Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ …………………… KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

TRƯỜNG …………………… NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: LỊCH SỬ
-------------------- Thời gian làm bài: 50 phút
(Đề thi có 4 trang) (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101


PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (6 điểm)
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối
thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa Lí Bí. B. Phong trào Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Bà Triệu. D. Khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 2. Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn thời kì một nghìn năm đô hộ của phong
kiến phương Bắc đối với nước ta?
A. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng. B. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang D. Chiến thắng tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm là
A. Việt Nam có nền kinh tế kém phát triển, dân số đông
B. Có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều nhất thế giới
C. Có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á
D. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng
Câu 4. Về kinh tế - xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Thống nhất đơn vị đo lường cả nước. B. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
C. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng. D. Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc.
Câu 5. Năm 1460, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành
A. công cuộc thống nhất đất nước. B. khuyến khích phát triển ngoại thương.
C. cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực. D. mở cuộc tiến công sang Trung Quốc.
Câu 6. Yếu tố nào sau đây góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam?
A. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
B. Hoàn thành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
C. Hội nhập kinh tế nhanh, mạnh và toàn diện
D. Đường lối ngoại giao mềm dẻo, quân sự hùng mạnh
Câu 7. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước
A. đã từng bước ổn định. B. rối ren, cát cứ khắp nơi.
C. khủng hoảng, suy thoái. D. khó khăn và bị chia cắt.
Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV
A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Đều là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Nhân đạo hòa hiếu với kẻ xâm lược là một trong những nét nổi bật.
D. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.
Câu 9. Nội dung nào sau đây của cuộc cải cách Hồ Quý Ly thể hiện rõ tinh thần dân tộc, tiến bộ?
A. Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
B. Cải tiến vũ khí, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.
C. Ban hành quy chế và hình luật bảo vệ chế độ hiện hành.

Mã đề 101 - Trang 1/4


D. Tăng cường lực lượng quân đội, xây dựng nhiều thành lũy.
Câu 10. Yếu tố nào là điều kiện tiên quyết đối với sự sinh tồn và phát triển bền vững của đất nước Việt
Nam?
A. Chính trị - ngoại giao. B. Văn hóa - giáo dục
C. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm. D. Kinh tế - xã hội.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418
- 1427)?
A. Cuộc khởi nghĩa kéo dài, gian khổ, nhiều lần lâm vào tình thế nguy khốn.
B. Tập hợp được nhiều hào kiệt, tạo nên bộ chỉ huy cương quyết và tài giỏi.
C. Luôn chủ động đánh địch và buộc địch phải đánh theo cách của nghĩa quân.
D. Tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao và chỉ đạo toàn bộ cuộc khởi nghĩa.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông
ở thế kỉ XV?
A. Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia.
B. Tạo thế và lực cho ta đánh bại quân xâm lược Minh.
C. Mở ra khả năng độc lập, tự chủ đầu tiên cho dân tộc ta.
D. Tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh xâm lược phương Bắc.
Câu 13. Các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc diễn ra đã
A. thể hiện ý thức xây dựng nền kinh tế tự chủ. B. góp phần truyền bá tư tưởng yêu nước mới.
C. hình thành khối liên minh công - nông. D. thể hiện tinh thần yêu nước.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng về nguyên nhân chung dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII)
A. Luôn sử dụng cách đánh lâu dài B. Biết phát huy sức mạnh đoàn kết quốc tế
C. Biết phát huy sức mạnh nội lực D. Có vũ khí, trang bị tốt hơn kẻ thù
Câu 15. Một trong những điểm mới và tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là
A. bảo vệ quyền và lợi ích của quân cấm binh.
B. bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
C. đề cao quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
D. bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của vua.
Câu 16. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng
A. đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
B. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
C. khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.
D. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
Câu 17. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương
hầu, quý tộc, quan lại được gọi là
A. chính sách quân điền. B. phép hạn gia nô.
C. bình quân gia nô. D. chính sách hạn điền.
Câu 18. “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là
đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói trên phản ánh nội
dung gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử của nhà Lê.
B. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời Lê.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và tiến cử của nhà Lê.
D. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
Câu 19. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các
điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. ban hành chính sách hạn điền. B. cho phát hành tiền giấy.

Mã đề 101 - Trang 2/4


C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 20. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời Bắc
thuộc là
A. do mâu thuẫn của các thủ lĩnh người Việt với chính quyền đô hộ.
B. nhân dân Việt Nam đã thiết lập được chính quyền vững mạnh.
C. do ách cai trị, bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. chính quyền đô hộ của phương Bắc khủng hoảng, tổ chức lỏng lẻo.
Câu 21. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã
A. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng. B. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm.
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. tạo ra cục diện chiến tranh Nam-Bắc triều.
Câu 22. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam thắng lợi là do
A. tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta.
B. kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ.
C. địch thiếu những tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm.
D. Nhân dân Việt Nam yêu nước, đoàn kết kháng chiến.
Câu 23. Một trong những bài học lịch sử sâu sắc được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh
giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam và còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay là
A. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị. B. đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
C. triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước. D. củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn (1418-
1427)?
A. Đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.
B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
C. Phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.

PHẦN II: Trắc nghiệm đúng – sai (4 điểm)


Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau
Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính
chất nhân dân rộng rãi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi
phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt, mở ra thời kì phát triển
mới của đất nước
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 54)
a. Khởi nghĩa Lam Sơn nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh Đ
b. Dân chủ rộng rãi, nhân dân sâu sắc là tính chất nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn S
c. Sau thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Đại Việt bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài Đ
d. Khởi nghĩa Lam Sơn là phong trào nông dân cuối cùng trong lịch sử Việt Nam S

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây


“Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân
tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ
gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước…. Chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và
tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu
sắc…”
(SGK Lịch sử 11, KNTT, trang 44-45)
a. Việt Nam tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nhằm mở rộng lãnh thổ quốc gia S
b. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc góp phần hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Đ
c. Mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc đều giành thắng lợi S

Mã đề 101 - Trang 3/4


d. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã góp phần gìn giữ văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam Đ

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây


Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của các tầng lớp, quý tộc, tôn thất triều
Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ
trung ương tập quyền.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư
tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hóa, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của
đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 63)
a. Cuộc cải cách đã hoàn thiện cơ cấu nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền S
b. Cuộc cải cách đã tăng cường tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm Đ
c. Đây là cuộc cải cách tiến bộ, lớn nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam S
d. Thành công của cuộc cải cách góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc Đ

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau


Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước từng bước ổn định. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn
chế. Ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần – những võ quan,
công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước. Sau khi
vua Lê Thái Tổ qua đời, các vị vua kế vị thường ít tuổi. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham
nhũng… ngày càng trở nên phổ biến.
Ở địa phương, đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc và
Hải Tây) khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu
hướng phân tán quyền lực.
Vì vậy, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng
cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
(SGK Lịch sử 11, bộ KNTT, trang 64-65)
a. Cuộc cải cách được tiến hành trong bối cảnh bộ máy nhà nước đã hoàn thiện và ổn định S
b. Cuộc cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế, hạn chế quyền lực địa phương Đ
c. Cuộc cải cách trên lĩnh vực hành chính nhằm tăng cường xu hướng phân tán quyền lực S
d. Sau cải cách, bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền được xác lập hoàn chỉnh Đ

------ HẾT ------

Mã đề 101 - Trang 4/4

You might also like