Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
MÃ LHP: 232_SMGM1411_01
GVGD: Vũ Tuấn Dương
MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: 04

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký nộp Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
87 Bạch Mai 22D100243 K58A4
Phương

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
PHẦN I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP......................................................................2
PHẦN II. VẬN DỤNG QUY TẮC VRINE.....................................................................3
1. Vận dụng quy tắc VRINE nhận dạng lợi thế cạnh tranh bền vững của Vietjet
Air.................................................................................................................................3
1.1. Giá trị (Value)................................................................................................3
1.2. Hiếm có (Rarity).............................................................................................4
1.3. Khó sao chép và không thể thay thế (Inimitability & Non- substitutability)4
1.3.1. Khó sao chép.........................................................................................4
1.3.2. Không thể thay thế.................................................................................5
1.4. Khả năng khai thác (Exploitability)..............................................................6
2. Vận dụng Quy tăc VRINE để đánh giá lợi thế cạnh tranh bền vững của Vietjet
Air.................................................................................................................................6
2.1. Có giá trị (Value)............................................................................................7
2.2. Hiếm (Rarity)..................................................................................................7
2.3. Khó sao chép và không thể thay thế (Inimitability & Non- substitutability)8
2.4. Khả năng khai thác (Exploitability)..............................................................9
3. Đề xuất một số giải pháp để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của Vietjet
Air.................................................................................................................................9
LỜI KẾT...........................................................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở, việc giao lưu kinh tế văn hoá… giữa các quốc
gia trên thế giới ngày càng được tăng cường mở rộng. Từ đó, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc
gia phải quan tâm đến việc nâng cấp phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Vì
vậy, phát triển Ngành giao thông vận tải nói chung và phát triển Ngành hàng không nói
riêng đều được các quốc gia hết sức coi trọng. Ngành hàng không Việt Nam trong thời
gian qua cũng những đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước
nói chung, cho sự phát triển kinh tế đối ngoại và giao lưu văn hoá với các nước nói riêng.
Tuy nhiên Ngành hàng không Việt Nam vẫn còn những hạn chế, chưa thực sự phát huy
được hết tiềm năng và lợi thế của Ngành, hiệu quả kinh tế xã hội chưa cao, và sức cạnh
tranh còn hạn chế. Chính vì vậy hôm nay em xin phân tích “Lợi thế cạnh tranh bền vững
của hãng hàng không Vietjet Air thông qua quy tắc VRINE để tìm hiểu lợi thế cạnh
tranh, nhận định tính bền vững và xu hướng hàng không trong tương lai của VietJet Air.”

1
PHẦN I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

- Giới thiệu về hãng hàng không Vietjet Air: Vietjet Air là hãng hàng không tư
nhân giá rẻ đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận kinh doanh từ năm
2007, tên chính thức là Công ty cổ phần hàng không Vietjet. Tên tiếng anh là
Vietjet Aviation Joint Stock Company. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát
triển, Vietjet Air ngày càng khẳng định vị thế của mình
- Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp
khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp
hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng
yêu thích và tin dùng.
- Sứ mệnh
 Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và
quốc tế. Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không
 Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không
 Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở
Việt Nam và quốc tế
 Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang
trọng và nụ cười thân thiện
- Giá trị cốt lõi: An toàn- Vui vẻ- Giá rẻ- Đúng giờ
- Văn hóa doanh nghiệp: Ý thức an toàn- Liêm chính- Khác biệt, đầy cảm hứng-
Chăm chỉ, tháo vát- Vui tươi, mạnh mẽ, sôi nổi
- Cất cánh với sứ mệnh hiện thực hóa ước mơ bay cho hàng triệu người dân các
nước, Vietjet đã nhanh chóng phát triển thành hãng hàng không tư nhân lớn nhất
Việt Nam và vươn xa ra khu vực châu Á- Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương
 Cùng với ThaiVietjet tại Thái Lan, Vietjet khai thác tổng cộng 197 đường
bay nội địa Việt Nam, Thái Lan và đường bay quốc tế tới Singapore,
Malaysia, Myanmar, Đài Loan, Hàn Quốc,…Vào cuối 2019, Vietjet đã
chào đón cột mốc phục vụ 100 triệu lượt khách nội địa và quốc tế
 Tính đến tháng 2/2024, hãng sở hữu đội bay 105 chiếc bao gồm toàn bộ là
các dòng máy bay thế hệ mới A320, A321 với công nghệ tiết kiệm nhiên
liệu hơn, phát thải khí thải ít hơn trong khi đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn
cao nhất. Vietjet tự hào là một trong những hãng hàng không có đội tàu bay
mới, tuổi bình quân 2-3 năm, mới nhất trong khu vực và thế giới
 Vietjet đã được trang đánh giá an toàn hàng không AirlineRating vinh danh
là Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất trong 5 năm liền (2017- 2021).
Hãng cũng nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như Top 50
hãng hàng không tốt nhất thế giới về chỉ số sức khỏe hoạt động, tài chính;
Hãng Hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2020; Doanh nghiệp
tốt nhất ngành hàng không châu Á,…được Huân chương Lao động của Chủ
tích nước, nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,.. vì đóng góp mạnh
mẽ của mình cho sự phát triển, đổi mới của ngành hàng không, du lịch cũng

2
như những cống hiến, đóng góp cho xã hội thông qua hàng loạt hoạt động
cộng đồng, thiện nguyện không ngừng nghỉ.
PHẦN II. VẬN DỤNG QUY TẮC VRINE

1. Vận dụng quy tắc VRINE nhận dạng lợi thế cạnh tranh bền vững của Vietjet
Air

Theo bộ quy tắc VRINE, các tiêu chuẩn xác định lợi thế cạnh tranh bền vững gồm:

- Có giá trị- Value


- Hiếm có- Rarity
- Khó bắt chước và không thể thay thế- Inimitability & Non- substitutability
- Có thể khai thác được- Exploitability

Theo bộ quy tắc VRINE, tính bền vững của lợi thế cạnh tranh Vietjet Air được thể
hiện như sau:

1.1. Giá trị (Value)

- Vietjet Air cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của nhiều
khách hàng
 Vietjet Air nổi tiếng với mức giá vé máy bay cực kỳ cạnh tranh, phù hợp
với túi tiền của đại đa số người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có
thu nhập thấp và trung bình. Vietjet Air thường có giá vé rẻ hơn 30-50% so
với các hãng hàng không truyền thống cùng hành trình.
 Hãng thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá
vé hấp dẫn, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí cho chuyến bay của mình.
Hãng thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi như "Vé 0 đồng",
"Giảm giá 50%", "Mua 1 tặng 1",..Các chương trình này diễn ra với tần
suất cao, đa dạng về hình thức và mức ưu đãi, thu hút đông đảo khách hàng
tham gia.
 Vietjet Air áp dụng mô hình "hàng không giá rẻ thuần túy" (LCC) nên loại
bỏ các dịch vụ phụ trợ không cần thiết, giúp tối ưu hóa giá vé và mang lại
mức giá tốt nhất cho khách hàng. VietJet Air đã cắt giảm các chi phí hành
lý đi kèm, bỏ suất ăn trên máy bay. Thay vào đó, hành lý, ăn uống trở thành
dịch vụ hành khách phải trả tiền riêng tùy theo nhu cầu.
- Mạng lưới bay rộng khắp, bao gồm nhiều tuyến bay quốc nội và quốc tế.
 Nội địa: Vietjet Air sở hữu mạng lưới đường bay nội địa rộng khắp, kết nối
hầu hết các tỉnh thành phố lớn trên cả nước. Hãng hiện đang khai thác hơn
40 đường bay nội địa, tần suất bay cao, đáp ứng nhu cầu di chuyển đa dạng
của khách hàng. Nhờ vậy, khách hàng có thể dễ dàng di chuyển đến mọi
nơi trong Việt Nam với giá cả tiết kiệm và thời gian linh hoạt.

3
 Quốc tế: Vietjet Air hiện đang khai thác 80 đường bay quốc tế, kết nối Việt
Nam với nhiều quốc gia Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và Trung
Đông và đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới. Tần suất bay ngày
càng được tăng cao, đáp ứng nhu cầu giao thương và du lịch quốc tế ngày
càng tăng của khách hàng.

1.2. Hiếm có (Rarity)

- Mô hình “Hàng không giá rẻ thuần túy” (LCC)


 Vietjet Air là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam khai thác
mô hình "hàng không giá rẻ thuần túy" (LCC). Mô hình này tập trung vào
việc tối ưu hóa chi phí vận hành, loại bỏ các dịch vụ phụ trợ không cần
thiết, từ đó mang lại mức giá vé máy bay cực kỳ cạnh tranh cho khách
hàng.
 Các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của mô hình LCC Vietjet Air bao
gồm: đội tàu bay mới, hiện đại, tối ưu hóa quy trình khai thác, loại bỏ dịch
vụ phụ trợ, bán hàng trực tuyến
- Đội tàu bay mới, hiện đại
 Vietjet Air sở hữu đội tàu bay mới, hiện đại có tuổi trung bình dưới 3 tuổi,
là một trong những đội tàu bay trẻ nhất khu vực.
 Vietjet Air cũng là hãng hàng không đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á
sử dụng các dòng máy bay Airbus A320, A321 và A321neo, được đánh giá
cao về độ an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, cụ thể:
giảm tiêu thụ nhiên liệu ít nhất là 16% trong thời gian đầu, tiết kiệm tiếng
ồn tới 75% và lượng khí thải ra môi trường tới 50%. Điều này giúp hãng
tiết kiệm được chi phí và tạo ra lợi thế cạnh tranh hiếm cho mình

1.3. Khó sao chép và không thể thay thế (Inimitability & Non-
substitutability)

1.3.1. Khó sao chép


- Mạng lưới đường bay rộng khắp và được tối ưu hóa:
 Vietjet Air là hãng hàng không tiên phong khai thác nhiều đường bay mới,
tạo dựng mạng lưới rộng khắp và sở hữu lợi thế đầu tiên trên thị trường.
 Hãng đã tối ưu hóa hiệu quả khai thác mạng lưới đường bay, mang lại lợi
nhuận cao từ hoạt động bay.
 Xây dựng mạng lưới đường bay rộng khắp và hiệu quả đòi hỏi nguồn lực
tài chính lớn, thời gian dài và chiến lược phát triển bài bản, tạo ra rào cản
lớn cho các đối thủ cạnh tranh.
- Vietjet Air dẫn đầu chi phí thấp với mô hình kinh doanh LCC

4
 Đội máy bay trẻ và hiệu quả: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của
chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air là đội máy bay trẻ và hiệu quả. Họ
đã đầu tư vào các máy bay mới để giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm chi phí
bảo trì. Ngoài ra, Sovico Holding cũng là doanh nghiệp đồng sáng lập
Vietjet Air có kế hoạch trở thành cổ đông chiến lược của các hãng xăng dầu
lớn ở Việt Nam để hoàn thiện chuỗi giá trị trong ngành vận tải của mình
bằng cách tác động đến nguồn nhiên liệu đầu vào nhằm chủ động hơn trong
công tác cung cấp xăng JET A1 cho đội bay và tiết giảm chi phí nhiên liệu
 Hợp đồng với đối tác và nhà cung cấp: Việc ký kết hợp đồng có lợi với các
đối tác và nhà cung cấp giúp Vietjet Air tiết kiệm được một khoản tiền
đáng kể.
 Tận dụng công nghệ: Vietjet Air đã đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống công
nghệ tiên tiến, ứng dụng vào quản lý, vận hành, bán hàng và chăm sóc
khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ hiệu quả giúp Vietjet Air tiết kiệm
chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự khác biệt và mang lại lợi thế
cạnh tranh so với đối thủ
- Hệ sinh thái tiêu dùng toàn diện
 E-commerce: Vietjet Sky Shop là nền tảng thương mại điện tử chính thức
của Vietjet Air, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ như vé máy bay,
khách sạn, tour du lịch, vé vui chơi giải trí,...
 Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng: Vietjet Air hợp tác với các nhà cung
cấp hàng tiêu dùng uy tín để mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mua
sắm hơn với giá cả cạnh tranh.
 Dịch vụ tài chính: Vietjet Air cung cấp các dịch vụ tài chính như thanh
toán, chuyển tiền, cho vay... giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao
dịch.
 Dịch vụ giải trí: Vietjet Air hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ giải trí để
mang đến cho khách hàng những trải nghiệm giải trí đa dạng trên khoang
máy bay và tại sân bay.

- Hệ thống quản lý hiệu quả: Vietjet Air áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả, giúp
hãng tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất hoạt động. Hệ thống này được xây
dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế của hãng và khó có thể sao chép bởi các đối thủ
cạnh tranh.

- Văn hóa doanh nghiệp độc đáo: Vietjet Air sở hữu văn hóa doanh nghiệp độc đáo,
đề cao tinh thần cống hiến, sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Văn hóa này giúp hãng
thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh khó bắt chước
1.3.2. Không thể thay thế
- Vietjet Air là hãng hàng không nổi tiếng ở Việt Nam cung cấp vé máy bay giá rẻ,
dịch vụ hàng không,.. Khách hàng thường có niềm tin vào chất lượng và mức độ
an toàn ở mỗi chyến bay cùng Vietjet và khó tìm thấy các thương hiệu khác có thể
cung cấp giải pháp tương tự

5
- Nhu cầu đi lại ngày càng tăng:
 Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu
nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu đi lại, du lịch và
khám phá ngày càng cao.
 Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với
nền kinh tế quốc tế, thúc đẩy giao thương và hợp tác giữa các quốc gia, từ
đó gia tăng nhu cầu đi lại bằng máy bay.
 Sự phát triển của du lịch: Ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, góp phần gia tăng nhu cầu
đi lại bằng máy bay.
- Sự gắn kết thương hiệu:
 Uy tín và thương hiệu: Vietjet Air đã xây dựng được uy tín và thương hiệu
mạnh mẽ trên thị trường hàng không Việt Nam, được khách hàng tin tưởng
và lựa chọn.
 Trải nghiệm khách hàng: Vietjet Air luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng
trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, từ khâu đặt vé đến khi kết thúc hành trình.
 Chương trình khuyến mãi: Vietjet Air thường xuyên tung ra các chương
trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khách hàng và tạo dựng sự gắn kết
thương hiệu

1.4. Khả năng khai thác (Exploitability)

- Nhu cầu đi lại ngày càng tang: Nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày càng tăng, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để Vietjet Air
mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
Ví dụ, vào tháng 2/2024, Vietjet đã đón tàu bay thứ 105 gia nhập đội tàu bay hiện
đại, thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 160 triệu lượt
hành khách, với 125 đường bay gồm 45 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và
80 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan,… Trong năm 2023, Vietjet đã khai thác an toàn 133 nghìn chuyến bay, vận
chuyển 25,3 triệu lượt hành khách (chưa bao gồm Vietjet Thái Lan), trong đó hơn
7,6 triệu khách quốc tế, tăng tới 183% so với năm 2022.
- Phát triển các dịch vụ mới: Vietjet Air có thể phát triển các dịch vụ mới như: vận
chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói,... để tăng doanh thu và đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh.
- Mở rộng thị trường quốc tế: Vietjet Air đang tích cực mở rộng thị trường quốc tế,
khai thác các đường bay mới đến các khu vực tiềm năng như Đông Nam Á, Đông
Bắc Á và Trung Quốc.

6
2. Vận dụng Quy tăc VRINE để đánh giá lợi thế cạnh tranh bền vững của
Vietjet Air

Vietjet Air đã gặt hái được thành công to lớn trong những năm qua và trở thành một trong
những hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam. Thành công này có thể được quy
cho nhiều yếu tố, bao gồm lợi thế cạnh tranh bền vững của hãng được xây dựng dựa trên
Quy tắc VRINE.

2.1. Có giá trị (Value)

Cuộc khủng hoảng kinh tế của toàn thế giới đã gây ra thách thức, khó khăn cho ngành
hàng không toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nhiều hãng hàng không tư
nhân đã không trụ được trên thị trường, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế lại tạo ra
xu hướng mới đó là “Tiêu dùng tiết kiệm”. Vietjet Air đã biết cách tận dụng cơ hội từ
cuộc khủng khoảng kinh tế, đón đầu xu thế tiêu dùng tiết kiệm, biến thách thức thành
cơ hội và có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc

- Điểm mạnh
 Tạo giá trị cho khách hàng: Vietjet Air có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
có giá trị cao cho khách hàng thông qua việc hiểu rõ nhu cầu của họ. Việc
cung cấp các dịch vụ hàng không chất lượng, giá cả hợp lý và tiện ích bổ
sung giúp Vietjet Air tạo ra giá trị gia tăng cho khách hang.
 Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Sự tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách
hàng giúp Vietjet Air có thể nâng cao chất lượng và dịch vụ so với các đối
thủ, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh. Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có
giá trị cao có thể giúp Vietjet Air tăng giá và nâng cao lợi nhuận.
 Tăng trung thành của khách hàng: Khi Vietjet Air tạo ra giá trị cho khách
hàng, họ sẽ có động lực lớn hơn để sử dụng và giới thiệu các dịch vụ của
Vietjet cho người khác. Sự trung thành của khách hàng giúp Vietjet Air duy
trì và mở rộng thị phần, cũng như tạo ra nguồn thu ổn định.
- Hạn chế
 Khó định lượng giá trị: Việc xác định và đo lường giá trị mang lại cho
khách hàng là thách thức, vì giá trị là khái niệm mang tính chủ quan. Khó
khăn trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ để cân bằng giữa giá trị cung
cấp và giá thị trường chấp nhận
 Khó bảo vệ lợi thế cạnh tranh: Khi Vietjet Air tạo ra giá trị, các đối thủ
cạnh tranh có thể nhanh chóng học hỏi và bắt chước, làm giảm tính độc đáo
và khó bắt chước của sản phẩm, dịch vụ. Điều này khiến Vietjet Air phải
liên tục cải tiến và sáng tạo để duy trì lợi thế cạnh tranh.

7
2.2. Hiếm (Rarity)

Vietjet Air là doanh nghiệp hiếm hoi có thể tồn tại bền vững sau khủng hoảng kinh tế
và thậm chí tang trưởng mạnh mẽ trong một môi trường tuy không nhiều đối thủ cạnh
tranh nhưng áp lực thải loại lớn

- Ưu điểm
 Tăng giá trị thương hiệu: Việc kết hợp mô hình kinh doanh độc đáo (LCC)
và việc vung cấp dịch vụ bổ sung với đội ngũ nhân viên năng động, uy tín
dã giúp hãng duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương
lai
 Tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao độ trung thành của khách hàng: Vietjet
Air đã xây dựng được thương hiệu uy tín và vị thế dẫn đầu trong phân
khúc hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Nhờ vậy, hãng thu hút được lượng
lớn khách hàng trung thành và tạo ra rào cản lớn cho các đối thủ cạnh
tranh.
- Hạn chế
 Khó duy trì sự hiếm có: Với sự phát triển công nghệ và sự cạnh tranh gay
gắt, các nguồn lực, năng lực .hiếm có của Vietjet Air có thể nhanh chóng bị
các đối thủ bắt chước hoặc thay thế. Điều này làm mất đi lợi thế cạnh tranh
dựa trên yếu tố hiếm có.
 Rủi ro về chính sách: Các chính sách của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của Vietjet Air, ví dụ như: thay đổi chính sách thuế,
phí, quy định về an toàn bay,...

2.3. Khó sao chép và không thể thay thế (Inimitability & Non-
substitutability)

Chiến lược của Vietjet Air là hướng tới xây dựng một hang hàng không Consumer
Airline xây dựng một hệ sinh thái toàn diện phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng, kết hợp E- commerce và hệ thống phân phối hàng tiêu dùn. Năng lực định vị
đúng lợi thế cạnh tranh dẫn đầu chi phí thấp được thị trường đón chào nồng nhiệt, bên
cạnh những chiến lược marketing ấn tượng đã làm cho mức độ nhận diện thương hiệu
tang lên nhanh chóng. Đồng thời, Vietjet Air đanh định hình ra các chuẩn mực hoạt
động kinh doanh cùng phân khúc hàng không giá rẻ đầy tiềm năng ở Việt Nam, đây là
một ưu thế vô cùng lớn tạo ra sự chủ động cho Vietjet trong quá trình thống lĩnh
ngành hàng không giá rẻ trong khu vực mà các doanh nghiệp khác khó có thể bắt
chước dược.

- Ưu điểm

8
 Hệ thống quản lý hiệu quả: Vietjet Air áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả,
giúp hãng tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất hoạt động. Hệ thống này
được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế của hãng và khó có thể sao
chép bởi các đối thủ cạnh tranh
 Văn hóa doanh nghiệp độc đáo: Vietjet Air sở hữu văn hóa doanh nghiệp
độc đáo, đề cao tinh thần cống hiến, sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Văn hóa
này giúp hãng thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh
tranh khó bắt chước.
 Hệ thống công nghệ tiên tiến: Vietjet Air đầu tư vào hệ thống công nghệ tiên
tiến, giúp hãng tự động hóa nhiều quy trình, tối ưu hóa hoạt động và nâng
cao hiệu quả kinh doanh
- Hạn chế
 Khó khăn trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh: Việc duy trì lợi thế cạnh
tranh trong ngành hàng không là rất khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt và
liên tục thay đổi. Các đối thủ cạnh tranh có thể nhanh chóng học hỏi và áp
dụng các chiến lược, mô hình kinh doanh hiệu quả của Vietjet Air

2.4. Khả năng khai thác (Exploitability)

- Ưu diểm
 Nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày càng tăng: Nhu cầu đi lại bằng máy bay
tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang tăng trưởng mạnh mẽ, tạo cơ
hội to lớn cho Vietjet Air mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu. Theo
dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), nhu cầu đi lại
bằng máy bay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng gấp đôi vào
năm 2037.
 Mở rộng thị trường quốc tế: Vietjet Air đang tích cực mở rộng thị trường
quốc tế, khai thác các đường bay mới đến các khu vực tiềm năng như Đông
Bắc Á, Trung Quốc và Nhật Bản. Hãng đã và đang triển khai các chiến
lược để thâm nhập thị trường quốc tế như: hợp tác với các hãng hàng không
địa phương, tăng cường quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và
dịch vụ.
- Hạn chế
 Sự cạnh tranh gay gắt: Ngành hàng không là một ngành cạnh tranh gay gắt,
với sự tham gia của nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước. Các hãng
hàng không truyền thống có lợi thế về thương hiệu, mạng lưới đường bay
và chất lượng dịch vụ. Các hãng hàng không giá rẻ khác cũng đang cạnh
tranh mạnh mẽ với Vietjet Air về giá cả và dịch vụ.
 Rủi ro biến động giá nhiên liệu: Giá nhiên liệu là một trong những yếu tố
ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động của hãng. Biến động giá nhiên liệu có
thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vietjet Air.

9
3. Đề xuất một số giải pháp để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của Vietjet
Air

Vietjet Air đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong phân khúc hàng không giá rẻ tại Việt Nam
nhờ sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, để duy trì lợi thế cạnh tranh
này trong bối cảnh thị trường hàng không ngày càng cạnh tranh gay gắt, Vietjet Air cần
tiếp tục nỗ lực trên nhiều mặt:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ:


 Cải thiện dịch vụ khách hàng: Vietjet Air cần tiếp tục nâng cao chất lượng
dịch vụ khách hàng, bao gồm dịch vụ tại sân bay, trên máy bay và sau bay.
Hãng cần chú trọng đào tạo nhân viên để nâng cao thái độ phục vụ, giải
quyết khiếu nại khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Vietjet Air cần đa dạng hóa sản phẩm và
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hãng có thể
cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như chọn chỗ ngồi, mua hành lý ký
gửi, vé hạng thương gia,...
 Nâng cấp cơ sở vật chất: Vietjet Air cần nâng cấp cơ sở vật chất, bao gồm
máy bay, sân bay và các tiện nghi tại sân bay. Hãng cần đầu tư vào các máy
bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
- Mở rộng mạng lưới đường bay:
 Mở rộng thị trường nội địa: Vietjet Air cần tiếp tục mở rộng mạng lưới
đường bay nội địa, khai thác các đường bay mới đến các điểm đến tiềm
năng. Hãng cũng cần tăng tần suất các đường bay hiện có để đáp ứng nhu
cầu đi lại ngày càng cao của người dân.
 Phát triển thị trường quốc tế: Vietjet Air cần tiếp tục phát triển thị trường
quốc tế, khai thác các đường bay mới đến các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới. Hãng cần hợp tác với các hãng hàng không quốc tế để mở
rộng mạng lưới liên danh, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn.
- Đầu tư vào công nghệ:
 Ứng dụng công nghệ vào quản lý và vận hành: Vietjet Air cần tiếp tục ứng
dụng công nghệ vào quản lý và vận hành để nâng cao hiệu quả hoạt động,
giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hãng có thể sử dụng các
hệ thống quản lý tiên tiến như CRM, ERP,... để quản lý khách hàng, đặt vé,
thanh toán,...
 Phát triển ứng dụng di động: Vietjet Air cần phát triển ứng dụng di động
cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho khách hàng như đặt vé, check-in, theo
dõi hành trình,... Ứng dụng di động cần được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng
và mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
- Đổi mới sáng tạo:
 Tìm kiếm mô hình kinh doanh mới: Vietjet Air cần không ngừng tìm kiếm
mô hình kinh doanh mới để duy trì lợi thế cạnh tranh. Hãng có thể tham

10
khảo các mô hình kinh doanh mới của các hãng hàng không giá rẻ khác trên
thế giới và áp dụng vào thị trường Việt Nam.
 Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới: Vietjet Air cần phát triển các sản
phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và thu hút khách hàng.
Hãng có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác để cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ liên quan đến du lịch, giải trí,...
- Duy trì văn hóa doanh nghiệp:
 Giữ gìn văn hóa năng động, sáng tạo: Vietjet Air cần giữ gìn văn hóa doanh
nghiệp năng động, sáng tạo, khuyến khích nhân viên chủ động, đổi mới và
sáng tạo trong công việc.
 Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp: Vietjet Air cần xây dựng
môi trường làm việc chuyên nghiệp, bình đẳng và tôn trọng nhân viên.
Hãng cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, tạo
điều kiện cho nhân viên phát triển và cống hiến cho công ty.
4.

11
LỜI KẾT

Từ những phân tích thông qua quy tắc VRINE, ta có thể thấy rằng nhờ những lợi
thế cạnh tranh bền vững, Vietjet Air đã tạo được chỗ đứng riêng cho mình trong
ngành hàng không trong nước cũng như ngoài nước. Thông qua việc xác định rõ
lợi thế cạnh tranh bền vững, Vietjet Air đã đưa ra các chiến lược phát triển phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện, vị thế của doanh nghiệp.
Tuy phải mất tới 4 năm mới có thể đưa chiếc máy bay đầu tiên của mình lên bầu
trời nhưng hiện tại Vietjet Air đã trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 Việt Nam
chỉ sau "ông lớn" Vietnam Airlines. Không thể phủ nhận rằng việc xác lập lợi thế
cạnh tranh bền vững củaVietJet Air đã góp một phần không nhỏ cho thành công
của hãng hàng không này. Những thành công trên chắc chắn sẽ giúp cho VietJet
phát triển và mở rộng hơn nữa trong tương

12

You might also like