Bài tập cá nhân

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Mã số sinh viên: 2356230061

Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang


Lớp: 2320DAI033L04
GV: Mai Đăng Khoa

BÀI TẬP CÁ NHÂN PHẦN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Lưu trữ học –
Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

1. Danh mục tham khảo

Trần Quốc Duy. (2014), Thuật quản lý thời gian, Nxb Thế giới.

Minh Minh. (2018). Ngay bây giờ hoặc không bao giờ, Nxb Lao động.

Kaushar, M. (2013). Study of impact of time management on academic performance of


college students, Journal of Business and Management, 9(6), 59-60.

Lê Ngọc Hà & Nguyễn Phương Nhung. (2018). Thực trạng quản lý thời gian của sinh
viên Trường Đại học Giáo dục. [Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Giáo
dục].

McCay, J. T. (1959). The Management of Time. Prentice Hall Direct, 35-256.

Marguba, B. (2024). The Importance of Time Management Skills in Developing


Independent Study Skills. Best Journal of Innovation in Science, Research and
Development, 3(3), 402-408.

Mehmet Dalli School of Physical Education and Sport. (2014). The university
students' time management skills in terms of their academic life satisfaction and
academic achievement levels. Educational Research and Reviews, 9(20),
1090-1096.

Nguyễn Vũ Thùy Chi, Đặng Anh Tài. (2007). Kỹ năng Quản lý thời gian, Dự án PHE
– Trường Đại học An Giang.

Tanrıöğen, A., & Đşcan, S. (2009). Time Management Skills of Pamukkale University
Students and their Effects on Academic Achievement. Eurasian Journal of
Educational Research, 35, 93-108.

Tata, A. (2019, January 17). The Effect of Time Management Skills On Academic
Performance: The Case of Libyan Graduate Students in Turkish Universities.
University of Atilim. Ankara.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, quản lý thời gian không còn là một khái niệm mới mẻ. Khi nói
đến “làm thế nào để kiểm soát thời gian?”, vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được ra đời.

Có thể nói người đi tiên phong trong vấn đề này là McCay với tác phẩm “The
Management of Time”, tác giả đã đưa ra các nguyên lý cơ bản như: Lập kế hoạch hằng
ngày giúp tăng hiệu quả làm việc, xử lý các nhiệm vụ đột xuất và ưu tiên các các
nhiệm vụ cần làm…[35, tr.256]. Chương trình đào tạo của McCay ngày nay vẫn được
áp dụng và được bổ sung, sửa đổi.

Trong công trình nghiên cứu “Time Management Skills of Pamukkale University
Students and their Effects on Academic Achievement” (tạm dịch: “Kỹ năng quản lý
thời gian của sinh viên Đại học Pamukkale và ảnh hưởng của chúng đến thành tích
học tập”), Tanrıöğen, A., và cộng sự (2009) đã chỉ ra được kỹ năng quản lý thời gian
của sinh viên PAU ở mức độ nào, ảnh hưởng của kỹ năng quản lý thời gian ảnh hưởng
đến kết quả học tập sinh viên trường PAU như thế nào. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên PAU ở mức chưa cao và ảnh hưởng của
việc không quản lý tốt thời gian ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả học tập của họ. Một
vài đề xuất được đưa ra cho sinh viên là xác định các hoạt động lãng phí thời gian của
họ và có biện pháp phòng ngừa, áp dụng thái độ nghiêm túc và kỹ thuật quản lý thời
gian hiệu quả vào thực tế thường xuyên nhất có thể.

Trong năm 2013, Kaushar đã thực hiện một đề tài “Study of impact of time
management on academic performance of college students” (tạm dịch: “Nghiên cứu
tác động của quản lý thời gian đến kết quả học tập của sinh viên đại học”) với mẫu
khảo sát là 50 sinh viên ngẫu nhiên. Kaushar đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến
việc quản lý thời gian kém của sinh viên như: Dành nhiều thời gian cho mạng xã hội,
nói chuyện điện thoại quá nhiều, không có lịch trình phù hợp, không có mục tiêu, mục
đích, có sở thích tụ tập bạn bè…

Một nghiên cứu gần đây nhất vào đầu năm 2024 là “The Importance of Time
Management Skills in Developing Independent Study Skills” (tạm dịch: “Tầm quan
trọng của kỹ năng quản lý thời gian trong việc phát triển kỹ năng học tập độc lập”),
Marguba đã chỉ ra bốn giai đoạn cần thực hiện để quản lý thời gian hiệu quả. Giai
đoạn đầu tiên là thiết lập mục tiêu, giai đoạn thứ hai là theo dõi thời gian của bản thân,
giai đoạn tiếp theo là lập kế hoạch, bao gồm: Danh sách việc cần làm, kế hoạch hàng
tuần, kế hoạch hàng tháng và kế hoạch dài hạn và giai đoạn thứ tư là tự giám sát hành
động của bản thân để xem kế hoạch được thực hiện như thế nào, lên kế hoạch chính
xác ra sao…

Một số tác phẩm khác liên quan đến đề tài như: “The university students' time
management skills in terms of their academic life satisfaction and academic
achievement levels” củaMehmet Dalli School of Physical Education and Sport. (tạm
dịch: “Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên đại học trong cuộc sống và ảnh hưởng
đến thành tích học tập”) , “The Effect of Time Management Skills On Academic
Performance: The Case of Libyan Graduate Students in Turkish Universities” (tạm
dịch: “Ảnh hưởng của kỹ năng quản lý thời gian đến kết quả học tập: sinh viên tốt
nghiệp Libya tại các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ”) của Tata, A (2019).

Những công trình nghiên cứu trên đều cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ
năng quản lý thời gian, đưa ra những vấn đề thường gặp phải và cách giải quyết như
thế nào, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, chưa đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng
của kỹ năng đến các hoạt động khác của con người như: Kết quả học tập, hiệu quả
công việc…
Tại Việt Nam, cũng đã có các công trình nghiên cứu về chủ đề kỹ năng quản lý
thời gian, một vài tác phẩm phải kể đến như: Đề tài “Thực trạng quản lý thời gian của
sinh viên Trường Đại học Giáo dục” Lê Ngọc Hà và Nguyễn Phương Nhung (2018).
Luận văn này đã nghiên cứu về mức độ quan tâm của sinh viên trường đến vấn đề
quản lý thời gian, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, kết quả học tập bị ảnh hưởng
bởi yếu tố quản lý thời gian. Kết quả cho thấy nhiều sinh viên không lập kế hoạch
quản lý thời gian, chiếm 50% kết quả khảo sát, đa phần lý do là không có thói quen lập
kế hoạch hay thời gian biểu, kết quả khảo sát thời gian sinh viên Trường Đại học Giáo
dục dành cho các hoạt động trong ngày khá tích cực, đa số sinh viên dành phần lớn
thời gian cho việc học chiếm 36,2%. Khi khảo sát học lực của các bạn sinh viên, đa
sôs sinh viên có học lực giỏi đều có kế hoạch quản lý thời gian tốt, giành nhiều thời
gian cho học tập hơn.

Nguyễn Vũ Thùy Chi và Đặng Anh Tài thực hiện đề tài “Kỹ năng quản lý thời
gian” tại Trường Đại học An Giang (2017). Tác giả đã đưa ra một vài nguyên tắc dùng
khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong thực tế của kỹ năng quản lý thời gian như
lập kế hoạch, xác định mức mục tiêu cho công việc bằng cách trả lời các câu hỏi “Các
mục tiêu này có còn thực tế không?”, “Nếu bỏ mục tiêu này thì có ảnh hưởng như thế
nào đến bản thân và người khác”... Khi tiến hành công việc, tác giả đưa ra nguyên tắc
5W-2H để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, nguyên tắc đó trả lời cho các câu
hỏi sau: Tại sao phải thực hiện công việc này (Why)? Nội dung là gì (What)? Khi nào
sẽ thực hiện (When)? Thực hiện như thế nào (How)? Thực hiện trong bao lâu (How
long)? Với ai (Who)? Ở đâu (Where)? Tác giả đề xuất một số công cụ quản lý thời
gian như đồ thị quản lý thời gian, lịch công việc.

Trong khi hàng loạt cuốn sách chỉ cung cấp cho các bạn những mẹo đơn giản
kết quả thì không rõ ràng thì cuốn sách ”Ngay bây giờ hoặc không bao giờ” của tác giả
J. S. Cott do Minh Minh dịch, tác phẩm lại chỉ ra chi tiết những hành động trên từng
lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày như: Thể dục, chăm sóc sức khỏe, công việc, thậm
chí là các mối quan hệ cá nhân. Mọi lý thuyết chỉ có giá trị khi nó được áp dụng vào
thực tế một cách hiệu quả, đó chính là mục đích của cuốn sách này, nội dung tập trung
xuyên suốt vào từ “Hành động”. Vì vậy, thay vì chỉ đọc lý thuyết và không áp dụng
được vào thực tế thì bạn sẽ nhận được những phương pháp hữu hiệu áp dụng được
ngay vào đời sống, thiết lập thói quen tránh trì hoãn thời gian.
Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác có liên quan đến chủ đề như: Brian
Tracy(2006) đã đưa ra 21 giải pháp quản lý thời gian hiệu quả trong “Thuật quản lý
thời gian” do Trần Quốc Duy dịch, “Quản lý thời gian” Fotana (2006) do Trương Vỹ
Quyền dịch…

Qua quá trình tổng quan cho thấy, số lượng tác phẩm liên quan đến chủ đề “Kỹ
năng quản lý thời gian” ở nước ngoài rất lớn trong khi đó ở Việt Nam thì chưa nhiều.
Ở Việt Nam đa số các nghiên cứu dưới quy mô là một công trình khoa học, các tài liệu
chuyên biệt về chủ đề chưa nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý
thời gian của sinh viên khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ góp
phần làm phong phú về cơ sở lý thuyết, phương pháp luận đồng thời đem đến sự hiểu
biết thêm về đề tài.

You might also like