Phan 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

2.1.

Tổng quan về điểm đến du lịch Đà Lạt

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên,
ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Với nhiều cảnh quan
đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp
thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là “cho những người này niềm
vui, cho những người khác sự mát mẻ”. Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố
tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.

Về địa trí địa lý

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà
Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía
Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ
cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy
núi liên tiếp:
- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào
chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư
Yang Sinh (1.408 m).
- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc. Địa hình: Cao trung
bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532
m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).
Về địa hình
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
+ Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn,
dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung
bình khoảng 1.500 m.
+ Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành
đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738
m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà
(Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc – Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ
vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644
m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao
tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).

Về khí hậu
Do địa hình được thiên nhiên ưu ái. Tọa lạc tại một độ cao vô cùng lý tưởng. Cho nên thành phố Đà Lạt
được bao quanh bởi rừng thông xanh bát ngát. Quanh năm khí hậu ôn hòa mát mẻ. Đà Lạt là thành phố có
khí hậu tuyệt với nhất nước Việt Nam ta. Khí hậu dịu mát quanh năm, nhiệt độ trung bình không quá 20 -21
độ C. Bao gồm cả những ngày nóng nhất. Nhưng một điều đặt biệt nữa là Đà Lạt cũng không lạnh quá.
Trong những tháng mùa đông tại Đà Lạt nhiệt độ không dưới 10 độ C.

Đặc biệt những cây thông Đà Lạt cũng giúp cho nơi đây trở nên mát mẻ hơn. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa
vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.

2.1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt

* Tài nguyên du lịch


Là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, nằm trên ba cao nguyên Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc,
ở độ cao trung bình từ 800m - 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt không chỉ được thiên nhiên ưu
đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo: thác Preen, thác
Datala, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu, Thung lũng Vàng , Khu dự trữ sinh quyển
thế giới LangBiang…; hệ thống hồ, rừng, đồi núi, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái kết hợp các
hoạt động thể thao mạo hiểm, mà còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội…, có giá trị
cao về truyền thống, bản sắc và văn hóa tâm linh. Là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời, Lâm
Đồng có sự đa dạng về thành phần dân tộc: Kinh, Cơ-ho, Mạ, Nùng, Tày, Chu-ru, Hoa, Mnông, Thái,
Mường, Mông, Dao, Khơ-me, Lô Lô, Cờ Lao, Cống… Người dân Lâm Đồng có truyền thống cần cù,
sáng tạo, có khả năng nhạy bén trong kinh doanh và lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, người dân Lâm
Đồng cũng vô cùng thân thiện và hiếu khách. Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa” mang đến cho Lâm
Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch riêng có của mình, từ du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông,
du lịch MIPEC cho đến du lịch thể thao mạo hiểm.
Bên cạnh đó, Đà Lạt nằm gần hai vườn quốc gia là Cát Tiên và Bidoup. Núi Bà còn lưu giữ và bảo vệ được
nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà
cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 50 km, với diện tích khoảng 64.366 ha, đã bảo tồn được các hệ sinh thái
rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Là một trong 221 khu bảo tồn
chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam, bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn
hóa bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

Các loại hình du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo,… Ngoài ra, festival Hoa Đà Lạt và lễ hội văn
hóa Trà Lâm Động được tổ chức 2 năm một lần cũng đã thu hút một số lượng lớn du khách đến với Đà Lạt –
Lâm Đồng, tạo tiền đề để phát triển cho ngành du lịch địa phương.

Nguồn nhân lực du lịch của Đà Lạt

Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch của Đà Lạt đa phần còn trẻ, ở độ tuổi lao động từ 18-35% chiếm hơn 60%
tổng số lao động trực tiếp phục vụ du lịch, phù hợp với đặc điểm ngành. Và hiện tại có khoảng 11.200 lao động
trực tiếp phục vụ trong ngành Du lịch. Trong đó lĩnh vực lưu trú 7.600 người; lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển
hành khách 1350 người; tại các điểm du lịch 2220 người. Số lao động làm việc trong cơ quan quản lý du lịch là
30 người. Trong đó 77% số lao động trực tiếp đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên nghiệp chuyên
môn và ngoại ngữ. Đà Lạt có gần 2000 doanh nghiệp hoạt động du lịch, nhưng nguồn nhân lực làm việc đông
nhất là ở các nhà hàng, khách sạn. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đươc thành phố Đà Lạt chú trọng và
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo đánh giá của ngành du lịch, nhìn chung hệ thống các trường đào
tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng đã cơ bản đáp ứng khả năng nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch. Thậm chí nhiều trường còn cung cấp nguồn nhân lực và tham gia đào tạo
về du lịch cho nhiều địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du
lịch, hàng năm sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động và làm công tác du lịch.

Cơ sở hạ tầng

Thành phố hiện cũng có 44 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 29 đơn vị lữ hành
quốc tế, 15 đơn vị lữ hành nội địa; 22 khu, điểm du lịch có thu phí, 24 điểm du lịch canh nông
cùng hơn 20 công trình tham quan kiến trúc tôn giáo và danh lam thắng cảnh du lịch khác đáp
ứng đầy đủ nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng, tham quan, tổ chức các sự kiện ngày càng cao của
người dân và du khách, nhất là các ngày nghỉ, tết, lễ hội. Chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch
được nâng lên; hệ thống các khu, trung tâm thương mại mua sắm tập trung như siêu thị, Đà
Lạt Center, hệ thống các siêu thị mini như Bách Hóa Xanh, Langfarm... đã đáp ứng nhu cầu
mua bán, trao đổi hàng hóa, hàng đặc sản của Nhân dân địa phương và du khách. Thành phố
cũng chủ động tranh thủ các nguồn lực để đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng phát
triển du lịch như hạ tầng giao thông đô thị, giao thông nông thôn; hạ tầng thông tin, truyền
thông, cấp điện và chiếu sáng công cộng; các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao, các cơ sở
vui chơi, giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí

Hiện nay Đà Lạt đã có nhiều khu vui chơi giải trí dành cho khách du lịch. Khu
du lịch thác Datanla là
một khu vui chơi Đà Lạt hấp dẫn nhất hiện nay đối với giới trẻ. High Rope Course -
hành trình trên cao là một hoạt động vui chơi thử thách mạo hiểm cả về tâm lý và thể
lực. Trượt máng tại Datanla cũng là một hoạt động mạo hiểm nổi tiếng với du khách,
hệ thống trượt dài, các khúc cua uốn lượn xuyên qua các tán cây mang lại cảm giác
mạnh cho bạn. Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi khác mà bạn có thể trải nghiệm tại
khu vui chơi Đà Lạt hấp dẫn này. Quảng Trường Lâm Viên là một công trình ấn
tượng, là một trong những điểm đến hấp dẫn khách du lịch đặc biệt giới trẻ, không
gian thoáng mát, nhiều công trình độc đáo, nổi bật là nụ hoa Atiso và biểu tượng
bông hoa dã quỳ màu vàng tươi, ngoài ra tại đây tích hợp nhiều khu giải trí, tiện ích
như: Khu vui chơi Đà Lạt rộng rãi, khán đài, Big C, không gian cây xanh, bãi đậu
xe,... Khu vui chơi giải trí Xuân An là một trong top khu vui chơi Đà Lạt nổi tiếng, hấp
dẫn du khách với quy mô lớn cùng vô vàn trò chơi hay cuốn hút đông đảo du khách
gần xa từ những trò mạo hiểm, cảm giác mạnh cho người lớn, tới những trò chơi
nhẹ nhàng cho trẻ nhỏ,...
Giao thông vận tải
Đánh giá hiện trạng mạng lưới đường bộ của Đà Lạt nhận thấy, mật độ đô thị khá cao 4,4
km/km2, 40m2/người; chiếm tới 72% đường đô thị chỉ rộng 5-7 m nên gây ùn tắc cục bộ khi
lưu lượng xe tăng đột biến; trong khi đó đường vành đai chưa hoàn chỉnh, lưu lượng xe qua
trung tâm tăng, còn cửa ngõ phía Nam đường hẹp, thiếu kết nối ngang để chuyển tuyến khi có
ùn tắc cục bộ và đường đèo Prenn, Mimosa mới được thiết kế 1 làn/hướng... Khảo sát những
năm gần đây, nhu cầu đi lại ở Đà Lạt ngày một tăng cao và với dân số của Đà Lạt hiện hữu
230 ngàn dân, vùng phù cận với gần 700 ngàn dân, nhu cầu đi lại trung bình của người dân và
du khách khoảng 27.000 lượt/ngày, riêng cao điểm du lịch cuối tuần lên tới khoảng 54.000
lượt/ngày. Đó là chưa kể số lượng phương tiện cá nhân của cư dân địa phương cũng như
khách du lịch ngày một gia tăng, góp phần tạo thêm áp lực đối với vấn đề giao thông của
thành phố. Vì thế, với hạ tầng giao thông hiện hữu nêu trên, nhất là giao thông công cộng của
thành phố chỉ sử dụng dưới 1% trong tổng số lượt người đi lại, dẫn tới việc thành phố Đà Lạt
cần phải cung ứng thêm hạ tầng, tăng cường chuyển đổi phương thức và quản lý đỗ xe, tổ
chức lại giao thông một cách linh hoạt...
Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện qua sân bay quốc tế Liên Khương. Sân bay
Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28km về phía Nam, nằm cạnh quốc lộ 20
thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới của sân
bay với diện tích sàn 12.000m vuông được khánh thành, bắt đầu khai thác với đường bay
quốc tế với đường bay dài 3.250m, công suất 1,5-2 triệu khách/ năm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đến nay một số công trình hạ tầng về giao thông và hạ tầng khác đã phát huy hiệu quả, tác
động trực tiếp đến hoạt động du lịch của thành phố như nâng cấp Quốc lộ 20, đầu tư một số
tuyến đường liên tỉnh nối Lâm Đồng với Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang, các tuyến
đường nối vào các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm và hạ tầng các khu du lịch
được đầu tư bài bản đã góp phần lớn vào việc thúc đẩy du lịch phát triển. Các dịch vụ vận
chuyển hành khách, hàng hóa từ đó cũng không ngừng nâng lên về cả số lượng lẫn chất
lượng.

Đặc điểm du khách

Theo thống kê của UBND thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2017-2020, thành phố Đà Lạt đón
khoảng 20,9 triệu lượt khách tham quan, trong đó lượng khách quốc tế đạt 11,7% tổng lượng
khách, mức tăng trưởng khách bình quân giai đoạn đạt 0,4%, ngày lưu trú khách bình quân
đạt 2,2 ngày/khách, tỷ trọng ngành du lịch dịch vụ trong cơ cấu GRDP toàn thành phố đạt
66,16%.
Tuy nhiên, năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong 9 tháng đầu năm 2021,
khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước khoảng 1.815.000 lượt, giảm 20,78%
so cùng kỳ năm 2020.
Những kết quả đạt được hiện nay vẫn chưa phải là cái đích cuối cùng. Đà Lạt đã và đang tiếp
tục đề ra nhiều chương trình, kế hoạch để phát triển hơn nữa. Hiện thành phố đang dần hoàn
thiện dự án mở rộng các nút giao thông, các tuyến đường vành đai, quy hoạch các khu du lịch,
dịch vụ chất lượng cao... để mời gọi và níu chân du khách, để khi nhắc đến thành phố Đà Lạt
thì với phần lớn du khách đều lưu luyến và nhận xét là một thành phố đáng đến du lịch.

You might also like