Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...........................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................v
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................1
1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
1.6. Kết cấu của khóa luận..................................................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHÍNH
SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.................3
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu...................................................................3
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu...................................................................................3
1.1.2. Khái niệm chính sách xuất khẩu.................................................................3
1.1.3. Hình thức xuất khẩu....................................................................................3
1.2. Vai trò hoạt động xuất khẩu..................................................................................6
1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc gia.......................................................................6
1.2.2. Đối với doanh nghiệp..................................................................................6
1.3. Chính sách ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu...................................................7
1.3.1. Thuế quan....................................................................................................7
1.3.2. Các công cụ phi thuế quan..........................................................................7
1.3.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu................8
1.3.4. Chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại...............................8
1.4. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu..............................................................................9
1.5. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu..........................................................................10
1.5.1. Về phía cung.............................................................................................10
1.5.2. Về phía cầu................................................................................................10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC DIỆP SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC...............................................................................12
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Ngọc Diệp..........................................................12
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ngọc
Diệp 12
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty....................................................12

1
2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực..............................................................................13
2.1.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc Diệp
15
2.2. Tổng quan về chính sách xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Trung
Quốc 16
2.2.1. Giới thiệu thị trường Trung Quốc.............................................................16
2.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc...............17
2.2.3. Nhu cầu thị trường....................................................................................18
2.2.4. Thị trường cung ứng.................................................................................19
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản của công ty TNHH
Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc........................................................................19
2.3.1. Chủng loại sản phẩm.................................................................................20
2.3.2. Chính sách xuất khẩu sản phẩm................................................................21
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Công ty
TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc............................................................22
2.4.1. Thành tựu đạt được...................................................................................22
2.4.2. Những tồn tại.............................................................................................23
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại................................................................23
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH
SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG
TY TNHH NGỌC DIỆP SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC...............24
3.1. Mục tiêu chính sách của công ty giai đoạn năm 2023-2030...............................24
3.2. Một số giải pháp chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty TNHH
Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc........................................................................24
3.2.1. Giải pháp đối với công ty..........................................................................24
3.2.2. Các kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng..................................26
KẾT LUẬN........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................29

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Ngọc Diệp........................16
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Diệp từ
2020 đến 2022............................................................................................................17
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm Công ty TNHH Ngọc Diệp
giai đoạn 2020-2023..................................................................................................21

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc từ
2020 – 2023................................................................................................................19
Biểu đồ 2.2. Các quốc gia xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc năm 2023................21

HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ngọc Diệp........................................15

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Viết tắt Tên đầy đủ
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 HĐXK Hoạt động xuất khẩu
3 DN Doanh nghiệp
4 THPT Trung học phổ thông
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 HTX Hợp tác xã
7 KHCN Khoa học công nghệ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI


STT Từ viết tắt Tên đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
1 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
2 USD United State Dollar Đồng Đôla Mỹ
Association of South East Hiệp hội các Quốc gia Đông
3 ASEAN
Asian Nations Nam Á
4 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
5 FTA Free Trade Agreement Khu vực mậu dịch tự do

4
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng
góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Theo đánh giá của Thứ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh, 10 năm qua, nông
nghiệp luôn duy trì được sức tăng trưởng mạnh và khá toàn diện, chất lượng tăng
trưởng ngày càng được cải thiện hơn, tiếp tục khẳng định được vị thế, đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế đất nước.
Công ty TNHH Ngọc Diệp đi vào hoạt động từ năm 2004 đang ngày càng khẳng
định vị thế của mình trên thị trường khu vực. Với vị trí thuận lợi nằm ở tỉnh biên giới
phía Bắc giáp với Trung Quốc, công ty đã cố gắng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của
thị trường, luôn nỗ lực để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu nông
sản sang Trung Quốc và sau thời gian tìm hiểu và thực tập tại công ty, cũng như được
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, nhóm em đã tập trung vào các vấn đề khúc mắc
nhất mà công ty đang phải đối mặt để xin đề xuất giải pháp khi nghiên cứu đề tài sau:
“Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc của Công
ty TNHH Ngọc Diệp.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu, làm rõ cũng như đánh giá kết quả kinh doanh
xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung
Quốc, từ những tồn tại, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản của Công ty TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc trong thời gian
tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc của công
ty TNHH Ngọc Diệp giai đoạn 2020-2023
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Ngọc Diệp, đề cập trực tiếp
đến thực trạng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

1
Phạm vi về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng đẩu mạnh xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tại công ty TNHH Ngọc Diệp trong giai
đoạn 2020-2022.
Nội dung nghiên cứu: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị
trường Trung Quốc tại công ty TNHH Ngọc Diệp.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp đó đến từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Giáo trình liên quan đến hoạt động thương mại
- Luận văn cùng nhóm đề tài của khóa trước
- Thông tin từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế
hoạch, mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn năm 2020 – 2023.
1.52. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu
Các phương pháp mà nhóm sử dụng trong tiểu luận này như sau:
- Phân tích tổng hợp: các số liệu, thông tin được phân tích tổng hợp từ các báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo xuất khẩu, qua đó rút ra nhận xét, đánh giá.
- Phân tích thống kê: thống kê kết quả từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo xuất khẩu qua các năm.
- Phân tích so sánh: lấy số liệu năm 2020 làm mốc để so sánh, đánh giá sự tăng
giảm về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng,...của các năm tiếp theo.
- Phương pháp khác: dùng biểu đồ, hình vẽ để so sánh kim ngạch, tỷ trọng, tốc
độ tăng trưởng qua các năm.
1.6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài các phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh
mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 4 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối
với doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty
TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc

2
- Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc.

3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHÍNH
SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Theo lý luận Thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho
nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (khoản 1 – Điều 28): “Xuất khẩu hàng
hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật”. Xuất khẩu là hoạt động nhằm mục đích tiêu thụ một phần tổng sản phẩm
xã hội ra nước ngoài. Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi
quốc tế. Xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ
thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho
nhân dân.

1.1.2. Khái niệm chính sách xuất khẩu


Chính sách xuất khẩu là chính sách do Nhà nước ban hành. Chính sách xuất
nhập khẩu đưa ra các giải pháp, biện pháp giúp cho việc xuất nhập khẩu trở nên có
hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Trong tháng cuối năm 2021, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều
thuận lợi. Trên thế giới, việc các quốc gia, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ
lực của ta như Hoa Kỳ, EU,…đã và đang thực hiện các phương án mở cửa, sử dụng
hộ chiếu vaccine, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cư dân, tổ chức lại các
hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, mở cửa du lịch báo hiệu nhu cầu đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao. Hơn nữa, nhu cầu thị trường đang
tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng ta có lợi thế, tạo đà tăng
cho kim ngạch xuất khẩu cả năm.

1.1.3. Hình thức xuất khẩu


 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức mà việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài

4
thông qua các tổ chức của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại
không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước
- Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền
hàng với đối tác.
 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông
qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các
cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu gián tiếp
sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu
phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
 Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng
vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kết hợp đồng xuất
khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu cho nhà sản xuất và qua đó nhận
được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác.
Hình thức này bao gồm các bước sau:
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước
- Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài
- Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước
 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua
hàng, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương.
Các bên tham gia luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa.
Sự cân bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng
- Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa giao nhau
- Cân bằng về điều kiện giao hàng
Hình thức buôn bán đối lưu này có các loại hình như nghiệp vụ hàng đổi hàng,

5
nghiệp vụ bù trừ và nghiệp vụ mua đối lưu.
 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định
thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năng
thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương
đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên...
 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là hàng
hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng. Do vậy giảm
được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Các thủ
tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải
có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan.
 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hình thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia
công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt gia công.
Bên nhận gia công sẽ chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù
lao gọi là phí gia công.
Đối với bên đặt gia công: Hình thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ của nguyên
phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công: Hình thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm
cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về
nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc văn minh hơn.
 Tạm nhập, tái xuất
Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số
ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút được ba nước:
nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái
xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (triangular transaction)
 Tạm xuất, tái nhập.
Ngược lại với hình thức tạm nhập tái xuất, hình thức này là hàng hóa đưa đi
triểm lãm, đi sửa chữa rồi lại mang về.
 Chuyển khẩu

6
Chuyển khẩu là hình thức mua hàng của nước này bán cho nước khác mà không
phải làm thủ tục xuất nhập khẩu.
1.2. Vai trò hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc gia
- Thứ nhất, xuất khẩu là một trong những tố đòn bẩy, giúp đẩy mạnh sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Thứ hai, xuất khẩu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất
phát triển. Từ đó kéo các doanh nghiệp thuộc liên kết dọc và liên kết ngang cùng phát
triển.
- Thứ ba, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với
các nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được
nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn
định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống người lao động. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng
đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
- Cuối cùng, hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối
quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như
du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế…
1.2.2. Đối với doanh nghiệp
- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào
các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra
nguồn thu ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nó vừa
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận.
- Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như
các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất
khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ
kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
- Xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp,
chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất,
7
marketing cũng như kênh phân phối và mở rộng kinh doanh.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích cực tới sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của quốc gia.

1.3. Chính sách ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.3.1. Thuế quan.
Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.
Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một
phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thuế quan xuất
khẩu làm cho giá cả hàng hoá quốc tế cao hơn giá cả trong nước. Tuy nhiên tác động
của xuất khẩu nhiều khi lại đưa đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu. Do qui mô xuất
khẩu của một nước thường là nhỏ so với dung lưượg của thị trường thế giới, cho nên
thuế quan xuất khẩu sẽ làm hạ thấp giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu
xuống so với mức giá cả quốc tế. Điều đó sẽ làm cho lượng hàng xuất khẩu giảm đi và
sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho mặt hàng này. Trong một số trường hợp,
việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi nhiều và
vẫn có lợi cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc
tế. Một mức thuế suất cao và dui trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh.
Như vậy, thuế xuất khẩu nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung đều làm
giảm “lượng cầu quá mức” đối với hàng hoá có thể nhập khẩu và giảm “lượng cung
quá mức” đối với hàng hoá xuất khẩu đồng thời chúng cũng tác động đến các điều
kiện thương mại khác cũng như phân phối lại các loại lợi Ých.

1.3.2. Các công cụ phi thuế quan.


Công cô Quota (hạn ngạch xuất khẩu):
Hình thức này áp dụng như là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan
và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Hạn ngạch xuất khẩu
hàng hoá được quyết định theo mặt hàng theo từng quốc gia và theo từng thời gian
nhất định.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó một
quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu

8
sang nước mình một cách “tự nguyện” nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa
kiên quyết. Thực chất đây là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn
chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho người lao động thuộc
thị trường trong nước.
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nã bao gồm qui định về sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc
biệt là qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh phòng dịch đối với động thực vật
tươi sống, tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường sinh thái với các máy móc và dây chuyền
thiết bị công nghệ.
Trợ cấp xuất khẩu.
Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi
suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó Chính phủ còn có thể
thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có thể có
các điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra và để xuất khẩu ra bên
ngoài.

1.3.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ gia hối đoái, thông qua qua việc phản ánh tương quan giá trị của các đồng tiền
của các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quá trình
trao đổi ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác nó tác động tới tương quan giá cả
xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của các công ty.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị
thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì nó sẽ
tác động tới xuất khẩu.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng
lên so với đồng ngoại tệ nếu như không có các nhân tố khác ảnh hưởng thì sẽ khuyến
khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên sẻ hơn so với giá cả chung trong nước.
Nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho xuát khẩu vì hàng xuất khẩu
trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài.

1.3.4. Chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại.

9
Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung, giữ vững được cán cân thanh
toán và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng, góp phần củng cố độc lập và tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng. Đương nhiên biện pháp giữ thăng bằng không phải là hạn
chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn để giữ cho cán cân thanh toán cân bằng.
Sự cân bằng theo kiểu đó là cân bằng tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách
khuyến khích hàng xuất khẩu.
Song song với việc mở rộng qui mô xuất khẩu là đa dạng hoá mặt hàng xuất
khẩu, trong đó chú trọng mặt hàng chủ lực. Có như vậy đất nước mới giảm dần nhập
siêu đến tới cân bằng xuất nhập khảu. Như vậy vô hình chung việc giữ cân bằng cán
cân thanh toán cán cân thương mại trong đó đã thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia.

1.4. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu


 Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Các doanh nghiệp thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tăng sản lượng xuất khẩu
hàng hóa của doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài, tích cực khai thác thị trường
xuất khẩu thông qua các hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác,... Bên cạnh
việc tăng nhanh sản lượng xuất khẩu phải đi kèm với tăng kim ngạch xuất khẩu. Muốn
vậy, doanh nghiệp phải xác định được mặt hàng có lợi thế cũng như dự đoán được tình
hình biến động của những mặt hàng đó ở thị trường thế giới để có những đối phó kịp
thời.
 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu
Để tăng nhanh sản lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp cần đa
dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, mẫu mã phù hợp với sở thích và tập quán của từng thị
trường. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa theo hai cách là: đa dạng hóa các mặt hàng
vào nhiều thị trường hoặc chỉ tập trung vào một vài thị trường cụ thể.
Hai cách trên doanh nghiệp đều phải nghiên cứu thị trường để tìm ra những mặt
hàng mà doanh nghiệp có thể kinh doanh, sau đó tìm hiểu cụ thể mặt hàng thông qua
nhu cầu thị trường, giá cả, tình hình cung – cầu, nguồn hàng,... Khi có được nguồn
hàng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tiến hành các công việc còn lại của quá trình xuất khẩu.
 Mở rộng thị trường xuất khẩu
Thị trường là khâu quyết định của xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu chính
là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, đẩy mạnh việc đưa những sản phẩm hiện tại và

10
những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới. Muốn
vậy, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu thị trường nước ngoài như:
- Thu thập và xử lý các thông tin về tình hình cung - cầu, giá cả, thị hiếu tiêu
dùng, dung lượng thị trường, khả năng cạnh tranh của mặt hàng.
- Tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm
của doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài.
 Nâng cao hiệu quả xuất khẩu
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu là việc doanh nghiệp áp dụng các biện pháp nhằm
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thu được trên cùng một lượng hàng hóa xuất khẩu. Để
đạt được điều này, doanh nghiệp phải tiến hành các chính sách đầu tư hợp lý như giảm
chi phí, cải tiến thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất, giảm
mức tiêu hao nguyên liệu, nâng cao chất lượng hàng hóa,...
1.5. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
1.5.1. Về phía cung
 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các
các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng
cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của
doanh nghiệp về sản phẩm của mình. Hiện nay hướng đi cho các doang nghiệp xuất
khẩu là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản
phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản
phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu bằng việc thực hiện đa dạng hóa các
mặt hàng xuất khẩu dựa vào tâm lý ưa thích sự đổi mới và mới lạ của con người, các
doanh nghiệp có thể đa dạng hóa bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất
liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm.
 Định giá cho thị trường xuất khẩu.
Giá sản phẩm quốc tế là khoản ngoại tệ mà người nhập khẩu phải trả cho người
xuất khẩu để sở hữu lượng hàng hóa tương ứng hoặc là khoản ngoại tệ mà người xuất
khẩu thu về khi xuất khẩu một lượng hàng hóa tương ứng. Giá cả là một trong bốn

11
biến số quan trọng mang lại thu nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và
chi phí (giá cả, phân phối, xúc tiến, sản phẩm). Biến số giá cũng gây ra phản ứng tức
thì hơn so với các biến số còn lại đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ
cạnh tranh.

1.5.2. Về phía cầu


 Nghiên cứu mở rộng thị trường
Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phải thực
hiện các nghiên cứu về thị trường đó.
Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và
tỷ mỷ để đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Qua đó, doanh nghiệp xác định đâu là thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp nên
tập trung mở rộng, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải khi kinh
doanh. Tiếp đó, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể các vấn đề như: đối tượng phục vụ,
đặc điểm tiêu dùng của thị trường này, khả năng tiêu dùng của các đối tượng, các đối
thủ cạnh tranh… để xác định được đoạn thị trường mục tiêu trong thị trường trọng điểm.
 Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài
Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của bạn nếu như họ biết đến tên tuổi của bạn.
Bởi vậy, khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tạo ra hình
ảnh riêng biệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng. Niềm tin
của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố đẩy mạnh lượng tiêu
dùng tăng lên. Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến,
quảng bá sản phẩm của mình:
- Tham gia các hội chợ, triển lãm.
- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền
hình, qua mạng.
- Tài trợ cho các hoạt động xã hội.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp.
- Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc tại
gia đình.
- Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình

12
ảnh của mình.
Và một số giải pháp khác về chính sách về vốn hay về nhân lực cũng đem lại
hiệu quả nhất định cho từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC DIỆP SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Ngọc Diệp
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ngọc
Diệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Ngọc Diệp
- Tên tiếng anh: NGOC DIEP CO., LTD
- Tên giao dịch: NGOC DIEP CO., LTD
- Ngày thành lập: 14/10/2004
- Mã số thuế: 4900228808
- Đại diện: Nguyễn Xuân Định
- Địa chỉ: Số 25, đường Ngô Thì Sỹ, Phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn,
Lạng Sơn.
- Điện thoại: 02053875342
Giai đoạn 2004-2010
Trong những ngày đầu hoạt động, công ty tập trung chủ yếu vào kinh doanh
trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế, xuất nhập khẩu mặt hàng nông lâm sản
Giai đoạn 2011 đến nay
Nhận thức được tầm quan trọng hoạt động logistics và trên đà phát triển, công ty
đã cố gắng mở rộng và hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng thêm
các dịch vụ về hàng hóa, tư vấn khách hàng,…

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty


- Dịch vụ khai báo hải quan: thay mặt các khách hàng làm thủ tục cho hàng hóa
xuất nhập khẩu
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ
- Dịch vụ lưu kho bãi
- Làm đại lý giao hàng cho một số hãng giao nhận quốc tế
- Xuất nhập khẩu hàng hóa
- Xuất nhập khẩu ủy thác
- Dịch vụ tư vấn khách hàng về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh

14
xuất nhập khẩu.
- Kết hợp với các đối tác nước ngoài để cung cấp giải pháp trọn gói theo phương
thức door - to – door
- Một số lĩnh vực khác.

2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực


 Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN


BỘ PHẬN BỘ PHẬN
KHỐI CỬA KHAI QUẢN LÝ MARKETING KẾ TOÁN
KHẨU BÁO VẬN TẢI

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ngọc Diệp


 Nhân lực của công ty
Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất theo quy định của Pháp
luật. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trong các công tác nhân sự và phát
triển hệ thống các đối tác trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, giám đốc là người quán
xuyến chung các bộ phận khác thông qua những người phụ trách.
Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động
của công ty theo sự phân công của giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực
hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các
hoạt động.
Bộ phận khối cửa khẩu: chịu trách nhiệm xuất nhập hàng qua Việt Nam: cụ thể
là theo dõi thông tin, thu thập thông tin hàng xuất nhập khẩu vào, phối hợp với bộ
phận quản lý vận tải trong việc vận chuyển giao hàng theo yêu cầu của khách hàng

15
hoặc đối tác nước ngoài, phối hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi thanh toán
của khách hàng và của các đối tác nước ngoài.
Bộ phận khai báo: phối hợp với bộ phận khối cửa khẩu cung cấp các dịch vụ hải
quan báo giá cho khách hàng.
Bộ phận quản lý vận tải: thực hiện các công việc liên quan đến lưu kho, lưu bãi,
đóng gói, ghi ký mã hiệu, vận chuyển, cung cấp các thông tin tập kết giao trả hàng, kết
hợp với bộ phận kế toán trong việc thanh toán.
Bộ phận Marketing: chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tìm kiếm các khách
hàng mới cho công ty, đồng thời xúc tiến gặp gỡ chào dịch vụ cho các khách hàng theo
yêu cầu từ các đối tác nước ngoài, phối hợp với các bộ phận khác trong việc chăm sóc
khách hàng.
Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và thực hiện công tác kế
toán nhằm bảo đảm giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính,
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, minh bạch và chính xác đáp ứng yêu cầu tổ chức,
quản lý điều hành của Công ty. Theo dõi việc thanh toán của các khách hàng và các
đối tác, đồng thời cũng kiêm nhiệm các công việc hành chính.

Bảng 2.1. Tình hình cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Ngọc Diệp

STT Năng lực nhân sự Số lượng Trình độ/Kinh nghiệm


11 Ban lãnh đạo 2 Đại học
22 Bộ phận cửa khẩu 5 Đại học/Cao đẳng
33 Bộ phận khai báo 4 Đại học/Cao đẳng
44 Bộ phận Marketing 4 Đại học/Cao đẳng
55 Bộ phận kế toán 3 Đại học
66 Bộ phận quản lý vận tải 3 Đại học/Cao đẳng
77 Lái xe 100 Cao đẳng/PTTH
Tổng 121
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Công ty tổ chức thường xuyên hoạt động trao thưởng dành cho cán bộ, công
nhân viên có thành tích hoạt động, làm việc xuất sắc trong từng quý. Từ đó giúp đẩy
mạnh tinh thần làm việc của công nhân viên, tạo tinh thần lao động hăng say cho đội
16
ngũ cán bộ công nhân viên, đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn.
Công ty cũng đã cử nhân viên bộ phận cửa khẩu và khai báo đi đào tạo và huấn
luyện nghiệp vụ khi có những thay đổi mới đáp ứng nhu cầu của công ty cũng như của
thị trường. Đặc biệt là trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đội ngũ nhân viên đều là
những người có kinh nghiệm lành nghề trong lĩnh vực này. Nhờ đó mà các hợp đồng
và các thủ tục hải quan đều được thực hiện một cách chính xác, đúng thời hạn, làm hài
lòng công ty đối tác và cơ quan hải quan, giúp việc kinh doanh của công ty đạt được
thuận lợi hơn.

2.1.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc
Diệp

Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Ngọc
Diệp từ 2020 đến 2022
(ĐVT: triệu đồng)
Tăng trưởng (%)
Năm Năm Năm
Chỉ tiêu Năm Năm
2020 2021 2022
2021/2020 2022/2021
Tổng doanh thu 248,932 332,733 901,546 33,66 170,95
Doanh thu thuần 248,932 332,733 901,546 33,66 170,95
Giá vốn hàng bán 233,990 311,947 878,186 33,32 181,52
Tổng chi phí 16,508 23,019 23,932 39,44 3,97
Tổng lợi nhuận
27 5 23 -185,2 46,13
trước thuế
Lợi nhuận sau
27 2 14 -74,1 70,04
thuế
(nguồn: Bộ phận kế toán)
Đánh giá:
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đấy
ta có thế thấy được tổng doanh thu những năm qua của công ty liên tục tăng mạnh.
Năm 2020 tổng doanh thu đạt 248,9 tỷ đồng, đến năm 2021, doanh thu đạt 332,7 tỷ,
tăng hơn 84 tỷ đồng (tăng 33,6%). Đặc biệt năm 2022 ,tổng doanh thu tiếp tục tăng
trưởng hơn giai đoạn trước đạt 901,5 tỷ đồng tương đương tăng 171% so với năm
2021, đạt tổng doanh thu lớn nhất từ khi thành lập. Doanh thu của công ty tăng mạnh

17
như vậy do công ty đã đầu tư thêm xe ô tô, ký kết thêm nhiều hợp đồng thương mại
với các đối tác. Bên cạnh đó quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc có chiều hướng
tích cực trong năm 2023 cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tình hình kinh doanh
của công ty.
Tuy doanh thu tăng trong các năm gần đây nhưng lợi nhuận của công ty lại liên
tục giảm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế liên tục giảm từ 2020 đến năm 2022 từ 27 tỷ đồng
xuống còn 14 tỷ đồng. Điều đó là do thị trường Trung Quốc khá bấp bênh, không đều
đặn và ổn định như các thị trường nhập khẩu khác, khi thì mua ồ ạt, khi thì ngưng
không mua. Bên cạnh đó do sự cạnh tranh, giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp
và khi thì được mùa mất giá do thương nhân Trung Quốc phá giá.

2.2. Tổng quan về chính sách xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị
trường Trung Quốc
2.2.1. Giới thiệu thị trường Trung Quốc
Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Dân số
Trung Quốc tính đến ngày 11/4/2019 là 1.418.950.842 người (theo số liệu mới nhất từ
Liên Hợp Quốc), khoảng 59,15% dân số sống ở thành thị. Đây là quốc gia đông dân
nhất, chiếm 18,47% dân số thế giới. Với dân số 1,4 tỷ dân và đặc biệt là sự phát triển
mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu có nhu cầu thực phẩm ngày một gia tăng, Trung Quốc
đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty nông nghiệp trên khắp thế giới.
Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành
một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền
kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP)
và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân gần 10% cho tới tận năm 2014, nhờ đó tăng GDP bình quân đầu người
lên gần 49 lần, từ 155 USD hiện hành (1978) lên 7.590 USD vào năm 2014 đồng thời
đã đưa 800 triệu người khỏi tình trạng nghèo đói. Tại các trung tâm đô thị của Trung
Quốc, nghèo đói dường như đã bị xóa hẳn. Với dân số 1,4 tỷ dân và đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu có nhu cầu thực phẩm ngày một gia tăng, Trung
Quốc đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty nông nghiệp trên khắp thế giới.
Tầng lớp trung lưu tại quốc gia này có nhu cầu ăn phong phú hơn và đặc biệt là
yêu cầu về chất lượng thực phẩm phải an toàn và đảm bảo hơn. Trong khi đó, theo số

18
liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, diện
tích canh tác của Trung Quốc giảm từ xấp xỉ 125 triệu héc ta năm 1991 xuống còn 106
triệu ha năm 2014.
Ngoài ra, số liệu của Bộ Bảo Vệ Môi Trường Trung Quốc cũng báo cáo rằng
khoảng 20% đất nông nghiệp đang bị ô nhiễm, chủ yếu bởi cadmium, nickel và arsen.
Trước tình hình này, nhu cầu nhập khẩu nông sản và thực phẩm an toàn của Trung
Quốc ngày càng cao.

2.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2021, Việt Nam đã vươn lên trở
thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối
tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung
Quốc từ 2020 – 2023
(đơn vị: triệu USD)

70000 65437

58228
60000
49458 49929
50000
41268
40000 35462
Nhập
khẩu
30000
21970
16567
20000

10000

0
2019 2020 2021 2022

(nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)


Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại
Việt - Trung năm 2021 đạt 71,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2020; trong đó, xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 21,97 tỷ USD, tăng 28,4%, kim ngạch nhập
khẩu từ Trung Quốc là 49,93 tỷ USD, tăng 0,9%; nhập siêu 27,9 tỷ USD, giảm 13,67%

19
so với 2020.
Cũng theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2022, Trung
Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hai chiều đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng
hơn 20% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam
xuất khẩu sang Trung Quốc 41,26 tỷ USD hàng hóa (tăng 16,56%), nhập khẩu 65,43
tỷ USD (tăng 11,68%) so với 2022.
Đây được coi là bước đà để củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa hai quốc
gia cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị
trường Trung Quốc, giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh xuất khẩu.
Sắp tới chính sách của Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, đồng
bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng và xây dựng nông thôn mới theo 3 trục sản phẩm chủ lực, trên cơ sở phát huy
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và nhu cầu của thị trường. Làm tốt công tác dự báo
thị trường; rà soát sản xuất, cân đối cung cầu, tổ chức lại thị trường trong nước, đồng
thời duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thị trường mới; tiếp tục
đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp; tổ chức thực
hiện hiệu quả Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm
2020”. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhất là thực hiện các FTAs trong lĩnh
vực nông nghiệp; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành.

2.2.3. Nhu cầu thị trường


Xu hướng tiêu dùng của Trung Quốc cũng đang thay đổi mạnh mẽ khi người tiêu
dùng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, sự xuất hiện của lớp người tiêu dùng thuộc thế
hệ sau những năm 1990… Với thu nhập bình quân hộ gia đình trong khoảng 9.000 -
34.000 USD/năm (số liệu năm 2022), giới trung lưu Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về
thực phẩm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể cung cấp đủ để đáp
ứng nhu cầu này.
Để đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đang di
chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn cung nông sản mới. Một số đã khảo sát cơ
hội, hoặc đã đầu tư vào Argentina, Brazil và Canada. Các mặt hàng nông sản được
Trung Quốc nhập nhiều nhất là đậu nành, thịt, ngũ cốc và sữa. Năm 2021, Brazil và

20
Mỹ chiếm phần lớn lượng đậu nành nhập khẩu vào Trung Quốc, còn Nga và Canada
dẫn đầu về cá, New Zealand về sữa.

2.2.4. Thị trường cung ứng


Trong những năm gần đây, Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Đông đã tiêu thụ
một lượng lớn rau hoa quả nhập khẩu từ khu vực ASEAN, trong đó lượng trái cây
nhập khẩu của Quảng Đông chiếm tới khoảng 50% tổng lượng trái cây nhập khẩu từ
các nước ASEAN của Trung Quốc. Thực tế là ASEAN đã trở thành nhà cung ứng trái
cây lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2006.
Các nhóm hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ khu vực ASEAN là:
- Dầu cọ (7 tỷ USD): Indonesia, Malaysia.
- Trái cây và các loại hạt (5,9 tỷ USD): Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Xuất
khẩu của Thái Lan thống trị về sầu riêng và nhãn. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là
thanh long và nhãn. Philippines cung cấp chuối và dứa. Chile, Mỹ, New Zealand và
Úc cũng là những nhà cung cấp các sản phẩm trái cây ôn đới chính.

Biểu đồ 2.2. Các quốc gia xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc năm 2023
2.7 2.42% 2.30% 2.16%
4.5 4% Việt Nam
25.32%
8% Philippines
4.95% Thái Lan
7.83% Chile
Khác
Ecuador
Nam Phi
7.99%
Austrailia
15.81% 23.92% New Zealand
Mỹ
Myanmar

(nguồn: Produce Report)


- Cao su tự nhiên (3,4 tỷ USD): Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,
Myanmar và Lào.
- Sắn chiên (1,8 tỷ USD): Thái Lan, Canada và Việt Nam````
- Gạo (1,6 tỷ USD): Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia.
- Bột sắn (892 triệu USD): Thái Lan và Việt Nam.
- Cacao (685 triệu USD): Malaysia, Indonesia, Singapore.
- Cà phê (494 triệu USD): Việt Nam, Malaysia.

21
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản của công ty
TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc
2.3.1. Chủng loại sản phẩm

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm Công ty TNHH Ngọc
Diệp giai đoạn 2020-2023
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Sản phẩm
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%) (%)
159.45 499.39
Thanh long 47,7 225,873 47,6 432.094 57,3 57,6
2 6
103.74 261.45
Sầu riêng 31,0 157.354 33,2 210.909 27,9 30,1
6 2
Măng cụt 43.564 13,0 50.976 10,8 63.106 8,4 55.259 6,5
Quả nhãn
27.839 8,3 39.853 8,4 48.323 6,4 50.396 5,8
khô
334.60 866.50
Tổng 100 474.056 100 754.432 100 100
1 3
(nguồn: Bộ phận cửa khẩu)
Nhận xét:
Về kim ngạch xuất khẩu, ta thấy tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty
TNHH Ngọc Diệp tăng đều qua các năm. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu là
754.432 triệu đồng tăng 280.376 triệu so với cuối năm 2021. Năm 2023, tổng kim
ngạch xuất khẩu là 866.503 triệu đồng tăng 112.071 triệu so với năm 2022. Có sự biến
động về kim ngạch xuất khẩu trên là do công ty ngày càng mở rộng mạng lưới thị
trường Trung Quốc do đó cũng thể hiện uy tín và cơ hội phát triển của công ty.
Hàng năm việc xuất khẩu các sản phẩm này luôn mang lại cho Công ty nguồn lợi
nhuận xuất khẩu cao do doanh thu xuất khẩu lớn. Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là thanh long và sầu riêng. Đứng đầu cơ cấu kim
ngạch xuất khẩu theo mặt hàng là thanh long, chiếm trên 50% tỷ trọng. Năm 2020 kim

22
ngạch xuất khẩu thanh long đạt 159.452 triệu đồng, chiếm 47,7%. Năm 2021 do có
khó khăn về thị trường và tỷ giá hối đoái không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu chỉ
đạt 225.873 triệu đồng, đạt 47,6% . Trong 2 năm vừa qua giá trị xuất khẩu tăng lên với
kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 432.094 triệu đồng (57,3%) và năm 2023 đạt
499.396 triệu đồng (57,6%). Sở dĩ sản phẩm này có giá trị xuất khẩu cao là do là 1
trong 8 loại quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung
Quốc là thị trường chính, chiếm 80% sản lượng xuất khẩu của thanh long Việt Nam.
Quả nhãn khô là sản phẩm có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kim ngạch xuất
khẩu theo mặt hàng. Năm 2020 giá trị xuất khẩu sản phẩm nhãn khô đạt 27.839 triệu
đồng chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong các năm tiếp theo tỷ trọng
xuất khẩu mặt hàng này giảm dần còn lại 5,8% năm 2023. Đây là mặt hàng công ty đặt
theo yêu cầu của khách bên Trung Quốc. Vì sản phẩm này còn khá mới nên công ty
cần tìm hiểu và có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hiện nay xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu vẫn còn qua đường tiểu
ngạch với quy mô nhỏ lẻ, không ổn định về thị trường. Do đó, dẫn đến tình trạng hàng
hóa bị ứ đọng tại các cửa khẩu, rớt giá thảm hại…Theo thống kê có đến 60% - 70%
nông sản, thủy sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.

2.3.2. Chính sách xuất khẩu sản phẩm


Từ trước đến nay, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng đối với sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Công ty TNHH Ngọc Diệp xuất khẩu nông sản dựa
trên các đơn đặt hàng của khách hàng, từ đó biết được nhu cầu cụ thể, sản lượng, chất
lượng sản phẩm khách hàng yêu cầu để có thể tiếp cận tốt nhất.
Về nguồn cung, lựa chọn nhà cung cấp tốt, được kiểm soát và đảm bảo an toàn
chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng luôn được đặt lên hàng đầu đối với Công ty.
Đến gần mùa vụ thu hoạch nông sản, Công ty sẽ cử nhân viên xuống khảo sát và tìm
kiếm những trang trại, hợp tác xã đủ tiêu chuẩn về số lượng và mặt hàng, lượng thuốc
bảo về thực vật, an toàn theo tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu. Đồng thời, Công ty cũng
lấy hàng từ các doanh nghiệp bán buôn nông sản như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu
ASEAN HM, Công ty TNHH TM XNK Kiên Sinh,… nhưng kèm theo đó có tiêu chí
rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm được nhập từ đâu, bao gói, giá cả…
Sau khi được thu hoạch, nông sản sẽ chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài

23
và những yếu tố này có thể gây suy giảm trọng lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy,
bảo quản nông sản là một bước cần thiết giúp hạn chế sự hao hụt cả về chất và lượng
trong thời gian dài vận chuyển. Các nguyên nhân gây hao hụt nông sản được chia
thành hai loại chính là hao hụt trọng lượng và hao hụt về chất lượng. Hao hụt về trọng
lượng có thể do các nguyên nhân vật lý, sinh học; hao hụt về chất lượng chủ yếu do
quá trình hô hấp của nông sản và hoạt động vi sinh vật gây nên. Ngoài ra nhiệt độ, độ
ẩm, không khí cũng gây ảnh hưởng lớn đến nông sản. Để bảo quản và nâng cao chất
lượng cho hàng hóa và giảm sự hư thối của nông sản, Công ty Ngọc Diệp đã đầu tư
thêm 20 chiếc xe đầu kéo và xe lạnh nâng tổng số xe lên thành 104 chiếc vào năm
2023, thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản được nhanh chóng và giảm thiểu tổn
thất, giảm chất lượng, giá trị sản phẩm.
Với điều kiện ngày càng khắt khe của thị trường Trung Quốc trong việc nhập
khẩu nông sản , Công ty cũng đã có những dự định và đang tiến hành những kế hoạch
để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng quy định của thị trường này. Với
những hợp tác xã, nhà vườn tại miền Nam đã kí kết cùng Công ty, Công ty sẽ mời
chuyên gia về kiểm dịch cũng như có hiểu biết rõ ràng về quy định an toàn của thị
trường Trung Quốc đến trao đổi và hướng dẫn với người nông dân để cố gắng tạo ra
sản phẩm có chất lượng đủ điều kiện đáp ứng bạn hàng Trung Quốc. Từ khi thực hiện
những chiến lược trên, Công ty đã xuất khẩu thêm được xấp xỉ 60 tấn nông sản mỗi
năm và ngày càng phát triển.

2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của
Công ty TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc
2.4.1. Thành tựu đạt được
- Gần như 100% các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện thành công và tạo nên
mối quan hệ kinh doanh lâu dài với đối tác. Quy mô xuất khẩu ngày càng mở rộng và
đạt được kết quả kinh doanh đã đề ra.
- Công ty được các đối tác đánh giá là có nguồn hàng ổn định : Công ty luôn cố
gắng đảm bảo cung cấp đủ số lượng hàng cung như chất lượng đã cam kết đồng thời
thực hiện hoạt động giao hàng đúng thời hạn như trên hợp đồng. Nhờ vào đó mà uy tín
của công ty được củng cố thêm trong lòng các đối tác.
- Tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm để tạo điều kiện quảng bá

24
các mặt hàng của mình, đồng thời giao lưu, tìm hiểu các đối tác, khách hàng tiềm
năng.
- Vì Lạng Sơn là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc giao thương ra
các vùng miền trong và ngoài nước nên công ty đã lợi dụng lợi thế cạnh tranh này để
khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất nơi đây, tạo được công ăn việc làm ổn định cho các
công, nhân viên, giúp họ nâng cao đời sống xã hội.
- Công ty đã đào tạo và huấn luyện được đội ngũ cán bộ, nhân viên năng lực cao,
năng động, sáng tạo.

2.4.2. Những tồn tại


- Bộ phận logistics, khai báo hải quan còn chưa biết tận dụng các cải tiến kĩ
thuật, điện tử nên quy trình còn rườm rà, tốn kém.
- Công ty gặp khó khăn về thủ tục hành chính, hải quan do những thủ tục này ở
nước ta còn khá rườm rà. Tốc độ xử lý thông quan của hàng hóa còn phụ thuộc khá
nhiều vào yếu tố chủ quan của nhân viên hải quan.
- Sự phát triển của thương mại quốc tế đã đem tới rất nhiều đối thủ cạnh tranh
với đội ngũ nhân viên trẻ và cơ sở kỹ thuật tiên tiến, điều này đã gây cản trở rất nhiều
cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Công ty chưa xây dựng được phương pháp cũng như phần mềm điều hành giám
sát hợp đồng điều hành hoàn chỉnh, chưa có hệ thống cảnh báo sớm. Do vậy đội ngũ
nhân viên trong phòng kinh doanh XNK thường xuyên bị quá tải, chồng chất bao gồm
từ tổ chức thực hiện đến giám sát và giải quyết các tình huống phát sinh.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại


- Do công ty chưa có các ràng buộc pháp lý chặt chẽ đối với các nhà cung ứng.
Vì vậy, đôi khi do các chính sách khách quan hay chủ quan mà các nhà cung cấp này
thiếu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các đơn hàng, việc tập kết hàng còn chậm,
chưa có tính đồng bộ từ đó gâp ảnh hưởng lớn tới khâu chuẩn bị hàng xuất khẩu của
công ty.
- Do môi trường cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản trong
khu vực và trên thế giới khá gay gắt.
- Do hệ thống các văn bản liên quan tới hoạt động xuất khẩu của Nhà nước chưa
có sự đồng bộ, nhất quán và thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho việc xuất khẩu.

25
Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân lớn
làm cản trở quá trình cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH Ngọc Diệp cho đối tác
Trung Quốc.

26
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH
SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG
TY TNHH NGỌC DIỆP SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
3.1. Mục tiêu chính sách của công ty giai đoạn năm 2023-2030
- Sau nhiều năm phấn đấu phát triển, có thể thấy rằng công ty TNHH Ngọc Diệp
đã đạt được những thành công nhất định cho mình, tạo được lòng tin tới khách hàng
trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên công ty luôn cố gắng không
ngừng để giúp công ty lớn mạnh hơn nữa
- Đạt được thành công như hiện nay, công ty đã xây dựng một cách rõ ràng mang
tính chiến lược các định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của công ty trong giai
đoạn 2019 - 2025. Định hướng chung của Công ty TNHH Ngọc Diệp cho giai đoạn tới
là mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng nông sản thực phẩm sang ít nhất 1 thị trường
nữa.
- Công ty TNHH Ngọc Diệp đã, đang và sẽ vượt qua mọi khó khăn, tận dụng một
cách tối đa cơ hội để đạt được các mục tiêu đề ra. Công ty sẽ duy trì mức tăng trưởng
lợi nhuận ổn định trong những năm tới, không ngừng tìm kiếm các đối tác, khách hàng
tiềm năng để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu
- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới môi trường làm việc để
thay đổi phong cách làm việc trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
- Đầu tư phát triển con người, hướng tới sự chuyên môn hóa, ứng dụng CNTT
vào quá trình quản lý và cung ứng dịch vụ.

3.2. Một số giải pháp chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công
ty TNHH Ngọc Diệp sang thị trường Trung Quốc
3.2.1. Giải pháp đối với công ty
Thứ nhất: Nghiên cứu và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kiểm nghiệm, bao
gói, bảo quản sản phẩm
Cần phát triển công nghệ bảo quản tươi cho trái cây cũng như xây dựng các cơ sở
hạ tầng về lưu trữ, bảo quản; cần nhập thêm công nghệ tiên tiến hơn để bảo quản các
loại trái cây cũng như hệ thống và tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện đại hơn cho các
mặt hàng nông sản; làm tốt hơn việc quản lý nguồn gốc xuất xứ, quản lý về bao bì để
nhanh chóng được thông qua quy trình kiểm định kiểm dịch của Hải quan Trung
Quốc; nên tiến hành xây dựng chuỗi kho lạnh và có những quy định về chính sách truy
27
xuất nguồn gốc rõ ràng.
Thứ hai : Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông
tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa
học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị
trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ
động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu
cầu và thị hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc
trông chờ trợ giá, trợ cấp. Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối
lượng sản phẩm mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và
trong một thời kỳ nhất định với một môi trường Marketing nhất định và chương trình
Marketing nhất định. Tăng cường công tác dự báo thị trường là việc công ty triển khai
thường xuyên và đồng bộ các biện pháp thủ công lẫn hiện đại để dựa trên những số
liệu thu thập được về thị trường, từ đó đưa ra dự báo gần nhất về nhu cầu của thị
trường trong tương lai
Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về
kinh phí do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt
thông tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại
thuộc Bộ Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn
hàng tin cậy, nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa
của mình cũng như khả năng cung cấp của thị trường đó.
Thứ ba: Đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nhân viên
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện kế
hoạch.
- Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.
- Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung để cán bộ có đủ trình độ giao dịch
quốc tế.
Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý, nhân viên xuất nhập khẩu cũng cần nắm được
những công nghệ khoa học điện tử tiên tiến, áp dụng vào quy trình làm việc để giảm
chi phí lao động. Một điều quan trọng nữa là cần nắm bắt tình hình kinh tế thế giới và
luôn sẵn sang xử lý các tình huống.

28
Đánh giá, lựa chọn thị trường phù hợp với mặt hàng xuất khẩu chủ chốt
Công ty cần có những hiểu biết về thì trường mà mình chuẩn bị hướng tới thâm
nhập, lựa chọn xuất khẩu những mặt hàng được đánh giá là tiềm năng nhất để thu về
lợi nhuận như đã định hướng.

3.2.2. Các kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng
3.2.2.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu định hướng, chiến lược xuất khẩu nông
sản thực phẩm một cách toàn diện trong điều kiện hiện nay của đất nước. Để làm được
điều đó cần có những đánh giá và dự báo sát thực về thực trạng sản xuất cũng như sức
cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Từ đó, xây dựng chiến lược
và chương trình cần thiết nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu ttư và định
hướng phát triển các loại mặt hàng nông sản cho phù hợp với tình hình thực tế của thế
giới nói chung và trong nước nói riêng.
Thứ hai, chú trọng các chính sách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp, hướng đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên
cứu, phát triển giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu
của thị trường.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách tài chính như chính sách thuế, bảo hiểm, rủi ro,...
giúp hoạt động xuất khẩu được tiến hành hiệu quả hơn. Tiến tới xóa bỏ chính sách đầu
tư của Nhà nƣớc vào các ngành hàng nông sản xuất khẩu thông qua các chính sách hỗ
trợ thuế, giá, lãi suất tín dụng... Cần tập trung vào đầu tư KHCN sản xuất, chế biến,
xúc tiến thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, chú trọng đầu tư phát triển công tác đào tạo kiến thức về toàn cầu hóa, xu
thế hội nhập, kinh tế thị trường, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ,... đến với mọi
đối tượng có liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản trong nước. Tăng
cường kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

3.2.2.2. Đối với Bộ, ngành


- Cần tăng cường sự phối hợp gắn kết chặt chẽ giữa các bộ (Bộ Công thương, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính,...) trong việc chỉ đạo sản xuất,
xuất khẩu của từng mặt hàng nông sản cụ thể.

29
- Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà các bộ, ngành sẽ ban hành các chính sách và
giải pháp phù hợp cho từng ngành nhằm tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản có
cơ chế để phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, các chính sách phải đảm bảo tính thống nhất,
hỗ trợ và bổ sung cho nhau tránh chồng chéo, mâu thuẫn ảnh hưởng đến sự phát triển
của các mặt hàng.
- Xây dựng và đảm bảo cơ chế lợi ích hài hòa giữa các khâu sản xuất, chế biến và
xuất khẩu dựa trên sự phát triển của từng ngành hàng cụ thể. Phân tích các tác nhân
của quá trình hội nhập nhằm chia sẻ lợi ích cũng nhƣ rủi ro của các tổ chức, cá nhân
có tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản.

3.2.2.3. Đối với các Hiệp hội


Để nâng cao vai trò của các hiệp hội trong việc đẩy mạnh thương mại hàng nông
sản của Việt Nam, các hiệp hội cần phải:
- Có cơ chế quản lý chuyên nghiệp với các quy định về hội vuờn, tổ chức bộ
máy, tài chính của hiệp hội, chức năng quản lý, đàm phán và kiểm tra giám sát các hội
vườn.
- Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp,
trao đổi thông tin thường xuyên về sự phát triển của KHCN, thị hiếu, giá cả thị trường
trong nước và nước ngoài. Phối hợp hành động giữa các hội về xúc tiến thương mại
như tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế, thăm dò, khảo sát các thị trường lớn,...
- Liên kết, bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị
trường, đầu cơ gây tổn hại đến lợi ích chung. Đồng thời giúp đỡ nhau trong các vấn đề
về vốn, đào tạo, môi giới, kỹ năng quản lý và áp dụng công nghệ mới. Tập trung xây
dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
- Tăng cường công tác thông tin và dự báo về thị trường để các doanh nghiệp có
giải pháp chiến lược, phù hợp với các mặt hàng xuất khẩu cụ thể

30
KẾT LUẬN

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới là sự
chuyển mình của các nước đang phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ
trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã
được khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và trong
Nghị Quyết 01 NQ/TW của bộ Chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng xuất khẩu. Việt
Nam đang nổ lực đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Do đó
thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm sản sang thị
trường Trung Quốc của Công ty TNHH Ngọc Diệp” đã đi vào nghiên cứu
thực trạng sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Công ty
INTIMEX. Từ nghiên cứu trên để làm rõ hơn thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh xuất khẩu nông sản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty TNHH Ngọc Diệp – Bộ phận Kế toán - Báo cáo tổng kết cuối
năm của các năm 2020 - 2022.
2. Giáo trình – Đại học kinh tế quốc dân - https://voer.edu.vn/m/cac-hinh-
thuc-xuat-khau/b82516a2.
3. Bài giảng kinh tế quốc tế (2021), Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh
4. PGS. TS Tạ Lợi, PGS. TS Nguyễn Thị Hương, giáo trình thương mại quốc
tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
5. PGS. TS. Phạm Duy Liên, Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, nxb
Thống kê.
6. GS.TS.Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2018), Kinh tế quốc
tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
7. TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2019), Kinh tế phát
triển, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
8. http://kinhtedothi.vn/xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-rao-can-ngay-
cang-lon-323412.html
9. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=18781
10. https://www.producereport.com/article/2023-china-fruit-import-statistics-
released

You might also like