Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

- Ý nghĩa: Chiến tranh Tây Sơn-Trịnh là cuộc nội chiến cuối thế kỷ 18 trong lịch sử Việt

Nam giữa chính quyền chúa Trịnh và chính quyền nhà Tây Sơn của Nguyễn Nhạc.
Cuộc chiến diễn ra trong vòng 2 tháng trong năm 1786 và kết thúc bằng thắng lợi lớn
của Tây Sơn, tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh ở Bắc Hà.
- Nguyên nhân: Trong thời kì nước ta bị chia cắt thành 2 đàng, phong trào tây sơn nổi
lên, sau khi lật đổ chính quyền đằng trong, nguyễn nhạc xưng vương, lấy niên hiệu là
thái đức. Chúa Trịnh ở đằng ngoài suy yếu, quan lại tham nhũng, kéo bè kết cánh ăn
chơi xa hoa, bóc lột dân nghèo. Nông dân bị bắt đóng đủ loại phí, chiếm sạch ruộng
vườn, khổ cực vô cùng. Cùng lúc đó, nguyễn nhạc thấy chính quyền đằng ngoài đang
suy yếu, liền cho quân bắc tiến.
- Kết quả: Thống nhất đất nước và chấm dứt thời kì chia cắt đất nước trong một khoảng
thời gian ngắn.
- Diễn biến: Tháng 4 năm 1786, tướng trấn giữ Phú Xuân của Bắc Hà là Phạm Ngô
Cầu sai Nguyễn Phú Như, người vốn có quen biết với Nguyễn Hữu Chỉnh đi mượn
tiếng trao đổi vấn đề biên giới để dò tình hình Tây Sơn nhưng Phú Như lại mang tình
hình Thuận Hóa nói lại cho Hữu Chỉnh. Tây Sơn đánh chiếm Hải Vân Nguyễn Huệ sai
một thủ hạ người Hoa giả làm thày bói tới Phú Xuân ra mắt quận Tạo Phạm Ngô Cầu,
khuyên Cầu nên lập đàn giải hạn. Trung tuần tháng 5 âm lịch năm 1786, đạo quân bộ
của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tập kích bất ngờ nơi này, quân Trịnh không kịp trở
tay. Nguyễn Huệ điều quân bộ lên thuyền ở bờ sông Hương, dùng đại bác bắn lên
thành chống lại pháo quân Trịnh, nhưng không thành công, buộc phải tạm ngưng chiến.
Hoàng Đình Thể không thể dùng pháo binh chống lại quân Tây Sơn được nên cùng các
con và thuộc tướng Vũ Tá Kiên mở cửa thành ra nghênh địch. Sau khi làm chủ địa giới
từ phía Nam sông Gianh trở vào, Nguyễn Huệ đã định sửa vùng biên cũ La Hà để chia
giới hạn với Bắc Hà, thì Nguyễn Hữu Chỉnh lại khuyên ông nên nhân cơ hội họ Trịnh
suy nhược mà tấn công ra Bắc có thể giành thắng lợi. Nguyễn Nhạc nhận được thư
của Nguyễn Huệ không bằng lòng với ý định đó, sai người đuổi theo ngăn lại, nhưng
đến nơi thì đã quá muộn Tây Sơn đánh chiếm Thanh Nghệ và Sơn Nam Ngày 28 tháng
6, ngoài Thăng Long nghe tin báo quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Xuân.

Cuối năm 1787, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm cùng Ngô Văn Sở đánh Đàng Ngoài,
lấy cớ trừng phạt Nguyễn Hữu Chỉnh. Quân Tây Sơn nhanh chóng chiếm được Thanh
Hoa. Nguyễn Hữu Chỉnh vẫn đang cố hoà hoãn, nhưng vì bị các quan thúc ép, bèn sai
em rể Nguyễn Như Thái làm thống lĩnh đánh chặn quân Tây Sơn nhưng khi đến Gián
Khẩu thì bị quân Tây Sơn đánh bại. Sau đó, Nguyễn Hữu Chỉnh bèn tự mình thống lĩnh
quân đội đánh Tây Sơn. Quân Nguyễn Hữu Chỉnh chặn được quân Tây Sơn tại sông
Thanh Quyết nhưng ban đêm bị quân Tây Sơn cướp thuyền chiến súng ống, do vậy
Nguyễn Hữu Chỉnh đành hạ lệnh rút quân, về đưa vua Chiêu Thống đi Kinh Bắc đến
chỗ trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước. Không chần chừ quân Tây Sơn đang vào chiếm
Thăng Long. Khi đến nơi mới biết Nguyễn Cảnh Thước đã đầu hàng quân Tây Sơn,
vua Chiêu Thống phải tháo chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Hữu Chỉnh cầm quân ở lại Mục
Sơn, nhưng khi quân Tây Sơn đuổi tới thì thua trận và bị đem về Thăng Long chém
đầu.
Từ sau khi thua trận ở Mục Sơn, Chiêu Thống cùng Dương Đình Tuấn đóng quân ở
Bảo Lộc, sông Nguyệt Đức. Quân Tây Sơn bắt được liền giữ em Dương Đình Tuấn làm
con tin yêu cầu nộp vua Chiêu Thống. Chiêu Thống bèn trốn đi Gia Định rồi tới Chí
Linh, tại đây tập hợp được một số quân đội đánh quân Tây Sơn nhưng do toàn nông
dân chưa qua đào tạo nên chỉ giành được những chiến thắng nhỏ không đáng kể.
Nguyễn Huệ họp các quan bắt tôn mình lên làm vua, nhưng các quan không chịu.
Nguyễn Huệ thấy vậy lập Lê Duy Cận làm giám quốc rồi lui về Nam.
Tháng 7 âm lịch năm 1787, hoàng thái hậu nhà Lê chạy sang nhờ vua Thanh xin quân
cứu viện. Chiếm được Thăng Long, tâm lý quân Thanh chủ quan khinh địch, còn Chiêu
Thống cũng chỉ nghe theo kế người Thanh, lúc này Nguyễn Huệ chớp thời cơ lên ngôi
vua và tiến quân ra Bắc. Ngày Tết năm Kỷ Dậu (1789) quân Thanh không phòng bị nên
nhanh chóng bị đánh bại, phải chạy về nước. Chiêu Thống cũng chạy theo, nhà Lê vì
thế mất. Tây Sơn chiếm được Đàng Ngoài.

You might also like