Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG


Câu 1. Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, dải hội tụ và bão.
B. gió mùa Tây Nam, gió Tây, địa hình núi, bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ.
C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ.
D. Tín phong bán cầu Bắc và địa hình vùng núi, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ.
Câu 2. Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
B. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió đông bắc, bão, áp thấp nhiệt đới.
C. dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, bão, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
D. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc.
Câu 3. Nam Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới.
B. bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới. gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam
C. gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ.
D. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ dương đến.
Câu 4. Địa hình vùng núi Đông Bắc khác với Đồng bằng Sông Hồng chủ yếu do tác động của
A. vận động tạo núi, quá trình phong hóa khác nhau ở các giai đoạn.
B. vận động kiến tạo, nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi nơi.
C. quá trình phong hóa, bóc mòn và bồi tj khác nhau ở mỗi thời kì.
D. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực khác nhau ở mỗi vùng.
Câu 5. Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo.
B. sóng biển, thủy triều, độ mặn của biển và thềm lục địa.
C. các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống.
D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển.
Câu 6. Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. các dãy núi, áp thấp, bão và vận động Tấn kiến tạo.
B. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực
C. đồng bằng ở ven biển, đồi núi và vận động kiến tạo.
D. thủy triều, thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát.
Câu 7. Vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ có một mùa khô nóng chủ yếu do tác động của
A. Tín phong bán cầu Bắc và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến.
B. Tín phong bán cầu Bắc, Tín phong bán cầu Nam, gió phơn Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Nam, các gió hướng đông bắc, gió phơn Tây Nam.
D. Tín phong bán cầu Nam và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến.
Câu 8. Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu do tác
động kết hợp của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn.
B. địa hình núi đồi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm
C. dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc.
D. các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng.
Câu 9. Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu do
tác động của
A. vị trí nằm gần ngoại chí tuyến, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió mùa hạ.
B. các gió thổi trong năm, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, vị trí ở gần chí tuyến.
C. vị trí xa xích đạo, Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam, bão, dải hội tụ.
D. gió mùa đông, vị trí ở trong vùng nội chí tuyến, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới.
Câu 10. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của
A. thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm cách xa vùng xích đạo.
B. vị trí nằm gần chí tuyến, gió mùa hạ, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh.
C. gió mùa Tây Nam, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, nằm gần chí tuyến.
D. Tín Phong bán cầu bắc, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, xa xích đạo.
2

Câu 11. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt độ năm nhỏ chủ yếu do tác động của
A. các gió mùa hạ, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc.
B. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm ở gần vùng xích đạo.
C. địa hình cao nguyên, gió mùa đông, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. vùng biển rộng, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, vị trí ở xa chí tuyến.
Câu 12. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác
động của
A. địa hình có các núi cao, gió mùa hạ, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
B. vị trí xa xích đạo, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, địa hình đa dạng.
C. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc, vị trí địa lí
D. gió tây nam, Tín phong bán cầu Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 13. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có biên độ nhiệt độ năm nhỏ chủ yếu do tác
động của
A. gió mùa Đông Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, các gió mùa hạ.
B. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió mùa đông, địa hình cao nguyên.
C. vùng biển rộng, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, vị trí xa chí tuyến.
D. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. vị trí nằm ở vĩ độ thấp, gió,
Câu 14. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu khác với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu
do tác động của
A. vị trí ở nội chí tuyến, địa hình đồi núi, gió mùa Đông Bắc và gió Tây.
B. gió mùa và Tín phong bán cầu Bắc, vị trí gần chí tuyến, địa hình núi.
C. địa hình có núi cao, vị trí ở khu vực gió mùa, Tín phong bán cầu Bắc.
D. núi cao, gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới, vị trí ở xa xích đạo.
Câu 15. Vùng Tây Bắc Bộ có thời gian bắt đầu mùa mưa và mùa khô khác với vùng Bắc Trung Bộ chủ
yếu do tác động của
A. gió phơn Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, độ cao vùng núi, gió mùa Tây Nam.
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió phơn Tây Nam, vị trí địa lí, dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió tây nam, Tín phong bán cầu Bắc, hướng của địa hình đồi núi, vị trí địa lí.
D. gió đông bắc, khối khí Bắc Án Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam, địa hình.
Câu 16. Vùng Tây Nguyên có mùa mưa đến sớm hơn vùng Nam Trung Bộ chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Tây Nam, hướng của dãy núi Trường Sơn Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
B. Tín phong bán cầu Bắc, hướng của dãy Trường Sơn Nam, gió mùa Tây Nam.
C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, vị trí địa lí, dãy núi Trường Sơn Nam.
D. gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí sườn đông dãy Trường Sơn.
Câu 17. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu khác với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu
do tác động của
A. địa hình, gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới, vị trí ở gần xích đạo.
B. gió mùa và Tín phong bán cầu Bắc, vị trí nằm gần xích đạo, địa hình.
C. vị trí ở nội chí tuyến, địa hình đồi núi, gió mùa Đông Bắc và gió Tây.
D. Tín phong bán cầu Bắc, vị trí ở khu vực gió mùa, địa hình có núi cao.
Câu 18. Vùng Tây Nguyên có thời gian bắt đầu mùa mưa và mùa khô khác với vùng Nam Trung Bộ
chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, hướng của dãy núi Trường Sơn, bão.
B. gió Tây, dãy núi Trường Sơn Nam, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió đông bắc, địa hình, khối khí nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương, vị trí địa lí.
D. Tin phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí, gió phơn Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 19. Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của
A. Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.
B. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, vị trí địa lí.
C. gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí và địa hình núi.
D. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi.
3

Câu 20. Sự khác nhau về mưa giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết
hợp của
A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc và độ dốc các sườn núi.
B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và các dãy núi hướng vòng cung.
C. vị trí gần hay xa biển và độ cao của các đỉnh núi, hướng của các dãy núi.
D. gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và địa hình vùng núi.

1A 2A 3D 4D 5A 6B 7A 8C 9B 10A 11B 12C 13D 14B 15D


16C 17A 18C 19A 20D

You might also like