Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Vợ chồng a phủ

“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính
nhân đạo”. (Nguyên Ngọc).

MỞ BÀI: Nam Cao từng nhận định rằng : “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa
dối ,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối ,nghệ thuật chỉ có thể là những
tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp sống lầm than”.Quả đúng là như vậy nghệ
thuật chân chính phải bắt rễ từ đời sống,phản ánh cuộc sống của con người ,đấu
tranh với những bất công xã hội.Và Tô Hoài trong “quá trình đấu tranh tìm sự
thật” cũng mang thứ nghệ thuật chân chính ấy vào trong tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ”.Vợ chồng A phủ là tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật Mị từ trước
khi bị bắt về làm dâu gạt nợ đến khi thoát khỏi nhà thống lý Pá Tra .Đặc biệt là
đoạn trích từ “….”đến “……..”cho thấy ……..để từ đó làm rõ (vế 2)

GIỚI THIỆU CHUNG:“Nhà văn là thứ côn trùng lấy cái râu mà thăm dò không khí
của thời đại .Nhưng nhà văn muốn mang tầm cỡ thời đại thì phải ngụp sâu vào
dân tộc mình ,nhân dân mình”(Nguyễn Minh Châu ).Tô Hoài là một nhà văn như
vậy ,chính sự “ngụp sâu” ấy đã khiến ông trở thành một nhà văn lớn trong nền
văn học Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục ,ông được mệnh danh là nhà
văn của phong tục vì ông viết hay ,nhiều về phong tục các vùng miền và có vốn
hiểu biết sâu sắc về chúng .Chính vì vậy Tô Hoài tạo nên những trang văn hấp dẫn
người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh,sinh động trên cơ sở vốn từ vựng,vốn sống
giàu có.Sinh thời Tô Hoài từng nói “Viết văn là một quá trình đấu tranh để tìm ra
sự thật .Đã là sự thật thì không tầm thường dù cho có phải đập vỡ những thần
tượng trong lòng bạn đọc .Tô Hoài là nhà văn của hiện thực (Nghệ thuật vị nhân
sinh ).Tác phẩm là thành quả của chuyến đi thực tế tám tháng mà Tô Hoài cùng
đồng đội vào giải phóng Tây Bắc,đây là điều kiện thuận lợi để Tô Hoài sống và gắn
bó nghĩa tình với người dân nơi đây như nhà văn từng tâm : “Đất nước và con
người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” và “hình ảnh Tây Bắc đau
thương và dũng cảm”ấy chính là nguồn động lực thúc đẩy Tô Hoài sáng tác.Vợ
chồng A Phủ (1952)được in trong tập “Truyện Tây Bắc”(1953).
ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Giáo sư Lê Ngọc Trà cho rằng “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm
con người ,là sự tự giãi và gửi gắm tâm tư”. “Tức cảnh mà sinh tình” ,sự giãi bày
và gửi gắm tâm tư ấy được Tô Hoài gửi gắm qua (………) .Để từ đó hiện lên Vợ
chồng A Phủ là bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi
Tây Bắc,đồng thời là tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ là một cái nhìn vượt thời
đại của Tô Hoài khi mở ra con đường giải phóng cho những con người có cuộc đời
tăm tối và số phận bi thảm .Không chỉ thế Tô Hoài còn hiện lên là nhà văn có vốn
hiểu biết sâu sắc về phong tục vốn từ vựng phong để viết hay về Tây Bắc đến như
vậy mà cũng có lẽ do “đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho
tôi nhiều quá”.Qua đó ,ta thấy được tình cảm yêu mến ,trân trọng con người và
thiên nhiên Tây Bắc của tác giả ,để từ đó nhắn nhủ đến bạn đọc về tình hữu ái giai
cấp ,sự đồng cảm giữa người với người ,về sức phản kháng mạnh mẽ ,tiềm ẩn
trong mỗi chúng ta.

KẾT BÀI
Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng
giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nhận định: “Văn học và đời sống là hai vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” Tô Hoài từ lâu đã thấm nhuần tư
tưởng ấy vậy
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt
để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam) ,Tô Hoài từ lâu đã thấm
nhuần tư tưởng ấy để từ đó “nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ”(Nguyễn Minh
Châu) để đem tới giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
qua (Vđnl ) .Từ đó người đọc cảm thấy trân trọng ,biết ơn cuộc sống mình đang có và ý thức
được những giá trị phẩm tốt đẹp của các nhân vật ,tinh thần vươn lên trong cuộc sống.

NGHỆ THUẬT

You might also like