Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH


VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

SỬ DỤNG BIẾN TẦN VÀ PLC ĐIỀU KHIỂN


MÁY BƠM NƯỚC NHÀ CAO TẦNG

Ngành: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Lớp: 21DTDA2

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Tp.HCM, ngày 26 tháng 6 năm 2022


Mục lụ

c
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................................1
1.1 Vấn đề đặt ra.........................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu...........................................................................................................................1
1.3 Nội dung đề tài................................................................................................................1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ỨNG DỤNG BIẾN TẦN TRONG MÁY BƠM
NƯỚC............................................................................................................................................2
2.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển lưu lượng bơm :.............................................................2
2.2 Ưu điểm khi điều khiển bằng biến tần.................................................................................2
CHƯƠNG 3: TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ THIẾT BỊ................................................................4
3.1 Công suất động cơ....................................................................................................................4
3.2 Tính vận tốc động cơ:...........................................................................................................5
3.3 Chọn động cơ:......................................................................................................................6
Công suất động cơ trên trục:....................................................................................................6
3.4 Chọn PLC.............................................................................................................................7
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ KẾT NỐI BIẾN TẦN VỚI PLC......................................................8
4.1 Cài đặt và đấu nối biến tần với module truyền thông RS-485:...........................................8
4.1.1. Cài đặt biến tần:...........................................................................................................8
4.1.2. Đấu nối biến tần:........................................................................................................11
4.1.3 Các mã lệnh biến tần:.................................................................................................12
4.2 Chương trình PLC:..............................................................................................................13
4.3 Nạp chương trình GX Works3 lên PLC:............................................................................15
4.4 Thiết kế HMI điều khiển bằng GT designer 3...................................................................17
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.................................................................................19
5.1 Giao diện.............................................................................................................................19
5.2 Các chế độ vận hành...........................................................................................................19
5.2.1 Chế độ thấp...................................................................................................................20
5.2.2 Chế độ trung bình........................................................................................................21
5.2.3 Chế độ cao...................................................................................................................22
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................24
Mục lụ

c
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................................1
1.1 Vấn đề đặt ra.........................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu...........................................................................................................................1
1.3 Nội dung đề tài................................................................................................................1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ỨNG DỤNG BIẾN TẦN TRONG MÁY BƠM
NƯỚC............................................................................................................................................2
2.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển lưu lượng bơm :.............................................................2
2.2 Ưu điểm khi điều khiển bằng biến tần.................................................................................2
CHƯƠNG 3: TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ THIẾT BỊ................................................................4
3.1 Công suất động cơ....................................................................................................................4
3.2 Tính vận tốc động cơ:...........................................................................................................5
3.3 Chọn động cơ:......................................................................................................................6
Công suất động cơ trên trục:....................................................................................................6
3.4 Chọn PLC.............................................................................................................................7
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ KẾT NỐI BIẾN TẦN VỚI PLC......................................................8
4.1 Cài đặt và đấu nối biến tần với module truyền thông RS-485:...........................................8
4.1.1. Cài đặt biến tần:...........................................................................................................8
4.1.2. Đấu nối biến tần:........................................................................................................11
4.1.3 Các mã lệnh biến tần:.................................................................................................12
4.2 Chương trình PLC:..............................................................................................................13
4.3 Nạp chương trình GX Works3 lên PLC:............................................................................15
4.4 Thiết kế HMI điều khiển bằng GT designer 3...................................................................17
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.................................................................................19
5.1 Giao diện.............................................................................................................................19
5.2 Các chế độ vận hành...........................................................................................................19
5.2.1 Chế độ thấp...................................................................................................................20
5.2.2 Chế độ trung bình........................................................................................................21
5.2.3 Chế độ cao...................................................................................................................22
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................24
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Phát Huy đã hướng dẫn tận tình, tạo
điều kiện thuận lợi và cho chúng em nhiều kiến thức quý báu cho việc hoàn thành
đồ án môn học. Nhờ sự chỉ bảo quý báu của Thầy, em đã có thể hoàn thành đồ án
một cách tốt đẹp và nắm vững hơn kiến thức chuyên môn.

Sự tận tâm và nhiệt huyết của Thầy không chỉ giúp em tiến bộ mà còn truyền
cảm hứng cho em trong học tập và nghiên cứu. Em rất trân trọng những lời khuyên
và chỉ dẫn của Thầy, và em tin rằng những kiến thức và kinh nghiệm học được từ
Thầy sẽ là hành trang quý báu trong sự nghiệp sau này của chúng em.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy rất nhiều !


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Vấn đề đặt ra


Hệ thống bơm nước ở trong các nhà máy công nghiệp, tòa nhà đa phần hoạt động
liên tục 100% tải từ khi khởi động cho đến khi dừng hệ thống. Việc này gây ra rất
nhiều hạn chế và lãng phí cho hệ thống như:
- Khi ở thời gian cao điểm: Lượng nước đầu ra cần sử dụng nhiều mặc dù chạy
100% tải nhưng vẫn không đủ nước cung cấp gây thiếu nước. Nếu muốn bổ sung thêm
nước thì người vận hành đóng thêm bơm khác vào hệ thống nhưng các bơm này sẽ
chạy 100% tải, việc này có rất nhiều hạn chế vì việc sử dụng như vậy sẽ khiến cho
lượng nước đầu ra không ổn định, thay đổi liên tục và gây ra lãng phí;
- Khi ở thời gian thấp điểm: lượng nước đầu ra sử dụng ít nhưng bơm vẫn chạy
100% công suất gây lãng phí
- Các bơm phải chạy liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ về mặt cơ khí

1.2 Mục tiêu


Với mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành đồ án môn học theo chương trình
đào tạo ngành kỹ thuật điện của trường, mà nhóm em còn muốn trau dồi thêm những kiến
thức sâu rộng ở bên ngoài thực. Từ đó, áp dụng những kiến thức đã học của môn Truyền
Động Điện và cách sử dụng biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ vào việc điều chỉnh lượng
nước bơm vào bể và điều khiển tốc độ quay của động cơ nhưng vẫn tiết kiệm năng lượng.
1.3 Nội dung đề tài

Nghiên cứu kết nối PLC FX-5U với biến tần Inverter A800 điều khiển động cơ quay.

Hình 1.1 Hệ thống bơm nước hiện nay


1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ỨNG DỤNG BIẾN TẦN
TRONG MÁY BƠM NƯỚC

2.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển lưu lượng bơm :


Các trạm bơm nước phổ biến hiện nay đều được thiết kế theo phương pháp truyền
thống với những đặc điểm sau:
- Trạm thường có tối thiểu 2 bơm trở lên, cùng cấp nước vào 1 đường ống chính.
- Các bơm được khởi động trực tiếp hoặc sao/tam giác và tất cả các động cơ đều
hoạt động ở định mức (50Hz, 1450v/p)
- Trong quá trình trạm bơm hoạt động, thường luôn luôn để một bơm ở chế độ
dừng( mang tính dự phòng)
- Việc điều chỉnh áp lực (hoặc lưu lượng) trên đường ống chính được thực hiện bằng
2 cách:
+ Thay đổi góc mở van ( van tay hoặc van điện) trong trường hợp thay đổi áp lực ở
khoảng cho phép.
+ Trong trường họp lực vẫn thiếu hoặc thừa, ta có thể ngắt hoặc đóng thêm bơm (có
thể là 1 bơm hoặc là nhiều hơn)

2
Hình 2.1: Hệ thống điều khiển lưu lượng bơm

2.2 Ưu điểm khi điều khiển bằng biến tần

– Hạn chế được dòng khởi động cơ;

– Tiết kiệm năng lượng

– Điều khiển linh hoạt các máy bơm;

– Dải công suất rộng;

– Tự động ngừng khi đạt tới các điểm đặt;

– Tự động tăng tốc, giảm tốc tránh quá tải hoặc quá điện áp khi khởi động;

– Bảo vệ được động cơ khi: ngắn mạch, mất pha, lệch pha, quá tải, quá dòng, quá nhiệt,…

– Dễ dàng lắp đặt, vận hành;

– Hiển thị thông số, thuận tiện theo dõi

3
CHƯƠNG 3: TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ THIẾT BỊ

Giả định:
Dùng biến tần và PLC điều khiển máy bơm bơm từ bể ngầm lên bồn chứa 20000 m³
khối nước của một nhà cao tầng khoảng 5 tầng (25m) có 30 phòng, mỗi phòng trung
bình có 4 người sinh sống. Mức tiêu thụ nước sinh hoạt bình quân đầu người/ngày là
150 lít và tỷ lệ thất thoát nước là 5%. (1 lít = 0,001m³).

3.1 Công suất động cơ


Moment động cơ cần thiết để bơm nước lên độ cao 25m có thể được tính toán bằng công
thức:
M = Q * H * g / (η * ω) (1)
Trong đó:
M: Moment động cơ (N.m)
Q: Lưu lượng nước bơm (m³/h)
H: Độ cao bơm nước (m)
g: Gia tốc trọng lực (m/s²)
η: Hiệu suất hệ thống bơm (%)
ω: Tốc độ quay của động cơ (rad/s)
Với lưu lượng nước bơm m³/h :
120 người×150 lít/ngày/người=18,000 lít/ngày
18000 lít / 24 giờ=750 lít/giờ = 0.75 m³/h => nhu cầu lượng nước cần bơm làm tròn 1 m³/h
Hiệu suất hệ thống bơm thông thường dao động từ 70% đến 80%. Lấy giá trị trung
bình η = 75%.
Tốc độ quay của động cơ điện 3 pha thường là 1500 vòng/phút:
ω = 2*n* (π / 60) = 2*1500 * (π / 60) = 157 rad/s
Gia tốc trọng lực: g = 9,81 m/s²
Độ cao bơm nước: H = 25 m
Thay số vào công thức (1), ta được:
M = 1 * 25 * 9,81 / (0,75 * 157) = 2 N.m

4
Chọn công suất động cơ:
Công suất động cơ cần thiết có thể được tính toán bằng công thức:
P=M*ω
Trong đó:
P: Công suất động cơ (W)
M: Moment động cơ (N.m)
ω: Tốc độ quay của động cơ (rad/s)
Thay số vào công thức, ta được:
P = 2 * 157 = 314 W = 0.3 kw
Công suất động cơ cần thiết là 0.3 kW.
Lưu ý: Nên chọn công suất động cơ lớn hơn giá trị tính toán khoảng 10% - 15% để đảm
bảo động cơ hoạt động ổn định và có dư tải. Do vậy, nên chọn động cơ có công suất 0.4 kW.

3.2 Tính vận tốc động cơ:


Vận tốc động cơ có thể được tính toán bằng công thức:
n = ω * 60 / 2π
Trong đó:
n: Vận tốc động cơ (vòng/phút)
ω: Tốc độ quay của động cơ (rad/s)
Thay số vào công thức, ta được:
n = 157 * 60 / (2 * π) = 1497 vòng/phút
Vận tốc động cơ cần thiết là 1497 vòng/phút.

5
3.3 Chọn động cơ:
chọn máy bơm Nanoco NSP400 công suất 400 W.

Hình 3.1: Máy bơm Nanoco


Kết hợp các kết quả trên, với các thông số kỹ thuật được cung cấp, động cơ phù hợp cho hệ tống
cấp nước nhà 5 tầng.
Công suất động cơ trên trục:
Hiệu suất cơ học của động cơ thông thường dao động từ 85% đến 90%. Lấy giá trị trung bình
η_c = 87,5%.
Công suất động cơ trên trục:
P_truc = P * η_c
Trong đó:
P_truc: Công suất động cơ trên trục (kW)
P: Công suất động cơ (kW)
η_c: Hiệu suất cơ học của hộp số (85% - 90%)
P_truc = 0.4 * 0,875 = 0.35 kW

6
3.4 Chọn PLC
- Chọn PLC Mitsubishi FX-5U
Ưu điểm: Gọn nhẹ, dễ bảo quản, sửa chữa, Dung lượng lớn để có thể chứa được các
chương trình phức tạp. Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính,
nối mạng, các Module mở rộng.

Hình 3.2 PLC FX5U

Thông số kỹ thuật:

– Điện áp nguồn cung cấp: 100-240VAC hoặc 24VDC

– Bộ nhớ chương trình: 64000 bước

– Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS485, Ethernet.

– Tích hợp 2 ngõ vào Analog và 1 ngõ ra Analog

– Bộ đếm tốc độ cao: lên tới 6 chân max. 200kHz

– Loại ngõ ra: relay, transistor

– Phát xung tốc độ cao: 4 kênh max. 200kHz

– Tổng I/O: 32/64/80


7
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ KẾT NỐI BIẾN TẦN VỚI PLC

4.1 Cài đặt và đấu nối biến tần với module truyền thông RS-485:

4.1.1. Cài đặt biến tần:

8
Hình 4.1 Bảng điều khiển biến tần FR- A800

Đèn hiện trạng thái vận hành:

PU: Đèn hiển thị chế độ điều khiển bằng nút nhấn trên bảng điều khiển
EXT: Đèn hiển thị chế độ điều khiển bằng công tắc ngoài

NET: Đèn hiển thị chế độ qua mạng

Đèn hiển thị trạng thái cài đặt trên bảng điều khiển biến tần:

MON: Đèn hiển thị trạng thái ở màn hình chính


PRM: Đèn hiển thị trạng thái thông số vận hành
IM/PM: Đèn hiển thị chế độ điều khiển động cơ
Hz: Đèn hiển thị tần số
P.RUN: Đèn hiển thị chức năng PLC

Nút điều khiển trên bảng điều khiển tần số:

FWD/REV: Đèn điều khiển động cơ chạy thuận nghịch


STOP/RESET: Dừng và reset biến tần
MODE: Điều chỉnh chế độ SET:
Xác nhận cài đặt
ESC: Trở về phần hiển thị trước đó PU/EXT:
Chuyển đổi chế độ PU/EXT

9
Cài đặt thông số động cơ vào biến tần. Trước khi cài đặt thông số động cơ ta nên xoá các
cài đặt và thông số lỗi trước đó, đưa về giá trị ban đầu của nhà sản xuất. Để xóa ta làm như
sau: bấm nút Mode rồi xoay núm điều khiển chọn ALLC được hiển thị trên màn hình bấm
SET 2 lần để thực hiện lệnh.
Cài đặt công suất động cơ

Bấm MODE => Xoay núm chọn P.80 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển đến 0.1(kW). Bấm SET để xác nhận cài đặt
Cài đặt số cực động cơ
Bấm MODE =>Xoay núm chọn P.81 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển chọn 4. Bấm SET để xác nhận cài đặt.
Cài đặt dòng định mức động cơ
Bấm MODE => Xoay núm chọn P.82 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển chọn 0.76(A). Bấm SET để xác nhận cài đặt
Cài đặt điện áp định mức động cơ
Bấm MODE => Xoay núm chọn P.83 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển chọn 220(V). Bấm SET để xác nhận cài đặt
Cài đặt tần số định mức động cơ
Bấm MODE => Xoay núm chọn P.84 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển chọn 50(Hz). Bấm SET để xác nhận cài đặt
Cài đặt thông số điều khiển động cơ
Thời gian tăng tốc

Bấm MODE => Xoay núm chọn P.7 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển chọn 5(s). Bấm SET để xác nhận cài đặt
Thời gian giảm tốc
Bấm MODE => Xoay núm chọn P.8 => Bấm SET

Xoay núm điều khiển chọn 4(s). Bấm SET để xác nhận cài đặt

10
4.1.2. Đấu nối biến tần:

Hình 4.2 Đấu nối biến tần

11
4.1.3 Các mã lệnh biến tần:

Mã lệnh biến tần Đọc nội dung


HED Ghi tần số/tốc độ đã đặt vào RAM
hoặc EEPROM.
H0000 đến HE678 (0 đến
590,00Hz): tần số tăng theo
0,01Hz

HFA Lệnh hoạt động


b0: AU (Lựa chọn đầu vào đầu
cuối 4)
b1: Lệnh quay thuận
b2: Lệnh quay ngược
b3:RL (Lệnh vận hành tốc độ thấp)
b4: RM (Vận hành ở tốc độ trung
bình
yêu cầu)
b5: RH (Lệnh vận hành tốc độ
cao)
b6: RT (Lựa chọn chức năng thứ
hai)
b7: MRS (Dừng đầu ra)

HFB Chế độ hoạt động

H6F Tần số / tốc độ đầu ra

H7A Màn hình trạng thái biến tần

12
H7B Đọc chế độ hoạt động

H71 Đọc điện áp đầu ra

H70 Đọc dòng điện đầu ra

H87 Thời gian tăng tốc

H88 Thời gian giảm tốc

4.2 Chương trình PLC:

Navigation Window ---> Parameter ---> FX5UCPU ---> Module Parameter ---

> 485 Serial Port

Code GX Works3:

13
 Lệnh IVDR: là một lệnh của Mitsubishi PLC dùng để đọc dữ liệu từ một module
analog hoặc digital vào bộ nhớ của PLC.
 Lệnh IVCK: là lệnh đọc thông tin từ biến tần trả về giá trị cho biến bộ nhớ
 K1: địa chỉ kênh module của biến tần.
 H0ED, H0FA, H6F,…: là các mã lệnh của biến tần có chức năng được liệt kê ở mục
4.1.3.
 D40, D42, D50… Địa chỉ bộ nhớ đích trong PLC, nơi mà dữ liệu từ module sẽ được
lưu trữ.
 K1 : số lượng kênh module kết nối.
 M100, M110, M120, M130…: Địa chỉ cờ (flag) trong PLC, có thể được sử dụng để
đánh dấu hoàn thành hoặc trạng thái của lệnh.

14
Kết nối plc với biến tần

Hình 4.3 Kết nối plc với biến tần

4.3 Nạp chương trình GX Works3 lên PLC:


B1: Biên dịch chương trình

Hình 4.4 Biên dịch chương trình

15
B2: Kiểm tra kết nối trên GX Works3

Hình 4.5 Kiểm tra kết nối trên GXWorks3

Kiểm tra kết nối giữa máy tính với PLC FX-5U bằng cổng kết nối Ethernet .

16
B3: Nạp chương trình vào plc

Hình 4.6 Nạp chương trình cho plc

4.4 Thiết kế HMI điều khiển bằng GT designer 3


Nạp chương trình GOT 1000 ta chọn Communicate chọn Write to GOT dòng Write
Mode ta chọn Select write data và tích chọn các mục sau:

17
Hình 4.7 Nạp chương trình cho HMI

Nhấn Test để kiểm tra kết nối. khi kết nối thành công nhấn OK để hoàn thành kiểm tra kết
nối. Để nạp chương trình chọn GOT Write để nạp chương trình

Hình 4.8 Kiểm tra kết nối với HMI

18
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

5.1 Giao diện

Hình 5.1 Giao diện


5.2 Các chế độ vận hành
Mô hình được vận hành 3 chế độ : cao, trung bình và thấp

19
Hình 5.2 Màn hình làm việc chính

5.2.1 Chế độ thấp

- Khi mực nước nằm ở mức cao thì bơm hoạt động ở mức tần số thấp.

Hình 5.3 Chế độ chạy thấp

20
5.2.2 Chế độ trung bình

- Khi mực nước nằm ở mức vừa bơm hoạt động ở mức trung bình.

Hình
5.4 Chế độ chạy trung bình

21
5.2.3 Chế độ cao

- Khi mực nước nằm ở mức thấp bơm hoạt động với công xuất tối đa.

Hình 5.5 Chế độ chạy cao

22
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Trong đề tài này, nhóm đã nghiên cứu và thực hiện hệ thống điều khiển động
cơ bơm nước bằng PLC Mitsubishi FX-5U kết nối với biến tần Mitsubishi FR-
A800 thông qua giao thức truyền thông RS485.
Hệ thống điều khiển băng tải sử dụng PLC FX-5U và biến tần FR-A800 đã đạt
được tính hiệu quả và độ ổn định cao. Việc sử dụng Modbus RS485 giúp truyền
thông giữa PLC và biến tần diễn ra nhanh chóng, chính xác, và ít xảy ra lỗi.
Với khả năng lập trình linh hoạt của PLC FX-5U và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phần
mềm GX Works3, việc cấu hình và lập trình hệ thống trở nên đơn giản và dễ dàng
hơn. Các công cụ này giúp tối ưu hóa quá trình phát triển và triển khai hệ thống
điều khiển.
Hệ thống sử dụng truyền thông RS485 có khả năng mở rộng và tích hợp dễ
dàng với các thiết bị khác trong hệ thống tự động hóa công nghiệp. Điều này mang
lại lợi thế lớn trong việc xây dựng các hệ thống điều khiển phức tạp và đa năng

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] M. Electric, Inverter Logistics/Transport Function Manual, Mitsubishi
Electric Corporation, 2023.

[2] M. Electric, FR-A800 Inverter Instruction Manual (Detailed), Mitsubishi


Electric Corporation, 2022.

[3] M. Electric, FR-E800 Inverter Instruction Manual, Mitsubishi Electric


Corporation, 2022.

[4] M. Electric, Inverter FR-F800 Plus Series Instruction Manual, Mitsubishi


Electric Corporation, 2021.

[5] M. Electric, Inverter FR-D700 Instruction Manual, Mitsubishi Electric


Corporation, 2019.

[6] M. Electric, FR-A800 Plus PLC Function Programming Manual, Mitsubishi


Electric Corporation, 2017.

[7] M. Electric, FR-F700 Series Inverter Instruction Manual, Mitsubishi


Electric
Corporation, 2016.
[8] M. Electric, GX Works3 Operating Manual (Common), Mitsubishi Electric
Corporation, 2019.

[9] M. Electric, GX Works3 Programming Manual (Structured Text), Mitsubishi


Electric Corporation, 2019.

[10] M. Electric, MELSEC iQ-F FX5 User’s Manual (Structured Text),


Mitsubishi Electric Corporation, 2020.

[11] M. Electric, GX Works3 Beginner's Manual, Mitsubishi Electric


Corporation, 2022.

[12] M. Electric, GX Works3 Structured Text Programming Guide, Mitsubishi


Electric Corporation, 2023.

24
25

You might also like