Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Tây Ban Nha

Quốc Hiệu
Tây Ban Nha, tên gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha, là một quốc gia có
chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía Tây Nam châu Âu.

Chữ đỏ ngoài pp để trên slide càng ít chữ càng ngon.


Có bao giờ bạn tự hỏi ý nghĩa của Quốc huy Tây Ban Nha trên lá cờ không? Nếu
thật sự chú ý thì ngoài 2 màu đỏ vàng truyền thống thì lá cờ của Tây Ban Nha có
quốc huy với khá nhiều chi tiết và mỗi chi tiết lại có ý nghĩa rất sâu xa của nó.
Quốc huy Tây Ban Nha được chính thức phê duyệt vào năm 1981. Quốc huy (phần
trung tâm) được chia thành bốn phần và mỗi phần đại diện cho một vương quốc.

Ở phía trên góc trái là hình ảnh của lâu đài. Đây là biểu tượng của vương quốc
Castilla, trong khi con sư tử bên phải tượng trưng cho Vương quốc León. Ở phía
dưới góc trái với hình các sọc vàng đỏ là biểu tượng của vương quốc Aragón. Bên
cạnh của biểu tượng vương quốc Aragón là hình ảnh của xích sắt như để miêu tả về
Vương quốc Navarra.
Trọng tâm của quốc huy là biểu tượng về vũ khí của của Nhà Borbón-Anjou, tức
hoàng tộc của vua trị vì hiện tại. Dòng dõi nhà Borbón được bắt đầu từ năm 1700.
Biểu tượng lấy hình ảnh của 3 hoa bách hợp trên nền xanh như nhấn mạnh quan hệ
gia tộc của Hoàng gia Tây Ban Nha. Mỗi hoa bách hợp tượng trưng cho niềm tin,
sự thông thái và nguyên tắc của lòng hào hiệp kỵ sĩ. Nhìn xuống phía dưới của
quốc huy, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của trái lựu. Đó là một ẩn dụ cho sự hiện diện
vương quốc Granada được các vị vua Công giáo giành lại độc lập từ tay vua Hồi
giáo vào năm 1492.
Trên cùng của quốc huy là vương miện tượng trưng cho quyền lực hoàng gia tại
Tây Ban Nha và như khẳng định đất nước này vẫn duy trì theo chế độ Quân chủ
lập hiến. Ngoài ra, ở hai bên xuất hiện hai cây cột màu bạc, tượng trưng cho 2 cột
trụ Hercules trong thần thoại. Theo người Hy Lạp cổ đại thì 2 cột trụ này nằm ở eo
biển Gibraltar, nơi tận cùng của thế giới. Và 2 trụ cột này đã được vua Carlos đệ
nhất thông qua như biểu tượng cho sức mạnh hàng hải của Tây Ban Nha, đặc biệt
là sau khi phát hiện ra châu Mỹ. Trên các cột xuất hiện hai vương miện: bên trái
đại diện cho vương quyền và bên phải là chế độ trị vì hoàng gia cùng 2 dải dây đỏ
với dòng chữ “Más Allá” với ý nghĩa cho một đất nước Tây Ban Nha ngày càng
“Vượt lên” và bành trướng sức mạnh.

Cho cái ảnh này to ra nhé


Có thể thấy để có một quốc gia Tây Ban Nha rộng lớn như hiện tại thì qua rất
nhiều thế kỉ, đã có khá nhiều vương quốc được hợp nhất. Chính vì thế, nền văn hóa
và con người ở đất nước bò tót này là rất đa dạng và phong phú. Dù chỉ với một
Quốc huy tưởng chừng đơn giản nhưng đã lột tả được bề dày lịch sử của đất nước
này.
Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ quốc gia của Tây Ban Nha đó là các vị vua và tổng thống cai trị Tây
Ban Nha. Tiền thân là ngôi vua của các chủ thể trong lịch sử Tây Ban Nha:
 Vua của Asturias
 Vua của Navarra
 Vua của León
 Vua của Galicia
 Vua của Castilla
 Vua của Aragón
Dòng dõi này cuối cùng đã được thống nhất bằng hôn nhân giữa Ferrando II của
Aragón và Isabel I của Castilla. Mặc dù 2 vương quốc của họ vẫn tách biệt nhưng
có mối liên minh ràng buộc lẫn nhau như một lãnh thổ. Ferrando chinh phục một
phần phía nam lãnh thổ Navarra và sáp nhập vào lãnh thổ Tây Ban Nha. Isabel trao
lại vương quốc cho con gái mình Juana I của Castilla. Ferrando giữ vai trò nhiếp
chính của Juana khi bà bị loạn trí; cho tới khi giới quý tộc Castilla thay Philip I
chồng của Joanna, và Ferdinand lại tiếp tục nhiếp chính khi Philip chết. Năm 1516
sau cái chết của Ferdinand II, Juana được thừa hưởng vương quốc Aragón, nhưng
bà bị giữ làm tù nhân do bệnh điên tại Tordesillas. Con trai của Juana, Hoàng đế La
mã thần thánh tương lai Karl V không muốn đơn thuần là nhiếp chính đã tuyên bố
là vua của Castilla và Aragón cùng với mẹ tại Brussels. Sau đó nghị viện của
Castile và Aragon chấp thuận Charles V và mẹ của mình đồng cai trị. Sau khi
Juana chết, Carlos V nằm quyền vua của Castilla và Aragón một mình, và ngôi vua
đã thống nhất từ đó.
Trong đệ nhất cộng hòa Tây Ban Nha (1873-1874) nguyên thủ quốc gia được gọi là
Tổng thống Hành pháp. Và tiếp tục trong đệ nhị cộng hòa Tây Ban Nha (1931-
1939) với danh hiệu là Tổng thống Tây Ban Nha (Tổng thống Cộng hòa). Ngày
nay Tây Ban Nha là chế độ quân chủ lập hiến do đó không có chức vụ Tổng thống,
tuy nhiên Thủ tướng nắm giữ danh hiệu chính thức Chủ tịch Chính phủ.

Chính phủ
Chính phủ Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Gobierno de España) là cơ quan
đứng đầu ngành hành pháp đất nước và chỉ đạo Trung ương. Chính phủ do Đại hội
Đại biểu kiểm soát, thông qua sự trao quyền hoặc chỉ trích Thủ tướng, dưới hình
thức Chính phủ nghị viện được công nhận theo Hiến pháp 1978 của Tây Ban Nha.
Chỗ này có thể để như phần chữ đỏ hoặc không
 Điều 97 Hiến pháp Tây Ban Nha quy định:
"Chính phủ thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại, quản lý dân sự và quân sự
và bảo vệ Nhà nước. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và các quyền lực theo
các quy định pháp luật phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật."
 Hoạt động của Chính phủ được tồn tại theo nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc lãnh đạo Chủ tịch: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ
trưởng.
 Nguyên tắc trách nhiệm: Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Đại hội Đại
biểu về hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng từ chức hoặc qua đời Chính
phủ sẽ bị giải tán.
 Nguyên tắc đoàn thể: Chính phủ, được hiểu như Hội đồng Bộ trưởng, bao
gồm đa số thành viên của Chính phủ.
 Nguyên tắc đoàn kết: Chính phủ trả lời các câu hỏi chung cho hành động
của mỗi cá nhân là thành viên của Chính phủ.
 Nguyên tắc ban ngành: Các thành viên của Chính phủ, ngoài thành viên
thuộc đoàn thể, thì đều là Bộ trưởng kiêm nhiệm hoặc có năng lực quản
lý đồng nhất.

 Điều 98 Hiến pháp Tây Ban Nha quy định:


"Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng khi thích hợp, các Bộ trưởng
và các thành viên khác theo quy định của luật."
 Thủ tướng: là người đứng đầu Chính phủ.
 Phó Thủ tướng: nếu có, chức vụ không bắt buộc. Quyền hạn và chức
năng được Thủ tướng quyết định.
 Bộ trưởng: các Bộ trưởng được Quốc vương bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm
theo yêu cầu của Thủ tướng.
 Thành viên khác: Thành viên khác do Thủ tướng yêu cầu quyết định bổ
sung và là thành viên của Chính phủ.
Vua Felipe đệ lục của Tây Ban Nha

Tòa án viện kiểm soát tối cao


Toà án Hiến pháp Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Tribunal Constitucional de
España) là cơ quan cao nhất có thẩm quyền xác định tính hợp hiến của các luật và
đạo luật của Chính phủ Tây Ban Nha. Toà án Hiến pháp có quyền quyết định về
tính hợp hiến của luật pháp, hành vi, hoặc các quy định do các nghị viện quốc gia
hoặc khu vực quy định. Nó cũng có thể quy định về hiến pháp của các điều ước
quốc tế trước khi được phê chuẩn, nếu được yêu cầu của Chính phủ, Đại hội đồng,
hoặc Thượng viện. Hiến pháp tuyên bố thêm rằng mỗi cá nhân công dân có thể
kháng cáo lên Toà án Hiến pháp để bảo vệ chống lại hành vi vi phạm các quyền cơ
bản hoặc tự do của họ.
Ngoài ra, tòa án này có quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy định về
quyền tự trị và giải quyết xung đột về thẩm quyền giữa chính quyền cộng đồng
trung ương và các chính phủ tự trị, hoặc giữa các chính phủ của hai hoặc nhiều
cộng đồng tự trị. Bởi vì nhiều điều khoản hiến pháp liên quan đến các vấn đề về
quyền tự trị là mơ hồ và đôi khi mâu thuẫn, tòa án này có thể đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển chính trị và xã hội của Tây Ban Nha.
Chính quyền địa phương
Theo Hiến pháp, Tây Ban Nha có 3 cấp chính quyền rõ nét: Trung ương – vùng tự
trị (17 vùng và 02 thành phố tự trị) - địa phương (khoảng 8000 đơn vị: thành phố,
thị xã, xã). Việc phân quyền giữa vùng và tỉnh tương đối phức tạp. Như vậy việc
điều hành cũng gặp khó khăn. Văn phòng Hội đồng vùng có quan hệ chặt chẽ với
các cơ quan trung ương. Có nhiều công cụ, nhưng Trung ương chủ yếu kiểm soát
việc quản lý của các vùng bằng Luật, trong đó đặc biệt là qua các Luật cơ bản. Các
vùng có thể ban hành các văn bản pháp luật, nhưng phải tuân thủ các Luật cơ bản.

Cấp tỉnh là cấp trung gian. Hiện có 52 tỉnh. Chính quyền tỉnh được bầu lên từ các
thành phố. Hội đồng tỉnh bầu ra Chủ tịch Hội đồng. Mặc dù có quy định trong
Hiến pháp nhưng cấp tỉnh chủ yếu là theo dõi đơn vị hành chính lãnh thổ, lo các
vấn đề liên quan đến bầu cử như lập danh sách cử tri theo địa bàn. Ngân sách
không đưa về cấp tỉnh. Vai trò của cấp tỉnh ngày càng ít đi, không có vai trò về thể
chế, không có quyền hạn rõ nét như cấp vùng.
Tây Ban Nha có khoảng 8.000 chính quyền địa phương; tuy nhiên có những đơn vị
hành chính có rất ít dân (khoảng 50 người) trong khi TP. Madrid cũng là 1 Chính
quyền địa phương nhưng lại có đến 6 triệu người. Có 85% Chính quyền địa
phương có dưới 5.000 dân. Do đó, không có một cơ cấu tổ chức hành chính giống
nhau ở tất cả các Chính quyền địa phương.
Cấp thành phố, có thị trưởng và một số công chức quản lý. Phó Thị trưởng điều
hành khi thị trưởng vắng mặt. Thị trưởng được trao nhiều quyền hạn, được chỉ định
Phó Thị trưởng và lựa chọn cán bộ quản lý của mình. Đối với các thị trấn trên
5.000 dân có Ban quản lý địa phương. Các nghị quyết được thảo luận và quyết
định trong cuộc họp hội đồng quản trị. Tất cả các bên được yêu cầu tham dự các
cuộc họp của Hội đồng quản trị.
Hội đồng thành phố có số lượng thành viên đông hơn và có quyền tự chủ giải
quyết một số vấn đề nhất định. Chính quyền địa phương được phân cấp quản lý
theo quy định của pháp luật và thực hiện một số chức năng nhất định nhằm đáp
ứng các nhu cầu cụ thể của dân cư trên địa bàn, chủ yếu là các dịch vụ công về an
ninh, trật tự và giao thông công cộng.
Theo quy định, HĐND thành phố phải tự cân đối thu chi; có quyền vận hành các
dịch vụ công trực tiếp (tự hạch toán, tuyển dụng nhân viên) hoặc gián tiếp (các ban
tổ chức, thành lập các cơ quan cấp trung ương, các công ty sử dụng vốn của thành
phố nhưng quản lý trong các lĩnh vực tư nhân quản lý như vệ sinh, chất thải, chung
cư, đầu tư trong các nhà máy, v.v.). Đối với các hoạt động hợp đồng tư nhân, các
thành phố phải thiết lập các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng mà các
công ty phải tuân thủ.

You might also like