Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Hóa Phân Tích – 2021

Bài 10: Phương pháp phân tích điện lượng được dựa trên nguyên tắc đo điện lượng tiêu tốn bởi chất
phân tích trong quá trình điện phân hoặc là lượng điện tương đương với chất trong trong phản ứng.
Để xác định nồng độ của H2SO4, người ta cho vào bình điện phân 1,00 mL dung dịch H2SO4; 25,0 mL
dung dịch K2SO4 0,10 M và 1 giọt dung dịch chỉ thị phenolphthalein (coi thể tích chỉ thị là không đáng kể).
Nhúng vào dung dịch trong bình điện phân điện cực Pt
(1) đóng vai trò điện cực làm việc và ống thuỷ tinh (2) có
màng chắn, không cho ion H+ đi qua. Ống thuỷ tinh được
đổ đầy dung dịch K2SO4 0,10 M và chứa 1 điện cực Pt
khác (3) bên trong (Hình vẽ). Quá trình điện phân được
thực hiện ở 25oC với hiệu suất điện phân là 100% (giả
thiết không có quá trình điện phân phụ nào khác) cho tới
khi dung dịch trong bình điện phân xuất hiện màu hồng
nhật thì thời gian điện phân là 8 phút 48,6 giây với
cường độ dòng điện là 4,50 mA. Biết rằng hằng số
faraday = 96485.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực.
b) Màu hồng của phenolphthalein xuất hiện khi pH = 9,0. Do vậy việc dừng điện phân ở thời điểm
này gây sai số nhỏ trong phép đo. Tính nồng độ chính xác của H2SO4 trong dung dịch mẫu.

Bài 11. Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH = 14,0) và một bình điện phân khác chứa
dung dịch H2SO4 (pH = 0,0) ở 298 K. Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai cực mỗi bình thì có khí giống
nhau thoát ra ở catot của 2 bình và khí giống nhau thoát ra ở anot của 2 bình tại cùng hiệu điện thế.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở trên điện cực của mỗi bình (không xét sự tạo thành H2O2
và H2S2O8).
b) Tính hiệu điện thế (điện áp) tối thiểu phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình điện phân
xảy ra.
c) Để giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11,0, ta có thể dùng NH4Cl. Tính khối lượng NH4Cl
phải dùng để điều chỉnh pH của 1,0 lít dung dịch NaOH từ 14,0 xuống còn 11,0.
d) Khi pH của dung dịch NaOH bằng 11,0 thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực của bình
điện phân là bao nhiêu để cho quá trình điện phân xảy ra?
Cho biết: Eo(H2O, O2(k)/2OH-) = 0,40 V ; Eo(H+/H2(k)) = 0,00 V ; pKa(NH4+) = 9,24. Áp suất riêng phần
của H2 và O2 đều là 1,0 atm.

Bài 12: Dung dịch X gồm FeCl2 0,10 M và FeCl3 0,20 M và HCl 0,02 M. Cho hấp thụ hoàn toàn 2 mmol
khí H2S vào 100,0 mL dung dịch X, sau khi lọc bỏ kết tủa thì thu được dung dịch Y.
a) Tính pH của dung dịch Y.
b) Nhúng 1 điện cực Pt vào dung dịch Y và ghép điện cực này với điện cực tạo thành do nhúng dây Ag
vào dung dịch Z gồm Na2SO4 0,10 M, NaCl 0,05 M và AgNO3 0,25 M.
Viết sơ đồ pin, nửa phản ứng xảy trên các điện cực và phản ứng xảy ra trong pin khi pin hoạt động.
Tính sức điện động của pin.
c) Điện phân dung dịch X trong bình điện phân với 2 điện cực Pt. Tính thế cần đặt vào giữa 2 điện
cực để bắt đầu có quá trình điện phân xảy ra và để điện phân hết ion thứ nhất trên catot (ion điện
phân đầu tiên). Biết rằng một ion được coi là điện phân hết khi tổng nồng độ các dạng tồn tại của nó
trong dung dịch là 10−6 M.
Áp suất riêng phần của các chất khí chấp nhận bằng 1,0 atm; Điện trở của bình điện phân không đáng kể.
Cho biết: Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771 V; Eo(S/S2−) = −0,480 V; Eo(Ag+/Ag) = 0,799 V; Eo(Cl2(k)/Cl−) = 1,360 V;
Eo(O2(k),H+/H2O) = 1,230 V; *b(FeOH2+) = 10−2,17; *b(FeOH+) = 10−5,92; *b(AgOH) = 10−11,7; pKs(AgCl) =
10,0; pKs(Ag2SO4) = 4,83; pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90; pKa(HSO4−) = 1,99.
Quá thế thoát khí oxi trên điện cực Pt là hO2(Pt) = +1,11 V.
Quá thế thoát khí clo trên điện cực Pt là hCl2(Pt) = +0,10 V.

You might also like