiệp hóa các hợp chất terpenic trong cây, ta thu được:
A. Bôm
B. Nhựa chính tên
C. Gôm nhựa
D. Nhựa dầu
11. CH3(CH2)nCOOH là công thức của:
A. Acid béo no
B. Acid chưa no
C. Acid béo alcol
D. Acid béo vòng 5 cạnh
12. Dầu mỡ khi đun ở nhiệt độ cao có mùi khét:
A. Phân hủy
B. Thủy phân
C. Xà phòng hóa
D. Hydrogen hóa
13. Để chế tạo dầu mỡ nguồn gốc thực vật, có thể dùng ..... phương pháp:
A. 4
B. 3

51
C. 5
D.2
14. Khi da bị khô và nứt nẻ, người ta thường bôi:
A. Dầu, mỡ
B. Nhựa
C. Tanin
D. Tinh dầu
15. Dầu đại phong tử dùng để :
A. Chữa bệnh phong và lao da
B. Chữa bệnh hắc lào
C. Có tác dụng nhuận, tẩy
D. Điều chế thuốc đạn
16. Tác dụng của dầu thầu dầu:
A. Hạn chế sự thoát hơi nước
B. Kích thích tiêu hóa
C. Làm mềm da
D. Nhuận, tẩy
17. Socola được chế tạo từ:
A. Hạt Cà phê
B. Hạt Đại phong tử
C. Hạt Cacao
D. Hạt Điều

CHƯƠNG V
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBONHYDRAT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa về: Carbonhydrat, tinh bột, cellulose và các dẫn
chất gôm, chất nhầy và pectin.
2. Áp dụng được một số phương pháp để nhận biết và đánh giá dược liệu chứa
carbonhydrat.

52
3. Áp dụng được các kiến thức đã học để nhận biết, miêu tả các dược liệu chứa
tinh bột, chú trọng dược liệu: Cát căn, sen, ý dĩ.

NỘI DUNG
Carbonhydrat là những thành phần rất quan trọng của thực vật, nó là nơi tích trữ
năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp; là nguồn nuôi sống loài
người là loài vật, khi nghiên cứu những đường đơn giản người ta thấy cấu tạo của
đường tương ứng với công thức Cn(H2O)n nên gọi là carbonhydrat.
Ví dụ: glucose C6H12O6 tương ứng là C6(H2O)6
Về sau khi nghiên cứu kỹ người ta thấy có một số loại đường không thể viết
được công thức chung Cn(H2O)n.Ví dụ: methylpentose: CH3(CHOH)4COH hoặc có
một số chất tuy không phải carbonhydrat mà lại viết được theo công thức trên.Ví dụ:
Acid lactic: CH3-CHOH-COOH có thể viết thành: C 3(H2O)3. Do vậy, hội nghị danh
pháp quốc tế có đề nghị gọi là glucid, tuy vậy từ carbonhydrat vẫn còn thông dụng.
Có thể định nghĩa carbonhydrat hay glucid là những nhóm hợp chất hữu cơ
gồm những monosaccharid, những dẫn chất và những sản phẩm ngưng tụ của chúng.
Monosaccharid là những chất polyhydroxyaldehyd (aldose) và polyhydroxyceton
(cetose) có thể tồn tại dưới dạng mạch hở và dạng mạch vòng bán acetal.
Những sản phẩm ngưng tụ tức là oligosaccharid.
Carbonydrat có thể chia thành 3 nhóm là: monosaccharid, oligosaccharid và
polysaccharid.
Hiện nay, ta chỉ đề cập đến phần polysacchrid.
TINH BỘT
Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh. Ở trong tế bào thực vật, hạt lạp
không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hoà tan kéo đến hạt lạp không màu và
được để dành dưới dạng tinh bột. Tinh bột được giữ lại trong các bộ phận của cây như:
củ, rễ, quả, hạt, thân với hàm lượng từ 2-70%. Trong lá thường không quá 2%.
Tinh bột ở dạng hạt, kích thước và hình dáng khác nhau, không tan trong nước
lạnh, đun với nước thì tinh bột dần dần bị hồ hoá và độ nhớt của dung dịch tăng lên,
Trong quá trình hoạt động của cây, tinh bột dưới tác động của enzym có sẵn trong cây
bị cắt nhỏ thành đường đơn giản hoà tan được trong nước và được chuyển đến các bộ
phận khác nhau của cây
1. Cấu trúc hóa học của tinh bột
Tinh bột được cấu tạo bởi 2 loại: polysaccharid được gọi là amylose và
amylopectin.

53
2. Sự thủy phân của tinh bột
 Khi thuỷ phân tinh bột bằng acid thì sản phẩm cuối cùng là glucose.
c6H12O6 (C6H10O5)n + n H2O  (1+n) (C6H12O6)
Sự thuỷ phân qua các chặng: dextrin, erythrodextrin, achrodextrin, maltose,
glucose.
Amylopectin khó bị thuỷ phân hơn amylose.
 Ngoài sự thuỷ phân tinh bột bằng acid, trong thực vật, tinh bột còn bị thuỷ
phân bằng các enzym cắt nhỏ tinh bột thành những đường đơn giản ở dạng hoà tan và
được chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây.
3. Hình dạng của tinh bột.
tinh bột tồn tại ở trong cây dưới dạng hạt có hình dạng và kích thước khác nhau.
Đây là đặc điểm giúp cho việc kiểm nghiệm dược liệu có tinh bột. Tuỳ theo loài cây
và độ trưởng thành của cây mà hình dạng, kích thước thay đổi. Về hình dạng có thể là
hình cầu, hình trứng, hình nhiều góc...Về kích thước đường kính có thể từ 1-100μm.
Soi kính hiển vi thường thấy hạt tinh bột có cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp
chung quanh một điểm gọi là rốn hạt, các lớp này tạo nên là do hạt tinh bột lớn dần
bằng cách tăng thêm các lớp ở bên ngoài. Các lớp này khác nhau ở chỉ số chiết quang
và hàm lượng nước.
Các hình ảnh :

Hình 5.2. Tinh bột hoàng tinh


Hình 5.1. Tinh bột khoai tây

Hình 5.4.Tinh bột đậu

54
Hình 5.3. Tinh bột ý dĩ

Hình 5.5. Tinh bột sắn

Hình 5.6. Tinh bột mỳ

HÌnh 5.7.Tinh bột hoài sơn Hình 5.8.TInh bột sen

55
Hình 5.10.Tinh bột gạo
Hình 5.9.Tinh bột sắn dây

Hình 5.11.Tinh bột ngô

Trong nước lạnh, hình dạng tinh bột không thay đổi, khi nâng dần nhiệt độ lên
thì tinh bột chuyển qua 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tinh bột ngậm ít nước; nếu làm mất
nước tinh bột trở lại hình dạng ban đầu; nếu nâng cao nhiệt độ (60-85 oC) thì hạt tinh
bột nở ra nhanh chóng. Tinh bột ngậm nhiều phân tử nước hơn, các dây nối hydro bị
đứt, hạt tinh bột không thể trở lại hình dạng ban đầu; nếu nâng cao nhiệt độ lớn hơn
nữa thì tinh bột chuyển thành hồ tinh bột.
 Các loại hạt tinh bột hay gặp:
+ Hạt tinh bột hình trứng và hình thận.
- Tinh bột Khoai tây chế từ củ khoai tây thường hình trứng rốn ở đầu hẹp các
vân đồng tâm dễ nhận; thỉnh thoảng có hạt kép 2 hoặc 3. Kích thước trung bình 50µm
nhưng có hạt lớn hơn đến 80-100µm.
- Tinh bột Hoàng tinh: hạt hình trứng kích thước 30-60µm.
- Tinh bột Sen: (chế từ hạt cây Sen) hạt tinh bột hình trứng hay hình thận, rốn
hạt hình que, kích thước hạt từ 3-25µm.
- Tinh bột Sắn: (chế từ củ cây Sắn) hạt hình cầu, một đầu hơi lõm trông như cái
chuông, rốn hạt hình sao, kích thước 3-35µm.
56
- Tinh bột Đậu: chế từ hạt của nhiều loại đậu, hạt hình trứng hay hình thận, rốn
hạt dài và phân nhánh, kích thước trung bình 35µm.
- Tinh bột Hoài sơn: chế từ củ của cây Củ mài. Hạt hình trứng hay hình thận.
Rốn hạt dài kích thước trung bình 40µm.
+ Hạt hình nhiều góc:
- Tinh bột mỳ: chế từ hạt cây Lúa mỳ.Kích thước hạt lớn 30μm, hạt bé 6-
7μm. Tuỳ theo góc nhìn mà thấy hạt hình tròn hoặc hình thấu kính lồi hai
mặt. Rốn hạt là một điểm ở giữa hạt
- Tinh bột gạo: chế từ hạt cây lúa, hạt nhiều góc, nhỏ kích thước từ 4-6μm
thường được kết thành đám rốn hạt không rõ.
- Tinh bột ngô (bắp): chế từ hạt cây ngô, hạt nhiều góc, rốn hạt ở giữa rất rõ,
kích thước 15-30μm.
4. Chế tinh bột
Chúng ta cần phân biệt bột với tinh bột. Bột mỳ, bột gạo khác hẳn với tinh bột
mỳ, tinh bột gạo. Muốn có bột mỳ ta chỉ cần nghiền hạt lúa mỳ sau khi đã loại vỏ,
nhưng muốn có tinh bột mỳ ta phải qua chế biến. Thành phần của bột mỳ thì ngoài
glucid còn có protein, lipid, muối khoáng, vitamin. Còn tinh bột thành phần chủ yếu là
glucid.
Nguyên tắc chung để chế biến tinh bột gồm các giai đoạn:
1, Làm nhỏ nguyên liệu để giải phóng tinh bột ra khỏi tế bào
2, Nhào với nước lọc qua rây hoặc qua vải lấy phần dưới rây
3, Cho lên men
4, Rửa với nước rồi phơi khô.
* Chế tinh bột mỳ: Muốn có tinh bột mỳ thì nhào bột mỳ dưới dòng nước, nước
cuốn tinh bột đi để lại gluten là một khối nhão, dính, tức là phần protein. Hứng nước
vào thùng, tinh bột lắng xuống và còn lẫn một ít gluten, người ta cho lên men để phân
huỷ gluten bằng cách trộn với một ít nước cũ, sau khi lên men loại bỏ lớp nước bên
trên, rửa thêm một vài lần bằng nước rồi đem sấy hoặc phơi khô.
* Chế tinh bột gạo: Ngâm gạo hay tấm với nước vôi trong 7 ngày, vớt gạo ra
cho ráo nước rồi đem xay. Trong lúc xay có thêm nước, nước bột xay đem lọc 2 lần,
lần đầu qua rây thưa, lần sau qua rây mắt mau hơn. Tinh bột qua rây còn lẫn một ít
protein. Cần ngâm thêm nước vôi rồi sau đó rửa bằng nước lã gạn lấy tinh bột rồi phơi
khô.
5. Định tính và định lượng:

57
* Để định tính tinh bột chỉ cần cho tác dụng với dung dịch iod trong nước. Tinh
bột sẽ có màu xanh tím. Có thể định tính thẳng trên vi phẫu để xác định các tổ chức
chứa tinh bột. Đây là phản ứng đặc trưng.
Ngược lại, có dùng dung dịch hồ tinh bột để phát hiện iod với nồng độ 2x10 -6,
sự có mặt của cồn, tanin, acid nitric, chlo sẽ cản trở phản ứng.
* Định lượng bằng phương pháp thuỷ phân acid:
- Thuỷ phân trực tiếp: Nguyên liệu (2,5-3g) được rửa kỹ bằng nước cất nguội,
sau đó thuỷ phân trong vài giờ bằng 200ml nước và 20ml HCl làm nguội và trung tính
bằng NaOH. Thêm nước đến một thể tích xác định, lấy phần chính xác rồi định lượng
glucose tạo thành và suy ra lượng tinh bột.
Khối lượng glucose thu được x 0,9 = khối lượng tinh bột
Phương pháp này chỉ ứng dụng cho những nguyên liệu chứa chủ yếu tinh bột.
Vì các pentosan, galactan và một số polysaccharid khác cũng bị thuỷ phân cùng tinh
bột và cho sai số lớn hơn.
- Thuỷ phân bằng enzym rồi tiếp theo bằng acid: Nguyên tắc của phương pháp
là dùng dịch chiết mạch nha (chứa các enzym thuỷ phân tinh bột) cho các dung dịch
lên nguyên liệu để chuyển tinh bột thành đường hoà tan. Sau đó dùng acid để thuỷ
phân tiếp. Glucoza tạo thành sẽ được định lượng bằng một trong những phương pháp
được chấp nhận.
* Phương pháp không thuỷ phân để định lượng tinh bột:
- Phương pháp tạo phức với iod: Khi cho dung dịch tinh bột tác dụng với iod
tạo phức có màu có thể dùng để định lượng. Người ta dùng Acid perchloric để hoà tan
tinh bột rồi cho tác dụng với iod, đo màu so sánh với mẫu tinh bột tinh chế. Phương
pháp này không cần thiết phải loại đường.
* Kiểm tra chất lượng: Dược điển Việt nam III tập 3 quy định kiểm tra tạp
chất, kim loại nặng, arsenic giới hạn acid.

6. Công dụng
Tinh bột là thành phần chính trong lương thực. Nguyên liệu có nhiều tinh bột là
các hạt ngũ cốc, các loại củ, đôi khi có trong thân cây (như cây báng)
Hiện nay, nguồn để chế tinh bột dùng trong nước và xuất khẩu là tinh bột sắn là
chủ yếu. Năm 1995, tại Tây Ninh đã xuất khẩu 28000 tấn.
Trong ngành Dược, tinh bột được dùng làm tá dược viên nén. Để cho dễ tiêu
hoá, người ta có thể chế từ loại tinh bột đã được rang lên tinh bột đã thuỷ phân một

58
phần. Tinh bột còn là nguyên liệu sản xuất glucose, cồn ethylic,
monosodin...glutamat, bánh kẹo.
7. Những dược liệu cụ thể
CÁT CĂN
(radix puerariae)
Cát căn là dược liệu được chế từ củ sắn dây –
Pueraria thomsonii Benth., họ Đậu – Fabaceae.
* Đặc điểm thực vật: Là loại dây leo dài có khi đến
10m, lá kép gồm 3 lá chét, cuống lá chét giữa dài, cuống lá
chét 2 bên ngắn, lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Về mùa
hạ trổ hoa màu xanh, hoa hình cánh bướm mọc thành chùm
ở kẽ lá, quả loại đậu có nhiều lông, củ dài to, nặng có khi
đến 20kg, nhiều xơ.
Muốn trồng người ta đào hố sâu 50cm đổ rác và mùn
rồi lấp đất xốp lên, đến tháng 1-2 giấm cành vào hố, có
nhiều vùng chuyên trồng để chế tinh bột như tỉnh Tây Ninh
mỗi năm sản xuất khoảng 20 tấn tinh bột.
Hình 5.12. Cát căn
* Bộ phận dùng và chế biến:
Rễ củ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Để chế vị cát căn thì đào củ,
rửa sạch cạo lớp vỏ bên ngoài, cắt khúc dài 10-15cm. Nếu củ to thì bổ dọc để có
những thanh dày khoảng 1cm. Rồi đem xông diêm sinh, đưa phơi hoặc sấy khô, loại
trắng ít xơ là loại tốt.
Muốn chế tinh bột sắn dây thì cạo bỏ vỏ ngoài, đem giã nhỏ hoặc mài trên tấm
sắt tây đục lỗ thủng hoặc xay bằng máy, cho thêm nước rồi nhào lọc qua rây thưa, loại
bã sau đó lọc lại một lần nữa qua rây dày hơn để lắng gạn lấy tinh bột, đem phơi hoặc
sấy khô.
* Đặc điểm vi học: Trên vi phẫu cắt ngang thấy có đám sợi trong phần mô mềm
vỏ. Trong phần libe và xung quanh mạch gõ. Tron gvi phẫu cắt dọc thấy các tế bào
kèm theo sợi mang tinh thể, hạt tinh bột hình cầu họăc hình chuông có kích thước từ 2-
20μm.
* Thành phần hoá học:
Rễ các loài Pueraria đều chứa tinh bột tỷ lệ 12-15% ( loại tươi). Ngoài ra còn có
các chất flavonoid thuộc nhóm isoflavonoid (puerarin, daidzin, daizein)
Hoa của một số loài pueraria được biết có irisolidon-7-O- glucosid và tectoridin
* Tác dụng và công dụng:

59
Puerarin hoạt chất của cát căn được hấp thu hoàn toàn qua ruột khi theo dõi trên
những người tình nguyện bằng đường uống sau khi hấp thu Puerarin liên kết với
albumin của huyết tương (42%) được phân bố chủ yếu trong gan và thận được thải trừ
sau khi chuyển hoá trong gan chỉ 10% liều hấp thu, thải trừ qua nước tiểu ở dạng
không bị biến đổi.
Daizein là chất có tác dụng giống estrogen giống như stilboestrol.
Theo y học cổ truyền, cát căn là vị thuốc chữa sốt nhức đầu, khát nước, kiết lỵ,
ban sởi nó đã được ghi vào dược điển Việt nam. Tinh bột sắn dây pha với nước thêm
đường uống để giải khát.
Nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bị bệnh mạch vành cho uống cát căn hoặc
tiêm puerarin thì bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau. Thuốc làm giãn động mạch vành, hạ
huyết áp, tiêu hao oxy của cơ tim giảm, năng lực của cơ tim được nâng cao.
Hoa cuả cây sắn dây gọi là cát hoa để làm thuốc giã rượu.
MẠCH NHA
Fructus Hordei germinatus
Mạch nha là hạt (về phương diện thực vật gọi là quả) nẩy mầm phơi khô của
cây đại mạch – Hordeium vulgar L., họ Lúa – Poaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Đại mạch là cây ngũ cốc mọc hàng năm. Mỗi
năm thế giới sản xuất khoảng 100 triệu tấn. Muốn chế
biến thành dược liệu người ta cho hạt nẩy mầm, khi một
số mầm bắt đầu xanh thì đem phơi nắng cho khô. Thứ
chưa nẩy mầm thì không dùng.
* Thành phần hoá học: Giống như ngũ cốc khác,
tinh bột là thành phần chính, các thành phần khác là
protein, lipid, vitamin, chất khoáng. Trong đại mạch khi
nẩy mầm thì giàu các enzym. Dưới tác dụng của enzym,
tinh bột chuyển thành dextrin và maltose, saccharose thì
chuyển thành đường nghịch đảo. Hình 5.13. Mạch nha
Protein chuyển thành pepton.
Polypeptid thành aminoacid
Do vậy, mạch nha là một thức ăn rất dễ tiêu cho người ốm và trẻ em.
Trong mầm hạt đại mạch còn chứa một lượng nhỏ alcaloid gồm 2 chất là
hordemin và granin.

60
* Tác dụng và công dụng: do có enzym nên mạch nha có tác dụng giúp tiêu
hoá, dùng để chữa các trường hợp ăn uống kém tiêu, thuốc lợi sữa, trẻ em đau bụng đi
ngoài, lỵ viêm ruột.
Hordein có tác dụng giống như giao cảm nhẹ, hơi tăng huyết áp, cường tim, ít
độc có tác dụng ức chế sự co bóp ruột, được dùng chữa đi ngoài liều 0,25-1g.
Ý DĨ
Semen Coicis
Dược liệu là hạt của cây ý dĩ còn gọi là bobo –
Coix lachryma jobi L var. yuer, họ Lúa – Poaceae.
* Đặc điểm thực vật và phân bố: Là cây thảo
sống hàng năm, cao chừng 1-1,5m. Thân nhẵn bóng có
vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu phía dưới có
thể có rễ phụ, cây mọc thành bụi, lá hình mác dài 10-
40cm, rộng 1,5-3cm gân dọc nổi rõ, gân giữa to. Hoa
đơn tính cùng gốc mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực
mọc phía trên, hoa cái phía dưới, hoa đực có 3 nhị; quả
có mày cứng bao bọc, cây mọc hoang ở nơi ẩm mát,
trồng nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An, Sông bé và vùng
Tây Nguyên.
Hình 5.14. Ý dĩ
* Bộ phận dùng và chế biến: Hạt hình trứng dài
5-8mm đường kính 2-5 mm. Mặt ngoài màu trắng đục, đôi khi còn sót lại màng vỏ
chưa loại hết. Mặt trong có rãnh hình máng, chất cứng không có mùi, vị ngọt và hơi
thơm, chứa nhiều tinh bột thu hoạch tháng 12 - tháng 1, cắt về đập lấy quả (thường
gọi là hạt) phơi khô, loại bỏ quả lép, xay, xát lấy hạt. Dược liệu rất dễ bị sâu mọt, cần
để nơi khô ráo.
* Thành phần hoá học: Tinh bột là cơ bản; ngoài ra còn có 2 chất có hoạt tính
chống ung thư từ hạt.
Coixenolid: là chất lỏng sánh màu vàng nhạt, tan trong dung môi hữu cơ, khó
tan trong nước đem khử cho tetrahydrocoixenolid chất này cũng có tác dụng chống
ung thư.
- monolinolein chất này cũng có tác dụng chống ung thư được chiết ra từ hạt
bằng methanol.
Trong lá và rễ có chất chống viêm đó là benzoxazolon do có tác dụng ức chế
giải phóng histamin.
Thử tinh khiết: Dược điển Việt nam quy định độ ẩm không quá 12% tro toàn
phần không quá 2%, tạp chất hữu cơ không quá 1,5%
61
* Công dụng: Trong y học cổ truyền, ý dĩ được dùng làm thuốc giúp tiêu hoá,
chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hoá kém, viêm ruột, lỵ, làm thuốc thông tiểu trong
trường hợp phù, tiểu tiện ít. Ngoài ra còn dùng chữa viêm khớp, làm thuốc bồi dưỡng
cơ thể, bổ phổi.
Ngày dùng 10-30g dạng thuốc sắc, hoàn tán với các vị thuốc khác.
SEN
Nelumbo
Dược liệu gồm nhiều bộ phận của cây Sen - Nelumbo nucifera Gaerrit, họ Sen -
Nelumbonaceae.
* Đặc điểm thực vật và phân bố: Cây được trồng ở vùng ao đầm có nhiều ở
đồng bằng. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, gọi là ngó sen dùng làm thực phẩm, lá
mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ, phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-
70cm có gân toả tròn. Hoa to, gồm nhiều cánh hoa trắng - đỏ hồng, đều, lưỡng tính,
nhiều nhị, bao phấn 2 ô nở ra bởi kẽ dọc, trung đới dài ra mọc thành phần trụ màu
trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng
để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau, đựng trong
một đế hoa loe hình nón ngược, vòi ngắn, núm nhụy
chỉ nhô lên khỏi đế hoa, mỗi lá noãn sinh ra một quả,
trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ, hai lá
mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng, chồi
mầm (tâm sen) mang 4 lá non gập vào trong có diệp
lục.
* Bộ phận dùng và chế biến:
Hạt sen (Semen Nelumbinis) là hạt còn màng
lụa hồng bên ngoài, phơi khô được gọi là liên nhục.
Quả sen (Fructus Nelumbinis) là quả già Hình 5.15. Sen
phơi khô còn gọi là liên thạch.
Tâm sen (Enibryo Nelumbinis) là chồi mầm phơi khô được gọi là liên tâm.
Tua sen (Stamen Nelumbinis) là nhị hoa còn gọi là liên tu.
Lá sen ( Folium Nelumbinis), hái vào mùa hè và mùa thu còn gọi là liên diệp.
Ngoài ra, người ta còn dùng gương sen là đế hoa, gọi là liên phòng, ngó sen là
thân rễ gọi là liên ngẫu.
* Thành phần hoá học:
Hạt có thành phần chính là tinh bột. Hạt tinh bột hình trứng, rốn hạt hình vạch
kích thước từ 3-25m.

62
Lá có nhiều alcaloid đã được phân lập và xác định cấu trúc: Nuciferin, anonain
roemerin... ngoài alcaloid ra, lá còn có các flavonoid: quercetin, isoquercitrin...
Tâm sen có các alcaloid: Liensinin, isoliensinin, neferin, lotusin...
Gương sen có quercetin, liensinin, isoliensinin...
* Công dụng:
Hạt sen thường dùng nấu chè ăn hoặc làm mứt sen; y học cổ truyền dùng hạt
sen làm thuốc bổ tỳ; thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiểu lỏng
ngày dùng 30g.
Tâm sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, ngày dùng 5g.
Lá sen có tác dụng như tâm sen, ngoài ra, còn dùng làm thuốc cầm máu, ngày
dùng 20g.
Gương sen, tua sen dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh.
HOÀI SƠN
Rhizoma Dioscorae persimilis
Hoài sơn là thân rễ đã chế biến của cây Củ mài - Dioscorea persimilis Prain et
BurKill, họ Củ mài - Dioscoreaeceae.
* Đặc điểm thực vật và phân bố:
Dây leo cuốn sang phải. Thân rễ phình to lên thành
củ ăn sâu xuống đất khó đào, củ hình chày, dài có thể đến
1m, có nhiều rễ con, mặt ngoài có màu xám nâu, bên
trong có bột màu trắng, phần trên mặt đất ở kẽ lá thỉnh
thoảng có những củ con nhỏ, củ này có thể đem trồng
được, lá mọc đối, đôi khi mọc so le, lá đơn, nhẵn, hình
tim, đầu nhọn, có 5-7 gân chính. Hoa mọc thành bông,
trục bông khúc khỉu mang nhiều hoa. Hoa đực và hoa cái
khác gốc. Bao hoa 6, dài bằng nhau, nhị 6, hoa cái mọc
Hình 5.16. Hoài sơn
thành bông, quả nang có 3 cánh. Cây mọc hoang ở
rừng, nhân dân vẫn đào lấy củ ăn. Hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhân giống bằng
củ. Thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Bộ phận dùng và chế biến:
Thân rễ đào về rửa sạch, gọt vỏ ngâm với nước phèn chua 2-4h vớt ra cho vào
lò sấy diêm sinh đến khi củ mềm mang ra phơi hoặc sấy cho se; đem gọt và làm thành
trụ tròn, tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm nữa rồi đem phơi hay sấy ở nhiệt độ
60oC cho đến khi độ ẩm không quá 10%. Sau khi chế biến, hoài sơn có hình trụ tròn
dài 8-20cm, đường kính 1-3cm, mặt ngoài trắng hay ngà vàng, vết bẻ có nhiều bột,
không có xơ, rắn chắc, không mùi vị, ta đã chế biến được hoài sơn và đã xuất khẩu.
63
* Thành phần hoá học: Hiện nay mới biết thành phần chủ yếu là tinh bột và
chất nhựa.
* Kiểm nghiệm: Soi bột thấy có nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình thận, rốn
hạt dài, có vân đồng tâm, kích thước trung bình 40m. Tinh thể calcioxalat hình kim,
mảnh mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, chứa tinh bột. Mảng mạch mạng.
* Công dụng: Trong y học cổ truyền dùng làm thuốc bổ tỳ, bổ thận, lỵ mãn
tính, đái đường, đái đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng. Ngày
dùng 12-24g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, hoài sơn đã được ghi vào Dược điển
Việt Nam.
TRẠCH TẢ
Rhizoma Alismatis
Dược liệu là thân rễ gọt vỏ phơi hay sấy khô của cây Trạch tả - Alisma
plantago aquatica L., họ Trạch tả - Alismataceae.
* Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây thảo cao khoảng 0,6-1m, lá mọc thành cụm
ở gốc, phiến lá hình trứng đỉnh nhọn, hoa hợp thành
tán, đều, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa
màu trắng, 6 nhị, nhiều lá noãn rời nhau xếp xoắn ốc,
quả phức, thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay.
Trạch tả mọc hoang ở ruộng lầy Lào cai, Thái
nguyên, Bắc cạn. Ngoài ra còn trồng bằng hạt ở nhiều
nơi: Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà.
* Thu hái và chế biến:
Ở cây không để làm giống thì bấm bỏ hoa cho
to củ. Mỗi năm thu hoạch hai vụ, vụ tháng 6 và vụ
Hình 5.17. Trạch tả
tháng 12, nhổ cả cây cắt bỏ thân lá, gọt sạch rễ con sấy
khô. Loại đường kính trên 3cm khô, chắc màu trắng ngà, nhiều bột không mối mọt là
loại tốt.
* Bột: màu trắng ngà, mùi hơi thơm,, vị hơi ngọt, soi kính hiển vi thấy nhiều
hạt tinh bột hình trứng hay hình cầu có hạt kép 2-3 mảng mô mềm gồm tế bào tròn
chứa tinh bột, mảng mạch.
* Thành phần hoá học: Tinh bột chiếm 23% các dẫn chất tritepenoid: Alisol A,
Alisol B, Alisol A monoacetat, Alisol B monoacetat, Alisol C...
* Tác dụng và công dụng: Thí nghiệm trên lâm sàng cho thấy trạch tả tăng thải
Na, Cl và urê trong nước tiểu, làm hạ cholesterol của huyết tương, bảo vệ chức năng
gan.
64
trong đông y, Trạch tả được dùng làm thuốc lợi tiểu. Trong trường hợp tiểu tiện
ít, nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau buốt, chức phận của thận kém mà gây phù.
Trạch tả còn dùng hạ cholesterol và lipid máu.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Kể tên các phương pháp định lượng và trình bày về các loại hạt tinh bột hay gặp
2. Trình bày về cách chế tinh bột mỳ và tinh bột gạo. Trình bày công dụng của tinh
bột.
3. Kiểm nghiệm hạt tinh bột Hoài sơn và trình bày về tên khoa học, cách chế biến,
thành phần hóa học và công dụng của cây Hoài sơn.
4. Áp dụng những kiến thức đã học, anh chị hãy xây dựng quy trình nhận biết, thu hái,
phới xấy dược liệu Cát căn.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
A-B
5. Trong ngành dược, tinh bột dùng để làm tá dược thuốc viên.
A-B
6. Vị Cát hoa (hoa sắn dây) có tác dụng giã rượu
A-B
7. Tinh bột mỳ được chế tạo từ cây Lúa, hạt nhiều góc, được kết thành
đám rốn.
A-B
8. Tinh bột ngô, hạt nhiều góc, rốn hạt ở giữa rất rõ.
A-B
9. Tinh bột là tên gọi khác của bột
A-B
10. Để định tính tinh bột chỉ cần cho tác dụng với dung dịch iod trong
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
nước
mà bạn lựa chọn:

11. Tinh bột được tạo ra từ:


A. Lạp màu
B. Lạp không màu
C. Lạp lục
12. Cát căn là dược liệu được chế biến từ:
A. Củ Đậu
B. Củ Sắn dây
C. Củ Thiên hoa phấn
D. Củ Bạch chỉ
13. Các hạt tinh bột sau có hình trứng và hình thận, TRỪ:
A. Khoai tây
65
B. Sen
C. Đậu
D. Gạo
14. Liên ngẫu là bộ phận nào của cây Sen:
A. Tua sen
B. Ngó sen
C. Gương sen
D. Lá sen
15. Thiên hoài được mọc ra từ:
A. Kẽ lá
B. Từ lá
C. Từ thân
D. Từ gốc
16. Trong cây Ý dĩ, thành phần hóa học chính là:
A. Tinh dầu
B. Tinh bột
C. Chất chống viêm
D. Chất chống ung thư.

CHƯƠNG 6
DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, tính chất và đặc điểm của glycosid tim
2. Trình bày được các nội dung về nguồn gốc, thành phần hóa học, công dụng
của các dược liệu chứa glycosid tim
3. Áp dụng được những kiến thức đã học để nhận biết, phơi sấy, chiết xuất các
dược liệu chứa glycosid tim.
4. Áp dụng được các kiến thức để phân tích công dụng và ứng dụng của các
dược liệu chứa glycosid tim.
66
NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều
trị có tác dụng cường tim, làm chậm nhịp tim và điều hoà nhịp tim. Nếu quá liều thì
gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân
ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm
thu trên tim ếch và tâm trương trên tim động vật máu nóng.
Glycosid tim còn có tên gọi là glycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital
(Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim.
2. PHÂN BỐ TRONG THỰC VẬT
Người ta tìm thấy glycosid tim có trong các họ thực vật: apocynaceae,
Asclepiadaceae, Moraceae, ranunculaceae….
Glycosid tim có trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò,
nhựa mủ.
3. CẤU TRÚC HOÁ HỌC
Glycosid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hoá học gồm hai phần:
Aglycon và phần đường.
3.1. Phần aglycon
Phần aglycon gồm 2 phần: một nhân hydrocarbon (nhân steran) và một mạch
nhánh là vòng lacton.
Nhân hydrocarbon: đây là nhân steran hay 10,13-dimethyl
cyclopentanoperhydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm chức có oxy.
Trước khi xét các nhóm chức gần vào nhân steran cần nhắc lại rằng: đối với
công thức chiếu trên mặt phẳng người ta quy ước nếu dây nối hướng về phía trước
trang giấy là hướng β ký hiệu bằng nét gạch liền(-), còn hướng về sau là hướng α thì
ký hiệu bằng một nét gián đoạn (---).

Ở c-3 có nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng β, trừ một vài
trường hợp ví dụ carpogenin, carpogenol, epidigitoxigenin thì hướng α.

67
Ở C-14 của hầu hết các glycosid tim có tác dụng đều có nhóm OH hướng β.
Một vài chất không có nhóm OH này ví dụ neriantin trong lá trúc đào.
Sự oxy hoá còn có thể xảy ra thêm ở các vị trí như 1, 5, 11, 12, 16, 19. Mức độ
oxy hoá ở C-19 có thể là CH2OH, CHO, COOH. Chất G.Strophanthidin có đến 6 OH
trong phần aglycon (Strophanthus). Nhóm OH có thể bị acyl hoá ví dụ oleandrigenin
(cây trúc đào). Có trường hợp các nhóm OH gần nhau tương tác với nhau để tạo nhóm
chức epoxy, ví dụ adynerin (xem bài trúc đào). Nhóm OH ở C-11 có thể tác dụng với
COOH ở C-19 để tạo thành vòng lacton.
Xét về sự nối các vòng của khung hydrocarbon: phần lớn đều có 2 vòng a và B
cis, B và C trans, C và D cis ví dụ digitoxigenin được biểu diễn theo công thức trong
mặt phẳng và công thức lập thể dưới đây:

Digitoxigenin
Một số ít thì A và B có nối vòng trans còn các vòng tiếp theo không thay đổi.
Ví dụ uzarigenin là aglycon của uzarin có trong “Uzara” một dược liệu thuộc chi
Gomphocarpus, họ Asclepiadaceae có ở Nam Phi.

Uzarigenin
Vòng lacton: Phần aglycon của glycosid tim
ngoài khung hydrocarbon nói trên thì đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-
17 của khung. Vòng lacton này coi là mạch nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng sinh
68
học đều có vòng lacton ở hướng β. Có hai loại vòng lacton: Một vòng lacton có 4
carbon có một nối đôi ở vị trí α-β. Những aglycon nào có vòng lacton này thì có 23
carbon và được xếp vào nhóm “cardenolid”. Loại thứ hai có vòng lacton có 5 carbon
vào có 2 nối đôi. (vòng α-pyron hay coumalin), những aglycon nào có vòng lacton này
thì có 24 carbon và được xếp vào nhóm “bufadienolid”. Các glycosid tim thường gặp
loại cardenolid, một số ít thuộc loại bufadienolid ví dụ scillaren A có trong cây hành
biển (Urginea maritima L.), hellebrin có trong cây Helleborus niger L.

Cardenolid Bufadienolid

3.2. Phần đường


Phần đường nối vào OH ở C-3 của aglycon. Hiện nay đã biết khoảng 40 loại
đường khác nhau. Ngoài những loại đường thông thương như D-glucose, L-rhamnose,
D-xylose, D-frucose có gặp trong những nhóm glycosid khác, còn lại là những đường
gặp trong glycosid tim. trong những đường này, đáng chú ý là những đường 2, 6-
desoxy. Dưới đây là ví dụ về đường 2,6-desoxy thường gặp:

CHO
H H
H OMe
OH H
OH H
CH3

L- oleandrose
Những đường này có những đặc tính sau: dễ bị thuỷ phân, cho phản ứng màu
với thuốc thử Keller-Kiliani, thuốc thử xanhthydrol.
Mạch đường có thể là monosaccharid hoặc oligosaccharid. Gitoxincellobiosid
trong digital tía có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn:

69
Gitoxincellobiosid = Gitoxigenin +(digitoxose)3 + (glucose)2
Người ta nhận thấy rằng các glucose bao giờ cũng ở phía cuối mạch (xa
aglycon).
4. LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG
Phần quyết định tác dụng lên tim là phần Aglycon bao gồm nhân steroid và
vòng lacton chưa bão hoà, cả hai đều quan trọng.
Nếu giữ lại vòng lacton, thay nhân steroid bằng nhân benzene, naphtalen… thì
mất tác dụng.
Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hoà dây nối
đôi, mở vòng lacton, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì mất tác dụng hoặc giảm đi
rất nhiều.
Sự hấp thu qua dạ dày, tá tràng, ruột non phụ thuộc vào số lượng nhóm Oh của
phần aglycon hay nói cách khác là phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp
thu qua đường tiêu hoá và tái hấp thu qua thận và gan vì chỉ có một nhóm Oh tự do
trong phần aglycon. Digitoxin tích luỹ trong cơ thể. ouabain có 5 nhóm Oh tự do trong
phần aglycon, rất khó hấp thu qua đường tiêu hoá nên phải tiêm tĩnh mạch. Ouabain
thải trừ nhanh.
Nhóm OH ở vị trí 14 rất quan trọng, không có nhóm này thì tác dụng giảm đi
rất nhiều.
Cách nối vòng cũng ảnh hưởng. C/D nối vòng cis có tác dụng quyết định lên
tim. A/b trans giảm tác dụng gấp 10 lần so với dẫn chất cis tương ứng.
Nhóm OH ở C-3 hướng α thì giảm tác dụng đi nhiều. Qua quá trình chuyển hoá
trong cơ thể, OH β ở vị trí C-3 bị epime hoá sang OH α để thải ra ngoài.
Vòng lacton hướng α cũng giảm tác dụng.
Phần đường có ảnh hưởng đến tác dụng nhưng ít, chủ yếu là ảnh hưởng đến độ
hoà tan.
5. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM
Glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, tan trong nước, cồn,
không tan trong benzen, ether.
Glycosid nào có đường 2-desoxy thì rất dễ bị thuỷ phân khi đun với acid vô cơ
0,05N trong methanol 30phút, trong khi những glycosid khác trong điều kiện đó thì
không thuỷ phân được.
Glycosid dễ bị thuỷ phân bởi các enzym. Thường thì các enzym này có sẵn
trong cây, có khả năng cắt bớt các đơn vị đường cuối mạch (xa aglycon) để chuyển
thành các glycosid thứ cấp, ví dụ enzym digilanidase trong lá digital lông,
strophanthobiase trong hạt Strophanthus courmontii.
Vòng lacton 5 cạnh hoặc 6 cạnh rất dễ bị mở vòng bởi tác dụng của kiềm rồi tạo
thành các dẫn chất iso không có tác dụng.

70
6. BẢO QUẢN
Những dược liệu chứa glycosid tim sau khi đã ổn định, làm khô và để nơi ráo
cũng chỉ có giá trị sử dụng trong 1 năm. Những dạng bào chế có độ ẩm tối đa 3,5% có
thể bảo quản tới 5 năm.
7. CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM

LÁ TRÚC ĐÀO
Folium Oleandri

Dược liệu là lá của cây Trúc đào – Nerium


oleander L. họ Trúc đào- Apocynaceae. Loài
Nerium odorum Soland. cũng được dùng.
* Đặc điểm thực vật:
Cây cao 3-4m, cành mọc đứng khi non có
màu xanh, khi già có màu nâu xám. Lá mọc vòng 3
lá một, nguyên, hình mũi mác, màu lục nhạt ở mặt
Hình 6.1. Cây Trúc đào – Nerium
dưới, màu lục sẫm ở mặt trên. Lá tiền khai cuộn
oleander, họ Trúc đào -
ngoài. Apocynaceae
Hoa màu hồng, có khi màu trắng xếp thành
ngù ở ngọn. Hoa đều lưỡng tính, có bao hoa và bộ nhị mẫu 5. Tràng hình cánh hợp,
hình phễu có phiến chia làm 5 thuỳ, tiền khai vặn. Chỉ nhị dính liền với tràng. Bao phấn
đính gốc. Quả cấu tạo bởi 2 đại. Khi nứt dọc, bên trong có hạt mang chùm lông màu
hung. Toàn cây có nhựa mủ trắng và độc.
* Thu hái:
Thu hái vào tháng 10, tháng11 hoặc vào tháng 4, hái những lá già dài trên
10cm. Hái về làm khô ngay ở nhiệt độ không quá 50oC
* Thành phần hoá học:
- Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid khác nhau.
Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Gồm các glycosid sau: oleandrin
(Neriolin), Desacetyloleandrin, Neriantin, Adynerin.
Trong lá còn có các thành phần khác như: acid ursolic, các dẫn chất
flavonoid: rutosid và nicotiflorin.
Ngoài sử dụng lá, cây trúc đào có thể sử dụng các bộ phận sau:
- Vỏ cây có chứa 4 glycosid tim.
- Hạt chứa 26 glycosid.
* Chiết xuất Oleandrin:
Gồm 4 giai đoạn:

71
- Chiết: lá khô đem xay thô (2-5mm). Ngâm 5kg bột lá với 50 lít cồn
25oC trong 24 giờ. Gạn chừng 25-27 lít, ép bã lấy thêm được 18-20 lít nữa.
- Loại tạp: dồn các dịch chiết trên lại rồi thêm 1/2 lít dung dịch chì
acetat 30%. Sau đó thử xem đã hết tạp chưa bằng cách lọc một ít và thêm vào dịch lọc
một ít dung dịch chì acetat nếu còn tủa thì phải thêm chì acetat nữa. Để yên 1 đêm, gạn
lấy nước trong lại và rót dần vào đấy 2 lít dung dịch natri sulfat 15%, quấy đều, lọc,
thử xem đã hết chì acetat chưa, nếu còn phải thêm tiếp dung dịch natri sulfat.
- Bốc hơi dung môi: Cho dịch lọc vào nồi, bốc hơi ở áp suất giảm,
nhiệt độ từ 50-55oC. Cất cho đến khi còn 1/6 thể tích ban đầu, nghĩa là còn khoảng 8
lít, để nguội. Glycosid thô sẽ đọng lại ở đáy nồi (khoảng 48-50g)
- Tinh chế: Cho glycosid thô vào bình, thêm 200ml cồn 70oC, đặt vào
nước nóng cho tan hết rồi cho vào tủ lạnh trong vài ngày. Lọc lấy tinh thể, kết tinh lại
một vài lần sẽ thu được 5-6g Oleandrin tinh chế.
* Tác dụng và công dụng:
Neriolin và các chế phẩm lá trúc đào tác dụng như các chế phẩm của lá digital
nhưng tác dụng mạnh hơn và ít tích luỹ hơn.
- Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương. Tính chất
này đặc biệt có lợi đối với bệnh nhân bị hẹp van 2 lá vì kéo dài thời kỳ tâm trương
giúp cho máu có đủ thời giờ xuống tâm thất trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp khiến cho lượng
máu phóng vào đại tuần hoàn trong mỗi chu chuyển tim lớn hơn, nâng cao được lưu
lượng và hiệu suất của tim.
- Tác dụng lên tim đến rất nhanh: chỉ sau vài giờ, có trường hợp chỉ
sau 15-20 phút bệnh nhân bớt khó thở, nhờ thế bệnh nhân rất phấn khởi tin tưởng ở
thuốc.
- Neriolin được loại ra khỏi cơ thể nhanh nên việc đổi thuốc không
phải chờ thuốc thải ra hết mà có thể thay ngày hôm sau.
- Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù.
* Dạng dùng:
Dung dịch1/5000 oleandrin;
Dạng viên có 0,0001-0,0002g oleandrin; liều dùng: 0,0002g/lần x 2 lần/ngày.
Đạng cao lỏng lá; liều dùng: một lần 0,1g - 24 giờ 0,5g
Bột lá; liều dùng: một lần 0,05g - 24 giờ 0,5g

HẠT THÔNG THIÊN


Semen Thevetiae
Dược liệu dùng là hạt của cây Thông thiên - Thevetia peruviana K. Schum họ
Trúc đào – Apocynaceae

72
Hình 6.2. a. Cây Thông thiên- Thevetia netiifolia, họ Trúc đào – Apocynaceae
b. Dược liệu thông thiên

Glycosid
a b
tim trong hạt
thông thiên là Thevetin.
* Đặc điểm thực vật:
Cây nhỡ, cao chừng 4-5m, thân nhẵn, trên cành mang nhiều sẹo lá đã rụng. Lá
hình mác, hẹp, dài 8-15cm, rộng 4-7mm, đơn, nguyên, nhẵn. Hoa màu vàng rất đẹp,
to, mọc thành xim ở gần ngọn. Quả rất đặc biệt, hạch hình 3 cạnh dài 3-5cm, dầy
chừng 2-2,5cm, hơi chia thành 4 múi, lúc chưa chín có màu xanh bóng, khi chín có
màu đen bóng nhưng nhăn lại và rất mềm.
Toàn cây có nhựa mủ trắng. Khi bẻ cành hay châm vào quả, ta thấy nhựa mủ
mới chảy ra có màu trắng, sau chuyển thành màu đen.
* Thành phần hóa học:
Trong hạt thông thiên có những chất sau đây:
- Chất dầu: 35-41% (phương pháp ép) hoặc 57% (phương pháp dùng dung
môi). Dầu có mùi thơm, gần như mùi hạnh nhân
- Một số chất heterozit, trong đó được biết rõ nhất là các chất tevetin và
neriifolin.
* Tác dụng và công dụng:
Thevetin có tác dụng cường tim như các glycoside digitalic khác.
Vì dễ tan trong nước nên tác dụng nhanh và cũng bị bài tiết nhanh. Có tác dụng
kích thích cơ trơn của bàng quang và ruột, có tác dụng thông tiểu, liều cao gây đi lỏng.
Độ độc của thevetin kém hơn ouabain và digitalin.
Dùng trong những trường hợp kém tim, tim đập loạn nhịp, tim suy nhược sau
khi mổ hay sau khi mắc bệnh nhiễm trùng, đau van tim.

STROPHANTHUS

* Bộ phận dùng
Là hạt của nhiều loài strophanthus, chủ yếu là từ 3 loài sau: strophanthus
gratus, strophanthus kombe, strophanthus hispidus.

73
* Thành phần hoá học:
30% chất dầu; thành phần có tác dụng là các
glycosid tim thuộc nhóm cardenolid (hàm lượng từ
3-8%) trong đó có ouabain.
* Tác dụng:
Các chế phẩm từ hạt strophanthus đều là
thuốc có tác dụng lên tim theo quy tắc 3R. So với
digitalin thì ouabain có tác dụng thải trừ nhanh,
không tích luỹ, mức độ làm giảm nhịp không bằng
digitalin nhưng làm tăng biên độ. Nếu bằng
đường uống, ouabain hấp thu ở ruột kém Hình 6.3. Cây Strophanthus komber
Oliver., họ Trúc đào - Apocynaceae
hơn digitalin.
* Công dụng:
Hạt strophanthus gratus dùng để chiết ouabain làm thuốc bổ trợ tim cấp tốc vì
tác dụng nhanh, dùng trong các trường hợp suy tim cấp tính, phù phổi cấp, mạch
nhanh từng cơn, thiểu năng tâm thất trái, đau thắt tim.
Hạt S. Kombe dung để chiết xuất K. Strophantin và dùng như ouabain.
Hạt S. Hispidus ít dùng.

SỪNG DÊ HOA VÀNG

Dược liệu dùng là hạt lấy từ cây sừng dê hoa vàng - Strophanthus divaricatus
Hook., họ Trúc đào – Apocynaceae.
* Đặc điểm thực vật :
Cây nhỏ, cao độ 3m, có nhựa mủ trắng, cành và thân cây màu nâu đen, có nhiều
lỗ bì trắng nổi lên. Lá mọc đối, hình trứng dài 5-9cm, rộng 2,5-5 cm, gân lá gồm 6-8
đôi. Cuống lá dài 3-8mm, phía trên có lòng máng. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Đài
hoa màu xanh. Tràng hoa màu vàng hình phễu, bên trên chia làm 5 thuỳ, phần phụ rất
dài (đến 10cm). Bầu dưới, 2 ô. Quả gồm 2 đại, mỗi đại dài
10-15cm, rộng 3cm, đỉnh thót nhỏ lại. Hạt có phần lông
mịn. Cây này khá phổ biến, gặp ở các vùng trung du miền
Bắc nước ta. Theo tài liệu thì mọc ở nam Trung Quốc. Ta
đã khai thác để sử dụng.
* Thành phần hoá học :
Có 37% chất béo. Thành phần chính có tác dụng là
các glycosid tim, hàm lượng 9-16%.
* Tác dụng và công dụng :

74
Sau khi nghiên cứu tác dụng dược lý của hỗn hợp glycosid tim chiết từ S.
divaricatus ở Trung Quốc, các tác giả Trung Quốc đã
kết luận rằng hỗn hợp glycosid chiết được có hiệu quả Hình 6.4. Cây sừng dê hoa
điều trị suy tim tương tự K. strophantin và hoạt lực xấp vàng – Strophanthus
divaricatus, họ Trúc đào -
xỉ bằng 2/3 K. strophantin. Trên cơ sở đó, hỗn hợp Apocynaceae
glycosid tim từ hạt sừng dê hoa vàng đã được chính
thức đưa vào Dược điển Trung Quốc năm 1963 với tên Divasid.
Năm 1967 Viện Dược liệu đã nghiên cứu tác dụng dược lý của D. strophantin
và kết luận rằng tác dụng của D.strophantin cơ bản giống G. strophantin và có hoạt lực
sinh vật xấp xỉ bằng 2/3 G. strophantin. Thuốc đã được áp dụng trên lâm sàng.

DƯƠNG ĐỊA HOÀNG


Dương địa hoàng có khoảng 28 loài và có khoảng 100 dẫn chất cardenolid trong
thành phần của hạt và lá. Có 2 loài quan trọng được dùng phổ biến: Dương địa hoàng
tía – Digitalis purpurea L. và Dương địa hoàng lông – Digitalis lanata Ehrh., họ Hoa
mõm sói – Scrophulariaceae.

DƯƠNG ĐỊA HOÀNG TÍA


Digitalis purpurea L., họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae.
* Đặc điểm thực vật :
Cây thảo sống 2 năm hoặc lâu hơn. Năm đầu chỉ có 1 cụm lá ở gốc, năm 2 từ
cụm lá mọc lên thân cao 50 – 150 cm, phía ngọn mang hoa mọc thành chùm. Thân
mang lá mọc sole. Lá hình trái xoan, to (dài 30 cm, rộng 10 cm).
Lá có mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh xám có nhiều lông. Chùm hoa
mọc một phía của trục, hoa chúc xuống. Tràng hợp hơi giống hình ngón tay (digitatus:
hình ngón tay), đầu miệng loe ra thành 4 thuỳ và tạo 2
môi không rõ nét. Mặt ngoài tràng hoa có màu đỏ tía,
họng có lông và có những điểm đỏ sẫm. Quả nang, hạt
nhỏ, nhiều, màu nâu nhạt.
Thu hái lá có thể tiến hành vào năm thứ nhất
(tháng 8-11), loại lá này cho hàm lượng glycosid cao.

75
Nếu hái vào năm thứ hai thì hái trước khi ra hoa (tháng 5-7). Thu hái khi trời còn khô
ráo.
* Thành phần hoá học :
Hoạt chất chính là các glycosid tim thuộc nhóm cardenolid gồm có các thành
phần chính sau:
Ngoài ra còn có Saponosid là những glycosid có nhân steroid.
Dẫn chất anthraquinon (10 dẫn chất).
* Tác dụng và công dụng:
Tác dụng chủ yếu trên tim, bộ máy tuần hoàn và chức năng tiết niệu.
- Giảm tần số co bóp tim, giảm thời kỳ tâm thu, kéo dài thời kỳ tâm trương.
- Lưu lượng máu trong tuần hoàn tăng,
máu ở tĩnh mạch về tim dễ dàng. Hình 6.5. Dương địa hoàng tía –
Digitalis purpurea, họ Hoa mõm sói –
- Tác dụng lợi niệu đặc biệt khi bị phù Scrophulariaceae.
do tim.
- Nhưng Digitoxin đào thải chậm do gắn với protein của huyết tương, gan, thận,
có thể tích lũy sau 20 ngày sau khi uống hoặc tiêm nên cẩn thận tránh ngộ độc.
- Dạng dùng: bột lá (1 g / 1 lần và 24 h), thuốc ngâm với nước (24h), hãm với
nước sôi (2h), cồn 1/10 (1,5 g cồn/1 lần và 6 g cồn/24h). dung dịch Digitalin 0,1 %
trong cồn, glycerin và nước.1 ml dd có 50 giọt và 1 mg Digitalin. X giọt/1 lần, XXV
giọt/ 24h.

DƯƠNG ĐỊA HOÀNG LÔNG


Digitalis lanata L., họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae

* Đặc điểm thực vật :


Năm thứ 2 thân mọc cao 1 m, tím ở gốc, mang
hoa ở ngọn và hoa mọc mọi phía của trục. Đặc biệt trục
hoa, lá bắc, lá đài có rất nhiều lông (lanatus : phủ lông).
Tràng màu vàng kem, có các đường gân màu nâu xẫm.
Có 5 thùy không đều tạo 2 môi.
* Thành phần hóa học :
Glycosid tim trong lá digital lông 0,5 – 1 %. Gồm
nhiều Glycosid tim khác nhau:
- Glycosid sơ cấp : Lanatosid A, B, C (hay Digilanid
A, B, C).
Hình 6.6. Digital lông –
Digitalis lanata, họ Hoa mõm
76 sói – Scrophulariaceae.
- Phần aglycon : digitoxigenin và digoxigenin chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
* Tác dụng
Lá digital lông độc hơn lá digital tía (gấp 4 lần). Lanatosid C và digoxin tác
dụng nhanh hơn và thải trừ nhanh hơn Digitoxin.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày định nghĩa glycosid tim, kể tên 5 dược liệu chứa glycosid tim. Trình bày
cây Sừng dê hoa vàng về: tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng.
2. Trình bày về 4 giai đoạn chiết xuất Oleandrin. Trình bày tên khoa học, thành phần
hóa học, tác dụng và công dụng của cây Thông thiên
3. áp dụng những kiến thức đã học, anh chị hãy xây dựng quy trình chiết xuất
Oleandrin từ lá cây Trúc đào.

Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):

A-B
4. Glycosid tim có tác dụng cường tim, làm chậm, làm điều hòa nhịp tim.
A-B
5. Bệnh nhân bị suy tim, có nhịp tim chậm.
A-B
6. Uoabain được dùng để uống.
A-B
7. Cây Sừng dê hoa vàng có quả là quả hai đại.

Trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...):

8. Kể tên 4 dược liệu chứa glycosid tim:


A. ...........
B.............
C..............
D..............
9. Glycosid tim là những ......... có tác dụng đặc biệt trên tim.
10. Khi thủy phân glycosid tim cho hai phần .......... và................
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
11. Để chiết xuất Oleandrin trong lá Trúc đào gồm:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
12. Glycosid tim trong hạt Thông thiên có tên là:
A. Ouabain
B. Oleandrin
C. Thevetin
D. Digitoxigenin

77
13. Tên khoa học của cây Sừng dê hoa vàng:
A. Strophantus divaricatus
B. Polygonum multiflorum
C. Thevetia neriifolia
D. Nerium oleander
14. Cây Thông thiên thuộc họ:
A. Họ Thầu dầu
B. Họ Trúc đào
C. Họ Hoa tán
D. Họ Ngũ gia bì

78
CHƯƠNG 7
ĐẠI CƯƠNG VỀ SAPONIN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, cấu trúc hoá học của saponin.
2. Trình bày được tác dụng và công dụng của Saponin.
3. Phân tích được thành phần hóa học của các dược liệu chứa Saponin đã được
đưa vào giáo trình, chú trọng : cam thảo, Viễn chí, Cát cánh, Ngưu tất, Nhân sâm,
Tam thất, Mạch môn
4. Áp dụng được các kiến thức đã học để phân tích công dụng và ứng dụng của
các dược liệu chứa saponin.

NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Saponin còn gọi là saponosid do chữ Latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà
phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập
được Saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.
Saponin có một số tính chất đặc biệt :
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ
hoá và tẩy sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
- Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm
mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun,
sán, ốc sên.
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu ; liều
cao gây nôn mửa, đi lỏng.
- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với chất 3-β-hydroxysteroid khác.
tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin. Ví dụ :
sarsaparillosid thì không có tính chất phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.
Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc,
abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.
Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người
ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari
hydroxyd, ammoni sulfat.
2. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG
Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính trong các
dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn....
79
Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải...
Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất và một số cây
thuộc họ nhân sâm khác.
Saponin làm tăng tính thấm của tế bào : Sự có mặt của saponin sẽ làm cho các
hoạt động chất khác dễ hòa tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital.
Một số saponin có tác dụng chống viêm. Một số có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm, ức chế virus.
Một số có tác dụng chống ung thư trên thực nghiệm.
Nhiều saponin có tác dụng diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể)
Sapogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid.
Digitonin dùng để định lượng cholesterol.
Một số nguyên liệu có chứa saponin dung để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ
lụa.
3. SỰ PHÂN BỐ TRONG THỰC VẬT
Saponin steroid thường gặp trong các cây một lá mầm. Các họ hay gặp là:
Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae,… Đáng chú ý nhất là một số loài thuộc chi
Dioscorea L., Agave L., Yucca L.
Saponin triterpenoid thường gặp trong cây hai lá mầm thuộc các họ như:
Acanthaceae, Amaranthaceae, Araliaceae, Campanulaceae, Fabaceae, Polygalaceae,
Rubiaceae.
Trong cây, saponin thường tích luỹ ở những bộ phận khác nhau: tích luỹ ở quả
như bồ kết, bồ hòn; rễ như cam thảo, viễn chí, cát cánh; lá như dứa Mỹ…

4. CÁC DƯỢC LiỆU CHỨA SAPOnIN

CAM ThẢO
(Radix Glycyrrhizae)
Chi Glycyrrhiza có nhiều loài và thứ khác nhau.
Dược điển Việt Nam quy định dùng 2 loài:
Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher,
họ Đậu – Fabaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và
thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể
đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên
các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0.5- Hình 7.1. Cây Cam thảo
1.5m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá – Glycyrrhiza uralensis Fisher,
chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài họ Đậu – Fabaceae.

80
glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng,
loài uralensis thì quả cong và có lông cứng.
* Trồng tỉa và chế biến:
Thường được trồng bằng các đoạn thân ngầm có 2-3 mầm vào mùa xuân. Đất
phải tốt và phải bón phân. Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. ba năm đầu có thể
trồng xen các hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con,
ủ đống làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài
16-30 cm, đường kính 5-20 mm, bó thành từng bó. Dược liệu mặt ngoài có lớp vỏ màu
nâu, vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo chiều dọc. Vị rất ngọt, hơi khé cổ.
* Thành phần hoá học:
Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean,
hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô, chỉ có trong
bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (ngọt gấp 60 lần
đường saccharose). Đây là saponin quan trọng nhất của
rễ cam thảo. Glycyrrhizin tinh khiết ở dạng bột kết tinh
trắng dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, không tan
trong ether và chloroform,. Glycyrrhizin ở trong cây
dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic (còn
gọi là acid glycyrrhizinic)
Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ Hình 7.2. Dược liệu cam thảo
hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biết đến, quan trọng
nhất là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Những hoạt chất estrogen steroid: phần này tan trong ether dầu hoả.
Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin
Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose.
Toàn bộ các chất chiết được bằng nước có thể đến 40%.
Phần trên mặt đất của cây cam thảo cũng đã xác định được các flavonoid:
pinocembrin, prumetin, isomucronulatol, prunetin, isomucrolactol.
* Tác dụng:
- Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
- Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống co thắt. (Tác dụng chống co thắt và
tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày chủ yếu là do các thành phần flavonoid.)
- Tác dụng long đờm do các saponin.
- Tác dụng tương tự cortison do glycyrrhizin giữ nước trong cơ thể kèm
theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải iôn K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp.
Nếu dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù. Trong một số trường hợp
thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống viêm bằng 1/5 hydrocortison.
Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo thành xung quanh viên bông cấy dưới da

81
của chuột cống trắng hoặc làm giảm độ sưng của chân chuột sau khi tiêm formol. Acid
liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo.
- Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của hai chất
liquiritigenin và isoliquiritigenin cũng được phát hiện.
- Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của
morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố của bạch cầu,
uốn ván.
- Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng
miễn dịch của cơ thể.
* Công dụng:
- Thuốc chữa ho.
- Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh
hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat,
calci carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng)
- Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ.
- Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị
khó uống trong các chế phẩm.
- Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.
- Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá.
* Các dạng bào chế:
- Cao mềm, cao lỏng, cao khô. Trong quá trình chiết bằng nước để làm cao,
người ta cho thêm ammoniac để dễ hoà tan các hoạt chất.
- Cam thảo còn được dùng dưới dạng siro.
- Cam thảo là vị thuốc được gặp trong nhiều đơn thuốc cổ truyền dưới dạng
thuốc sắc.
- Cam thảo kết hợp với ô mai, gừng dưới dạng mứt “ô mai cam thảo” để
ngậm chữa ho.
- Thuốc mỡ có acid glycyrrhetic dùng để chống viêm, chữa một số bệnh
eczema.

VIỄN CHÍ
Radix Polygalae

Viễn chí là vỏ rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt
nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏ -
Polygala tenuifolia Willd. hoặc viễn chí Sibêri – Polygala sibirica L. , Dược điển
nhiều nước khác thì quy định loài Polygala senega L. , họ Viễn chí – Polygalaceae.

82
* Đặc điểm thực vật:
Viễn chí thuộc loài cây nhỏ, sống dai. Từ
gốc mọc lên nhiều thân nhỏ. Thân loài viễn chí
lá nhỏ nhẵn còn loài Sibêri thì có lông tơ ngắn.
Lá mọc so le, không có cuống. Loài viễn chí lá
nhỏ phiến lá hẹp, nhọn còn loài Sibêri phiến
rộng hơn, hình mác. Cụm hoa chùm. Đài không
đều còn lại trên quả, 5 lá đài có hai lá bên phát
triển thành cánh; 3 cánh hoa màu xanh dính lại
thành ống không đều; 8 nhị dính liền thành một
Hình 7.3. Dược liệu viễn chí
bó. Bầu trên, 2 ô. Quả nang.
Loài viễn chí lá nhỏ mọc ở đông Sibêri, xung quanh hồ Baican, loài Sibêri và
một số vùng khác như Ucraina, Capca. Ở Trung Quốc loài Sibêri có ở cả miền Nam và
Bắc, loài viễn chí lá nhỏ có ở miền đông bắc và bắc. Hiện nay, ta vẫn phải nhập viễn
chí của Trung Quốc.
* Bộ phận dùng:
Rễ hình trụ hơi cong queo, dài 10-15cm, đường kính 0.3-0.8 cm. Mặt ngoài
màu xám nâu nhạt, có những nếp nhăn ngang và dọc. Lớp vỏ dày dễ tách khỏi lớp gỗ.
Lớp vỏ màu nâu nhạt, lớp gỗ màu ngà vàng. Vị đắng nồng.
* Thành phần hoá học:
Rễ của 3 loài trên đều có chứa saponin.
Ngoài ra có thêm một số thành phần khác như: chất kiềm hữu cơ, đường…
* Tác dụng
Uống với liều thích hợp saponin có trong dược liệu sẽ kích thích sự bài tiết
niêm dịch ở khí quản, có tác dụng chữa ho, long đờm, kích thích sự bài tiết nước bọt,
bài tiết các tuyến ở da và thông tiểu. Viễn chí có tác dụng tiêu viêm ngoài ra còn có tác
dụng an thần, nâng cao trí lực.
* Công dụng và dạng dung:
- Thuốc có tác dụng chữa ho. Liều dùng mỗi lần 2 gram, ngày 6g dưới dạng
thuốc sắc. Nếu cao lỏng thì dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 0,5-2ml.
- Có thể chế dưới dạng siro: Rễ viễn chí tác nhỏ 10g, nước cất 150ml.
- Hãm viễn chí với nước sôi trong 8 giờ. Gạn, lọc rồi thêm đường theo tỷ lệ siro
pha nguội.
- Trong y học cổ truyền, viễn chí được chế biến dưới hai dạng:
+ Chích viễn chí: viễn chí đã được đun với nước cam thảo đến cạn rồi phơi khô.
(1kg viễn chí cần 60g cam thảo)
+ Mật viễn chí: viễn chí được sao với mật ong (1kg viễn chí cần 200g mật ong)

83
- Ngoài công dụng chữa ho, trong y học cổ truyền còn sử dụng viễn chí phối
hợp với các vị thuốc khác để điều trị suy nhược, hay quên, sợ hãi.

CÁT CÁNH
Radix Platycodon
Dược liệu là rễ của cây cát cánh – Plantycodon grandiflorum, họ Hoa chuông –
Campanulaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không có cuống mọc đối
hoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6cm, rộng 1-2.5cm, mép lá có răng cưa
to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài
màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược.
Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc, Liên Xô cũ. Hiện nay, ta còn phải nhập.
* Bộ phận dùng:
Rễ củ đào vào mùa đông ở những cây được 3-4
năm, rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô. Rễ hình trụ,
phía dưới thon nhỏ lại, dài 15-20cm, đường kính 1-
2cm, thường ít phân nhánh. Phía trên còn sót lại gốc
của thân. Mặt ngoài màu trắng ngà, có những vết nhăn
ngang, dọc và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ không phẳng,
màu trắng. Vị hơi ngọt, sau đắng. Loại rễ to, dài, đều,
chắc, màu trắng vị đắng là tốt.
* Thành phần hoá học:
Hoạt chất chính là các saponin triterpenoid
nhóm olean. Sau khi thuỷ phân đã thu được các Hình 7.4. Cây cát cánh - Plantycodon
sapogenin: acid platycogenic A, B, C, grandiflorum, họ Hoa chuông –
platycodigenin và acid polygalasic. Campanulaceae.
Ngoài ra, trong cát cánh còn có inulin.
* Tác dụng:
Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng long đờm và
tiêu đờm, làm hạ cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu
thần kinh và giảm sốt. Có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận
trọng trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
* Công dụng:
Chữa ho có đờm.
Trong y học dân tộc cổ truyền có đơn thuốc của Trọng Cảnh (xem bài Cam
thảo)

84
NGƯU TẤT
Radix Achyranthes bidentatae

Dược liệu là rễ đã chế biến của cây ngưu tất – Achyranthes bidentata Blume. ,
họ Rau dền – Amaranthaceae.
* Đặc điểm thực vật :
Cây thuộc thảo, cao khoảng 1m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn,
mép nguyên dài 5-12cm, rộng 2-5cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc
hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống.
Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên
vướng phải có thể mắc vào quần áo.
* Thành phần hoá học :
Rễ có các saponin, khi thuỷ phân cho các
sapogenin là acid oleanolic. Ngoài ra còn có ecdysteron
và inokosteron.
* Tác dụng và công dụng :
+ Rễ ngưu tất đã được GS Đoàn Thị Nhu và cộng
sự chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu và có tác
dụng hạ huyết áp. Viện Dược liệu (Bộ Ytế VN) đã sản
xuất cao toàn phần bào chế dưới dạng viên đem thử tại
viện Bảo vệ sức khoẻ người có tuổi do GS Phạm Khuê
và cộng sự đã đi đến kết luận sau :
- Ngưu tất có tác dụng làm giảm Hình 7.5. Cây ngưu tất -
cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có Achyranthes bidentata, họ Rau dền
cholesterol máu cao được điều trị. – Amaranthaceae.
- Ngưu tất có tác dụng làm giảm tỷ lệ β/α lipoprotein máu ở 82% số bệnh
nhân có tỉ lệ β/α lipoprotein máu cao điều trị.
- Trong đông y, vị ngưu tất được dùng phối hợp với một số dược liệu khác
để chữa chứng mất kinh, đẻ khó. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau lưng,
bí tiểu tiện.
Chú thích :
Ở nước ta, còn có cây cỏ xước – Achyranthes aspera L., mọc hoang, nếu cây
được trồng và chăm bón thì cũng cho rễ mềm và cũng có thể dùng được như ngưu tất.
Cây này khác cây trên ở chỗ lá có khía răng, lá to hơn và bông dài hơn.

85
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Cortex Schefflerae octophyllae

Dược liệu là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim hay gọi tắt
là cây chân chim – Schefflera octophylla Harms., họ Nhân sâm – Araliaceae.

* Đặc điểm thực vật :


Cây cao 2-8m, có lá mọc so le, lá kép hình chân vịt
với 6-8 lá chét có dáng như chân chim, do đó mà có tên gọi.
Cuống lá dài 6-30cm. Lá chét nguyên, hình trứng thuôn dài,
đầu nhọn dài 7-20cm, rộng 3-6cm. Cuống lá chét ngắn 1.5-
3cm. Cụm hoa chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa
và nhị bằng nhau, thường là 5. Bao phấn 2 ô, bầu hạ có 5-6
ô. Quả hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín có màu tím
sẫm đen, trong chứa 6-8 hạt. Cây mọc hoang ở các rừng cây
bụi hoặc đồi hoang.
* Chế biến :
Bóc vỏ để có chiều dài khoảng 20cm, rộng 5cm, Hình 7.6. Cây Ngũ gia bì chân
cạo sơ qua để bỏ bớt lớp vỏ thô ở ngoài, phơi trong chim - Schefflera octophylla, họ
Nhân sâm – Araliaceae
râm, ủ lá chuối 7 ngày, thỉnh thoảng đảo cho đều để
nổi mùi thơm rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.
* Thành phần hoá học
Vỏ thân :
- Tinh dầu (0,8%)
- Các saponin nhóm usan và olean.
Lá:
- Tinh dầu
- Các saponin chủ yếu thuộc nhóm lupan.
* Định tính:
- Lấy 2g bột dược liệu, cho vào bình nón, thêm 10ml cồn 90 o, đun sôi, lắc, lọc.
Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 5 giọt anhydrid acetic, thêm từ từ theo
thành ống 3 giọt acid sulfuric đậm đặc, lớp phân cách giữa hai lớp dung dịch có màu
nâu đỏ.
- Lấy ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm nước, lắc, có bọt bền sau 10
phút.
* Công dụng:
Trong y học cổ truyền, dùng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong
thấp. Thuốc bổ, giúp cho sự tiêu hoá.

86
NHÂN SÂM
Radix Ginseng.
Rễ củ chế biến của cây nhân sâm –
Panax ginseng C.A.Mey., họ Nhân sâm –
Araliaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây nhỏ, cao 30-50cm có thể sống trên
50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá.
Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 3
lá chét về sau có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ
hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây
trồng thì ra ho a vào năm thứ 3 vào mùa hạ; từ
điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao
chừng 10cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm
họp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá đài 5
răng, 5 nhị. Quả hạch màu đỏ gần hình cầu. Rễ
củ thường to bằng ngón tay phân thành nhiều Hình 7.7. Cây nhân sâm - Panax
ginseng, họ Nhân sâm -
nhánh nom như hình người nên có tên là nhân
Araliaceae.
sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước rất
lớn nặng đến 300-400g.
* Chế biến:
Trong y học dân tộc cổ truyền, người ta phân biệt hai loại chính: hồng sâm và
bạch sâm.
Hồng sâm: chọn củ mẫm to, nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi
chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột
có trong rễ bị chín và khi khô thì thể chất trong suốt nửa như sừng, có màu hồng mùi
thơm, vị ngọt hơi đắng. “Thân” sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên và
phần dưới hơi thót lại.
Phần “đầu” tức là cổ rễ, đôi khi nom rõ vết sẹo của thân. Rễ đôi khi phân nhánh
nom như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh nom như chân. Củ càng to càng giá
trị.
Bạch sâm (hoặc đường sâm): Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng
sâm thì chế bạch sâm. Sau khi rửa sạch đất cát thì nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó
tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60 o. Dược liệu sau khi chế
biến thì mặt ngoài màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám bên ngoài, mặt
bẻ màu trắng ngà và xốp, mùi thơm, vị ngọt.

87
* Thành phần hóa học:
Thành phần chính là các saponin triterpenoid tretracyclic nhóm dammaran gọi
chung là ginsenosid.
Trong lá cũng có chứa saponin với aglycon là acid oleanolic.
Các thành phần khác: tinh dầu 0,05-0,25%, vit B1, B2, các phytosterol 0,029%,
glycan.
* Công dụng:
Nhân sâm được dùng từ lâu đời ở các nước Á đông và đã được đưa vào Dược
điển một số nước. Cao nhân sâm là thành phẩm chính của biệt dược “Pharmaton” SA
Lugano.
Dùng sâm trong trường hợp suy nhược cơ thể sau khi ốm nặng, làm việc quá
sức và mệt mỏi, liệt dương, lãnh dục, ăn không ngon, suy yếu đường tiêu hoá. Sâm có
tác dụng chống lão hoá, chống stress, chữa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, lipid
máu cao, gan nhiễm mỡ.
Dùng nhân sâm thì nâng cao khả năng lao động bằng trí óc, khả năng tập trung
tư tưởng và tăng trí nhớ, tăng cường miễn dịch đặc hiệu của hệ thống đề kháng của cơ
thể.
Cách dùng: dùng dưới dạng cồn thuốc, nước chưng cách thuỷ, thuốc bột dập
viên. Ngày dùng 2-6g. Hiện nay, trên thị trường thông dụng là loại trà tan.
Lá cũng sử dụng chứ không bỏ đi.

TAM THẤT
Radix Notoginseng

Rễ củ phơi khô của cây tam thất – Panax notoginseng F.H.Chen, họ Nhân sâm
– Araliaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt,
cuống lá dài, mỗi lá thường có 3-5 lá chét, mép lá có khía răng cưa nhỏ, trên gân
chính rải rác có gân cứng thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi
chín màu đỏ. Hạt hình cầu.
* Đặc điểm dược liệu:
Dược liệu sau khi chế biến có hình dạng thay đổi, thường hình con quay hay
hình củ cà rốt dài 2-6 cm, đường kính 1-4cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc màu vàng
xám, có những vết nhăn dọc gián đoạn và vết sẹo còn lại của rễ nhánh. Phần trên xung
quanh vết sẹo của thân có những u nhỏ lồi ra. Thể chất cứng chắc, vị thoạt đầu hơi
đắng sau hơi ngọt.

88
* Thành phần hóa học:
Thành phần hoá học chính của tam thất là các
saponin thuộc nhóm dammaran.
Các bộ phận khác của cây như rễ con, lá, hoa
đều có saponin nhóm dammaran.
* Tác dụng và công dụng:
Trong đông y, tam thất được coi là vị thuốc có
tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu,
giảm viêm, giảm đau.
Dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn
ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tử cung xuất
huyết, chấn thương.
Ngoài ra, tam thất cũng được coi là một vị
thuốc bổ như nhân sâm, rất hay được dùng cho Hình 7.8. Cây tam thất - Panax
phụ nữ sau khi sinh nở. notoginseng, họ Nhân sâm –
Araliaceae.
Phụ nữ đang mang thai không nên dùng.
Hiện nay, ngưởi ta biết khoảng 14 loài Panax mọc hoang. Ở nước ta có phát
hiện một số loài thuộc chi Panax mọc hoang ở Sapa, Kontum và Quảng nam. Loài ở
Kontum và Quảng nam (địa phận núi Ngọc Linh) đã được các nhà khoa học Việt Nam
và Liên Xô cũ xác định là một loài Panax mới đặt tên là Panax vietnamensis Ha et
Grushv. Loài này đặc biệt có thân rễ nhiều đốt mang sẹo của những gốc thân mọc
hoang hàng năm lụi đi. Chiều dài và đường kính thân rễ thay đổi tuỳ theo độ tuổi của
cây, thường dài 25cm, đường kính 1-3,5cm với cây khoảng 20 năm tuổi. Thân rễ cũng
có mang nhiều rễ phụ. Tận cùng của thân rễ có một rễ củ nhỏ mang nhiều rễ con.
Đặc điểm về mặt thực vật được phân biệt với các loại Panax khác ở chỗ loài
này phần lớn là bầu 1 ô, một vòi nhuỵ, thỉnh thoảng cũng có trường hợp 2 ô nhưng
không có 3 ô hoặc hơn. Trái hình thận và phần lớn chỉ chứa một hạt trong lúc các loài
khác thường có 2 hạt hoặc hơn.
Về mặt hoá học, theo Nguyễn Minh Đức (bộ môn Dược liệu Đại học Y dược
TP.HCM) trong luận án tiến sĩ bảo vệ tại Nhật 1994 cho thấy trong thân rễ có 23
saponin đã được biết.
+ Có nơi trong nước ta còn lấy rễ của một số cây thuộc họ Gừng: Stahlianthus
thorelii Gagnep. để làm giả cây tam thất, cần chú ý tránh nhầm lẫn và giả mạo.
+ Ở Liên Xô cũ có nghiên cứu một số cây thuộc các chi khác thuộc họ Nhân
sâm và thấy thân rễ một số cây sau cũng có tác dụng bổ tương tự như nhân sâm: Aralia
mandshurica Rupr. Et Maxim; Echinopanax elatum Nakai; Eleutherococus senticosus
Maxim. Cây Eleutherococus còn có tác dụng khích thích miễn dịch cơ thể.

89
+ Cây Ngũ gia bì hương (hay Ngũ gia bì gai) – Acanthopanax aculeatum Seem.
Cây có gai, lá có 3-5 lá chét, có mọc ở Lào cai, Lạng sơn... cũng được khai thác để chế
rượu bổ; bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ rễ.
+ Một số cây thuốc khác mang tên sâm, cần chú ý phân biệt:
- Đảng sâm – Codonopsis tangshen Oliv., họ Hoa chuông –
Campanulaceae. Dây leo, bộ phận dùng là rễ củ. Trong y học dân tộc cổ truyền, đảng
sâm cũng được coi là vị thuốc bổ có mặt trong các bài thuốc như tứ quân, bát vị, thập
toàn đại bổ… Đảng sâm mà ta đang khai thác trong nước là rễ củ của Codonopsis
javanica (Blume) Hook.f.
- Đan sâm – Salvia miltiorrhiza Bunge., họ Hoa môi – Lamiaceae; cây này
đã di thực. Trong dân tộc cổ truyền dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ, chữa rong
kinh, kinh nguyệt không đều.
- Huyền sâm – Scrophularia buergeriana Miq., họ Hoa mõm sói –
Scrophulariaceae (xem phần dược liệu chứa monoterpenoid glycosid)
- Sa sâm – Glehnia littoralis F.Schmidt; họ Hoa tán – Apiaceae. Ta thay thế
bằng cây sa sâm nam – Launea sarmentosa (Wild.) Sch. , họ cúc – Asteraceae. Mọc
phổ biến trên bãi cát ngoài bờ biển. Công dụng: chữa ho, sốt.
- Khổ sâm cho lá – Croton tonkinensis Gagnep., họ Thầu dầu –
Euphorbiaceae. Chữa lỵ, loét dạ dày tá tràng.
- Khổ sâm cho quả ( nha đảm tử, sầu đâu cứt chuột) – Brucea javanica
Merr., họ Thanh thất – Simarubaceae. Chữa lỵ, sốt rét, ung thư.
- Sâm đại hành (tỏi Lào) – Eletherin bulbosa (Mill.) Urb. (Eletherine
subaphylla Gagnep.), họ La đơn – Iridaceae. Bộ phận dùng là củ màu đỏ nom như củ
hành. Nhân dân ta dùng làm thuốc bổ máu, ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn dùng
chữa viêm họng hoặc bột rắc lên vết thương. (xem chương dược liệu có tác dụng
kháng khuẩn).
- Sâm bố chính (xem chương trình carbohydrat).

TỲ GIẢI
Rhizoma Dioscoreae

Bộ phận dùng là thân rễ của cây Tỳ giải (hay xuyên tỳ giải, phấn tỳ giải, tất giả)
– Dioscorea tokoro Makino., họ Củ nâu – Dioscoreaceae.
* Đặc điểm thực vật :
Cây leo bằng thân quấn. Rễ củ sống dai dưới đất, phình to thành củ. Lá mọc so
le, hình tim, có 7-9-11 gân hình chân vịt nổi rõ. Cuống lá dài. Hoa đơn tính khác gốc,
đều nhỏ, màu xanh nhạt, mọc thành bong. Quả nang có cánh. Cây này mọc h oang ở

90
các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam… là những tỉnh của Trung Quốc giáp với
biên giới miền Bắc nước ta.
* Thành phần hoá học:
Có chứa các sapogenin steroid trong đó có diosgenin.
* Công dụng:
Y học cổ truyền dùng tỳ giải làm thuốc lợi tiểu, chữa
viêm bàng quang mãn tính, viêm niệu đạo, chữa thấp khớp.
Dùng dưới dạng thuốc sắc. Ngày dùng 12-18g.
Có thể dùng để chiết diosgenin để làm nguyên liệu
bán tổng hợp các thuốc steroid.

Hình 7.9. Cây Tỳ giải -


Dioscorea tokoro, họ Củ nâu –
Dioscoreaceae

MẠCH MÔN
Radix Ophiopogonis

Mạch môn là rễ củ phơi hay sấy khô của cây


mạch môn – Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.
Gawl., họ Hoàng tinh – Convallariaceae.
* Đặc điểm thực vật :
Cây thuộc thảo cao 1 0-40cm. Lá mọc từ gốc,
mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa
màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ
chùm, trên rễ có những chỗ phình thành củ mẫm.
Cây được trồng ở một số tỉnh ở miền Bắc. Đôi khi
gặp mọc hoang.

* Thu hái, chế biến: Hình 7.10. Cây Mạch môn -


Rễ củ thu hoạch vào tháng 9-12 ở những Ophiopogon japonicus, họ Hoàng
tinh – Convallariaceae.
cây mọc được 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ
nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi phơi hay sấy nhẹ cho khô tước bỏ lõi trước khi dùng.
Dược liệu hình thoi dài 2-7cm, rộng 0,2-0,8 cm. Vị ngọt hơi đắng.

91
* Thành phần hoá học:
Trong mạch môn người ta mới thấy có chất
nhầy, chất đường.
* Công dụng:
Dùng làm thuốc chữa ho, long đờm.

Hình 7.11. Dược


liệu mạch môn

THIÊN MÔN
Radix Asparagi cochinchinensis

Dược liệu là rễ củ phơi của cây thiên môn – Asparagus cochinchinensis (Lour.)
Merr., họ Thiên môn – Asparagaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Thiên môn là một loại cây leo, sống lâu năm. Dưới đất có rất nhiều rễ củ hình
thoi mẫm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, đầu nhọn, biến
dạng trông như lá, còn lá thì rất nhỏ trông như vẩy. Hoa
nhỏ màu trắng mọc vào mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi
chín.
Cây thiên môn có ở nhiều nơi như Thanh Hóa,
Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn... các nước
khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có.
* Thu hái chế biến:
Rễ củ thu hái vào mùa đông ở những cây mọc
được 2 năm trở lên. Sau khi rửa sạch, cắt bỏ đầu và rễ
con, đem đồ qua hơi nước. Lúc còn nóng rút bỏ lõi, thái
mỏng rồi phơi hoặc sấy cho khô. Dược liệu có vị ngọt
hơi đắng.
* Thành phần hoá học:
Trong thiên môn đông có asparagin là một Hình 7.12. Cây Thiên môn -
Asparagus cochinchinensis, họ
acid amin. Ngoài ra còn có chất nhầy, tinh bột. Thiên môn – Asparagaceae.
* Công dụng:
Thuốc dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ. Liều
dùng 10-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao.

92
LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày định nghĩa saponin, kể tên 5 dược liệu chứa saponin. Trình bày tên khoa
học, đặc điểm thực vật, thu hái và chế biến cây Mạch môn.
2. Trình bày tính chất đặc biệt, tác dụng và công dụng của saponin.
3. Áp dụng những kiến thức đã học, anh chị hãy xây dựng quy trình chế biến Hồng
sâm và bạch sâm.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
A-B
4. Saponin theo tiếng Latin là xà phòng.
A-B
5. Saponin làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt khí nhiều khi lắc với nước.
A-B
6. Saponin bị tủa bởi chì acetat, amoni sulfat.
A-B
7. Cát cánh có vị hơi nhạt, sau đắng.
A-B
8. Bệnh nhân bị đau bụng do lạnh, bác sĩ kê đơn cho dùng nhân sâm.
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...):

9. Kể tên 4 dược liệu chứa saponin:


A. ...........
B.............
C..............
D..............
10. Saponin steroid thường gặp trong cây..... lá mầm.

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn
11. Glycyrrhizin là một saponin có trong dược liệu:
A. Viễn chí
B. Cát cánh
C. Ngưu tất
D. Cam thảo
12. Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày và chống co thắt là do:
A. Glycyrrhizin
B. Flavonoid
C. Coumarin
D. Strychnin
13. Công dụng của „ omai cam thảo“ :
A. Nhuận tràng
B. Lợi tiêu
93
C. Chữa ho
D. Chống co thắt
14. Bộ phận dùng của cây Ngưu tất:
A. Thân
B. Lá
C. Rễ
D. Hoa
15. Tên khoa học của cây Mạch môn:
A. Ophiopogon japonicus
B. Lactuca indica
C. Erythrina indica
D. Morus alba

94
CHƯƠNG 8
DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID

MỤC TIÊU
1.Phân tích được các cấu trúc hoá học của flavonoid bao gồm khung của
flavonoid, phân loại flavonoid.
2. Trình bày tác dụng sinh học và công dụng của flavonoid
3. Phân tích được các dược liệu chứa flavonoid đã đưa vào giáo trình, chú
trọng: hoa hoè, các dược liệu cho rutin, diếp cá, núc nác, kim ngân, râu mèo, actiso,
hồng hoa, xạ can, dây mật, tô mộc
4. Áp dụng được các phương pháp đã học, nêu những ứng dụng của dược liệu
chứa flavonoid trong đời sống và trong nghành dược.

NỘI DUNG
Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Hơn một nửa rau
quả thường dùng có chứa flavonoid. Flavonoid cũng là thành phần hay gặp trong
dược liệu nguồn gốc thực vật.
1. CẤU TRÚC HOÁ HỌC
1.1. Khung của flavonoid
Người ta xếp vào nhóm flavonoid những chất
có cấu tạo khung kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là
khung cơ bản gồm 2 vòng benzen a và B nối với
nhau qua một mạch 3 carbon.
Phần lớn các flavonoid có thể xem là các dẫn chất có gốc phenyl của các nhân
trên. Đánh số thứ tự bắt đầu từ dị vòng, số 1 từ dị tố oxy rồi tiếp đến vòng A, vòng B
đánh số phụ. trường hợp không có vòng C (nghĩa là mạch 3C hở) ví dụ trường hợp
chalcon thì đánh số bắt đầu từ vòng B, vòng A đánh số phụ.

Chalcon
Flavan

1.2. Phân loại flavonoid


95
Sự phân loại các flavonoid dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ
oxy hoá của mạch 3C. Người ta chia ra: Euflavonoid, isoflavonoid, neoflavonoid,
biflavonoid, triflavonoid, flavolignan.
Euflavonoid: là các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4, bao gồm các
nhóm: anthocyanidin, flavan, flavan 3-ol, flavan 4-ol, flavan 3,4-diol,
flavanon, 3-hydroxy flavanon, favon, flavonol, dihydrochalcon, chalcon,
auron.

96
isoflavonoid: là các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3. gồm nhiều
nhóm khác nhau: isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon,
rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen,
coumaronochromon, dihydroisochalcon, homoisoflavon.

neoflavonoid: là các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4. Gồm: 4-


arylchroman; 4-arylcoumarin; Dalbergion

97
Biflavonoid và triflavonoid: Biflavonoid là những Flavonoid dimer;
triflavonoid cấu tạo bởi 3 monomer flavonoid. Ở đây là những biflavonosid được tạo
thành từ flavon, flavanon, dihydroflavonol, chalcon, dihydrochalcon, auron, isoflavon.
Biflavon được cấu tạo từ 2 đơn vị flavon được biết đến đầu tiên là
Amentoflavon.
Ngoài biflavon còn có biflavanon, bidihydroflavonol, bidihydrochalcon,
biauron, biisoflavon….
2. SỰ PHÂN BỐ FLAVONOID TRONG THỰC VẬT
- Trong thực vật bậc thấp, flavonoid ít được gặp. Trong ngành rêu chỉ phát hiện
được rất ít chất. Trong dương xỉ số lượng flavonoid ít nhưng đều có mặt ở các nhóm
anthocyanin, flavanon, flavon, flavonol, chalcon, dihydrochalcon.
- Ngành hạt trần có khoảng 700 loài, 20 họ, số lượng flavonoid cũng không

nhiều nhưng cũng đủ các nhóm anthocyanidin, leucoanthocyanidin, flavanon, flavon,


flavonol, isoflavon. Nét đặc trưng của ngành hạt trần có khác thực vật bậc thấp và
ngành hạt kín ở chỗ sự hiện diện của nhiều dẫn chất biflavonoid.
- Flavonoid tập trung chủ yếu ở ngành hạt kín ở lớp 2 lá mầm. Có rất nhiều họ

chứa flavonoid và đủ các loại flavonoid. Tuy nhiên cũng có một vài nét đặc trưng cho
một số họ ví dụ họ Asteraceae là một họ lớn với 15000 loài, 1000 chi, có rất nhiều dẫn
chất thuộc các nhóm khác nhau; một số chi có nét đặc trưng riêng, ví dụ: trong các chi
Carthamus, Coreopsis, Cosmos, Dahlia thì hay gặp các dẫn chất chalcon và auron. Chi
Gymmosperma, Ageratum thì gặp các dẫn chất flavon và falvonol có nhiều nhóm thế
có oxy.
- Hàm lượng và cả thành phần flavonoid trong cây phụ thuộc vào nơi mọc. Cây

mọc ở vùng nhiệt đới và núi cao thì hàm lượng cao hơn ở nơi cây thiếu ánh sáng.
3. TÍNH CHẤT
Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt, có khi không màu (trường hợp các
nhóm OH đã methyl hoá), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm
đến đỏ cam. Các chất thuộc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanon, flavanonol, leuco-

98
anthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm
carbonyl nên không màu.
Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tuỳ theo pH của môi trường. Tuy
nhiên khi các flavonoid ở trong các bộ phận của cây thì còn phụ thuộc vào hỗn hợp với
các sắc tố khác.
Độ tan không giống nhau, thường flavonoid glycosid và flavonoid sulfat là
những hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan được
trong nước tốt nhất là cồn nước. Các aglycon flavonoid thì tan được trong dung môi
hữu cơ, không tan trong nước. Các dẫn chất flavonoid có nhóm 7-hydroxy thường dễ
tan trong dung dịch kiềm loãng.
4. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG

+ Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO ., ROO..
Các gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì
sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, huỷ hoại tế bào, gây ung thư,
tăng nhanh sự lão hoá. Thí nghiệm cho thấy khả năng dập tắt của một số flavonoid
theo thứ tự: myricetin> quercetin> rhammetin> morin> diosmetin> naringenin>
apigenin> catechin> 5,7dihydroxy-3’,4’,5’trimethoxy flavon> robinin> kaempferol>
flavon.
+ Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion kim loại này
là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hoá. Các flavonoid có 3,5,3’,4’ hydroxy có khả
năng liên kết tốt với các ion kim loại đó theo phức oxychromon, oxycarbonyl hoặc
3’,4’ orthodioxyphenol.
+ Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hoá, tạo ra những
sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự huỷ hoại tế bào. Đưa các chất
chống oxy hoá như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa các
nguy cơ như xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, tổn thương do bức xạ, thoái
hoá gan…
+ Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt động của
enzyme oxy hóa - khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase. Enzym này
làm tăng tính thấm của mao mạch. Khi enzyme này thừa thì gây hiện tượng xuất huyết
dưới da mà y học gọi là bệnh thiếu vit. P. Các chế phẩm chứa flavonoid chiết từ các
loài citrus như “Cemaflavone”, ”Circularine”…, flavonoid từ lá bạc hà (diosmin) như
“Daflon”, “Diosmil”, flavonoid từ hoa hòe (rutin) với nhiều biệt dược khác nhau đã
chứng minh tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao
mạch. Tác dụng này hợp lực cùng với acid ascorbic. Flavonoid được dùng trong các
trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnh mạc bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ,
chảy máu do đặt vòng trong phụ khoa, các bệnh trong nhãn khoa như sung huyết kết
99
mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Các dẫn chất anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế
bào võng mạc và đã được chứng minh có tác dụng tăng thị lực vào ban đêm.
+ Flavonoid có tác dụng làm giảm tổn thương gan, bảo vệ được chức năng gan.
Dưới tác dụng của flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng thời, lượng glycogen
trong gan tăng. Sự tích luỹ glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức
năng chống độc gan.
Việc sử dụng một số dược liệu trong điều trị viêm gan, xơ gan, bảo vệ tế bào
gan rất hiệu quả như: cây actisô, cây silibum marianum, cây bụt dấm – Hibiscus
sabdariffa.
Tác dụng kích thích tiết mật thể hiện ở các chất thuộc nhóm flavanon, flavon,
flavonol và flavan-3-ol.
+ Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật,
ống dẫn mật, phế quản và một số tổ chức khác). Ví dụ apigenin có tác dụng giảm co
thắt phế quản gây ra bởi histamin, acetylcholin, seretonin.
+ Trên bộ máy tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavonol
thể hiện tác dụng thông tiểu rõ rệt. ví dụ: quercitrin trong lá diếp cá, flavonoid của cây
râu mèo đều có tác dụng thông tiểu.
+ Tác dụng chống loét của flavanon và chalcon glycosid của rễ cam thảo đã
được chứng minh chữa loét dạ dày.
+ Cao chiết từ lá cây bạch quả Ginko biloba chứa các dẫn chất 3-rutinosid của
kaempferol, quercetin, isorhammetin đã được một số hãng của Pháp bào chế thành biệt
dược ví dụ: “Ginkogink”, “Tanakan” có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong động
mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện lão suy: rối
loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng, hay cáu
gắt.
+ Trên hệ thần kinh, một số C- flavon glycosid của hạt táo – Ziziphus vulgaris
var. spinosus có tác dụng an thần rõ rệt.
5. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID

HOÈ HOA
Flos Scophorae

Dược liệu là nụ cây hoa hoè – Scophora japonica L.,


họ Đậu – Fabaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây nhỡ, cao 5-7m, có khi hơn. Thân cành luôn có
màu lục, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 13 -

100
17 lá chét hình trứng đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm, rộng 1,5-2,5cm, mặt dưới hơi có
lông. Hoa nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu không mở,
nhẵn, thắt lại giữa các hạt, đầu có mũi nhọn dài. Hạt hơi dẹt, màu nâu vàng bóng
* Đặc điểm phân bố:
Ở nước ta hoè được trồng ở một số tỉnh, nhiều nhất ở Thái Bình. Hoa hoè và rutin
không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu với khối lượng lớn.
Các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật bản cũng
Hình 8.1. Cây hoa hoè
có trồng cây Hòe làm thuốc. Ở một số nước Châu Âu – Scophora japonica L.,
cây Hoè chỉ trồng làm cảnh. họ Đậu – Fabaceae
* Thành phần hóa học:
- Hoa hoè có nhiều thành phần chủ yếu là rutin (rutosid). Hàm lượng trong nụ hoa
có thể đạt đến 28%. Dược điển Việt nam quy định ít nhất là 20%. Rutin lần đầu tiên
được phân lập từ cây cửu lý hương - Ruta graveolens L. vào năm 1842 nên có tên là
rutin. Rutin còn gặp trong nhiều loài thực vật khác. Phần aglycon của rutin là quercetin
(=quercetol) thuộc nhóm flavonol; phần đường là rutinose (=6-O-a-L-
rhamnopyranosyl-b-D-glucopyranose). Chiết xuất rutin từ hoa hoè rất dễ, chỉ cần chiết
bằng nước nóng rồi để lạnh là có rutin tách ra, hoặc chiết bằng nước kiềm carbonat rồi
acid hoá. Tinh chế bằng cách hoà tan lại trong nước nóng hoặc cồn nóng.

Ngoài rutin trong hoa hoè còn có betulin là dẫn chất triterpenoid nhóm lupan,
sophoradiol là dẫn chất của nhóm olean.
- Lá chứa 6,6% flavonoid toàn phần trong đó có 4,7 % rutin.
- Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần trong đó có 4,3% là rutin,
sophoricosid, sophorabiosid và một số flavonoid khác.
- Các bộ phận khác như gỗ, thân, hạt đều có những flavonoid khác nhau đã được
phân lập và đã biết cấu trúc hoá học nhưng không có ý nghĩa thực tế
* Ðịnh tính rutin trong nụ Hoa Hoè (Flos Styphnolobii japonici)
Chiết xuất:
Cân 0,5g bột nụ hoa hoè rồi cho vào một ống
nghiệm lớn. Thêm 5 ml ethanol 90%. Ðun cách thuỷ
sôi trong vài phút. Lọc nóng. Dịch lọc được tiến hành
các phản ứng sau:
Tiến hành phản ứng:

101
* Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda)
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm một ít bột magnesi kim loại
(khoảng 10 mg). Giỏ từng giọt HCl đậm đặc (3-5 giọt). Ðể yên một vài phút, dung
dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
* Phản ứng với kiềm Hình 8.2. Dược liệu hoè hoa

Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết . Thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%.
Sẽ thấy xuất hiện tủa vàng. Thêm 1 ml nước cất, tủa sẽ tan và màu vàng của dung dịch
sẽ được tăng thêm.
Giỏ một giọt dịch chiết lên giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ amoniac đặc đã được
mở nút, sẽ thấy màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên.
- Phản ứng với FeCl3
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm vài giọt dung dịch FeCl 3 5%.
Sẽ xuất hiện tủa xanh đen.
- Phản ứng diazo hoá
Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hoá bằng dung dịch kiềm (dung dịch
NaOH, KOH, Na2CO3 ), thêm vài giọt thuốc thử diazoni, lắc đều (có thể đun nóng trên
nồi cách thuỷ trong vài phút) xuất hiện màu đỏ.
Các phản ứng định tính có thể thực hiện trên khay sứ.
* Tác dụng và công dụng:
Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền và làm giảm tính thấm của mao
mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, rutin làm hạ thấp trương lực cơ nhẵn,
chống co thắt.
Rutin được dùng chủ yếu để đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động
mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết như chảy
máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu. Rutin còn là thuốc chữa trĩ,
chống dị ứng, thấp khớp. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp tổn thương ngoài da
do bức xạ, làm cho vết thương chóng lành sẹo. Rutin rất độc, tuy nhiên không được
dùng trong trường hợp nghẽn mạch và máu có độ đông cao.
Dùng dưới dạng viên 2,02g. Có thể phối hợp với các thuốc khác như vitamin C
(ta có sản xuất viên Rutin-C) cholin, khellin, các alcaloid của dừa cạn, papaverin…
Người ta còn sản xuất loại rutin hòa tan trong nước (morpholylethyl rutosid, rutosid
natripropylsulfonat). Nhu cầu về rutin trên thế giới rất lớn chỉ riêng nước Pháp hàng
năm sản xuất hơn 10 tấn rutin mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

DIẾP CÁ
Herba Houttuyniae

102
Dược liệu là toàn cây dùng tươi hay khô của cây diếp cá (còn có tên gọi là cây
ngư tinh thảo, lá dấp) – Houttuynia cordata Thunb., họ Lá dấp – Sausuraeae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt. Thân trên mặt đất mọc đứng cao
40 cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi tanh như cá
do đó có tên diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa bông, màu vàng không có bao hoa, có
4 lá bắc trắng, tất cả nom như một cái hoa. Quả nang mở ở đỉnh. Cây mọc hoang ở
những nơi ẩm thấp. Ở miền Nam được trồng nhiều làm rau sống.
* Thành phần hóa học
- Các flavonoid: quercetrin, isoquercetrin
- Tinh dầu: Đây là thành phần làm cho dược
liệu có mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu
là methylnonylceton. Laurylaldehid, caprylaldehid và
decanonyl acetaldehid. Chất sau cùng này là thành
phần chính nhưng không bền và dễ bị phân huỷ khi
chưng cất.
* Tác dụng và công dụng
- Tác dụng kháng nhiều loại virus đã được
nghiên cứu. Tinh dầu ức chế trực tiếp các virus sau: Hình 8.3. Cây diếp cá –
virus gây bệnh herpes, virus gây cúm và HIV chủng 1 Houttuynia cordata, họ Lá
của người dấp – Sausuraeae.
- Diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, thông tiểu. Tác dụng làm bền mao mạch
của quercetrin đã được chứng minh.
- Dược điển Trung Quốc chỉ định dùng lá diếp cả trong các trường hợp apxe
phổi, ho, khó thở, lỵ, nhiễm trùng đường tiểu tiện, mụn nhọt
Nhân dân ta có kinh nghiệm dùng lá diếp cá tươi để chữa đau mắt đỏ có tụ máu,
bệnh trĩ. Diếp cá làm thứ rau ăn thông thường ở miền Nam. Đây cũng là nguồn cung
cấp vitamin PP rất tốt cho cơ thể.

HOÀNG CẦM
Radix Scutellariae
Dược liệu là rễ cây hoàng cầm – Stecullaria baicalensis Georgi, họ Hoa môi-
Lamiaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, thân có 4 cạnh, lá mọc đối, dài 1,5-4cm, rộng
3-8mm, phiến lá hình mác hẹp, gần như không cuống, mép lá nguyên và có lông. Hoa
mọc hướng về một phía ở ngọn. Cứ ở mỗi nách lá có một hoa. Hoa hình môi, màu

103
xanh lơ. Cây đã được trồng thí nghiệm ở Sapa, chưa phát triển. Vị thuốc còn phải
nhập.
Thu hái: rễ, thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào về bỏ rễ con, bỏ thân, lá,
phơi gần khô thì đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.

* Đặc điểm dược liệu:


Dược liệu hình chuỳ, trên to dưới nhỏ, có vết tích của rễ con, có thớ vặn, dài 8-
20cm, đường kính 1-3cm, mặt ngoài màu
vàng thẫm, chất dòn dễ bẻ, mặt bẻ màu vàng,
giữa có lõi màu nâu hoặc những vụn mục màu
nâu đen.
*Thành phần hoá học:
Từ rễ hoàng cầm có nhiều hợp chất
flavonoid đã được phân lập và xác định cấu
trúc. Các chất quan trọng là baicalin,
baicalein, scutellarein, scutellarin, wogonin.
Ngoài thành phần flavonoid trong rễ
hoàng cầm còn có tanin thuộc nhóm
pyrocatechic (2-5%), nhựa.
Thân và lá cũng có flavonoid.
* Tác dụng và công dụng:
- Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt
- Có tác dụng kháng khuẩn Hình 8.4. Cây hoàng cầm –
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh cao Stecullaria baicalensis, họ Hoa
môi- Lamiaceae.
huyết áp
- Tăng sức và làm chậm nhịp tim
- Làm giảm co thắt cơ trơn của ruột
- Có tác dụng an thần
- Trong y học cổ truyền dùng hoàng cầm để chữa cảm sốt, ho, lỵ, ỉa chảy, mắt đỏ
sưng đau, chảy máu cam, mụn nhọt, thai động không yên. Ngoài ra còn chữa viêm dạ
dày và ruột.
Dùng dưới hình thức thuốc sắc với liều 12g một ngày, người lớn có thể dùng 30-
50g một ngày.
- Baicalein cũng được chiết xuất và chuyển thành dạng ester phosphat (để tăng độ
hoà tan), dùng để chữa các bệnh dị ứng.
- Hoàng cầm cũng được dùng dưới dạng cồn thuốc (Tinctura Scutellariae) để
chữa bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ. Uống lâu không thấy có tác dụng phụ.

104
KIM NGÂN HOA
Flos Lonicerae
Dược liệu là nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở
của cây kim ngân – Lonicera japonica Thunb. hoặc
một số loài khác như L. dasystyla Rehd., L. cofusa
D.C., họ Kim ngân – Caprifoliaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc
đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh,
khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá
rộng 1,5-5cm, dài 3-8cm. Lá cây quanh năm xanh
tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn
đông. Hoa mọc thành xim ở kẽ lá. Hoa khi mới nở có
màu trắng, về sau chuyển thành màu vàng. Vì trên
cây cùng một lúc có hoa mới nở màu trắng lại có hoa Hình 8.5. Cây kim ngân –
nở đã lâu màu vàng như vàng nên mới gọi là kim Lonicera japonica, họ Kim
ngân (kim là vàng; ngân là bạc). Quả mọng hình cầu ngân – Caprifoliaceae.
màu đen. Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá,
Lào Cai… có thể trồng bằng cách dâm cành.
* Thành phần hóa học:
- Hoa và lá chứa flavonoid chất chính là luteolin-7-rutinosid.
- Một số chất carotenoid
- Acid chlorogenic và các đồng phân của nó.
- Lá có loganin và secologanin.
* Tác dụng và công dụng:
Tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn thuộc chi Staphylococcus,
Streptococcus, Shigella, Salmonella và một số virus.
Tác dụng ngăn sự tích tụ mỡ ở bụng.
Được dùng chủ yếu để trị viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amydan,
viêm họng, viêm thanh quản; viêm da, mụn nhọt, sưng vú, viêm ruột thừa; trị lỵ trực
trùng, viêm màng kết do siêu vi, cúm.
Liều dùng: 6-15g có thể đến 30g.
105
* Ngoài sử dụng hoa, từ cây kim ngân còn sử dụng thân, cành và lá dùng làm
thuốc ta có vị thuốc kim ngân đằng hay kim ngân cuộn.

ACTISO
Folium Cynarae

Bộ phận dùng làm thuốc là lá của cây actiso –


Cynara scolymus L., họ Cúc – Asteraceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thảo lớn. Vào năm thứ nhất cây có một vòng
lá, lá to dài có thể hơn 1m rộng có thể hơn 50cm, lá xẻ
sâu thành nhiều thuỳ, màu trắng nhạt ở mặt dưới vì có
nhiều lông nhung, gân lá nổi rõ. Vào năm thứ 2 từ giữa
vòng lá có thân mọc lên cao đến 1,5m, phía trên có phân
cành. Thân mang lá không cuống, nhỏ hơn, hơi phân
thuỳ hoặc gần nguyên. Cụm hoa hình đầu to có đường
kính 6-15cm, được bao bọc bởi một bao chung lá bắc,
hình trứng, các lá bắc mẫm ở gốc, nhọn ở đỉnh. Đế hoa
nạc mang những hoa hình ống màu lơ. Lá bắc non dùng
Hình 8.6. Cây actiso –
làm thực phẩm. Quả đóng màu nâu sẫm, bên trên có mào Cynara scolymus L., họ Cúc
lông trắng óng. Cây actiso thích hợp ở vùng khí hậu mát, – Asteraceae.
ở nước ta hiện nay được trồng nhiều ở Lâm đồng, cây
cũng đã được trồng ở Sapa và thấy mọc rất khoẻ.
*Thành phần hóa học:
- Cynarin
- Flavonoid: luteolin, cynarosid, scolymosid, cynarotriosid.
- Các thành phần khác: chất nhầy, pectin, acid malic, các sterol, alcol triterpenic,
sapogenin, chất đắng.
* Tác dụng và công dụng:
Cây actiso đã được nhân dân châu Âu sử dụng từ lâu để chữa các bệnh sỏi bàng
quang, phù thũng, các bệnh về gan.
Tác dụng tăng tiết mật cũng đã được chứng minh.
Nhiều công trình đã làm sáng tỏ các tác dụng của actiso: phục hồi tế bào gan,
tăng chức năng chống chất độc của gan, phòng bệnh xơ vữa động mạch, làm hạ
cholesterol, thông tiểu.
106
Hoa tươi actiso dùng làm thực phẩm hoặc thái thành lát phơi khô sắc uống thay
trà. Rễ cũng được thái lát phơi khô và dùng như hoa.

CÁC VỊ THUỐC TỪ CÂY DÂU TẰM

Nhiều bộ phận của cây dâu tằm – Morus alba L., họ Dâu tằm – Moraceae, được
dùng làm thuốc.
* Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây nhỏ cao 2-3m, nếu trồng ở ruộng dâu do thường xuyên hái lá nhưng nếu để
cây phát triển lâu năm có thể cao 6-7m hoặc hơn. Lá hình trứng hay chia thuỳ, mọc so
le, có lá kèm. Mép lá khía răng. Hoa đơn tính cùng gốc; hoa đực mọc thành bông có 4
lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông và có 4 lá đài.
Quả phức, mọng nước, khi chín màu đỏ rồi chuyển sang
màu tím thẫm.
* Bộ phận dùng:
1. Vỏ rễ: Cortex Mori Radicis
(Dược liệu là tang bạch bì)
Đào rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô. Khi dùng
cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, tẩm mật, sao cho
đến khi hết dính tay. Hình 8.7. Tang bạch bì
Thành phần hoá học:
- Các flavonoid: mulberin (0,15%), mulberochromen (0.2%),
cyclymulberin, cyclomulberochromen.
- Acid betulinic và một số thành phần khác

Tác dụng và công dụng:


Dịch chiết nước của vỏ khi tiêm tĩnh mạch trên
thỏ thí nghiệm thấy có tác dụng hạ huyết áp rõ, tác
dụng này bị cản trở khi tiêm atropin. Dịch chiết ức chế
tim ếch và gây giãn mạch tai thỏ. Trên chuột có tác
dụng an thần. Hình 8.8. Tang diệp
Y học dân tộc cổ truyền dùng làm thuốc chữa
ho, hen suyễn, khó thở, thuốc thông tiểu.
Ngày dùng 6-12g, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc.
2. Lá: Folium Mori
(Dược liệu là Tang diệp)

107
Hái lá bánh tẻ phơi khô.
Thành phần hóa học:
- Các flavonoid: moracetin, quercitrin, isoquercitrin
- Coumarin: umbelliforom, scopoletin, scopolin.
- Các thành phần khác: carotenoid, trigonellin, adellin, aminoacid, acid hữu cơ.
Công dụng: Y học dân tộc cổ truyền dùng làm thuốc chữa đường hô hấp trên,
ho khan, chóng mặt, nhức đầu, viêm mắt, mắt mờ.
Ngày dùng 6-18g.
3. Cành: Caulis Mori
(Dược liệu là tang chi.)
Thành phần hóa học: Các flavonoid: - Morin,
dihydromorin, dihydrokaempferol, mulberin,
mulberochromen, cyclomulberochromen.
- Tetra hydroxy benzophenon, maclurin Hình 8.9. Tang chi
- Acid betulinic.

Công dụng:
Y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa
viêm khớp, tay chân tê bại.
4. Quả: Fructus Mori
(Dược liệu là tang thầm)
Hái quả chín đỏ, đồ chín, sấy khô.
Hình 8.10. Tang thầm
Thành phần hoá học:
- Anthocyanidin glucosid là sắc tố làm cho quả có màu đỏ tím khi chín.
- Vitamin B1, B2, C, các loại đường.
Công dụng:
Y học dân tộc cổ truyền dùng làm thuốc bổ, chữa các trường hợp mắt mờ,
kém ngủ, chóng mặt, bí tiểu, đại tiện. Ngày dùng 12-20g.

HỒNG HOA
Flos Carthami

Bộ phận dùng là hoa của cây Hồng hoa – Carthamus


tinctorius L., họ Cúc – Asteraceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây thuộc thảo, cao 0.6-1m, mọc 2 năm. Thân có vạch
dọc. Lá mọc so le, không có cuống, mép lá có răng cưa thành
gai. Cụm hoa hình đầu họp thành ngù. Hoa màu đỏ, hoặc da
cam. Quả đóng có 5 cạnh lồi nhỏ.

108
* Thu hái và chế biến:
Đầu mùa hạ khi hoa đang nở, cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ thì hái về để nơi
thoáng gió trong râm hoặc nơi có ánh nắng cho khô. Hình 8.11. cây Hồng hoa –
Không nên phơi trực tiếp giữa nắng to để khỏi mất màu. Carthamus tinctorius L., họ
* Thành phần hoá học: Cúc – Asteraceae.
Hai sắc tố chính của hồng hoa là Carthamin và carthamon.
Lá hồng hoa chứa flavonoid khác: 7-glucosid của luteolin.
Quả chứa protein (15%) và lipid (30%). Dầu chứa hơn 90% acylglycerol của
các acid chưa no: oleic (13-15%), linoleic (75-70%) và một lượng nhỏ các acyl
glycerol của các acid no: palmatic và stearic. Ngoài ra trong quả còn chứa trachelosid
và 1 glycosid steroid.
* Công dụng:
Trong y học cổ truyền hồng hoa hay được dùng làm thuốc điều kinh, chữa bế
kinh, kinh nguyệt xấu. Chú ý phụ nữ có thai không được dùng.
Hồng hoa giúp cho tuần hoàn máu được lưu thông tốt, được dùng để trị chứng
huyết khối. Ngoài ra còn dùng điều trị chứng co thắt mạch vành, đau thắt ngực.

TÔ MỘC
Lignum Caesalpiniae

Dược liệu là gỗ phơi khô của cây gỗ vang (hay cây tô mộc) – Caesalpinia
sappan L., họ Vang – Caesalpiaceae.
* Đặc điểm thực vật:
Cây gỗ cao 7-10m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi lá chét; lá chét
mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Cánh hoa có lông, bầu có lông. Quả dẹt, nở về phía
đỉnh và nhô ra thành mỏ, có 4 hạt. Cây mọc hoang và được trồng một số nơi ở nước ta.
* Bộ phận dùng:
Gỗ lõi của những cây già, khi gỗ đã có
màu vàng đỏ. Người ta hạ cây và cưa thành khúc
dài 20cm rồi chẻ nhỏ thành thanh rộng 5-8cm dày
0,5cm. Gỗ dễ chẻ theo chiều dọc của thớ, không
mùi, vị hơi chát.
* thành phần hóa học:
- Brazilin là chất có tinh thể màu vàng.
- Ngoài ra còn có: sapanin, tanin, acid Hình 8.12. Cây Tô mộc –
gallic Caesalpinia sappan L., họ Vang –
Caesalpiaceae.
* Tác dụng và công dụng:

109
Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu dùng trong các trường hợp
tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt.
Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.
Một số vùng nhân dân dùng tô mộc nấu với nước uống thay chè.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính,
công dụng, cách dùng của cây Kim ngân
2. Trình bày cách đánh số thứ tự trong công thức flavonoid? Phân biệt nhóm
flavonoid: Euflavonoid; isoflavonoid; lsoflavonoid
3. Vẽ khung cấu trúc hóa học của flavonoid. Hãy xây dựng quy trình chiết xuất và
định tính Rutin trong nụ hoa hòe.
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...):
4. Nhóm flavonoid có cấu tạo khung kiểu ......
5. Các dẫn chất flavonoid có khả năng ..... các gốc tự do như OH , ROO -
6. Flavonoid cùng với ......tham gia trong quá trình hoạt động của enzym oxy hóa -khử
7. Các dẫn chất anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế bào................
8. Kể tên 4 dược liệu chứa flavonoid:
A. ..........
B. .............
C. .............
D.................
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):

A-B
9. Flavonoid có tác dụng làm giảm tổn thương gan, bảo vệ chức năng gan.
A-B
10. Hòe hoa sao vàng có tác dụng cầm máu.
A-B
11. Tinh dầu ức chế trực tiếp virus gây bệnh HIV chủng 1 ở người.
A-B
12. Hoàng cầm có thể dùng được cho phụ nữ có thai.
A-B
13. Kim ngân còn gọi là nhẫn đông.
A-B
14. Cây Hồng hoa dùng tốt cho phụ nữ có thai.

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn.

15. Quả đậu không mở, nhẵn, thắt lại giữa các hạt, đầu có mũi nhọn dài. Đó là quả của
cây:

110
A. Keo giậu
B. Đậu ván
C. Cam thảo
D. Hoe hòe
16. Trong nụ hoa hòe thành phần chủ yếu là:
A. Loratadin
B. Rutin
C. Rotun
D. Rotunda
17. Cây diếp cá có thành phần chủ yếu là:
A. Dầu mỡ
B. Tinh dầu
C. Saponin
D. Anthranoid

111
CHƯƠNG IX
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, cách đặt tên, tính chất chung, trạng thái thiên
nhiên của alcaloid trong dược liệu.
2. Phân tích được phương pháp chiết xuất phân lập alcaloid trong dược liệu.
3. Phân loại được alcaloid trong dược liệu theo cấu trúc hoá học.
4. Áp dụng được các kiến thức đã học để phân tích một số dược liệu chứa
alcaloid theo nội dung:
- Tên Việt Nam - tên khoa học của cây thuốc, họ thực vật.
- Đặc điểm thực vật và phân bố.
- Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và chế biến.
- Thành phần hoá học có trong dược liệu.
- Tác dụng và công dụng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ ALCALOID
1. Khái niệm về alcaloid
Đã từ lâu các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây các hợp chất tự nhiên thường
là những acid hoặc những chất trung tính. Đến năm 1819, Dược sỹ Wilhelm Meissner
là người đầu tiên đưa ra khái niệm alcaloid và có định nghĩa alcaloid là những hợp
chất hữu cơ, có chứa nitơ có phản ứng kiềm và được lấy từ thực vật.
Sau này người ta đã tìm thấy alcaloid không những có trong thực vật mà còn có
trong động vật như Bufotenin, Serotonin... là những chất độc lấy từ loài cóc.
Ngoài tính kiềm, alcaloid còn có những đặc tính khác như hoạt tính sinh học
mạnh, có tác dụng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid.
Trên cơ sở đó Pôlônôpski được định nghĩa: "alcaloid là những hợp chất hữu cơ chứa
nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm thường gặp trong thực vật, đôi khi có
trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho những phản ứng hoá học với một
số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid.
Tuy vậy cũng có một số chất được xếp vào alcaloid nhưng nitơ không ở dị vòng
mà ở mạch nhánh như ephedrin trong cây ma hoàng, capsaicin trong quả ớt….
Một số alcaloid không có phản ứng kiềm như colchicin trong hạt cây tỏi độc,
ricinin lấy từ hạt thầu dầu và có alcaloid có phản ứng acid yếu như arecaidin trong hạt
cau….

112
2. Danh pháp
Các alcaloid trong dược liệu thường có cấu tạo phức tạp nên không gọi tên theo
danh pháp hoá học mà thường gọi theo tên riêng tên của alcaloid luôn có đuôi in và
xuất phát từ tên chi hoặc tên loài của cây + in.
Ví dụ: Papaverin xuất phát từ papaver sonipherum.
Cocain xuất phát từ erythroxylum coca.
- Đôi khi dựa vào tác dụng của alcaloid đó.
Ví dụ: Emetin do từ emetos có nghĩa là gây nôn.
Có thể từ tên người + in.
Ví dụ: Nicotin do tên J. Nicot.
- Những alcaloid phụ tìm ra sau thường được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu
ngữ hoặc biến đổi vị ngữ của alcaloid chính (biến đổi in thành idin - anin - alin ...).
- Tiếp đầu ngữ nor diễn tả một chất mất một nhóm methyl.
Ví dụ: Ephedrin (C10H15ON).
Norephedrin (C9H13ON).
- Các đồng phân thường có tiếp đầu ngữ Psendo, iso, epi, allo, neo...
3. Phân bố trong thiên nhiên
+ Alcaloid có nhiều trong thực vật ngày nay người ta được biết trên 6000
alcaloid từ hơn 5000 loài hầu hết ở thực vật bậc cao.
Có những họ có tới 50% loài cây chứa alcaloid. Ví dụ: Alcaloid có trong Ma
hoàng…
Alcaloid cũng có trong một số loại nấm như nấm khoả mạch. Ở động vật đã tìm
thấy alcaloid ngày càng nhiều. Trong con cóc, da con kỳ nhông, da của một số loài ếch
độc...
+ Trong cây alcaloid thường tập trung ở một số bộ phận nhất định.
Ví dụ: Alcaloid có ở hạt: mã tiền, cà phê.
Alcaloid có ở quả như: quả ớt, hồ tiêu, thuốc phiện.
Alcaloid có ở lá: lá chè - thuốc lá, cô ca.
Alcaloid có ở hoa: cà độc dược.
Alcaloid có ở thân: ma hoàng.
Alcaloid có ở vỏ: canhkina, mức hoa trắng.
Alcaloid có ở rễ: ba gạc, lựu.
Alcaloid có ở củ: bình vôi, ô đầu, bách bộ.
+ Rất ít trường hợp trong cây chỉ có 1 alcaloid mà thường có hỗn hợp nhiều
alcaloid, alcaloid có hàm lượng cao gọi là alcaloid chính và ngược lại thì gọi là
alcaloid phụ.
Tuy nhiên, một alcaloid có thể gặp trong nhiều cây thuộc những họ khác nhau
như Ephedrin có trong cây ma hoàng (họ ma hoàng), ngoài ra còn có trong cây thanh

113
tùng (họ kim mao), cây ké đồng tiền (họ bông). Berberin có trong cây hoàng liên (họ
hoàng liên), cũng có trong cây hoàng bá (họ cam), cây vàng đắng (họ tiết dê).
+ Hàm lượng alcaloid trong cây thường thấp, trừ một số trường hợp như
canhkina hàm lượng alcaloid đạt từ 6-10%, trong nhựa cây thuốc phiện đạt 20-30%.
Một dược liệu có hàm lượng alcaloid là 1-3% được coi là khá cao.
Hàm lượng alcaloid trong cây phụ thuộc nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng,
chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái, vì vậy mọi dược liệu
cần nghiên cứu cách trồng trọt, thu hái và bảo quản phù hợp để có hàm lượng hoạt chất
cao.
+ Trong cây alcaloid ít khi ở trạng thái tự do (dạng base) mà thường ở dạng
muối của các acid hữu cơ (đôi khi có ở dạng muối acid vô cơ), tan trong dịch tế bào. Ở
một số cây alcaloid kết hợp với tanin, hoặc kết hợp với acid đặc biệt của chính cây đó
như acid meconic trong thuốc phiện, acid tropic trong họ cà. Có một số ít trường hợp
alcaloid kết hợp với đường tạo ra dạng glycoalcaloid như salasonin trong cây cà lá
xẻ….
4. Sự tạo thành alcaloid trong cây
Hiện nay bằng phương pháp dùng các nguyên tử đánh dấu (đồng vị phóng xạ)
người ta đã chứng minh được alcaloid được tạo ra từ các acid amin.
Ngoài ra trong cấu trúc alcaloid còn có những hợp chất khác, như gốc acetat,
hemi... tham gia vào. Qua công trình nghiên cứu sinh tổng hợp các alcaloid đi từ tiền
chất là các acid amin rất phong phú.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học cũng thấy nơi tạo ra alcaloid không phải luôn
là nơi tích tụ alcaloid, nhiều alcaloid được tạo ra ở rễ lại vận chuyển lên phần trên mặt
đất của cây sau khi thực hiện những biến đổi thứ cấp chúng được tích tụ ở lá quả hoặc
hạt. Người ta đã chứng minh alcaloid chính trong cây benladon là: L-hyoscyamin được
tạo ra ở rễ sau đó chuyển lên phần trên mặt đất khi cây 1 tuổi thân chứa nhiều alcaloid
hơn lá khi cây 2 tuổi thân hoá gỗ nhiều hơn lượng alcaloid giảm, hàm lượng alcaloid ở
phần ngọn đạt mức tối đa vào lúc cây ra hoa và giảm đi khi quả chín.
5. Tính chất chung của alcaloid
5.1. Lý tính
- Thể chất: phần lớn alcaloid trong thiên nhiên công thức cấu tạo có oxy nghĩa
là trong công thức có: C,H,N,O và ở nhiệt độ thường nó thường ở thể rắn, như
morphin (C17H19NO3), codein (C18H21NO3), quinin (C20H24N2O2).
Những alcaloid thành phần cấu tạo không có oxy thường ở thể lỏng.
Ví dụ: Nicotin (C10H14N2), spartein (C15H16N2).
Tuy nhiên có vài chất trong thành phần có oxy vẫn ở thể lỏng như arecolin
(C8H13NO2) và có vài chất không có oxy vẫn ở thể rắn như sempecvirin (C19H16N2).

114
Các alcaloid ở thể rắn thường kết tinh và có điểm chảy rõ ràng song cũng có
một số alcaloid không có điểm chảy vì bị phân huỷ bởi nhiệt độ trước khi chảy.
Những alcaloid ở thể lỏng có thể bay hơi được và thường vững bền, không bị
phân huỷ ở nhiệt độ sôi nên cất kéo được bằng hơi nước để lấy ra khỏi dược liệu.
- Mùi vị: đa số alcaloid không có mùi, có vị đắng và một số có vị cay như
Capsaicin,…
- Màu sắc: hầu hết các alcaloid đều không màu trừ một số ít có màu vàng như
berberin, palmatin…
- Độ tan: nói chung các alcaloid bazơ không tan trong nước, dễ tan trong dung
môi hữu cơ. Trái lại các muối alcaloid tan trong nước hầu như không tan trong dung
môi hữu cơ ít phân cực.
Có một số trường hợp ngoại lệ alcaloid base lại tan trong nước như nicotin,
spartein, cafein (tan 1/80 trong nước lạnh 1/2 trong nước sôi) một số alcaloid có chức
phenol như morphin tan trong dung dịch kiềm. Muối alcaloid như berberin citrat lại rất
ít tan trong nước.
Dựa vào độ tan khác nhau của alcaloid base và muối alcaloid người ta sử dụng
dung môi thích hợp để chiết suất và tinh chế alcaloid.
- Năng xuất quang cực: phần lớn alcaloid có khả năng quang cực (vì có cấu trúc
carbon không đối xứng) thường tả tuyền, một số hữu tuyền một số không có tác dụng
với ánh sáng phân cực (vì không có carbon không đối xứng)
Một số alcaloid là hồn hợp đồng phân tả và hữu tuyền (raxemic)
Năng xuất quang cực là hằng số giúp ta kiểm tra độ tinh khiết của alcaloid khi
có 2 dạng D và L. Thì alcaloid dạng L có tác dụng sinh lý mạnh hơn dạng D.
5.2. Hoá tính
Hầu hết các alcaloid đều có tính base yếu và một số ít có tính base mạnh làm
xanh giấy quỳ đỏ như nicotin, cá biệt có alcaloid không có phản ứng kiềm như
theobromin, có alcaloid có phản ứng acid yếu như arecaidin.
Do có tính base yếu nên có thể giải phóng alcaloid ra khỏi muối của nó bằng
kiềm trung bình và mạnh như NH4OH, MgO, NaOH ... Khi định lượng alcaloid bằng
phương pháp đo acid phải căn cứ vào độ kiềm để lựa chọn chỉ thị màu cho thích hợp.
- Tác dụng với các acid, alcaloid cho muối tương ứng.
- Alcaloid kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pt) tạo muối phức.
- Các alcaloid cho phản ứng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của
alcaloid. Nhưng phản ứng chung này chia làm 2 loại.
a. Phản ứng tạo tủa
Có 2 nhóm thuốc thử tạo tủa với alcaloid
Nhóm thuốc thử thứ nhất tạo tủa ít tan trong nước
Có nhiều thuốc thử tạo tủa với alcaloid.

115
+ Thuốc thử Mayer (K2HgI4 - kalitetraiodmercurat) cho tủa trắng hay vàng nhạt
+ Thuốc thử Bouchardat (iodo - iodid) cho tủa nâu.
+ Thuốc thử Dragendorff (KBiI4 - kalitetraiodobismutat (III)) cho tủa vàng cam
đến đỏ.
Và còn nhiều loại thuốc thử khác.
Phản ứng tạo tủa rất nhạy với từng loại alcaloid khác nhau, có độ nhạy khác
nhau.
Ví dụ: thuốc thử Mayer xuất hiện tủa với morphin, khi pha loãng 1/2.700 song
với quinin ở độ pha loãng 1/125.000.
Trong phân tích alcaloid một số thuốc thử tạo tủa còn được dùng với mục đích
khác nhau như thuốc thử Dragendorff còn dùng phun hiện màu trong sắc ký giấy và
sắc ký lớp mỏng ...
Nhóm thuốc thử thứ 2 cho kết tủa ở dạng tinh thể.
+ Dung dịch vàng clorid
+ Dung dịch platin clorid
+ Dung dịch nước bão hoà acid picric
+ Acid picrolonic
+ Acid styphnic
Người ta đo điểm chảy của các hợp chất này để xác định các alcaloid.
b. Phản ứng tạo màu:
Có một số thuốc thử tác dụng với alcaloid cho màu khác nhau do đó dùng phản
ứng tạo màu để xác định alcaloid.
Phản ứng tạo tủa cho ta biết có alcaloid hay không, phản ứng tạo màu cho ta
biết có alcaloid gì trong đó.
Thuốc thử tạo màu thường là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ hoà trong
H2SO4 đậm đặc.
Những thuốc thử tạo màu quan trọng là:
Acid sulfuric đậm đặc (d= 1,84)
Acid nitric đậm đặc (d= 1,4)
Thuốc thử Frohde (acid sulfonitric)
+ Thuốc thử Maquis (sulfoformol)
Trong dịch chiết có nhiều alcaloid còn lẫn tạp chất khác thì phản ứng lên màu
không thật rõ bằng các alcaloid tinh khiết. Do đó để kết luận chắc chắn người ta
thường dùng phản ứng màu kết hợp với phản ứng sắc ký lớp mỏng có alcaloid tinh
khiết làm chất chuẩn so sánh.
(Phần bảng phản ứng tạo màu của alcaloid với thuốc thử cụ thể ở trang sau)

116
Phản ứng màu của Alcaloid với thuốc thử tạo màu
T.T Ecman T.T Frôt T.T vadiki T.T Mácki T.T Mecke
Alcaloid H2SO4 đặc HNO3 đặc T.T mandelin
(erdman) (frohde) (wasisky) (marquis) (merke)
Hyoxyamin Đun nóng có
Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu
(atropin) màu đỏ tím
Tím xanh sau
Strychnin Không màu Vàng Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu
chuyển -> đỏ
Đỏ máu chuyển Vàng cam chuyển Đỏ sau vàng
Brucin Không Vàng cam Không màu Không màu Vàng cam
dần xang vàng -> vàng cam -> vàng
Nâu chuyển ->
Berberin Vàng Nâu đỏ Nâu Xanh nâu Không Xanh Nâu xanh
nâu đỏ
Xanh bẩn chuyển Đun nóng nhẹ Xanh sau chuyển
Codein Không Nâu nhạt Xanh Tím xanh bẩn Không màu
-> nâu nhạt có màu đỏ sáng sang ngọc bích
Vàng cam -> Đun nóng nhẹ Xanh sau -> xanh
Morphin Không Nâu xỉn Tím đỏ Tím Tím đỏ
vàng đỏ sáng nâu
Xanh nâu chuyển
Xanh tím sau Xanh nâu sau -> Đun nóng nhẹ Đỏ vàng chuyển
Papaverin Không màu Vàng nhạt Vàng nhạt đỏ, đun nhẹ tím
-> vàng xanh có màu vàng -> vàng cam
đen
Narcotin Vàng bẩn, đun Đun nóng có Tím chuyển
Vàng Đỏ cam -> đỏ Xanh nâu Nâu đỏ Xanh -> đỏ
(= Noscapin) nóng -> tím màu vàng nhanh -> vàng
Cafein Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu
Xanh -> nâu -> Đun nóng nhẹ
Colchicin Vàng Tím Vàng nâu -> vàng Vàng Vàng Vàng sáng
vàng vàng cam
Không màu Vàng cam -> nâu,
Hydrastin đun nóng -> Vàng đun nóng -> đỏ Xanh Đỏ cam Không màu Vàng yến Vàng sáng
tím nâu
Quinin Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu Không màu
Ghi chú: Bảng này đưa vào bài đại cương phần 5 tính chất chung của alcaloid.

117
6. Chiết xuất, tinh chế và phân lập
6.1. Chiết xuất
Chiết xuất alcaloid dựa vào tính chất chung sau:
- Alcaloid nói chung là những base yếu thường tồn tại trong cây dưới dạng muối
của acid hữu cơ hoặc vô cơ, đôi khi ở dạng kết hợp với tanin nên phải tán nhỏ dược liệu
để dễ thấm với dịch chiết và giải phóng alcaloid khỏi muối của nó bằng kiềm trung bình
hay kiềm mạnh.
- Hầu hết các alcaloid base không tan trong nước song dễ tan trong dung môi hữu
cơ ít phân cực (hydrocarbon thơm, cloroform, ether). Trái lại các muối alcaloid thường
tan trong nước, cồn và không tan trong các dung môi ít phân cực. Mặt khác còn tuỳ theo
tính chất của alcaloid như loại bay hơi hoặc không bay hơi mà dùng phương pháp chiết
xuất cho phù hợp. (Các phương pháp chiết xuất alcaloid có thể đọc thêm trong tài liệu
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, DĐVN II…)
6.2. Tinh chế và phân lập
Sau khi chiết xuất ít khi thu được alcaloid tinh khiết mà thường thu được hỗn hợp
các alcaloid có lẫn tạp chất.
Nếu chỉ có 1 alcaloid thô thì có thể tinh chế bằng cách chuyển nó nhiều lần từ dung
môi hữu cơ sang dung môi nước và ngược lại, cuối cùng làm bốc hơi dung môi ta được
một alcaloid tinh khiết.
Nếu hỗn hợp nhiều alcaloid, để tinh chế và phân lập riêng từng alcaloid trước đây
thường dùng phương pháp kết tinh phân đoạn bằng dung môi; ngày nay có thể sử dụng
thêm một số phương pháp khác: như phương pháp trao đổi ion, phương pháp sắc ký cột.
7. Định tính alcaloid
7.1. Định tính trên tiêu bản thực vật
Muốn xác định xem trên tiêu bản thực vật có alcaloid hay không và ở vị trí nào ta
thường dùng thuốc thử Bouchardat. Vì protid cũng có thể cho tủa với thuốc thử này, do
đó để kết luận chắc chắn người ta làm 2 tiêu bản; 1 tiêu bản ngay sau khi mới cắt, nhỏ 1
giọt thuốc thử Bouchardat đợi 1 lúc rồi soi trên kính hiển vi thấy kết tủa màu nâu.
- Tiêu bản thứ 2 đem ngâm vào rượu tartric đặt lên phiến kính rồi nhỏ 1 giọt thuốc
thử Bouchardat, để một lúc đem soi. Nếu tế bào có chứa alcaloid thì alcaloid được hoà tan
trong rượu và trên vi phẫu không quan sát thấy tủa nâu, trái lại nếu vẫn thấy tủa phải nghĩ
đến tủa của protid.
Có thể dùng phản ứng đặc hiệu để xác định alcaloid, song các thuốc thử có độ acid
cao dễ phá huỷ tế bào làm cho việc xác định vị trí alcaloid khó khăn.

7.2. Định tính trong dược liệu và trong các chế phẩm
118
Muốn định tính phải chiết alcaloid và loại những chất kèm theo gây trở ngại cho
các phản ứng, sau đó làm phản ứng tạo tủa để xác định xem có alcaloid hay không.
Muốn xác định xem đó là alcaloid gì thì phải làm phản ứng tạo màu đặc hiệu, ngày
nay thường kết hợp với phương pháp sắc ký nhất là sắc ký lớp mỏng có alcaloid tinh khiết
làm chuẩn so sánh.
8. Định lượng alcaloid
Người ta có thể định lượng toàn bộ alcaloid hay chỉ một hoặc vài alcaloid là hoạt
chất trong dược liệu. Có nhiều phương pháp định lượng như phương pháp cân, phương
pháp đo acid, phương pháp so màu, phương pháp đo màu bằng quang phổ tử ngoại,
phương pháp cực phổ, phương pháp sinh vật.
Nói chung các phương pháp gồm hai giai đoạn chính:
+ Lấy riêng alcaloid ra khỏi dược liệu: có thể làm theo nhiều cách khác nhau
nhưng việc chiết xuất phải có tính chất định lượng và đảm bảo ở từng giai đoạn là hoàn
toàn xong.
+ Định lượng tuỳ theo tính chất của alcaloid mà lựa chọn phương pháp cho thích
hợp.
Ví dụ: định lượng bằng phương pháp cân, phương pháp trung tính, phương pháp
môi trường khan, phương pháp so màu...
9. Cấu tạo hoá học và phân loại
Alcaloid là những base bậc 1, bậc 2, bậc 3, đôi khi là các amoni hydrat bậc 4. Hầu
hết có nitơ tham gia vào nhân dị vòng song cũng có alcaloid mà nitơ ở ngoài vòng.
Người ta thường diễn tả alcaloid được tạo nên từ acid amin và nitơ nằm trong dị
vòng là "alcaloid thật" và gọi những chất được tạo ra từ acid amin có nitơ ở mạch thẳng là
"proto alcaloid", còn "pseudo alcaloid " là những chất được tạo ra do sự ngưng tụ
amoniac với những hợp chất không có nitơ.
Alcaloid thường được phân loại tuỳ theo cấu trúc của nhân.
9.1. Alcaloid không có nhân dị vòng
Alcaloid thuộc nhóm này, có nitơ thuộc ở mạch thẳng còn gọi là "proto alcaloid"
như Ephedrin (C10H15NO) trong cây ma hoàng, colchicin (C22H23NO6) trong hạt tỏi độc,
capsaicin trong ớt.

119
Capsaicin

9.2. Alcaloid có nhân dị vòng


Các alcaloid loại này có thể có 1 vòng hay nhiều vòng. Nhờ sự tiến bộ của khoa
học việc xác định cấu trúc hoá học các năm gần đây cho phép ta hiểu biết thêm nhiều
alcaloid mới và việc phân loại chúng được bổ sung. Người ta chia nó ra làm nhiều nhóm.
a. Alcaloid là dẫn xuất của nhân pyrryol hoặc pyrrolidin.
Ví dụ: Hygrin (C8H15NO) trong lá coca.

Pyrrol Pyrrolidin Hygrin


b. Alcaloid là dẫn xuất của nhân pyridin hoặc piperidin.
Ví dụ: Nicotin (C10H14N2) trong thuốc lá.
Arecolin (C8H13NO2) trong hạt cau.
Arecaidin (C7H11NO2) trong hạt cau.

Pyridin Piperidin
c. Alcaloid là dẫn xuất của nhân Tropan (piperidin + N - Metylpyrolidin)

Tropan
Ví dụ: Scopolamin (C17H21NO4) trong cà độc dược.

120
Cocain (C17H21NO4) trong lá coca.
d. Alcaloid là dẫn xuất của nhân quinolin.

Quinolin
Ví dụ: Quinin (C20H24N2O2).
Quinidin (C20H24N2O2). Trong vỏ canh kina
Cinchonin (C19H22N2O2).

e. Alcaloid là dẫn xuất của nhân Isoquinolin.


Nhóm này có nhiều alcaloid được sử dụng trong điều trị có thể chia ra làm 9 phân
nhóm.
- Cấu trúc tetra hydro isoquinolin. (1)
Ví dụ: anhalinin (C12H17NO3) trong anhalininm lewinii.
- Cấu trúc benzyl isoquinolin. (2)
Ví dụ: papaverin trong nhựa thuốc phiện.
- Cấu trúc ptalid isoquinolin. (3)
Ví dụ: noscapin trong nhựa thuốc phiện.
- Cấu trúc proto berberin. (4)
Ví dụ: berberin trong cây hoàng liên.
- Cấu trúc protopin.(5)
Ví dụ: propin trong thuốc phiện.
- Cấu trúc aporphin. (6)
Ví dụ: roemerin trong củ bình vôi.
- Cấu trúc morphinan. (7)
Ví dụ: morphin, codein trong nhựa thuốc phiện.
- Cấu trúc Benzophenanthridin. (8)
Ví dụ: chelidonin trong chelidoniummafus.
- Cấu trúc emetin.
Ví dụ: emetin trong ipeca.

121
Cụ thể 9 nhóm điển hình:

Kiểu Tetrahydroisoquinolin Kiểu Benzylisoquinolin

Kiểu morphinan Kiểu ptalidin-isoquinolin

Kiểu protoberberin Kiểu protopin

Kiểu benzophenanthridin Kiểu aporphin

Kiểu Emetin
122
f. Alcaloid là dẫn xuất quinolizidin.

Quinolizidin
Ví dụ: spactein (C15H26N2) trong sarothamnus scoparius.
g. Alcaloid là dẫn xuất của nhân indol
Đây là nhóm rất quan trọng. Nhiều alcaloid trong nhóm này được sử dụng điều trị
và được chia thành 6 phân nhóm:
- Cấu trúc indolalkylamin.
Ví dụ: gramin, psilocybin.
- Cấu trúc physostigmin.
Ví dụ: physostigmin.
- Cấu trúc -carbolin.
Ví dụ: các alcaloid của Rauwvolfia.
- Cấu trúc Ergolin.
Ví dụ: alcaloid của nấm cựa khoả mạch.
- Cấu trúc strychnin.
Ví dụ: alcaloid ở chi Strychnos.
- Ngoài ra còn những alcaloid ở chi Catharanthus có nhân indol có cấu trúc phức
tạp.
Các kiểu cấu trúc cụ thể:

Kiểu indolalkylamin Kiểu physostigmin

Kiểu egolin Kiểu -carbolin

123
Kiểu strychnin

h.Alcaloid là dẫn xuất của nhân imidazol.

Imidazol
Ví dụ: pilocarpin (C11H16N2O2) trong pilocarpus jaboranidi.
j. Alcaloid là dẫn xuất của nhân purin (= imidazol + pirimidin)

Purin
Ví dụ: cafein [C5H2(CH3)N4O2] trong chè, cà phê.
k. Alcaloid là dẫn xuất của nhân quinazolin

Quinazolin
Ví dụ: - dichroin,  - dichroin trong cây thường sơn
l. Alcaloid là dẫn xuất của nhân acridin

Acridin
Ví dụ: rutacridon, arborinin trong Ruta graveolens

124
m. Alcaloid là dẫn xuất của nhân pyrrolizidin

Pyrrolizidin
Ví dụ: indicin-N-oxyd trong cây Heliotropium indicum L.
9.3. Alcaloid có nhân steroid
Các alcaloid steroid có trong khung xyclopentanoperhydrophenantren và có 1
hoặc 2 nitơ trong mạch nhánh đã đóng vòng ở vị trí C-17 hoặc vị trí C-3 chúng là dẫn chất
của dãy cholestan (khung có 27C) hoặc là dẫn chất của dãy pregnan (khung có 21C, hiếm
có 22C hoặc 23C)
Hiện nay có trên 100 alcaloid - steroid có cấu trúc khác nhau thường tập trung ở họ
Cà (Solanaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae)…
9.4. Alcaloid có cấu trúc terpen
Hiện nay người ta thấy ít alcaloid có cấu tạo monoterpen và sesquiterpen, cấu tạo
diterpen có nhiều hơn đặc biệt ở chi Aconitum (ví dụ: aconitin trong Ô đầu)
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như phân loại alcaloid theo họ thực
vật ... hoặc phân loại alcaloid theo nguồn gốc phát sinh sinh vật của alcaloid.
10. Tầm quan trọng của alcaloid trong dược liệu
Alcaloid là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc, tác dụng của
alcaloid thường khác nhau và tác dụng của dược liệu không phải bao giờ cũng giống như
các alcaloid tinh khiết được được phân lập.
Nhiều alcaloid có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ức chế như morphin,
codein, reserpin hoặc gây kích thích như strychnin, cafein, lobelin.
Nhiều chất tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích như ephedrin, làm
liệt giao cảm như ergotamin hoặc kích thích phó giao cảm như pilocarpin, eserin; có chất
gây liệt phó giao cảm như atropin, có chất phong bế hạch giao cảm như nicotin, spartein.
Trong alcaloid có chất gây tê tại chỗ như cocain, có chất làm giãn cơ trơn chống co
thắt như papaverin.
Có alcaloid làm tăng huyết áp như ephedrin, hydrastin, có chất làm hạ huyết áp
như reserpin của cây ba gạc.
Có alcaloid có tác dụng diệt kí sinh trùng như quinin đối với kí sinh trùng sốt rét,
emetin và conexin đối với amip dùng chữa lỵ amip; arecolin, isopelletierin dùng để trị
sán.
Trên thế giới hiện nay dùng nhiều thuốc tổng hợp song vẫn phải dùng đến alcaloid
lấy từ cây cỏ vì có chất chưa tổng hợp được và có nhiều chất tổng hợp được song giá
125
thành quá đắt không phù hợp hoặc tác dụng của chất tổng hợp không hiệu quả bằng chất
lấy từ cây cỏ do đó alcaloid lấy từ thiên nhiên vẫn được sử dụng nhiều.
II. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID KHÔNG CÓ NHÂN DỊ VÒNG

MA HOÀNG
Có nhiều loài ma hoàng chủ yếu là loài thảo ma hoàng - Ephedra sinica stapf.
Mộc tắc ma hoàng Ephedra equisetina Bunge .
Trung gian ma hoàng Ephedra intermedia schrenk et C.A.Mayer đều thuộc họ ma
hoàng Ephedraceae.
Đặc điểm thực vật
- Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là xuyên ma hoàng.
Cây thảo, sống lâu năm cao 20-40cm. Thân hoá gỗ, hình trụ, ít phân nhánh, có
nhiều đốt, mỗi đốt đài 2,5-3cm, trên có nhiều rãnh nhỏ (18-20 rãnh) lá mọc đối, ít khi mọc
vòng 3 lá một, lá mỏng dài 3-4mm, mọc dính với nhau ở phía dưới, đầu lá nhọn và cong.
Lá thường thoái hoá thành vảy.
Hoa đực, hoa cái khác cành, cành hoa đực nhiều hoa hơn 4-5 đôi.
Quả thịt, khi chín có màu đỏ
Trong có 2 hạt, hạt hơi thò ra ngoài. Nở hoa vào tháng 5, quả khi chín vào tháng 7.
- Mộc tặc ma hoàng (Ephedra eqnuisetina Bunge.) còn gọi là Mộc ma hoàng, hay
Sơn ma hoàng, cũng là loại cây nhỏ, thân hoá gỗ,
mọc thẳng đứng, cao tới 2 mét cành nhỏ phân nhánh
nhiều, màu xanh xám, đốt ngắn hơn có 13-14 rãnh
dọc thường chỉ dài 1-3cm. Lá hình tam giác ngắn 1-
2mm, đầu lá không cuộn lại.
Hoa đực và hoa cái khác cành. Quả thịt hình
cầu. Hạt không thò ra như thảo ma hoàng.
- Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia
Schrenk. et C. A. Mayer.)
Cây nhỏ có đốt dài 2-6cm có 18-28 rãnh dọc,
lá dài 2-3mm ngọn lá nhọn.
Phân bố và trồng hái
Ma hoàng chưa thấy mọc hoang và trồng ở
nước ta, thường mọc ở châu Âu, châu Á và châu Mĩ, Hình 9.1. Ma hoàng
châu Phi.

126
Ở châu Á ma hoàng có nhiều hoạt chất hơn nên được thế giới công nhận dùng làm
thuốc có nhiều nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Ephedrin là hoạt chất của ma hoàng
được tổng hợp song tác dụng kém hơn ephedrin chiết từ cây ma hoàng.
Hiện nay nhu cầu dùng ephedrin ngày một cao cho nên ngoài việc thu hồi cây mọc
hoang người ta còn trồng ở nhiều nơi (thường trồng bằng hạt). Ma hoàng thường thu hái
vào mùa thu (hoạt chất trong cây thường cao hơn các mùa khác), khi thu hái bỏ các mấu
và quả.
Bộ phận dùng và chế biến
Dùng bộ phận trên mặt đất của cây (Herba Ephedra), đôi khi dùng cả rễ (Radix
Ephedra), gọi là ma hoàng căn, thu hái vào mùa thu, đem phơi cho khô.
Thân hình trụ, dẹt, dài 5-25cm đường kính 1-3mm, đôi khi phân nhánh, mặt ngoài
màu vàng lục đến vàng bẩn có nhiều rãnh dọc, chia thành đốt rõ rệt, mỗi mấu mang 1-3 lá
mọc cách, mọc đối hoặc mọc vòng.
Gióng dài 2-6cm giòn, dễ gãy, vết gãy hơi có xơ, giữa có màu đỏ nâu, mùi nhẹ vị
hơi đắng.
Thành phần hoá học
Trong ma hoàng thành phần chủ yếu của alcaloid là L-Ephedrin ngoài ra còn có D-
Ephedrin và một số alcaloid khác.
Hàm lượng alcaloid phụ thuộc vào loài, tuổi của cây và thời gian thu hái.
Ngoài alcaloid, ma hoàng còn có tanin, flavonoid, tinh dầu, acid hữu cơ.
Công dụng và liều lượng
Trong y học cổ truyền dùng ma hoàng chữa bệnh: sốt không ra mồ hôi, viêm phế
quản, viêm phổi, hen suyễn, ho có nhiều đờm, viêm thận và có tác dụng lợi tiểu.
Liều 5-10g dạng thuốc sắc và phối hợp với thuốc khác.
Tây y dùng Ephedrin ở dạng muối hydroclorid hay sulfat dùng riêng hay phối hợp
với Aspirin, cafein, papaverin.
Dùng chữa hen liều tối đa 0,05g Ephedrin hydroclorid trong 1 lần 0,15g trong 24
giờ, dạng viên 0,01g/viên.
Chữa sổ mũi dùng dung dịch 1-3% Ephedrin hydroclorid hoà trong nước làm thuốc
nhỏ mũi, mỗi lần nhỏ 1-2g.
Chú ý: ma hoàng không dùng cho người đau tim, người ra mồ hôi nhiều, cẩn thận
với người cao huyết áp.
Ngoài ra rễ ma hoàng dùng để giảm mồ hôi với người ra mồ hôi trộm.
Ephedrin có thể bán tổng hợp thành methamphetamin là chất gây kích thích mạnh
thần kinh trung ương gây nghiện và bị cấm.

127
ỚT
Capsicum annum L.
họ Cà - Solanaceae
Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ thuộc thảo, mọc hàng năm ở vùng ôn đới, sống lâu năm. Phần thân phía
dưới hoá gỗ ở vùng nhiệt đới. Cây có nhiều cành nhẵn. Lá mọc so le, đầu nhọn. Hoa màu
trắng mọc đơn độc ở kẽ lá ra hoa gần như quanh năm, song nhiều nhất vào tháng 5 đến
tháng 6. Quả mọc rủ xuống hoặc quay lên trời (chỉ thiên).
Hình dáng quả thay đổi có thể tròn, có thể dài, khi chín có màu đỏ, màu vàng hay
tím. Trong chứa nhiều hạt dẹt trắng.
Phân bố và trồng hái
Ớt được trồng khắp mọi nơi ở nước ta. Trên thế giới nhiều nước trồng để xuất khẩu
như Nhật, Ấn Độ, Nam Phi, Ý, Pháp...
Bộ phận dùng và chế biến
- Quả (Fructus Capsaici) dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
- Lá thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Trong quả ớt có 0,04 - 1,5% dẫn chất Benzylamin vị cay trong đó thành phần
chính là: capsaixin (chiếm 70%), phần lớn tập trung ở biểu bì giá noãn.
Khi tán bột giá noãn nhỏ 1 giọt nước lên rồi soi kính sẽ thấy các tinh thể hình
vuông của capsaixin vị rất cay.
Ngoài ra còn có một số chất khác như:
- Dihydro capsaixin (khoảng 20%).
- Nordihydro capsaixin (7%).
- Homocapsaixin, homodihydro capsaixin.
Các chất carotenoid: chất chính là capsanthin
có màu đỏ, ngoài ra còn có: capsorubin, lutein,  và
 caroten.
Capsicosid là một saponin có tác dụng kháng
khuẩn.
Vitamin C tỷ lệ 0,8 - 1,8% trong ớt của ta
(theo bộ môn Dược liệu định lượng năm 1957).
Chất đường có tới 7%.
Hình 9.2. Ớt
Ngoài ra còn có Acid hữu cơ như Acid citric, acid malic...
Tác dụng dược lý
128
Chất có tác dụng trong ớt là capsaicin có tác dụng tại chỗ trên niêm mạc và trên da
cảm giác nóng mạnh, có thể tăng đến cảm giác cháy rát, nó gây đỏ mà không phồng da.
Cảm giác nóng xảy ra do kích thích đặc hiệu của sự tiếp nhận và còn do tụ máu ở trên da
bệnh nhân.
Bột ớt gây hắt hơi rất mạnh, nhất là khi đốt khói ớt.
Công dụng
Ngoài công dụng làm gia vị ớt còn dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, ăn ngon, chóng
tiêu.
Ớt hoặc capsaixin dùng ngoài làm giảm đau các bệnh đau khớp, đau dây thần kinh
dùng dưới dạng cồn, băng dán, thuốc mỡ; dùng riêng hoặc phối hợp với thuốc khác.
- Liều dùng:
Dùng trong 0,1 - 0,3g bột hoặc 0,05 - 0,5g cồn ớt chia 3 lần uống trong ngày.
Dùng ngoài tuỳ theo chỗ đau.
- Lá ớt dùng tươi chữa mụn nhọt, rắn rết cắn.

TỎI ĐỘC
Colchicum antumnale L.
họ Hành - Liliaceae
Đặc điểm thực vật
Tỏi độc là cây thân thảo, sống lâu năm, do một dò to mầm dài 3-4cm, đường kính
2-3cm mọc sâu dưới đất, ngoài có phủ các vảy
màu nâu là gốc những lá cũ khô đi.
Từ dò mọc lên cán hoa với 3-4 hoa, nở vào
mùa thu, hoa có hình ống dài, cao vượt trên mặt
đất khoảng 10-15cm, phần ống loe thành hình
chuông với 6 cánh hình bầu dục, màu tím hồng
nhạt, có 6 nhị, 3 nhị trong ngắn.
Lá to dài đầu lá hẹp, nhọn.
Quả nang.
Phân bố, trồng hái
Tỏi độc mọc hoang trên đồng cỏ nam châu
Âu, có một số nước trồng như Rumani, Hungari.
Có thể trồng bằng hạt hay bằng dò.

Hình 9.3. Tỏi độc

129
Bộ phận dùng và thành phần hoá học và chế biến
Hạt chín (Semen Colchini), khi quả chín có màu nâu người ta cắt về phơi khô, quả
sẽ cho hạt rơi ra ngoài, lấy riêng hạt phơi thật khô.
Trong hạt tỏi độc có chứa alcaloid chính là: colchicin (0,2-0,6%) tập trung ở tế bào
vỏ hạt. Hiện nay đã phân lập trên 20 alcaloid phụ trong đó có demecolcin là chất có phản
ứng kiềm.
Trong hạt còn có dầu béo (17%), acidbenzoic, phytosterol, đường (5%) tanin. Trong
dò tỏi độc còn có tinh bột, đường, gôm, tanin, nhựa, hàm lượng alcaloid trong dò thấp hơn
trong hạt dưới 0,2%.
Tác dụng và công dụng
Colchicin là chất rất độc với động vật máu nóng (gây ỉa chảy, hạ huyết áp, liệt thần
kinh trung ương) xuất hiện sau vài giờ.
Liều chết với colchicin là 0,02  5g hạt,  50g cồn hạt 1/10, chết do ngạt thở.
Trong điều trị: dùng colchicin chữa gút (bệnh thống phong), đặc biệt trong trường
hợp cấp tính. Có thể nó tham gia vào sự biến đổi chất có nhân purin ngăn cản hoặc loại
trừ tích luỹ acid uric ở khớp xương.
Liều dùng 0,5mg x 4 lần/ 24 giờ (dùng kéo dài tối đa 3 ngày trong 1 đợt điều trị).
Do có tác dụng với hiện tượng phân bào nên colchicin dùng chữa bệnh bạch cầu và
bệnh lymphô bào ác tính. Demecolcin ít độc hơn colchicin 30-40 lần nên người ta hay
dùng hơn.
Tỏi độc được dùng dưới dạng cồn hạt 1/10 với liều 1,5g/lần, 3g/24 giờ.
Cao cồn nước với liều 0,05g/lần, 0,2g/24 giờ để chữa thống phong. Khi dùng thấy
hiện tượng ỉa lỏng phải ngừng thuốc. Thường 1 đợt điều trị dùng 4-5 ngày; không nên
dùng lâu sợ bị ngộ độc.

ÍCH MẪU
Ở nước ta hiện nay có 2 loại ích mẫu:
- Leonurus artemisia (Lour) S.Y.Hu.
- Leonurus sibiricus L.
họ Hoa môi - Lamiaceae
Đặc điểm thực vật
Leonurus artemisia là cây thảo, sống hàng năm hay 2 năm, cao 0,5-1m. Thân có
thiết diện vuông, mọc đứng, có nhiều rãnh dọc và lông mịn, ruột xốp.
Lá mọc đối; lá gốc gần như tròn, có răng cưa nông, hai mặt có lông mềm như
nhung; lá ở giữa dài xẻ sâu thành thuỳ hẹp, không đều, các thuỳ có răng cưa nhọn; lá ở
ngọn ngắn ít xẻ hoặc nguyên.
130
Cụm hoa mọc thành vòng dày đặc ở kẽ lá đường kính 2-2,5cm, đài hoa dài 5-6mm
hình chuông, có 5 răng nhọn có lông, tràng hoa dài 1cm có màu trắng hồng hay tím hồng
mặt ngoài có lông, môi trên hình trứng, hơi cong, môi dưới dài bằng môi trên song hơi
hẹp, chia 3 thuỳ, có 4 nhị đính vào giữa ống tràng.
Quả bế, có 3 cạnh khi chín màu sẫm.
Ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5, quả chín vào tháng 6 đến tháng 7.
- Leonurus sibiricus L.
Loài này có đặc điểm khác loài trên là cây nhỏ
hơn, cao 0,2 - 0,8m phiến lá giữa xẻ rất sâu, sát tận gân
lá, lá ở ngọn xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa lại xẻ 3 thuỳ nữa.
Cụm hoa có đường kính 3-3,5cm; hoa có môi
dưới hơi ngắn bằng 3/4 môi trên.
Phân bố, trồng trọt
Ở Việt Nam ích mẫu mọc hoang trên những vùng
đất ẩm ven sông, chủ yếu ở đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Vùng núi thấp cũng có ích mẫu song ở độ cao 1500m trở
lên gần như không gặp.
Trồng bằng cách gieo hạt vào tháng 10 trên luống
rộng 1m, cao 20-25cm, mật độ 25-30cm một cây. Ích
Hình 9.4. Ích mẫu
mẫu ưa sáng và ẩm. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè và lụi vào khoảng giữa thu, cây
có khả năng tái sinh mạnh khi cây bị cắt sát gốc.
Bộ phận dùng, thu hái
Dùng phần trên mặt đất có nhiều lá (Herba Leonuri) gọi là ích mẫu thảo. Ích mẫu
thu hoạch vào mùa hè, khi hoa chớm nở cắt cây về rũ sạch đất cát phơi sấy khô.
Quả ích mẫu (Fructus Leonuri) thường gọi là hạt, hay sung uý tử. Quả (sung uý tử)
thu hái vào mùa thu khi quả chín, cắt cả cây phơi khô đập và rũ lấy quả (thường gọi là
hạt), quả màu nâu bóng dài 1-2mm.
Thành phần hoá học
Trong lá cây ích mẫu có chứa alcaloid (leonurinin, leonuridin, leonuri), tanin, chất
đắng, saponin, flavonoid (rutin), tinh dầu. (Những chất trên chủ yếu có trong cây
Leonurus sibiricus).

Tác dụng và công dụng

131
Ích mẫu đã được sử dụng làm thuốc từ lâu đời nhất là với phụ nữ sau khi sinh,
chữa rong huyết, tử cung co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới quá
nhiều. Ngoài ra ích mẫu còn dùng chữa cao huyết áp, viêm thận và làm thuốc bổ huyết.
Quả ích mẫu dùng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, suy thận, mắt mờ.
Liều dùng: ích mẫu thảo 10-12g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc.
Quả ích mẫu dùng 6-12g/ngày dạng thuốc sắc.

III. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN PIRIDIN VÀ PIPERIDIN

HỒ TIÊU
Piper nigrum L. họ Hồ tiêu - Piperaceae
Tên khác còn gọi là hạt tiêu, hay cổ nguyệt

Đặc điểm thực vật


Hồ tiêu là loại cây leo, thân dài, nhẵn bám vào các cây tựa bằng rễ, lá mọc cách,
giống lá trầu không song dài và thuôn hơn.
Có 2 loại nhánh, một loại mang quả và
một loại nhánh dinh dưỡng, cả 2 loại nhánh đều
xuất phát từ kẽ lá, cụm hoa hình đuôi sóc mọc
đối với lá, khi chín rụng cả chùm.
Quả hình cầu nhỏ, có 20-30 quả trên 1
chùm, lúc đầu màu xanh lục sau có màu đỏ khi
chín màu vàng.
Phân bố, trồng hái, chế biến
Hồ tiêu trồng ở vùng nhiệt đới, nơi cung
cấp nhiều hồ tiêu là ấn Độ, Indonesia, Malayxia,
Campuchia, Braxin.
Việt Nam trồng nhiều ở Phú Quốc, Minh
Hải, Kiên Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hàng
năm Việt Nam xuất khẩu 4.000-5.000 tấn.
Có 2 loại hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng.
Muốn có hồ tiêu đen, thu hái lúc thấy có
1 vài quả đỏ hay vàng trên chùm quả có nghĩa
Hình 9.5. Hồ tiêu
là đa số còn xanh. Quả non chưa có sọ khi phơi khô sẽ giòn dễ vỡ vụn còn quả già
khi phơi khô sẽ dăn deo lại có màu đen do đó gọi là hồ tiêu đen.
132
Muốn có hồ tiêu trắng phải hái lúc quả thật chín, loại vỏ ngoài bằng cách chà xát
loại hết vỏ đen rồi phơi khô. Loại này có màu trắng ngà, ít nhăn nheo hơn, ít thơm (vì lớp
vỏ ngoài chứa nhiều tinh dầu đã bị loại), song cay hơn.
Bộ phận dùng
- Quả xanh còn vỏ ngoài:
Hồ tiêu đen (Fructus Piperis).
- Quả chín đã loại vỏ ngoài:
Hồ tiêu sọ (hồ tiêu trắng) (Fructus Piperis).
Hồ tiêu đen là quả mọng khô hình cầu, đường kính 4-5mm, màu đen nhạt hay xám
thẫm, nhăn nheo, có sẹo cuống, trên có điểm hơi nổi vết tích của vòi đã rụng.
Hồ tiêu sọ trông ít nhăn nheo hơn màu trắng ngà, cắt dọc thấy lớp vỏ trong và hạt.
Thành phần hoá học
Trong hồ tiêu có:
- Tinh dầu: 1,2-3,5% trong hồ tiêu đen, 1,2-2,5% trong hồ tiêu trắng màu vàng nhạt
hay lục nhạt, có mùi thơm. Thành phần chính của tinh dầu là  và  pinen, sabinen.
- Alcaloid 2-5% trong đó chủ yếu là:
Piperin (chiếm 90-95%) có vị cay.
Piperin khi thuỷ phân cho piperidin và acid piperic (C12H10O4).
Chavicin là đồng phân (dạng cis-cis) của piperin cũng có vị cay khi thuỷ phân cũng
cho piperidin và acid chavicic (C12H10O4).
Ngoài ra còn 1 lượng nhỏ các chất piperettin, piperylin, piperolein A, B ít cay hơn.
- Trong hồ tiêu còn có cubelin không có vị cay, chất béo và tinh bột.
Tác dụng và công dụng
Hồ tiêu với liều nhỏ có tác dụng tăng dịch vị, dịch tuỵ, kích thích tiêu hoá, làm ăn
ngon; liều cao kích thích niêm mạc dạ dày, gây xung huyết và viêm cục bộ gây sốt, viêm
đường tiết niệu, đái ra máu.
Ngoài công dụng làm gia vị, hồ tiêu làm thuốc kích thích tiêu hoá, giảm đau (chữa
đau răng), chữa đau bụng, ỉa lỏng, cảm lạnh.
Ngày dùng 1-3g dưới dạng bột hay thuốc viên thường phối hợp với thuốc khác.
Hồ tiêu còn có tác dụng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng do đó còn dùng hồ tiêu bảo
quản quần áo len, dạ.

LỰU
Punica granatum L. họ Lựu - Punicaceae
Lựu còn gọi là thạch lựu, bạch lựu, tháp lựu
133
Đặc điểm thực vật
Cây lựu thân gỗ, cao chừng 3-4m. Cây nhỏ, cành mềm, có khi có gai. Lá dài, nhỏ,
đơn, nguyên, cuống ngắn, mọc đối hoặc so le.
Hoa hình cái loa 5 cánh màu đỏ, hoặc trắng; mọc riêng rẽ hoặc thành xim có 3 hoa,
hoa có cuống ngắn, đế hoa hình chuông mang 4-8 lá đài màu đỏ, cánh hoa bằng số lá đài,
xếp xen kẽ nhau.
Bộ nhị gồm nhiều nhị rời.
Bộ nhuỵ gồm 8-9 lá noãn dính liền với đế hoa.
Hoa nở vào mùa hè. Quả hình cầu, đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại, vỏ dày chín có
màu vàng đỏ lốm đốm.
Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên 5 ngăn, tầng dưới 3 ngăn, các
ngăn phân cách bởi các màng mỏng trong có nhiều hạt hình 5 cạnh màu trắng hồng.
Phân bố, trồng trọt, thu hái
Lựu có nguồn gốc ở các nước Nam châu á, được trồng khắp nơi nhất là nước có
khí hậu ấm, trồng làm cảnh và lấy quả ăn.
Lựu trồng bằng cách giâm cành, bón
phân khác nhau cũng làm cho tỷ lệ alcaloid
trong cây thay đổi.
Thu hoạch vỏ quả vào mùa hạ.
Vỏ thân và vỏ rễ thu hoạch quanh năm.
Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản
- Vỏ rễ, vỏ thân
- Vỏ quả
Quả dùng để ăn.
- Vỏ rễ: đào rễ rửa sạch bóc lấy vỏ bỏ
lõi, phơi sấy khô.
- Vỏ thân: bóc lấy vỏ đem phơi sấy khô.
- Vỏ quả: khi còn tươi, bỏ màng trong
thái mỏng phơi sấy khô.
Thành phần hoá học Hình 9.6. Lựu
Vỏ rễ, vỏ thân và cành của cây lựu chứa 0,3-0,7% alcaloid toàn phần chủ yếu là:
psendo pelletierin.
Các alcaloid phụ là: N-metylisopelletierin và isopelletierin ở nhiệt độ thường ở thể
lỏng.

134
Ở phần gỗ có ít alcaloid, ở lá non không có alcaloid như trong vỏ mà chỉ có những
dẫn chất piperidin không bền vững.
Tất cả các bộ phận của cây lựu đều có tanin các chất tritecpin tự do và một số ít các
chất sterin.
Công dụng và liều dùng
Dùng làm thuốc chữa sán (phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng). Có thể dùng
vỏ rễ, vỏ thân, hoặc alcaloid đã chiết ra dưới dạng tinh khiết, vì alcaloid tinh khiết độc
nên dùng dạng nước sắc dược liệu do alcaloid kết hợp với tanin thành hợp chất ít tan tác
dụng với sán trong ruột ít làm mệt cơ thể, tuy vậy uống nước sắc dược liệu hơi khó uống,
dùng vỏ tươi tốt hơn vỏ khô.
Ngày dùng 20-60g dạng thuốc sắc.
Dùng tươi sắc vỏ rễ, vỏ thân ngậm chữa đau răng. Nước sắc vỏ quả chữa lỵ, bạch
đới, chữa kinh nguyệt quá nhiều ngày dùng 15-30g.
Dùng nước sắc vỏ quả ngậm chữa amidan.

CAU
Areca catechu L. họ Cau - Arecaceae

Đặc điểm thực vật, phân bố, trồng trọt


Cau là cây có thân mọc thẳng, cao 10-20m, đường kính 10-15cm, thân cột mang 1
bó lá ở trên ngọn, các lá rụng để lại vết ở trên thân.
Lá xẻ lông chim, có bẹ to.
Trong cụm hoa, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực nhỏ màu trắng, thơm, hoa
cái to hơn. Quả hạch hình trứng.
Cau được trồng ở nhiều nước vùng nhiệt đới, có nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á và
Đông Phi.
Người ta thường trồng cau lấy quả ăn trầu.
Nước ta cau cũng được trồng ở khắp nơi nhất là các tỉnh gần biển.
Cau trồng bằng hạt, thường 4-5 năm mới có quả.
Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản
Dùng hạt và vỏ quả.
Hạt (Semen Arecae) còn gọi là binh lang, tân lang.
Vỏ quả còn gọi là đại phúc bì.
Khi quả chín lấy hạt và vỏ quả phơi hoặc sấy khô.

135
Chế biến
Hái quả thật già, bóc lấy riêng hạt và vỏ phơi
hoặc sấy khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm
nước 2-3 ngày cho mềm mỗi ngày thay nước
1 lần (không ngâm vào dụng cụ bằng sắt) vớt
ra để ráo nước, thái miếng mỏng đem phơi,
sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10%.
Còn vỏ thì đem rửa sạch, ngâm nước 1 đêm
cho mềm rồi xé tơi phơi hoặc sấy khô tới

độ ẩm 13%; có thể tẩm rượu sao hoặc nấu


thành cao đặc.
Thành phần hoá học
Trong hạt có 15% tanin, 13-14%dầu
béo, các chất đường.
Hoạt chất chính là alcaloid (0,15-0,67%) ở
Hình 9.7. Cau
dạng kết hợp với tanin.
Alcaloid chính là arecolin (0,07-0,50%).
Alcaloid phụ là arecaidin, guvacin, guvacolin, arecolidin và isoguvacin.
Công dụng và liều dùng
Hạt cau dùng làm thuốc chữa sán dây, thường phối hợp với hạt bí ngô. Qua nghiên
cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán dây (chỉ có tác dụng làm tê liệt mạnh
ở phần đầu), trái lại hạt bí ngô có tác dụng chủ yếu làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con
sán cho nên có thể dùng như sau:
Sáng sớm lúc đói ăn 60-120g hạt bí ngô (cả vỏ) hoặc 40-100g (đã bóc vỏ) 2 giờ
sau uống nước sắc hạt cau. (trẻ em dưới 10 tuổi uống 30g, phụ nữ 50-60g, người lớn 80g).
Nửa giờ sau uống 1 liều thuốc tẩy (Magnesi Sulfat 30g) nằm nghỉ đợi thật buồn đi
ngoài, sau đó ngâm hậu môn vào chậu nước ấm.
Người ta còn phối hợp hạt cau với thường sơn để chữa sốt rét.
Vỏ quả cau (đại phúc bì) y học cổ truyền dùng chữa thuỷ thũng, bụng báng nước,
tiểu tiện khó.
Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc.

136
THUỐC LÁ
Nicotiana tabacum L. họ Cà - Solanaceae

Đặc điểm thực vật


Cây thuộc thảo, sống hàng năm. Thân đứng cao 0,6-1,5m; phần gốc hoá gỗ. Lá
hình bầu dục hơi thon, mọc so le, không có cuống,
một mẩu lá phía dưới ôm vào thân, lá phía trên bé
hơn hình lưỡi mác. Thân và lá có nhiều lông.
Hoa tập hợp thành chùm ở ngọn, đài có lông,
tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Đài và
tràng đều là cánh, tràng dài gấp 4-5 lần đài, phía
dưới hình ống nhỏ phía trên loe rộng.
Quả nang 2 ô có đài tồn tại bọc ở ngoài, trong
chứa các hạt nhỏ.
Bộ phận dùng và thành phần hoá học
Bộ phận dùng là lá (Folium Nicotianae).
Trong lá có alcaloid chính là Nicotin là chất
lỏng sánh, bay hơi được, mùi hắc vị nóng cay, dạng
tinh khiết không có màu, để ra ánh sáng và không
khí có màu vàng nâu.
Nicotin tan trong nước, tan trong dung môi
hữu cơ . Hình 9.8. Thuốc lá
Các alcaloid phụ: nor-nicotin, nicotyrin, anabasin...
Một số chủng thuốc lá có nor nicotin, hoặc anabasin là alcaloid chính.
Ngoài ra còn có một số chất khác như kiềm bay hơi (pyridin, N-Metyl pyrolidin),
glycocid (khoảng 40%), protein (12%), lipid (5%), các acid hữu cơ (15-20%), các hợp
chất đa phenol (có vai trò quan trọng trong màu sắc, hương vị của thuốc lá), tinh dầu,
muối vô cơ và các men.
Tác dụng và công dụng
Liều nhỏ nicotin có tác dụng kích thích thần kinh thực vật, nhưng liều cao gây liệt.
Với liều 50-100mg nicotin làm chết người lớn do ngạt thở.
Nicotin vào cơ thể bị phân huỷ nhanh, nhất là với người nghiện. Những người
nghiện thường xuất hiện một số bệnh mãn tính về đường hô hấp, hút thuốc lá là nguyên
nhân chủ yếu gây ung thư phổi.

137
Thuốc lá và thuốc lào ít dùng làm thuốc cho người. Trong nhân dân thường dùng
đắp lên chỗ đứt tay, đứt chân để cầm máu, với gia súc dùng làm thuốc pha với nước để
chữa ghẻ, chấy rận, bọ chó, tránh bôi vào chỗ da bị trầy xước vì dễ gây ngộ độc.
Lượng thuốc lá thu hoạch chủ yếu để phục vụ nhu cầu hút thuốc. Mặc dù thuốc lá
có hại song việc tiêu thụ trên thế giới ngày một tăng. Hiện nay nhiều nước ngoài việc giáo
dục vận động không hút thuốc, đã có biện pháp pháp lý để hạn chế hút thuốc nhất là với
thiếu niên.
Nicotin lấy từ thuốc lá hoặc dư phẩm của công nghiệp thuốc lá có chứa nicotin
dùng làm thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
Nicotin còn là nguyên liệu chế acid nicotinnic tự do, làm thuốc dãn mạch ngoại biên và
chống tăng lipid huyết.
IV.DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN TROPAN

BENLADON
Atropa belladona L. họ Cà - Solanaceae
Đặc điểm thực vật
Cây benladon là cây sống nhiều năm, thuộc thảo cao 1-1,5m, phần trên có lông Lá
nguyên, hình bầu dục, mọc so le, ở phần ngọn lại mọc đối, lá có mùi khó chịu buồn nôn,
vị đắng.
Hoa đơn mọc ở kẽ lá, cánh hợp, bầu trên, có 5 nhị. Quả thịt, lúc đầu có màu xanh,
sau chín có màu tím đen.
Phân bố, trồng hái
Cây này có nguồn gốc ở Nam và Trung Âu, ngày nay được trồng ở nhiều nơi trên
thế giới, nhiều ở Nga, Anh, Pháp, Mỹ, ấn Độ.
Trồng bằng hạt (cũng có thể trồng bằng rễ), mỗi cây cách nhau 0,3m, trên những
luống cách nhau 0,8m. Ánh sáng và phân bón ảnh hưởng tới alcaloid hình thành trong
cây.
Thu hái lá khi cây sắp ra hoa vào tháng 6, tháng 7, lúc đó hàm lượng hoạt chất cao
nhất. Thường cắt cả cây (để lại gốc cách mặt đất 4-5cm cho nẩy chồi) rồi mới hái riêng lá
đem về phơi hoặc sấy ngay ở nhiệt độ 450C trong 24-48 giờ.
Thu hoạch rễ của cây 2 năm và không hái lá năm trước để có hàm lượng hoạt chất
cao. Đào rễ lúc cây ra hoa, rửa sạch đất cát, cắt đoạn ngắn phơi hay sấy ở nhiệt độ thấp.

138
Hái quả chín đem phơi ngay đến khi quả
thật khô đen, sát lấy hạt, nếu dùng hạt làm
giống có thể để nguyên quả khi nào gieo mới
lấy hạt ra.

Bộ phận dùng
Lá phơi khô (Folium Belladonnae).
Rễ (Radix Belladonnae).
Quả và hạt (Fructus et semen
Belladonnae).
Thành phần hoá học
Trong lá chứa 0,2-1,2%; ở rễ có 0,45-
0,85%; ở hoa có 0,5%; ở quả có 0,65%; ở hạt
có 0,80% alcaloid.
Alcaloid chính và là chất có tác dụng
dược lý mạnh là L-hyoscyamin. Trong quá
trình Hình 9.9. Benladon
chế biến dược liệu, alcaloid này chuyển một phần sang dạng raxemic là Atropin (P, L-
hyoscyamin).
Ngoài ra còn một lượng nhỏ L-scopolamin và các vết atropamin (apotropin),
Benladomin, Tropin...
Các chất kiềm không bay hơi như: N-Metylpyrrolin, N-Metylpyrolidin.
Có glucosid là scopoletin khi thuỷ phân cho glucose và scopoletin.
Scopolin và Scopoletin cho huỳnh quang xanh đậm trong môi trường Amoniac
dùng để phân biệt dịch chiết hoặc rượu thuốc của dược liệu khác không cho huỳnh quang.
Có nhiều muối vô cơ nên tỷ lệ tro rất cao (tới 15%) gồm muối clorid và nitrat nên
dễ hút nước, do đó cao benladon cần bảo quản cẩn thận.
Ngoài ra trong lá và rễ còn chứa tanin (khoảng 10%) và acid hữu cơ.
Tác dụng và công dụng
Atropin làm liệt phó giao cảm, ảnh hưởng đến hoạt động các tuyến và cơ trơn làm
giảm bài tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị... có khi ngừng hẳn, làm giảm co bóp dạ dày, ruột,
phế quản, làm tim đập nhanh, làm giãn đồng tử.
Liều nhỏ kích thích thần kinh trung ương, gây sảng khoái, ảo giác và mê sảng.
Liều cao gây liệt.
Ngoài ra Atropin còn có tác dụng chống nôn (L-hyoscyamin có tác dụng mạnh hơn
Atropin vì Atropin có 1/2 là D-hyoscyamin). Điều đó cho thấy dịch chiết dược liệu chứa
139
L-hyoscyamin nhiều hơn D-hyoscyamin nên có tác dụng mạnh hơn lượng Atropin tinh
khiết tương ứng.
Dược liệu cũng như Atropin được dùng làm thuốc giảm đau do làm giảm co thắt
cơ trơn (trong bệnh dạ dày, mật, co cứng do bí đại tiện và hen phế quản), trong bệnh dạ
dày do thừa dịch vị acid; thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử, làm thuốc chống nôn, làm giảm
bài tiết nước bọt khi phẫu thuật và dùng trong bệnh Parkinson (bệnh liệt rung).
Ngoài ra còn sử dụng dịch chiết rễ cây benladon để chữa bệnh Parkinson.
Dạng dùng và liều dùng
Bột lá liều tối đa 0,15g mỗi lần 0,50g trong 24 giờ.
Cao liều tối đa 0,03g/lần; 0,10g/24 giờ.
Cồn liều tối đa 1,5g/lần; 5g/24 giờ.

CÀ ĐỘC DƯỢC
Datura metel L. họ Cà - Solanaceae
Cà độc dược còn có tên khác là cà dược, cà diên, mạn đà la

Đặc điểm thực vật


Cà độc dược là cây thuộc thảo, mọc hàng
năm, cao 1-1,5m; toàn thân hầu như nhẵn, cành non
và các bộ phận non có lông tơ ngắn.
Lá đơn mọc cách, ở gần ngọn mọc đối hay
mọc vòng, phiến lá hình trứng dài 9-16cm, rộng 4-
9cm, gốc lá lệch, ngọn lá nhọn, mép lá ít khi nguyên
thường lượn sóng hoặc hơi sẻ 3-4 răng cưa, mặt lá
lúc non có nhiều lông sau rụng dần.
Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống hoa dài 1-
2cm, đài hoa hình ống có gân nổi lên rõ rệt, dài 5-
8cm, rộng 1,5-2cm. Khi hoa héo một phần còn lại
trưởng thành cùng quả giống như hình cái mâm.
tràng to hình phễu, có màu trắng hoặc tím.
Hình 9.10. Cà độc dược
Quả hình cầu mặt ngoài có gai đường kính chừng 3cm, quả non màu xanh, khi già
màu nâu, có nhiều hạt trứng dẹt, dài 3-5mm, dày 1mm, cạnh có vân nổi.
Phân bố, trồng hái

140
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp Việt Nam, Cămpuchia, Lào, ấn Độ, Trung
Quốc... để làm cảnh và làm thuốc. Cây mọc ở nơi đất hoang ẩm, nhiều mùn. Nước ta có
nhiều ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Bình, Ninh Thuận...
Thu hái lá lúc cây sắp ra hoa và đang ra hoa (từ tháng 5 - 6 đến hết tháng 9 - 10)
hoa hái vào tháng 8 - 9 - 10.
Hạt lấy từ quả chín già ngả màu nâu.
Bộ phận dùng, chế biến
Lá (Folium daturae metelis) phơi hay sấy khô (hay dùng nhất).
Hoa (Flos Daturae metelis) phơi hay sấy khô.
Hạt (Semen Daturae metelis) phơi hay sấy khô.
Vi phẫu lá
- Biểu bì có nhiều lông che chở lấm chấm như có cát, lông tiết ít hơn, có đầu đa
bào, chân đơn bào.
Trong phiến lá phía trên có 2 hàng mô dậu, phía dưới là mô khuyết, lớp mô dày ở
mặt trên và mặt dưới gân lá.
Bó libe gỗ hình cung ở giữa gân lá, libe bao quanh gỗ.
Tinh thể calcioxalat hình cầu gai rải rác trong thịt lá.
- Bột lá:
Có màu lục hay lục nâu. Soi kính hiển vi thấy:
+Mảnh biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào, lông tiết đầu đa bào chân đơn bào,
tinh thể calcioxalat hình cầu gai, mảnh mạch và mô giận.
+ Chế biến: sau khi phơi sấy khô, tán bột có thể chế cao lỏng hay dạng cồn có khi
làm thuốc thang sắc uống.
Thành phần hoá học
Hầu hết các bộ phận của cây đều chứa alcaloid, trong đó alcaloid chính là:
L.scopolamin (=hyoscin), ngoài ra còn có hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin. Hàm
lượng alcaloid toàn phần trong lá 0,1-0,6%; rễ 0,1-0,2%; hạt 0,2-0,5%; quả 0,12%; hoa
0,25-0,60%.
Ngoài alcaloid trong lá, rễ còn có flavonoid, saponin, coumarin, tanin, trong hạt
còn có chất béo.
Tác dụng và công dụng
Cà độc dược là vị thuốc độc đã được biết từ lâu, tác dụng gần giống Benladon.
Scopolamin có tác dụng ức chế hệ cơ trơn và các tuyến tiết như Atropin, song có
khác là tác dụng ngoại biên kém hơn như làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn, tác
dụng ức chế thần kinh trung ương rõ rệt hơn. Vì vậy người ta thường dùng Scopolamin

141
trong gây mê, dùng trong khoa thần kinh chữa động kinh, chữa co giật trong bệnh
Parkinson.
Cà độc dược dùng chữa ho, hen suyễn. Làm thuốc giảm đau trong các trường hợp
viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đau quặn ruột hoặc các cơn đau thắt khác, làm thuốc
chống say sóng, buồn nôn khi đi tàu xe, máy bay; ngoài ra còn dùng chữa đau cơ, tê thấp
cước khí.
Dùng ngoài đắp vào mụn nhọt giảm đau nhức.
Dạng dùng và liều lượng
Bột lá dùng cho người lớn 0,1g/lần; 0,2-0,3g/24 giờ.
- Cao lỏng 1/1: 0,1g/lần; 0,2-0,3g/24 giờ.
- Cao mềm: 0,01g/lần, 0,03g/24 giờ.
- Cồn 1/10: 0,5g/lần; 1-2g/24 giờ.
Hoa hoặc lá cà độc dược thái nhỏ phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc lá ngày
hút 1-1,5g trước khi lên cơn hen.
Những người cơ thể suy yếu, bệnh nhãn áp cao không nên dùng.
Chú ý ngoài cây cà độc dược ở nước ta còn có một số loại di thực khác như:
Datura innoxia Mill. và Datura Stramonium L. (cần tham khảo thêm).
V. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN QUINOLIZIDIN VÀ NHÂN
QUINOLIN
CANHKINA
Có nhiều loài canh kina như: Cinchona succirubra Pavon. (canhkina đỏ)
Cinchona calisaya Weddell. (canhkina vàng)
Cinchona ledgeriana Moeus. (canh kina lá thon)
Và nhiều loài lai tạp khác. Đều thuộc họ Cà phê - Rubiaceae
Đặc điểm thực vật
Các loài canhkina đều có đặc điểm chung về
mặt hình thái thực vật như: cây gỗ cao 10-25m, có
cây cao đến 30m. Lá mọc đối có cuống với lá kèm
thường rụng sớm; phiến lá nguyên, hình trứng, gân lá
hình lông chim. Một số loài ở gốc gân chính và gân
phụ có túi nhỏ mang lông, lá có màu xanh lục hoặc
đỏ nhạt.
Hoa màu hồng hoặc vàng tuỳ theo loài mọc
thành chùm, xim ở đầu cành. Hoa đều lưỡng tính; có

142
5 lá đài, 5 cánh hoa liền, có lông, 5 nhị đính trên ống tràng, bầu dưới 2 ngăn chứa nhiều
noãn.
Quả nang, thuôn dài, cắt vách mở từ dưới lên trên, có nhiều hạt nhỏ dẹt, có cánh
mỏng. Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 5-10. Hình 9.11.
Canhkina
Phân bố, trồng hái và chế biến
Canh kina có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ ở độ cao 1000-3500m, ngày nay được
trồng ở vùng này và nhiều nước có khí hậu nhiệt đới đặc biệt là Indonexia, Ấn Độ, Việt
Nam, Mehico, Cônggô, Ghinê...
Trồng bằng hạt gieo trong vườn ươm, khi cây 1 năm tuổi có thể đánh trồng.
Tỷ lệ alcaloid trong vỏ cây tăng dần cho đến năm thứ 5 rồi giảm dần xuống.

Người ta thường chờ cho cây 8-10 tuổi mới thu hái vì có khối lượng vỏ nhiều, dày,
dễ bóc. Tuy vậy cũng hái vỏ của cây 3-4 tuổi. Khi cần chặt tỉa bớt để chúng khỏi mọc
chen vào nhau. Có 2 phương pháp khai thác vỏ:
- Đào cây để hái cả cành, cả rễ, cả thân lấy vỏ. Ngày nay hay dùng phương pháp
này vì lượng vỏ rễ nhiều (1/3-2/3 lượng vỏ của toàn cây). Ở Giava (Indonexia) người ta
thường đào cây 10 tuổi, ở nơi này canhkina thường trồng thành 10 khu vực rồi trồng lại
như vậy sẽ luôn có cây khai thác đúng 10 tuổi.
- Chặt phần trên để bóc vỏ thân và vỏ cành, gốc còn lại mọc lên không cần phải
trồng cây mới (phương pháp này ít dùng). Nhưng ở Ấn Độ còn khai thác những cây 7-8
tuổi trồng ở sườn núi dốc, không đào rễ vì gây lở đất.
Sau khi chặt hay đào cây người ta khía dọc hoặc ngang vỏ, dùng dao nâng từng
mảng vỏ lên có khi bóc được những mảnh vỏ dài tới 1m, rộng 8-15cm. Vỏ tươi chứa 50-
70% nước, đem làm khô dần dưới ánh sáng mặt trời rồi đem sấy ở nhiệt độ không quá
700C (nếu quá 700C lượng alcaloid giảm).
Bộ phận dùng
Vỏ thân, vỏ cành và vỏ rễ phơi sấy khô (Cortex Cinchonae).
Thành phần hoá học
Vỏ canhkina có hàm lượng alcaloid cao (4-12%).
Hiện nay đã phân lập được khoảng 30 alcaloid khác nhau chia làm 2 nhóm:
1. Nhóm cinchonin (alcaloid có nhân ruban) gồm nhiều alcaloid, trong đó có
alcaloid chính là L-Quinin (5-7%), D-Quinin (0,1-0,3%), D-Cinchonin (0,2-0,4%), L-
Cinchonin (0,2-0,4%) và một số alcaloid có lượng nhỏ khác.
Quinin và quinidin cũng như cinchonin và cinchonidin là những đồng phân được
phân biệt về cấu hình ở C8 và C9.
143
2. Nhóm cinchonamin (alcaloid có nhân indol) có alcaloid phụ là: cinchonamin,
cinchophyllin quinanin.
Ngoài ra trong vỏ canh kina còn có:
- Acid quinic (5-8%).
- Acid quinotanic (2-3%), chất này bị oxy hoá cho phlobaphen gọi là chất đỏ
canhkina.
- Glycosid đắng có cấu trúc triterpen (2%).
- Ngoài ra còn có nhựa, sitosterin, tinh bột và khoảng 4% chất vô cơ.
Công dụng và liều dùng
Vỏ canhkina dùng làm thuốc hạ sốt, chữa sốt rét, thuốc bổ dùng dạng bột, cao, cồn,
sirô, rượu thuốc.
Liều lượng hàng ngày: dạng bột 5-10g, cồn 2-15g, sirô 20-100g.
Ngoài ra bột canhkina còn dùng rắc lên vết thương vết loét.
Vỏ canhkina làm nguyên liệu chiết quinin và các alcaloid khác.
- Quinin dùng làm thuốc điều trị sốt rét. Liều cho người lớn 1-1,5g/ngày dùng làm
nhiều lần, mỗi lần 0,5g; tổng liều 10-15g. Liều cho trẻ em tuỳ theo độ tuổi.
Dạng dùng viên 0,25g và 0,5g hoặc ống tiêm 0,10g và 0,25g quinin basic HCl.
- Quinin hydroclorid hoặc sulfat viên nén 0,15g; 0,25g và ống tiêm 2ml = 0,5g và
0,25g; ống tiêm 5ml = 0,05g (quinoserum).
- Quinidin dùng chữa bệnh loạn nhịp tim và rối loạn chức năng tim dễ kích thích
như đánh trống ngực, ngoại tâm thu, lo sợ. Dạng dùng: viên nén 250mg quinidin bisulfat
ngày 2 lần x 2 viên.
VI. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN ISOQUINOLIN
IPECA
Cephaelis ipecacuanha (Bort.) A.Rich.
Họ Cà phê - Rubiaceae
Đặc điểm thực vật
Ipeca là cây thảo, cao 20-40cm, sống lâu
năm, cây luôn luôn xanh. Rễ gồm nhiều đốt
ngắn, hợp thành vòng như nhẫn quanh lõi rễ.
Lá mọc đối, phiến lá bầu dục, lúc đầu có
lông sau nhẵn, có 2 lá kèm đính với nhau thành
bẹ ở giữa 2 cuống lá.
Hoa màu trắng.
Quả hình trứng, chín có màu tím sẫm.
Bộ phận dùng Hình 9.12. Ipeca
144
Rễ đã phơi hoặc sấy khô. Dược liệu là những mẩu rễ nhỏ, ngằn nghèo dài 6-12cm,
đường kính 3-4mm, mặt ngoài xùi thành từng ngấn, màu xám đỏ, mùi đặc biệt, buồn nôn,
vị hắc đắng.
Thành phần hoá học
Hàm lượng alcaloid của Rio Ipecacuanha (ipeca của Braxin) khoảng 2-6%, phần
lớn tập trung ở phía ngoài vỏ.
Alcaloid chính là emetin (chiếm 2/3 tổng số alcaloid) và cephelin (gần 1/3), còn 1
lượng nhỏ là psychotrin, O-metylpsychotrin, emetamin, protoemetin, Ipecosin.
Ngoài alcaloid còn có saponin, tanin và ít tinh dầu, dầu béo, aicd hữu cơ nhựa, chất
vô cơ và có khoảng 30-40% tinh bột.
Tác dụng và công dụng
Alcaloid của ipeca có tác dụng kích thích mạnh trên niêm mạc và da. Uống liều lớn
bột ipeca gây nôn, dùng liều nhỏ tăng phản xạ, kích thích niêm mạc dạ dày, phế quản tiết
dịch và long đờm do đó ipeca làm thuốc long đờm. Liều dùng 0,01-0,20g bột/ngày, dùng
riêng hoặc phối hợp.
Ipeca làm thuốc gây nôn cho trẻ em và người yếu, người già vì nó ít gây mệt hơn
các thuốc nôn khác; không dùng cho người đau tim và người bị xơ cứng mạch máu. Dùng
liều 1,5-2g bột với người lớn chia 2-3 lần uống cách nhau 10 phút, trẻ em dùng 0,10g cho
mỗi tuổi.
Emetin có tác dụng diệt ký sinh trùng lỵ Entamoeba hystolytica và E.coli gây
bệnh; do vậy dùng Emetin để chữa lỵ amíp.
Thường dùng dưới dạng Emetin hydroclorid tiêm dưới da hay tiêm bắp. Liều tối đa
0,08g/lần; 0,10g/24 giờ (mỗi ống 1ml = 0,04g).
Cần chú ý khi tán bột ipeca, bụi ipeca vào mắt dễ gây viêm mắt.

THUỐC PHIỆN
Papaver somniferum L. Họ Thuốc phiện - Papaveraceae
Tên khác: A phiến, A phù dung, cổ tử túc, anh túc

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây thuốc phiện là cây thảo, sống hàng năm cao 0,7-1,5m ít phân nhánh, thân mọc
thẳng. Lá mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào
thân cây, mép có răng cưa, lá hình trứng dài 6-50cm, rộng 3,5-30cm, đầu trên nhọn, dưới
cuống tròn hay hơi hình tim, gân lá nổi rõ ở mặt dưới.

145
Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hay đầu cành có cuống dài 12-14cm, có 2 lá đài
màu xanh. Rụng sớm khi hoa nở, tràng có 4 cánh dài 5-7cm màu trắng hay tím hoặc hồng,
nhiều nhị bao quanh 1 bầu có một ngăn gần 15-20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.
Quả nang hình cầu hoặc hình trứng dài 4-7cm, đường kính 3-6cm, ở đỉnh có núm,
cuống phình ra ở chỗ nối, chín có màu vàng xám, chứa nhiều hạt nhỏ (mỗi quả có 25.000-
30.000 hạt). Hạt hơi giống hình thận, dài 0,5-1mm). Trên mặt có vân hình mạng, màu
xám hay vàng nhạt hoặc xám đen.
Toàn thân cây có nhựa mủ màu trắng để lâu thành nâu đen.
Cây thuốc phiện được trồng từ lâu đời nguồn gốc có thể ở vùng Địa Trung Hải.
Căn cứ vào đặc điểm của hoa, quả, hạt và cây người ta chia thành các thứ sau:
- Thứ nhẵn, hoa tím, quả hình cầu rộng, hạt đen tím trồng ở Trung Á.
- Thứ trắng, hoa trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt trồng tại Ấn Độ và Iran.
- Thứ đen, hoa tím, quả hình cầu ở phía dưới, mở lỗ trên mép đầu nhuỵ hạt màu
xám trồng ở châu Âu.
- Thứ lông cứng, hoa tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông cứng mọc bán hoang dại ở
Nam châu Âu.
Trong các thứ này, thứ trắng trồng để lấy nhựa, thứ đen để lấy dầu. Trên thực tế
người ta vẫn thích lấy nhựa từ quả chưa chín hoặc lấy dầu từ hạt quả chín già của 2 thứ
này. Ngày nay người ta lai giống tạo ra các loại có hàm lượng alcaloid cao và thu được
dầu của hạt.
Thuốc phiện được trồng ở nhiều nước khí hậu ôn đới và nhiệt đới, song vì cây gây
nghiện nên Chính phủ cấm trồng cây thuốc phiện tự do. Các nước trồng nhiều cây thuốc
phiện: Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Tư, Nga, Myanma, Lào.
Nước ta trước đây thuốc phiện trồng ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hoà
Bình... hiện nay nhà nước cấm trồng và quản lý chặt chẽ vận động đồng bào trồng các cây
khác thay thế.
Bộ phận dùng
a. Nhựa thuốc phiện lấy từ quả chín (opium)
Quan sát bên ngoài bánh hình tròn hay hình
vuông có khi hình chữ nhật, mặt ngoài màu nâu đen
đôi khi còn xót những mảnh lá hay vỏ quả thuốc phiện.
Mặt cắt mịn lổn nhổn, khi còn mới thì mềm dẻo để lâu
thì cứng, giòn mùi đặc biệt, vị đắng.
b. Quả (Fructus papaveris)
Quả chưa lấy nhựa dùng cho công nghiệp chiết
xuất alcaloid có kèm theo đoạn cuống dài 10-12cm.
146
Hình 9.13. Thuốc phiện

Quả hái sau khi đã lấy nhựa (anh túc xác, cù túc xác).
Tuỳ theo thứ mà có hình dạng khác nhau, từ thành quả nang vào trong có 8-12
vách phân chia quả thành các ô không hoàn chỉnh mang hạt.
Quả thu hái trước khi chín hoàn toàn có màu vàng xám nhạt ở trạng thái khô quả
không có mùi, vị hơi đắng. Phải loại hạt trước khi đem dùng trong ngành Dược.
c. Hạt (Semen Papaveris)
Hình thận rất nhỏ trên mặt có hình mạng màu vàng nhạt, trắng hoặc xám, nâu, đen
tuỳ loại, nội nhũ có nhiều dầu và alơron, phôi rất nhỏ, hạt không có mùi vị dầu.
d. Lá
Đôi khi cũng dùng ngoài làm thuốc xoa bóp giảm đau.
Thành phần hoá học
Lá chỉ có vết alcaloid quả tỷ lệ alcaloid thay đổi tuỳ theo nơi.
Trong quả khô thường có 0,2-0,3% alcaloid toàn phần.
Ở quả khi đã lấy nhựa thì hàm lượng alcaloid còn lại rất ít.
Hạt không có alcaloid chứa 15% glucid, 20% protid, 40-50% dầu.
Nhựa thuốc phiện: hoạt chất là các alcaloid (20-30%) ở dạng muối (meconat,
lactat...). Hiện nay đã phân lập được 40 alcaloid người ta xếp thành nhiều nhóm theo cấu
tạo hoá học. Ví dụ: nhóm morphinan (Alcaloid chính là: morphin 6,8-20,8%, Codein 0,3-
3%, thebain 0,3-1%) và nhóm Besizyliso quinolin (Papaverin 0,8-1,5%).
Ngoài alcaloid trong nhựa thuốc phiện còn có:
- Các acid hữu cơ: trong đó có acidmeconic cho màu đỏ với muối sắt (III) phản
ứng này để định tính nhựa thuốc phiện.
- Nước (5-10%) chất vô cơ (5-6%) đường, chất nhày, pectin...
Công dụng và liều dùng
a. Quả
* Với quả chưa trích nhựa dùng để chiết xuất morphin đa phần morphin được
chuyển thành codein.
- Chế cao toàn phần để làm thuốc thay thế cho nhựa thuốc phiện.
- Dùng làm thuốc giảm đau.
* Quả đã trích nhựa (anh túc xác).
Làm thuốc chữa ho, tả, lỵ, đau bụng, giảm đau. Dùng 4-6g trong 24 giờ dạng thuốc
sắc hay hãm.
b. Hạt
147
Làm thực phẩm cho người hoặc gia cầm (chim), đa phần ép dầu để ăn, dùng trong
công nghiệp sơn và dùng trong ngành Dược.
Dầu thuốc phiện dùng chế dầu iod (lipiodol hoặc iodlipol) dùng làm thuốc cản
quang khi chiếu các xoang trong cơ thể, chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ..., bã dầu làm thức
ăn gia súc.
c. Nhựa thuốc phiện
Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc ho, chữa ỉa chảy.
Nhựa thường phối hợp với các vị thuốc dạng cao đơn hoàn tán hoặc ở các dạng:
- Bột thuốc phiện (10% morphin) uống liều 0,05g/lần và 0,20g/24 giờ.
- Cao thuốc phiện (1% morphin) (56 giọt = 1g) dùng 1-3g/24 giờ.
- Cồn thuốc phiện (1% morphin) (56 giọt = 1g) dùng 1-3g/24 giờ.
Nhựa thuốc phiện không được dùng liên tục quá 7 ngày; rất thận trọng khi dùng
cho người già và trẻ em.
Dùng để chiết xuất alcaloid, phần lớn là sản xuất nhựa thuốc phiện hợp pháp dùng
để chiết xuất morphin.
Morphin dùng làm thuốc giảm đau, chữa co giật, mê sảng động kinh. Thường dùng
dưới dạng morphin hydroclorid để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Liều tối đa 0,02g/lần và
0,05g/24 giờ (1 ống 1ml = 0,01g).
Việc tiêu thụ morphin không nhiều còn phần lớn để chế dẫn chất như codein,
codetylin...
Codein dùng chữa ho, dùng dạng bột, viên, sirô... codetylin có tác dụng tương tự
codein.
Papaverin dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh co thắt dạ dày, ruột, mật, co thắt tử
cung khi đẻ, đe doạ xẩy thai, co thắt mạch máu. Papaverin dùng trên thị trường đa số
dùng phương pháp tổng hợp.
d. Lá
Đôi khi dùng ngoài làm thuốc giảm đau.
Chú ý: Heroin là chế phẩm bán tổng hợp từ morphin, là chất ma tuý gây nghiện rất
mạnh. Dùng liều khoảng 0,06g có thể gây chết người sau khi tiêm.

BÌNH VÔI
Bình vôi là tên gọi của nhiều loài dây leo có rễ củ thuộc chi Stephania Họ tiết dê –
Menispermaceae. Tên khác: Bình vôi còn gọi là củ một, củ mối tròn, dây mối trơn, củ gà
ấp...
Đặc điểm thực vật
Loài Stephania glabra (Roxb) Meirs.
148
Là loại thân leo phát triển từ củ, hình tròn, thường nằm ở khe đá, có củ có các nốt
sần, đôi khi có rãnh nhỏ ngang dọc. Nhựa từ thân và lá không mang màu.
Lá đơn, mọc so le, mép lá không có lông, cuống lá dài 6-25cm, gốc hơi phình lên
và cong, phiến lá hình tim, ngọn lá hơi nhọn thuôn mặt dưới xanh lợt, có 9-11 gân xếp toả
tròn do cuống lá dính vào 1/3 phiến lá tính từ gốc lá.
Cụm hoa đực dạng tán kép, cuống cụm hoa
dài 3-12cm, mỗi cuống cụm hoa gồm nhiều tán, mỗi
tán lại có nhiều tán cấp II, mỗi cuống tán cấp II mang
4 tán cấp III, kết thúc gồm 3 hoa với cuống của mỗi
hoa rất ngắn, hoa đực gồm 6 đài rời xếp thành 3 vòng
kích thước gần như bằng nhau, đài hình trứng hẹp.
Ba cánh hoa hình trứng màu xanh, khi còn trong nụ
và chuyển nâu vàng khi hoa nở. Bộ nhị hàn liền
thành 1 trụ với 6 bao phấn màu vàng nhạt xếp thành
vòng tròn. Khi hoa nở các bao phấn mở nắp ngang ra
xung quanh, hạt phấn nhỏ màu vàng.
Cụm hoa cái dạng xim, tán, cuống các bông
hoa ngắn xếp xít nhau thành dạng đầu nối đầu gồm
20-70 bông (sau cho 20-70 quả). Hoa cái bất đối
xứng, mỗi hoa có 1 lá đài hình elip, hai cánh hoa gần như
tròn, 1 đài và 2 cánh hoa xếp lệch về 1 phía của hoa. Hình 9.14. Bình vôi
Bầu hình trứng núm nhuỵ chia 4-5 thuỳ dạng gai nhỏ hầu như không có vòi nhuỵ.
Quả hạch hình trứng ngược, vỏ quả ngoài nhẵn lúc non màu xanh, chuyển sang
màu vàng rồi đỏ sẫm khi chín.
Hạt hình trứng ngược, cụt một đầu vỏ hạch cứng, chia nhiều vạch (17-20 vạch).
Mùa hoa tháng 2 - 4, mùa quả tháng 5 - 6.
Ngoài ra còn một số loài khác cũng có mọc ở nước ta.
Phân bố, trồng hái và chế biến
Các loài bình vôi ở nước ta phân bố khá rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam
thường gặp ở các vùng núi đá vôi, một số thường chỉ mọc ở các vùng núi đất và biển.
Hiện nay ta đang thu hái củ bình vôi từ nguồn mọc hoang, khi thu về đem cạo sạch vỏ nâu
đen, thái lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô, hoặc đem chiết lấy L-Tetrahydro palmatin.
Có thể trồng cây bằng hạt, thu hái quả chín, lấy hạt đem gieo, ngoài ươm cây giống
bằng hạt, có thể lấy các đoạn thân cây hoặc cắt phần đầu của củ đem trồng.
Bộ phận dùng và thành phần hoá học
Bộ phận dùng: củ (Tuber Stephaniae) đã cạo sạch vỏ nâu đen.
149
- Trong củ bình vôi có alcaloid, các loài bình vôi ở nước ta đang khai thác có hàm
lượng alcaloid tuỳ theo loài và vùng khai thác.
Alcaloid chính là: L-Tetrahydro palmatin (=Rotundin). Có rất nhiều tài liệu và các
nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và cho kết quả cụ thể (tham khảo thêm tài liệu).
Ngoài ra còn có một số alcaloid khác và một số chất khác như tinh bột đường và
acid hữu cơ.
Công dụng và liều dùng
Bình vôi đã được dùng từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, bình vôi thái lát phơi khô
chữa mất ngủ, ho, hen, sốt, lỵ, đau bụng. Ngày uống 3-6g dạng thuốc sắc, có thể tán bột
ngâm rượu 400 với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, uống 5-15ml rượu/ngày.
Bình vôi chủ yếu dùng làm nguyên liệu chiết xuất lấy L-Tetrahydro palmatin hoặc
cepharanthin tuỳ theo loài.
L-Tetrahydro palmatin (Rotudin) dùng làm thuốc trấn kinh, an thần dùng khi mất
ngủ, trạng thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn tâm thần.
Liều dùng 0,05g-0,10g dưới dạng viên.
L-Tetrahydro palmatin hydroclorid hoặc sulfat mỗi viên 0,05g.
Ở Trung Quốc ngoài dạng viên 30-60mg rotudin còn có dạng tiêm. Rodutin sulfat
ống 2ml (60mg) làm thuốc giảm đau, an thần gây ngủ trong điều trị loét dạ dày hành tá
tràng, đau dây thần kinh, mất ngủ lo âu, căng thẳng thần kinh, hen co thắt phế quản.
Liều dùng 60-120mg có thể dùng tới 480mg/ngày. Dùng làm thuốc giảm đau gây
ngủ 30-90mg trước khi đi ngủ.
Cepharanthin ở Nhật dùng chữa lao phổi, lao da, chữa nhiễm độc do côn trùng hay
động vật cắn (rắn độc, cá độc, sâu độc), tăng khả năng miễn dịch khi điều trị ung thư.

HOÀNG LIÊN
Có nhiều loài hoàng liên chân gà như:
Coptis-chinensis Franch.Coptis teeta Wall.
Coptisteetoides C.Y.Cheng.
Và còn một số loài khác nữa.
Họ Hoàng Liên - Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật


Hoàng liên là cây thảo sống nhiều năm
cao 15-35cm, thân mọc thẳng phía trên phân
nhánh, có nhiều rễ nhỏ, lá mọc le mọc từ thân rễ

Hình 9.15. Hoàng liên chân gà


150
lên, có cuống dài 6 - 12cm, phiến lá gồm 3-5 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thuỳ
mép có răng cưa.
Mùa xuân sinh trục dài 10-12cm trên chia thành 2 hoặc nhiều nhánh mang 3-8 hoa
có 5 lá đài màu vàng lục, cánh hoa hình mũi mác dài bằng 1/2 lá đài, có nhiều nhị dài gần
bằng cánh hoa có nhiều lá noãn với nhau. Quả đại có cuống trong chứa 7-8 hạt màu xám.
Nở hoa vào tháng 2-4, có quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng
Thân rễ (Rhizoma Coptidis) là những mẩu cong queo dài 3cm trở lên, rộng 0,2 -
0,5cm, có nhiều đốt khúc khỉu và phân nhiều nhánh trông giống hình chân gà nên gọi là
hoàng liên chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vết tích của rễ phụ và của cuống lá.
Thân rễ cứng rắn, vết bẻ ngang phẳng, phần gỗ màu vàng tươi tia ruột có lỗ rách, phần vỏ
và ruột màu vàng đỏ cũng có khi rỗng, không mùi, vị rất đắng tồn tại lâu.
Thành phần hoá học
Thân rễ hoàng liên chứa nhiều Alcaloid (5-8%) chủ yếu là Berberin. Ngoài ra còn
có Worenin, Copticin, Palmatin, Fatrorizin, Magnoflorin
Ngoài Alcaloid trong rễ hoàng liên còn có tinh bột, acid hữu cơ như Acid ferulic...
Công dụng và liều dùng
Hoàng liên được dùng để điều trị các bệnh:
- Lỵ amip và lỵ trực khuẩn ngày dùng 3-6g chia làm 3 lần uống trong 7-15 ngày
dưới dạng thuốc sắc (có tài liệu chỉ nói Berberin chỉ chữa lỵ trực khuẩn).
- Chữa viêm dạ dày và ruột ngày dùng 3-4g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
- Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) dùng dung dịch hoàng liên nhỏ vào mắt loại 5-
30% hoặc rửa mắt bằng nước sắc hoàng liên.
- Viêm tai giữa có mủ dùng dung dịch Borat hoàng liên: hoàng liên 10g Acid boric
bột 3g thêm nước cất đun sôi 1 giờ. Lọc thêm nước cất cho đủ 10ml đem tiệt khuẩn rồi
nhỏ vào tai mỗi ngày 2-3 lần.
Ngoài ra hoàng liên còn chữa sốt nóng nhiều, vật vã, mất ngủ, chữa trĩ, thổ huyết,
chảy máu cam, chữa mụn nhọt có mủ nhiễm khuẩn. Người ta thường phối hợp với một số
vị khác.
Berberin chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu ngày uống 0,2-0,4g
Berberin hydroclorid chia làm 2-3 lần.

THỔ HOÀNG LIÊN


Thalictrum foliolosum DC. họ Hoàng liên - Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật


151
Thổ hoàng liên là cây thân cỏ, sống nhiều năm, thân không có lông, cao 1m phân
nhánh. Lá kép 3 lần lông chim, lá chét hình trứng hoặc gần tròn, mép có răng cưa tròn
thưa, gân lá gần như không nhô lên. Cụm hoa hình cờ, phân nhánh nhiều, cuống hoa nhỏ,
lá đài trắng hoặc vàng nhạt, hình trái xoan dài 3-4,5cm ; đường kính của hoa khoảng 7mm
đỉnh bao phấn có gai nhọn ngắn, chỉ nhị hình sợi tơ 4-6 lá noãn, núm nhuỵ hình dải mang
cánh hẹp. Quả hình thoi, hơi dẹt dài, độ 3mm, có 8 sườn dọc rõ.
Phân bố thu hái
Cây này có nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam mọc nhiều ở Sơn La, Lai Châu. Cây
mọc trong rừng rậm và sườn núi có cây ở độ cao 1500m.
Thu hái vào mùa thu, đào rễ, rửa sạch, phơi sấy khô.
Bộ phận dùng
Thân rễ và rễ (Rhizoma et Radix Thalictri)
Phơi hay sấy khô những mẩu thân rễ cắt
đoạn dài 2- 4cm đường kính 0,2-0,5cm trên thân rễ
còn vết nhỏ sẹo của rễ nhỏ, mặt ngoài có màu nâu
sẫm, mang đoạn thân ngắn rỗng. Thân rễ rắn, cứng
bẻ gẫy bề mặt không phẳng, màu vàng tươi, vị
đắng.
Thành phần hoá học
Trong thổ hoàng liên có khoảng 0,35%
Berberin, 0,03% Palmatin, 0,02% Jatrorizin.
Công dụng và liều dùng
Hình 9.16. Thổ hoàng liên
Ngày 3-6g chia làm 2-3 lần uống dưới dạng
thuốc bột hay viên. Dùng chữa đau mắt, mụn nhọt, chữa lỵ, ỉa chảy, trĩ, sốt.

VÀNG ĐẮNG
Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. (= C. usitatum Pierre.)
họ Tiết dê - Menispermaceae
Tên khác còn gọi là cây mỏ vàng, hoàng đằng lá trắng, loong tơ rơn (tiếng Bana)

Đặc điểm thực vật


Vàng đắng là loại dây leo to có phân nhánh leo lên những cây gỗ, cao. Thân hình
trụ đường kính 1,5-10cm. Thân to màu vàng, thân già màu ngà xả xỉ có đoạn có chỗ u
phình to tròn và mắt (vết tích gốc lá). Cành non, lá non, cụm hoa và quả đều phủ một lớp
lông mềm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, có cuống, đáy tròn hoặc lõm hình tim, đầu lá thuôn
nhọn, gân lá hình chân vịt, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới có lông bạc trắng.
152
Hoa màu trắng phớt tím, mọc thành chùm chuỳ ở thân đã rụng lá, cuống hoa rất
ngắn. Hoa đơn tính, hoa đực có 6 nhị, 3 nhị ngoài rời, 3 nhị trong có chỉ nhị hàn liền.
Hoa cái có 3 noãn.
Quả hạch hình cầu.
Mùa hoa và quả vào tháng 1 đến tháng 5.
Phân bố và thu hái chế biến
Cây mọc hoang ở miền đồng bằng Nam Bộ,
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên còn có ở Lào và
Campuchia.
Thu hái gần như quanh năm. Hái về thái
mỏng, phơi sấy khô.
Bộ phận dùng
Thân và rễ (Caulis et Radix Coscinii).
Đoạn thân hình trụ, đường kính 1,5-6cm, dài
ngắn khác nhau, mặt ngoài màu vàng có vết bạc
loang lổ, có đoạn có bướu phình to tròn có vết lõm
cũng tròn do vết tích của cành non và cuống lá, có
vết khía và nứt dọc nhỏ đôi chỗ bong mất lớp bần.
Rễ hình trụ, màu vàng thẫm, không có bướu. Hình 9.17. Vàng đắng
Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần gỗ màu vàng có tia tuỷ hình
nan hoa bánh xe, lỗ chỗ có nhiều chấm nhỏ (mạch lỗ). Không mùi, vị đắng.
Thành phần hoá học
Trong thân và rễ vàng đắng có berberin (1,5-3%) ngoài ra còn có ít palmatin,
fatrorizin.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân dùng thân và rễ cây làm thuốc hạ nhiệt, chữa sốt rét, chữa lỵ, ỉa chảy,
đau mắt dùng dạng thuốc bột hay thuốc viên ngày uống 4-6g.
Dùng làm nguyên liệu để chiết berberin.
Berberinclohydrat dạng muối dùng chữa lỵ, ỉa chảy, đau mắt ngày uống 0,02-0,2g
dưới dạng thuốc viên.
Người ta còn dùng chữa bệnh gan mật, vàng da, ăn uống không tiêu, hoặc pha
thành dung dịch 0,5-1% dùng để nhỏ mắt chữa đau mắt hay để rửa mắt.

153
HOÀNG LIÊN GAI
Berberis wallichiana DC.
họ Hoàng liên gai - Berberidaceae

Đặc điểm thực vật


Cây mọc thành bụi cao 2-3m có cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi
đốt dưới chùm lá có gai 3 nhánh dài 1-1,5cm. Lá
mọc thành chùm 3-5 lá, có thể tới 8 lá ở một đốt
cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá nguyên, hình mác
hẹp có răng cưa to cứng dài 4-7cm, rộng 1-1,5cm,
mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu vàng
xám.
Hoa màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá.
Quả mọng hình trái xoan dài độ 1cm,
đường kính 3-4mm, khi chín có màu tím đen,
trong chứa 3-4 hạt đen.
Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 10 đến
tháng 2 năm sau.
Phân bố, bộ phận dùng, trồng hái và chế biến Hình 9.18. Hoàng liên gai
Cây hoàng liên gai mọc hoang ở Lào Cai (Sa Pa).
Dùng thân và rễ cây, thu hái về cắt ngắn, thái mỏng đem phơi hay sấy khô.Trồng
bằng hạt cây mọc và phát triển tốt ở vùng núi cao (1500-2500m) khí hậu mát, 2-3 năm sau
có thể thu hoạch.
Thành phần hoá học
Thân và rễ hoàng liên gai đều có berberin (3-4%).
Công dụng và liều dùng
Dùng làm nguyên liệu chế biến berberin.
Dùng làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, ăn uống kém tiêu, dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi
ngày uống 4-6g, có thể uống dưới dạng bột. Ngoài ra người ta còn ngâm rượu chữa những
triệu chứng của huyết áp cao như hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, ngậm chữa đau răng.

HOÀNG BÁ
Có 2 loại hoàng bá:
Phellodendron amurense Rupr. (còn gọi là hoàng nguyệt, quan hoàng bá).
Cây xuyên hoàng bá: Phellodendron chinense Schneider. (còn gọi là hoàng bì thụ).
154
Họ Cam - Rutaceae.
Đặc điểm thực vật
Hoàng bá là cây gỗ to, cao 10-25m, đường kính thân tới 50cm. Cành rất phát triển,
vỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt, lớp bần dày, mềm, có đường rạch dọc lung tung, vỏ
trong màu vàng tươi.
Lá kép lông chim, mọc đối, có 5-13 lá
chét hình trứng dài 5-12cm, rộng 3-4,5cm,
mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục xám,
mặt dưới màu xanh nhạt phần gốc của gân
giữa mang lông che chở mềm.
Hoa nhỏ màu vàng lục hoặc vàng nhạt,
mẫu 5, hoa đơn tính khác gốc.
Quả mọng, hình cầu, khi chín có mầu
tím đen có mùi thơm đặc biệt.
Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào
tháng 9-11.
Xuyên hoàng bá cây nhỏ thấp hơn, vỏ
màu xám mỏng, không có bần dày, có 7-15 lá
chét, mặt dưới lá có lông mềm dài và dặm.
Phân bố trồng hái và chế biến Hình 9.19. Hoàng bá
Hoàng bá có nhiều ở Trung Quốc và ở Nga. Mấy năm gần đây ta đã di thực trồng
thí điểm thành công. Cây mọc tốt và khoẻ đang có hướng phát triển.
Hoàng bá ưa khí hậu mát, chịu rét, thích nghi với đất màu, yêu cầu phân bón cao.
Trồng bằng hạt.
Hái vỏ cây đã trồng trên 10 năm, vào mùa hạ. Bóc vỏ, cạo sạch lớp bần, cắt miếng
phơi khô.
Bộ phận dùng
Vỏ thân (Cotex Phellodendri) vị hoàng bá hiện nay còn phải nhập về thương phẩm
có 2 loại:
a. Quan hoàng bá (Phellodendron amurense Ruprecht.)
Dược liệu là những mảng vỏ đã loại lớp bần, dày 1,5-4mm, mặt ngoài màu vàng
lục có vết rách dọc bần còn sót lại, hơi đàn hồi, màu xanh vàng; mặt trong màu vàng xám,
cứng vết bẻ có xơ màu vàng tươi, mùi hơi thơm, vị rất đắng
b. Xuyên hoàng bá (Phellodendron chinense Schneider.)

155
Dược liệu là những mảnh dày, mặt ngoài vàng nâu nhạt, có rãnh dọc, có nốt sần
tím nâu, hình thoi giữa các vết rạch dọc. Phần còn sót không có tính đàn hồi mặt trong
vàng bẩn hơi óng ánh.
Thành phần hoá học
- Trong vỏ quan hoàng bá có chừng 1,6% berberin; có lượng nhỏ phellodendrin
(C20H23O4N+), magnoflorin (C20H24O4N+), Jatrorzin (C20H20O4N+), palmatin (C21H2CO4N+),
candixin (C11H18ON+), menisperin (C21H26O4N).
Ngoài ra trong quan hoàng bá còn có chất có tinh thể không chứa nitơ.
Obakullacton (C26H30O8), obakunon (C26H30O7) và một số chất khác.
- Trong vỏ xuyên hoàng bá: Chứa khoảng 3% berberin.
Công dụng và liều dùng
Hoàng bá dùng chữa lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu,
đái đục, trĩ, đau mắt, viêm tai, di tinh, khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt vết thương
Dùng làm nguyên liệu chiết berberin.

HOÀNG ĐẰNG
Có hai loại hoàng đằng: Fibraurea recisa Pierre. và Fibraurea tincioria Lour.
họ Tiết dê - Menispermaceae

Đặc điểm thực vật


a. Cây Fibraurea recisa là loại dây leo to, thân rất cứng, hình trụ, lá mọc so le,
cứng nhẵn; phiến lá hình 3 cạnh dài, phía dưới tròn, ba gân chính nổi rõ, cuống dài có 2
nốt phình lên 1 ở dưới 1 ở trên. Hoa mọc thành chuỳ 2-3 lần phân nhánh, dài 30-40 cm ở
kẽ lá đã rụng, hoa vàng lục, đơn tính khác gốc. Hoa đực có 3 nhị tự do, chỉ nhị dài bằng
bao phấn.
Quả hạch hình trái xoan, khi chín có màu vàng, chứa 1 hạt dày hơi dẹt. Mùa hoa,
quả từ tháng 3 - tháng 7.
b. Cây Fibraurea tincioria khác cây trên ở chỗ lá nhọn, cụm hoa ngắn hơn, chỉ
phân nhánh 2 lần, hoa đơn tính khác gốc. Hoa đực có 6 nhị tự do, chỉ nhị dài hơn bao
phấn. Quả hạch hình trái xoan khi chín màu vàng. Mùa quả tháng 5-7.

156
Phân bố thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp các vùng núi nước ta
suốt từ Bắc đến Nam, có nhiều ở Nghệ An trở
vào.
Mùa thu hoạch gần như quanh năm.
Thường lấy thân và rễ cắt đoạn ngắn 15-30cm,
phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng
Thân và rễ đoạn hình trụ thẳng hay cong
queo dài 10-30 cm, đường kính 1-2 cm (có khi
tới 10 cm).
Mặt ngoài màu vàng xám có nhiều vân
dọc có sẹo của cuống lá hay rễ con, chất cứng
dai khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang màu vàng tươi,
gồm 3 phần; vỏ mỏng, gỗ có nhiều tia toả thành
hình nan hoa bánh xe, tuỷ hẹp vị đắng.
Hình 9.20. Hoàng đằng
Thành phần hoá học
Hoạt chất trong hoàng đằng là alcaloid trong đó alcaloid chính là palmatin (1-2%)
ngoài ra còn có một ít Jatrorizin và columbamin
Công dụng, cách dùng liều dùng
Làm nguyên liệu chiết palmatin.
Dùng làm thuốc chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, bệnh về gan, chữa viêm ruột, ỉa chảy và
dùng làm thuốc bổ đắng. Ngày dùng 0,20-0,40g
Làm thuốc bổ đắng; dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc chữa viêm ruột, ỉa chảy, lỵ.
Palmatin clohydrat chiết từ hoàng đằng chữa ỉa chảy, lỵ dùng dưới dạng viên.
Người lớn uống 5-10 viên/ ngày (viên 0,02g) trẻ em dùng viên 0,005g tuỳ theo tuổi
để uống.
1 tuổi uống 2-4 viên/ ngày.
2 tuổi uống 3-6 viên/ ngày.
4 tuổi uống 5-10 viên/ ngày.
Uống 2-3 lần trong này.
Có thể dùng palmatin để điều chế Tetrahydro-palmatin là chất có tác dụng an thần.

157
10. VÔNG NEM
Erythrina orientalis (L.) Murr.
họ Đậu - Fabaceae
Tên khác: Hải đồng, Thích đồng.

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây thân gỗ, cao tới 10m. Thân và cành có gai ngắn, hình nón, cây phân nhánh
nhiều. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá
chét 2 bên và có chiều rộng lớn hơn chiều dài, lá rụng vào mùa khô.
Hoa màu đỏ tươi, mọc thành chùm dày; đài hình mo, rách dọc tới gốc, tràng hoa
xếp theo kiểu tiền khai cờ, cánh cờ to dài 4-9 cm, rộng 2-3 cm, cánh thìa tự do. Có 10 nhị
liền nhau, 1 nhị dời, xếp thành 2 vòng, chỉ nhị màu tím đỏ, bao phấn màu vàng, đỉnh lưng
có xẻ rãnh. Nhuỵ dài hơn nhị, có núm nhuỵ.
Cây rất ít quả mặc dù rất nhiều hoa. Quả loại đậu, thắt lại ở giữa các hạt, mỗi quả
4-8 hạt. Hạt hình thận màu nâu hay màu đỏ.
- Cây vông nem mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi trong đất nước ta, cây mọc
nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Mĩ, châu Phi.
- Cây mọc tự nhiên hoặc trồng bằng dâm cành. Cây phát triển tốt ở ven biển, ven
sông.
Bộ phận dùng thu hái và chế biến
- Lá(Folium Erythrinae) thu hoạch lá vào mùa xuân - hạ dùng tươi hay khô.
- Vỏ thân (Cortex Erythrinae) khi dùng cạo sạch lớp bần khô bên ngoài rửa sạch
thái mỏng.
Thành phần hoá học
Lá, vỏ, thân và hạt đều chứa alcaloid. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá 0,10-
0,16%, vỏ thân 0,06-0,09%, hạt 2%.
Trong lá vỏ thân có erysotrin, erysodin, erysovin, erysonin, erythranin, erysopin,
erythrinin, erythralin.
Trong hạt có erythralin, hypaphorin.
Ngoài ra trong lá và vỏ thân còn có saponin, flavonoid, tanin; hạt còn có chất béo
và các acid hữu cơ.
Tác dụng và công dụng
Alcaloid toàn phần trong lá vông nem ít độc. Dung dịch alcaloid toàn phần 2% có
tác dụng ức chế một số vi khuẩn Ecoli, Bacilluscerens, Staphylococensanrens.
Nhân dân dùng lá vòng nem sắc uống hoặc luộc ăn chữa mất ngủ, dịu thần kinh,
chữa suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ ngày dùng 8-10g.
158
Cao lá vông (kết hợp với cao lá sen, rotundin hoặc củ bình vôi, lạc tiên, lá dâu,
long nhãn) làm thuốc an thần, trấn kinh; chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.
Ngoài ra còn dùng lá rã nát hơ nóng đắp chữa trĩ ngoại, bột lá rắc lên vết thương
chống nhiễm khuẩn.
VII. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN INDOL

MÃ TIỀN
Có nhiều loại Mã tiền trong đó có cây Mã tiền Strychnos nux- vomica L.
Và một số loài Mã tiền khác có chứa strychnin thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
Đặc điểm thực vật
Cây Strychnos nux-vomica L. là cây gỗ, thân đứng cao 5-12m, vỏ màu nâu xám có
lỗ bì, cành non có gai. Lá mọc đối hình trứng đầu nhọn, mặt trên xanh bóng, có 5 gân
hình cung nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa ngù mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, hình ống, màu vàng
nhạt, có 5 cánh hoa dính liền thành một ống dài 1-1,2 cm, 5 nhị dính phía trên ống tràng.
Bầu hình trứng, nhẵn. Quả thịt hình cầu đường kính 3-5cm, vỏ nhẵn bóng, khi chín có
màu vàng cam, chứa 1-5 hạt hình đĩa dẹt, như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm,
có lông mượt, màu xám bạc đường kính 2-2,5 cm. Mùa hoa tháng 3-4. Mùa quả tháng 5-
8.
Ngoài cây Mã tiền, nước ta còn một số loài Mã tiền dây leo khác.
Bộ phận dùng
Hạt (Semen Strychni) đã phơi hoặc sấy khô.
Hạt hình đĩa dẹt mép hơi lồi lên, đường kính
1,2-2,5cm, dày 4-8mm, một số hạt hơi méo mó,
không đều, màu xám nhạt mặt bóng do có một số
lông tơ mượt tới giữa mọc toả ra xung quanh, giữa
một mặt có một số lỗ lồi nhỏ (rốn) từ rốn có một
đường hơi lồi (sống noãn). Hạt gần như chỉ cấu tạo
bởi nội nhũ sừng rất cứng, cây mầm rất nhỏ năm
trong khoảng giữa nội nhũ, không mùi, vị rất đắng.
Thành phần hoá học
Hoạt chất trong hạt mã tiền Strychnos nux-
vomica L. là alcaloid (2-5%) trong đó (50%) là
strychnin, phần còn lại là brucin còn khoảng 2-3%
là các alcaloid phụ khác như α-colubrin, β-
colubrin, vomicin, novacin, pseudo strychnin. Hình. 9.21. Mã Tiền

159
Ngoài alcaloid trong hạt còn có chất béo (4-5%), acid igasuric, acid loganic,
stigmasterin, cycloarterol và một glycosid là loganin có nhiều trong cơm quả.
Trong lá có khoảng 2% trong vỏ thân có trên 8% alcaloid nhưng chủ yếu là brucin.
- Hạt mã tiền dùng làm thuốc phải chứa 1,2% strychin (DĐVN II).
Công dụng và liều lượng
Mã tiền được dùng làm nguyên liệu để chiết xuất strychnin.
Strychnin dùng dưới dạng muối sulfat để chữa tê liệt dây thần kinh, suy nhược cơ
năng, liệt dương, làm thuốc kích thích hành tuỷ, trong trường hợp giải phẫu não, giải độc
thuốc ngủ barbituric.
- Liều dùng: uống 0,001g/lần 0,003g/24h dưới dạng dung dịch siro, potio hoặc
tiêm dưới da 0,001g/ lần-0,002g/24h.
- Mã tiền chưa chế biến thường chỉ dùng ngoài làm thuốc xoa bóp chữa nhức mỏi
tay chân do thấp khớp, đau dây thần kinh dùng dạng cồn thuốc, dùng riêng hoặc phối hợp
với ô đầu phủ tử.
- Mã tiền đã chế biến theo y học cổ truyền được dùng chữa đau nhức, sưng khớp,
tiêu hoá kém, suy nhược thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn.
Liều uống tối đa 0,10g/ lần - 0,3g/ 24h dùng riêng hoặc phối hợp với những vị
thuốc khác. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng, từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho mỗi
tuổi.
Viên hydan có mã tiền chế, hy thiêm, ngũ gia bì dùng chữa thấp khớp.

2. HOÀNG NÀN
Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (=Strychnos gaulthierana Pierre.)
họ Mã tiền - Loganiaceae.
Tên khác còn gọi là vỏ dãn, vỏ noãn, mã tiền lá quế.

Đặc điểm thực vật


Hoàng nàn là cây leo đơn độc hoặc phân nhánh,
cành có tua cuốn và móc cứng như sừng. Vỏ thân xám có
nốt sần sùi màu nâu đỏ, lá mọc đối nhau có 3 gân nhô lên
ở mặt chính dưới lá.
Hoa không cuống, mọc thành chuỳ dạng ngù ở đầu cành,
phủ lông màu hung nâu. Quả mọng hình cầu, đường kính
4-5 cm vỏ quả cứng dễ vỡ, hạt nhiều, hình cúc áo có lông
mượt vàng ánh bạc dày 18mm.
Hình 9.22. Hoàng nàn
160
Phân bố, thu hái, chế biến
Hoàng nàn thường mọc ở một số tỉnh miền bắc, thường bóc vỏ thân vỏ cành phơi
sấy khô.
- Chế biến:
Ngâm vỏ vào nước 12-24h cạo hết lớp vàng bên ngoài rồi ngâm nước vo gạo 3 ngày đêm
(mỗi ngày thay nước một lần) rửa sạch, trước khi dùng đem sao qua, nghiền tán
thành bột (có thể trước khi tán bột tẩm với dầu vừng sao qua).
Bộ phận dùng
Vỏ cây: miếng cuộn tròn dài 10-15cm rộng 2-3cm, dày 1,5-2mm. Mặt ngoài sần
sùi, màu nâu xám, có đốm trắng vàng hay vàng thẫm, mặt trong nhẵn, màu nâu đen, có
đường vân dọc, vị đắng.
Thành phần hoá học
Trong vỏ hoàng nàn có strychnin, brucin. Hàm lượng alcaloid toàn phần tới 5,23%
(trong đó brucin 2,81% strychnin 2,37-2,43%), ngoài ra còn có nhiều nhựa.
Công dụng và liều dùng
Hoàng nàn là vị thuốc rất độc do đó khi dùng phải chế biến để giảm độc.
Hoàng nàn chế được dùng chữa chó dại cắn, chữa phong, ghẻ và một số bệnh
ngoài da khó chữa.
Trong một số đơn thuốc chữa thấp khớp có người dùng vị hoàng nàn chế liều tối
đa 0,1g/ lần 0,40g/ 24h.
Một vài nơi còn dùng hoàng nàn chế làm thuốc cường dương, kích thích sinh dục
nữ.
CÂY LÁ NGÓN
Gelsenium elegans Benth. họ Mã tiền - Loganiaceae.
Tên khác cỏ ngón, đoạn trường thảo, hồ mạn đằng, câu
vẫn, thuốc rút ruột, ngón vàng.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây lá ngón là loại cây mọc leo, thân và cành
không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối hình
trứng, hay hơi hình mác mép nguyên, nhẵn dài 7-12cm
rộng 2,5-5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá,
cánh hoa màu vàng.
Mùa hoa vào tháng 6-8-10.
Quả nang dài, màu nâu, dài 1cm rộng, 0,5cm. Hạt
nhỏ quanh mép có rìa mỏng, màu nâu nhạt, hình thận.
Hình 9.23. Cây lá ngón

161
Mọc hoang phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nó còn mọc ở một số nước vùng
nhiệt đới châu Á và bắc Mỹ.
Thành phần hoá học
Các tác giả Trung Quốc chiết từ rễ cây lá ngón các alcaloid kumin, kuminin,
kuminicin, kuminidin trong đó kumin là alcaloid chính.
Kuminicin là chất có tác dụng chủ yếu và rất độc. Ngoài ra còn có một số alcaloid
khác. Ở Việt Nam có tác giả (F.guichard năm 1936) đã chiết được kumin từ lá, vỏ thân, rễ
và có cả trong quả và hạt. Ngoài ra còn một chất có huỳnh quang dưới đèn tử ngoại không
tan trong acid xác nhận là chất thuộc nhóm esculetin.
Tác dụng và công dụng
Các alcaloid của cây lá ngón có độc tính rất mạnh, nhân dân ta không dùng cây này
làm thuốc nhưng cần biết để tránh lấy nhầm vào những cây thuốc khác, gây độc chết
người.
Ngộ độc: nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau
bụng dữ dội, chảy máu dạ dày ruột.
Cấp cứu: phải lập tức sử dụng phương pháp tổng hợp lúc đầu rửa dạ dày, duy trì
nhiệt độ hô hấp nhân tạo, dùng thuốc kích thích đồng thời tuỳ hiện tượng mà sử trí cho
thích hợp.
BA GẠC
Ở Việt Nam có nhiều loại ba gạc, đều thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Chủ yếu là loại ba gạc Việt Nam, ba gạc ấn Độ, ba gạc 4 lá, ba gạc Cu Ba, ba gạc lá to, ba
gạc lá nhỏ.

Đặc điểm thực vật


Với ba gạc Việt Nam (Rauvolfia verticillata) là cây nhỏ cao 1-1,5m, cành non dẹt
lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối, phiến lá hình mác dài.
Hoa trắng mọc thành xim dạng tán kép, đài 5 ống hình chuông rất ngắn, tràng 5
ống hơi cong, ở họng có lông, nhị 5 đính trên ống tràng, đĩa mật hình nhẫn ngắn. Bầu có 2
lá noãn rõ. Quả hạch 2 khi chín có màu đỏ tươi (đặc điểm của các loại ba gạc khác tham
khảo thêm những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam hoặc dược liệu tập 2 đại học Dược Hà
Nội).

162
Phân bố trồng hái và chế biến
Ba gạc Việt Nam mọc hoang ở nhiều vùng núi Việt Nam (chủ yếu là các tỉnh phía
bắc từ Thanh Hoá trở ra)
Ba gạc 4 lá mới phát hiện mọc hoang ở Phú
Thọ.
Ba gạc lá to mọc ở Miền Trung, Lâm đồng,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắc Lắc.
Ba gạc lá nhỏ mọc ở Phú Quốc, An Giang,
Bình Định.
Ba gạc Ấn Độ, Cu Ba là cây di thực, gần đây
phát hiện ba gạc Ấn Độ mọc ở Đắc Lắc.
- Ba gạc trồng bằng hạt cũng có thể trồng
bằng thân hay rễ, trồng càng lâu năm càng to song
thường trồng 1-2 năm thì thu hoạch.
Có thể thu hoạch quanh năm, song tốt nhất Hình 9.24. Ba gạc lá to
vào mùa thu đông, đào rễ về rửa sạch đất cát phơi
hay sấy khô, chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Bộ phận dùng
Rễ (Radix Rauvolfiae) rễ hình trụ thường cong queo, ít phân nhánh dài 40cm,
đường kính 1-2 cm, phía trên có khi còn sót lại một đoạn gốc khoảng 2-3 cm, mặt ngoài
màu vàng nâu nhạt, có những đường nứt dọc. Vỏ mềm mỏng có chỗ bị bong ra để lộ gỗ
rất mịn. Gỗ cứng chắc khó bẻ gãy, không mùi vị đắng.
Thành phần hoá học
Hoạt chất trong rễ ba gạc là alcaloid tập trung ở vỏ rễ.
- Ba gạc Việt Nam có chứa 0,9-2,2% alcaloid toàn phần trong vỏ rễ (trong đó có
reserrpin, ajmalicin, serpentin). Lá chứa 0,72-1,69% alcaloid toàn phần.
- Ba gạc ấn Độ có chứa 3,3% alcaloid toàn phần trong vỏ rễ 0,27%; ở lõi rễ 0,97%
ở thân và lá. Trong đó có reserpin 0,04%, ajmalin 0,5%.
- Ba gạc 4 lá: chứa 1-1,5% alcaloid toàn phần trong rễ (90% alcaloid tập trung ở vỏ
rễ). Cây trồng ở vỏ rễ chứa 3,28-5,65% alcaloid toàn phần. Rễ có reserpin 0,2%, ajmalin,
rauvanin và alstonin. Lá chứa 1% alcaloid toàn phần.
- Ba gạc lá to: vỏ rễ chứa 1,5-2% alcaloid toàn phần, trong đó có reserpin và
jamalin.
- Ba gạc lá nhỏ: vỏ rễ chứa 3,5-3,8% alcaloid toàn phần, trong đó có reserpin.
- Ba gạc Cu Ba: rễ có 1,5-2% alcaloid toàn phần, trong đó có reserpin 0,05%,
rescinnamin, deserpin.
163
Công dụng
Rễ ba gạc làm nguyên liệu chiết xuất reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phần hoặc
nấu cao hay dùng bột rễ làm thuốc.
Reserpin dùng để điều trị cao huyết áp với liều 0,1-1,5mg/ ngày; dạng viên nén
0,1mg-0,25mg-0,5mg; thuốc tiêm 5mg/2ml.
Liều dùng cho bệnh nhân tâm thần cao hơn, dùng 5mg/kg thể trọng. Song hiện nay
rất ít dùng cho bệnh nhân tâm thần vì đã có dẫn chất phenothiazin thay thế.
- Alcaloid toàn phần của ba gạc Ấn Độ viên ranviloid (2mg alcaloid toàn phần/1
viên) dùng chữa cao huyết áp với liều 2-4mg/ ngày.
- Viên raucaxin ở ba gạc Cu Ba 2mg alcaloid toàn phần/1 viên.
- Cao lỏng chế từ ba gạc Việt Nam chứa 1,5% alcaloid toàn phần liều trung bình
mỗi ngày 30-60 giọt.
- Viên raucaxin chế từ bột rễ ba gạc ấn Độ (50-100mg) ngày dùng 200-400mg.
Không nên dùng reserpin và các chế phẩm từ ba gạc trong các trường hợp loét dạ
dày tá tràng, nhồi máu cơ tim, hen suyễn...
Ajmalin được dùng điều trị nhịp tim có dạng viên 50mg, ống tiêm 2ml, uống mỗi
lần 1-2 viên uống 3 lần trong ngày.
Ranbasin viên nén hay viên bọc đường 1-5mg và 10mg, ống tiêm 10mg/3ml dùng
trong trường hợp tai biến mạch máu não, rối loạn tâm thần, do chứng suy n •o ở người
già, viêm động mạch chi dưới ngày uống 3 lần x 1-2 viên vào bữa ăn, tiêm tĩnh mạch
chậm 1-2 ống/ ngày.

DỪA CẠN
Catharanthus roseus (L) G. Don.
họ Trúc đào - Apocynaceae
Tên khác: trường xuân hoa, dừa tây, bông dừa, hải đăng

Đặc điểm thực vật


Dừa cạn là cây thảo sống nhiều năm cao 40-80cm,
cành thẳng đứng. Lá mọc đối thuôn dài, đầu hơi nhọn,
cuống hẹp, không có nhựa mủ.
Hoa trắng hoặc hồng mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Đài hợp
thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, phiến có 5 thuỳ, 5 nhị
đính trên tràng, 2 lá noãn hợp với nhau ở vòi. Quả gồm 2

Hình 9.25. Dừa cạn


164
đại, mọc thẳng đứng hơi ngả sang 2 bên trong có 12-20 hạt có những mụn nổi thành hàng
dọc. Mùa hoa, quả gần như quanh năm.
Phân bố và trồng hái
Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagasca, mọc hoang và được trồng ở nhiều nước
nhiệt đới và ôn đới.
- Ở nước ta dừa cạn mọc hoang và được trồng để làm cảnh ở nhiều tỉnh. Mọc nhiều
ở các tỉnh ven biển, từ Quảng Bình đến Kiên Giang.
Trồng bằng hạt
Bộ phận dùng
Thu hái cành mang lá (Folium Catharanthi) và hoa về phơi sấy khô.
Ngoài ra còn dùng cả rễ
Thành phần hoá học
Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá 0,37-1,15%, thân 0,46%, rễ chính 0,7 -
2,4%, rễ phụ 0,9 - 3,7%, hoa 0,14- 0,84%, vỏ quả 1,14%, hạt 0,18%, có tối đa trên 70
alcaloid được tìm thấy ở dừa cạn. Theo cấu tạo hoá học người ta chia ra làm 3 nhóm
chính:
a. Nhóm alcaloid có nhân indol
Gồm có perivin, peviridin, perosin, cathantin, cavicin, ajmalicin.
b. Nhóm alcaloid có nhân indolin
Gồm có vindolin, ajmalin, lochnericin, lochneridin, lochrovin.
c. Nhóm alcaloid có 2 vòng indol hoặc 1 vòng indol và 1 vòng indolin. Trong
nhóm này có những alcaloid có tác dụng chữa bệnh ung thư như vinblastin có hàm lượng
rất thấp 0,005% - 0,015%, trong lá có vincristin 0,003 - 0,005% và leurosin và leurosidin.
Tác dụng và công dụng
Cao lỏng dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần gây ngủ và có độc tính nhẹ.
- Vinblastin và vincristin có tác dụng chống ung thư đặc biệt chống bệnh bạch cầu
trên mô hình thực nghiệm, hai alcaloid này tuy độc tính có khác nhau chút ít nhưng đều
được dùng để điều trị bênh ung thư biểu mô, đặc biệt đối với bệnh limpho hạt, bệnh bạch
cầu.
Vinblastin sulfat lọ bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch 10mg. Vincristin sulfat lọ bột
để pha tiêm tĩnh mạch 1mg.
- Ngoài ra dược liệu dùng chữa bế kinh, huyết áp cao, chữa tiêu hoá kém và lỵ.
Ngày dùng 8-12g dạng thuốc sắc.
Vinca (3mg alcaloid toàn phần/1viên) uống 2-3 viên x 2 lần trong ngày chữa bệnh
cao huyết áp.
Rễ dừa cạn dùng làm nguyên liệu chiết xuất ajmalicin.
165
LẠC TIÊN
Có nhiều loài lạc tiên điển hình là cây lạc tiên Passiflora foetida L.
họ Lạc tiên - Passifloraceae.
Ngoài ra còn có một vài cây khác cũng gọi là lạc tiên cũng dùng làm thuốc.
Tên khác hồng tiên, dây nhân lồng, lồng đèn.

Đặc điểm thực vật và phân bố


Passiflora foetida L. là cây mọc leo, thân mềm, mang nhiều lông thưa và mềm. Lá
mọc cách, có nhiều lông dính, phiến lá có 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn hai thuỳ bên, mép có
răng cưa nhỏ, cuống lá không có tuyến mật, có lá kèm nhỏ. Tua cuốn và hoa mọc ở kẽ lá.
Hoa mọc riêng lẻ, to, đều, lưỡng tính, có tổng bao gồm 3 lá bắc dời nhau, chia thành
những sợi nhỏ như sợi tóc về sau tồn tại ở gốc quả, ở gốc tràng có 2 vòng phần phụ hình
sợi màu tím, 5 nhị, đài hợp, 5 răng, 5 cánh, bầu thường, nhẵn một ô, đỉnh noãn bên mang
3 vòi, nhị và nhuỵ đặt ở trên một cuống nhị, nhuỵ. Quả mọng, hình trứng, khi chín có màu
vàng nhiều hạt có áo hạt thơm ăn được.
Ngoài ra còn một số loài khác cũng được dùng để làm thuốc giống như loài
Passiflora foetida L.
Bộ phận dùng chế biến
Quả chín để ăn và làm nước giải khát.
Phần trên mặt đất của cây (Herba Passiflorae)
thu hái quanh năm, hái về phơi sấy khô, có thể nấu cao
hay pha cồn thuốc (1/5) với cồn 60o
Thành phần hoá học
Có 0,09% alcaloid toàn phần gồm harman,
harmin, harmol, harmalol, harmalin.
Ở lá và hoa có 1,5 - 2,1%, ở rễ cây có 0,2-
0,85% flavonoid trong đó có saponarin, saponaretin và
vitexin.
Ngoài ra còn dẫn xuất cumarin, saponin, các acid amin
các chất đường... Hình 9.26. Lạc tiên
Tác dụng và công dụng
Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, động
kinh, co giật.
Dùng dạng cao hay siro, thường phối hợp với các vị thuốc khác như lá vông, tâm
sen, lá dâu, long nhãn.
166
VIII. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN IMIDAZOL, NHÂN
QUINAZOLIN, NHÂN PURIN
PILOCARPUS
Có nhiều loài Pilocarpus thuộc họ Cam - Rutaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Pilocarpus là những cây nhỏ, nhẵn hoặc có ít lông, lá có cuống, lá đơn hay lá kép
lông chim, không có lá kèm, trong lá nhìn thấy nhiều điểm chấm, đó là các túi tiết rất lớn.
Hoa mọc thành chùm đơn hay kép, có khi thành bông. Pilocarpus mọc hoang ở
Braxin.
Bộ phận dùng
Lá (Folium Pilocarpi) hình dạng lá thay đổi tuỳ theo loài.
Trên thị trường buôn bán thường dùng hỗn
hợp các lá của nhiều loại trên.
Thành phần hoá học
Trong lá tươi hay sấy khô có 0,2 - 1%
pilocarpin (hàm lượng giảm xuống nhiều khi để
lâu).
Còn có: isopilocarpin là đồng phân không
gian của pilocarpin bất đối ở vòng lacton.
Ngoài ra còn có alcaloid phụ như
pilocarpidin và pilosin cũng như những đồng phân
không gian của 2 alcaloid này. Ngoài alcaloid còn
có tinh dầu, tanin, acid hữu cơ. Hình 9.27. Pilocarpus sp.
Tác dụng và công dụng
Ngày nay hầu như người ta chỉ sử dụng pilocarpin tinh khiết nên dược liệu thực tế
chỉ để chiết xuất pilocarpin.
Pilocarpin có tác dụng giống thần kinh phó giao cảm, làm tăng bài tiết các hạch,
nhất là mồ hôi và nước bọt, tăng hoạt động của cơ trơn và làm giảm nhãn áp.
Pilocarpin dùng trong bệnh thiên đầu thống (glôcôm) để làm giảm áp lực nhãn cầu.
Ngoài ra còn dùng trong các bệnh cần kích thích sự bài tiết hạch.

167
THƯỜNG SƠN
Dichroa febrifuga Lour.
Họ tú cầu (họ Thường Sơn) - Hydrangeaceae
Tên khác: Hoàng Thường Sơn, thực tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo
Đặc điểm thực vật
Thường Sơn là cây nhỡ cao 1-2m, thân rỗng dễ gẫy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá
mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép lá có răng cưa, mặt trên xanh, mặt dưới và gân tím
đỏ. Hoa nhỏ, màu xanh hay hồng, đài hợp, nhiều nhị, hoa mọc thành chùm ở các kẽ lá hay
đầu cành. Quả mọng khi chín có màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn chứa nhiều
hạt nhỏ hình quả lê dài dưới 1mm.
Phân bố thu hái, chế biến
Cây mọc hoang nhiều ở vùng núi Việt Nam.
Thu hoạch rễ vào tháng 8, tháng 10; đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi sấy
khô có thể tẩm rượu 2-3 giờ, sao vàng hoặc chưng với rượu.
Thu hoạch lá: hái quanh năm song tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa
sạch dùng tươi hoặc thái nhỏ phơi khô, đem sao vàng hay chưng với rượu, hoặc tước bỏ
hết sống lá, đồ chín phơi khô, khi dùng tẩm rượu
một đêm rồi sao qua.
Bộ phận dùng
Lá (Folium Dichroae).
Rễ (Radix Dichroae).
Lá hình mác có cuống, mép có răng cưa.
Rễ: hình trụ, cong queo, dài 10-30cm,
đường kính 1-2cm, mặt ngoài màu nâu hoặc màu
xám có vết dọc và vết của rễ con, có chỗ bị tróc ra
để lộ gỗ màu vàng nhạt, trên cùng còn vết gốc
thân.Rễ rắn chắc như xương nên còn gọi là kê cốt
Thường Sơn, mặt cắt ngang có màu vàng nhạt. Tia
gỗ hình nan hoa màu trắng. Trong rễ có tuỷ màu
trắng rỗng không mùi vị hơi đắng. Hình 9.28. Thường sơn
Thành phần hoá học
Trong lá có 0,2%, rễ có 0,1% alcaloid toàn phần.
Trong đó có ,  - dichroin (C16H19O13N3) và γ - dichroin có tác dụng chữa sốt rét.

168
Khi đun nóng -dichroin chuyển thành -dichroin.  và -dichroin là những chất
không có tác dụng quang hoạt.
Ngoài ra còn có dichroidin (C18H25O3N3) 4-quinazolon C8H6ON2.
Ngoài alcaloid còn có umbeliferol (dichroin A) và dichroin B có độ chảy 179 -
0
181 C.
Tác dụng và công dụng
 - dichroin (C16H19O13N3) và γ - dichroin có tác dụng chữa sốt rét mạnh hơn
quinin do đó được dùng để chữa sốt rét, sốt cách nhật. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc
sắc.
Dùng sống hay gây nôn cần tẩm rượu và sao.
Thường dùng Thường Sơn phối hợp với thuốc khác để chữa sốt rét.

CHÈ
Camellia sinensis (L.) D.Kuntze. Họ chè Theacea.
Tên khác: Thea chinensis Seem.
Đặc điểm thực vật
Chè là loại cây gỗ, mọc hoang có thể cao tới 20 mét đôi khi mọc thành rừng trên
núi đá cao. Trong khi trồng người ta thường cắt xén cho tiện hái nên cây chỉ cao 1,5 - 2m,
cây có nhiều cành ngay từ gốc, lá mọc so le không rụng, hoa to và trắng có mùi thơm,
mọc ở kẽ lá nhiều nhị.
Quả là một nang thường có 3 ngăn, quả
mở bằng lối cắt ngăn, hạt không có phôi nhũ, lá
mầm lớn có chứa dầu.
Phân bố thu hái và chế biến
Chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện
nay được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung
Quốc, Srilanca...
Nước ta chè được trồng ở nhiều nơi suốt
từ Bắc đến miền Trung sát Nam Bộ.
Chè dùng làm thuốc thường hái vào mùa
xuân lấy búp lá non, vò rồi sao cho khô, giống
như cách chế chè hương pha nước uống của nhân
dân, cho nên có thể dùng chè hương hay chè
xanh dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng
Lá và nụ hoa. Hình 9.29. Chè
169
Thành phần hoá học
Trong búp chè gồm có:
- Nước 75 - 82%.
- Tanin dạng hỗn hợp catechin (30 - 35%).
- Alcaloid: cafein là alcaloid chính (2,5 - 4,5%). Ngoài ra còn có lượng nhỏ
theophylin (0,02 - 0,04%). Theobromin (0,05%), adenin và xanthin.
- Protein và acid amin: protein thường kết hợp với tanin. Trong chè người ta đã tìm
thấy có 17 acid amin, các acid amin kết hợp với đường và tanin tạo aldehyd có mùi thơm
của chè đen và chè xanh có dư vị tốt.
- Glucid và pectin.
- Flavonoid: camferol, quexitrin, mirxetin...
- Dầu thơm.
- Vitamin: A, B1, B2, PP, nhiều nhất là vitamin C.
- Ngoài ra còn có men và các muối vô cơ.
Trong nụ chè có cafein (2 - 2,5%), nước (10%), muối vô cơ và các men.
Công dụng
Chè dùng pha nước uống làm kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu, cầm ỉa chảy
nhẹ, chữa lỵ, dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị khác.
Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản cho biết chè có tác dụng chống phóng xạ.

CÀ PHÊ
Có nhiều loại cà phê:
- Cà phê chè: Coffea arabica L.
- Cà phê mít: Coffea exselsa Chev.
- Cà phê vối: Coffea robusta Chev.
họ Cà phê - Rubiaceae.

Đặc điểm thực vật và phân bố


Ở Việt Nam chủ yếu có 3 loài, cà phê chè, cà
phê mít, cà phê vối.
Cây cà phê sống lâu năm, thân gỗ, cao 3-5m
(cà phê chè) hoặc 10-15m (cà phê vối, mít). Vỏ thân
thường mốc trắng, cành chia làm 2 loại, các chồi
vượt và các cành ngang mọc từ các mắt của chồi
vượt, các cành tạo thành tầng quanh thân chính và
cành vượt.
170 Hình 9.30. Cà phê
Lá đơn, mọc đối, hình dạng khác nhau tuỳ theo loài, hình trứng hay lưỡi mác (cà
phê chè, cà phê vối) hình bầu dục (cà phê mít).
Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hay thành chùm.
Quả lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ tím có lớp thịt quả bọc quanh hạt, mỗi quả
có 2 hạt dính vào nhau bởi mặt phẳng phía trong mặt ngoài hạt cong hình bầu dục Cà phê
có nguồn gốc ở Ethiopia ngày nay được trồng ở nhiều nước có khí hậu ẩm trên thế giới.
Nước ta cà phê được trồng ở vùng đồi núi trung du của các tỉnh miền Trung, miền Bắc và
được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Hạt và lá.
Thu hoạch cà phê bằng cách hái quả chín đang còn ở trên cây hoặc đôi khi quả
chín rụng rồi nhặt. Mùa hái cà phê từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, cà phê vối tháng 1 -
4, cà phê mít tháng 4 - 8, thu hoạch về phơi khô rồi giã cho chóc vỏ sảy sạch.
Hoặc hái về loại bớt thịt quả bằng cách sát dưới nước sau đó ủ cho lên men 2 - 3
ngày, rửa sạch, phơi khô, sát sảy cho hết lớp vỏ giấy ở hạt.
Khi rang cà phê phải rang cho chín tới giữa hạt mà ngoài vẫn không bị cháy, cắt
hạt thấy màu bên trong giống màu bên ngoài, cà phê rang rồi phải đậy kín.
- Lá hái về phơi trong râm đến khô.
Thành phần hoá học
Hạt cà phê chứa 0,3 - 2,5% cafein, có ít theobromin, theophellin.
Phần lớn alcaloid kết hợp với Acid clorgenic, ngoài ra còn có chất béo, protein,
trigonellin đường và chất vô cơ.
Công dụng và liều dùng
Cà phê sống giã nát ngâm rượu uống chữa tê thấp.
- Cà phê rang: pha nước uống có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim, lợi tiểu có
tác dụng giải độc thuốc phiện và say rượu.
- Ngoài ra còn dùng viên cà phê ngậm để làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn,
chống buồn ngủ trong khi làm việc.
- Lá chữa phù thũng, ăn uống mau tiêu. Ngày uống 20 - 40g dạng thuốc sắc.
- Cafein có tác dụng trợ tim, lợi tiểu nhẹ dùng trong bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi
- thương hàn), ngất, phù thũng, chữa suy tim, kích thích thần kinh, đau dây thần kinh.
Người lớn uống 0,25 - 1,50g dạng viên, bột, potio, dung dịch, chia nhiều lần trong
ngày, có thể tiêm dưới da 0,25 - 1,50g/ngày.
Trẻ em 2 tuổi trở lên dùng 0,02 - 0,05g chia nhiều lần trong ngày.

171
IX. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ CẤU TRÚC STEROID, CẤU TRÚC
DITERPEN VÀ CẤU TRÚC KHÁC

MỨC HOA TRẮNG


Holarrhena antidysenterica Wall.
họ Trúc đào - Apocynaceae.
Tên khác: Thừng mực lá to, cây sừng trâu, mộc hoa trắng.
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ cao chừng 3-12m. Cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có
nhiều bì khổng trắng. Lá mọc đối, gần như không cuống, nguyên, hình bầu dục đầu tù
hoặc nhọn, gốc tròn hay nhọn dài 12-15cm, rộng 4-8cm, mặt lá bóng màu xanh lục nhạt.
Hoa màu trắng, mọc thành ngù, xim ở kẽ lá hoặc ở đầu cành.
Quả đại mọc từng đôi cong trông như sừng
trâu. Mỗi đại màu nâu có vân dọc dài 15-30cm,
rộng 5-7mm. Nhiều hạt dài 1-2cm; rộng 0,2-
0,25cm màu nâu hạt đáy tròn đầu hơi hẹp, lõm một
mặt, trên mặt có đường màu trắng nhạt, chùm lông
của hạt màu hung hung dài 2-4,5cm. Toàn cây có
nhựa mủ.
Cây mọc hoang phổ biến ở các tỉnh miền núi
và trung du, nhiều nhất ở Đắc Lắc và Nghệ An.
Bộ phận dùng
Vỏ thân đã cạo lớp bần phơi hay sấy khô,
thu hái vào mùa khô.
Hạt.
Thành phần hoá học Hình 9.31. Mức hoa trắng
Vỏ thân chiếm 9,5% gồm 6,2% chất nhựa; 1,14% tanin và nhiều alcaloid. Hàm
lượng alcaloid thay đổi tuỳ theo sự phát triển của cây, cao nhất vào lúc cây 8 - 12 tuổi,
hàm lượng alcaloid toàn phần 0,22 - 4,2% trong vỏ. Hiện nay đã tìm được 45 alcaloid,
trong đó conessin là alcaloid chính và nhiều alcaloid phụ như: isoconessin, canarimin,
conimin, conamin, holarimin, holaremin, conkurchim, conessidin.
Chất conessin có tinh thể hình lăng trụ (kết tinh trong aceton), điểm chảy 1250C.
Hạt chứa: 36 - 40% dần béo, tanin, chất nhựa và alcaloid.
Tác dụng và công dụng
Conessin là hoạt chất chính của cây Mức hoa trắng, conessin ít độc.

172
Trên lâm sàng người ta dùng conessin hydroclorid hay hydrobromid chữa lỵ amip
hiệu lực như emetin song ít độc và tiện dùng hơn emetin, nó có tác dụng cả với kén amip,
còn emetin chỉ có tác dụng với amip không có tác dụng với kén amip. Hiện tượng không
chịu thuốc rất ít và không đáng kể.
Mức hoa trắng được dùng điều trị lỵ amip và chữa ỉa chảy dưới dạng cao lỏng, bột,
cồn thuốc, nước sắc vỏ thân hay hạt.
Liều dùng: 10g vỏ thân phơi khô hoặc 3-6g hạt trong ngày, cao lỏng uống 1-3g,
cồn hạt (1/5) uống 2-6g/ngày.
Vỏ thân dùng làm nguyên liệu chiết xuất alcaloid.
Viên holamin do Viện Dược liệu sản xuất là hỗn hợp nhiều alcaloid chiết từ vỏ cây
mức hoa trắng (có 30% conessin) dùng chữa lỵ amip.

CÀ LÁ XẺ
Solanum laciniatum Ait. họ Cà - Solanaceae
Cà lá xẻ còn gọi là cà Úc
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thuộc thảo sống nhiều năm cao 2 - 2,5m. Thân mọc đứng phần gốc hoá gỗ.
Khi cây cao 40 - 60cm thì phân cành màu xanh có sắc tím ở gốc. Lá có hình dạng và kích
thước rất khác nhau, lá phía dưới dài tới 35cm, có cuống, thường xẻ lông chim lẻ, lá phía
trên ngắn dần và bị xẻ ba, còn lá ở ngọn thì nhỏ. Thường nguyên hình mũi mác, lá nhẵn
mặt trên xanh xám, mặt dưới nhạt hơn.
Hoa to họp thành chùm, đài có 5 răng màu xanh, tràng hình bánh xe màu tím có
gân chính màu vàng nhạt, 5 nhị có bao phấn màu vàng. Bầu thượng 2 ô màu xanh, vòi
màu tím, núm tách đôi. Quả mọng, hình trứng dài 2 - 3cm. Hạt nhiều nhỏ, hình thận có
màu nâu. Toàn cây độc song thịt quả chín có thể ăn được.
Cây có nguồn gốc ở nước Tân Tây Lan. Nước ta đã di thực được cây này song
chưa phát triển trồng nhiều.
Bộ phận dùng và thành phần hoá học
Dùng phần trên mặt đất phơi hay sấy khô (Herba Solani laciniati).
Toàn cây chứa glyco alcaloid gần giống nhau là: solasonin và solamacgin khi thuỷ
phân cho cùng 1 aglycon là solasodin.
Solasonin thường gồm , và γ-solasonin có hàm lượng cao nhất là -solasonin.
Còn  và γ-solasonin là glycosid cấp 2 do -solasonin thuỷ phân tạo ra, cũng có
thể tồn tại kèm theo với -solasonin. Trong cây, hàm lượng glyco alcaloid thay đổi tuỳ
theo bộ phận của cây.
Ngoài glyco alcaloid trong cây còn có khoảng 0,20% diosgenin
173
Công dụng
Cà lá xẻ được chiết xuất lấy solasodin dùng để bán tổng hợp các thuốc steroid.
Solasodin có tác dụng chống viêm nên cũng dùng để chữa thấp khớp.

Ô ĐẦU
Có nhiều loại ô đầu:
- Ô đầu Việt Nam: Aconitum fortunei Hemsl.
- Âu ô đầu: Aconitum napellus L.
- Ô đầu Trung Quốc: Aconitum chinensis
Paxt. và Aconitum carmichaeli Debx.
họ Hoàng liên - Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật


Cây ô đầu thuộc loại cỏ mọc hàng năm cao
chừng 0,6 - 1m, rễ phát triển thành củ có hình nón,
thân mọc thẳng đứng ít có cành.
Lá mọc so le, hình dáng và kích thước của lá
khác nhau chút ít tuỳ theo loài.
Hoa lưỡng tính, không đều, có màu xanh lơ
thẫm hay xanh tím, mọc thành chùm ở ngọn thân. Có
5 lá đài, trong đó có 1 cái khum thành hình mũ. Hình 9.32. Ô đầu
Quả có 5 đại mỏng, hạt có vảy.
Phân bố, trồng hái và chế biến
Âu ô đầu mọc ở châu Âu. Ô đầu Trung Quốc mọc hoang và trồng ở Trung Quốc.
Ô đầu Việt Nam mọc hoang và trồng ở vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai.
Ô đầu trồng bằng hạt hoặc bằng các củ con. Ô đầu trồng ở vùng khí hậu lạnh, ẩm,
đất hơi cao dễ thoát nước, cây ưa đất mùn, đất cát. Vào khoảng tháng 11 hàng năm thì thu
hoạch, lấy củ to làm thuốc, củ non để trồng. Có nơi trồng vào tháng 3, tháng 4; có nơi
trồng vào mùa đông.
Người ta thường thu hoạch khi trồng được 1 đến 2 năm, cắt bỏ rễ non, rửa sạch đất,
phơi hay sấy khô. Ở nước ta thu hái từ tháng 7 đến tháng 10 khi cây đang ra hoa, trồng
vào tháng 1-2.
- Chế biến: tuỳ theo cách chế biến mà có các vị khác nhau.
a. Sinh phụ tử: còn gọi là diêm phụ (phụ tử muối).
Chọn củ to, rửa sạch, cho vào vại, thêm Magie clorid, muối ăn và nước (cứ 100kg
phụ tử dùng 40kg magie clorid 30kg muối, 60 lít nước), ngâm 10 ngày lấy ra phơi khô, rồi
174
lại cho vào vại ngâm, cứ ngày phơi tối ngâm, nước bao giờ cũng sâm sấp củ, thỉnh thoảng
thêm magie clorid, muối, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu, cuối cùng vớt ra phơi nắng
để muối thấm vào đến giữa củ mặt ngoài thấy muối kết tinh trắng là được.
b. Hắc phụ tử (hắc phụ):
Lấy củ trung bình rửa sạch cho vào vại thêm magie clorid và muối (10kg phụ tử +
40kg magie clorid 20 lít nước) ngâm vài ngày, sau đó đun sôi 2 - 3 phút, lấy ra rửa sạch,
để cả vỏ thái thành miếng mỏng 5mm, ngâm magie clorid và nước lần nữa, sau đó thêm
đường đỏ và dầu hạt cải để tẩm và sao cho đến khi có màu sẫm như nước chè đặc sau đó
rửa nước cho đến hết vị cay tê đem phơi, sấy khô.
c. Bạch phụ tử (bạch phụ):
Lấy củ nhỏ rửa sạch, cho vào vại ngâm với magie clorid và nước vài ngày, sau đun
đến chín tới giữa củ, lấy ra bóc vỏ đen bỏ đi, thái miếng nhỏ chừng 3mm, rửa hết vị cay tê
hấp chín, phơi khô.
Bộ phận dùng
Củ mẹ (ô đầu).
Củ con (phụ tử).
Rễ củ ô đầu Việt Nam hình con quay dài 3-5cm, đường kính 1-2,5cm, phía trên củ
ô đầu có vết của thân cây, mặt ngoài màu nâu đen có nhiều nếp nhăn dọc và vết của rễ
con đã loại ra, cứng chắc, rắn và dai khó bẻ, vị nhạt sau hơi chát và hơi tê lưỡi.
Phụ tử có hình con quay dài 3,5-5cm, phía trên to đường kính 1,5-2,5cm, có vết
nối với củ mẹ, không có vết tích của thân cây, phía dưới thuôn nhỏ dần, mặt ngoài màu
nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc vòng quanh (có một số rễ nhánh lồi lên như cái bướu),
cứng chắc khó bẻ, vết cắt có màu nâu xám, vị nhạt sau hơi chát và hơi tê lưỡi.
Thành phần hoá học
Hoạt chất trong ô đầu phụ tử là alcaloid, hàm lượng thay đổi tuỳ theo loài và thời
kỳ thu hái.
Ô đầu Việt Nam với cây trồng ở Sa Pa-Lào Cai. Alcaloid toàn phần ở củ mẹ 0,36-
0,80%, củ con 0,78-1,17%.
Trong đó ô đầu Việt Nam có Aconitin, hypaconitin.
Ngoài alcaloid ô đầu phụ tử còn có Acid hữu cơ, tinh bột, đường, muối vô cơ...
Công dụng và liều dùng
Ô đầu phụ tử chưa chế biến dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức, mỏi tay chân,
đau khớp, bong gân dùng dạng cồn aconit 10% của bột (1g cồn thuốc = 57 giọt) hoặc thái
mỏng ngâm rượu để xoa bóp.

175
Có thể dùng trong để giảm đau, các bệnh đau dây thần kinh sinh ba, giảm viêm
trong các bệnh viêm thanh quản, phế quản, họng: dùng chữa ho. Ngày dùng 0,20-1,00g
(tức 10 giọt-57 giọt) cồn 10%, trẻ em 1-2 giọt cho mỗi tuổi trong 24 giờ.
Vì aconitin dễ bị thuỷ phân nên hàng năm phải thay cồn aconit 1 lần.
Ô đầu phụ tử là thuốc độc nên dùng phải thận trọng.
Phụ tử chế (diêm phụ, hắc phụ, bạch phụ) y học dân tộc coi là một vị thuốc hồi
dương, khử phong hàn, dùng chữa một số triệu chứng nguy cấp như truỵ tim mạch, ra
nhiều mồ hôi, chân tay giá lạnh. Ngày dùng 4 - 12g dạng thuốc sắc có khi dùng liều cao
hơn. Thường phối hợp với nhân sâm, can khương tuỳ theo kinh nghiệm của thầy thuốc.
Phụ tử chế được dùng trong bài thuốc bát vị hoàn.

BÁCH BỘ
Stemona tuberosa Lour. họ Bách bộ - Stemonaceae.
Tên khác: Dây ba mươi.
Đặc điểm thực vật
Bách bộ thuộc loại cây leo dài 6 - 8m. Thân nhỏ, nhẵn. Lá thường mọc đối có khi
vừa mọc đối, vừa mọc cách, có cuống, lá hình tim, trên mặt lá ngoài gân chính có 6-8 gân
phụ chảy dọc từ cuống đến đầu lá, có gân ngang nhỏ và rõ.
Hoa tự mọc ở kẽ lá gồm 1 - 2 hoa, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm 4 phiến: 2 phiến
ngoài dài 4cm, rộng 5cm; 2 phiến trong rộng hơn. Có 4 nhị, tua ngắn.
Quả nang có 4 hạt.
Rễ củ màu vàng nhạt, mọc thành chùm 20-30
củ (có khi tới 100 củ) dài 10-25cm đường kính 2,5-
2cm.
Phân bố, thu hái và chế biến
Bách bộ mọc hoang nhiều vùng núi nước ta
(Hoà Bình, Phú Thọ...).
Trên thế giới có mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Châu Úc.
Mùa thu đông đào củ về rửa sạch, củ nhỏ để
nguyên, củ to bổ đôi đem phơi, sấy khô.
Bộ phận dùng
Rễ củ (Radix Stemonae).
Củ thường cong queo bổ đôi hay để nguyên
Hình 9.34. Bách bộ

176
dài 5cm trở lên, rộng trên 0,5cm, đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ, mặt
ngoài màu vàng nâu có nhiều nếp nhăn. Mặt cắt ngang mô mềm vỏ dày trụ giữa cứng, vị
đắng hơi ngọt.
Thành phần hoá học
Trong củ Bách bộ mọc ở Việt Nam có alcaloid (0,5-0,6%) trong đó alcaloid chính
là Tuberostemonin LG ngoài ra còn 8 vết hiện màu với thuốc thử Dragendorff trên sắc kí
lớp mỏng chưa phân lập được để xác định cấu trúc hoá học.
Ngoài ra trong rễ củ còn có glycosid (2,3%)
lipid (0,84%) protid (9,25%) và acid hữu cơ
Công dụng
- Bách bộ làm thuốc trị ho ngày uống 6-20g dưới dạng thuốc sắc, hoặc nấu thành
cao (thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác).
- Trị giun đũa: ngày uống 7-10g dạng thuốc sắc uống 5 ngày liền vào buổi sáng lúc
đói sau uống thuốc tẩy.
- Trị giun kim: Bách bộ tươi 40g (hoặc 20g bách bộ khô) đun với 200ml nước cô
còn 30ml thụt giữ 20 phút; điều trị liền trong 10-12 ngày
Ngoài ra bách bộ còn trừ chấy, rận, bọ chó... cho súc vật.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời câu hỏi sau:
1. Trình bày được địnhg nghĩa, tên, tính chất chung, trạng thái thiên nhiên của Alcaloid
trong dược liệu.
2. Biết được một số phương pháp chiết suất, phân lập alcaloid trong dược liệu
3. Trình bày được phân loại alcaloid trong dược liệu theo cấu trúc hóa học
4. Trình bày được một số dược liệu chứa alcaloid
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách dùng từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
5. Kể tên 4 dược liệu chứa alcaloid:
A. …………
B. ………....
C. ………….
D. …………..
6. Kể tên 4 dược liệu chiết xuất ra thuốc Berberin:
A. ……………
B. ……………..
177
C……………
D. …………
7. Alcaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa ….. và phản ứng…..
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
8. Cây Tỏi độc có tác dụng chữa bệnh:
A. Tiêu chảy
B. Gút
C Hạ huyết áp
D. Liệt thần.
9. Thân có thiết diện vuông, mọc đứng, có nhiều rãnh dọc, cây mịn và xốp là dược liệu
nào:
A. Ba gạc
B. Thầu dầu tía
C. Ích mẫu
D. Sử quân
10. Sung úy tử là bộ phận:
A. Thân
B. Hoa
C. Lá
D. Hạt
11. Tên khoa học của cây Lựu:
A. Lactuca indica
B. Punica granatum
C. Areca catechu
D. Ophiopogon japonicus
12. Đại phúc bì có tác dụng:
A. Chữa phù thũng
B. Bụng báng nước
C. Tiểu tiện khó
D. Cả 3 đáp án trên

178
13. Thành phần chính trong hạt Mã tiền:
A. Strychnin
B. Camphor
C. Cafein
D. Niketamid
14. Công dụng chính của viên Vinca:
A. Chữa cao huyết áp
B. Chữa tụt huyết áp
C. Có tác dụng an thần
D. Có tác dụng chống co giật

Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai):

A-B
15. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về alcaloid là dược sĩ Wilhelm
A-B
Meissner.
A-B
16. Nicotin có tính base mạnh làm xanh giấy quỳ đỏ.
A-B
17. Theobromin là alcaloid có phản ứng kiềm.
A-B
18. Ephedrin có thể bán tổng hợp thành methamphetamin gây nghiện.
A-B
19. Capsaicin trong quả Ớt có tinh thể hình vuông, vị ngọt.
A-B
20. Capsaicin trong quả ớt khi dính lên da sẽ làm phồng da.
A-B
21. Nicotin với liều dùng từ 50-100mg có thể làm chết người lớn.

179
CHƯƠNG X
DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa tinh dầu và phân biệt được tinh dầu và chất thơm
tổng hợp, giữa tinh dầu và chất béo
2. Trình bày được nguồn gốc, phân bố, đặc điểm, tác dụng sinh học và công dụng
của những dược liệu chứa tinh dầu thường dùng.
3. Áp dụng để nhận biết tên và hàm lượng các phần chính trong dược liệu chứa
tinh dầu thường dùng.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan
trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều
chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
1.2. Thành phần hóa học
Về thành phần cấu tạo của tinh dầu khá phức tạp, có thể chia thành 4 nhóm chính:
1. Các dẫn chất của monoterpen.
2. Các dẫn chất của sesquiterpen.
3. Các dẫn chất có nhân thơm.
4. Các hợp chất có chứa N, S.
1.2.1. Một số ví dụ về các dẫn chất monoterpen.
* Các dẫn chất không chứa oxy:

Myrcen Limonen α-Terpinen

180
 Các dẫn chất chứa oxy:
Menthol Menthon Camphor Linanol Citral a Citral b

1.2.2. Một số ví dụ về các dẫn chất sesquiterpen:


Zingiberen Curcumen

* Các hợp chất Azulen: Chamazulen

* Các sesquiterpenlacton: Artemisinin

1.2.3. Một số ví dụ về các dẫn chất có nhân thơm

Thymol Eugenol Vanilin

1.2.4. Một số ví dụ về các dẫn chất có chứa N và S: Methylantranilat

181
1.3. Tính chất lý hóa
* Thể chất: Đa số lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: Methol,
camphor, vanilin,..
* Màu sắc: Không màu hoặc màu vàng nhạt. Do hiện tượng oxy hóa mày có thể
sẫm lại. Một số có màu đặc biệt: Các hợp chất azulen có màu xanh mực.
* Mùi: Đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu
giun).
* Vị: cay, một số có vị ngọt: tinh dầu quyế, hồi.
* Bay hơi ở nhiệt độ thường.
* Tỷ trọng: đa số nhỏ hơn 1. Một số lớn hơn 1: Quế, đinh hương, hương nhu.
Tỷ lệ thành phần chính (aldehyd cinnamic, eugenol) quyết định tỷ trọng tinh dầu.
Nếu hàm lượng các thành phần chính thấp, những tinh dầu này có thể trở thành nhẹ hơn
nước.
* Độ tan: Không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung
môi hữu cơ khác.
* Độ sôi: Phụ thuộc và thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn
để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
* Năng suất quay cực cao, tả tuyền hoặc hữu tuyền.
* Chỉ số khúc xạ: 1,450 – 1,560
* Rất dễ oxy hóa, sự oxy hóa thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp hóa, tinh dầu sẽ
chuyển thành chất nhựa.
* Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của nhóm
chức, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, dựa vào đặc tính này để định
tính và định lượng các thành phần chính trong tinh dầu.
1.4. Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây
1.4.1. Tinh dầu được phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật.
Đặc biệt tập trung nhiều ở mốt số họ: Họ Hoa tán – Apiaceae, họ Cúc – Asterceae,
họ Hoa môi – Lamiaceae, họ Long não – Lauraceae....
Một số động vật cũng có tinh dầu: cà cuống, Hươu xạ...
1.4.2. Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây:
* Lá: Bạc hà, tràm, bạch đàn
* Bộ phận trên mặt đất: Bạc hà, Hương nhu...
* Hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa bưởi..
* Nụ hoa: đinh hương
* Quả: Sa nhân, thảo quả...
* Vỏ quả: Cam chanh....
182
* Vỏ thân: Quế....
* Gỗ: Long não...
* Rễ: Thiên niên kiện...
* Thân rễ: Gừng, nghệ...
1.4.3. Tinh dầu được tạo thành trong các bộ phận tiết của cây:
* Tế bào tiết:
- Ở biểu bì cánh hoa: Hoa hồng
- Nằm sâu trong các mô: Quế, long não...
* Lông tiết: Họ Lamiaceae: Hương nhu
* Túi tiết: Họ Myrtaceae: Tràm, bạch đàn,...
* Ống tiết: Họ Apiaceae: Tiểu hồi, hạt mùi...
1.4.4. Hàm lượng tinh dầu thường dao động từ 0,1% đến 2%. Một số trường hợp trên 5%
như quả hồi (5-10%) và đinh hương (15-25%).
1.4.5. Trong cùng một cây thành phần hóa học tinh dầu ở trong các bộ phận khác nhau
có thể giống nhau về mặt định tính: tinh dầu vỏ và lá quế Cinnamomum cassia (đều là
aldehyd cinnamic) nhưng cũng rất khác nhau: tinh dầu vỏ và lá quế Cinnamomum
zeylanicum (vỏ: aldehyd cinnamic, lá: eugenol).
1.4.6. Vai trò tinh dầu trong cây:
Có nhiều tác giả cho rằng tinh dầu đóng vai trò quyến rũ côn trùng giúp cho sự thụ
phấn của hoa. Một số khác cho rằng tinh dầu bài tiết ra có nhiệm vụ bảo vệ cây, chống lại
sự xâm nhập của nấm và các vi sinh vật khác.
1.5. Chế tạo tinh dầu
Có 4 phương pháp được áp dụng để chế tạo tinh dầu:
1. Phương pháp cất kéo hơi nước: Dựa trên nguyên tắc một hỗn hợp 2 chất lỏng
bay hơi được không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất bão hoà bằng áp
suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu. Hơi nước có thể
đưa từ bên ngoài do các nồi hơi cung cấp hoặc tự tạo trong nồi cất.
2. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi: Phương pháp này hay dùng để chiết
xuất tinh dầu trong hoa hoặc để chiết xuất 1 thành phần nhất định nào đấy. Dung môi
thường dùng là: dung môi dễ bay hơi (ete dầu hoả, xăng công nghiệp,…) hoặc dung môi
không bay hơi (dầu béo hoặc dầu paraphin). Sau khi chiết, cất thu hồi dung môi dưới áp
lực giảm sẽ thu được tinh dầu có lẫn sáp và một số tạp chất khác. Thường dùng alcol để
chiết tinh dầu và loại alcol bằng phương pháp cất dưới áp lực giảm sẽ thu được tinh dầu.
3. Phương pháp ướp: dùng để chiết xuất tinh dầu trong hoa.

183
4. Phương pháp ép: Phương pháp này chỉ áp dụng để điều chế tinh dầu ở vỏ quả
các loài Citrus. Dịch ép có chứa nhiều pectin, sau khi ép phải lọc, li tâm và bảo quản tinh
dầu ở nhiệt độ thấp.
Nguyên tắc của sự lựa chọn trong sản xuất là: Yêu cầu về chất lượng trong sử
dụng, bản chất của dược liệu và giá thành. Phương pháp 1 được áp dụng rộng rãi nhất.
1.6. Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu
Tinh dầu và các dược liệu chứa tinh dầu có một phạm vi sử dụng rất rộng lớn trong
đời sống hàng ngày của con người, trong nhiều ngành khác nhau.
1.6.1. Trong Y dược học
* Một số tinh dầu được dùng làm thuốc: Tác dụng của tinh dầu được thể hiện:
- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thước tiêu hoá, lợi mật, thông mật.
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu
bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina.
- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh dầu giàu
anethol: Đại hồi…
- Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng
* Trị giun: Tinh dầu giun, satonin.
* Trị sán: Thymol
* Diệt ký sinh trùng sốt rét: Artemisinin
- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ… khi sử
dụng ngoài da.
* Một số dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu vừa sử dụng dạng dược liệu như
quế, hồi, đinh hương, tiểu hồi, bạc hà, hạt mùi, bạch đàn để dùng làm thuốc. Nhưng cũng
có những dược liệu chỉ sử dụng tinh dầu như: Long não, màng tang, húng quế,…
* Trong y học cổ truyền, các dược liệu chứa tinh dầu thường gặp trrong các nhóm
thuốc sau:
- Thuốc giải biểu, chữa cảm mạo phong hàn (tân ôn giải biểu) và cảm mạo phong
nhiệt (tân lương giải biểu). Nhóm tân ôn giải biểu gồm: Quế chi, sinh khương, kinh
giới… Nhóm tân lương giải biểu gồm: Cúc hoa, hoắc hương, bạc hà…
- Thuốc ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc,
thông mạch, giảm đau, làm ấm cơ thể trong các trường hợp chân tay lạnh, hạ thân nhiệt,
đau bụng dữ dội, nôn mửa, truỵ tim mạch: Thảo quả, đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, sa
nhân,…
- Thuốc phương hương khai khiếu: Có tác dụng kích thích, thông các giác quan,
khai khiếu trên cơ thể, trừ đờm thanh phế, khai thông hô hấp, trấn tâm để khôi phục lại
tuần hoàn: Xương bồ, xạ hương, cánh kiến trắng, mai hoa băng phiến…
184
- Thuốc hành khí, có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, giải uất, giảm đau:
Hương phụ, trần bì, hậu phác, uất kim, sa nhân,…
- Thuốc hành huyết và bổ huyết: Xuyên khung, đương qui
- Thuốc trừ thấp: Độc hoạt, thiên niên kiện, hoắc hương, hậu phác,…
1.6.2. Ứng dụng trong các ngành kỹ nghệ khác
* Kỹ nghệ thực phẩm:
- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới
dạng gia vị: Quế, hồi, đinh hương, hạt cải,…Tác dụng của những dược liệu này là bảo
quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp
ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại
mứt, đồ đóng hộp,…: vanilin, menthol, eucalytol…
- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, tinh dầu đinh hương…
- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: tinh dầu vỏ chanh, cam…
- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá.
* Kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, các hương liệu khác:
Đây là một ngành công nghiệp lớn, sử dụng chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên
hiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng
sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài
nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này.
2. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC DẪN
CHẤT MONOTERPEN
CHANH

Tên khoa học: Citrus limonia Osbeck


Họ Cam – Rutaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây nhỡ, lá mọc sole, mép có khía răng cưa. Hoa trắng mọc riêng lẻ hoặc thành
chùm 2-3 hoa. Quả hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín có màu vàng nhạt, vị chua.
Có nhiều chủng loại chanh:
+ Chanh giấy: Vỏ quả mỏng, được trồng phổ biến
+ Chanh tứ thời: Quả có núm, vỏ dày.
+ Chanh đào: Vỏ quả vàng đỏ, ruột đỏ, vị thơm.

185
+ Chanh được trồng ở nhiều nơi trên thế giới: Các vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi,
Nam Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
Theo thống kê của tổ chức FAO, năm 1988, sản lượng chanh trên toàn thế giới
khoảng 6 triệu tấn/năm. Ở Đông Nam Á, nước sản xuất nhiều nhất là Thái Lan (53,600
tấn/năm)
Trồng trọt và thu hái
Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Sau 3 năm có thể thu hoạch. Năng suất
24,000kg/ha (Thái Lan). Sau khi thu hoạch cần bảo quản quả tốt và vận chuyển tới nơi
tiêu thụ.
Bộ phận dùng
+ Dịch quả
+ Tinh dầu vỏ quả - Oleum Citri
+ Tinh dầu lá
Thành phần hoá học
Trong quả chanh có chứa:
+ Acid hữu cơ (acid citric)
+ Vitamin C
+ Các hợp chất Flavonoid (Citroflavonoid).
+ Pectin
+ Tinh dầu (0,5% trong vỏ quả)
Hình 10.1. Chanh
Lá có chứa tinh dầu 0,09-0,11%
Tinh dầu vỏ chanh là chất màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt của chanh, vị đắng.
Hàm lượng Citral 3-5%. Thành phần chủ yếu là limonen (90%).
Ở VN, Tinh dầu vỏ chanh được điều chế bằng phương pháp cất hoặc chiết bằng
dung môi.
Tinh dầu chanh VN có 28 thành phần: Trong đó có limonen (82%), citral (0,33%),

Tinh dầu lá chanh VN có chứa citral a (24,7%), citral b (6%), borneol (5%), linalol
(2,5%),…
Công dụng
Dịch quả chính là thứ nước uống mát, thông tiểu tiện, giúp tiêu hoá, có tác dụng
chữa bệnh Scorbut, là nguyên liệu để điều chế acid citric.
Vỏ quả là nguồn nguyên liệu sản xuất tinh dầu và các hợp chất flavonoid. Lá chanh
làm gia vị. Rễ chanh chữa ho.
Tinh dầu chanh làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, kỹ nghệ sản
xuất nước hoa và kỹ nghệ hương liệu.
186
Tinh dầu lá chanh dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa,sản xuất mỹ phẩm.

QUÝT
Tên khoa học: Citrus sp.
Họ Cam – Rutaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Quýt có nhiều loài. Trong nông nghiệp và thương mại người ta phân thành 4 nhóm
theo cách sắp xếp của S. Wingle:
- Nhóm quýt thông thường, có nguồn gốc Philipin: C. reticulata Blanco, cây có gai
nhỏ, quả mọng hình cầu, đáy lõm, vỏ quả xốp khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ tươi,
loài này phát triển tốt ở vùng nhiệt đới.
- Nhóm quýt sanh, hay quýt “King”: C. nobilis Loureiro, có nguồn gốc ở Đông
Dương, quả to, vỏ dày.
- Nhóm quýt “Satsuma”: C. unshiu Marcovitch, có nguồn gốc Nhật Bản. Cây hầu
như không có gai, quả cỡ trung bình, khi chín có màu vàng da cam, không có hạt.
- Nhóm quýt Địa Trung Hải: C.deliciosa Tenore, có nguồn gốc Italia, lá có dạng
hình mác, quả cỡ trung bình, nhiều hạt.
Trồng trọt và thu hái
Quýt được trồng bằng phương pháp ghép mắt
hoặc chiết cành. Sản lượng hàng năm trên thế giới
khoảng 8 triệu tấn. Đứng đầu là Nhật Bản (48%), Tây
Ban Nha (16%). Thái Lan hàn năm sản xuất 561.000
tấn
Sản lượng quýt ở các nước Đông Nam Á là 5
tấn quả/ha. Các nơi khác trên thế giới là 25 tấn/ha, có
khi đạt đến 50 tấn/ha.
Ở VN, một số quýt được trồng phổ biến: Lý
Nhân (Hà Nam), quýt Bố Hạ (Bắc Giang),
quýt Hương Cần (Huế), quýt đường và quýt Xiêm
(phía Nam).
Bộ phận dùng Hình 10.2. Quýt
- Vỏ quả phơi khô gọi là Trần bì – Pericarpium citri deliciosae.
- Tinh dầu vỏ quả - Oleum Mandarinae
- Hạt

187
Thành phần hoá học
Trong phần ăn được quả quýt có chứa nước 90%, protein 0,6%, lipid 0,4%, đườg
8,6%, vitaminC 0,42%.
Tinh dầu vỏ quýt là chất lỏng màu vàng đỏ có huỳnh quang xanh nhẹ. Huỳnh
quang sẽ xuất hiện rõ ràng nếu pha loãng tinh dầu trong alcol.
Thành phần chính tinh dầu vỏ quýt là limonen (>90%), methylanthranilat (1%).
Công dụng
Trần bì là vị thuốc thường dùng trong Y học cổ truyền, có tác dụng hành khí hoà
vị, dùng trong trường hợp đau bụng do lạnh, chữa ho, viêm phế quản mạn tính.
Hạt quýt dùng chữa đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn.
Tinh dầu vỏ quýt được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ hương liệu.

THẢO QUẢ
Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb.
Họ Gừng – Zingiberaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây thảo, sống nhiều năm, cao 2-3 m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to, dài,
mọc sole có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng,
cuống ngắn, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Mỗi chùm quả có từ 40-50 quả. Hạt nhiều, có
cạnh, có mùi thơm đặc biệt.
Được trồng và mọc hoang ở vùng rừng núi cao, có khí hậu mát, độ ẩm cao ở các
tỉnh Lào Cai, Hà Giang.
Trên thế giới thảo quả được trồng ở Trung Quốc
(Vân Nam), Ấn Độ và các vùng phía Đông dãy
Himalaya. Ở Ấn Độ trồng và xuất khẩu loại quả tương
tự như thảo quả VN với tên “Cardamom” là quả của cây
Amomum sulbatum Roxb.
Trồng trọt và thu hái
Trồng bằng hạt hay bằng đoạn cắt từ thân rễ. Mỗi
đoạn cắt của thân rễ phải có 1 chồi non và 1 chồi già.
Trồng cách nhau 1,5-1,5m, vào mùa mưa, và tốt nhất là
trồng dưới tán cây khác. Trồng bằng hạt, gieo hạt trong
vườn ươm, sau đó trồng cây con đại trà. Sau 5 năm có
Hình 10.3. Thảo quả
thể thu haọch (chậm hơn so với phương pháp trồng bằng
thân rễ). Cây có thể sống được 25 năm hoặc lâu hơn nữa.
188
Thu hái vào tháng 10-11 và kéo dài đến tháng 2 (từ tháng 10 đến tháng giêng âm
lịch)
Hái quả xong phải phơi hoặc sấy khô ngay.
Nếu chăm sóc tốt 1ha có thể cho 100-400 kg quả khô
Bộ phận dùng
Quả chín đã phơi khô hoặc sấy khô
Quả có hình thuôn hoặc hơi tròn, dài 2-4 cm, đường kính 1,3-2,3 cm. Mặt ngoài
màu nâu đỏ hoặc màu xám, có vân sọc sần sùi. Quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 17-19 hạt.
Hạt khô rắn, hình đa giác không đều, ép sát nhau. Hạt có mùi thơm, vị cay tê.
Thành phần hoá học
Quả có chứa tinh dầu 1,40-1,47%
Thành phần hoá học chính của tinh dầu thảo quả là cineol (31-37%).
Công dụng
Thảo quả chủ yếu dùng làm gia vị trong kỹ nghệ chế biến bánh kẹo và thực phẩm.
Dùng làm thuốc chữa đau bụng, nôn mửa, giúp cho sự tiêu hoá, chữa hôi miệng.
Tinh dầu khi cất ra không có mùi đặc trưng của thảo quả nên có ít có ý nghĩa sử
dụng.

BẠC HÀ
Có 2 nhóm bạc hà giàu methol chính:
1. Nhóm bạc hà nguồn gốc châu Á được gọi tắt là bạc hà Á: Mentha arvensis L.
2. Nhóm bạc hà nguồn gốc châu Âu được gọi tắt là bạc hà Âu: Mentha piperita L.

BẠC HÀ Á
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ Hoa môi: Lamiaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, cao khoảng 0,20-0,70m. Thân vuông. Lá
mọc đối, chéo chữ thập, hình trái xoan có khía răng cưa.
Cụm hoa mọc vòng xung quanh kẽ lá. Hoa nhỏ, đài hình
chuông, tràng hình ống.
Bạc hà Á ở VN có 2 nguồn gốc:
1. Bạc hà bản địa: Mọc hoang ở các tỉnh Sơn La,
Lai Châu, Lào Cai. Cây có thể cao tới 1,50m. Thân màu
xanh, xanh lục hoặc tím. Loại này đưa về đồng bằng trồng
cho năng suất cây xanh cao, nhưng hiệu suất tinh dầu Hình 10.4 Bạc hà Á
189
và hàm lượng methol trong tinh dầu thấp nên không có giá trị kinh tế.

2. Bạc hà di thực: Có nhiều chủng loại:


- Bạc hà 974
- Bạc hà 976
- Bạc hà Đài Loan
- Một số giống đang nghiên cứu TN-8 và TN-26.
Giống bạc hà 974 được trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Phía nam.
Những năm cuối thập kỷ 70, bạc hà được phát triển nhiều nhất. Trên thế giới, bạc hà Á
được trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Braxin.
Trồng trọt và thu hoạch
- Trồng bạc hà bằng thân mềm
- Thời vụ trồng: Tháng 2-3
- Thu hoạch vào thời kỳ cây bắt đầu và đang ra hoa (khoảng 90 ngày sau khi
trồng). Có thể thu hoạch 2 lần (miền núi), 3 lần (đồng bằng), hoặc 5 lần (tỉnh phía Nam).
Bộ phận dùng
- Thân, cành có mang lá và hoa (Herba Menthae):
Đặc điểm vi học của bột dược liệu: Mảnh biểu bì có mang lỗ khí có 2 tế bào đi kèm đặt
vuông góc với khe của lỗ khí. Lông tiết đầu đa bào, chân đơn bào (hình bánh xe). Lông
che chở đa bào.
- Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae): Là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt,
mùi thơm đặc biệt, vị cay mát.
- Menthol tinh thể.
Thành phần hoá học
1. Tinh dầu: 0,5% trên dược liệu khô tuyệt đối (yêu cầu của DĐVNII 1994).
2. Flavonoid.
Thành phần hoá học chính của tinh dầu là L-menthol, thường là trên 70%. Ngoài ra
còn có menthol ester, menthon,… DĐVN II (1994) qui định hàm lượng menthol toàn
phần là 60%, trong đó menthol ester không được quá 9%.
Công dụng
Bạc hà Á được ghi trong DĐVN II (1994) và được dùng chủ yếu trong Y học cổ
truyền. Bạc hà được xếp vào nhóm tân lương giải biểu, có tác dụng phát tán phong nhiệt,
chữa cảm nóng không ra mồ hôi. Ngoài ra còn dùng để chữa các triệu chứng tiêu hoá
kém, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.
Nói chung ở các nước khác trên thế giới, bạc hà Á được trồng chủ yếu là để cất lấy
tinh dầu.
190
Do hàm lượng menthol trong tinh dầu cao (trên 75%), bạc hà Á được coi là nguồn
nguyên liệu thiên nhiên để chiết xuất menthol.
Tinh dầu:
- Dùng chiết xuất menthol.
- Phần tinh dầu còn lại, còn đạt tiêu chuẩn Dược điển, dùng để chế dầu xoa bóp
- Men thol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hoá,
chữa hôi miệng. Menthol được dùng trong nhiều ngành kỹ nghệ: Kỹ nghệ dược phẩm, kỹ
nghệ bánh kẹo, kỹ nghệ thực phẩm…

BẠC HÀ ÂU

Tên khoa học: Mentha piperita L.


Họ Hoa môi – Lamiaceae

Bạc hà Âu được trồng chủ yếu ở các nước châu


Âu. Giống được ưa chuộng là bạc hà Mitcham (Anh),
Milly và Maine et Loire (Pháp), Ở VN có di thực nhưng
chưa được phát triển.
Đặc điểm thực vật
Khác với bạc hà Á là hoa mọc thành nhiều vòng
thành bông ở ngọn cành.
Thành phần hoá học
- Tinh dầu: 1-3% (tính trên dược liệu khô tuyệt đối) Hình 10.5. Bạc hà âu
- Flavonoid
Thành phần hoá học chính của tinh dầu:
+ 40-60% menthol toàn phần.
+ 8-10% menthon
+ Lượng nhỏ menthofuran (1-2%)
Công dụng
Bạc hà Âu được ghi trong nhiều Dược điển các nước thuộc châu Âu. Dược liệu là
cành mang hoa còn tươi hoặc lá khô, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chống co thắt, tác
dụng này là do tinh dầu. Flavonoid có tác dụng lợi mật. Dạng dùng: Thuốc hãm 5%,
thuốc sắc hoặc nước cất Bạc hà.
Tinh dầu bạc hà Âu có mùi thơm dịu, rất được ưa chuộng. Một số tác giả cho rằng
là do Bạc hà Âu có chứa menthofuran. Tinh dầu được dùng như là chất thơm trong kỹ
nghệ Dược phẩm, kỹ nghệ sản xuất rượu và bánh kẹo. Tinh dầu không dùng để chiết xuất
191
menthol.
LONG NÃO
Tên khoa học: Cinnamomum camphora (L.) Nees et Eberm.
Họ Long não – Lauraceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây gỗ, cao đến 15m, vỏ thân dày nứt nẻ.
Tán lá rộng. Lá mọc sole có cuống dài, ở kẽ gân
chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ. Hoa màu
vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng khi
chín có màu đen.
Long não được trồng từ lâu đời và được khai
thác camphor từ thế kỷ XIII. Nơi phát triển nhiều
nhất là Đài Loan, Nhật Bản, các nước vùng Đông
Nam Á, Bắc Mỹ, Bắc Phi, và miền Nam nước
Pháp. Hình 10.6. Long não
Ở VN, long não được trồng từ thời Pháp thuộc ở Hà Giang và sau 1954 được trồng
ở các tỉnh miền núi. Ở các thành phố lớn, long não được trồng làm cây cho bóng mát.
Trồng trọt và khai thác
Trồng long não bằng quả, quả được thu hoạch từ cây có độ tuổi 50, gieo trong
vườn ươm. Khi cây cao khoảng 50-70cm thì đem trồng. Một ha có thể trồng từ 2000-3000
cây.
Thường khai thác gỗ những cây đã già (trên 25 tuổi). Lá có thể khai thác quanh
năm.
Bộ phận dùng
- Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu. Ở Nhật Bản và Đài Loan người ta cất tinh dầu từ
gỗ. Ở Ấn Độ lại khai thác từ lá.
- Camphor và các thành phần khác.
Thành phần hoá học
- Camphor và tinh dầu
Gỗ của cây long não trưởng thành có chứa 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của
tinh dầu là camphor (64,1%), ngoài ra còn có cineol, terpineol, safrol, nerolidol.
Hàm lượng tinh dầu trong gỗ giảm dần từ gốc lên ngọn.
Lá có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó camphor chiếm 81,5%, ngoài ra cineol (4,9%).
Trong công nghiệp khi cất long não, thường thu hoạch được phần đặc (long não) và phần

192
lỏng (tinh dầu long não). DĐVN II qui định hàm lượng camphor trong tinh dầu long não
không dưới 35%.
Công dụng
Gỗ và lá long não được dùng để cất tinh dầu cung cấp camphor thiên nhiên (D-
camphor).
Camphor có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích tim và hệ thống
hô hấp, dùng làm thuốc hồi sức cho tim trong trường hợp cấp cứu. Ngoài ra còn dùng làm
thuốc sát khuẩn đường hô hấp. Dùng ngoài xoa bóp chữa vết sưng đau, gây sung huyết.
Tinh dầu long não được dùng để chế dầu cao xoa bóp.
Cây long não còn làm cây bóng mát, có tán rộng, lá xanh tốt quanh năm, ngoài ra
lá có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường. Lá cây long
não có thể khai thác quanh năm là nguồn nguyên liệu giàu camphor, linalol và cineol.

SA NHÂN
Tên khoa học: Amomum sp.
Họ Gừng – Zingiberaceae

Các loài sau đây cho vị dược liệu sa nhân dùng trong Ngành dược:
+ Amomum ovoideum Pierre.
+ Amomum villosum Lour., var. Xanthioides
(Wall).T.L Wu. ex Senjen. Chen.
+ Amomum longiligulare T.L.Wu.
Trong đó loài A.ovoideum đã được chính thức
đưa vào DĐVN II (1994).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, cao 0,5-1,5m trông hơi giống cây
riềng nhưng thân rễ không thành củ, mà mọc bò ngang,
chằng chịt như mạng lưới. Lá xanh, nhẵn bóng, có bẹ,
không cuống, mọc sole. Ở mép giữa bẹ lá và phiến lá
có một lưỡi nhỏ dài 0,2-0,5cm, riêng loài
A.longiligulare thì dài hơn (3-5cm). Hoa màu trắng, Hình 10.7. Sa nhân
mọc thành chùm ở sát gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín có màu nâu hồng (A.
ovoideum) hoặc màu xanh lục (A. villosum). Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện có mùi
thơm của camphor.
Mùa ra hoa tháng 5-6. Mùa quả chín tháng 7-8.

193
Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Sơn La, Phú Thọ, Bắc
Cạn. Cây sa nhân thường ưa mọc dưới tầng cây râm mát, dọc theo bờ suối.
Trồng trọt và thu hái
Trồng sa nhân bằng các gốc đã được cắt ngọn.
Thu hoạch vào tháng 7-8 khi vỏ quả có màu vàng sẫm.
Bộ phận dùng
- Quả gần chín, được bóc vỏ và phơi khô – Fructus amomi.
- Tinh dầu – Oleum Amomi
Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài 0,8-1,5cm. đường
kính 0,6-1 cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7-16 hạt. Hạt có
áo mỏng trắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.
Vi phẫu
- Vỏ hạt: Gồm có vỏ ngoài và vỏ trong:
+ Vỏ ngoài: Lớp tế bào biểu bì có màng dày, ngoài có tầng cutin, lớp tế bào hạ bì
màng dày, màu tím sẫm, lớp tế bào chứa tinh dầu hình vuông, màng mỏng.
+ Vỏ trong: Gồm lớp tế bào mô cứng, màng dày màu nâu.
- Nhân hạt: Gồm ngoại nhũ, cấu tạo bởi các lớp tế bào thành mỏng, có chứa tinh
bột. Nội nhũ gồm các tế bào nhỏ hơn. Cây mầm năm ở giữa khối nội nhũ.
Thành phần hoá học
- Hạt có chứa tinh dầu: 1,9-2,6%. DĐVN II (1994) qui định hàm lượng tinh dầu
trong quả không dưới 1,5%.
Trong hạt còn chứa chất béo.
- Tinh dầu sa nhân là chất lỏng không màu, mùi thơm hắc, vị nồng và đắng. Thành
phần chính của tinh dầu là D-camphor (37,4-50,8%), borneol, bornylacetat.
Công dụng
Sa nhân dùng để chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, an thai.
Sa nhân còn dùng làm tăng tính ấm của vị thuốc (chế thục địa). Dùng làm gia vị,
pha chế rượu mùi.
Tinh dầu sa nhân dùng làm cao dầu xoa bóp.

194
3. NHỮNG DƯỢC LIỆU CÓ CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ
CÁC DẪN CHẤT SESQUITERPEN
GỪNG
Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc.
Họ Gừng – Zingiberaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6-1m. Lá mọc so le không cuống, hình mác dài, có
mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập,
phồng lên thành củ.
Gừng được trồng ở VN và ở nhiều nước trên thế
giới: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ…
Trồng trọt và thu hoạch
Gừng được trồng bằng các nhánh của thân rễ có
mang mầm. Trồng vào mùa xuân, mùa thu cây sẽ ra hoa
và thu hoạch khi cây bắt đầu lụi.
Bộ phận dùng
- Gừng tươi
- Gừng khô
- Tinh dầu gừng (Oleum Zingiberis)
- Nhựa dầu gừng
* Gừng tươi: thu hoạch khi củ còn non, ít xơ, ít
cay và củ đã già. Gừng non được chế biến thành các sản
phẩm. Hình 10.8. Gừng
- Gừng mặn: Là gừng được chế biến trong nước muối. Nước sản xuất nhiều nhất
là Trung Quốc.
- Gừng chế thành mứt trong siro được sản xuất nhiều ở Hồng Kông.
* Gừng khô: Được chế biến từ củ gứng già có thể có cả vỏ rồi phơi khô gọi là
gừng xám hoặc bỏ vỏ rồi phơi khô gọi là gừng trắng.
* Tinh dầu gừng: Được sản xuất từ gừng tươi bằng phương pháp cất kéo hơi nước,
với hiệu suất từ 1,0-2,7%. Vỏ chứa nhiều tinh dầu hơn (4-5%); vì vậy có thể kết hợp khi
chế biến gừng khô để sản xuất tinh dầu.
* Nhựa dầu gừng: Được chế biến từ bột gừng khô bằng cách chiết với dung môi
hữu cơ với hiệu suất 4,2-6,5%.

195
Hàng năm toàn thế giới sản xuất 14000 đến 15000 tấn gừng tươi, 30 tấn tinh dầu
gừng và 150-300 tấn nhựa dầu gừng. Các nước sản xuất tinh dầu và nhựa dầu chính: Ấn
Độ và Trung Quốc. Các nước tiêu thụ chính: USA, Canada, Anh, Đức.
Thành phần hoá học
Gừng chứa tinh dầu (2-3%), nhựa dầu (4,2-6,5%), chất béo (3%) và chất cay
Zingerol, zingeron,…
Tinh dầu gừng là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt
Tinh dầu gừng có mùi đặc trưng của gừng nhưng không chứa các chất cay. Thành
phần chủ yếu của tinh dầu là hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β - zingiberen
(35,6%), arcurcumen (17,7%),…. Ngoài ra còn có chứa một lượng nhỏ các hợp chất alcol
monoterpenic Geraniol (1,4%), linalol (1,3%),…
Nhựa dầu gừng có chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay như zingeron,
shagaol, zingerol,..
Công dụng
- Gừng tươi được sử dụng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng để chế
biến các sản phẩm gừng mặn, mứt gừng và gừng đông khô. Gừng đông khô dùng làm chè
gừng.
- Gừng khô dùng để chế biến gia vị (bột cary), dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ
thực phẩm và trong kỹ nghệ pha chế đồ uống.
- Tinh dầu gừng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ
uống, thường cho vào nhựa dầu gừng để làm giảm độ cay của nhựa dầu.
- Nhựa dầu dùng làm chất thơm và cay trong kỹ nghệ thực phẩm và pha chế đồ
uống.
- Trong y học cổ truyền gừng tươi được gọi là sinh khương là vị thuốc tân ôn giải
biểu, tác dụng vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong
hàn, làm ấm dạ dày trong trường hợp bụng đầy trướng, không ho, lợi niệu, giải độc, khử
khuẩn.
- Gừng khô được gọi là can khương, vị cay, tính ấm, tác dụng vào kính tâm, phế,
tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hồi dương, ôn trung chỉ tả, chỉ nôn, trong trường hợp tỳ vị hư
hàn, chân tay lạnh, đau bụng đi ngoài. Can khương tồn tính có tác dụng ấm vị, chỉ huyết
trong các trường hợp xuất huyết do hư hàn.

196
THANH CAO
Tên khoa học: Artemiasia annua L.
Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây thảo sống hàng năm, cao 1,2-1,5m. Lá xẻ lông chim 2 lần thành dải hẹp phủ
lông mềm, có mùi thơm. Cụm hoa hình cầu, hợp thành một chùm kép. Trong một cụm
hoa có khoảng 25-35 hoa, xung quanh là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính. Hạt hình trứng
rất nhỏ, có rãnh dọc. 1g hạt có từ 20000-22000 hạt.
Thanh cao mọc hoang ở Trung Quốc, Liên Xô, Mông Cổ, Nhật, Bắc Mỹ, và một số
nước Đông Nam Á. Năm 1982 thanh cao mới chính thức được phát hiện mọc hoang ở các
tỉnh phía bắc VN và sau đó được trồng ở hầu hết ở các tỉnh để chiết xuất artemisinin.
Trồng trọt và thu hoạch
Trồng bằng hạt.
Thời gian thu hoạch từ 5-6 tháng từ khi bắt đầu trồng cây con (nếu tính từ thời gian
gieo hạt là 7 tháng). Thu hái sau khi cây bắt đầu ra hoa là thời điểm cho tỷ lệ hoạt chất
cao nhất. Ở các tỉnh phía Nam thời gian sinh trưởng cảu cây ngắn hơn. Chặt cả cây, phơi
nắng rồi rũ lấy lá khô, hoặc dùng máy tuốt lấy lá sau đó phơi nắng. Thu hoạch vào những
ngày nắng ráo. Có thể thu hái lá nhiều lần: Lần 1 khi tầng lá gốc đã già, xuất hiện những
lá vàng. Cắt lá phần gốc, sau đó bón phân tiếp. Sau 15 ngày lại thu hoạch tiếp cho đến khi
cây có nụ hoa thì chặt cả cây để lấy lá.
Năng suất lá khô trên 1 sào có thể đạt 150-
180kg.
Bộ phận dùng
Lá đã phơi khô hoặc sấy khô – Folium
Artemisiae annuae.
Đặc điểm vi học của bột lá
- Lông che chở có 2 dạng: Dạng hình chữ T,
đầu đơn bào, hình thoi, chân đa bào. Dạng khác cũng
đa bào, tế bào ở đầu thuôn nhỏ.
- Lông tiết đầu đa bào, chân đa bào.
Thành phần hoá học
1. Trong lá có chứa 0,4-0,6% tinh dầu (trên lá
khô hàm ẩm 12-12,5%). Thành phần là các hợp chất
Hình 10.9. Thanh cao
hydrocarbon sesquiterpenic như α – cubeben

197
(14,75%), β-caryophylen,… Ngoài ra còn có các thành phần monoterpenic như cineol
(4,08%) và camphor (23,75%).
2. Thành phần có tác dụng sinh học quan trọng trong lá thanh cao là 1
sesquiterpenlacton có tên là artemisinin, là chất kết tinh, không có trong tinh dầu, được
chiết xuất bằng dung môi hữu cơ. Trong cây Thanh cao, lá có chứa nhiều hoạt chất nhất
và thu hoạch vào thời điểm cây bắt đầu ra nụ là tối ưu (1,6%). Yêu cầu trong kỹ thuật lá
thanh cao có chứa tỷ lệ hoạt chất 0,7-1,4%, độ ẩm 12-12,5%, tỷ lệ tạp chất dưới 4%.
Công dụng
Cây thanh cao được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc làm thuốc chữa sốt rét
vào năm 340, nhưng mãi đến năm 1967 mới được nghiên cứu và 1972 được chiết xuất
dưới dạng tinh thể và được các nhà khoa học Trung Quốc đặt tên là Qinghaosu. Năm
1979 artemisinin được xác định cấu trúc hoá học.
Artemisinin có tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét. Tác dụng nhanh và thải trừ
nhanh vì vậy ít gây kháng thuốc. Hiện nay nhiều chế phẩm bán tổng hợp từ artemisinin
như artesunat, dihydroartemisinin,… đang được quan tâm nghiên cứu với mong muốn
nâng cao hiệu lực tác dụng. Những dẫn chất này có thể tan trong nước hoặc trong dầu, có
thể sản xuất dưới dạng thuốc tiêm, để sử dụng trong điều trị các trường hợp sốt rét ác tính.
Lá và cuống hoa thanh cao được đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn dùng để chữa sốt
cao, giải độc, rối loạn tiêu hoá. Lá non có thể nấu canh ăn thay rau. Y học cổ truyền
Trung Quốc dùng lá thanh cao làm thuốc thanh nhiệt, bổ dạ dày, cầm máu, lợi đởm.
4. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC DẪN
CHẤT CÓ NHÂN THƠM
ĐINH HƯƠNG
Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merrill & L. M. Perry
Tên đồng nghĩa là: Eugenica caryophyllata Thunb.
Họ Sim – Myrtaceae
Đặc điểm thực vật phân bố
Cây nhỡ, cao từ 10-12m, lá hình bầu dục,
đầu nhọn, không rụng. Hoa mẫu 4, tập hợp thành
xim nhỏ ở đầu cành. Đài mầu đỏ, tồn tại. Tràng
màu trắng hồng, rụng khi hoa nở. Đế hoa dài, hình
cái đinh.
Đinh hương nguồn gốc ở đảo Moluccas
(Indonesia) và được trồng ở các quần đảo Zanziba,

Hình 10.10. Nụ đinh hương


198
Pemba (Tandania), Madagasca. Sản lượng đinh hương ở Tandania chiếm 7/8 sản lượng
thế giới.
Trồng trọt và thu hái: Trồng bằng hạt. Hạt lấy từ quả chín và trồng ngay. Khi cây được
4-5 năm có thể thu hoạch. Hái nụ hoa khi hoa bắt đầu ngả màu trắng sang xanh rồi ve
hồng. Nếu để nở sau 4 ngày không còn giá trị. Hái bằng tay hoặc dùng sào đạp ở dưới gốc
có trải các tấm vải để hứng. Nụ hoa sau khi thu hoạch phải loại cuống (tỷ lệ cuống 17-
25%). Phơi khô và đóng gói. Một cây cho từ 3,5-7,0kg đinh hương khô.
Bộ phận dùng
- Nụ hoa: Bao gồm phần hình trụ là đế hoa + lá đài và khối hình cầu ở đỉnh bao
gồm cánh hoa, bộ nhị và nhuỵ. Đế hoa dài 10-12 mm và đường kính 2-3 mm, màu nâu
thẫm có mùi thơm khi thả vào nước phải chìm.
Đặc điểm vi học
+ Vi phẫu: Có nhiều túi tiết tinh dầu trong phần mô mềm của đế hoa.
+ Bột: Đặc trưng bởi sợi, túi tiết tinh dầu, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh
mạch xoắn, tế bào mô cứng của thành bao phấn, hạt phấn hình tam giác.
+ Tinh dầu đinh hương được cất từ nụ hoa, cuống hoa và từ lá. 90-95% tinh dầu
đinh hương sản xuất trên thế giới được cất từ lá.
Thành phần hoá học
- Nụ hoa có chứa tinh dầu 15-20%, có khi 25%. DĐVN II qui định hàm lượng tinh
dầu không dưới 15%.
Tinh dầu đinh hương là chất lỏng màu vàng đến nâu vàng. Thành phần chính của
tinh dầu đinh hương là eugenol (78-95%), có khi 98%.
- Cuống hoa có chứa 5-6,5% tinh dầu. Tinh dầu có chứa eugenol (83-95%), nhưng
hương vị không thơm bằng tinh dầu của nụ hoa.
- Lá có chứa 1,6-4,5% tinh dầu. Hàm lượng eugenol trong tinh dầu là 85-93%.
Công dụng
Nụ hoa đinh hương là 1 vị thuốc được dùng trong cả Tây y và Đông y, có tác dụng
kích thích tiêu hoá, sát khuẩn và giảm đau. Dạng dùng: cồn thuốc (cồn kép Melisse, cồn
Fioravanti).
Đông y coi đinh hương là vị thuốc ấm tỳ vị, giáng nghịch khí, trợ dương, ôn thận,
giảm đau, sát khuẩn dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, nấc, nôn, đau bụng lạnh. Dạng
dùng: thuốc sắc, hoàn tán, ngâm rượu.
Đinh hương dùng làm gia vị trong kỹ nghệ thực phẩm. Nhu cầu về đinh hương trên
toàn cầu là 4000-5000 tấn/năm.

199
Tinh dầu Đinh hương dùng trong ngành Dược làm thuốc sát khuẩn, diệt tuỷ răng
và chế eugenat kẽm là chất hàn răng tạm thời. Ngoài ra còn dùng trong kỹ nghệ nước hoa,
xà phòng và hương liệu, kỹ nghệ pha chế rượu mùi.

ĐẠI HỒI
Tên khoa học: Illicium verum Hook.f.
Họ Hồi – Illiciaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây cao 6-10m. Cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc
so le nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ 4-6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu
dục mép nguyên có lượn sóng hoặc không. Lá rất dễ rụng khỏi cành nếu cắt cành rời khỏi
cây. Hoa có thể có nhiều màu: Trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. Noãn đa số là 8 có khi
9-10.
Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và toả tròn thành hình sao. Trong mỗi đại
có chứa 1 hạt màu nâu bóng. Thường thì có từ 2-6 đại bị lép. Có những cây cho quả đến
10 đại, to đều ít bị lép.
Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu
thẫm.
Hồi được coi là một đặc sản của tỉnh
Lạng Sơn, được trồng ở hầu hết các huyện trong
tỉnh, trừ Hữu Lũng và Nam Chi Lăng. Ngoài ra
còn được trồng ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc
Thái (vùng giáp với Lạng Sơn). Năm 1999, toàn
Lạng Sơn trồng 17000 ha hồi, thu hoạch 15000
tấn quả tươi.
Hồi còn được trồng ở Trung Quốc
Trồng trọt và thu hái. Hình 10.11. Đại hồi
Trồng bằng hạt.
Chọn quả to đều cánh từ 8-10 cánh (đại) của những cây ở độ tuổi trưởng thành (30-
40 tuổi), không bị sâu bệnh, thường xuyên sai quả và được chăm sóc tốt. Phơi nắng nhẹ,
quả sẽ nứt, hạt rơi ra. Bảo quản hạt trong cát trong 3 tháng khi hạt nứt nanh 7-10% thì
gieo. Thường gieo trước tết nguyên đán 2 tuần. Khi cây ra lá đều thì cấy vào bầu. Cây con
20-25 tháng tuổi thì đem trồng.

200
Cây ra hoa vào lúc 5 tuổi. Những năm đầu tiên sản lượng thường thấp. Cây trưởng
thành, 1 năm có thể cho từ 20-40kg quả. Có thể khai thác đến khi cây 100 tuổi hoặc hơn
nữa.
Hồi được khai thác vào 2 vụ. Vụ chính vào tháng 8-9 (hồi mùa), vụ phụ từ tháng
11-tháng 2 năm sau (vụ chiêm). Thường cây sai quả vào vụ mùa thì sẽ ít quả vào vụ
chiêm và ngược lại.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Anisi stellati
Tinh dầu – Oleum Anisi stellati
Đặc điểm vi học
+ Quả (Bột): Nhiều tế bào mô cứng hình dạng khác nhau của vỏ quả giữa, vỏ quả
trong và vỏ hạt. Thể cứng của cuống quả. Nhiều tế bào chứa tinh dầu.
+ Lá (vi phẫu): Có các thể cứng hình dạng đặc điểm ở gân lá và phiến lá (để phân
biệt với lá hồi núi – I. griffithii, không có thể cứng chỉ có các đám tế bào mô cứng)
Quả được phơi khô đến độ ẩm 12-13%.
* Tinh dầu được cất từ quả tươi vừa mới thu hái với hiệu suất 3-3,5%. Tinh dầu hồi
Lạng Sơn được thị trường quốc tế xếp vào loại I. Hằng năm nơi này cũng cung cấp 2/10
sản lượng toàn thế giới.
Thành phần hoá học
- Quả có chứa tinh dầu 8-9%. Quả mới thu hoạch có thể chứa 10-15%. D ĐVN II
(1994) qui định hàm lượng tinh dầu không dưới 4%.
Tinh dầu quả hồi là chất lỏng không màu vàng nhạt, mùi đặc biệt, vị ngọt, kết tinh
khi để lạnh.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu quả là trans-anethol (85-90%). Tinh dầu quả hồi
Lạng Sơn luôn đạt hàm lượng anethol trên 90%.
- Lá có chứa tinh dầu 0,56-1,73%.
Tinh dầu lá có chứa lượng anethol xấp xỉ tinh dầu quả 85-90%.
- Hạt chứa chất béo.
Công dụng
- Quả hồi có tác dụng giúp tiêu hoá, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột,
dùng để chữa ỉa chảy, nôn mửa, ăn không tiêu, bụng đầy.
Tính vị trong Đông y: Vị cay, ôn, tác dụng vào kinh can, thận, tỳ, vị, có tác dụng
ôn trung khứ hàn. Dạng dùng: bột, rượu thuốc.
Dùng ngoài hồi có tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân.
- Tinh dầu hồi có tác dụng tương tự như dược liệu, thường được phối hợp trong
nhiều thuốc khác. Ngoài ra tinh dầu còn được chế rượu mùi, dùng tổng hợp các hormon.
201
QUẾ
Tên khoa học: Cinnamomum sp.
Họ Long não – Lauraceae

Trên thị trường quốc tế lưu hành 2 loại quế chính:


1. Cinnamomum cassia Nees et Bl. với tên trên thị trường là cassia. Quế Trung
Quốc, quế Việt Nam thuộc loại này.
2. Cinnamomum zeylanicum Gare et Bl. với tên trên thị trường là cinnamon. Quế
Srilanka (hay quế Ceylan).
Ngoài ra còn có các loài: Cinnamomum burmani (C. Nees et T. Nees) C. Nees et Bl
và Cinnamomum loureirii C. Nees phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á.

QUẾ VIỆT NAM


Tên khoa học: Cinnamomum cassia Nees et Bl.
Họ Long não – Lauraceae

Đặc điểm thực vật và phân bố


Cây gỗ, cao 10-20m, vỏ thân nhẵn. Lá mọc
sole có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân
hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá
hay đầu cành. Quả hạch hình trứng, khi chín có
màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của
quế. Được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam Trung
Quốc và ở VN.
Theo những nghiên cứu mới nhất, loài C.
cassia là loài quế nguyên sản của VN được trồng
phổ biến từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía
Nam của miền Trung. Các địa phương trồng quế
với diện tích lớn là: Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng
Ngãi, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh. Loài quế Hình 10.12. Quế
VN cũng được trồng ở các tỉnh miền Nam TQ và cho
chất lượng tốt hơn quế địa phương.
Trồng trọt và khai thác: Trồng bằng hạt. Gieo hạt trong vườn ươm, khi cây cao khoảng
0,6-0,7m thì bứng đem trồng. Sau 10 năm có thể thu hoạch vỏ. Thu hoạch vào 2 vụ tháng
4-5 và 9-10 khi cây có nhiều nhựa, dễ bóc.

202
Bộ phận dùng
- Vỏ quế - Cortex Cinnamomum: Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống, dài 25-40 cm,
đường kính 1,5-5cm, hoặc là những mảnh vỏ uốn cong rộng 3-5cm dày 1-5mm, mặt ngoài
màu nâu xám, mặt trong nâu đỏ đến nâu xẫm. Dễ bẻ gẫy, mặt bẻ màu nâu đỏ ít có sợi. Sau
khi đã ngâm nước, mặt cắt ngang thấy rõ một vòng mô cứng màu trắng ngà. Mùi thơm, vị
cay ngọt.
- Cành nhỏ: Quế chi
- Tinh dầu quế - Oleum Cinnamomum Cassiae.
Tinh dầu quế được cất từ phần dư phẩm khi chế biến dược liệu quế (5-10%) từ
cành con và lá.
Đặc điểm vi học vỏ quế
+ Lớp bần dày, gồm 6-7 hàng tế bào.
+ Các tế bào mô cứng được xếp thành dãy 5-7 hàng, liên tục hoặc không liên tục
trong mô mềm.
+ Trong libe có rất nhiều sợi
+ Nhiều tế bào chứa tinh dầu ở mô mềm và libe
Bột quế được đặc trưng bởi sợi, tế bào mô cứng, mô mềm có chứa tinh bột và calci
oxalat hình kim.
Thành phần hoá học
Vỏ quế:
- Tinh dầu 1-3%. DĐVN II (1994) qui định không dưới 1%.
- Các hợp chất diterpenoid (cinnacassiol), phenylglycosid, coumarin, tanin.
Tinh dầu quế là chất lỏng không màu đến vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt.
Thành phần chính của tinh dầu vỏ quế là aldehyd cinnamic (70-95%). DĐVN II
qui đinh không dưới 80%. Ngoài ra còn có cinamylacetat - chất làm giảm giá trị tinh dầu
quế, cinamylalcol và coumarin.
Lá:
- Tinh dầu: 0,14-1,04%. Hàm lượng aldehyd cinnamic dao động 12 tháng trong
năm từ 34,65-95,55%. Thấp nhất vào tháng 6 và các tháng sau đó. Từ tháng 10 cho đến
tháng 5 hàm lượng aldehyd cinnamic trong lá luôn đạt trên 80%. Vì vậy nếu khai thác tinh
dầu vỏ kết hợp với lá nên khai thác trước tháng 5 và sau tháng 9.
Tác dụng dược lý và công dụng
- Quế là vị dược liệu quý dùng cả trong Tây y và Đông y. Quế có tác dụng kích
thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co
bóp tử cung. Theo nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u, chống xơ vữa động

203
mạch vành, chống oxy hóa. Trong Tây y dùng dưới dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu
mùi.
- Quế còn sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Một mặt do mùi vị quế kích thích ăn
ngon, kích thích tiêu hoá, mặt khác còn do quế có tác dụng ức chế sự phát của nấm, bảo
vệ thức ăn khỏi thiu thối.
Đông y xếp quế vào vị thuốc bổ. Tính vị: Ngọt cay, đại nhiệt. Tác dụng vào cả 5
kinh: Tâm, phế, thận, can, tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn hoả, thông huyết mạch trừ hàn
tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hoả suy, tạng phủ lạnh, tiêu hoá kém, đầy
bụng.
Trong Đông y còn dùng quế chi để chữa cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, chân
tay đau buốt.
Tinh dầu quế có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hoá, kích thích hệ thống thần
kinh làm dễ thở và tuần hoàn lưu thông, kích thích nhu động ruột, được dùng phối hợp
với các vị thuốc dưới dạng rượu thuốc, cồn ngọt và dạng dầu cao xoa.
5. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TINH
DẦU Ở VIỆT NAM
Ngoài những dược liệu đã được trình bày ở trên, xin giới thiệu thêm một số có khả
năng khai thác ở VN, trong đó có những dược liệu đã và đang khai thác tinh dầu, một số
khác là kết quả nghiên cứu phát hiện của nhiều tác giả trong thời gian gần đây. Sự nghiên
cứu thành phần hoá học của nhiều chủng loại ở các địa phương khác nhau, của nhiều bộ
phận trong cùng một cây đã phát hiện thêm một số chemotype mới, làm giàu thêm nguồn
nguyên liệu tinh dầu ở VN.
5.1. Màng tang – Litsea cubeba Fers.
Họ Long não – Lauraceae
Thành phần hoá học chính của tinh dầu là Citral (65%)
5.2. Kinh giới núi – Elsholtzia winitiana Craib.
Họ Hoa môi – Lamiaceae
Loài mọc ở Lâm Đồng: Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu. Thành phần chính của
tinh dầu là citral (64,9%)
Loài mọc ở Kỳ Sơn (Nghệ An) Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (1,48%). Thành
phần chính là cineol (64,6-65,3%).
5.3. Kinh giới trồng – Elsholtzia Willd.
Họ Hoa môi – Lamiaceae
Kinh giới trồng ở Vinh (Nghệ An): Tinh dầu phần trên mặt đất chứa 34,7%.
5.4. Thiên niên kiện – Homalomena aromatica Schott.
Họ Ráy – Araceae
204
Thân rễ có chứa tinh dầu (0,8-1%)
Thành phần chính của tinh dầu là linalol (72,1%)
5.5. Vương tùng – Murraaya sp.
Họ Cam – Rutaceae
Lá có chứa tinh dầu (5,52%)
Thành phần chính của tinh dầu là menthol (93,78-99,49%) bao gồm iso menthon
và menthon.
5.6. Đại bi – Blumea balsamifera DC.
Họ Cúc – Asteraceae
Lá có chứa tinh dầu
Thành phần chính của tinh dầu là borneol và L-camphor.
5.7. Chổi xuể - Baekea frutescens L.
Họ Sim – Myrtaceae
Lá và cành chứa tinh dầu (1,94-3,72%) (vùng Thừa Thiên Huế)
Thành phần chính của tinh dầu là cineol (30%)
5.8. Chùa dù – Elsholtzia blanda Benth.
Họ Hoa môi – Lamiaceae
Lá có chứa tinh dầu (0,5-0,6%)
Thành phần chính của tinh dầu là cineol (52,7-64,0%)
5.9. Nhân trần – Adenosma glutinosum (L.) Druce. var. caeruleum (R.Br.) Tsoong.
Họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
Thu hái ở Tân kỳ (Nghệ An)
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (0,38%)
Thành phần chính của tinh dầu là eugenol (72,6%)
5.10. Húng chanh – Coleus aromaticus Lour.
Họ hoa môi – Lamiaceae
Lá có chứa tinh dầu (0,05-0,12%)
Thành phần chính của tinh dầu là carvacrol (39,5%).

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày được định nghĩa tinh dầu, từ đó phân biệt được tinh dầu và chất thơm tổng
hợp, giữa tinh dầu và chất béo.
2. Trình bày được nguồn gốc, phân bố đặc điểm tác dụng sinh học và công dụng của các
dược liệu chứa tinh dầu thường dùng

205
3. Trình bày được hàm lượng tinh dầu, tên và hàm lượng các phần chính trong dược liệu
chứa tinh dầu thường dùng
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai):

A-B
4. Vai trò của tinh dầu là quyến rũ côn trùng, giúp cho sự thụ phấn của
hoa.
A-B
5. Trong thảo quả có chứa Cineol.
A-B
6. Tinh dầu đinh hương làm thuốc diệt tủy răng và chế eugenat kẽm- là
chất hàn răng tạm thời.
A-B
7. Thành phần chính của tinh dầu trong cây Màng tang là Citral.
A-B
8. Eugenol là thành phần chính của tinh dầu trong cây Nhân trần.
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
9. …. là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước.
10. Kể tên 4 dược liệu có chứa tinh dầu:
A. ………….
B. ………….
C. ………….
D. ………….
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
11. Để chế tạo tinh dầu, người ta áp dụng….. phương pháp:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
12. Bệnh Scorbut là:
A. Thiếu vitamin B1
B. Thiếu vitamin C
C. Thiếu vitamin A
D. Thiếu vitamin D
13. Biểu hiện của bệnh Scorbut :
A. Viêm lợi
B. Chảy máu chân răng
C. Xuyết huyết dưới da
D. Cả 3 đáp án trên
14. Nguồn gốc của vị trần bì :
A. Vỏ Chanh
206
B. Vỏ Cam
C. Vỏ Quýt
D. Vỏ Buỏi
15. Dược liệu dùng để chiết xuất Methol:
A. Bạc hà
B. Hương nhu
C. Sa nhân
D. Sả
16. Tên khoa học của cây Sa nhân :
A. Cinnamomum camphora
B. Cinamomum cassia
C. Amomum xanthioides
D. Zingiber officinale
17. Trong các dược liệu sau, dược liệu nào có tác dụng điều trị sốt rét:
A. Cây Cúc hoa vàng
B. Cây Thanh hao hoa vàng
C. Cây Địa hoàng
D. Cây Sừng dê hoa vàng
18. Tinh dầu hồi ở lạng sơn cung cấp ....... sản lượng toàn thế giới.
A. 1/10
B. 2/10
C. 3/10
D. 4/10

207
PHẦN THỰC HÀNH
BÀI 1
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU
VÀ KIỂM NGHIỆM HẠT TINH BỘT
MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản xác định độ ẩm trong dược liệu.
2. Kiểm nghiệm, nhận thức, phân biệt được một số hạt tinh bột.
3. Rèn luyện được kỹ năng sử dụng kính hiển vi để kiểm nghiệm các hạt tinh bột.

NỘI DUNG:
I. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU
1. Lấy mẫu Dược liệu
Lấy mẫu dược liê ̣u là viê ̣c lựa chọn, thu thâ ̣p các mẫu dược liê ̣u cho viê ̣c kiểm tra
chất lượng.
Mức đô ̣ đại diê ̣n của các mẫu dược liê ̣u được lấy có ảnh hưởng trực tiếp đến đô ̣
chính xác và đô ̣ đúng của viê ̣c kiểm tra.
Các yêu cầu chung về viê ̣c lấy mẫu dược liê ̣u như sau:
1.1. Kiểm tra trước khi lấy mẫu
Kiểm tra đối chiếu tên và nguồn gốc nguyên liê ̣u;
Kiểm tra đă ̣c điểm và hình dạng bao gói;
Kiểm tra sự nguyên vẹn, sạch sẽ, mức đô ̣ nhiễm mốc và tạp chất lạ của bao bì.
Các bao gói không bình thường cần được kiểm tra riêng một cách kỹ càng.
Ghi chép chi tiết kêt quả kiểm tra.
1.2. Cách thức lấy mẫu
- Cách thức lấy mẫu:Tổng số bao gói dưới 5: Lấy mẫu từng bao gói.
Dưới 100: Lấy mẫu 5 bao gói.
Từ 100-1000: Lấy mẫu 5% tổng số bao gói.
Trên 1000: Lấy 50 bao gói cô ̣ng thêm số bao gói bằng 1% của tổng số bao gói vượt
quá so với 1000 bao gói.
Dược liê ̣u quý: Lấy mẫu từng bao gói, không kể số lượng các bao gói.
Dược liê ̣u được lấy ở trên giữa và cuối của mỗi bao gói bằng các phương tiê ̣n thích
hợp (đối với bao gói lớn thì lấy sâu 10 cm dưới bề mă ̣t của bao gói).
Đối với thuốc có kích thước lớn thì lấy mẫu đại diê ̣n thích hợp.
- Khối lượng mẫu lấy:
Nếu lượng dược liê ̣u dưới 5 kg thì số lượng mẫu được lấy không ít hơn 3 lần số
lượng đem thử nghiê ̣m. Nếu lượng dược liê ̣u lớn hơn 5 kg thì số lượng mẫu lấy được xác
định như sau:

208
Thuốc thông thường: 250 - 500 g;
Thuốc bô ̣t: 200 g;
Thuốc quý: 5 - 10 g (trừ khi có chỉ dẫn khác trong chuyên luâ ̣n riêng).
1.3. Tạo mẫu đồng nhất
Mẫu sau khi lấy được trô ̣n đều để có mô ̣t mẫu đồng nhất dùng cho thử nghiê ̣m.
Nếu khối lượng mẫu đồng nhất lớn hơn vài lần so với mẫu thử nghiệm thì làm một mẫu
trung bình.
Nếu dược liê ̣u có kích thước nhỏ thì lấy một mẫu trung bình bằng phương pháp
chia 4 như sau: San bằng mẫu thành hình vuông, chia mẫu theo 2 đường chéo thành 4
phần bằng nhau. Lấy 2 phần đối diê ̣n và trô ̣n đều. Làm lại thao tác chia 4 cho đến khi thu
được số lượng vừa đủ để làm mẫu thử và mẫu lưu.
Trong trường hợp các dược liê ̣u có kích thước lớn thì lấy mẫu trung bình bằng
phương pháp khác thích hợp. Khối lượng của mẫu đồng nhất hoặc mẫu trung bình không
ít hơn 3 lần số lượng của mẫu đem thử nghiê ̣m. Lượng mẫu này được chia làm 3 phần,
1/3 dùng để phân tích, 1/3 để kiểm tra và số còn lại làm mẫu lưu giữ lại ít nhất 01 năm.
2. Xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu
Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây có
số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam). Tính tỷ lệ
vụn nát (X%) theo công thức:

Ghi chú:
Lượng dược liệu lấy thử (tuỳ theo bản chất của dược liệu) từ 100 đến 200g.
Ðối với dược liệu mỏng manh thì phải nhẹ nhàng tránh làm nát vụn thêm.
Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng mắt thường được tính vào mục tạp
chất.
3. Xác định độ ẩm trong dược liệu
Ðộ ẩm là lượng nước chứa trong 100g dược liệu. Dược liệu tươi thường chứa một
lượng nước rất lớn: lá chứa khoảng 60- 80% nước, thân và cành chứa khoảng 40- 50%
nước. Không có một dược liệu nào đạt độ khô tuyệt đối (độ ẩm 0 %), nhưng đối với mỗi
dược liệu đều được quy định một độ ẩm an toàn. Ðể bảo quản tốt, dược liệu cần có độ ẩm
bằng hoặc dưới độ ẩm an toàn.
Xác định độ ẩm là công việc đầu tiên phải làm khi tiến hành xác định chất lượng
một dược liệu. Hàm lượng các hoạt chất như tinh dầu, chất béo, alcaloid, glycozit v.v...
dều được quy định tính trên trọng lượng khô tuyệt đối của dược liệu. Việc xác định độ ẩm
còn được tiến hành định kỳ hàng năm 2 lần trong các đợt kiểm kê dược liệu theo quy định
của nhà nước.

209
Các phương pháp xác định độ ẩm
* Phương pháp sấy
Dược liệu là lá, rễ, thân cần được chia nhỏ trước khi xác định độ ẩm. Dược liệu là
nụ hoa, hạt nhỏ có thể tiến hành xác định trực tiếp mà không cần chia nhỏ.
Cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm, có nắp và đã được cân bì trước 5- 10g
dược liệu. Chén cân cần có kích thước thích hợp để lớp dược liệu cho vào không dày quá
5 mm. Cho chén chứa dược liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100- 105 0C trong
1 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội. Ðậy nắp và cân. Làm lại nhiều lần đến
khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg. Ðộ ẩm (x %) của dược liệu được
tính theo công thức sau:

p: Số gam của mẫu thử trước khi sấy


a: Số gam của mẫu thử sau khi sấy

* Phương pháp dùng dung môi


Có thể xác định độ ẩm của phần lớn các dược liệu bằng phương pháp sấy hoặc
phương pháp cất với dung môi. Riêng với dược liệu chứa tinh dầu có hàm lương tinh dầu
lớn hơn 2% thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp dung môi để xác định độ ẩm.
* Phương pháp tiến hành
- Dụng cụ (hình 1.1)
Dụng cụ gồm bình cầu A, được nối với ống sinh hàn C qua bộ phận xác định
lượng nước. Bộ phận này bao gồm bầu ngưng tụ B, bộ phận chia vạch E và ống dẫn hơi
D. Bộ phận chia vạch được chia độ đến 0,1 ml. Sau quá trình cất nước sẽ ngưng tụ ở đây
vì vậy ta có thể đọc được dễ dàng lượng nước chứa trong dược liệu đem thử. Nguồn nhiệt
thích hợp là bếp điện có biến trở hoặc đun cách dầu.
- Cách tiến hành
a/ Cho vào bình cầu đã được làm khô 200 ml toluen (hoặc xylen), 2ml nước. Lắp
dụng cụ (đã được sấy khô).

Cất khoảng 2 giờ. Ðể nguội trong 30 phút. Ðọc thể


tích nước cất được ở ống hứng, chính xác đến 0,05 ml.
b/ Thêm vào bình cầu một lượng mẫu thử đã cân
chính xác tới 0,01 g có chứa khoảng 2- 3 ml nước. Thêm
vài mảnh đá bọt. Ðun nóng nhẹ, khi toluen đã bắt đầu sôi
thì điều chỉnh nhiệt để cất với tốc độ 2 giọt trong 1 giây.
Khi đã cất được phần lớn nước sang ống hứng thì nâng
tốc độ cất lên 4 giọt trong 1 giây. Tiếp tục cất cho đến khi

210
mực nước cất được trong ống hứng không tăng lên nữa. Hình 1.1:Dụng cụ xác
Dùng 5- 10 ml toluen rửa ống sinh hàn. Cất thêm định hàm lượng nước
5 phút nữa. Tách bộ phận cất ra khỏi nguồn nhiệt. Nếu bằng phương pháp cất
còn có những giọt nước đọng lại trên thành ống sinh hàn với dung môi
thì dùng 5 ml toluen để rửa kéo xuống. Khi lớp nước và
lớp toluen đã được phân tách hoàn toàn, đọc thể tích nước
trong ống hứng. Ðộ ẩm (x %) của dược liệu được tính
theo công thức sau:

V1: số ml nước cất được sau lần cất đầu


V2: số ml nước cất được sau lần cất thứ hai
p: số g mẫu đã cân đem thử

Lưu ý:
1. Nếu dùng toluen hoặc xylen đã bão hòa nước thì phần a/ không phải tiến hành
2. Toluen là dung môi dễ cháy vì vậy nguồn nhiệt phải là bếp điện kín, tránh lửa
trong phòng thí nghiệm
II. KIỂM NGHIỆM HẠT TINH BỘT
Mỗi loại cây có dạng tinh bột riêng, kích thước cũng khác nhau cho nên dễ dàng
phân biệt giữa chúng với nhau.
Có thể dựa vào hính thái của các hạt tinh bột để kiểm nghiệm thuốc và bột dược
liệu.
Nguyên liệu:
Bột đã nghiền nhỏ, tinh bột Ðậu xanh, Gạo,, Khoai tây, Mì, Ngô, Sắn,
Hoá chất dụng cụ:
Kính hiển vi, phiến kính, lamen đậy, dung dịch Lugol, nước cất,

211
Các bước tiến hành:
- Lên kính hạt tinh bột trong nước,
- Quan sát ở vật kính 10. 40 hình dạng, kích thước, vân hạt, rốn hạt các hạt tinh
bột.
- Quan sát quá trình đổi màu của hạt tinh bột khi tác dụng với dung dịch Lugol
- Vẽ vào vở các đặc điểm hạt tinh bột đã soi, mô tả, nhận xét

1. Tinh bột Đậu

Hình 1.2.Tinh bột đậu

Bột lấy từ hạt Đậu xanh (Phaseolus aureus Roxb.) họ Đậu (Fabaceae)
Bột trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy hạt tinh bột hình trứng hay hình thận kích
thước khoảng 30-40μm, rốn thường là một đường có phân nhánh.
2. Tinh bột Gạo

Hình 1.3.Tinh bột gạo


Tinh bột lấy từ quả hay “hạt” Gạo tẻ (Oryza sativa L.) họ Lúa (Poaceae)
Bột màu trắng, Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình đa giác có rốn rõ. Các
hạt kích thước 3-9μm thường kết lại với nhau thành từng đám.
3. Tinh bột Khoai tây

212
Hình 1.4. Tinh bột khoai tây

Tinh bột lấy từ củ Khoai tây (Solanum tuberosum L.) họ Cà (Solanaceae).


Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy những hạt tinh bột hình trứng riêng lẻ
kích thước khoảng 30-100μm, hạt hình tròn, nhỏ 10-35μm thỉnh thoảng có những hạt kép
do 2 hay 3 hạt đơn ghép lại. Rốn là một điểm ở đầu hẹp, vòng đồng tâm thấy rõ xung
quanh rốn.
4. Tinh bột Mì

Hình 1. 5. Tinh bột mỳ

Tinh bột lấy từ quả hay “hạt” Lúa mì (Triticum sativum Lamk.) họ Lúa (Poaceae).
Bột màu trắng hay trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột nhỏ hình tròn
hay đa giác kích thước 2-6μm, nhiều hạt tinh bột lớn hình tròn kích thước 30-40μm, ít hạt
có kích thước trung gian, các hạt không nhìn rõ rốn và vân.
5. Tinh bột Ngô
Tinh bột lấy từ quả hay “hạt” Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae).

213
Hình 1.6.Tinh bột ngô

Bột màu vàng nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình tròn, hình đa
giác kích thước khoảng 10-30μm, rốn có thể phân nhánh, vân không rõ.
6. Tinh bột Sắn

Hình 1.7. Tinh bột sắn

Tinh bột lấy từ rễ củ Sắn (Manihot utilissima Pohl.) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy những hạt tinh bột tròn kích thước 5-
25μm. Rốn hình sao, vân không rõ.

214
BÀI 2
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI HỌC
MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được một số các kỹ thuật cơ bản để kiểm nghiệm dược liệu bằng
phương pháp vi học.
2. Nghiên cứu và làm được tiêu bản hiển vi, vẽ được sơ đồ tổng quát vi phẫu dược
liệu.
3. Thực hiện được các phương pháp phân tích vi hóa và huỳnh quang dược liệu.

NỘI DUNG:
1. Một số kỹ thuật cơ bản
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để nghiên cứu có thể ở dạng tươi hoặc khô, khi kiểm nghiệm dược
liệu tùy mục đích mà xử lý khác nhau. Nguyên liệu tươi ngay sau khi thu hái có thể dùng
để làm các lát cắt, đôi khi được cố định trong các dung dịch khác nhau. Nguyên liệu khô
phải làm mềm. Nghiên cứu đặc điểm các tổ chức, tế bào có thể tiến hành trên nguyên liệu
đã được ngâm mủn.
1.1.1. Cố định nguyên liệu
Mục đích của cố định trong kiểm nghiệm dược liệu là giữ lại trong mô, tế bào dược
liệu các cấu trúc, các hoạt chất cần thiết cho những quá trình nghiên cứu tiếp theo. Tùy
thuộc vào nguyên liệu, mục đích nghiên cứu mà tiến hành cố định trong các điều kiện
khác nhau:
- Nghiên cứu giải phẫu thực vật, tế bào học, cần quan sát các thành phần cấu trúc
chứa trong mô, tế bào, cần cố định bằng các chất định hình như Carnua, FAC, Navasin
v.v...
- Nghiên cứu alcaloid thường cố định thực vật trong dung dịch acid picric hoặc
dung dịch các thuốc thử alcaloid.
- Xác định hesperidin trong vỏ cam, quít v.v... cần cố định nguyên liệu trong cồn.
- Nghiên cứu tanin trong dược liệu thường cố định trong dung dịch Kali cromat,
chì acetat v.v...
1.1.2. Làm mềm nguyên liệu
Các dược liệu khô, cứng khi làm tiêu bản cần làm mềm trước, có nhiều phương
pháp làm mềm: làm mềm lạnh, làm mềm trong buồng ẩm, làm mềm nóng v.v...
Làm mềm lạnh: Các phần cây: rễ, quả, hạt, các bộ phận dưới đất, thường tiến hành làm
mềm bằng cách cho vào hỗn hợp Nước - Glycerin - Ethanol (1:1:1) mẫu được giữ cho
đến khi các mô thấm no chất lỏng, theo cách này mất nhiều thời gian (tùy thuộc vào độ

215
dày của mẫu và cấu trúc các mô mà ngâm vài ngày đến vài tuần) nhưng rất tốt bởi vì
không khí được giải phóng ra khỏi các mô và một phần được làm sáng.
Phương pháp làm mềm đơn giản thường được sử dụng nhất: Ngâm mẫu vào nước
một vài giờ sau khi mềm chuyển vào hỗn hợp Glycerin - Ethanol (1:1) hay Nước -
Glycerin - Ethanol (1:1:1) giữ ở trong hỗn hợp 1 - 3 ngày. Trong hỗn hợp này mẫu có thể
bảo quản lâu dài. Khi cần mẫu chắc hơn bỏ vào hỗn hợp Glycerin - Ethanol (1:2) ngâm
một thời gian.
Làm mềm trong buồng ẩm: Có thể sử dụng bình hút ẩm kín. Cho nước vào bình và
mẫu vào bát nhỏ, thả nổi bát trong bình. Mẫu không tiếp xúc với nước mà chỉ bị ẩm bởi
hơi nước trong bình, phương pháp này tốn thời gian song là phương pháp tốt nhất vì nó
đảm bảo giữ được cấu trúc tế bào và các thành phần khác mà không bị rửa đi, thăng hoa,
trương phồng, nhầy hoá - là những hiện tượng thường xảy ra khi sử dụng các phương
pháp làm mềm khác. Với dược liệu mềm, mỏng, làm ẩm khoảng một ngày, dược liệu
cứng khoảng 2-3 ngày, để tránh mốc có thể xảy ra trong quá trình làm ẩm người ta thêm
vào nước một ít phenol hoặc formaldehyd. Nhược điểm của phương pháp làm ẩm này là
trong dược liệu còn lại nhiều khí cần phải loại khi làm tiêu bản.
Làm mềm nóng: là phương pháp đơn giản và nhanh, cho những mẩu dược liệu dài
2-3 cm vào nước, đun sôi. Vỏ thường đun khoảng 3-5 phút, các cơ quan khác tùy độ rắn
và mức độ hoá gỗ của mô mà đun sôi trong 10-30 phút. Quả và hạt có thể làm ẩm bằng
hơi nước, gói quả hay hạt vào vải màn, treo trong hơi nước đun sôi 15-30 phút hay hơn
tùy thuộc vào độ cứng của chúng. Lá và hoa không yêu cầu xử lý lâu, phức tạp, để làm
mềm và tẩy sáng đun chúng trong dung dịch cloral hydrat 66%. Sau khi đun lấy ra, rửa
sạch bằng nước và làm các lát cắt. Ðặc điểm của phương pháp làm mềm nóng là làm
trương nở thành tế bào và làm rửa trôi chất tế bào.
1.1.3. Phương pháp ngâm mủn
Trong nghiên cứu thực vật nói chung và kiểm nghiệm vi học dược liệu nói riêng
thường sử dụng phương pháp ngâm mủn. Ðó là phương pháp phân tách tế bào khác nhau
nằm trong cấu tạo của các loại mô. Bằng cách này màng gắn giữa các tế bào bị phá hủy,
các tế bào tách rời nhau mà không bị hư hại do vậy ta có thể nghiên cứu chi tiết cấu tạo
của từng tế bào một từ khắp mọi phía. Phương pháp ngâm mủn có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu giải phẫu thực vật đặc biệt trong kiểm nghiệm dược liệu bằng phương
pháp soi bột.
Tùy từng loại dược liệu mà sử dụng các phương pháp ngâm mủn khác nhau, cơ sở
của đa số các phương pháp này là xử lý mô bằng acid mạnh, các acid sẽ thủy phân màng
giữa làm nhiệm vụ nối các tế bào với nhau, một số trường hợp ngâm mủn bằng kiềm.
Ngày nay người ta thường ngâm mủn bằng men pectinaza, khi dùng men quá trình thủy
phân xảy ra trong điều kiện ôn hoà hơn nên không làm hỏng tế bào. Với nguyên liệu cứng
rắn như gỗ có thể ngâm mủn bằng cách đun các mảnh nguyên liệu trong HNO 3 10%
khoảng vài phút, khi đạt độ mủn rửa sạch bằng nước rồi đặt vào một giọt nước trên phiến
216
kính, dùng kim nhọn để tách rời các tế bào. Nếu nguyên liệu được xử lý tốt thì chỉ cần
đậy lá kính rồi ấn nhẹ lên lá kính là các tế bào tự tách rời nhau. Người ta đánh giá quá
trình ngâm mủn theo mức độ vụn nhỏ của mô khi ép dưới lá kính. Với nguyên liệu rắn có
thể dùng dung dịch ngâm mủn Schulze: cho những mẩu nguyên liệu nhỏ vào ống nghiệm
có chứa hỗn hợp 2 ml HNO 3 đậm đặc và 0,3 g Kali clorat đun đến khi tạo bọt (tiến hành
nơi thoáng gió hoặc trong tủ hốt) và để một vài phút cho đến khi mẩu nguyên liệu bị tẩy
trắng. Ðể nguội, lấy nguyên liệu ra, rửa sạch bằng nước rồi tiến hành tiếp tục như trên.
Với nguyên liệu rắn còn có thể ngâm mủn bằng hỗn hợp HNO 3 10% và Kali dicromat
10% theo tỷ lệ 1:1 ngâm 24-48 giờ ở 600C (Hỗn hợp này có thể dùng để ngâm mủn
nguyên liệu mềm trong 24 giờ ở 300C). Với nguyên liệu mềm như lá cây, chồi, các loại
thân cỏ có thể ngâm mủn trong dung dịch acid cromic 1% trong nước một vài ngày, có
thể đun nhẹ để phản ứng nhanh hơn hoặc ngâm mủn bằng acid cromic 5% hoặc HCl 1N,
ngâm mẫu trong các dung dịch này ở 300C trong vài giờ, sau khi ngâm rửa sạch và tiến
hành như mô tả ở trên. Với nguyên liệu có chứa các ống tiết, ống nhựa mủ, túi nhựa và
tinh dầu v.v... sử dụng phương pháp ngâm mủn bằng kiềm sẽ tách các mô mà không làm
hỏng thành mỏng của các tế bào. Tiến hành cụ thể như sau: Ðun sôi nguyên liệu trong
NaOH 3-5% trong vòng 30 phút hoặc đun nóng trong dung dịch NH 4OH 25% khoảng 40
phút.
Ðối với các mẫu cây thảo, còn tươi thường dùng phương pháp tách bằng enzym.
Mô được ủ ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ với pectinaza 5% sau khi rửa để loại enzym tiến
hành tiếp tục như trên.
Thông thường trong các mô có chứa khí ngăn cản quá trình thâm nhập của các tác
nhân gây mủn vì vậy với các mẫu ngâm mủn bằng phương pháp không đun nóng cần phải
đun sôi trước trong nước để loại không khí hoặc tiến hành loại không khí trong điều kiện
chân không, cụ thể: thả những mẩu mô nhỏ (thường nhỏ hơn 0,5cm) vào nước chứa trong
bình, nối với bơm chân không, không khí trong bình được hút ra trong vòng 10-12 phút,
lặp lại vài lần.
1.2. Chuẩn bị và nghiên cứu tiêu bản hiển vi
Tiêu bản hiển vi thường được làm từ dược liệu đã được xử lí sơ bộ (1.1.). Cách
làm tiêu bản phụ thuộc vào các đặc điểm hình thái, trạng thái của nguyên liệu (nguyên
vẹn, các mảnh bị cắt rời, bột...) và mục đích nghiên cứu. Cơ sở của kiểm nghiệm hiển vi
là giải phẫu thực vật và hoá thực vật (dựa vào các đặc điểm thực vật cũng như dựa vào
các phản ứng vi hoá, mô hoá), trong quá trình kiểm nghiệm hiển vi cần có hiểu biết sâu
sắc về cấu tạo giải phẫu, các cơ quan của cây cũng như trạng thái tồn tại, tính chất hoạt
chất của dược liệu. Những kiến thức này có vai trò quan trọng trong việc xác định các đặc
điểm, các phản ứng đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, cho phép phân biệt các cơ quan
tương tự của các dược liệu khác nhau. Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm
nghiệm dược liệu từ các cơ quan khác nhau.

217
1.2.1. Lá
Lá mỏng có thể quan sát dưới kính hiển vi không cần cắt lát, thông thường để tẩy
sáng mô lá khô đun sôi lá trong dung dịch kiềm hoặc trong dung dịch cloral hydrat 30%
trong vòng 10-15 phút. Các lá nhỏ khi tẩy sáng lấy cả lá, lá to hoặc lá bị cắt nhỏ lấy các
phần khác nhau có chứa các yếu tố có thể dùng để chẩn đoán như mép lá, răng lá, gân
chính, bề mặt trên, dưới v.v... Lá hoặc các mẩu lá sau khi tẩy sáng rửa bằng nước, lên
kính trong glycerin hoặc dung dịch cloral hydrat. Lá dày cần phải làm các lát cắt ngang,
một số lá có thể dùng dao sắc để tách phần biểu bì ra khỏi thịt lá.
Ðể nghiên cứu bột lá dùng kim mũi mác lấy một lượng nhỏ bột cho lên phiến kính
đã có sẵn 2-3 giọt dung dịch cloral hydrat, nghiền bột cho thấm dung dịch, đặt phiến kính
và đun nóng 2-3 phút để làm trong các mô lá (có thể đun đến khi tạo bọt khí), sau khi để
nguội di nhẹ lên lá kính để tạo nên lớp bột mỏng, không chồng chéo lên nhau. Cần chú ý
làm sạch lá kính và đủ chất lỏng để soi. Lá có chứa nhiều chất diệp lục làm sáng trong
dung dịch như trên ít có hiệu quả. Trong trường hợp này có thể làm trong bột lá bằng
dung dịch NaOH 3%, khi đun nóng dung dịch nhanh chóng bay hơi vì vậy cần chú ý theo
dõi để tiêu bản không bị khô. Sau khi đun nóng cần thêm 1-2 giọt glycerin để ngăn cản sự
kết tinh của kiềm và làm cho tiêu bản lâu khô. Các yếu tố đặc trưng chủ yếu để kiểm
nghiệm lá là biểu bì, lông che chở, lông tiết, tuyến, tinh thể.
Biểu bì: Lá của các cây khác nhau đặc trưng bởi các dạng tế bào biểu bì xác định,
ở một số cây tế bào biểu bì có dạng uốn khúc nhiều hoặc ít, ở một số có nhiều góc, có khi
tế bào biểu bì bị kéo dài rõ rệt theo một hướng v.v... Kích thước của tế bào biểu bì là một
trong các yếu tố đặc trưng để xác định các cây. Tế bào biểu bì thường được bọc bởi một
lớp màng mỏng cấu tạo từ cutin, đa số trường hợp cutin có bề mặt nhẵn song đôi khi tạo
thành các nếp gấp thẳng hoặc lượn sóng, hay có những chỗ lồi dưới dạng u, mấu. Các đặc
điểm của lớp cutin bao phủ biểu bì cũng như chiều dày của nó đặc trưng cho một số loại
cây có ý nghĩa trong kiểm nghiệm dược liệu. Chiều dày của lớp cutin có thể quan sát rõ
khi nhuộm tiêu bản (lát cắt ngang) bằng dung dịch Sudan III. Biểu bì lá có các lỗ khí,
dạng của lỗ khí, sự phân bố của chúng (ở một mặt, hai mặt lá) và đặc điểm của các tế bào
biểu bì bao quanh là những đặc điểm đặc trưng đối với mỗi dạng cây hoặc họ và là những
đặc điểm có ý nghĩa trong kiểm nghiệm. Dựa vào đặc tính phân bố của lỗ khí và các tế
bào biểu bì bao quanh người ta phân biệt ra nhiều kiểu:
- Kiểu lỗ khí không có tế bào kèm (Kim ngân)
- Kiểu hỗn bào: lỗ khí bao bọc bởi tế bào giống như tế bào biểu bì, không có tế bào
phụ (họ Hoàng liên)
- Kiểu song bào: lỗ khí bao bọc bởi hai tế bào phụ nằm song song với trục dọc của
nó (họ Cà phê)
- Kiểu trực bào: lỗ khí bao bọc bởi hai tế bào phụ nằm thẳng góc với trục dọc của
lỗ khí (họ Cẩm chướng).

218
- Kiểu dị bào: lỗ khí bao bọc bởi ba tế bào phụ một tế bào nhỏ hơn rõ rệt so với hai
tế bào kia (họ Cải) v.v...
Số lượng lỗ khí (số lỗ khí trên 1 mm2 biểu bì) và chỉ số lỗ khí (tỷ lệ lỗ khí và số tế
bào biểu bì trên một đơn vị diện tích) thường là những đại lượng cố định đối với một loài,
trong nhiều trường hợp chúng cho phép phân biệt các loài của cùng một chi.
Ở các lát cắt ngang phiến lá khi quan sát mô giậu có thể thấy một hàng hay hai hàng, có
thể chỉ có ở mặt trên hoặc cả hai mặt. Tỷ lệ mô giậu (số tế bào của mô giậu dưới mỗi tế
bào biểu bì) cũng có ý nghĩa đặc trưng cho các loài.
Lông: ở phần lớn thực vật tế bào biểu bì mọc dài ra tạo thành lông. Lông có thể có
ở nhiều phần của cây, chúng có thể tồn tại trong suốt đời sống của một cơ quan, hoặc chỉ
một thời gian. Lông thường hết sức khác nhau trong các họ cây, các nhóm cây nhỏ hơn và
ngay trong cùng một cây, đôi khi lại có sự khá đồng nhất về lông trong phạm vi một
nhóm cây. Lông có thể phân chia thành nhiều loại hình thái khác nhau, về mặt cấu trúc
lông có thể chia thành loại đơn bào và đa bào. Lông đơn bào có thể phân nhánh hay
không phân nhánh. Lông đa bào có thể bao gồm một dãy tế bào riêng lẻ hoặc phân nhánh.
Một số lông có các nhánh toả ra nhiều hướng trong một mặt phẳng (lông hình sao).
Thường một lông đa bào có thể phân chia thành phần chân (phần bám vào biểu bì) và
phần lồi trên bề mặt. Những tế bào quanh chân đôi khi về mặt hình thái khác hẳn với tế
bào biểu bì khác. Có kiểu lông hình khiên gồm một phiến tế bào hình đĩa, phần nhiều
được sinh ra trên một cán hoặc đính trực tiếp vào chân. Những lông đơn bào, đa bào và
hình khiên có thể là lông tiết. Một số lông đa bào đơn giản có thể bao gồm một chân và
một đầu đơn bào hoặc đa bào, các đầu thường tạo thành phần tiết của lông. Bề mặt lông
có thể nhẵn hay sần sùi tùy thuộc vào đặc điểm của lớp cutin bao bọc. Kích thước của
lông cũng rất khác nhau, ở một số cây lông có thể quan sát bằng mắt thường, có cây phải
dùng kính lúp, kính hiển vi. Sự đa dạng của lông là một trong những yếu tố quan trọng
nhất để phân biệt dược liệu. Người ta cũng đã sử dụng thành công việc phân loại các chi,
thậm chí các loài ở một số họ và trong việc nhận biết cây lai giữa các loài dựa vào kiểu
lông.
Các tuyến tiết, túi tiết, ống nhựa mủ: Trong lá nhiều cây có chứa tinh dầu, vị trí
tinh dầu có thể rất khác nhau, ở một số cây tinh dầu chứa trong các tuyến tiết nằm trên bề
mặt biểu bì (Bạc hà, Hương nhu) một số cây khác tinh dầu chứa trong các túi tiết (lá Bạch
đàn). Cấu tạo của túi tiết, tuyến tiết tinh dầu thường đặc trưng cho mỗi chi cây, có khi đặc
trưng cho toàn họ. Ví dụ họ Bạc hà có tinh dầu chứa trong các lông tiết hình bánh xe,
nhiều cây trong họ Cúc có tuyến tiết gồm hai hàng tế bào xếp thành 3-4 lớp. Một số cây
có các túi tiết, ống tiết đặc biệt chứa tinh dầu, nhựa, nhựa mủ. Ðặc điểm và phân bố của
tuyến tiết tinh dầu, các túi tiết, ống tiết với tinh dầu, nhựa, nhựa mủ trong đó là những đặc
điểm đặc trưng để phân biệt các nguyên liệu khác nhau khi kiểm nghiệm dược liệu.
Tinh thể: Trong cây thường gặp các tinh thể calci oxalat, đôi khi có tinh thể của
các chất khác như calci sulfat, calci cacbonat, oxyt silic (SiO 3). Dạng của các tinh thể rất
219
khác nhau và đặc trưng đối với mỗi loài cây, có khi đặc trưng cho chi thậm chí cho cả họ.
Calci oxalat thường gặp dưới dạng đơn hoặc kép, hình lăng trụ, hình kim, bó, cầu gai, cát
có khi tập trung thành khối, thông thường trong một cây calci oxalat thường ở một dạng
nào đó, có những cây calci oxalat ở 2-3 dạng. Hình dạng các tinh thể cũng như vị trí
của chúng có ý nghĩa trong kiểm nghiệm dược liệu. Các tinh thể calci oxalat không hoà
tan trong nước và trong acid acetic mà hoà tan trong acid hydrocloric, acid nitric, acid
sulfuric. Khi tác dụng với acid sulfuric xảy ra quá trình hoà tan tinh thể và lại tạo nên tinh
thể calci sulfat, quá trình này xảy ra nhanh và có thể quan sát dưới kính hiển vi. Ðể quan
sát tinh thể calci oxalat trong các cơ quan có thể sử dụng các chất lỏng làm sáng tiêu bản
như cloral hydrat, lactophenol.
Khi nghiên cứu tinh thể nên sử dụng kính hiển vi phân cực vì dưới kính hiển vi
phân cực thấy rất rõ các tinh thể, thậm chí có thể quan sát được những mảnh tinh thể rất
nhỏ. Ðể nghiên cứu tinh thể dưới kính hiển vi phân cực có thể làm các tiêu bản cố định
không nhuộm màu trong bôm Canađa. Trong lá một số cây có chứa nang thạch (đá túi)
cũng là đặc điểm đặc trưng khi kiểm nghiệm dược liệu.
Khi nghiên cứu lá đã nghiền nhỏ một số yếu tố có thể bị biến dạng song phần lớn
vẫn giữ nguyên dạng và các đặc điểm của chúng, đó là những yếu tố để xác định dược
liệu khi kiểm nghiệm.
1.2.2. Hoa
Trước khi làm tiêu bản cần làm mềm hoa hoặc các bộ phận của hoa (1.1.2.), sau
khi rửa sạch bằng nước, đặt lên phiến kính trong một giọt chất lỏng để soi (nước, glycerin,
dung dịch cloral hydrat) dùng kim mũi mác làm cho phẳng, đậy lá kính, nung nóng để
loại không khí, nghiên cứu dưới kính hiển vi bề mặt các bộ phận của hoa. Các yếu tố có ý
nghĩa trong kiểm nghiệm vi học hoa là: hạt phấn, biểu bì trong, ngoài của cánh hoa, đài
hoa, lá bắc, tế bào của cuống hoa, lông, tinh thể calci oxalat, tuyến tiết tinh dầu...
Phân tích bột hoa cần chú ý tới các hạt phấn, các mảnh mô với tinh thể (nếu có),
các mảnh biểu bì cánh hoa, các yếu tố cơ giới của lá bắc, lông. Trong nhiều trường hợp
hạt phấn là yếu tố định hướng trong kiểm nghiệm.
1.2.3. Thân thảo
Xác định thân thảo chủ yếu theo lá, cần làm tiêu bản từ lá hoặc các mẩu lá (nếu
dược liệu bị cắt nhỏ). Khi nghiên cứu thân thảo không có lá làm tiêu bản biểu bì và lát cắt
ngang thân. Dược liệu phải được làm mềm (1.1.2.), làm tiêu bản, lên kính bằng nước,
glycerin hay dung dịch cloral hydrat quan sát bề mặt biểu bì và cấu trúc giải phẫu. Với
các mẩu thân bị cắt nhỏ có thể nghiên cứu bằng phương pháp ngâm mủn (2.1.3.) Làm tiêu
bản từ bột dược liệu thân thảo cũng tiến hành như bột từ lá, không nên lấy những mảnh
thân lớn vì khó làm sáng, hơn nữa những mảnh này ít có ý nghĩa trong kiểm nghiệm và
gây khó khăn khi làm tiêu bản. Xác định dược liệu thân thảo tiến hành như với lá vì vậy
những yếu tố có ý nghĩa trong kiểm nghiệm lá cũng có ý nghĩa trong kiểm nghiệm thân
thảo. Bột cây thân thảo được phân biệt ở chỗ ngoài những yếu tố, đặc điểm của lá còn gặp
220
các yếu tố, đặc điểm của thân, hoa, các bộ phận của quả. Với thân đặc điểm quan trọng
nhất là biểu bì và hình dạng tế bào biểu bì. Mảnh mạch của thân thường lớn và thẳng phân
biệt với mảnh mạch nhỏ, phân nhánh của lá. Trong bột dược liệu thân thảo thường gặp
các yếu tố từ hoa như hạt phấn, biểu bì cánh hoa, nhị, các yếu tố từ quả như tế bào biểu bì
vỏ quả, nếu quả chín có thể thấy các lớp vỏ hạt, các mảnh nội nhũ với dầu béo, các giọt
dầu béo.
1.2.4. Vỏ
Khi nghiên cứu vỏ thường làm các lát cắt ngang và dọc. Nguyên liệu sau khi xử lý
(1.1.) tiến hành làm các lát cắt, lên kính trong dung dịch cloral hydrat, nước hay glycerin,
đậy lá kính và đun nóng để làm sáng tiêu bản và loại không khí. Ðể làm rõ các cấu trúc
hay hoạt chất xử lý lát cắt bằng các thuốc thử tương ứng.
Khi nghiên cứu các lát vỏ cắt ngang dưới kính hiển vi cần chú ý tới độ dày và đặc
điểm cấu tạo của lớp bần, chiều rộng của tia tủy, các yếu tố cơ giới như sợi, libe, tế bào
mô cứng, thể cứng, cấu tạo, phân bố và số lượng của chúng. Cấu tạo, kích thước của sợi,
tế bào mô cứng quan sát rõ hơn trên các lát cắt dọc. Trong vỏ một số cây có ống nhựa mủ
hay túi chứa tinh dầu có ý nghĩa trong kiểm nghiệm dược liệu.
Hầu như trong vỏ luôn có tinh thể calci oxalat chúng thường phân bố trong các mô
mềm. Tinh bột cũng thường có trong mô mềm vỏ nhưng không có ý nghĩa kiểm nghiệm
vì hầu như tất cả các hạt tinh bột gần tương tự nhau: nhỏ, hình tròn hoặc hình trái xoan.
Các phản ứng vi hoá để phát hiện hoạt chất cũng như phản ứng xác định sự hoá gỗ của
các yếu tố vỏ có vai trò lớn khi kiểm nghiệm.
1.2.5. Quả, hạt
Khi nghiên cứu quả, hạt dưới kính hiển vi người ta thường làm các lát cắt ngang.
Ðể nghiên cứu toàn diện cần làm và quan sát các lát cắt ngang qua các phần khác nhau
của quả, hạt và nghiên cứu chi tiết ở những lát cắt phần giữa vì ở đó các yếu tố cấu trúc
được thể hiện đầy đủ nhất. Ðể làm các lát cắt từ quả, hạt nhỏ cần cố định trong parafin và
đặt chúng cẩn thận đúng theo hướng xác định.
Vỏ quả có ý nghĩa quan trọng nhất trong kiểm nghiệm quả. ở một số quả vỏ quả có
các ống, túi tiết tinh dầu, số lượng và phân bố của chúng là những đặc trưng chủ yếu đối
với từng loại quả xác định.
Số lượng hạt, dạng hạt, phân bố của hạt trong quả, mô cơ giới của vỏ quả, lông
biểu bì quả cùng với các phản ứng vi hoá xác định chất béo, tinh dầu, các yếu tố hoá gỗ
v.v...là các vấn đề có ý nghĩa trong kiểm nghiệm quả, bột quả.
Khi nghiên cứu hạt dưới kính hiển vi cần chú ý tới cấu trúc chung của hạt (Ðặc điểm vỏ
hạt, độ lớn các mô dinh dưỡng, nội nhũ, dạng và vị trí của phôi, rễ mầm, các lá mầm) hình
dạng, kích thước tế bào vỏ hạt có ý nghĩa phân biệt. Cấu tạo nội nhũ và các mô của phôi
(trừ một vài dược liệu - Mã tiền, quả họ Cần) thường không khác nhau nhiều. Khi nghiên
cứu bột hạt đặc điểm của lớp vỏ hạt là đặc trưng quan trọng nhất.
1.2.6. Rễ, củ và các cơ quan dưới đất
221
Nghiên cứu hiển vi các cơ quan này tiến hành làm tiêu bản cũng như với các cơ
quan khác song vì tinh bột là yếu tố có ý nghĩa lớn trong xác định nguyên liệu nên khi
làm mềm (1.1.2.) cần sử dụng các phương pháp lạnh để giữ nguyên trạng thái của chúng.
Nghiên cứu đặc điểm phân bố các mô dẫn (bó mạch dẫn) cần làm lát cắt qua tất cả các
phần của rễ hay củ rễ và quan sát ở độ phóng đại nhỏ. Sau đó nghiên cứu chi tiết các cấu
trúc, thành phần các mô với độ phóng đại lớn. Số lượng các lát cắt không cần nhiều song
phải đại diện cho tất cả các phần có chứa các yếu tố khác nhau. Ðầu tiên thường nghiên
cứu các lát cắt không đun nóng để nhận xét sự có mặt của tinh bột, hình dạng và kích
thước của chúng, sau đó đun nóng tiêu bản để tẩy sáng và nghiên cứu các đặc điểm giải
phẫu. Thường sử dụng cloral hydrat làm chất lỏng lên kính, ít khi dùng glycerin và nước.
Ðể nghiên cứu cấu trúc hay các chất thường xử lý lát cắt bằng các thuốc thử tương ứng.
Nghiên cứu bột rễ và rễ củ thường bắt đầu với việc xác định các chất dinh dưỡng dự trữ,
lên kính bột dược liệu trong nước hay trong dung dịch Lugol (đối với tinh bột) hay trong
dung dịch Sudan III (đối với dầu béo). Ðể nghiên cứu những mảnh mô riêng biệt cần quan
sát trong dung dịch cloral hydrat sau khi đun nóng (làm sáng). Ðặc điểm cấu tạo, phân bố
của các mô dẫn (gỗ, libe), sự biến đổi của chúng trong quá trình phát triển cá thể cùng với
các đặc điểm giải phẫu khác (sợi, thể cứng, ống nhựa mủ, túi chứa tinh dầu, nhựa, hạt tinh
bột, tinh thể) có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm. Kết quả các phản ứng vi hoá định
vị hoạt chất làm tăng thêm độ xác thực.
1.3. Các chất lỏng dùng để soi và làm sáng
Ðặc tính môi trường để soi đặc biệt là những chất làm sáng tiêu bản có ý nghĩa rất
quan trọng trong kỹ thuật vi học. Làm sáng tiêu bản tức là làm cho đối tượng nghiên cứu
trở nên sáng hơn, rõ ràng hơn bằng cách loại bỏ ảnh hưởng của các thành phần trong tế
bào cản trở sự quan sát. Các chất lỏng có thể làm sáng bằng tác dụng hoá học, dẫn tới
phân hủy, hoà tan, làm mất màu tất cả những thành phần ?thừa? trong tiêu bản nghiên cứu
hoặc bởi tác động vật lý vì có những chất trơ về mặt hoá học nhưng có hoạt tính quang
học, tạo ra những điều kiện xác định để ánh sáng xuyên qua tiêu bản làm cho các chi tiết
của đối tượng được quan sát tốt hơn. Các đối tượng quan sát được càng rõ khi sự khác
nhau về chỉ số khúc xạ ánh sáng của nó với môi trường soi càng lớn. Các cấu trúc thành tế
bào cellulose có chỉ số khúc xạ n=1,52. Chỉ số khúc xạ của glycerin n=1,47, của
lactophenol n=1,48. Khi các đối tượng có cấu trúc tế bào mỏng, trong lên kính bằng nước
(n=1,33) quan sát rõ hơn lên kính bằng glycerin và lactophenol. Nếu đối tượng ít trong
suốt cần sử dụng chất lỏng để soi có chỉ số khúc xạ lớn, loại đối tượng này lên kính bằng
glycerin và lactophenol sẽ trong suốt hơn khi lên kính bằng nước.
Ðể làm sáng tiêu bản sử dụng các chất lỏng khác nhau, tùy vào bản chất của đối
tượng, mật độ (độ sít) của mô, các cấu trúc tế bào. Thông thường dùng nước, glycerin.
cloral hydrat, kiềm, nước oxy già để soi và làm sáng. Ta lần lượt xét từng chất:
- Nước: là chất lỏng trung tính thường sử dụng để lên kính vì nước không làm biến
đổi hình dạng, độ lớn của tế bào, cấu trúc và màu của mô. Các hạt tinh bột nhìn rõ trong
222
môi trường nước, hạt alơron bị phân hủy, dầu béo tập hợp lại thành giọt lớn, chất nhầy bị
hoà tan, các mô tối khó phân biệt.
- Glycerin: Khi dùng pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 (glycerin không pha loãng
hút nước từ mô làm nhăn rúm mẫu và làm biến dạng chúng). Chỉ trường hợp khi nghiên
cứu các chất hoà tan trong nước (Ví dụ: chất nhầy) sử dụng glycerin không pha hoặc pha
nó với cồn theo tỷ lệ 1:1. Glycerin cũng là một chất lỏng trung tính nhưng so với nước nó
có ưu điểm là lâu khô và có tính chất làm sáng nhẹ, dưới tác dụng lâu dài của glycerin các
mô trở nên trong suốt hơn.
- Cloral hydrat: Sử dụng dưới dạng dung dịch đậm đặc trong nước để làm sáng các
lát cắt dày, bột dược liệu trên kính hiển vi. Cloral hydrat là một trong những chất làm
sáng tốt nhất, nó nhanh chóng thấm vào tế bào, loại bọt khí ra. Trong cloral hydrat các hạt
tinh bột trương ra, dầu béo và tinh dầu ban đầu tập hợp lại thành giọt lớn hơn, sau đó dần
dần bị hoà tan. Protein, clorofin và các chất khác bị phá hủy, các mô có màu thẫm sáng
lên, các tinh thể không bị biến đổi. Thông thường đun nóng các mẫu khi cho vào dung
dịch cloral hydrat, đôi khi đun đến sôi nhẹ để tăng cường tác dụng làm sáng và rút ngắn
thời gian. Nhược điểm của cloral hydrat là làm biến dạng các mô do thành tế bào trương
phồng mạnh.
- Kiềm: sử dụng dung dịch trong nước, nồng độ kiềm và thời gian xử lý tùy vào
đối tượng nghiên cứu, thường sử dụng dung dịch 3-5% đôi khi 10-15%. Dung dịch NaOH
là chất làm sáng mạnh, trong dung dịch NaOH hạt tinh bột trương phồng và bị hồ hoá.
Khi tác dụng lâu dài hay đun nóng dược liệu trong kiềm chất béo bị xà phòng hoá, protein
bị hoà tan, các mô thẫm sáng ra. Trong dung dịch kiềm thành tế bào giãn nở, thay đổi
hình dạng, kích thước và dễ bị vỡ khi bị tác động. Có thể dùng KOH hoặc NH 4OH,
NH4OH có ưu điểm là ít làm giãn nở thành tế bào.
- H2O2: sử dụng dung dịch 3% để làm sáng, nồng độ cao hơn H 2O2 làm mủn các mô
dược liệu.
1.4. Cách làm tiêu bản vi phẫu thực vật
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu có thể tiến hành làm tiêu bản dược liệu theo
các quá trình khác nhau, tài liệu này giới thiệu phương pháp làm tiêu bản vi phẫu thường
sử dụng phổ biến trong nghiên cứu thực vật.
Tiêu bản tạm thời: Khi nghiên cứu cấu tạo giải phẫu cần xác định nhanh, không giữ lại
mẫu có thể làm tiêu bản đơn giản như sau:
1. Dược liệu tươi hay khô đã ngâm mềm cắt ngang hoặc cắt dọc bằng lưỡi dao cạo hoặc
dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt mỏng.
2. Ngâm nước Javen hay dung dịch cloramin để tẩy các chất có chứa trong các tế bào,
thời gian ngâm tùy loại nguyên liệu, có thể rút ngắn thời gian bằng cách đun nóng.
3. Rửa nước: nếu vi phẫu có nhiều tinh bột cần tẩy thì sau khi rửa ngâm hoặc đun trong
cloral hydrat rồi rửa nước lần nữa.
4. Rửa bằng acid acetic.
223
5. Rửa bằng nước.
6. Nhuộm vi phẫu bằng lục iod, lục metyl hoặc xanh metylen thời gian nhuộm tùy vào
quá trình bắt màu của đối tượng (thường khoảng 10 giây đến 1 phút).
7. Rửa cồn, nếu dùng xanh metylen thì chỉ cần rửa bằng nước.
8. Nhuộm đỏ son phèn, thời gian nhuộm tùy đối tượng (có thể từ khoảng 1 phút đến 1
giờ).
9. Rửa nước.
10. Ðặt vi phẫu vào một giọt glycerin trên phiến kính, đậy lá kính, soi trên kính hiển vi.
Tiêu bản cố định: Tiêu bản sau khi nhuộm xong đã rửa bằng nước (9) tiến hành tiếp tục
như sau:
10. Loại nước lần lượt bằng cồn 300, 500, 700, 950 và cồn tuyệt đối.
11. Lắc vi phẫu ba lần trong xylen.
12. Ðặt vi phẫu vào một giọt bôm canada trên phiến kính, đậy lá kính, để ở chỗ thoáng 2-
3 tuần.
Phần lớn ảnh vi phẫu trong tài liệu được chụp từ các tiêu bản cố định theo quy
trình này.
Vẽ sơ đồ tổng quát vi phẫu Dược liệu
Chụp ảnh vi phẫu dược liệu
2. Phân tích vi hoá dược liệu
Từ "phân tích vi hoá" dùng trong tài liệu này để chỉ phương pháp phân tích dựa
vào các phản ứng hoá học, quá trình vật lý quan sát kết quả dưới kính hiển vi. Phân tích vi
hoá bổ sung thêm tư liệu để định tính dược liệu, cho phép phát hiện các chất trực tiếp
trong mô và tế bào, cho khả năng xác định vị trí hoạt chất trong các mô của dược liệu.
Các lát cắt để tiến hành phản ứng vi hoá không được mỏng quá, phải có một vài
lớp tế bào chưa bị phá hủy khi cắt, có chứa các chất nghiên cứu. Có thể tiến hành phản
ứng vi hoá trên lát cắt tươi, khô hay lát cắt từ các dược liệu đã được ổn định bằng các
phương pháp đặc biệt.
Phản ứng vi hoá cho phép phát hiện các chất với số lượng nhỏ vì vậy phải đặc biệt
chú ý đến sự lẫn tạp có thể xảy ra trong quá trình tiến hành. Khi tiến hành phân tích vi hoá
cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phương pháp chỉ có ý nghĩa trong trường hợp phản ứng tiến hành là đặc trưng.
- Trong tất cả các trường hợp cần tiến hành song song với các mẫu đối chứng. Kết
quả có độ tin cậy cao khi tiến hành bằng những phương pháp có bản chất khác nhau thu
được kết luận như nhau.
- Cần tiến hành các phản ứng vi hoá với tác phong cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
Ngoài ra cần chú ý tới các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Ví dụ: Nhiều
thuốc thử không bền phải bảo quản ở những điều kiện đặc biệt hoặc dùng thuốc thử mới
pha. Một số phản ứng vi hoá yêu cầu tiến hành và quan sát kết quả rất nhanh khi các chất
nghiên cứu chưa bị phân tán hay các mô chưa bị phá hủy bởi tác dụng của thuốc thử.
224
- Nhiều dược liệu khi đưa vào sử dụng được chế biến bằng các phương pháp khác
nhau: ngâm nước, đun, tẩm cồn, giấm v. v... khi phân tích vi hoá dược liệu cần chú ý tới
sự ảnh hưởng của các quá trình này.
2.1. Các phản ứng lên thành tế bào
2.1.1. Các phản ứng lên thành tế bào cellulose (không hoá gỗ)
Cellulose là chất chủ yếu của thành tế bào thực vật, phần non của cây thành tế bào
cấu tạo chỉ từ cellulose tinh khiết. Khi các tế bào già hơn thành tế bào thấm các chất hữu
cơ, các chất khoáng khác nhau. Cellulose gần như nguyên chất chỉ có ở các sợi bông, sợi
lanh và một vài loại sợi khác. Cellulose là một polisaccarit (C 6H10O5) n phân tử lớn, không
hoà tan trong acid yếu và các dung môi khác, thành tế bào cellulose trong suốt, có tính
khúc xạ kép, chỉ số khúc xạ n=1,52.
- Phản ứng với Kẽm clorua - Iốt
Phản ứng tiến hành trên phiến kính. Ðặt lát cắt vào một giọt nước cho giãn thẳng
ra, thấm nước bằng giấy thấm, nhỏ một giọt thuốc thử lên lát cắt, đậy lá kính, quan sát
dưới kính hiển vi. Thành tế bào cấu tạo từ cellulose tinh khiết (nguyên chất) sẽ có màu
xanh tím hoặc màu hoa cà (thành đã hoá gỗ hay hoá suberin thì có màu vàng nâu).
- Phản ứng hoà tan trong thuốc thử Sveize
Ðặt lát cắt vào một giọt thuốc thử trên phiến kính, đậy lá kính và quan sát dưới
kính hiển vi. Ban đầu thấy rõ các chi tiết cấu trúc thành tế bào, sau đó chúng trương
phồng và hoà tan dần dần, thành tế bào hoá gỗ, cutin không hoà tan trong thuốc thử này.
2.1.2. Các phản ứng lên thành tế bào hoá gỗ
- Phản ứng với floroglucin và acid hydrocloric
Ðặt lát cắt lên phiến kính trong dung dịch floroglucin 1% trong cồn. Hút thuốc thử
bằng giấy lọc, nhỏ lên lát cắt một giọt acid hydrocloric đặc qua 1-2 phút thêm một giọt
glycerin, đậy lá kính và quan sát ở kính hiển vi với độ phóng đại nhỏ, thành tế bào hoá gỗ
có màu tím đỏ tươi, độ đậm của màu xác định mức độ hoá gỗ.
- Phản ứng với Pemanganat Kali
Bỏ các lát cắt vào dung dịch KMnO 4 1% trên mặt kính đồng hồ, sau 5 phút rửa
bằng nước và đặt vào acid hydrocloric 10% trong 2 phút, rửa sạch và chuyển lên phiến
kính trong một giọt dung dịch NH 4OH đậy lá kính và quan sát, thành tế bào hoá gỗ
nhuộm màu đỏ.
Phản ứng với floroglucin và với pemanganat Kali dùng để phát hiện các thành phần khác
nhau cuả lignin (gỗ) (lignin F và lignin M) vì vậy kết quả thu được khi tiến hành hai phản
ứng này có khi không trùng khớp.
Thành tế bào hoá gỗ dễ nhuộm màu bằng các thuốc nhuộm, thường sử dụng safranin hay
kết hợp nó với các thuốc nhuộm khác nhuộm thành tế bào cellulose.
- Phản ứng với safranin
Các lát cắt cho vào lọ đậy kín có chứa safranin 1% trong cồn 50 0, ngâm trong 30
phút, rửa bằng cồn 500 sau đó rửa bằng cồn acid hoá (100 ml cồn thêm 2 giọt HCl đậm
225
đặc) để rửa màu ra khỏi các yếu tố không hoá gỗ (5-10 giây) chuyển lên phiến kính, soi
trong một giọt glycerin, thành tế bào hoá gỗ nhuộm thành màu đỏ.
- Phản ứng với safranin và xanh anilin
Ngâm các lát cắt trong dung dịch safranin 1% trong cồn 500 trong 24 giờ, rửa bằng
cồn 500 và chuyển vào dung dịch xanh anilin 1% trong cồn 2-3 phút, rửa bằng cồn 50 0 lại
chuyển vào cồn acid hoá vài giây, rửa bằng cồn có vết soda, sau đó lại rửa bằng cồn tinh
khiết và đặt vào một giọt glycerin, đậy lá kính, quan sát trên kính hiển vi: thành tế bào
hoá gỗ bắt màu đỏ, thành tế bào cellulose bắt màu xanh.
- Phản ứng với anilin sulfat
Ðặt lát cắt vào một giọt thuốc thử trên phiến kính, đậy lá kính, quan sát trên kính
hiển vi, thành tế bào hoá gỗ chuyển thành màu vàng.
- Phản ứng với paranitroanilin
Ðặt lát cắt vào một giọt dung dịch paranitroanilin 1% thành tế bào hoá gỗ nhanh
chóng nhuộm thành màu vàng cam, chuyển lát cắt vào một giọt glycerin và quan sát dưới
kính hiển vi.
2.1.3. Phản ứng lên thành tế bào hoá bần, cutin
Thành tế bào hoá bần (suberin) và cutin không cho phản ứng đặc trưng của
cellulose. Bần và cutin trong thành phần của thành tế bào có thể thấy được khi nhuộm
bằng các thuốc nhuộm đặc hiệu hoặc bằng các thuốc nhuộm dùng để nhuộm chất béo.
- Phản ứng của KOH lên bần
Ðặt lát cắt trong KOH đậm đặc, thành tế bào hoá bần nhuộm thành màu vàng, khi
hơ nóng màu đậm lên phản ứng tiến hành trên phiến kính, nếu đun đến sôi các lát cắt
trong KOH từ thành tế bào xuất hiện các giọt màu vàng. Trong trường hợp thành tế bào
đồng thời hoá gỗ và hoá bần cần phải xử lý trước lát cắt bằng nước javen sau đó rửa bằng
dung dịch HCl 1% để loại lignin ra khỏi thành tế bào và tiến hành phản ứng lên bần. Phản
ứng này cũng xảy ra với cutin nhưng chậm hơn. Có thể phân biệt thành tế bào hoá gỗ và
hoá bần như sau: Xử lý các lát cắt trong vòng 2-3 giờ bằng nước javen sau đó cho lát cắt
vào thuốc thử kẽm clorua - iốt (2.1.1.1.) tiến hành trên phiến kính, quan sát dưới kính hiển
vi sẽ thấy thành tế bào hoá gỗ nhuộm thành màu hoa cà, bần thành màu vàng.
- Phản ứng của H2SO4 lên cutin
Ðặt lát cắt vào một giọt H 2SO4 đậm đặc trên phiến kính, đậy lá kính và quan sát
dưới kính hiển vi, cutin và các lớp cutin ở lát cắt nhuộm thành màu vàng thẫm hoặc nâu.
- Nhuộm màu bần, cutin bằng thuốc nhuộm màu chất béo
Lát cắt đặt vào một giọt thuốc thử Sudan III đun nóng nhẹ để rút ngắn quá trình
nhuộm màu, thấm thuốc nhuộm bằng giấy lọc, cho lát cắt vào một giọt glycerin, đậy lá
kính, quan sát trên kính hiển vi: thành tế bào hoá bần và cutin nhuộm thành màu đỏ cam.
Có thể tiến hành phản ứng tương tự với dung dịch đỏ Sarlac 0,1-0,2% trong cồn
0
70 . quá trình nhuộm màu 20-30 phút nếu không hơ nóng hoặc nhanh hơn nếu hơ nóng
nhẹ.
226
2.2. Các phản ứng lên cacbohydrat.
2.2.1. Phản ứng xác định đường với phenyl hydrazin
Thường tiến hành làm hai tiêu bản: trên phiến kính đặt các lát cắt vào thuốc thử,
đậy lá kính, tiêu bản thứ nhất để ở nhiệt độ phòng, tiêu bản thứ hai hơ nóng trên nồi cách
thủy trong vòng nửa giờ, sau đó làm lạnh, trong thời gian đun trên cách thủy khi có đường
các lát cắt và chất lỏng nhuộm thành màu vàng và khi làm lạnh tiêu bản quan sát thấy
xuất hiện tinh thể hình kim vàng của ozazon tập hợp lại thành bó, hình sao v.v... Tiêu bản
để lạnh không đun tạo thành tinh thể ozazon chậm (trong vòng vài giờ, thậm chí vài ngày)
và phần lớn tạo thành tinh thể dạng cầu. Phản ứng với phenylhydrazin có ưu điểm cho
phép xác định vị trí của đường vì các tinh thể tạo thành chỉ trong các tế bào chứa đường,
hơn nữa phản ứng cho phép phân biệt các dạng đường có trong cây vì khi phản ứng ở điều
kiện thường và đun cách thủy 10 phút chỉ tạo thành tinh thể ozazon với các đường đơn.
Nếu trong tế bào có đường đôi (saccaroze) thì tinh thể ozazon chỉ được tạo thành khi đun
nóng lâu (khoảng 1-2 giờ) đường đôi bị thủy phân tạo thành đường đơn và tạo thành
ozazon với phenyl hydrazin.
2.2.2. Xác định tinh bột
Tinh bột quan sát rất rõ trong nước và glycerin, do có tính khúc xạ kép hạt tinh bột
khi quan sát dưới kíng hiển vi phân cực có hiện tượng chữ thập đen, nơi giao nhau của
chữ thập là trung tâm phân lớp (rốn) của hạt. Phản ứng với iốt là phản ứng màu duy nhất
của tinh bột. Tùy điều kiện cụ thể mà người ta sử dụng các dung dịch chứa iốt khác nhau.
Ví dụ: Mayer, Lugol, Iốt/ Cloralhydrat, Iốt/ acid lactic. Ðể phát hiện tinh bột khi nó có
lượng rất nhỏ, ví dụ : trong lục lạp, hạt phấn, túi phôi dùng dung dịch Iốt đậm đặc hơn
(khoảng 2g/100 ml). Dung dịch Iốt/ Cloralhydrat nhuộm tinh bột đồng thời với làm sáng
tiêu bản, tiện lợi để phát hiện tinh bột trong lục lạp của lá, có thể quan sát trực tiếp mà
không cần làm các lát cắt. Phản ứng được thấy rõ hơn nếu lá, lát cắt được xử lý trước
bằng cồn để chiết chất diệp lục. Iốt/acid lactic được dùng chủ yếu khi xác định tinh bột
của các dược liệu dưới dạng bột, thuốc thử vừa có tính chất làm sáng, vừa nhuộm tinh bột.
Một số chất có trong tế bào thực vật (tanin) làm chậm phản ứng iốt với tinh bột. Phản ứng
iốt với tinh bột là phản ứng thuận nghịch, tinh bột nhuộm màu bởi iốt bị mất màu tương
đối nhanh nhất là khi đun nóng. Hầu hết tinh bột bị nhuộm bởi iốt thành màu xanh, song
có một số cây có chứa tinh bột nhuộm với iốt thành màu đỏ hoặc đỏ tím gọi là "tinh bột
đỏ" mặc dù về mặt bản chất còn nhiều ý kiến chưa thống nhất song nó có ý nghĩa quan
trọng trong kiểm nghiệm dược liệu.
2.2.3. Phản ứng xác định Inulin
Inulin là hydratcacbon thuộc nhóm polisaccarit có tính chất gần giống tinh bột
song hoà tan trong dịch tế bào. Inulin có trong rễ nhiều cây thuộc họ Cúc, họ Hoa
chuông... Khi cố định nguyên liệu trong cồn Inulin tạo thành các tinh thể hình dạng kích
thước khác nhau tùy thuộc độ cồn và điều kiện kết tinh, trong nước nóng các tinh thể
inulin bị hoà tan. Xác định inulin trong dược liệu tiến hành như sau: Dược liệu tươi cắt
227
thành mẩu, ngâm trong cồn vài ngày, lấy ra, cắt lát, lên kính trong cồn hoặc glycerin,
quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy các tinh thể inulin có hình dạng và kích thước khác
nhau. Tinh thể inulin có tính khúc xạ kép, thấy rõ dưới kính hiển vi phân cực, nếu tinh thể
inulin được tạo thành ở dạng cầu (kết tinh chậm) thì dưới kính hiển vi phân cực sẽ thấy
hiện tượng chữ thập đen như hạt tinh bột. Khi thêm nước và đun nóng tinh thể inulin bị
tan. Khi nghiền dược liệu khô thành bột có thể dễ dàng quan sát dưới kính hiển vi các
khối inulin có hình dạng, kích thước khác nhau.
2.2.4. Phản ứng thử chất nhầy
- Phản ứng tủa trong cồn và nở trong nước của chất nhầy
Lát cắt dược liệu tươi cho vào cồn, đậy lá kính, quan sát dưới kính hiển vi. Chất nhầy
thấy được trong các tế bào dưới dạng hạt khúc xạ ánh sáng mạnh. Nếu thêm nước vào một
phía của lá kính và phía kia hút cồn bằng một mảnh giấy lọc có thể thấy chất nhầy dần dần
trương phồng trong nước. Thay nước bằng cồn quá trình xảy ra ngược lại.
- Phản ứng nhuộm kép
Lát cắt đặt vào dung dịch FeCl 3 khoảng 20 phút sau đó chuyển vào dung dịch xanh
metylen 2-3 phút, rửa bằng nước, lên kính bằng glycerin, soi dưới kính hiển vi, các tế bào
có chứa chất nhầy bị nhuộm thành màu vàng, sợi thành màu xanh da trời, mạch gỗ màu
xanh lá cây.
- Xác định chất nhầy bằng mực tàu
Cho bột dược liệu vào một giọt mực tàu trên phiến kính, dùng kim mũi mác dầm
cho bột thấm đều mực tàu, đậy lá kính, quan sát dưới kính hiển vi. Trên vi trường có màu
xám tối (gần như đen) có những vết sáng của chất nhầy (vì chất nhầy không thấm mực
tàu).
2.3. Phản ứng thử chất béo
Chất béo dễ bị nhuộm màu bởi các thuốc nhuộm khác nhau. Phương pháp nhuộm
đơn giản nhất là dùng Sudan III. Ðặt lát cắt vào dung dịch nhuộm, đậy lá kính và hơ nóng
nhẹ để làm nhanh quá trình nhuộm, đem quan sát dưới kính hiển vi. Nhuộm bằng Sudan
III có thể tiến hành theo cách khác: Ngâm lát cắt vào dung dịch nhuộm một ngày đêm sau
đó rửa bằng cồn 500, đặt lát cắt lên phiến kính trong glycerin và quan sát dưới kính hiển
vi. Sudan III nhuộm chất béo thành màu đỏ cam, các phản ứng nhuộm màu bằng các
thuốc nhuộm khác tiến hành tương tự song các phản ứng nhuộm màu chất béo không đặc
trưng vì chúng nhuộm cả tinh dầu, nhựa, cutin, suberin. Nhuộm màu chất béo bằng thuốc
nhuộm huỳnh quang là phương pháp có độ nhạy cao và cho khả năng xác đinh vị trí của
chất béo trong mô, tế bào chính xác hơn là sử dụng Sudan III. Thuốc nhuộm huỳnh quang
thích hợp nhất là 3,4-benzpyrene, focfin 3R và đỏ trung tính, các thuốc nhuộm này được
chất béo hấp thu mạnh. Ðể thu được kết quả có độ tin cậy cao cần tiến hành phản ứng xà
phòng hoá: lát cắt dược liệu được đặt vào dung dịch KOH 15% trong nước và đun nóng
nhẹ sau một thời gian các tinh thể hình kim (muối của các acid béo) được tạo thành, đem
quan sát trên kính hiển vi (phản ứng xà phòng hoá theo Rozentaler). Phản ứng có thể thực
228
hiện theo cách khác: trên phiến kính đặt một giọt dung dịch KOH 15% và một giọt
NH4OH 20% đặt lát cắt vào hỗn hợp, đậy lá kính lên, mép lá kính viền bao quanh bằng
parafin nóng chảy để chống khô, qua 1-2 ngày xung quanh dầu tạo thành các tinh thể
(muối của các acid béo) quan sát ở kính hiển vi thường và kính hiển vi phân cực.
2.4. Phản ứng xác định tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp phức tạp của các chất. Trong cây chúng định vị ở các túi
có dạng khác nhau hay trong các tế bào đặc biệt. Có thể nhận ra tinh dầu ở trong tiêu bản
không cần sử dụng thuốc nhuộm, chúng có dạng hạt, khúc xạ ánh sáng mạnh, khi quan sát
giọt tinh dầu có thể có màu vàng nhạt, vàng sẫm, xanh vàng hay nâu đỏ. Ðể nhuộm tinh
dầu sử dụng thuốc nhuộm như là nhuộm chất béo, nhựa (Sudan III) để phân biệt tinh dầu
với chất béo, nhựa sử dụng dung dịch xanh metyl trong nước (0,1 g xanh metyl/ 500 ml
nước) các mẫu cắt đặt vào thuốc thử sau vài phút rửa, đặt vào nước hoặc glycerin, đậy lá
kính, soi dưới kính hiển vi tinh dầu được nhuộm thành màu xanh. Dùng thuốc nhuộm
xanh indophenol cũng cho kết quả tương tự. Có thể phân biệt tinh dầu với chất béo, nhựa
dựa trên tính chất bay hơi, hoà tan của chúng: các mẫu đem đun sôi trong nước tinh dầu
bay hơi, chất béo không bay hơi cho phản ứng với thuốc nhuộm.
2.5. Phản ứng xác định nhựa
Nhựa có chứa trong cây ở các túi đặc biệt, các ống nhựa, đôi khi kết hợp với tinh
dầu. Ðể xác định nhựa thường sử dụng phản ứng nhuộm màu song các phản ứng này
không đặc trưng.
- Phản ứng với đồng acetat
Cho các mẩu dược liệu vào đồng acetat bão hoà, sau vài ngày lấy ra, cắt lát, lên
kính trong một giọt glycerin và quan sát dưới kính hiển vi. Nhựa được nhuộm thành màu
lục ngọc bích.
Một số thuốc nhuộm khác như Sudan III, xanh metyl v.v... nhuộm màu nhựa song
cũng nhuộm nhiều thành phần khác trong cây (chất béo, tinh dầu, cutin).
2.6. Phản ứng thử saponin
Phát hiện saponin bằng phương pháp vi hoá không hoàn toàn chắc chắn vì không
có phản ứng đặc trưng nào có thể tiến hành trên mô thực vật. Phản ứng tin cậy hơn cả là
dựa vào tính chất phá huyết của saponin.
2.6.1. Xác định saponin theo tính chất phá huyết
Lát cắt dược liệu tươi đặt lên một mẩu gelatin huyết đậy lá kính và để 30-40 phút.
Khi có saponin trong dược liệu xung quanh lát cắt tạo thành vùng đỏ, trong, gọi là "vùng
tan huyết"
Ðiều chế gelatin huyết: cho 2-3 giọt huyền phù hồng cầu hay máu loại fibrin trong
dung dịch NaCl đẳng trương vào 2-3 ml dung dịch gelatin 6-8% sau khi gelatin đông kết
dưới dạng lớp mỏng (dày 2-3 mm) cắt thành mẩu nhỏ, gelatin huyết sau khi điều chế phải
dùng ngay.
2.6.2. Phản ứng với antimon clorua
229
Lát cắt dược liệu tươi xử lý 2-3 phút bằng hơi amoniac và cố định trong aceton,
sau vài phút lấy ra, aceton bay hơi. Ðặt lên phiến kính, nhỏ vào lát cắt một giọt dung dịch
antimon clorua bão hoà trong cloroform, hơ nóng nhẹ, cho một giọt dầu vaselin vào lát
cắt, đậy lá kính và quan sát dưới kính hiển vi. Saponin dưới tác dụng của antimon clorua
cho màu đỏ điều đến đỏ tím và nhìn rõ dưới dạng hạt, cục vón trong lớp vách của chất
nguyên sinh.
2.7. Phản ứng thử alcaloid
Trong cây các alcaloid tồn tại dưới dạng hoà tan trong dịch tế bào. Trong cây khô
chúng bị hấp thu, vón vào các thành phần cấu trúc khác của tế bào. Ðể nghiên cứu
alcaloid thường dùng dược liệu khô hoặc dược liệu tươi vừa thu hái. Tránh cho dược liệu
tươi vào nước vì trong điều kiên này alcaloid dễ bị phân hủy. Ðể giữ alcaloid có thể xử lý
dược liệu tươi bằng cồn đun sôi để phá hủy men.
Có thể phát hiện alcaloid bằng thuốc thử tạo tủa hay tạo màu. Cần song song tiến
hành phản ứng thử với các tiêu bản đối chứng đã rửa alcaloid bằng cồn acid hoá. Thông
thường đặt các lát cắt vào lọ nút kín 5-7 ngày với dung dịch tartric 5% trong cồn, 2-3
ngày thay dung môi mới một lần.
Phản ứng tủa alcaloid: khi tiến hành phản ứng tủa có thể sử dụng bất kỳ thuốc thử
tạo tủa với alcaloid. Ví dụ: Dragendorff, Mayer, muối Reinecke v.v... Kết quả tốt nhất
thường thu được khi sử dụng dung dịch acid picric, acid này tạo tinh thể picrat với nhiều
alcaloid.
Phản ứng tủa alcaloid tiến hành trên phiến kính: đặt lát cắt cây tươi vào một giọt
thuốc thử, đậy lá kính, quan sát kết quả phản ứng dưới kính hiển vi, so sánh với kết quả
đối chứng.
Có thể tiến hành phản ứng theo cách khác: Ngâm các mẩu dược liệu vào một trong
các thuốc thử trên 1-2 tuần sau đó cắt lát, lên kính trong một giọt glycerin, so sánh kết quả
thu được với tiêu bản đối chứng.
Bằng phản ứng tạo tủa có thể xác định được vị trí của các alcaloid trong các mô
của cây.
Với dược liệu khô và bột dược liệu phát hiện alcaloid như sau: đặt bột dược liệu
nghiên cứu lên phiến kính, thêm 1-2 giọt acid acetic 5%, đậy lá kính, hơ nóng nhẹ. Sau 1-
2 phút đặt một lá kính thứ hai bên cạnh để kéo chất lỏng sang, cất lá kính thứ nhất và lau
sạch bột, cho một giọt thuốc thử alcaloid (Dragendorff, Mayer, muối Reinecke) bên cạnh
lá kính, thuốc thử thấm vào dưới lá kính, phản ứng với dịch chiết, quan sát kết quả phản
ứng dưới kính hiển vi.
Một số alcaloid trong dược liệu có thể tiến hành xác định bằng các phản ứng màu
đặc hiệu hoặc quá trình vi thăng hoa (2.8.2.).
2.8. Phản ứng thử anthranoid
2.8.1. Phản ứng với kiềm

230
Lát cắt dược liệu đặt lên một giọt NaOH 5% hay NH 4OH trên phiến kính, thêm
một giọt glycerin, đậy lá kính và quan sát dưới kính hiển vi. Mô có chứa anthranoid
nhuộm thành màu đỏ hay đỏ tím, màu đỏ dần dần phân tán trên toàn bộ lát cắt. Màu rực
rỡ chỉ tạo nên với dẫn chất của anthraquinon, dẫn chất của anthron và anthranon với kiềm
nhuộm thành màu vàng. Trong trường hợp này màu có thể tăng lên bằng cách xử lý sơ bộ
lát cắt bằng H2O2.
2.8.2. Quá trình vi thăng hoa
Cho một lượng nhỏ bột dược liệu chứa anthranoid vào một nắp kim loại, đậy bằng
một phiến kính, phía trên để giấy lọc hoặc bông thấm nước làm lạnh, đun trên bếp điện
(qua lưới amian) luôn thay bông, giấy lọc để quá trình làm lạnh tốt. Anthranoid thăng hoa
và ngưng tụ ở bề mặt dưới của phiến kính. Thay phiến kính một số lần để lượng
anthranoid thăng hoa ở mỗi phiến kính không nhiều quá. Dưới kính hiển vi quan sát thấy
các tinh thể, với các dược liệu khác nhau thường cho các tinh thể có hình dạng và kích
thước khác nhau, trong một số trường hợp có thể dựa vào hình dáng, cách sắp xếp các
tinh thể để xác định dược liệu. Trong dung dịch KOH/ cồn các tinh thể anthranoid hoà
tan, thường cho màu đỏ.
Quá trình vi thăng hoa có thể tiến hành để phát hiện acid benzoic, một số hoạt chất
thuộc nhóm coumarin, alcaloid, dẫn chất terpen và những chất có khả năng thăng hoa
khác có mặt trong dược liệu.
2.9. Phản ứng thử coumarin
Trong cây coumarin có thể ở dạng tự do hoặc dạng kết hợp glycosid. Xác định
coumarin trong dược liệu thường dựa vào phản ứng mở vòng lacton, quá trình vi thăng
hoa.
2.9.1. Quan sát huỳnh quang khi mở vòng lacton
Khi mở vòng lacton của coumarin bằng kiềm thì coumarin tạo thành dẫn chất
hydroxy cinamic ở dạng cis (acid cumarinic) chất này dưới tác dụng của tia tử ngoại (kính
hiển vi huỳnh quang) thì chuyển thành dạng trans (o. cumaric acid) có huỳnh quang sáng
hơn.
Cách tiến hành: đặt lát cắt dược liệu lên phiến kính, nhỏ lên một giọt NaOH 5%,
sấy nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại nhỏ, che một nửa lát cắt bằng mảnh
kim loại. Sử dụng phương pháp huỳnh quang phản xạ, quan sát lát cắt trong vài phút, cất
mảnh kim loại sẽ thấy phần bị che có huỳnh quang yếu hơn phần không bị che, khi tiếp
tục quan sát thêm một thời gian sẽ thấy huỳnh quang ở phần bị che dần dần sáng lên.
2.9.2. Quá trình vi thăng hoa (xem 2.8.2.)
Sau khi vi thăng hoa cho coumarin tác dụng với KI sẽ tạo thành các tinh thể
Iodocoumarin màu nâu sẫm hoặc tím. Quan sát các tinh thể Iodocoumarin này dưới kính
hiển vi huỳnh quang.
2.10. Phản ứng thử flavonoid

231
Số lượng flavonoid rất lớn, chúng có tính chất rất khác nhau, không có phản ứng
chung để phát hiện chúng trong tế bào thực vật. Chỉ có thể tiến hành phân tích vi hoá
flavonoid trong một số trường hợp cụ thể.
Xác định hesperidin: Hesperidin thuộc nhóm flavanon có ở nhiều loại cây, trong tế
bào sống chất này tồn tại ở dạng hoà tan trong dịch tế bào, khi ngâm dược liệu chứa chất
này vào cồn tuyệt đối hesperidin kết tinh trong tế bào dưới dạng hình kim hay khối hình
cầu hầu như không hoà tan trong nước, khó tan trong nước nóng, điều này phân biệt các
tinh thể hesperidin với inulin. Tinh thể hesperidin không hoà tan trong benzen, cloroform,
ete. Hesperidin có thể phát hiện bằng amoniac hoặc kiềm loãng. Trong các dung dịch này
chúng dễ tan và nhuộm dung dịch thành màu vàng.
2.11. Phản ứng thử tanin
Trong thực vật tanin tồn tại dưới dạng hoà tan trong dịch tế bào, một phần bị hấp
thu bởi keo tế bào. Trong dược liệu khô tanin tạo thành các hạt vô định hình màu vàng
nâu.
2.11.1. Phản ứng xác định tanin bằng muối sắt
Xác định tanin bằng FeCl3 hoặc phèn sắt amoni FeNH4(SO4)2 dưới dạng dung dịch
1% trong nước. Mô có chứa tanin nhuộm thành màu xanh đen hay xanh lá cây đen với
muối sắt. Sắc thái màu không ổn định vì trong tế bào có các acid hữu cơ có thể biến đổi
màu xanh lam thành xanh lá. Phản ứng tiến hành trên phiến kính: cho lát cắt vào một giọt
thuốc thử, đậy lá kính và quan sát màu tiêu bản dưới kính hiển vi, màu nhanh chóng lan ra
(phân tán) toàn bộ lát cắt.
2.11.2. Xác định tanin bằng dung dịch Kalibicromat
Ðây là phản ứng thường dùng để định vị tanin trong mô cây. Dùng dung dịch Kali
bicromat trong nước 5-10%. Ngâm dược liệu vào thuốc thử vài ngày sau đó cắt lát. Trong
tế bào có chứa tanin tạo thành tủa mịn màu xám và đỏ nâu, màu đỏ nâu được tạo thành
khi để lát cắt một thời gian. Sự tạo thành tủa bị ngăn cản bởi các acid hữu cơ có trong cây
(acid oxalic, acid citric, acid malic, acid tartric) khi có các acid này chỉ thu được màu
vàng nâu đồng nhất.
2.11.3. Xác định tanin bằng dung dịch Amonimolipdat <(NH 4)2MoO4> (Phản ứng
Gardiner hay Viceling)
Ðặt lát cắt vào một giọt dung dịch thuốc thử, đậy lá kính, quan sát dưới kính hiển
vi. Dưới tác dụng của thuốc thử trong tế bào có chứa tanin xuất hiện tủa vàng hoặc đỏ.
Khi kiềm hoá (thêm NH4OH) thuốc thử thâm nhập vào tế bào nhanh hơn. Phản ứng tương
đối nhạy. Nhược điểm của phản ứng là tủa dễ tan trong acid loãng và trong nước, thuốc
thử không bền vững khi bảo quản.

3. Phân tích huỳnh quang


232
3.1. Dụng cụ để nghiên cứu huỳnh quang
Ðể tạo ra nguồn sáng kích ứng người ta thường sử dụng đèn thủy ngân cao áp kết
hợp với bộ lọc hoặc các đèn có bức xạ với bước sóng xác định. Các đèn này được bố trí
trong các hệ thống có cấu tạo phù hợp với mục đích sử dụng. Khi nghiên cứu huỳnh
quang sơ bộ nguồn sáng thường đặt trong một buồng, buồng này có thể đưa vào các bản
sắc kí, dược liệu bẻ gẫy để quan sát sự phát huỳnh quang của chúng.
Phân tích huỳnh quang trong một số trường hợp có thể sơ bộ đánh giá chất lượng
nguyên liệu khi chất có hoạt tính sinh học trong chúng có tính chất phát huỳnh quang
(alcaloid, flavonoid, coumarin...). Khi đó sự biến đổi tính chất huỳnh quang của nguyên
liệu phản ánh sự biến đổi hàm lượng hay cấu trúc của các hoạt chất trong chúng.
Bên cạnh quan sát huỳnh quang của bản thân nguyên liệu (huỳnh quang sơ cấp) có
thể quan sát huỳnh quang được tạo thành khi phản ứng của hoạt chất nguyên liệu với
thuốc thử. Ví dụ: Khi quan sát flavonoid thường xử lý bằng hơi amoniac, dung dịch kiềm
để tăng huỳnh quang của chúng, trong trường hợp này các thuốc thử không chỉ làm thay
đổi cường độ mà cả phổ của huỳnh quang. Khi phân tích huỳnh quang sơ bộ có thể dùng
các nguồn sáng kích ứng có bước sóng gần vùng cực tím sẽ thu được huỳnh quang có
nhiều màu sắc. Nguồn sáng kích ứng có bước sóng trong vùng xanh tím cho huỳnh quang
có cường độ lớn song dải phổ hẹp.
Ðể nghiên cứu sự phát huỳnh quang của các chất ở các mô, tế bào thực vật sử dụng
kính hiển vi huỳnh quang.
3.2. Chuẩn bị tiêu bản để nghiên cứu huỳnh quang
Tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang có thể làm từ nguyên liệu tươi
hoặc khô. Nguyên liệu đã cố định trong hỗn hợp cồn - glycerin hay các chất cố định khác
không dùng để làm tiêu bản quan sát huỳnh quang vì các chất huỳnh quang bị rửa trôi.
Trường hợp các chất huỳnh quang hoà tan không đáng kể trong chất cố định nhưng chúng
bị phân tán làm thay đổi vị trí ở trong mô, dễ dẫn tới các kết luận sai.
Ðể nghiên cứu dưới kính hiển vi huỳnh quang từ dược liệu người ta làm các lát cắt,
một số trường hợp sử dụng bột dược liệu khô vì trong bột luôn gặp các mẩu mô theo tiết
diện ngang hoặc dọc.
Khi làm tiêu bản để nghiên cứu dưới kính hiển vi huỳnh quang cần chú ý rằng
phương pháp này có độ nhạy rất cao, nguyên liệu cũng như phiến kính, lá kính cần phải
sạch, thuốc thử không bị lẫn tạp, các lát cắt cần phải làm hết sức cẩn thận.
Làm tiêu bản từ cây tươi, cắt tay bằng lưỡi dao cạo, không cần thiết phải mỏng.
dùng giấy lọc thấm dịch tế bào từ các lát cắt, mỗi lần trước khi cắt lát mới cần làm sạch
dao để các chất trong dịch tế bào hay trong các túi chứa không dính vào dao giây ra các
mô và tế bào khác.
Lựa chọn chất lỏng để soi phụ thuộc vào thành phần hoá học của đối tượng. Chất
lỏng phải không được hoà tan các chất huỳnh quang. Nếu chất lỏng soi hoà tan chất
huỳnh quang thì chất lỏng sẽ phát huỳnh quang ảnh hưởng tới việc quan sát huỳnh quang
233
ở tiêu bản. Sau một thời gian vi phẫu ngâm trong chất lỏng quan sát, một số chất phát
huỳnh quang bị phân tán, để khắc phục người ta bỏ lá kính ra, lấy vi phẫu rửa qua nước
hoặc nước-glycerin sau đó lại lên kính trong một giọt chất lỏng mới để quan sát. Dung
dịch cloralhydrat sử dụng rộng rãi làm dung dịch soi trong kỹ thuật hiển vi không dùng
trong các trường hợp này vì nó có tính chất làm tắt huỳnh quang. Ðể làm dung dịch soi
thường sử dụng nước cất, glycerin, dầu vaselin, để làm tiêu bản cố định dùng xiro đường,
dung dịch 5% polivinylancol. Cần phải kiểm tra trước để đảm bảo trong dịch soi không có
mặt các chất phát huỳnh quang. Các đối tượng phát huỳnh quang sáng rõ nhất trong
không khí vì vậy có thể nghiên cứu chúng không dùng dịch soi, để hạn chế quá trình khô
của lát cắt dùng parafin lỏng để bọc quanh mép lá kính. Các lát cắt dược liệu khô cho kết
quả tốt khi nghiên cứu dưới kính hiển vi huỳnh quang. Dược liệu khô bảo quản tương đối
tốt cấu trúc, chỉ có các mô được tạo thành từ các tế bào có thành cellulose rất mỏng là dễ
bị biến dạng khi khô vì mất nước. Khi sấy thường không xảy ra sự thay đổi vị trí các chất
có hoạt tính sinh học. Trở ngại lớn nhất khi làm lát cắt từ dược liệu khô là độ bền cơ học
của chúng, để nghiên cứu dưới kính hiển vi huỳnh quang phải làm các lát cắt dày của vỏ,
rễ, rễ củ, thân (dày 2-4 mm) những lát cắt mỏng hơn thường dễ bị vụn và gẫy. Các lát cắt
khô tốt nhất làm bằng cách cưa, khi cưa bụi sẽ bám chặt vào bề mặt, bịt các tế bào và các
khoang. Cần phải làm sạch bụi bằng dao cạo sao cho mô và tế bào vẫn giữ được hình
dạng của chúng. Gắn lát cắt vào phiến kính bằng parafin nung chảy. Quan sát không cần
chất lỏng thuận lợi khi sử dụng kính hiển vi huỳnh quang phản xạ. Các lát cắt dày thuận
tiện để tiến hành các phản ứng hoá học.
Các lát cắt mỏng hơn từ dược liệu khô có thể thu được sau khi làm mềm nó trong
buồng ẩm, song các lát cắt mỏng thường dễ vỡ vì vậy nên quan sát dưới kính hiển vi trong
nước, glycerin hay các dung môi thích hợp khác.
Kỹ thuật nghiên cứu các tiêu bản dưới kính hiển vi huỳnh quang về cơ bản không
khác với phương pháp nghiên cứu sử dụng kính hiển vi thường. Khi nghiên cứu các chất
huỳnh quang tự nhiên cần sử dụng các chất chuẩn, các tiêu bản đối chứng đã được loại
rửa chất huỳnh quang bằng các dung môi khác nhau.

234
BÀI 3
KIỂM NGHIỆM ÍCH MẪU BẰNG PHƯƠNG PHÁP
VI HỌC
MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản để kiểm nghiệm dược liệu ích mẫu bằng
phương pháp vi hoc.
2. Rèn luyện được kỹ năng sử dụng kính hiển vi để soi và kiểm nghiệm bột ích
mẫu.

NỘI DUNG:

Vi phẫu
Lá: Biểu bì trên và
dưới mang lông che chở và
lông tiết đa bào. Phía trên
và dưới của gân chính là
mô dày. Bó libe - gỗ xếp
thành hình vòng cung ở
giữa gân lá, thường có hai
bó phụ nằm ở trên. Nếu ở
lá già có thể thấy vòng mô
cứng bao quanh libe. Phần
phiến lá gồm một hàng tế
bào mô giậu, bên dưới là
mô khuyết.
Thân: Thiết diện
vuông, có 4 góc lồi. Biểu bì
mang lông che chở đa bào,
tập trung nhiều ở 4 góc lồi,
ngoài ra còn các lông tiết
rải rác khắp biểu bì. Các
đám mô dày góc sát dưới
biểu bì. Mô mềm vỏ có 3 - 4
hàng tế bào màng mỏng,
xếp thành vòng.
Vòng nội bì có một hàng tế Vi phẫu thân ích mẫu

235
bào hình chữ nhật xếp đều đặn hơn ở 4 góc. Trong cùng là mô mềm ruột, tế bào tròn to,
màng mỏng.
Soi bột
Lông che chở đa bào một dãy gồm 2 - 4 tế bào bề mặt lấm tấm. Mảnh biểu bì dưới
gồm những tế bào có vách ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào, lông che chở và lông
tiết đa bào. Mảnh phiến lá có kèm gân lá. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn. Ðám sợi có vách
dày. Ðôi khi thấy cả hạt phấn hoa hình cầu, bề mặt lấm tấm, mang lỗ nảy mầm

Một số đặc điểm bột Ích mẫu

236
BÀI 4
KIỂM NGHIỆM CAM THẢO BẮC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI HỌC

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản để kiểm nghiệm dược liệu cam thảo bắc
bằng phương pháp vi hoc.
2. Rèn luyện được kỹ năng sử dụng kính hiển vi để soi và kiểm nghiệm bột cam
thảo bắc.

NỘI DUNG:
Đặc điểm bột dược liệu
Bột cam thảo : bột màu vàng chanh, mùi thơm, vị ngọt.

 1,: Mô mềm mang tinh bột


 2 : Mảnh bần cấu tạo từ những tế bào hình đa giác
 3 : Mảnh mạch vạch, điểm
 4,5 : Bó sợi mang tinh thể calci oxalat hình khối kích thước khoảng 0,02-0,035 mm
 6 : Tinh bột hình tròn hoặc hình trứng kích thước khoảng 0,005-0,015 mm
Ðặc điểm vi phẫu
Mặt cắt dược liệu tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần tương đối dày gồm những
tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt,
rách, thường cuộn xoắn ra phía ngoài. Mô mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào thành mỏng,
phần ngoài thường bị ép bẹt. Libe gồm những tế bào nhỏ, xếp thành từng đám hình nón
cùng với các bó gỗ tạo thành từng chồng riêng biệt, trong libe có nhiều bó sợi. Tầng phát
237
sinh libe-gỗ ở giữa phần libe và gỗ của mỗi bó. Gỗ có nhiều mạch gỗ to, nhỏ khác nhau,
vi phẫu rễ các bó gỗ xuất phát từ tâm, vi phẫu thân rễ ở giữa có mô mềm ruột cấu tạo bởi
những tế bào kích thước lớn, thành mỏng, trong mô gỗ có các bó sợi gỗ. Tia ruột cấu tạo
từ 3-7 hàng tế bào. Trong các mô đặc biệt ở sát sợi có các tinh thể calci oxalat hình khối
(Vi phẫu rễ Cam thảo). Quan sát vi phẫu dưới kính hiển vi huỳnh quang thấy mô gỗ và
sợi có huỳnh quang vàng sáng (Vi phẫu thân rễ Cam thảo dưới kính hiển vi huỳnh
quang).

(Vi phẫu rễ Cam thảo). (Vi phẫu thân rễ Cam thảo dưới
kính hiển vi huỳnh quang).

238
BÀI 5
KIỂM NGHIỆM CHẤT BÉO TRONG DƯỢC LIỆU

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản để định lượng dầu mỡ trong dược liệu..
2. Xác định được các chỉ số iod, acid, xà phòng, ester của dầu mỡ.

NỘI DUNG:
1. Định lượng dầu mỡ trong dược liệu
1.1. Nguyên tắc:
Chiết dầu mỡ trong dược liệu bằng dung môi hữu cơ. Cất thu hồi dung môi hữu cơ
và sấy cặn đến trọng lượng không đổi. Cân cặn còn lại. Dụng cụ chiết có thể là Soxhlet,
Zaitchenko hoặc Kumagawa. Hàm lượng dầu mỡ trong dược liệu được tính theo công
thức:

a: Lượng cặn còn lại cân được (g)


w: Lượng dược liệu đem định lượng, đã trừ độ ẩm (g)
1.2. Giới thiệu dụng cụ:
Bình Zaichen
Soxhlet

239
Bình Kumagawa

1.3. Phương pháp tiến hành


Làm túi giấy lọc đựng dược liệu (áp dụng cho Soxhlet và Kumagawa): Túi hình
trụ, đường kính nhỏ hơn đường kính trong của thân Soxhlet hay của bộ phận đựng túi
dược liệu của Kumagawa. Chiều cao của túi phải đảm bảo sao cho khi cho túi vào dụng
cụ thì mặt trên túi phải thấp hơn đỉnh của ống dẫn dung môi.
Nếu dụng cụ định lượng là Zaichenko cắt một khoanh giấy lọc hình tròn có đường
kính bằng đường kính của ống định lượng, lót một lớp bông mỏng ở đáy để cố định miếng
giấy. Cân chính xác 5g (Soxhlet, Kumagawa) hoặc 1g (Zaichenko) dược liệu (có thể dùng
vừng, lạc hay đậu nành). Nghiền dược liệu trong cối sứ với 2g (Soxhlet, Kumagawa) hoặc
0,5g (Zaichenko) Natri sulfat khan.
Cho dược liệu vào túi đã chuẩn bị sẵn hoặc trực tiếp cho vào ống chiết
(Zaichenko). Lau sạch cối bằng một miếng bông nhỏ rồi cho miếng bông vào túi (Soxhlet,
Kumagawa) hoặc miệng ống chiết (Zaichenko). Phủ lên trên mặt dược liệu một miếng
giấy lọc để ngăn cho dược liệu không nổi lên trên và rơi xuống bình chiết. Gập miệng túi
rồi đặt vào dụng cụ chiết (Soxhlet, Kumagawa).
Lắp dụng cụ, đặt lên nồi cách thủy. Đặt phễu lên miệng ống sinh hàn. Rót dung
môi qua phễu theo hướng dẫn (với Soxhlet, Kumagawa), 25 - 30ml (Zaichenko). Dung
môi thường dùng là ether ethylic hoặc ether dầu hỏa.

240
Chiết hồi lưu nhiều lần đến khi dầu mỡ được chiết kiệt. Cách thử: nhỏ một giọt
dịch chiết được rút ra từ bình chiết lên giấy lọc. Hơ nóng, nếu trên giấy lọc không để lại
vết là đạt yêu cầu.
Tập trung dịch chiết, cất thu hồi dung môi. Chuyển phần dịch chiết ra một cốc
sạch, khô đã được cân bì. Tráng bình đựng dịch chiết bằng một ít dung môi và dồn vào
cốc. Bốc hơi cách thủy đến khô. Sấy cắn thu được ở 100 0C đến khối lượng không đổi.
Cân khối lượng cắn và tính hàm lượng dầu mỡ trong dược liệu theo công thức trên.
2. Xác định các chỉ số hóa học của chất béo
Chất lượng của chất béo được thể hiện ở một số chỉ số hóa học. Để đánh giá chất
lượng của một loại chất béo, người ta thường xác định các chỉ số hóa học của mẫu chất
béo đó. Các chỉ số hóa học thường dùng để đánh giá chất lượng của chất béo là: chỉ số
iod, chỉ số acid, chỉ số xà phòng và chỉ số este. Các chỉ số này của mỗi loại dầu mỡ được
quy định nằm trong một giới hạn nhất định.
2.1. Xác định chỉ số iod của dầu mỡ
Định nghĩa: Chỉ số iod của một chế phẩm là số gam iod bị hấp phụ bởi 100g chế
phẩm được xác định trong những điều kiện nhất định.
Chỉ số iod của dầu mỡ là số gam iod có thể kết hợp với các acid béo không no có trong
100g dầu mỡ trong những điều kiện nhất định.
Nguyên tắc: Những acid béo không no trong dầu mỡ có thể kết hợp với iod để bão hòa
dây nối đôi. Tác nhân kết hợp hay dùng là iod clorid hoặc iod bromid trong môi trường
acid. Thông thường người ta hay dùng iod clorid vì dung dịch dễ pha và ít độc hơn. Quá
trình tiến hành được xảy ra qua các bước:
Gắn iod clorid vào các mạch nối đôi của acid béo không no (cho thừa lượng iod
clorid).
Lượng iod clorid thừa sẽ kết hợp với kali iodid để giải phóng iod tự do.
Định lượng iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1N, chỉ thị là hồ tinh
bột.
Song song tiến hành với mẫu trắng.
Chỉ số iod I được tính theo công thức:

a: số ml dung dịch natri thiosulfat 0,1N dùng cho mẫu trắng


b: số ml dung dịch natri thiosulfat 0,1N dùng cho mẫu thử
w: lượng dầu mỡ dùng để xác định (g)
Lượng dầu mỡ cần thiết để xác định chỉ số iod:
Lượng dầu mỡ cần thiết để xác định chỉ số iod có thể tính bằng cách chia 20 cho
chỉ số iod dự đoán, hoặc áp dụng theo bảng sau đây:

241
Chỉ số iod 50 - 100 - 150 -
0 - 30 30 - 50
100 150 200
Lượng chất thử
1,0 0,6 0,3 0,2 0,1
(g)

Phương pháp tiến hành


Cân chính xác 0,300g dầu (dầu thầu dầu, dầu lạc, dầu vừng, …) trong một cốc cân
nhỏ, đáy bằng. Thả nhẹ nhàng cốc chứa dầu vào trong một bình nón khô, có nút mài,
dung tích 250ml. Thêm 3ml cloroform. Lắc đều để hòa tan dầu. Thêm 25,0ml iod clorid.
Lắc mạnh trong 1 phút. Lần lượt thêm 10ml dung dịch kali iodid 10%, 50ml nước cất.
Lắc đều. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1N. Khi định lượng gần kết thúc
thêm 2 - 3ml cloroform và 2ml dung dịch hồ tinh bột.
Song song tiến hành với mẫu trắng.
Tính kết quả theo công thức đã nêu ở trên.
2.2. Xác định chỉ số acid, chỉ số xà phòng và chỉ số ester của chất béo
Nguyên tắc
Chỉ số acid là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do có trong 1g dầu
mỡ.
Chỉ số xà phòng là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do và xà phòng
hóa este có trong 1g dầu mỡ.
Chỉ số este là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa este có trong 1g dầu mỡ.
Việc xác định 3 chỉ số trên dựa theo tính chất các acid béo tự do trong chất béo có khả
năng phản ứng với kiềm để tạo thành muối kiềm của các acid béo (xà phòng).
Tiến hành
Xác định chỉ số acid của chất béo:
Cân chính xác khoảng 5g dầu thực vật, cho vào trong bình nón dung tích 250ml.
Thêm 50ml hỗn hợp cồn tuyệt đối - ether ethylic (1 : 1) đã được trung hòa bằng KOH
0,1N với chỉ thị phenolphtalein. Lắc đều. Nếu khó tan có thể lắp sinh hàn ngược đun cách
thủy đến khi tan hoàn toàn. Thêm 3 giọt phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch KOH
0,1N tới khi xuất hiện màu hồng. Các chất béo có chỉ số acid dưới 1 được định lượng
bằng microburet.
Chỉ số acid được xác định theo công thức:

a: Số ml dung dịch KOH 0,1N đã dùng


b: Lượng chất thử (g)
Xác định chỉ số este của chất béo:
Chỉ số este của chất béo được xác định theo công thức:
Chỉ số este = chỉ số xà phòng - chỉ số acid.
242
Một số loại chất béo để xác định các chỉ số hóa học: dầu vừng, dầu lạc, dầu hướng
dương, dầu đậu nành, dầu thầu dầu.

243
BÀI 6
NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU CHỨA CARBONHYDRAT

MỤC TIÊU:
1. Nhận thức được các dược liệu chứa carbonhydrat về nguồn gốc, bộ phận dùng,
thành phần hóa học, công dụng, cách dùng và liều lượng.
2. Rèn luyện được kỹ năng hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý các dược liệu trên.

NỘI DUNG:

PHỤC LINH

Nguồn gốc:
Quả thể nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa
được nuôi trồng và khai thác.
Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Dược liệu chia thành 4 thứ:
Phục linh bì là vỏ ngoài.
Xích phục linh là lớp thứ hai sau vỏ ngoài.
Bạch phục linh là phần bên trong màu trắng, thường được sơ chế thành phiến hình
khối vuông dẹt.
Phục thần là những quả thể có lõi gỗ (rễ thông) ở giữa.
Thành phần hoá học chính:
Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất
triterpenoid.
Công dụng:
Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái
rắt).
Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy trướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa
chảy.
Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.
Cách dùng liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán. Phối hợp trong nhiều phương
thuốc khác nhau.

244
BÀI 7
NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM

MỤC TIÊU:
1. Nhận thức được các dược liệu chứa glycosid tim về nguồn gốc, bộ phận dùng,
thành phần hóa học, công dụng, cách dùng và liều lượng.
2. Rèn luyện được kỹ năng hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý các dược liệu trên.

NỘI DUNG:

ACTISO
Tên khoa học:
Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa).
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Cynarae scolymi)
Hoa (Flos Cynarae scolymi)
Thành phần hoá học chính:
Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin...
Công dụng:
Thông tiểu tiện, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol,
phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị
trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang.

BA KÍCH

245
Tên khác:
Ba kích thiên, Dây ruột gà.
Tên khoa học:
Radix Morindae
Nguồn gốc:
Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê
(Rubiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C.
Công dụng:
Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi
gối...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương
thuốc bổ thận.

TRẮC BÁCH

Tên khoa học:


Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae).
Bộ phận dùng:
Cành lá non (Cacumen Bietae - Trắc bách diệp), nhân hạt chín phơi khô (Semen
Biotae - Bá tử nhân).
Thành phần hoá học chính:
Cành lá: Tinh dầu, nhựa, vitamin C, glycosid tim.
Nhân hạt: Dầu béo, saponin.
Công dụng:
Cành lá: chữa chảy máu cam, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết.
Nhân hạt: an thần, chữa mất ngủ, đại tiện bí, mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng:
Trắc bách diệp: ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. Khi dùng thường sao
cho cháy sém đen (gọi là Trắc bách diệp thán).
Bá tử nhân: ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, cao

BẠCH CHỈ

Tên khoa học:


Radix Angelicae
246
Nguồn gốc:
Rễ phơi hay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et
Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Cây Bạch chỉ có trồng ở nước ta. Dược liệu phải nhập một phần.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, coumarin, tinh bột.
Công dụng:
Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi
chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Ghi chú:
Bạch chỉ nam là rễ củ của cây Bạch chỉ nam (Milletia pulchra Kurz.), họ Đậu
(Fabaceae). Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa
lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài).

BẠCH ĐỒNG NỮ

Tên khác:
Mò trắng, Bấn trắng.
Tên khoa học:
Clerodendrum viscosum Vent.=Clerodendrum canescens Wall., họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Thân, cành mang lá (Herba Clerodendri).
Rễ (Radix Clerodendri).
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, flavonoid, muối calci.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật
vàng da, huyết áp cao.
Cách dùng, liều lượng:
Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, mỗi
ngày dùng 15-20g.
Ghi chú:
Cao Hương ngải là cao lỏng chế từ lá Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Hương phụ, Ngải
cứu, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Thuốc HA1 làm hạ huyết áp.

247
Loài Mò mâm xôi (Clerodendrum fragrans (Vent.) Willd.), loài Xích đồng nam
(Clerodendrum squanmatum Vahl.) cũng được dùng với công dụng tương tự.

BẠCH GIỚI TỬ

Tên khác:
Hạt cải trắng.
Tên khoa học:
Semen Sinapis albae
Nguồn gốc:
Hạt phơi hay sấy khô của cây Cải bẹ trắng (Brassica alba Boiss.), họ Cải
(Brassicaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta lấy lá làm rau ăn, lấy hạt làm thuốc.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, thioglycosid, enzym, tinh dầu.
Công dụng:
Chữa ho hen nhiều đờm, còn dùng chế bột mù tạc thay gia vị.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Hắc giới tử là hạt của cây Brassica nigra Koch.; Giới tử là hạt của cây Cải
(Brassica juncea L.) dùng chữa ho hen.

BẠCH THƯỢC

Tên khác:
Thược dược.
Tên khoa học:
Radix Paeoniae lactiflorae
Nguồn gốc:
Vị thuốc là rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của cây Thược dược (Paeonia
lactiflora Pall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae
Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
Công dụng:
Trị đau ngực sườn, mồ hôi trộm, huyết hư, thai nhiệt, kinh nguyệt không đều.
Cách dùng, liều lượng:

248
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Xích thược (Radix Paeoniae rubra) là rễ cây mọc hoang của các loài Thược dược
Paeonia lactiflora Pall., P. obovata Maxim, P. veitchii Lynch. Công dụng tương tự Bạch
thược. Cần phân biệt với cây hoa Thược dược (Dahlia variabilis Desf.), họ Cúc
(Asteraceae).

BINH LANG

Tên khoa học:


Semen Arecae
Nguồn gốc:
Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau
(Arecaceae).
Cây được trồng khắp các miền nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Tanin (50%), dầu béo (10%), alcaloid (3%).
Công dụng:
Chữa sán, giúp tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng,
sốt rét, cước khí sưng đau.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường phối hợp với
hạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.
Ghi chú:
Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì là thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng
toàn thân, nhất là bụng.

CÚC HOA
Tên khác:
Cúc hoa vàng, Kim cúc.
Tên khoa học:
Flos Chrysanthemi
Nguồn gốc:
Dược liệu là cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa
(Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây được trồng trong nước ta để làm thuốc.
Thành phần hoá học chính:

249
Tinh bột, flavonoid, vitamin A, acid amin (cholin).
Công dụng:
Thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, cao huyết áp, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt mờ,
chảy nước mắt, đinh độc, mụn nhọt, sưng đau.
Dùng để ướp chè, nấu rượu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-10g dưới dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Trung Quốc có xuất sang nước ta vị Cúc hoa là cụm hoa lấy từ cây
Chrysanthemum morifolium Ramat. thường có màu trắng hoặc vàng nhạt cụm hoa to hơn
Cúc hoa vàng của ta.

DÂU TẰM

Tên khác: Tang.


Tên khoa học:
Morus alba L. , họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ (Tang bạch bì - Cortex Mori)
Lá (Tang diệp - Folium Mori)
Cành (Tang chi - Ramulus Mori)
Quả (Tang thầm - Fructus Mori)
Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh - Ramulus Loranthi)
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu - Ootheca Mantidis)
Thành phần hoá học chính:
Tang bạch bì : acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
Tang diệp: chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
Tang chi: cellulose, tanin, flavonoid.
Tang thầm: anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose),
vitamin B1, vitamin C, tanin, protid, và acid hữu cơ (malic, succinic).
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng
thuốc sắc.
Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát
ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả
Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.
250
Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai,
đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái
không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt
tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).

SEN

Tên khoa học:


Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae).
Cây được trồng ở các vùng ao hồ nước ta.
Bộ phận dùng:
Lá sen (Liên diệp, hà diệp) - Folium Loti.
Tâm sen (Liên tâm) - Embryo Nelumbinis.
Hạt sen (Liên nhục, liên tử) - Semen Nelumbinis.
Quả sen (Thạnh liên tử) - Fructus Nelumbinis.
Ngó sen (Liên ngẫu) - Nodus Rhizomatis Loti.
Gương sen già sau khi lấy quả (Liên phòng) - Receptaculum Nelumbinis.
Tua nhị (Liên tu) - Stamen Nelumbinis.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, flavonoid, acid amin đều có trong các bộ phận : lá sen, tâm sem, gương
sen. Ngoài ra trong hạt còn có đường, tinh bột, trong tua sen có flavonoid, trong ngó sen
có acid amin, vitamin C và tanin.
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
- Liên diệp, liên phòng làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc
sắc.
- Liên tâm dùng làm thuốc ngủ, trấn kinh, chữa thổ huyết. Ngày dùng 4-10g dạng
thuốc sắc.
- Liên nhục làm thuốc bổ, an thần, dùng trong trường hợp ăn ngủ kém, suy nhược,
di mộng tinh. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.
- Liên tu chữa thổ huyết, băng huyết, di mộng tinh. Ngày dùng 5-10g dưới dạng
thuốc sắc.

HUYỀN SÂM

251
Tên khác:
Hắc sâm, Nguyên sâm
Tên khoa học:
Radix Scrophulariae
Nguồn gốc:
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), họ
Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Cây được trồng và mọc hoang ở các tỉnh vùng cao nước ta.
Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Các dẫn chất iridoid glycosid, phytosterol, alcaloid, đường, muối khoáng.
Công dụng:
Giảm sốt, chữa viêm họng, lở loét trong miệng, miệng lưỡi khô, giải độc, chữa
mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-12g dạng thuốc sắc.

KIM ANH

Tên khoa học:


Fructus Rosae laevigatae
Nguồn gốc:
Vị thuốc là quả bổ đôi của cây Kim anh (Rosa laevigata Michx.), họ Hoa hồng
(Rosaceae).
Cây mọc hoang hoặc trồng làm cảnh ở nước ta và một số nước khác.
Thành phần hoá học chính:
Vitamin C, tanin, acid nitric, acid malic, glucose, nhựa.
Hạt chứa heterosid độc (khi dùng phải bỏ hạt).
Công dụng:
Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, ỉa chảy mãn tính.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

MÃ ĐỀ
Tên khác:
Xa tiền.
Tên khoa học:

252
Plantago major L., ở Việt Nam hay gặp loài Plantago asiatica L., họ Mã đề
(Plantaginaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Xa tiền thảo).
Lá (Xa tiền - Folium Plantaginis).
Hạt (Xa tiền tử - Semen Plantaginis).
Thành phần hoá học chính:
Lá chứa flavonoid, vitamin K, muối kali,...
Hạt có chất nhày, acid plantenoic, succinic, cholin và adenin.
Công dụng:
Chữa phù thũng, bí tiểu tiện, đi tiểu ra máu, ho lâu ngày, viêm khí quản, đau mắt
đỏ, mụn nhọt.
Cách dùng:
Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên
mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Chú ý:
Lá Mã đề có tác dụng lợi tiểu mạnh cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và
người già.

MẠCH MÔN
Tên khoa học:
Radix Ophiopogi
Nguồn gốc:
Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker.
Gawl.), họ Mạch môn (Haemodoraceae).
Cây được trồng nhiều nơi trong nước ta làm cảnh và làm thuốc. Trung Quốc và
nhiều nước nhiệt đới khác cũng có.
Thành phần hoá học chính:
Chất nhầy, đường, saponin steroid.
Công dụng:
Chữa ho, long đờm, ho lao, sốt phiền khát, thổ huyết, chảy máu cam.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Khi dùng rút bỏ lõi mới có tác dụng tốt.

RÂU NGÔ
Tên khác:
Ngọc mễ tu.

253
Tên khoa học:
Styli et stigmata Maydis
Nguồn gốc:
Vòi và núm phơi khô của hoa cây Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae) đã già và
cho bắp, râu ngô hái vào lúc thu hoạch Ngô. Ngô được trồng ở nhiều nơi trong nước ta và
nhiều nước khác.
Thành phần hoá học chính:
Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng.
Công dụng:
Dùng chữa viêm túi mật, viêm gan. Làm thuốc thông tiểu tiện trong các bệnh về
tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng nước sắc râu Ngô hoặc nấu thành cao lỏng ngày uống 10-20g râu Ngô.

THIÊN MÔN ĐÔNG

Tên khác:
Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo.
Tên khoa học:
Radix Asparagi
Nguồn gốc:
Rễ củ đã đồ chín, rút lõi, phơi hay sấy khô của cây Thiên môn đông (Asparagus
cochinchinensis (Lour.) ), họ Thiên môn đông (Asparagaceae).
Thành phần hoá học chính:
Đường, acid amin (asparagin).
Công dụng:
Thuốc bổ, chữa ho.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
TỤC ĐOẠN

Tên khác:
Sâm nam.
Tên khoa học:
Radix Dipsaci
Nguồn gốc:
Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) và

254
một số loài thuộc chi Dipsacus, họ Tục đoạn (Dipsacaceae).
Cây mọc ở vùng núi cao miền Bắc nước ta và được trồng ở một số địa phương.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, saponin, hydratcarbon...
Công dụng:
Chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, bạch đới, gãy xương, đứt gân do chấn thương,
phong thấp gây đau nhức, động thai đau bụng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, rượu thuốc.
Chú ý:
Không nhầm lẫn với vị thuốc Cát sâm là rễ củ của cây Milletia speciosa Champ.
cũng gọi là Sâm nam
NGŨ BỘI TỬ

Tên khoa học:


Galla chinensis
Nguồn gốc:
Vị thuốc là tổ đã phơi hay sấy khô của sâu Schlechtendalia chinensis Bell., ký sinh
trên cây Muối (Rhus sinensis Mill.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Một số tỉnh ở miền Bắc nước ta có sản xuất dược liệu này.
Thành phần hoá học chính:
Tanin (50-70%).
Công dụng:
Làm thuốc săn da, chữa ỉa lỏng, lỵ xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, ra nhiều
mồ hôi, ho, lở loét.
Là nguyên liệu chế tanin.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên.
Dung dịch 5-10% ngậm điều trị các vết loét trong miệng.
Dùng ngoài trị lở loét, bỏng.

TÁO NHÂN

Tên khác:
Toan táo nhân, Táo ta.
Tên khoa học:
Semen Zizyphi jujubae
Nguồn gốc:

255
Vị thuốc là nhân hạt già phơi hay sấy khô của cây Táo ta (Zizyphus jujuba Lamk.),
họ Táo ta (Rhamnaceae).
Cây được trồng nhiều nơi ở miền Bắc để lấy quả ăn, hạt bỏ ra được xay lấy nhân
làm thuốc.
Thành phần hoá học chính:
Nhân hạt: dầu béo, Phytosterol, saponin
Lá: rutin.
Công dụng:
Táo nhân dùng làm thuốc ngủ, an thần trong trường hợp mất ngủ, hồi hộp, lo âu,
hay quên, mồ hôi trộm.
Người ta còn dùng lá táo chữa viêm phế quản, khó thở, đắp ngoài chữa lở loét, ung
nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
Người lớn uống 15-20 hạt có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ.
Táo nhân sao đen (Hắc táo nhân): Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, có thể dùng phối
hợp với một số vị thuốc khác.
Chú ý:
Táo nhân Trung Quốc (hiện nay ta vẫn nhập) là nhân hạt của cây Toan táo
(Zizyphus jujuba Mill. var. spinosa (Bunge) Hu ex H. F. Chou).

HẠ KHÔ THẢO

Tên khoa học:


Spica Prunellae
Nguồn gốc:
Cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), họ Bạc
hà (Lamiaceae).
Cây mọc ở những vùng núi cao của nước ta.
Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Các alcaloid, saponin.
Công dụng:
Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau mắt, viêm tử cung, viêm gan, ngứa, hắc lào,
vẩy nến.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Hạ khô thảo nam là cành mang lá, hoa của cây Cải trời (Blumea subcapitata DC.),

256
họ Cúc (Asteraceae).

ĐỊA HOÀNG

Tên khác:
MỤCCanTIÊU:địa hoàng.
Tên khoa 1. học
Thực hiện được các thao tác cơ bản để kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn
Radix
dượcRehmanniae
điển Việt Nam.glutinosae
Nguồn gốc:
2. Kiểm nghiệm mẫu dược liệu bằng phương pháp hóa học (định tính, định lượng)
Rễ củpháp
và phương phơivi hay sấyphẫu,
học (vi khô soi
củabột)
câytheo
ĐịaTCDĐVN
hoàng (Rehmannia
IV glutinosa (Gaertn.)
Libosch.), họ Hoa
3. Rèn mõm
luyện đượcchó (Scrophulariaceae)
kỹ năng gọi vilàđể
sử dụng kính hiển Sinh địa,,
kiểm sau khi
nghiệm các chế biến theo
bột dược liệu.
một quy trình nhất định gọi là Thục địa.
Thành phần hoá học chính:
Iridoid glycosid, acid amin, caroten.
Công dụng:
Sinh địa dùng làm thuốc chữa ho ra máu, đỏ máu cam, băng huyết, lậu huyết, tiểu
ra máu, tiểu đường, tâm thần không yên, mất ngủ.
Thục địa làm thuốc bỏ huyết, điều kinh, chữa thận suy, chóng mặt, ù tai, râu tóc
bạc sớm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 12-40g, dưới dạng thuốc sắc. Là thành phần có trong các bài thuốc Bát vị,
Lục vị, Thập toàn đại bổ, Hoàn hà xa đại tạo...

SA SÂM

Tên khác:
Bắc sa sâm
Tên khoa học:
Radix Glehniae
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ đã bỏ vỏ phơi hay sấy khô của cây Sa sâm bắc (Glehnia littoralis
Fr. Schm.), họ Cần (Apiaceae).
Cây ưa khí hậu ôn đới, vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Đường, tanin, chất béo.
Công dụng:
Chữa ho, long đờm, chữa sốt cao, miệng khô khát nước.
Cách dùng, liều lượng:

257
Ngày dùng 16g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
- Sa sâm còn là rễ của một số cây như Launaea pinnatifida Cass., Microrhynchus
sarmentosus DC. Prenanthes sarmentosa Willd., họ Cúc (Asteraceae). Trong đó chủ yếu
là rễ của cây Launaea pinnatifida Cass.. Cây này mọc nhiều ở ven biển và một số đảo ở
nước ta, các thầy thuốc Đông y dùng thay Sa sâm Bắc.
- Nam sa sâm là rễ cây Adenophora verticillata Fisch., họ Hoa
chuông(Campanulaceae), mọc ở các ruộng bỏ hoang. Trung Quốc dùng rễ cây này với
tên Nam sa sâm, Luân diệp sa sâm, Cát sâm.

SÀI HỒ

Tên khoa học:


Radix Bupleuri
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ của cây Bắc sài hồ (Bupleurum chinense DC.) hoặc Hiệp diệp sài
hồ (Sài hồ lá hẹp - Bupleurum scorzononaefolium Wild.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, saponin.
Công dụng:
Chữa cảm sốt, ngực sườn đầy tức, sốt rét, chóng mặt nhức đầu, trĩ, rối loạn kinh
nguyệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc, hoàn tán. Không dùng cho người huyết áp cao.
Chú ý:
- Trên thực tế chữa bệnh ở Việt Nam người ta dùng rễ phơi hay sấy khô của cây
Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae), còn gọi là cây Lức, Hải
sài.
- Ở Bình Thuận, Ninh Thuận nước ta dùng rễ cây Đa quả cát [Polycarpaea
corymbosa (L.) Lamk], họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) với tên Sài hồ
- Rễ, thân, cành cây Cúc tần (Pluchea indica Less.), họ Cúc cũng được dùng với
tên gọi Sài hồ nam.
- Sài hồ lá hẹp còn được gọi là Hồng sài hồ, Hoa Nam sài hồ.

258
TÔ MỘC

Tên khoa học:


Lignum Sappan
Nguồn gốc:
Dược liệu là gỗ bỏ vỏ chẻ và phơi khô của cây Tô mộc (Caesalpinia sappan L.),
họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mọc hoang và được trồng nhiều trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Chất màu đa phenol (sappanin, brasilin), tanin, acid galic.
Công dụng:
Chữa lỵ ra máu, chảy máu đường ruột, ỉa chảy do nhiễm trùng đường ruột.
Trị bế kinh, hậu sản ứ huyết: Phối hợp hương phụ, ngải cứu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ý:
Phụ nữ có thai, đang hành kinh không dùng.

KHIÊN NGƯU TỬ

Tên khác:
Hắc sửu, Bạch sửu.
Tên khoa học:
Semen Ipomoeae
Nguồn gốc:
Hạt phơi hay sấy khô của cây Khiên ngưu (Ipomoea hederacea Jacq.), họ Bìm bìm
(Convolvulaceae).
Thành phần hoá học chính:
Pharbitin 2% (một glycosid có cấu tạo phức tạp, có tác dụng tẩy), chất màu, dầu
béo (10%), nhựa (12%).
Công dụng:
Chữa bí tiểu tiện, phù thũng, hen, trị giun.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 1-8g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Chú ý:
Không dùng cho phụ nữ có thai.

259
HỒNG HOA

Tên khác:
Hồng lam hoa
Tên khoa học:
Flos Carthami
Nguồn gốc:
Hoa đã phơi hay sây khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc
(Asteraceae).
Dược liệu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Flavonoid, sắc tố màu vàng.

Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, viêm buồng trứng, ứ huyết, chấn thương tụ máu.
Dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-8g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Chú ý:
Phụ nữ có thai và đang hành kinh không dùng.

MẪU ĐƠN BÌ

Tên khác:
Đan bì, Đơn bì.
Tên khoa học:
Cortex Paeoniae suffruticosae
Nguồn gốc:
Vỏ rễ khô của cây của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Có một glycosid khi thuỷ phân cho paenol (C9H10O3) và glucose, alcaloid, saponin.
Công dụng:
Chữa phát ban, nôn ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt bế tắc, ung nhọt, kinh giản
co giật.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10g, dưới dạng thuốc sắc.

260
Chú ý:
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Không nhầm với cây Đơn đỏ, họ Cà phê thường được gọi là Mẫu đơn.

VIỄN CHÍ

Tên khoa học:


Radix Polygalae
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ đã bỏ lõi gỗ và phơi hay sấy khô của cây Viễn chí Xiberi
(Polygala sibirica L.) hoặc Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuiflorum Willd.), họ Viễn chí
(Polygalaceae).
Nước ta có một số loài Viễn chí mọc hoang ở các vùng núi cao, dược liệu chủ yếu
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Saponin.
Công dụng:
Chữa ho có đờm, kém trí nhớ, suy nhược, lo âu, mất ngủ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-12g, dạng thuốc sắc, bột hay cao lỏng.

HY THIÊM
Tên khác:
Cỏ đĩ, Hy tiên.
Tên khoa học:
Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất (Herba Siegesbeckiae).
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, một chất đắng có tên gọi là darutin, flavonoid.
Công dụng:
Trị đau nhức do phong thấp, đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt, lở ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc cao.

VÔNG NEM

261
Tên khác:
Hải đồng, Thích đồng.
Tên khoa học:
Erythrina variegata L., họ Đậu (Fabaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Erithrina variegatae).
Vỏ thân (Hải đồng bì - Cortex Erithrina variegatae ).
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, tanin, flavonoid.
Công dụng:
An thần, chữa mất ngủ, viêm ruột, ỉa chảy, lỵ, phong thấp, còn dùng chữa viêm da
lở nước (sắc đặc rửa)
Cách dùng, liều lượng:
Ngày uống 4-6g lá khô, hoặc 8-12g vỏ thân, dạng thuốc sắc, cao lỏng, hoàn.
Chú ý: Sắc ký đồ của dịch chiết Mã tiền và chất
Lá Vông có trong thành phần nhiều chếchuẩn
phẩm đông dượcStrychnin,
trên thị trường với Brucin
tác
dụng an thần, gây ngủ. 1,2,3: Sắc ký đồ của lần lượt Brucin, Mã
tiền, Strychnin ở UV 254nm
4: Sắc ký đồ của dịch chiết Mã tiền ở
ÍCH MẪU
UV366nm
5,6,7: Sắc ký đồ của lần lượt Brucin Mã
Tên khoa học: tiền, Strychnin ở ánh sáng thường
Herba Leonuri heterophylli
Nguồn gốc:
Phần trên mặt đất có nhiều lá, hoa phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Leonurus
heterophyllus Sweet), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều địa phương nước ta và nhiều nước khác trên
thế giới.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, flavonoid (rutin), tanin.
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
- Ích mẫu thảo: Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh, thống kinh, ứ
máu tích tụ sau khi đẻ, cao huyết áp. Ngày dùng 8-18g, dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc.
- Hạt Ích mẫu (Sung uý tử): Chữa phù thũng, thiên đầu thống, thông tiểu. Ngày
dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.

KÉ ĐẦU NGỰA

262
Tên khác:
Thương nhĩ tử, Xương nhĩ
Tên khoa học:
Fructus Xanthii strumarii
Nguồn gốc:
Dược liệu là quả già phơi khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.), họ
Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, saponin, chất béo, iod.
Công dụng:
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau đầu do phong hàn, chân tay co rút, đau khớp do
phong thấp.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-16g, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Chú ý:
Ké đầu ngựa nhập từ Trung Quốc là quả cây Xanthium sibiricum Patr.

NGƯU TẤT

Tên khác:
Hoài ngưu tất.
Tên khoa học:
Radix Achiranthis bidentatae
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ đã chế biến phơi khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata
Blume.), họ Rau dền (Amaranthaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Saponin triterpenoid, hydratcarbon.
Công dụng:
Dùng sống: trị cổ họng sưng đau, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, đẻ không
ra nhau thai, ứ huyết, tiểu tiện ra máu, viêm khớp.
Tẩm rượu: trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại.
Chiết xuất Saponin làm thuốc hạ cholesterol máu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc.

263
Viên Bidentin dùng theo y học hiện đại.
Chú ý:
- Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh không được dùng.
- Ngưu tất nam là rễ cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L. ), họ Rau dền, mọc
hoang ở nhiều nơi trong nước ta có thể dùng thay vị Ngưu tất.

BÀI 8
THỰC ĐỊA VƯỜN 1

MỤC TIÊU
1. Nhận dạng được 20 mẫu cây thuốc bằng các giác quan thông thường, gọi tên
tiếng việt của chúng dựa trên mẫu không có nhãn.
2. Phân loại được các cây thuốc theo nhóm tác dụng và hướng dẫn sử dụng an
toàn, hợp lý các dược liệu trên.

NỘI DUNG
1. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
Stt Mẫu vật, dụng cụ Có Không
1 Mẫu vật
1.1 Mẫu cây tươi cành mang lá: 20 mẫu.
2 Dụng cụ
2.1 Kính lúp cầm tay
2.2 Kính lúp soi nổi

2. NỘI DUNG THỰC TẬP


* Yêu cầu: Sinh viên nhận thức từng cây thuốc về:
- Tên cây, tên khoa học
- Đặc điểm thực vật
- Bộ phận dùng
- Thành phần hóa học
- Công dụng

264
- Cách dùng và liều lượng
* Phân loại các cây thuốc theo nhóm tác dụng:
1. Nhóm dược liệu có tác dụng an thần, gây ngủ.

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

2. Nhóm dược liệu có tác dụng chữa cảm sốt, sốt rét, tiêu
a: độc
lượng tinh dầu đem định
lượng
STT Tên cây Tênb: họ Ghiđược
lượng tinh dầu đọc chúở
phần cổ bình (ml)

3. Nhóm dược liệu có tác dụng giảm đau, chữa thấp khớp.

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

4. Nhóm dược liệu chữa ho hen, nhuận tẩy

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

265
5. Nhóm dược liệu chữa bệnh tim mạch và cầm máu

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

V: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn


độ mẫu thử (ml)
V1: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn
độ mẫu trắng (ml)
M: Khối lượng phân tử aldehyd cần định lượng
G: lượng tinh dầu đã cân tính bằng gam.

BÀI 9
DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU, CHẤT BÉO, NHỰA

MỤC TIÊU: V: số ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N


1. Nhận thức được các dược liệu chứadùng
tinh dầu,
để xàchất
phòngbéo,hóa
nhựa
tinhvềdầu
nguồn gốc, bộ
phận dùng, thành phần hóa học, công dụng, cách dùnglượng
G: khối và liềutinh
lượng.
dầu lấy để thử (g)
2. Rèn luyện được kỹ năng hướng dẫn bệnh nhân sử dụng an toàn hợp lý các dược
liệu trên.
NỘI DUNG:

CHỈ THỰC
CHỈ XÁC
KIM ANH

KINH GIỚI

Tên khoa học:


Elsholtzia cristata Willd., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Bộ phận dùng:
Ngọn mang lá, hoa.
Thành phần hoá học chính:
266
V: số ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N dùng
để xà phòng hóa tinh dầu đã được acetyl hóa
G: khối lượng tinh dầu (g)

267
BÀI 10
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
THEO TIÊU CHUẨN DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM
MỤC TIÊU:
1. Nhận diện được các dược liệu chứa alcaloid về nguồn gốc, bộ phận dùng,
MỤC TIÊU:
thành phần hóa học, công dụng, cách dùng và liều lượng.
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản để kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn
2. Rèn luyện được kỹ năng hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý các dược liệu trên.
dược điển Việt Nam.
2. Kiểm nghiệm mẫu dược liệu bằng phương pháp hóa học (định tính, định lượng)
và phương pháp vi học (vi phẫu, soi bột) theo TCDĐVN IV
3. Rèn luyện được kỹ năng sử dụng kính hiển vi để kiểm nghiệm các bột dược liệu.
NỘI DUNG:

Dược liệu:
Bách bộ, Cà độc dược, Cát cánh, Củ bình vôi, Đại hồi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng bá,
Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hậu phác, Lá vông, Ma hoàng, Nhân trần, Núc nác, Quế, Tục
đoạn, Thiên niên kiện.
Nội dung
- Xác định mẫu dược liệu bằng cảm quan.
- Kiểm nghiệm mẫu dược liệu bằng phương pháp vi học (vi phẫu, soi bột) theo
TCDĐVN IV.
- Kiểm nghiệm mẫu dược liệu bằng phương pháp hóa học (định tính, định lượng)
theo TCDĐVN IV.
Phương pháp tiến hành
- Nhận mẫu dược liệu, xác định bằng cảm quan. Nhận xét.
- Tra cứu DĐVN IV theo chuyên luận dược liệu được nhận, ghi những đặc điểm của
vi phẫu, bột, phương pháp định tính, định lượng.
- Làm vi phẫu: cắt, tẩy, nhuộm, soi tiêu bản, đối chiếu với Dược điển, vẽ sơ đồ tổng
quát. Nhận xét.
- Làm tiêu bản bột, chỉ và vẽ các đặc điểm, đối chiếu với Dược điển, nhận xét.
- Định tính hoặc định lượng thành phần hóa học theo phương pháp Dược điển.
- Báo cáo kết quả theo mẫu:

Nội dung kiểm nghiệm TCDĐVN IV Kết quả KN Nhận xét


Mô tả
Vi phẫu

268
Soi bột
Định tính
Định lượng
Kết luận:
Mẫu được kiểm nghiệm, đạt hay không đạt TCDĐVN IV về đặc điểm cảm quan, vi
học và hóa học.

BÀI 11
THỰC ĐỊA VƯỜN 2

269
MỤC TIÊU
1. Nhận dạng được 20 mẫu cây thuốc bằng các giác quan thông thường, gọi tên
tiếng việt của chúng dựa trên mẫu không có nhãn.
2. Phân loại được các cây thuốc theo nhóm tác dụng và hướng dẫn sử dụng an
toàn, hợp lý các dược liệu trên.

NỘI DUNG
1. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
Stt Mẫu vật, dụng cụ Có Không
1 Mẫu vật
1.1 Mẫu cây tươi cành mang lá: 20 mẫu.
2 Dụng cụ
2.1 Kính lúp cầm tay
2.2 Kính lúp soi nổi

2. NỘI DUNG THỰC TẬP


* Yêu cầu: Sinh viên nhận thức từng cây thuốc về:
- Tên cây, tên khoa học
- Đặc điểm thực vật
- Bộ phận dùng
- Thành phần hóa học
- Công dụng
- Cách dùng và liều lượng
* Phân loại các cây thuốc theo nhóm tác dụng:
1. Nhóm dược liệu có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa tiêu chảy và lỵ.

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

2. Nhóm dược liệu có tác dụng bổ dưỡng

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

270
3. Nhóm dược liệu có tác dụng chữa dạ dày và giun sán.

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

4. Nhóm dược liệu có tác dụng lợi tiểu và chữa bệnh phụ nữ

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

5. Nhóm dược liệu có tác dụng nhuận gan, lợi mật.

STT Tên cây Tên họ Ghi chú

271
BÀI 12
ĐỊNH TÍNH ALCALOID TRONG DƯỢC LIỆU

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản để định tính alcaloid trong hạt Mã tiền
bằng thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu.
2. Định tính được alcaloid trong lá cà độc dược bằng phản ứng Vitali, trong lá
chè bằng phản ứng Murexid và thân Ma hoàng.
3. Rèn luyện được tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong thực hành dược

NỘI DUNG:
1. Định tính alcaloid trong hạt Mã tiền (Strychnos nux-vomica L., Loganiaceae) bằng
thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu.
1.1. Chiết xuất alcaloid từ hạt Mã tiền
Cân 0,5g bột hạt Mã tiền, cho vào bình nón dung tích 50ml. Thêm 15ml dung dịch
acid sulfuric 1N. Đun đến sôi. Để nguội. Lọc dịch lọc vào bình gạn dung tích 100ml.
Kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch amoniac 6N (khoảng 8ml) đến pH = 9 - 10 (thử bằng
giấy quỳ hoặc chỉ thị màu vạn năng). Chiết alcaloid base bằng ether hoặc cloroform (chiết
3 lần, mỗi lần 5ml). Gộp các dịch chiết ether (hoặc cloroform), loại nước bằng natrisulfat
khan, sau đó chia làm 2 phần: 1 phần dùng để định tính alcaloid bằng thuốc thử chung, 1
phần dùng để xác định sự có mặt của Strychnin và Brucin bằng các phản ứng tạo màu và
bằng sắc ký lớp mỏng.
1.2. Định tính alcaloid bằng thuốc thử chung
Lấy một phần dịch chiết ether (hoặc cloroform) đã được chuẩn bị ở trên, đem lắc
với acid sulfuric 1N hai lần, mỗi lần 5ml. Gộp các dịch chiết nước. Chia đều vào các
ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1ml. Nhỏ vào từng ống nghiệm 2 - 3 giọt lần lượt các thuốc
thử sau:
- Ống 1: thuốc thử Mayer, cho tủa màu từ trắng đến vàng
- Ống 2: thuốc thử Bouchardat, cho tủa nâu đến đỏ nâu
- Ống 3: thuốc thử Dragendorff, cho tủa vàng cam đến đỏ.
1.3. Định tính Strychnin và Brucin bằng thuốc thử tạo màu
Phần dịch chiết ether (hoặc cloroform) còn lại được chia vào 3 ống nghiệm nhỏ.
Bốc hơi cả 3 ống nghiệm trên nồi cách thủy cho đến khô. Lần lượt làm các phản ứng sau:
- Ống 1: cho vào 0,5ml acid sulfuric đặc, vài tinh thể kali bicromat sẽ xuất hiện
màu tím chuyển nhanh sang vàng, chứng tỏ sự có mặt của Strychnin.
- Ống 2: cho vào 0,5ml acid nitric đặc sẽ xuất hiện màu đỏ tươi, chứng tỏ sự có
mặt của Brucin.

272
- Ống 3: cho vài giọt cloroform để hòa tan. Dung dịch này dùng để chấm sắc ký.
1.4. Định tính Strychnin và Brucin bằng sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF 254 (Merck), hoạt hóa ở 1100C
trong 1 giờ.
Dùng mao quản để chấm lên bản
mỏng silicagel (kích thước 2,5 x 7,5cm)
dịch chiết đã được chuẩn bị ở trên. Song
song có thể chấm dung dịch chất chuẩn
Strychnin và Brucin để so sánh.
Dung môi khai triển: Toluen -
aceton - ethanol - amoniac (4 : 5 : 0,6 :
0,4).
Sau khi khai triển sắc ký, hiện
màu bằng thuốc thử Dragendorff.

Sắc ký đồ của dịch chiết Mã tiền và chất


chuẩn Strychnin, Brucin
1,2,3: Sắc ký đồ của lần lượt Brucin, Mã
tiền, Strychnin ở UV 254nm
4: Sắc ký đồ của dịch chiết Mã tiền ở
UV366nm
5,6,7: Sắc ký đồ của lần lượt Brucin Mã
tiền, Strychnin ở ánh sáng thường

2. Định tính alcaloid trong lá Cà độc dược (Datura metel L., Solanaceae) bằng phản
ứng Vitali
Cân 3g bột dược liệu, cho vào bình nón khô, có nút mài, dung tích 100ml. Thấm
ẩm dược liệu bằng dung dịch amoniac 6N. Thêm 10ml hỗn hợp ether - cloroform (3 : 1).
Để yên từ 30 - 60 phút, thỉnh thoảng lắc nhẹ.
Lọc lấy dịch chiết ether - cloroform vào một bát sứ nhỏ. Bốc hơi trên nồi cách thủy
cho đến khô. Nhỏ vào cắn 2 - 3 giọt acid nitric đặc (láng đều để cho acid hòa tan hết cắn)
rồi đem bốc hơi trên nồi cách thủy cho đến khô, cắn phải có màu vàng. Để nguội. Nhỏ
vào cắn 3 - 5 giọt aceton, 1 giọt dung dịch KOH 10% trong ethanol vừa mới pha. Sẽ có
màu tím chuyển sang màu đỏ thẫm.
3. Định tính alcaloid trong lá chè (Camellia sinensis O. Ktze., Theaceae) bằng phản
ứng Murexid
Cân 0,5g bột dược liệu, cho vào bình nón dung tích 50ml. Thêm 10ml acid sulfuric
1N. Đun đến sôi. Lọc nóng dung dịch vào trong bình gạn dung tích 50ml. Kiềm hóa dịch
lọc bằng amoniac 6N đến pH = 9 - 10 (khoảng 5ml). Lắc 2 lần, mỗi lần 5ml cloroform.
Gạn lấy lớp cloroform vào một bát sứ nhỏ, khô. Bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô. Nhỏ
273
vào cắn còn lại 3 giọt HCl 6N và 3 giọt nước oxy già đậm đặc. Láng đều cho hòa tan hết
cắn. Bốc hơi trên nồi cách thủy cho tới khô, cắn sẽ có màu đỏ. Thêm vào cắn vài giọt
amoniac 6N sẽ xuất hiện màu tím.
4. Định tính alcaloid trong thân Ma hoàng (Ephedra sinica Stapf., Ephedraceae)
Cân 2g bột dược liệu, cho vào trong bình nón khô, có nút mài, dung tích 50ml.
Thấm ẩm dược liệu bằng dung dịch amoniac 6N. Thêm 20ml cloroform. Đậy nút và để
yên trong 30 phút.
Gạn lớp cloroform vào bình gạn dung tích 50ml. Lắc dịch chiết với 10ml dung
dịch HCl 5%. Gạn lớp acid vào trong ống nghiệm. Thêm vào đó 0,1ml dung dịch đồng
sulfat 10%, 1ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ sẽ xuất hiện màu lơ tím. Thêm vào hỗn
hợp đó 1ml cồn amylic. Lắc trong vòng 1 phút. Khi để yên, lp cồn sẽ có màu tím tía, lớp
nước ở dưới bị mất màu đi một phần.

274
BÀI 13
KIỂM NGHIỆM TINH DẦU TRONG DƯỢC LIỆU

MỤC TIÊU:
1. Thực hiện được các thao tác cơ bản để phát hiện tạp chất và chất giả mạo
trong tinh dầu.
2. Định lượng được các chất Eugenol, citronelal, citral, methol este hóa và methol
thành phần trong dược liêu.
3. Kiểm nghiệm được Anethol trong tinh dầu hồi bằng phương pháp xác định nhiệt
độ đông đặc.
3. Rèn luyện được tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong thực hành dược.

NỘI DUNG:
1. Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu
1.1. Phát hiện nước
Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể đồng sulfat khan (có màu trắng xanh) rồi
nhỏ từng giọt tinh dầu. Lắc đều. Để yên 15 phút. Nếu trong tinh dầu có nước, đồng sulfat
sẽ chuyển sang màu xanh lam.
1.2. Phát hiện cồn
- Nhỏ từng giọt nước vào trong ống nghiệm có chứa 1ml tinh dầu, lắc đều. Nếu đục
như sữa là trong tinh dầu có cồn.
- Cho vào bình cassia 5ml tinh dầu, thêm 75ml nước. Lắc đều. Thêm nước để dồn
phần tinh dầu lên phía cổ bình có chia vạch. Nếu lượng nước giảm rõ rệt là trong tinh dầu
có cồn.
1.3. Phát hiện dầu hỏa, dầu parafin
Trong một ống đong dung tích 100ml, cho vào 80ml ethanol 80%. Nhỏ từng giọt
tinh dầu đến hết 5ml. Tinh dầu sẽ tan trong alcol, nếu có dầu hỏa hoặc dầu parafin thì các
chất này sẽ không tan va nổi lên bề mặt của chất lỏng.
2. Kiểm nghiệm tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng
Các mẫu tinh dầu: tinh dầu Quế, tinh dầu Đinh hương, Tinh dầu Hương nhu trắng,
Tinh dầu Sả,…
Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF 254 (Merck), hoạt hóa ở 1100C
trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: n-hexan - ethyl acetat (85 : 15).
Sau khi khai triển sắc ký, hiện màu các vết bằng các thuốc thử: Thuốc thử vanilin -
acid sulfuric, thuốc thử diazo, thuốc thử 2,4 - dinitrophenylhydrazin (2,4 - DNPH).

275
Chú ý: đối với thuốc thử diazo và thuốc thử 2,4 - DNPH thì hiện màu ở nhiệt độ
phòng, còn với thuốc thử vanilin - acid sulfuric thì sau khi phun sấy bản mỏng ở 105 0C
trong 10 phút.
Quan sát màu sắc, độ lớn của các vết với các thuốc thử khác nhau để rút ra nhận
xét.
3. Định lượng Eugenol trong tinh dầu Hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)
3.1. Nguyên tắc:
Eugenol tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành eugenat tan trong nước. Phản ứng
được tiến hành trong bình cassia. Đọc lượng tinh dầu không tham gia phản ứng ở phần cổ
bình có chia vạch.
Hàm lượng phần trăm eugenol trong tinh dầu được tính theo công thức:
a: lượng tinh dầu đem định
lượng
b: lượng tinh dầu đọc được ở
phần cổ bình (ml)

3.2. Phương pháp tiến hành:


Hút chính xác 5,0ml tinh dầu hương nhu trắng, cho vào bình cassia

Bình Cassia dung tích 100ml. Thêm 75ml dung dịch KOH 1N.
Lắc đều trong 5 phút. Đun nóng bình cassia trong nồi cách thủy 10 phút, thỉnh thoảng
lắc bình. Để nguội (có thể làm nguội nhanh dưới vòi nước lạnh).
Thêm dung dịch KOH 1N để đưa phần tinh dầu không tham gia phản ứng lên phần cổ
bình có chia vạch. Gõ nhẹ vào bình để các hạt tinh dầu còn bám vào thành bình nổi lên. Để yên
12 – 24 giờ.
Đọc thể tích tinh dầu không tham gia phản ứng. Tính kết quả.

4. Định lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae), tinh dầu Màng
tang (Oleum Litseae cubeae) bằng hydroxylamin hydroclorid
4.1. Nguyên tắc
Citral, citronelal khi tác dụng với hydroxylamin hydroclorid tạo thành dẫn chất
oxim và giải phóng ra một lượng tương đương acid hydrocloric. Định lượng acid
hydrocloric giải phóng bằng dung dịch KOH 0,5N, từ đó tính ra được lượng citral có
trong tinh dầu.
4.2. Tiến hành
Cân chính xác khoảng 1g tinh dầu Sả, thêm 10ml alcol 90%, 10ml dung dịch
hydroxylamin hydroclorid 0,5N (dùng pipet hút chính xác hoặc buret), 5 giọt methyl da
cam. Lắc đều.

276
Chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,5N trong alcol đến khi màu chuyển sang vàng
bền vững. Song song tiến hành định lượng với mẫu trắng.
Tính kết quả: Hàm lượng citral trong tinh dầu được tính theo công thức:

V: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn


độ mẫu thử (ml)
V1: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn
độ mẫu trắng (ml)
M: Khối lượng phân tử aldehyd cần định lượng
G: lượng tinh dầu đã cân tính bằng gam.

5. Định lượng Menthol este hóa trong tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae)
Cân chính xác khoảng 2g tinh dầu cho vào bình cầu dung tích 100 - 200ml, thêm
3ml ethanol 96% và trung hòa bằng dung dịch kali hydroxyd 0,5N trong ethanol 96% với
chỉ thị màu là phenolphthalein (10giọt dung dịch phenolphthalein 2% trong ethanol 96%).
Thêm chính xác 20ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N trong ethanol 96%. Lắp ống sinh hàn
ngược và đun nóng 60 phút trên nồi cách thủy. Để nguội, pha loãng với 50ml nước cất rồi
chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5N cho đến khi mất màu.
1ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N tương ứng với 0,09915g menthyl acetat.
Hàm lượng phần trăm menthol este của tinh dầu được tính theo công thức:
V: số ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N
dùng để xà phòng hóa tinh dầu
G: khối lượng tinh dầu lấy để thử (g)

6. Định lượng menthol toàn phần


Cho khoảng 10ml tinh dầu cho vào bình acetyl hóa, thêm 20ml anhydrid acetic và
2g natri acetat khan. Đun 60 phút trên ngọn lửa gas, bếp điện, hoặc trong bếp cách cát hay
cách dầu. Để nguội, thêm 50ml nước cất, vừa đun vừa lắc 15 phút trên nồi cách thủy. Để
nguội, chuyển toàn bộ chất lỏng vào bình gạn dung tích 250ml. Loại bỏ lớp nước. Rửa lớp
tinh dầu 2 lần, lần đầu với 50ml dung dịch natri clorid, cuối cùng với 20ml nước cất. Lưu
ý khi rửa lớp tinh dầu với dung dịch natri clorid bão hòa có thể lắc mạnh, còn khi rửa với
nước cất phải lắc nhẹ. Làm khô tinh dầu bằng natri sulfat khan. Lọc.
Cân chính xác 2g tinh dầu đã acetyl hóa trong một bình xà phòng hóa, hòa tan
trong 3ml ethanol, thêm 10 giọt dung dịch phenolphthalein 2% trong ethanol 96%, trung
hòa bằng dung dịch kali hydroxyd 0,5N trong ethanol 96%. Thêm 20ml dung dịch kali
hydroxyd 0,5N trong ethanol 96%. Lắp ống sinh hàn ngược và đun sôi trên nồi cách thủy

277
60 phút. Để nguội, thêm 50ml nước cất rồi chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric
0,5N cho đến khi mất màu.
1ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N tương ứng với 0,07814g menthol.
Hàm lượng phần trăm menthol toàn phần được tính theo công thức:

V: số ml dung dịch kali hydroxyd 0,5N dùng


để xà phòng hóa tinh dầu đã được acetyl hóa
G: khối lượng tinh dầu (g)

Tinh dầu Bạc hà phải chứa ít nhất 60% menthol toàn phần và 3 - 9% menthol este
hóa biểu thị bằng menthyl acetat.
7. Kiểm nghiệm Anethol trong tinh dầu Hồi (Oleum Anisi stellati) bằng phương
pháp xác định nhiệt độ đông đặc
7.1. Dụng cụ:
Dụng cụ dùng để xác định nhiệt độ đông đặc (còn gọi là băng điểm kế), gồm các
phần sau:
- Một ống thử (a) có đường kính khoảng 15 - 20mm, có nút có 2 lỗ để luồn nhiệt
kế (t) và que khuấy (k).
- Một ống thử (b) có đường kính khoảng 30 - 40mm, dài 130 - 150mm và có nút
mềm.
- Một cốc vại (c) có dung tích khoảng 1 lít, chiều cao khoảng 150mm.
- Một nhiệt kế đặt bên ngoài (t)
- Hỗn hợp làm lạnh: nước đá 9 - 100C.

7.2. Cách xác định:


Lấy khoảng 10ml tinh dầu đã được làm khan cho vào ống nghiệm (a) đã được rửa
sạch và sấy khô. Cho nhiệt kế (t) và que khuấy (k) qua nút đậy. Nhiệt kế phải để sao cho
bầu thủy ngân cắm vào giữa khối tinh dầu và cách đáy ống nghiệm ít nhất 5mm. Đặt ống
(a) vào ống (b) sao cho hai ống không chạm vào nhau, sau đó đặt tất cả vào cốc vại (c) có
chứa hỗn hợp làm lạnh qua nắp của cốc vại. Dùng nhiệt kế (t) để theo dõi nhiệt độ làm
lạnh của hỗn hợp.
Theo dõi nhiệt độ ở nhiệt kế (t). Nhiệt độ hạ từ từ và xuống thấp quá điểm đông dự
kiến. Khi xuống quá khoảng 2 - 30C thì bắt đầu khuấy mạnh và cọ que khuấy vào thành
ống để kích thích sự đông. Nhiệt độ lc đó tăng lên nhanh, đạt cực đại, dừng lại một lúc rồi
từ từ hạ xuống. Điểm dừng chính là nhiệt độ đông đặc của tinh dầu.
Tinh dầu Hồi phải có nhiệt độ đông đặc không dưới 15 0C, tương ứng 85-95%
ethanol trong tinh dầu

278
BÀI 14
NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID

MỤC TIÊU:
1. Nhận diện được các dược liệu chứa alcaloid về nguồn gốc, bộ phận dùng,
thành phần hóa học, công dụng, cách dùng và liều lượng.
2. Rèn luyện được kỹ năng hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý các dược liệu trên.
NỘI DUNG:

HOÀNG LIÊN

Tên khoa học:


Rhizoma Coptidis
Nguồn gốc:
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng liên chân gà (Coptis teeta Wall.) và
một số loài Hoàng liên khác (Coptis sinensis Franch., Coptis teetoides C.Y.Cheng.), họ
Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vùng núi cao nước ta có một số loài Hoàng liên. Vị thuốc chủ yếu còn phải nhập.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid (7%), chủ yếu là berberin.
Công dụng:
Hoàng liên là thuốc bổ đắng , chữa tiêu hoá kém , viêm loét dạ dày.
Chữa lỵ, viêm ruột, ung nhọt, lở ngứa, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam, trĩ.
Dịch chiết Hoàng liên nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-12g, thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Ghi chú:
Ngoài Hoàng liên là thân rễ của những cây thuộc chi Coptis, người ta còn dùng các
loài Hoàng liên khác như:
- Thổ Hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae),
công dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn.
- Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae),
dùng thay Hoàng liên và chiết xuất berberin.
- Hoàng liên Ô rô (Mahonia bealei Carr.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae),
nhiều địa phương ở miền Bắc người ta bán thân, rễ cây Hoàng liên Ô rô dưới tên gọi Cây
Mật gấu.
HY THIÊM

279
Tên khác:
Cỏ đĩ, Hy tiên.
Tên khoa học:
Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất (Herba Siegesbeckiae).
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, một chất đắng có tên gọi là darutin, flavonoid.
Công dụng:
Trị đau nhức do phong thấp, đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt, lở ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc cao.

BÌNH VÔI

Tên khoa học:


Tuber Stephaniae glabrae
Nguồn gốc:
Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers.)
hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê
(Menispermaceae).
Cây mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta và một số nước khác, thường gặp
trên các núi đá vôi.
Thành phần hoá học chính:
Nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng nhất là L-tetrahydropalmatin và
roemerin.
Công dụng:
Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu,
khó thở, chữa đau dạ dày.
Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích
hợp để làm thuốc an thần.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-6g dưới dạng bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%.

Ghi chú:
Alcaloid của Bình vôi có trong các chế phẩm Rotunda, Stilux-60...

280
CÂU ĐẰNG
Tên khoa học:
Ramulus Uncariae cumunsis
Nguồn gốc:
Dược liệu là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài
Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae)Cây Câu đằng thường mọc hoang tại
nhiều vùng rừng núi nước ta.
Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung
Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin).
Công dụng:
Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co
giật), động kinh...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks.,
vị này kích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, màu đỏ tía.

MA HOÀNG

Tên khoa học:


Herba Ephedrae
Nguồn gốc:
Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng, thường gặp nhất là
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.),
Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.), họ Ma hoàng
(Ephedraceae).
Nước ta chưa thấy cây này. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin.
Công dụng:
Giải cảm không có mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hen xuyễn;
Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc chữa hen hay dung dịch nhỏ
mũi.
Cách dùng, liều lượng:

281
Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Rễ Ma hoàng (Ma hoàng căn) có tác dụng cầm mồ hôi.

Ô DƯỢC

Tên khoa học:


RadixLinderae
Nguồn gốc:
Vị thuốc là rễ khô của cây Ô dược (Lindera myrha Merr), họ long não (Laraceae).
Cây mọc hoang trong các rừng núi nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, tinh dầu.
Công dụng:
Chữa đau bụng đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-6g dưới dạng thuốc sắc hay bột.
Ghi chú:
Ô dược Trung Quốc (Thiên thai ô dược) là rễ cây Lindera strychnifolia Will. họ
Long não (Lauraceae).

HOÀNG BÁ

Tên khoa học:


Cortex Phellodendri
Nguồn gốc:
Vỏ thân, vỏ cành già đã cạo bỏ lớp bần, phơi khô của cây Hoàng bá
(Phellodendron chinense Schneid.), họ Cam (Rutaceae).
Cây được trồng ở một số địa phương nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung
Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, chủ yếu là berberin.
Công dụng:
Chữa đái đục, đại tiện ra máu, mắt đỏ, ù tai, phụ nữ khí hư.
Chiết xuất berberin.

Cách dùng, liều lượng:


Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc, rượu thuốc.

282
283

You might also like