Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI 8.

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN


8.1. QUYỀN HỌC TẬP CỦA CD
Nhận biết
Câu 1. Một trong những nội dung quyền học tập là mọi công dân đều có quyền học
A. quy chế thi. B. những nội quy. C. không hạn chế. D. mọi môi trường.
Câu 2. Một trong những nội dung quyền học tập là mọi công dân đều có quyền học bất cứ
A. thái độ nào. B. độ tuổi nào. C. sức khỏe nào. D. ngành nghề nào.
Câu 3. Một trong những nội dung quyền học tập là mọi công dân đều có quyền học
A. theo hợp đồng. B. thường xuyên, suốt đời.
C. chương trình song ngữ. D. đào tạo chuyên gia.
Câu 4. Một trong những nội dung quyền học tập là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về
A. cơ hội việc làm. B. quyền sáng tạo. C. cơ hội học tập. D. quyền bầu cử.
Câu 5. Pháp luật quy định thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm tạo điều kiện để bất kì công dân
nào cũng
A. được học hành. B. thành nhân tài. C. làm công chức. D. học đại học.
Câu 6. Mọi công dân đều có quyền học từ các bậc học thấp đến cao là nội dung quyền
A. được phát triển của công dân. B. sáng tạo của công dân.
C. tự do của công dân. D. học tập của công dân.
Câu 7. Mọi công dân đều có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau phù hợp với đặc điểm cơ thể,
lứa tuổi, sở thích, điều kiện là nội dung quyền
A. được phát triển của công dân. B. sáng tạo của công dân.
C. tự do của công dân. D. học tập của công dân.
Câu 8. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được phát triển của công dân. B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền tự do của công dân. D. Quyền học tập của công dân.
Câu 9. Một nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều
A. được tuyển chọn vào các trường đại học. B. phải đi học theo yêu cầu của nhà nước.
C. phải học ở các trường chất lượng cao. D. được quyền học tập từ thấp đến cao.
Câu 10. Một nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều
A. được tuyển chọn vào các trường đại học. B. học tập trung ở cơ sở giáo dục.
C. phải học ở các trường chất lượng cao. D. có quyền học thường xuyên suốt đời.
Thông hiểu
Câu 1. Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có thể học
A. từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. hệ chính qui hoặc hệ không chính quy.
C. không bị phân biệt đối xử trong học tập. D. các ngành nghề phù hợp với bản thân.
Câu 2. Quyền học thường xuyên suốt đời của công dân có nghĩa là công dân có thể học
A. từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. hệ chính qui hoặc hệ không chính quy.
C. không bị phân biệt đối xử trong học tập. D. các ngành nghề phù hợp với bản thân.
Câu 3. Quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân có nghĩa là công dân có thể học
A. từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. hệ chính qui hoặc hệ không chính quy.
C. không bị phân biệt đối xử trong học tập. D. các ngành nghề phù hợp với bản thân.
Câu 4. Quyền được đối xử bình đẳng trong học tập của công dân có nghĩa là mọi người đều có quyền học
A. từ mầm non đến đại học, sau đại học. B. hệ chính qui hoặc hệ không chính quy.
C. không bị phân biệt đối xử trong học tập. D. các ngành nghề phù hợp với bản thân.
Câu 5. Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện
A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền học không hạn chế.
Câu 6. Công dân có thể học bác sĩ, kĩ sư, học sư phạm, học khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội là thể
hiện
A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền học không hạn chế.
Câu 7. Công dân có thể học hệ chính quy, hệ giáo dục thường xuyên, hệ tại chức, hệ từ xa, học ở các trường
chuyên biệt là thể hiện
A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền học không hạn chế.
Câu 8. Trong học tập công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, thành phần, tôn giáo và địa vị xã hội
là thể hiện quyền học tập ở nội dung
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. học bất cứ ngành nghề nào. D. học tập không hạn chế.
Câu 9. Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu,
khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. học bất cứ ngành nghề nào. D. học tập không hạn chế.
Câu 10. Pháp luật quy định công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình
trường lớp khác nhau là thể hiện quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. bình đẳng về cơ hội học tập.
C. học bất cứ ngành nghề nào. D. học tập không hạn chế.
Vận dụng
Câu 1. Trong kì xét tuyển đại học, chị A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán. Việc chọn trường
của chị A thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập?
A. Học tập không hạn chế. B. Bất cứ ngành nghề nào.
C. Thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng trong học tập.
Câu 2. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực
hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập?
A. Học tập không hạn chế. B. Bất cứ ngành nghề nào.
C. Thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng trong học tập.
Câu 3. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh là người dân tộc thiểu số đã
thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập?
A. Học tập không hạn chế. B. Bất cứ ngành nghề nào.
C. Thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng trong học tập.
Câu 4. Tốt nghiệp đại học, anh T tiếp tục học lên cao học. Điều này thể hiện nội dung nào dưới đây trong
thực hiện quyền học tập?
A. Học tập không hạn chế. B. Bất cứ ngành nghề nào.
C. Thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng trong học tập.

8.2. QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN


Nhận biết
Câu 1. Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi
cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về
A. tư tưởng. B. vật chất. C. tư duy. D. tài năng.
Câu 2. Quyền được phát triển là quyền của công dân có mức sống đầy đủ về
A. tư tưởng. B. quan niệm. C. tài năng. D. vật chất.
Câu 3. Một trong những nội dung của quyền phát triển là công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh
thần đầy đủ để phát triển
A. tư tưởng. B. chính kiến. C. toàn diện. D. nhân cách.
Câu 4. Một trong những nội dung của quyền phát triển là công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh
thần
A. đầy đủ. B. lệch lạc. C. phong phú. D. cơ bản.
Câu 5. Một trong những nội dung của quyền phát triển là công dân được khuyến khích bồi dưỡng để phát
triển
A. kĩ năng B. quan niệm. C. nhân cách. D. tài năng.
Câu 6. Một trong những nội dung của quyền phát triển là những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền
được học trước tuổi và học
A. vượt cấp. B. một bộ môn. C. vượt lớp. D. một giáo viên.
Câu 7. Một trong những nội dung của quyền phát triển thì để phát triển về thể chất, công dân còn có quyền
được hưởng sự chăm sóc
A. thể thao. B. đặc biệt. C. chuyên cần. D. y tế.
Câu 8. Một trong những nội dung của quyền phát triển thì những người học giỏi, có năng khiếu, đạt thành
tích cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế sẽ được ưu tiên tuyển chọn vào
A. các trường đại học. B. công ty nước ngoài.
C. cơ quan nhà nước. D. những trường quốc tế.
Câu 9. Một trong những nội dung của quyền phát triển là công dân được vui chơi, giải trí, được tham gia
vào các
A. hoạt động sáng tạo. B. công trình văn hóa.
C. công trình kiến trúc. D. hoạt động tuyên truyền.
Thông hiểu
Câu 1. Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa là thể hiện quyền nào dưới dây
của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Tham gia.
Câu 2. Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến cho đất nước là thể hiện nội dung
của quyền nào sau đây?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Ghi nhận.
Câu 3. Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Tham gia.
Câu 4. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp. Đây là nội dung
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Thông tin.
Câu 5. Những người học giỏi, có năng khiếu, đạt giải trong các kì thi quốc tế, quốc gia được ưu tiên tuyển
chọn vào các trường đại học. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Ghi nhận.
Câu 6. Công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là nội
dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Tham gia.
Câu 7. Để phát triển về thể chất, công dân còn có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế là thể hiện nội dung
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Tài phán.
Câu 8. Học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là nội dung
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Tham gia.
Câu 9. Trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Y tế.
Câu 10. Trẻ em được tiêm chủng miễn phí các loại vacin phòng bệnh là nội dung quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Phát triển. D. Y tế.

8.3. QUYỀN SÁNG TẠO


Nhận biết
Câu 1. Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi suy nghĩ để
đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền sáng tác về văn học
nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, các
A. hoạt động tình nguyện. B. trào lưu cấp tiến.
C. công trình khoa học. D. nhà khoa học trẻ.
Câu 2. Một trong các nội dung quyền sáng tạo là mọi công dân đều có quyền nghiên cứu khoa học, công
nghệ, sáng tác
A. văn học nghệ thuật. B. những điều sai sự thật.
C. kinh tế vĩ mô. D. các cấp độ vũ trụ.
Câu 3. Một trong các nội dung quyền sáng tạo là mọi công dân có quyền tạo ra các tác phẩm văn học nghệ
thuật, các tác phẩm điêu khắc và
A. hội họa. B. xu hướng. C. thị phần. D. lan truyền.
Câu 4. Một trong các nội dung quyền sáng tạo là mọi công dân quyền đưa ra các phát minh sáng chế, sáng
kiến
A. làm giảm năng suất. B. gây bất hòa.
C. cải tiến kĩ thuật. D. phi khoa học.
Câu 5. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt
động
A. khoa học công nghệ. B. chính trị quốc tế.
C. bình đẳng, dân chủ. D. tài phán quốc gia.
Câu 6. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu là quyền
A. tác giả. B. tác phẩm báo chí. C. sở hữu công nghiệp. D. sáng chế.
Câu 7. Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học bằng bất kì phương tiện hay hình
thức nào là quyền
A. tác phẩm. B. tác phẩm báo chí. C. sở hữu công nghiệp. D. sáng chế.
Câu 8. Giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng
việc ứng dụng các quy luật tự nhiên là quyền
A. tác giả. B. tác phẩm báo chí. C. sở hữu công nghiệp. D. sáng chế.

You might also like