Đề cương LSTH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Họ và tên: Trần Tuấn Anh

Lớp: TKĐH K14A


Môn học: Lịch sử Triết học
GVHD: Nguyễn Thị Huệ

Câu 1: Phân tích những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ
và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam hiện nay.
*Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ (Buddha) :

Tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy - tức tư tưởng của Phật Thích
Ca - chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca, và
được trình bày trong bộ Kinh.

- Thế giới quan: Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy được phản ánh
trong thuyết duyên khởi và được làm sáng tỏ qua phạm trù vô ngã và vô
thường.
+ Duyên khởi là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi” có nghĩa là
các pháp đều do nhân duyên mà có. Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng
đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Duyên khởi từ tâm mà ra. Tâm là cội
nguồn của vạn vật. Từ đây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức
không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới. Quan niệm vô tạo giả gắn liền
với quan niệm vô ngã, vô thường.
+ Vô ngã là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả.
Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc, tức vật
chất như đất, nước, lửa, gió và danh, tức tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức
mà không có đại ngã hay tiểu ngã gì cả.
+ Vô thường là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả. Vạn vật luôn nằm
trong chu trình sinh – trụ – dị – diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư
ảo vô cùng theo luật nhân quả. Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ
duyên mà thành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới...; cứ
như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu
tiên và kết quả cuối cùng nào cả.
Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị
nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện
chứng chất phác.
* Nhân sinh quan: Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật
giáo nguyên thủy. Nó thể hiện cô đọng trong câu nói của Phật Thích Ca: Hỡi
chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ có một điều, đó là điều khổ và diệt
khổ; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị
là vị giải thoát. Nhân sinh quan của Phật giáo được trình bày trong thuyết
Tứ diệu đế với bốn bộ phận là: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
+ Khổ đế là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian. Theo Phật có 8 nỗi
khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu.
+ Nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống
con người. Nhân đế được diễn giải một cách logic và cụ thể trong thuyết Thập
nhị nhân duyên (12 nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh –
sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử. Trong 12 nguyên nhân ấy thì
vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận
gốc sự đau khổ nhân sinh.
+ Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế
gian để đạt tới niết bàn. Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ
nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi,
kiến tạo lại nó thành một cuộc sống xán lạn, tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện
khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc "tuyệt đối",
muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện - mỹ.
+ Đạo đế là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát. Nội dung cơ bản của
nó thể hiện trong thuyết Bát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng
sinh đến niết bàn. Chung quy, bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động
đúng đắn… ; nhưng về thực chất, thực hành bát chính đạo là khắc phục tam
độc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ).
Ngoài ra, Phật giáo còn khuyên chúng sinh thực hành Ngũ giới (không sát
sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện
Tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả)… Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất
công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về
điều thiện và làm điều thiện…
Như vậy, dù nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản
sâu sắc; nhưng, nó cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan thể hiện qua các
quan niệm bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội, và thần bí về đời
sống con người.

*Ảnh hưởng ở Việt Nam hiện nay:


- Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ II sau Công nguyên. Trong
lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo đã có
nhiều đóng góp cho văn hóa Việt Nam.
+ Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng tư duy người Việt Nam: Người Việt nảy sinh
tư duy trừu tượng về phồn thực với hình thức ma thuật mô phỏng là một
dạng tôn giáo tín ngưỡng nguyên thuỷ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích
các hình vẽ được khắc trên thân trống đồng như cảnh chim bay, cảnh miêu
tả các động vật như trâu, bò để chứng minh cho luận thuyết: Người Việt cổ
đã có quan niệm về vũ trụ quan với 3 thế giới: Trời- Đất- Nước. Điều đó
cho thấy, tư duy của người Việt đã nhận thức được sự vận động vòng tròn
để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp nhận dễ dàng thuyết luân hồi của Phật
giáo. Phật giáo Ấn Độ với lý luận Nhân quả, rõ ràng là cao siêu hơn ma
thuật nhưng cũng không phải hoàn toàn xa lạ với người Việt. Tiếp thu Phật
giáo Ấn Độ, tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm
trù nói nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.
+ Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú:
Buổi đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến
trúc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô hình
một hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và
một số tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến trúc gỗ thì ngôi nhà ba
gian được nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền phòng thành những hành
lang và nhà Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội hiện nay thuộc mô
hình này như chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai), chùa Liên Phái. Loại hình
kiến trúc tháp cũng cực kỳ phong phú. Phật tử cũng như ngoại đạo đều
biết đến tên tuổi của chùa Báo Thiên vòi vọi, tháp Sùng Thiện Diên Linh
gắn với tấm bia về múa rối, chùa tháp Chương Sơn với nét kiến trúc đặc
trưng của hai tay vịn vũ nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ
rệt.
+ Đóng góp của Phật giáo Ấn Độ về mặt văn tự: nếu Phật giáo Ấn Độ truyền
đến một khu vực chưa có văn tự Ấn Độ sẽ địa phương hóa sản sinh ra một
văn tự địa phương thuộc hệ văn tự Ấn Độ. Nói một cách cụ thể hơn, Nam
Đại Việt đã thừa hưởng của Bàlamôn giáo loại văn tự mà họ chưa có,
nghĩa là bàlamôn giáo, phật giáo đem đến cho cư dân đó một loại văn tự.
Đó là một cống hiến của Bàlamôn giáo và Phật giáo đối với miền nam
nước ta. Còn Bắc Đại Việt thì người truyền giáo Ấn Độ đã gặp ở đây một
văn tự ngoại quốc nhưng quan phương, cho nên họ dùng loại văn tự đó-
văn tự Hán. Nhưng cũng không phải họ không có cống hiến gì. Có hai
cống hiến, sự truyền bá Phật giáo trong cư dân vốn không phổ biến chữ
Hán đã đưa đến sự hình thành chữ Nôm (bộ chữ người Việt tạo ra dựa trên
chữ Hán) góp phần tạo nên tiếng Việt sau nay.
Câu 2: Phân tích những điểm của Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ
trung đại. So sánh với triết học Ấn Độ để thấy được sự giống nhau và khác
nhau của hai nền triết học.
- Những đặc điểm của Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại:
+ Một là, triết học Trung Hoa cổ đại là một hệ thống đồ sộ, bao quát nhiều
vấn đề triết học, nhưng nó chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề do
thực tiễn đạo đức - chính trị - xã hội của thời đại đặt ra.
+ Hai là, triết học Trung Hoa cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặc biệt
là nguồn gốc, số phận, bản tính… của con người, nhằm mang lại cho con
người một quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng
hoạt động trong điều kiện xã hội phức tạp và đầy biến động.
+ Ba là, triết học Trung Hoa cổ đại cũng bị chi phối bởi cuộc đấu tranh giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; nhưng đó là cuộc đấu tranh xung
quanh vấn đề con người; vì vậy, vấn đề về quan hệ giữa Con người với
Trời, Đất (Thiên - Nhân – Địa) là vấn đề mang tính xuất phát và xuyên
suốt qua toàn bộ nền triết học này.
+ Bốn là, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triết
học Trung Hoa cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp
thụ những tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính
mình và chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư tưởng biện chứng trong kinh
Dịch.
- Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ trung đại:

+ Đều là triết học phương đông. Triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống
nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa
nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Ở Phương Đông người ta
đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm
linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo
đức thiện hay ác theo lập trường của giai cấp thống trị cho nên nghiên cứu
con người không phải là để giải phóng con người mà là để cai trị con
người, không thấy quan hệ giữa người với người trong lao động sản xuất.
+ Ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý
mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia
làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết
gia với những tác phẩm triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã
lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan
xen với chính trị lý luận, còn triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ
thuật.
+ Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có
tính vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ.
Ở Ấn độ, cũng như Trung quốc các trường phái có từ thời cổ đại vẫn giữ
nguyên tên gọi cho tới ngày nay (từ thế kỷ VIII – V trước công nguyên
đến thế kỷ 19). Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ,
thêm bớt hay đi sâu vào từng chi tiết.
+ Sự phân chia trường phái triết học cũng khác: Ở phương Đông đan xen các
trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõ nét.
Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào những nội dung cụ thể
thường là có mặt duy tâm có mặt duy vật, sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là nhị
nguyên hay duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán, thiếu triệt
để của triết học vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng
không mạch lạc như phương Tây.

- Sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ trung đại:

Ấn Độ Trung Quốc

+ +
Triết học Ấn Độ hầu như là Triết học Trung Quốc nhấn
nghiên cứu về tôn giáo. Còn mạnh sự thống nhất trong mối
triết học Trung Quốc nghiên quan hệ giữa con người và vũ
cứu không chỉ là tôn giáo mà trụ với công thức thiên địa nhân
còn rất nhiều lĩnh vực, chuyên là một nguyên tắc “thiên nhân
+ ngành của triết học. + hợp nhất”.
Nếu như triết học Ấn Độ cổ Từ thế giới quan triết học
nhấn mạnh vào các học thuyết “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở
của trường phái hay các kinh quyết định nhiều đặc điểm khác
sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào của Triết học Trung Quốc như:
cá nhân các triết gia, đa số họ lấy con người làm đối tượng
khuyết danh hoặc tên tuổi nghiên cứu chủ yếu – tính chất
không được lưu truyền lại thì ở hướng nội; hay như nghiên cứu
Trung Quốc, Triết học gắn với thế giới cũng là để làm rõ con
những hiền triết - nhà tôn giáo, người và vấn đề bản thể luận
+ nhà giáo dục đạo đức, chính trị- + trong Triết học Trung Quốc bị
xã hội. mờ nhạt.
Nền triết học ấn Độ biểu hiện ra Ở Trung Quốc những tư tưởng
là một nền triết học chịu ảnh Triết học ít khi tồn tại dưới
hưởng lớn của những tư tưởng dạng thuần tuý mà thường đan
tôn giáo. Trừ trường phái xen với các hình thái ý thức xã
Lokayata, các trường phái còn hội khác. Cái nọ lấy cái kia làm
lại đều có sự thống nhất giữa tư chỗ dựa và điều kiện để tồn tại
tưởng triết học và những tư và phát triển cho nên ít có
tưởng tôn giáo. những Triết gia với những tác
phẩm Triết học độc lập. Và có
những thời kỳ người ta đã lầm
tưởng triết học là khoa học của
khoa học, Triết học đan xen với
chính trị lý luận. Nói chung thì
Triết học thường ẩn dấu đằng
sau các khoa học.
Câu 3: Phân tích tư tưởng Triết học cơ bản trong học thuyết Âm dương
- Ngũ hành. Ý nghĩa của nó trong lịch sử triết học.

*Tư tưởng về Âm dương và tư tưởng về Ngũ hành là hai luồng tư tưởng


xuất hiện rất sớm từ thời nhà Thương. Đó là hai cách giải thích khác nhau về về
bản nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới - vũ trụ, vạn vật và con
người. Sang thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với
nhau dưới tên gọi Âm dương gia.
- Lý luận Âm dương
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ,
cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai
cái (lực lượng) đối lập nhau là âm và dương. Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ
xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Nội dung cơ bản của
lý luận Âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lý Âm dương.
+ Âm là một phạm trù đối lập với dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, tính chất, quan hệ…) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ,
vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn..., tĩnh, tiêu cực…
+ Dương là phạm trù đối lập với âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, tính chất, quan hệ…) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha,
chồng, cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ..., động, tích
cực…
+ Âm và dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản
ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau,
xoắn vào nhau; vì vậy, trong âm có dương, và trong dương có âm. Đó
cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh; trong động có tĩnh, và
trong tĩnh có động…; nghĩa là, trong âm và trong dương đều có tĩnh và có
động; và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của dương là hiếu động, còn bản
tính của âm là hiếu tĩnh…
Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động; mà động thì
sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu
được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối
lập âm và dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật; nhưng, vạn vật khi
biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu.
+ Nội dung nguyên lý Âm dương có thể diễn đạt bằng biểu tượng Thái cực, -
vòng tròn khép kín, trong đó được chia thành nửa đen, nửa trắng; trong
nửa đen có chấm trắng, và trong nửa trắng có có chấm đen. Trong biểu
tượng Thái cực có phần trắng là dương, phần đen là âm, chúng nói lên âm
và dương thống nhất: trong âm có dương và trong dương có âm; trong thái
dương có thiếu âm, và trong thái âm có thiếu dương. Thiếu dương trong
thái âm phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa thành thiếu âm trong thái
dương, và ngược lại... Cứ như vậy, vạn vật thay đổi, biến hóa không
ngừng. Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống
nhất trong mình hai lực lượng đối lập âm và dương (Lưỡng nghi). Lưỡng
nghi giao cảm, biến hóa lẫn nhau tạo thành Tứ tượng (thái dương thiếu
dương, thái âm, thiếu âm)…

-Nguyên lý Âm dương giải thích quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa
dạng của vạn vật trong vũ trụ theo logic đơn giản sau đây:

Thái cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → Trùng quái → Vạn vật.

[
- Lý luận Ngũ hành

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại khái quát cho rằng, bản thân
vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ 5 yếu tố luôn vận động (Ngũ
hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Nội dung cơ bản của lý luận Ngũ hành thể
hiện trong quy luật Ngũ hành tương sinh – tương khắc.
Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là phạm trù phản ánh những sự vật, hiện tượng hay
thuộc tính, quan hệ như:
Mộc: gỗ, mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua…

Hỏa: lửa, mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng…

Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt…

Kim: kim khí, mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…

Thuỷ: nước, mùa đông, phương bắc, màu đen, vị mặn…

- Sự sinh hoá cho nhau và chế ước lẫn nhau của Ngũ hành xảy ra theo trình
tự:

+ Một là, tương sinh: thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thủy sinh mộc, mộc sinh
hỏa, hỏa sinh thổ.
+ Hai là, tương khắc: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc
mộc, mộc khắc thổ.
Có thể diễn đạt sự tương tác sinh - khắc trên bằng biểu tượng đường tròn
ngoại tiếp hình ngôi sao năm cánh với các đỉnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ
là thổ, kim, thuỷ, mộc, hỏa. Theo chiều kim đồng hồ trên đường tròn thể hiện
quá trình tương sinh. Còn theo các cạnh hình ngôi sao (cũng tiến theo chiều kim
đồng hồ) thể hiện quá trình tương khắc.
*Ý nghĩa của học thuyết Âm dương - Ngũ hành trong lịch sử Triết học:
- Lý luận Âm dương phản ánh quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, thể
hiện tư tưởng biện chứng sơ khai của người Trung Hoa về cội nguồn và
quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và con
người.
- Bằng lý luận Âm dương và lý luận Ngũ hành, Âm dương gia đã đứng trên
quan điểm duy vật chất phác để giải thích một cách máy móc sự phát triển
của thế giới. Chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và
mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người. Ngoài
ra, chúng còn góp phần tạo nên cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về
thiên văn, lịch pháp, y học...trong lịch sử Trung Hoa cổ trung đại. Tuy
nhiên, khi vận dụng nó vào các vấn đề lịch sử xã hội thì các nhà Triết học
đã làm mất đi tính duy vật, làm nghèo nàn đi tính biện chứng ban đầu của
nó.
Câu 4: Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ
đại? Nêu nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu tiêu biểu ở thời
kỳ này.
*Bối cảnh ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+ Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Tư tưởng Hy Lạp ra
đời rất sớm khoảng thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI TCN.
+ Hy Lạp cổ đại là vùng lãnh thổ rộng lớn, gồm nhiều thành bang ở phía nam
bán đảo Ban Căng, nhiều đảo trên biển Egiê và vùng Tiểu Á. Thiên nhiên
ưu đãi cho Hy Lạp: khí hậu, đất đai, biển cả và cả lòng nhiệt thành của
con người => Những tài vật vô giá để tư duy phát triển, kinh tế giao
thương buôn bán phát triển. (cũng tiếp thu được nhiều các dòng văn hóa
khác nhau).
+ Thế kỷ XV – IX TCN, Hy Lạp cổ đại đã chuyển dần sang chế độ CHNL
(chiếm hữu nô lệ). Khoảng thế kỷ VII TCN, đồ sắt phát triển đã thúc đẩy
các ngành kinh tế phát triển, hình thành các trung tâm văn hóa lớn:
Athène; Sparte, Thebefs...
- Điều kiện chính trị - xã hội:
+ Do sự phát triển của kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Với 2
giai cấp chủ yếu: chủ nô và nô lệ (chủ nô sau này có phân thành chủ nô
tiến bộ và chủ nô quý tộc bảo thủ, thậm chí phản động). Đặc biệt chủ nô
không phải lao động chân tay, nên có điều kiện học tập => điều này hình
thành nên tầng lớp tri thức – góp phần hình thành, phát triển tư tưởng ở
Hy Lạp cổ đại.
+ Cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô là điều kiện chính trị xã hội
quan trọng dẫn đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng thời kỳ này, đặc
biệt là lĩnh vực triết học (đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm).
+ Hy Lạp cổ đại là đất nước của thần thoại, sử thi, tác phẩm văn học nổi
tiếng..: Iliát và Ôđixê.
+ Hy Lạp cổ đại còn là quê hương của toán học (Pythagoras; Thales;
Arimedes...) của phong trào Olympic.
=> Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy khoa học, tư tưởng phát triển.

Nhìn chung, chính sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển tư tưởng ở Hy Lạp cổ đại.

*Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại:


- Thứ nhất, lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng triết học ở Hy Lạp cổ
đại là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của nhận thức của con người.
Thời kỳ này cùng với triết học các tư tưởng khác như Mỹ học, tôn
giáo...=> là cơ sở để hình thành văn minh Phương Tây hiện đại.
- Thứ hai, Triết học Hy Lạp cổ đại là ngọn cờ lý luận của giai cấp chủ nô,
ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc. Về thực chất, là thế giới quan,
ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị, là công cụ lý luận để duy trì và
bảo vệ trật tự xã hội đương thời, phục vụ cho giai cấp chủ nô
- Thứ ba, Triết học Hy Lạp cổ đại gắn chặt với khoa học tự nhiên, lấy giới
tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Do đó nó thuộc loại hình triết học tự
nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học (nguyên nhân do
khoa học chưa phân ngành => dẫn đến quan niệm sai lầm triết học là khoa
học của các khoa học). Phép biện chứng tự phát, ngây thơ ra đời và phát
triển là đặc điểm nổi bật của Triết học Hy Lạp cổ đại.
- Thứ tư, thế giới quan bao trùm triết học Hy Lạp cổ đại là duy vật vô thần.
Triết học duy tâm và cuộc đấu tranh của nó chống lại triết học duy vật
thường diễn ra, song chủ nghĩa duy vật luôn chiếm ưu thế; nó là vũ khí lý
luận cần cho giai cấp chủ nô chống lại lực lượng chống đối, những điều
mê tín dị đoan và những điều vô lý trong thần thoại.
*Một số các triết gia duy vật ở Hy Lạp cổ đại:
-Thales (625 TCN – 547 TCN):
+ Thales - Đại biểu sáng lập ra trường phái triết học Milê ở Hy Lạp cổ đại và
là nhà toán học, vật lý học, triết học.
+ Thales khẳng định: Bản nguyên của mọi sự vật , hiện tượng là nước. Mọi
vật đều được sinh ra từ nước và phân hủy lại “biến” thành nước.
+ Nước của Thales không phải là nước thuần túy mà nước “có trí tuệ” có tính
chất thần thánh. Song ông cho rằng mọi vật đều có linh hồn. Điều này ông
khẳng định: do có linh hồn nên nam châm mới có khả năng làm cho một
số vật vận động. => mặc dù thể hiện quan điểm duy vật nhưng ông chưa
hoàn toàn thoát khỏi sự chi phối của thần thoại, tôn giáo nguyên thủy.
-Hêraclit (530 -479 TCN) – đại biểu vĩ đại của chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng trong giai đoạn đầu của triết học Hy Lạp cổ đại:
+ Ông coi lửa là bản nguyên vật chất và là nguyên tố vật chất đầu tiên của
mọi dạng vật chất. Toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm
biến đổi của lửa, "hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa, lửa cũng
chuyển hóa thành hết thảy sự vật" . Lửa là vĩnh cửu và có tính chất thần
thánh.
+ Tư tưởng biện chứng còn ngây thơ chất phác nhưng chứa đựng tư tưởng
quý giá về vận động, phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng: mọi
sự vật, hiện tượng đều thay đổi, đều “chảy” như nước chảy trong dòng
sông; cái đói làm cho cái no có giá trị; bệnh tật làm cho sức khỏe quý
hơn...
+ Ngoài ra, ông cũng đã phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính. Khẳng định nhận thức cảm tính không thể đạt được logos (quy luật
của vũ trụ - quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập). Tiếc
thay, ông chưa thấy được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính.
-Démocrite (khoảng 460 - 370 TCN), đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa
duy vật cổ đại - đứng trên lập trường chủ nô dân chủ tiến bộ bảo vệ chế độ nô
lệ: kêu gọi chủ nô đối xử với nô lệ như các bộ phận trên thân thể con người=>
Triết học của ông có đóng góp vào cuộc đấu tranh chống tôn giáo và chủ nghĩa
duy tâm:
+ Bản thể luận:
Nguyên tử (tồn tại) và khoảng trống không (không tồn tại) là nguồn gốc của
thế giới. Nhờ có khoảng trống không mà nguyên tử mới vận động được.
Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được (không màu,
không mùi, không âm thanh...) và các nguyên tử khác nhau về hình thức, về
trật tự sắp xếp, sự liên kết các nguyên tử sẽ tạo nên sự vật, khi nguyên tử tách
rời khỏi nhau thì sự vật mất đi.
+ Về nhận thức luận còn đơn giản nhưng thể hiện quan điểm duy vật: ông
phân biệt 2 dạng nhận thức, đó là nhận thức mờ tối – nhận thức thông qua
cảm giác (mang lại hiểu biết bề ngoài của sự vật) và nhận thức chân lý –
nhận thức thông qua phán đoán logic (mang lại cho sự hiểu biết về
nguyên tử và khoảng không trống rỗng).
=>Khẳng định: con người có thể xác và linh hồn và cả thể xác, linh hồn
không bất tử. Linh hồn cũng do nguyên tử hình cầu tạo nên.
*Một số các triết gia duy tâm ở Hy Lạp cổ đại:
- Platon (427 – 347 TCN):
1. Bản thể luận:
+ Bản nguyên của thế giới là “ý niệm” (những ý tưởng có trước- thế giới
trừu tượng bất biến)
+ Linh hồn là bất tử.
2. Nhận thức luận
+ Tuyệt đối hóa nhận thức lý tính (nhận thức cảm tính chỉ là cái bóng của ý
niệm – không chân thực).
+ Nghệ thuật là sự bắt chước của bắt chước. (Tác phẩm nghệ thuật là cái
bóng của cái bóng).
+ Cái đẹp là đối tượng của nghệ thuật nhưng nó là cái đẹp ý niệm siêu phàm,
bất diệt Thuần túy về mặt tinh thần.
* Quan niệm thẩm mĩ học mang màu sắc duy lý.
3. Logic học:
+ Xem xét logic xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý niệm”,
coi trọng phương pháp diễn dịch.
4. Đạo đức học:
+ Hướng đạo đức vào đời sống của thế giới ý niệm trong sự tha hóa của nó
thành thiện và ác.
+ Đạo đức dân tộc, tôn giáo, phân biệt đẳng cấp.
- Aritxtốt (384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ
đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế.
+Về bản thể luận: đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm khách quan:
xem xét vấn đề bản thể luận bằng học thuyết 4 nguyên nhân – mọi sự vật hiện
tượng đều xuất phát từ 4 nguyên nhân:
1) Nguyên nhân hình thức (hình dạng).
2) Nguyên nhân vật chất.
3) Nguyên nhân vận động. 4) Nguyên nhân mục đích.
- Ông sai lầm khi tuyệt đối hóa nguyên nhân hình dạng – cho nó là bản chất
của sự vật, quyết định sự vật. Nguyên nhân vật chất là thụ động, phụ thuộc =>
trong quan hệ giữa hình thức (hình dạng) và vật chất thì hình thức (hình dạng)
là cái quyết định vật chất.
- Là người khởi xướng thuyết địa tâm (cho trái đất là trung tâm của vũ trụ).
- Ông được coi là cha đẻ của logic. Là người đề ra 3 quy luật cơ bản của
logic hình thức: quy luật thống nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ
cái thứ ba.
- Đề ra phương pháp suy luận ba đoạn, phương pháp diễn dịch, quy nạp để
vận dụng vào nhận thức.
- Về con người ông cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn. Linh hồn
của con người có trí tuệ (phủ nhận linh hồn bất tử của Platon).
Câu 5: Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời
kì trung cổ? Nêu nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu ở thời kì
này.
*Bối cảnh ra đời của triết học Tây Âu thời kì trung cổ:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội:
+ Lịch sử của chế độ phong kiến Tây Âu được bắt đầu từ 476, năm 1453 đế
chế la mã lụi tàn với việc xác lập đế quốc Constantinople (hay bằng khởi
đầu của thời kỳ phục hưng).
+ Đây là thời kỳ thống trị của xã hội phong kiến Tây Âu từ thế kỷ V – XV
(Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha...). Nền tảng của xã hội là sản xuất nông
nghiệp.
+ Đặc trưng là phong kiến phân quyền (vương quốc nhỏ). Nền kinh tế tự
nhiên, tự cung tự cấp, khép kín khá vững chắc. Người nông nô trong xã
hội phụ thuộc cả về kinh tế, cả về mặt cá nhân vào địa chủ phong kiến.
Mâu thuẫn giữa địa chủ - lãnh chúa và nông dân ngày sâu sắc => Dẫn đến
các cuộc khởi nghĩa của nông dân khắp nơi, đặc biệt từ thế kỷ III trở đi.
+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn bó chặt chẽ với giáo hội Kitô giáo. Nhà
nước chưa tách khỏi nhà thờ. Giáo hội Kitô giáo là tổ chức tôn giáo tập
quyền hùng mạnh, có trong tay nhiều đất đai, nông nô và luật lệ riêng =>
Chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
+ Từ thế kỷ XIII trở đi, giáo hội Kitô còn là chỗ dựa tinh thần và quân sự cho
các cuộc thập tự chinh xâm lược đất đai của một số quốc gia nhỏ ở Trung
Đông và Phương Đông.
+ Cuối thế kỷ XIII trở đi, nền kinh tế tự nhiên đã dần chuyển sang kinh tế
tiền tệ. Dân cư tăng nhanh và nhiều thành phố xuất hiện, các trường đại
học mọc lên như nấm.Tuy nhiên so với chiều dài của thời gian thì thời kỳ
Trung cổ được coi là “đêm dài” của lịch sử Tây Âu.

*Có thể thấy, những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Tây Âu thời kỳ trung
cổ là cơ sở tiền đề dẫn đến sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học, tôn
giáo....

*Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kì trung cổ:


- Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội quy định mà triết học Tây Âu thời
kỳ Trung cổ yếu là triết học kinh viện(Schola nghĩa là trường học, triết học
trường học) tìm cách đặt cơ sở lý luận cho thế giới quan tôn giáo. Thực chất,
đây là thứ triết học trường học, sách vở, xa rời cuộc sống gắn liền với niềm tin
tôn giáo và quyền uy của nhà thờ.
- Thứ hai, Thời kỳ này diễn ra các cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng:
+ Thứ nhất, cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ. Trong đó, các
nhà triết học kinh viện thường đề cao niềm tin tôn giáo hơn trí tuệ. Ngược
lại các nhà triết học có xu hướng duy vật, khoa học thường đề cao trí tuệ
trong quan hệ với tôn giáo, muốn phủ nhận vai trò của Đức thánh cha
trong giáo lý Cơ đốc giáo.
+ Thứ hai, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực
(biểu hiện đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm). Chủ
nghĩa duy thực có khuynh hướng duy tâm, bảo vệ nhà thờ, tôn giáo. Chủ
nghĩa duy danh chống lại nhà thờ tôn giáo – “chúa trời” chỉ là tên gọi,
không có nội dung. Điều này là cơ sở mầm mống chuẩn bị cho sự ra đời,
phát triển tư tưởng thời kỳ Phục hưng.
+ Thứ ba, vấn đề con người trong cách tiếp cận của các nhà tư tưởng không
phải là thước đo của vạn vật, hạnh phúc ở trần gian là khát vọng sống như
thời kỳ cổ đại mà là con người thụ động, trĩu nặng bởi tội tổ tông, ăn năn
sám hối trong kiếp làm người.
* Có thể thấy, lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ so với thời
kỳ Hy Lạp cổ đại dường như có bước thụt lùi. Nếu ở Hy Lạp cổ đại, triết học
đã được coi là khoa học của các khoa học thì ở thời kỳ này triết học chỉ được
coi là bộ môn của thần học, có nhiệm vụ chứng minh cho sự tồn tại của chúa
trời thượng đế => Các quan điểm, tư tưởng triết học, nghệ thuật, mỹ học...có
nhiệm vụ chứng minh cho sự tồn tại của chúa trời, của thượng đế.
*Nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu ở thời kì này:
- Ôguýtxtanh Avreli (354 – 430) - Triết gia, nhà thần học Kitô giáo, người
Bắc Phi. Còn gọi là Thánh Augustinô:
+ Vấn đề cơ bản trung tâm của Ôguýtxtanh trong triết học là “thượng đế”.
Theo ông, Thượng đế là 1 thực thể tinh thần độc lập và đối lập với tự nhiên,
con người. Giới tự nhiên và con người hoàn toàn phụ thuộc vào Thượng đế =>
Rơi vào thuyết định mệnh.
+ Con người theo ông là sự yếu đuối, là thực thể phi lý tính.Bất bình đẳng
trong xã hội là tất yếu.
+ Về mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ, ông khẳng định niềm tin
tôn giáo cao hơn trí tuệ. Kinh thánh là nguồn gốc của mọi tri thức => Nhà thờ
là bậc thang cuối của chân lý.
- Thánh Tôma Aquinô OP (Tômát Đacanh) (1225 -1274) - Tu sĩ linh mục,
tiến sĩ Hội Thánh:
+ Ông khẳng định thần học cao hơn triết học. Thượng đế theo ông là cơ sở
của mọi sự tồn tại. Ông đưa ra 5 luận cứ chứng minh:
1) Sự vật vận động được là do cú hích của thượng đế.
2) Mọi sự vật trong thế giới đều có nguyên nhân của nó và nguyên nhân đầu
tiên là tư thượng đế.
3) Sự vật - hiện tượng đều có cái tất nhiên hoặc ngẫu nhiên và tất yếu phải
có cái tất nhiên tuyệt đối để chi phối cái ngẫu nhiên thì đó chính là Thượng đế.
4) Phải có cái hoàn thiện chân thiện mỹ của sự vật và thượng đế là cái hoàn
thiện.
5) Trong thế giới cần phải có Thượng đế để lý giải cái hợp lý của giới tự
nhiên.
+ Mối quan hệ giữa niềm tin và trí tuệ, ông cho rằng niềm tin cao hơn trí tuệ.
Trí tuệ theo ông có nguồn gốc từ thượng đế.
+ Về xã hội: ông cho rằng trật tự của xã hội ở trần thế là sự phản ánh trật tự
của Thượng đế ở thượng giới => Cả nhà thờ và nhà nước đều là sự sắp đặt của
Thượng đế. Xã hội cần có những người đứng đầu nhà nước là giới thượng lưu.
Xã hội cũng cần có Nhà thờ mang lại niềm vui, chăm lo đời sống tinh thần cho
con người.
Đối lập với quan điểm minh chứng cho sự tồn tại của Thượng đế, còn có
những quan điểm chống lại triết học kinh viện.
- Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214-1294) - một trong những người châu Âu đầu tiên
ủng hộ phương pháp khoa học hiện đại:
+ Là người có tư tưởng khoa học đi ngược lại nhà thờ. Ông tìm cách khắc
phục mâu thuẫn giữa triết học và thần học, giữa niềm tin và tri thức. Ông cho
rằng cả niềm tin và tri thức đều có nguồn gốc từ thượng đế, vì vậy chúng
không mâu thuẫn với nhau. Nhờ có tri thức mà niềm tin được củng cố => Dù
có quan điểm khoa học nhưng suy cùng thì ông vẫn tìm cách bảo vệ niềm tin
tôn giáo.
+ Về nhận thức luận: đề cao kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm. Vì theo
ông, niềm tin và uy tín tự nó không đầy đủ nếu không dựa vào lập luận. Song
rất tiếc là ông lại chia kinh nghiệm thành kinh nghiệm bên ngoài và kinh
nghiệm bên trong (thuộc về tình cảm con người, giúp con người nhận thức
được các đối tượng tinh thần – đồng nhất với linh cảm của Ooguytxtanh) =>
Rơi vào duy tâm khi cho rằng kinh nghiệm khởi nguyên ở thượng đế.

You might also like