Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

SỞ GD VÀ ĐT HÀ TĨNH KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

(Đề thi có ___ trang) Môn thi: LỊCH SỬ


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................


Số báo danh: .........................................................................

Câu 1: Trong những năm 1925 – 1930, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hoạt động nào sau đây?
A. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh B. Xây dựng tổ chức cơ sở khắp cả nước
C. Xuất bản báo Người cùng khổ D. Tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Câu 2: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, nhân dân Việt Nam đã
A. tham gia xây dựng căn cứ địa Việt Bắc B. đấu tranh đòi cải thiện đời sống
C. đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha D. tham gia xây dựng các hội Cứu quốc
Câu 3: Trong những năm 1952 – 1973, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào?
A. Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô B. Phát động cuộc chiến tranh thế giới mới
C. Liên minh chặt chẽ với Trung Quốc D. Mở rộng xâm lược thuộc địa
Câu 4: Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại nào sau đây?
A. Tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
C. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu và Mĩ D. Tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á
Câu 5: Năm 1950, quân dân Việt Nam đã chủ động tiến công quân Pháp ở
A. Đồng Xoài B. Ba Gia C. An Lão D. Đông Khê
Câu 6: Trong những năm 1945 – 1950, các nước tư bản Tây Âu đã
A. tham gia kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật
B. gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
C. phản đối Mĩ trực tiếp gây chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”
Câu 7: Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Việt Nam tham gia
A. chiến dịch Huế - Đà Nẵng B. chiến dịch Hồ Chí Minh
C. chiến dịch Phước Long D. chiến dịch Thượng Lào
Câu 8: Trong những năm 1945 – 1946, Đảng và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà chủ trương
A. đánh bại kế hoạch Rove của Pháp
B. chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp
C. tiến hành cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước
D. đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
Câu 9: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên
Xô đã
A. phát triển công nghiệp vũ trụ B. thực hiện kế hoạch “Macsan”
C. nhận viện trợ của Mĩ và Tây Âu D. thực hiện “Chính sách kinh tế mới”
Câu 10: Nam đồng thư xã là cơ sở hạt nhân của tổ chức nào sau đây ở Việt Nam?
A. Đảng Lập hiến B. Hội Phục Việt
C. Việt Nam Quốc dân đảng D. Mặt trận Liên Việt

1
Câu 11: Trong quá trình thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ
đã
A. kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ
B. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
C. viện trợ kinh tế, quân sự cho thực dân Pháp
D. tiến hành chiến lược quân sự “tìm diệt”
Câu 12: Một trong ba thành phố lớn giành chính quyền trong năm 1945 ở Việt Nam là
A. Lai Châu B. Sài Gòn C. Móng Cái D. Lào Cai
Câu 13: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 – 1939) đã
A. quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương
B. chủ trương tạm gác khẩu hiểu cách mạng ruộng đất
C. quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
D. quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia châu Á nào sau đây theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập
tích cực?
A. Ai Cập B. Cuba C. Ấn Độ D. Hà Lan
Câu 15: Trong những năm 1919 – 1925, tư sản Việt Nam đã
A. tham gia phong trào Đông Dương Đại hội
B. tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều
C. tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
D. tham gia cao trào kháng Nhật
Câu 16: Định ước Henxiki (1975) có sự tham gia kí kết giữa các nước châu Âu, Canada và
A. Mĩ B. Nhật Bản C. Trung Quốc D. Lào
Câu 17: Tháng 2/1945, Mĩ và Liên Xô tham gia
A. Liên minh châu Âu (EU) B. Hội Quốc liên
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất D. Hội nghị Ianta
Câu 18: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã quyết định để
nhân dân miền Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
A. Bạo lực cách mạng B. Chỉ đấu tranh ngoại giao
C. Chỉ đấu tranh hoà bình D. Chỉ đấu tranh chính trị
Câu 19: Ngay sau khi Hiệp định Gionevo năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ đã
A. giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava
B. dựng lên chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam
C. rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam
D. giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
Câu 20: Những năm 1954 – 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện đường lối
A. tham gia tất cả các khối liên minh quân sự
B. kháng chiến chống thực dân Bồ Đào Nha
C. không tiếp nhận viện trợ từ quốc gia nào
D. không tham gia liên minh chính trị nào
Câu 21: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là sự ra đời của
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
B. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
C. các công ti xuyên quốc gia
2
D. Cộng đồng nguyên tử châu Âu
Câu 22: Trong những năm 1965 – 1973, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ B. Tiến công Pháp ở biên giới Việt – Trung
C. Phản công quân Pháp ở Việt Bắc D. Kháng chiến chống thực dân Anh
Câu 23: Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch
giải phóng hoàn toàn miền Nam trong bối cảnh nào sau đây?
A. Miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
B. Quân Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
C. Quân Mĩ và quân đồng minh được tăng cường ở miền Nam
D. Nhân dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch Phước Long
Câu 24: Một trong những thuận lợi của nhân dân châu Á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là
A. chiến lược toàn cầu của Mĩ bị phá sản hoàn toàn
B. sự giúp đỡ của Mĩ và Liên minh châu Âu (EU)
C. sự viện trợ của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa
D. chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
Câu 25: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân dân miền Nam Việt Nam đã
A. tiến công chủ yếu vào các đô thị B. phản công quân địch ở Vạn Tường
C. tiến công vào phòng tuyến Đông Nam Bộ D. chọn Đà Nẵng làm hướng tiến công chủ yếu
Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954?
A. Chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
B. Tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn
C. Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
D. Buộc thực dân Pháp bị động phân tán lực lượng trên những địa bàn xung yếu
Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội nào sau đây ở Việt Nam nhạy cảm với thời cuộc,
tha thiết canh tân đất nước?
A. Trí thức B. Đại địa chủ C. Nông dân D. Phú nông
Câu 28: Nhân tố giúp Nhật Bản phục hồi nền kinh tế trong những năm 1945 – 1952 là
A. sự giúp đỡ của Liên Xô B. lợi nhuận từ Chiến tranh Việt Nam
C. lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai D. nguồn viện trợ của Mĩ
Câu 29: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm thời hoà hoãn,
tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc là thực hiện chủ trương
A. tập trung lực lượng để chống đế quốc Mĩ và tay sai
B. tập trung để thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
D. tập trung vào nhiệm vụ giành chính quyền cách mạng
Câu 30: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương
A. thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
B. xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang
C. đón rước phái đoàn Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương
D. tập trung đấu tranh đòi ruộng đất cho nông dân
Câu 31: Các tổ chức yêu nước và cách mạng Việt Nam nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX có điểm chung
nào sau đây?

3
A. Xây dựng được khối đoàn kết dân tộc rộng rãi
B. Chủ trương sử dụng bạo lực chính trị để giành độc lập
C. Phát huy được vai trò tiên phong của lực lượng trí thức
D. Đường lối đấu tranh phản ánh lập trường kiên định
Câu 32: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân tộc của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam?
A. Giải quyết cơ bản vấn đề ruộng đất cho nông dân
B. Hoàn thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D. Tập hợp được lực lượng toàn dân tham gia cách mạng
Câu 33: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1954 – 1975 của nhân dân Việt Nam chịu tác động nào sau đây từ
tình hình quốc tế?
A. Sự đối đầu giữa hai khối đế quốc đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh
B. Tất cả các dân tộc thuộc địa hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do
C. Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng nhưng đa dạng và phức tạp
D. Chủ nghĩa tư bản ngày càng mở rộng được hệ thống thuộc địa trên thế giới
Câu 34: Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945 – 1954), kế hoạch Nava có điểm khác
biệt nào sau đây so với kế hoạch Rove?
A. Được thực hiện trong bối cảnh cuộc đối đầu Đông – Tây đang căng thẳng
B. Có mục tiêu giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh
C. Có sự giúp đỡ của quân đội Mĩ và quân các nước trong khối NATO
D. Được triển khai khi vùng chiếm đóng của quân Pháp ngày càng bị thu hẹp
Câu 35: Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 – 1939 có điểm mới nào sau đây so với phong trào cách mạng
1930 – 1931?
A. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng giải phóng dân tộc
B. Đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh, giành được tự do cho dân tộc
C. Đấu tranh chống bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc
D. Thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam
Câu 36: Việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa nào sau đây đối với phong
trào cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang lập trường vô sản
B. Làm cho khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế trong phong trào yêu nước
C. Góp phần chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước
Câu 37: Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 2/1930) là
A. cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
B. nhân tốc quyết định để thực hiện đoàn kết quốc tế
C. nhân tố quyết định thực hiện quyền dân tộc tự quyết
D. điều kiện để liên minh ba nước Đông Dương
Câu 38: Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (1954 – 1975)
có điểm chung nào sau đây?
A. Nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới
B. Có sự kết hợp giữa tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân

4
C. Tập trung giải quyết khẩu hiệu chiến lược “độc lập dân tộc và người cày có ruộng”
D. Từng bước thực hiện thành công hai mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam
Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975) ở Việt Nam?
A. Vừa giải quyết vấn đề chính trị vừa tiêu diệt lực lượng vũ trang của đối phương
B. Kết hợp giữa tăng cường sức mạnh dân tộc với phụ thuộc vào sự giúp đỡ của quốc tế
C. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
D. Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thống nhát Tổ quốc trên mọi lĩnh vực
Câu 40: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Nhằm đánh thức tinh thần dân tộc của mỗi nước trong công cuộc tự giải phóng
B. Nhằm làm thất bại âm mưu thành lập Liên bang Đông Dương của thực dân Pháp
C. Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước Đông Dương có sự khác nhau
D. Do quan điểm công cuộc giải phóng chỉ có thể trong cậy vào bản thân mỗi dân tộc
----- HẾT -----

5
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.B 2.B 3.A 4.B 5.D 6.B 7.D 8.C 9.A 10.C

11.D 12.B 13.B 14.C 15.B 16.A 17.D 18.A 19.B 20.D

21.C 22.A 23.D 24.D 25.C 26.A 27.A 28.D 29.C 30.B

31.D 32.D 33.C 34.D 35.C 36.C 37.A 38.B 39.C 40.A
Câu 1: Trong những năm 1925 – 1930, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hoạt động nào sau đây?
A. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh B. Xây dựng tổ chức cơ sở khắp cả nước
C. Xuất bản báo Người cùng khổ D. Tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 84.
Cách giải:
Trong những năm 1925 – 1930, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở
khắp cả nước.
Chọn B.
Câu 2: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, nhân dân Việt Nam đã
A. tham gia xây dựng căn cứ địa Việt Bắc B. đấu tranh đòi cải thiện đời sống
C. đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha D. tham gia xây dựng các hội Cứu quốc
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 91.
Cách giải:
Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh đòi cải thiện đời sống.
Chọn B.
Câu 3: Trong những năm 1952 – 1973, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào?
A. Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô B. Phát động cuộc chiến tranh thế giới mới
C. Liên minh chặt chẽ với Trung Quốc D. Mở rộng xâm lược thuộc địa
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 55.
Cách giải:
Trong những năm 1952 – 1973, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại bình thường hoá quan hệ với Liên Xô.
Chọn A.
Câu 4: Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại nào sau đây?
A. Tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
C. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu và Mĩ D. Tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải:
Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
Chọn B.
Câu 5: Năm 1950, quân dân Việt Nam đã chủ động tiến công quân Pháp ở
A. Đồng Xoài B. Ba Gia C. An Lão D. Đông Khê

6
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 137.
Cách giải:
Năm 1950, quân dân Việt Nam đã chủ động tiến công quân Pháp ở Đông Khê.
Chọn D.
Câu 6: Trong những năm 1945 – 1950, các nước tư bản Tây Âu đã
A. tham gia kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật
B. gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
C. phản đối Mĩ trực tiếp gây chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 47.
Cách giải:
Trong những năm 1945 – 1950, các nước tư bản Tây Âu đã gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO).
Chọn B.
Câu 7: Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Việt Nam tham gia
A. chiến dịch Huế - Đà Nẵng B. chiến dịch Hồ Chí Minh
C. chiến dịch Phước Long D. chiến dịch Thượng Lào
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 147.
Cách giải:
Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Việt Nam tham gia chiến dịch Thượng Lào.
Chọn D.
Câu 8: Trong những năm 1945 – 1946, Đảng và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà chủ trương
A. đánh bại kế hoạch Rove của Pháp
B. chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp
C. tiến hành cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước
D. đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 122.
Cách giải:
Trong những năm 1945 – 1946, Đảng và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trương tiến
hành cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước.
Chọn C.
Câu 9: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên
Xô đã
A. phát triển công nghiệp vũ trụ B. thực hiện kế hoạch “Macsan”
C. nhận viện trợ của Mĩ và Tây Âu D. thực hiện “Chính sách kinh tế mới”
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải:

7
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã phát triển
công nghiệp vũ trụ.
Chọn A.
Câu 10: Nam đồng thư xã là cơ sở hạt nhân của tổ chức nào sau đây ở Việt Nam?
A. Đảng Lập hiến B. Hội Phục Việt
C. Việt Nam Quốc dân đảng D. Mặt trận Liên Việt
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 85.
Cách giải:
Nam đồng thư xã là cơ sở hạt nhân của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
Chọn C.
Câu 11: Trong quá trình thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ
đã
A. kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ
B. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
C. viện trợ kinh tế, quân sự cho thực dân Pháp
D. tiến hành chiến lược quân sự “tìm diệt”
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 175.
Cách giải:
Trong quá trình thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã tiến
hành chiến lược quân sự “tìm diệt”.
Chọn D.
Câu 12: Một trong ba thành phố lớn giành chính quyền trong năm 1945 ở Việt Nam là
A. Lai Châu B. Sài Gòn C. Móng Cái D. Lào Cai
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 117.
Cách giải:
Một trong ba thành phố lớn giành chính quyền trong năm 1945 ở Việt Nam là Sài Gòn.
Chọn B.
Câu 13: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 – 1939) đã
A. quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương
B. chủ trương tạm gác khẩu hiểu cách mạng ruộng đất
C. quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
D. quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 104.
Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 – 1939) đã chủ trương tạm gác
khẩu hiểu cách mạng ruộng đất.
Chọn B.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia châu Á nào sau đây theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập
tích cực?
A. Ai Cập B. Cuba C. Ấn Độ D. Hà Lan
8
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 34.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực.
Chọn C.
Câu 15: Trong những năm 1919 – 1925, tư sản Việt Nam đã
A. tham gia phong trào Đông Dương Đại hội
B. tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều
C. tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
D. tham gia cao trào kháng Nhật
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 80.
Cách giải:
Trong những năm 1919 – 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều.
Chọn B.
Câu 16: Định ước Henxiki (1975) có sự tham gia kí kết giữa các nước châu Âu, Canada và
A. Mĩ B. Nhật Bản C. Trung Quốc D. Lào
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 62.
Cách giải:
Định ước Henxiki (1975) có sự tham gia kí kết giữa các nước châu Âu, Canada và Mĩ.
Chọn A.
Câu 17: Tháng 2/1945, Mĩ và Liên Xô tham gia
A. Liên minh châu Âu (EU) B. Hội Quốc liên
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất D. Hội nghị Ianta
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 5.
Cách giải:
Tháng 2/1945, Mĩ và Liên Xô tham gia hội nghị Ianta.
Chọn D.
Câu 18: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã quyết định để
nhân dân miền Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
A. Bạo lực cách mạng B. Chỉ đấu tranh ngoại giao
C. Chỉ đấu tranh hoà bình D. Chỉ đấu tranh chính trị
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 164.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã quyết định để nhân dân
miền Nam sử dụng hình thức đấu tranh bạo lực cách mạng.
Chọn A.
Câu 19: Ngay sau khi Hiệp định Gionevo năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ đã
A. giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava
B. dựng lên chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam
C. rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam
9
D. giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 158.
Cách giải:
Ngay sau khi Hiệp định Gionevo năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ đã dựng lên chính quyền tay sai ở
miền Nam Việt Nam.
Chọn B.
Câu 20: Những năm 1954 – 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện đường lối
A. tham gia tất cả các khối liên minh quân sự
B. kháng chiến chống thực dân Bồ Đào Nha
C. không tiếp nhận viện trợ từ quốc gia nào
D. không tham gia liên minh chính trị nào
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 28.
Cách giải:
Những năm 1954 – 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện đường lối không tham gia liên minh chính trị nào.
Chọn D.
Câu 21: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là sự ra đời của
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
B. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
C. các công ti xuyên quốc gia
D. Cộng đồng nguyên tử châu Âu
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải:
Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia.
Chọn C.
Câu 22: Trong những năm 1965 – 1973, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ B. Tiến công Pháp ở biên giới Việt – Trung
C. Phản công quân Pháp ở Việt Bắc D. Kháng chiến chống thực dân Anh
Cách giải:
Trong những năm 1965 – 1973, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chống chiến tranh phá hoại
của Mĩ.
Chọn A.
Câu 23: Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch
giải phóng hoàn toàn miền Nam trong bối cảnh nào sau đây?
A. Miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
B. Quân Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
C. Quân Mĩ và quân đồng minh được tăng cường ở miền Nam
D. Nhân dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch Phước Long
Phương pháp:
Loại trừ phương án.
Cách giải:

10
Chiến thắng trong chiến dịch Phước Long đã cho ta thấy sự bất lực của quân đội Sài Gòn, sự cản thiệp trở lại
bằng quân sự của Mĩ là rất hạn chế. Đồng thời nó cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta. Từ
chiến thắng trên, cho thấy so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng. Vì vậy, cuối
năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn
toàn miền Nam.
Chọn D.
Câu 24: Một trong những thuận lợi của nhân dân châu Á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là
A. chiến lược toàn cầu của Mĩ bị phá sản hoàn toàn
B. sự giúp đỡ của Mĩ và Liên minh châu Âu (EU)
C. sự viện trợ của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa
D. chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
Phương pháp:
Loại trừ phương án.
Cách giải:
Một trong những thuận lợi của nhân dân châu Á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chọn D.
Câu 25: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân dân miền Nam Việt Nam đã
A. tiến công chủ yếu vào các đô thị B. phản công quân địch ở Vạn Tường
C. tiến công vào phòng tuyến Đông Nam Bộ D. chọn Đà Nẵng làm hướng tiến công chủ yếu
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 183.
Cách giải:
Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân dân miền Nam Việt Nam đã tiến công vào phòng tuyến Đông
Nam Bộ
Chọn C.
Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954?
A. Chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
B. Tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn
C. Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
D. Buộc thực dân Pháp bị động phân tán lực lượng trên những địa bàn xung yếu
Phương pháp:
Loại trừ phương án.
Cách giải:
Chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch không phải là chủ trương của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954.
Chọn A.
Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội nào sau đây ở Việt Nam nhạy cảm với thời cuộc,
tha thiết canh tân đất nước?
A. Trí thức B. Đại địa chủ C. Nông dân D. Phú nông
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 78.
Cách giải:
11
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng trí thức ở Việt Nam nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất
nước.
Chọn A.
Câu 28: Nhân tố giúp Nhật Bản phục hồi nền kinh tế trong những năm 1945 – 1952 là
A. sự giúp đỡ của Liên Xô B. lợi nhuận từ Chiến tranh Việt Nam
C. lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai D. nguồn viện trợ của Mĩ
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 53.
Cách giải:
Nhân tố giúp Nhật Bản phục hồi nền kinh tế trong những năm 1945 – 1952 là nguồn viện trợ của Mĩ.
Chọn D.
Câu 29: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm thời hoà hoãn,
tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc là thực hiện chủ trương
A. tập trung lực lượng để chống đế quốc Mĩ và tay sai
B. tập trung để thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
D. tập trung vào nhiệm vụ giành chính quyền cách mạng
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 128.
Cách giải:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm thời hoà hoãn, tránh
xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc là thực hiện chủ trương tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ
thù.
Chọn C.
Câu 30: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương
A. thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
B. xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang
C. đón rước phái đoàn Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương
D. tập trung đấu tranh đòi ruộng đất cho nông dân
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải:
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương xây dựng lực lượng
cho khởi nghĩa vũ trang.
Chọn B.
Câu 31: Các tổ chức yêu nước và cách mạng Việt Nam nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX có điểm chung
nào sau đây?
A. Xây dựng được khối đoàn kết dân tộc rộng rãi
B. Chủ trương sử dụng bạo lực chính trị để giành độc lập
C. Phát huy được vai trò tiên phong của lực lượng trí thức
D. Đường lối đấu tranh phản ánh lập trường kiên định
Phương pháp:
So sánh, rút ra điểm chung.
Cách giải:

12
Các tổ chức yêu nước và cách mạng Việt Nam nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX có điểm chung đường lối
đấu tranh phản ánh lập trường kiên địch.
Chọn D.
Câu 32: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân tộc của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam?
A. Giải quyết cơ bản vấn đề ruộng đất cho nông dân
B. Hoàn thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D. Tập hợp được lực lượng toàn dân tham gia cách mạng
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng giải phóng dân tộc, tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ
yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai.
Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc, đoàn kết trong mặt trận Việt Minh.
Thành lập chính quyền nhà nước "của chung toàn dân tộc" theo chủ trương của Đảng với hình thức cộng hòa
dân chủ, trừ tay sai của đế quốc và những kẻ phản quốc.
=> đáp án D.
Chọn D.
Câu 33: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1954 – 1975 của nhân dân Việt Nam chịu tác động nào sau đây từ
tình hình quốc tế?
A. Sự đối đầu giữa hai khối đế quốc đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh
B. Tất cả các dân tộc thuộc địa hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do
C. Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng nhưng đa dạng và phức tạp
D. Chủ nghĩa tư bản ngày càng mở rộng được hệ thống thuộc địa trên thế giới
Phương pháp:
Loại trừ phương án.
Cách giải:
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1954 – 1975 của nhân dân Việt Nam chịu tác động từ tình hình quốc tế là các
mối quan hệ quốc tế được mở rộng nhưng đa dạng và phức tạp.
Chọn C.
Câu 34: Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945 – 1954), kế hoạch Nava có điểm khác
biệt nào sau đây so với kế hoạch Rove?
A. Được thực hiện trong bối cảnh cuộc đối đầu Đông – Tây đang căng thẳng
B. Có mục tiêu giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh
C. Có sự giúp đỡ của quân đội Mĩ và quân các nước trong khối NATO
D. Được triển khai khi vùng chiếm đóng của quân Pháp ngày càng bị thu hẹp
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
Kế hoạch Nava được Pháp đề ra trong bối cảnh ngày càng bị sa lầy ở chiến trường Đông Dương, vùng chiếm
đóng bị thu hẹp. Đây là điểm khác biệt của kế hoạch Nava so với kế hoạch Rove
Chọn D.
Câu 35: Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 – 1939 có điểm mới nào sau đây so với phong trào cách mạng
1930 – 1931?
13
A. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng giải phóng dân tộc
B. Đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh, giành được tự do cho dân tộc
C. Đấu tranh chống bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc
D. Thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh chống đế độ
phản động thuộc địa – đối tượng không chịu thực hiện các chính sách tiến bộ của Chính phủ Mặt trận nhân dân
ở thuộc địa. Đây là bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc.
Chọn C.
Câu 36: Việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa nào sau đây đối với phong
trào cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang lập trường vô sản
B. Làm cho khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế trong phong trào yêu nước
C. Góp phần chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước
Phương pháp:
Loại trừ phương án.
Cách giải:
Việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa góp phần chuẩn bị về mặt tổ chức cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn C.
Câu 37: Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 2/1930) là
A. cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
B. nhân tốc quyết định để thực hiện đoàn kết quốc tế
C. nhân tố quyết định thực hiện quyền dân tộc tự quyết
D. điều kiện để liên minh ba nước Đông Dương
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Trong Cương lĩnh chính trị, Nguyễn Ái Quốc chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng gồm tất cả các giai cấp,
tầng lớp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung
lập. Chủ trương này là cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
Chọn A.
Câu 38: Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (1954 – 1975)
có điểm chung nào sau đây?
A. Nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới
B. Có sự kết hợp giữa tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân
C. Tập trung giải quyết khẩu hiệu chiến lược “độc lập dân tộc và người cày có ruộng”
D. Từng bước thực hiện thành công hai mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
14
Lực lượng vũ tranng trong cách mạng tháng Tám 1945 và chiến tranh giải phóng dân tộc (1954 – 1975) có vai
trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích đồng thời hỗ trợ quần chúng nhân dân nổi dậy giành
chính quyền.
Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (1954 – 1975) có điểm
chung có sự kết hợp giữa tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân.
Chọn B.
Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975) ở Việt Nam?
A. Vừa giải quyết vấn đề chính trị vừa tiêu diệt lực lượng vũ trang của đối phương
B. Kết hợp giữa tăng cường sức mạnh dân tộc với phụ thuộc vào sự giúp đỡ của quốc tế
C. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
D. Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thống nhát Tổ quốc trên mọi lĩnh vực
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Giai đoạn 1954 – 1975, các mạng Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đây là điểm độc đáo, đồng thời thể hiện sự linh hoạt,
đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính phủ trước bối cảnh lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ.
Chọn C.
Câu 40: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Nhằm đánh thức tinh thần dân tộc của mỗi nước trong công cuộc tự giải phóng
B. Nhằm làm thất bại âm mưu thành lập Liên bang Đông Dương của thực dân Pháp
C. Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước Đông Dương có sự khác nhau
D. Do quan điểm công cuộc giải phóng chỉ có thể trong cậy vào bản thân mỗi dân tộc
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm thực hiện quyền tự quyết của các dân
tộc.
Qua đó làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc giữa 3 nước Đông Dương của thực dân Pháp.
Chọn A.
----- HẾT -----

15

You might also like